Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Toàn cảnh công nghệ thông tin truyền thông việt nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 21 trang )

HỘI THẢO TOÀN CẢNH CNTT-TT VIỆT NAM 2012

1


Bức tranh công nghệ ICT thế giới 2011-2012
Trần Thế Trung
Viện nghiên cứu Công nghệ FPT

Mục lục


1. Tổng quan

2. Bán dẫn, điện tử

3. Phần cứng

4. Truyền thông

5. Phần mềm

6. Dịch vụ, nội dung số

HỘI THẢO TOÀN CẢNH CNTT-TT VIỆT NAM 2012

2

7. Tổng hợp
HỘI THẢO TOÀN CẢNH CNTT-TT VIỆT NAM 2012


3

1. Tổng quan bức tranh

ICT (Information & Communication Technology – Công nghệ thông tin truyền thông) tiếp tục duy
trì vị thế là ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới trong những năm 2011
và 2012, 6.6% gấp 1,7 lần tăng trưởng GDP toàn cầu [Gartner]. Mặc dù chỉ đóng góp 6% GDP
toàn cầu, các mặt hàng và dịch vụ ICT chiếm tỷ trọng cao, chiếm 14% giao thương hàng hóa và
10% giao thương dịch vụ toàn cầu [WorldBank].
Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, dịch vụ outsourcing ICT bị ảnh hưởng, nghiêm
trọng nhất là tại Ấn Độ nơi có truyền thống là nguồn cung dịch vụ outsourcing ICT lớn của thế
giới.
Hình 1 cho thấy phân bổ doanh thu và tăng trưởng doanh thu của các ngành công nghiệp ICT
trong năm 2011, theo các tầng công nghệ (bán dẫn điện tử, phần cứng máy tính, truyền thông,
phần mềm, dịch vụ và nội dung số) và theo đặc điểm khách hàng (cá nhân, tổ chức). Truyền
thông là mảng mang lại tỷ trọng cao về doanh thu, trong khi đó lĩnh vực phần mềm vẫn giữ
được đà tăng trưởng nhanh nhất. Doanh thu từ khách hàng tổ chức chiếm đa số, tuy nhiên
tăng trưởng ở mảng này chậm hơn doạn thu từ cá nhân.
HỘI THẢO TOÀN CẢNH CNTT-TT VIỆT NAM 2012

4













[Gartner]

Hình 1
Theo các tầng công nghệ Theo đặc điểm khách hàng
HỘI THẢO TOÀN CẢNH CNTT-TT VIỆT NAM 2012

5

1.1 Xu hướng chung

Ở phương diện tổng quan về bức tranh công nghệ ICT, có thể thấy xu hướng dịch chuyển rõ
rệt của ngành sang dịch vụ trên nền tảng đám mây và thông qua các thiết bị di động [Gartner].
Một xu hướng nữa, như đã thể hiện qua bức tranh kinh doanh của ngành, là sự chuyển dịch thị
phần sang phần mềm, dịch vụ và nội dung số.










Hình 2 Chuyển dịch thị phần ICT
Do các chuyển dịch nhanh chóng theo các xu hướng nêu trên, để duy trì sức cạnh tranh và
đảm bảo tăng trưởng bền vững, các hãng công nghệ lớn đang tiến hành mạnh mẽ các hoạt

động liên kết, sát nhập, với mục tiêu mở rộng các mảng hoạt động hoạt động của mình để bao
trùm phần lớn các tầng công nghệ, tạo “hệ sinh thái” hay “hệ cộng sinh” cho các sản phẩm dịch
vụ của mình cũng nư của các đối tác chiến lược, để kiểm soát toàn bộ các tầng công nghệ.
Điển hình như Apple đã kiểm soát chặt chẽ phần cứng và phần mềm của các sản phẩm của họ,
đồng thời tạo ra nền tảng của các dịch vụ nội dung số (Appstore) cho các đối tác trong hệ sinh
thái các sản phẩm của Apple. Google (nắm phần dịch vụ nội dung số và tìm kiếm, đồng thời
đang kiểm soát phần mềm cho thiết bị di động và mở rộng sang thiết bị phần cứng) và
Microsoft (trong hợp tác chiến lược với Nokia, cũng như trong các hoạt động riêng, như sản
phẩm Surface) cũng đi theo hướng này.


45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
5 10 15 20 25 30
Lợi
nhuận
(%)
Thị phần ICT (%)
Deloitte Analysis
■ Phần cứng máy tính
■ Truyền thông: phần cứng
■ Phần mềm

■ Nội dung số
■ Dịch vụ trực tuyến
■ Dịch vụ hỗ trợ IT


HỘI THẢO TOÀN CẢNH CNTT-TT VIỆT NAM 2012

6














Hình 3 Minh hoạt xu hướng sát nhập, liên kết của các hãng công nghệ

2. Bán dẫn, điện tử
2.1 Tổng quan
Mặc dù chỉ chiếm 0.4% GDP toàn cầu, ngành bán dẫn điện tử đóng vai trò thiết yếu cho nền
kinh tế tri thức, vì là gốc của chuỗi giá trị gia tăng của toàn ngành ICT, và hơn thế nữa. Tổng
cộng chuỗi giá trị gia tăng này chiếm 10% GDP toàn cầu (bao gồm 6% GDP của ICT trong bức
tranh nêu trên).

Trong số các ngành con của bán dẫn điện tử, ngành quang-điện tử và vi xử lý có tăng trưởng
nhanh, trong khi điện tử lô gic và vi xử lý là những mảng chiếm phần lớn (gần một nửa) doanh
thu toàn ngành.




Deloitte
HỘI THẢO TOÀN CẢNH CNTT-TT VIỆT NAM 2012

7








Hình 4 Doanh thu ngành bán dẫn điện tử phân bổ theo các ngành con
2.2 Xu hướng

Trong tương lai, bán dẫn điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng với động lực chính đến từ sự tăng
trưởng của các thiết bị di động như điện thoại di động, tablet. Định luật Moore vẫn tiếp tục, mặc
dù khó khăn hơn trước, nhờ vào các kiến trúc tính toán song song, thể hiện qua sự phát triển
từ các bộ vi xử lý single core đến dualcore và quadcore … Giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm
tiếp tục giảm, một phần nhờ vào tiến bộ trong công nghệ printed electronics. Dự đoán doanh
thu 2012 của printed electronics là $9.5B, trong đó printed transistor $3.5B và OLED $4.5B.

Thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản làm dấy lên một phong trào thiết bị tiết kiệm năng

lượng tại cường quốc bán dẫn điện tử này, tiếp thêm nhiên liệu cho xu hướng tiết kiệm năng
lượng trên toàn cầu. Các sản phẩm OLED, epaper sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các thiết bị di
động, nơi việc tiết kiệm tiêu thụ điện sẽ kéo dài thời lượng sử dụng pin và trực tiếp đem lại giá
trị mà khách hàng mong đợi.
Một số xu hướng trong dài hạn khác gồm có bảo mật trên chip và chip hỗ trợ sinh trắc học. Đặc
biệt công nghệ tính toán trong bộ nhớ được Gartner đánh giá sẽ là công nghệ được ưa chuộng
trong tương lai. Những xu hướng này đều có nguồn gốc từ xu hướng chuyển dịch sang sử
dụng thiết bị di động mà điện toán đám mây của toàn ngành ICT.
HỘI THẢO TOÀN CẢNH CNTT-TT VIỆT NAM 2012

8

2.3 Tính toán trong bộ nhớ
Hiện tại Flash/DRAM … tốc độ truy cập 1000-10000 lần ổ cứng nhưng giá thành trên dung
lượng vẫn đắt hơn ổ cứng nhiều lần. Tuy nhiên, theo định luật Moore, giá thành của các thiết bị
này tiếp tục giảm nhanh và trong tương lai, khi giá của chúng trở nên tương đương hoặc rẻ hơn
ổ cứng, chúng sẽ được ưu tiên để làm bộ nhớ cho các cơ sở dữ liệu, các trung tâm dữ liệu. Khi
đó, nhờ vào tốc độ truy cập cao, toàn bộ cơ sở dữ liệu có thể được lưu trong Flash/DRAM, và
các thao tác trên cơ sở dữ liệu được thực hiện ngay trên các chip này.

Kỹ thuật này giúp giảm tiêu thụ điện và tăng tốc độ xử lý lên nhhiều lần so với công nghệ hiện
tại, đặc biệt hữu hiệu cho các ứng dụng với cơ sở dữ liệu khổng lồ, như ứng dụng cho thiết bị
viễn thông, ứng dụng quảng cáo và hệ khuyến nghị trên thiết bị di động. Thách thức của công
nghệ này hiện nay là vấn đề bảo mật do toàn bộ dữ liệu có trong bộ nhớ (toàn bộ “trứng” trong
một “rổ”) nên cần có biện pháp chống truy cập trái phép và chống tai nạn xảy ra với toàn bộ dữ
liệu, ngay cả khi chỉ một bộ phận nhỏ dữ liệu được dùng.
Khi toàn bộ dữ liệu đã nằm trong bộ nhớ, cũng có xu hướng kết hợp trên cùng một chip cả bộ
nhớ và cả vi xử lý. Kỹ thuật này giúp tăng tốc độ trao đổi dữ liệu giữa vi xử lý và bộ nhớ lên
đáng kể, đồng thời cũng giảm tiêu thụ điện.













Hình 5, Các công nghệ tính toán trên bộ nhớ

×