Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Khóa luận tốt nghiệp : Kế toán tiêu thụ & xác định kết quả kinh doanh tại cty TNHH hà lan châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 155 trang )

























B


GIÁO D

C VÀ ĐÀO T


O

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CỘNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH H
À

LAN


CH
Â
U
Á

Ngà
nh

:
K


TO
ÁN
.


Chuyên ngành

:
K


TO
ÁN



T
ÀI

CH
ÍNH
.

Giả
ng viên hướng dẫn
:

ThS
.
Ph

m Th


Huy


n Quyên

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng.
MSSV: 0954030119 Lớp: 09DKTC3
TP
.
Hồ Chí Minh
, năm 2013


BM05/QT04/ĐT
Khoa: Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng.

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):
(1) Nguyễn Thị Hằng MSSV: 0954 030 119 Lớp: 09DKTC3
Ngành : Kế Toán
Chuyên ngành : Kế Toán – Tài Chính
2. Tên đề tài :
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
TNHH Hà Lan – Châu Á
3. Các dữ liệu ban đầu :
- Báo cáo tài chính năm 2012 của công ty TNHH Hà Lan – Châu Á
- Các chứng từ, sổ sách, file dữ liệu liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa,
doanh thu, chi phí của toàn doanh nghiệp trong năm 2012.
4. Các yêu cầu chủ yếu :





5. Kết quả tối thiểu phải có:
1)
2)
3)
4)
Ngày giao đề tài: ……./…… /……… Ngày nộp báo cáo: ……./…… /………


Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)





Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)

GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
i
LỜI CAM ĐOAN

o0o
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và số liệu
trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH Hà Lan – Châu Á,
không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2013
Sinh Viên


Nguyễn Thị Hằng

















GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng

ii
LỜI CẢM ƠN
o0o
Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu
cùng các thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM đã tạo điều kiện
thuân lợi giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình học tập ở trường, cũng như trong
thời gian đi thực tập. Với sự dìu dắt và chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, đã giúp em
tiếp thu được những kiến thức quý báu trong chuyên ngành kế toán tài chính. Đó là
nền tảng, là hành trang giúp em vững bước khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty TNHH Hà Lan – Châu Á
cùng toàn thể các anh, chị trong phòng kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để em hoàn tất bài báo cáo này.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn cô Ths. Phạm Thị Huyền Quyên – giảng
viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn em
hoàn thành bài báo cáo này.
Do thời gian và kiến thức có hạn, nên trong bài báo cáo chắc chắn sẽ có
những khiếm khuyết em rất mong được sự đóng góp của Thầy Cô.
Em xin kính chúc Quý Thầy Cô cũng như Ban Giám Đốc công ty và toàn thể
nhân viên Công Ty TNHH Hà Lan- Châu Á sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn
trong cuộc sống và công việc.
Em xin cảm ơn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng





GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên


Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH 4
1.1 Kế toán tiêu thụ 4
1.1.1 Một số vấn đề chung 4
1.1.1.1 Bán hàng trong nước 4
1.1.1.2 Xuất khẩu hàng hóa 4
1.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng 8
1.1.2.1 Khái niệm và điều kiện ghi nhận doanh thu 8
1.1.2.2 Tài khoản sử dụng 9
1.1.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng trong nước 10
1.1.2.4 Kế toán xuất khẩu trực tiếp 10
1.1.2.5 Kế toán xuất khẩu ủy thác 12
1.1.3 Các khoản giảm trừ doanh thu 14
1.1.3.1 Chiết khấu thương mại 14
1.1.3.2 Hàng bán bị trả lại 15
1.1.3.3 Giảm giá hàng bán 16
1.1.3.4 Các khoản thuế 17
1.1.4 Kế toán giá vốn hàng bán 19
1.1.4.1 Khái niệm 19
1.1.4.2 Tài khoản sử dụng 19
1.1.4.3 Phương pháp tính giá xuất kho hàng hoá, thành phẩm 20
1.1.4.4 Phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán 21
1.2 Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 23
1.2.1 Chi phí bán hàng 23
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên


Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
iv
1.2.1.1 Khái niệm 23
1.2.1.2 Tài khoản sử dụng: 23
1.2.1.3 Phương pháp hạch toán 24
1.2.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp 26
1.2.2.1 Khái niệm 26
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng 26
1.2.2.3 Phương pháp hạch toán 27
1.3 Kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính 31
1.3.1 Doanh thu từ hoạt động tài chính 31
1.3.1.1 Khái niệm 31
1.3.1.2 Tài khoản sử dụng 31
1.3.1.3 Phương pháp hạch toán 31
1.3.2 Chi phí hoạt động tài chính 33
1.3.2.1 Khái niệm 33
1.3.2.2 Tài khoản sử dụng 33
1.3.2.3 Phương pháp hạch toán 33
1.4 Kế toán thu nhập và chi phí khác 35
1.4.1 Thu nhập khác 35
1.4.1.1 Khái niệm 35
1.4.1.2 Tài khoản sử dụng 36
1.4.1.3 Phương pháp hạch toán 36
1.4.2 Chi phí khác 38
1.4.2.1 Khái niệm 38
1.4.2.2 Tài khoản sử dụng 39
1.4.2.3 Phương pháp hạch toán 39
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng

v
1.5 Kế toán chi phí thuế TNDN 40
1.5.1 Khái niệm 40
1.5.2 Tài khoản sử dụng 40
1.5.3 Nguyên tắc hạch toán 41
1.5.4 Phương pháp hạch toán 42
1.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 44
1.6.1 Khái niệm 44
1.6.2 Tài khoản sử dụng 44
1.6.3 Phương pháp hạch toán 44
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH HÀ LAN – CHÂU Á 47
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Hà Lan – Châu Á 47
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 47
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty. 48
2.1.2.1 Chức năng 48
2.1.2.2 Nhiệm vụ 48
2.1.2.3 Định hướng phát triển của công ty 49
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Hà Lan – Châu Á 49
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty 50
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban 50
2.1.3.3 Quy trình sản xuất gỗ nội thất 51
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 53
2.1.4.1 Hệ thống tài khoản sử dụng 53
2.1.4.2 Hệ thống chứng từ kế toán 57
2.1.4.3 Hình thức tổ chức kế toán tại công ty 58
2.1.4.4 Hệ thống báo cáo kế toán tại công ty 59
2.1.4.5 Tổ chức bộ máy kế toán 59
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên


Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
vi
2.1.4.6 Các chính sách khác 60
2.2 Thực Trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
TNHH Hà Lan – Châu Á 61
2.2.1 Đặc điểm hoạt động tiêu thụ của công ty 61
2.2.1.1 Giới thiệu một số mặt hàng của công ty. 61
2.2.1.2 Phương thức bán hàng 61
2.2.1.3 Phương thức thanh toán tại công ty 63
2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng 64
2.2.2.1 Thời điểm ghi nhận doanh thu 64
2.2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng trong nước 64
2.2.2.3 Kế toán doanh thu xuất khẩu 66
2.2.2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 70
2.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán 70
2.2.3.1 Nguyên tắc tính giá vốn hàng bán 70
2.2.3.2 Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán 71
2.2.3.3 Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán 72
2.2.4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 73
2.2.4.1 Kế toán chi phí nhân công 74
2.2.4.2 Kế toán chi phí khấu hao 76
2.2.4.3 Kế toán chi phí bằng tiền khác 77
2.2.5 Kế toán doanh thu và chi phí tài chính 77
2.2.5.1 Chứng từ sử dụng 78
2.2.5.2 Tài khoản sử dụng 78
2.2.5.3 Quy trình ghi sổ 79
2.2.5.4 Phương pháp hạch toán và số liệu minh họa 79
2.2.6 Kế toán thu nhập và chi phí khác 82
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên


Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
vii
2.2.6.1 Kế toán thu nhập khác 82
2.2.6.2 Chi phí khác 84
2.2.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 85
2.2.7.1 Phương pháp, chứng từ và tài khoản sử dụng 85
2.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 tại công ty 88
2.3.1 Bảng cân đối kế toán 88
2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 90
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 93
3.1 Nhận xét và kiến nghị công tác kế toán tại công ty TNHH Hà Lan – Châu Á
93
3.1.1 Hệ thống tài khoản kế toán 93
3.1.2 Chứng từ kế toán 93
3.1.3 Sổ sách kế toán 94
3.1.4 Tổ chức kế toán 94
3.1.5 Hệ thống báo cáo 95
3.2 Một số nhận xét và kiến nghị về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH Hà Lan – Châu Á 95
3.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng 95
3.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán 97
3.2.3 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 97
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 101






GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BH Bán hàng
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CCDV Cung cấp dịch vụ
CNV Công nhân viên
CP Chi phí
CSH Chủ sở hữu
DT Doanh thu
GĐ Giám đốc
GTGT Giá trị gia tăng
GVHB Giá vốn hàng bán
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐTC Hoạt động tài chính
LN Lợi nhuận
NSNN Ngân sách nhà nước
QLDN Quản lý doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
VP Văn phòng
XĐ KQKD Xác định kết quả kinh doanh
XNK Xuất nhập khẩu





GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 2.2 Hệ thống tài khoản kế toán
Bảng 2.3 Phân tích bảng cân đối kế toán năm 2011 - 2012
Bảng 2.4 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2012




















GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty
Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất gỗ nội thất
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán
Sơ đồ 2.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa chúng ta phải tìm hiểu xem tổng
doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà
nước. Từ đó so sánh doanh thu với các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để
thực hiện được công việc ấy cần phải có một bộ phận chuyên môn theo dõi và phản
ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó chính là bộ phận
kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Khi em thực tập tại công ty TNHH Hà Lan – Châu Á, em nhận thấy hoạt
động bán hàng là hoạt động chủ yếu của công ty. Vì vậy, khi nghiên cứu kế toán
tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể tìm hiểu phần lớn công
tác kế toán tại công ty.
Chính vì tầm quan trọng đó em quyết định chọn đề tài: “ Kế toán tiêu thụ

và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hà Lan – Châu Á” làm đề
tài cho luận văn tốt nghiệp mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Công ty TNHH Hà Lan – Châu Á là một công ty mới thành lập không lâu, do
đó các công trình nghiên cứu thường tập trung vào đánh giá giá thành sản phẩm,
quản lý hàng tồn kho. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về kế toán tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh này em tiến hành đi vào giải quyết 3 vấn đề chính: cơ sở lý luận về kế toán
tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh (các khái niệm cơ bản về kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ liên quan đến nghiệp vụ bán
hàng, xuất khẩu, nghiên cứu từng phương thức xuất khẩu, phương thức thanh toán
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
2

và các trường hợp phát sinh cụ thể và giới thiệu khá đầy đủ, chi tiết về các hình thức
ghi sổ kế toán). Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại đơn vị thực tập cụ thể là nội dung, phương pháp, trình tự hạch toán.
Trên cơ sở thực tế công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, chỉ ra
những ưu và nhược điểm về bộ máy kế toán, hạch toán ban đầu, sổ sách kế toán,
chứng từ sử dụng, quản lý sản xuất, xuất nhập kho và đưa ra những giải pháp để
hoàn thiện công tác kế toán.
3. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
- Tìm hiểu thực tế về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty TNHH Hà Lan – Châu Á về các chứng từ kế toán,
quy trình ghi sổ kế toán,…

- So sánh giữa thực tế và cơ sở lý luận để đánh giá những ưu điểm, nhược
điểm của công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công
ty.
- Từ đó đưa ra những phương hướng và một số giải pháp cần thiết để hoàn
thiện hơn nữa tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH Hà Lan – Châu Á.
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Hà Lan – Châu Á.
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày đến ngày 23/07/2013.
- Số liệu, sổ sách tham khảo năm 2012.
- Tập trung nghiên cứu: kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại
công ty. Tuy nhiên, do công ty không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại nên đề tài không đi sâu nghiên cứu nội dung này
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
3

5. Phương pháp nghiên cứu
 Tìm hiểu khái quát bộ máy kế toán và các phần hành kế toán tại Công Ty
thông qua hình thức quan sát, phỏng vấn và sự hướng dẫn trực tiếp của các nhân
viên kế toán tại Công Ty. Tham khỏa một số sách chuyên ngành kế toán.
 Một số văn bản quy định chế độ kế toán hiện hành.
 Thu thập chứng từ, số liệu của đơn vị thực tập
 Quan sát phương pháp làm việc của các nhân viên phòng kế toán công ty
 Phỏng vấn phương pháp hạch toán của đơn vị. Từ đó có thể so sánh lý
thuyết với thực tế có giống và khác nhau như thế nào nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm cho bản thân.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Đưa ra những phương hướng để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và
hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hà

Lan – Châu Á nói riêng.
7. Kết cấu báo cáo
Ngoài lời mở đầu, kết luận báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH Hà Lan - Châu Á
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.





GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Kế toán tiêu thụ
1.1.1 Một số vấn đề chung
1.1.1.1 Bán hàng trong nước
Các phương thức bán hàng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc bán hàng hoá, sản phẩm của các
doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như:
- Bán hàng qua kho: đây là hình thức hàng hoá bán được xuất thẳng từ kho của
công ty.
- Bán hàng vận chuyển thẳng: Đây là hình thức bán hàng mà các doanh nghiệp
thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua về không nhập kho mà chuyển thẳng
cho bên mua.
- Bán hàng qua đại lý: Đây là phương thức giao hàng hoá cho đơn vị đại lý,

tuy nhiên hàng hoá vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty. Công ty chỉ hạch toán ghi
nhận doanh thu khi nhận được tiền hoặc được chấp nhận thanh toán của bên nhận
đại lý.
1.1.1.2 Xuất khẩu hàng hóa
1.1.1.2.1 Đặc điểm hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là quá trình tiêu thụ hàng hóa được thực hiện qua biên giới quốc
gia nên có các đặc điểm sau:
- Thời gian lưu chuyển hàng hóa thường dài hơn lưu chuyển hàng trong nước.
- Khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài, loại khách hàng
này có những đặc điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, văn hóa, phong tục, tập
quán, tôn giáo,… Do đó trước khi xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu
kỹ thị trường và tìm hiểu thị hiếu nhằm thỏa mãn nhu cầu nhu cầu của họ.
- Thị trường trong hoạt động xuất khẩu thường phức tạp, khó tiếp cận do cách
xa về mặt địa lý, khó khăn về thu thập và xử lý thông tin, sự khác biệt về môi
trường pháp lý. Sự khó khăn trong vận chuyển hàng hóa.
- Xuất khẩu thông qua hợp đồng với khối lượng lớn nên đòi hỏi kỹ càng, chặt
chẽ, tránh nhầm lẫn, khiếu nại, tranh chấp về sau.
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
5

- Giá cả hàng xuất khẩu luôn gắn liền với các điều kiện và cơ sở giao hàng
khác nhau. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam thường bán hàng
xuất khẩu theo điều kiện FOB (Free on board) tức là “giao lên tàu”. Theo điều kiện
này, người bán phải giao hàng lên tàu cho người mua chỉ định tại cảng bốc hàng
quy định, xin giấy phép xuất khẩu, làm đủ các thủ tục hải quan cần thiết, chịu trách
nhiệm về mọi chi phí, rủi ro, tổn thất cho đến khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng
bốc hàng
1.1.1.2.2 Nguyên tắc đánh giá và kiểm nhận hàng hóa xuất khẩu
Nguyên tắc đánh giá hàng hóa

- Giá gốc xuất kho của hàng hóa xuất khẩu được đánh giá theo một trong các
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
- Giá bán hàng xuất khẩu là giá thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng (bán theo
điều kiện FOB hoặc CIF,…) và được tính đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá bình
quân liên ngân hàng tại thời điểm xác định có doanh thu
Nguyên tắc kiểm nhận hàng hóa nhập kho
- Việc kiểm nhận hàng hóa phải do người chịu trách nhiệm vật chất về bảo
quản hàng hóa trực tiếp tiến hành
- Khi kiểm nhận hàng hóa phải căn cứ vào chứng từ của bên bán, vận đơn của
chủ phương tiện vận tải và các chứng từ khác để kiểm tra về số lượng và chất lượng
hàng hóa. Mọi sai lệch giữa số thực tế và số ghi trên chứng từ đều phải lập biên bản
để làm căn cứ để xử lý.
1.1.1.2.3 Các hình thức xuất khẩu
 Xuất khẩu trực tiếp
Doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu của nhà nước, trực tiếp xuất khẩu sản
phẩm của mình ra nước ngoài, không thông qua đơn vị trung gian. Doanh nghiệp
trực tiếp ký kết các hợp đồng xuất khẩu, tổ chức sản xuất giao hàng và tổ chức các
nguồn hàng, bao bì vận chuyển và thanh toán nguồn hàng
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
6

Ưu điểm
Do doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, thâm nhập thị trường, trực tiếp tiếp
xúc, đàm phán với khách hàng nước ngoài, do đó dễ nắm bắt được thông tin và nhu
cầu của khách hàng, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường, gợi mở và kích
thích nhu cầu. Doanh nghiệp hiểu rõ sản phẩm của mình làm ra nên có quyết định
nhanh chóng, xác định về giá cả, thời hạn giao hàng, tăng tính cạnh tranh của sản
phẩm, giảm chi phí gián tiếp.
Nhược điểm

Trong điều kiện doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất
khẩu nếu áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện vốn sản xuất hạn chế, do đó
khó chủ động trong việc tìm kiếm nguồn hàng và khả năng chớp thời cơ thấp, kinh
nghiệm, am hiểm thị trường quốc tế còn non, uy tín, nhãn hiệu sản phẩm còn xa lạ
với khách hàng.
Xuất khẩu ủy thác.
Là hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp phải ký hợp đồng ủy thác cho
doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu thay mặt mình làm các thủ tục cần thiết để
xuất khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp đó được hưởng phí ủy thác theo giá trị hàng xuất
khẩu và trực tiếp đứng ra chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc đã thỏa thuận
trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu như thu gom vận chuyển, hóa đơn, chứng từ giao
nhận hàng hóa và thanh toán trực tiếp cho nhà sản xuất.
Ưu điểm
Công ty ủy thác xuất khẩu không phải tốn thời gian làm các thủ tục hải quan,
tiết kiệm thời gian. Không tốn chi phí nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán.
Nhược điểm
Công ty ủy thác xuất khẩu ngoài các khoản phí về kiểm nhận, giám định, vận
chuyển, bảo hiểm,… còn phải tốn thêm một khoản phí nữa là phí ủy thác xuất khẩu.
Ngoài ra còn một số hình thức xuất khẩu khác như: gia công quốc tế, xuất
khẩu tại chỗ, xuất khẩu theo nghị định thư.
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
7

1.1.1.2.4 Các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng
(người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định
cho người thụ hưởng tại một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định.
Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng để

thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
Có hai hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng điện
- Chuyển tiền bằng thư.
Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau
khi hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng thì lập hối phiếu gửi đến ngân hàng nhờ
thu họ số tiền ghi trên hối phiếu
Có hai hình thức nhờ thu:
- Nhờ thu phiếu trơn
- Nhờ thu kèm chứng từ
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit)
Một trong các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được sử dụng phổ
biến đó là hình thức thanh toán tín dụng chứng từ. Là một sự thỏa thuận mà trong
đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng
(người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ
3 (người hưởng lợi) hoặc theo lệnh của người thứ 3, hoặc chấp nhận và thanh toán
hối phiếu do người hưởng ký phát, hoặc cho phép một ngân hàng khác thanh toán
hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu, hoặc cho phép một ngân hàng khác chiết
khấu chứng từ quy định trong thư tín dụng với điều kiện chúng phù hợp với tất cả
các điều khoản và điều kiện trong thư tín dụng.
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
8

1.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng
1.1.2.1 Khái niệm và điều kiện ghi nhận doanh thu
Khái niệm
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng

vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi hàng hoá được xác định là tiêu
thụ, nghĩa là đối tượng đó đã được giao cho khách hàng. Hoặc đã được thực hiện
đối với khách hàng được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Tuỳ
thuộc vào phương thức bán hàng mà thời điểm ghi nhận doanh thu là khác nhau.
Trong kế toán việc xác định doanh thu phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
sau:
- Cơ sở dồn tích: Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh,
không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền, do vậy doanh thu bán hàng được xác định
theo giá trị hợp lý các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
- Phù hợp: Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp
(chi phí có liên quan đến doanh thu).
- Thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng
chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý, sở hữu hay kiểm soát hàng hoá
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
9

Ngoài ra, đối với hàng hóa xuất khẩu, doanh thu được ghi nhận kể từ ngày
lập tờ khai hàng hóa xuất khẩu, hải quan chứng nhận đã xuất hàng đi.
1.1.2.2 Tài khoản sử dụng

Khi ghi nhận doanh thu bán hàng kế toán sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ”: dùng để phản ánh
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của
hoạt động SXKD

Kết cấu tài khoản 511







Tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5111 : Doanh thu bán hàng hóa
- Tài khoản 5112 : Doanh thu bán các thành phẩm
- Tài khoản 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 5114 : Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- Tài khoản 5117 : Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- Tài khoản 5118 : Doanh thu khác
- Tổng số doanh thu bán hàng thực
tế phát sinh trong kỳ
TK 511, 512

- Số thuế phải nộp ( Thuế TTĐB, thuế
XK, thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp ) tính trên doanh thu bán
hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch
vụ trong kỳ
- Số chiết khấu thương mại, giảm giá

hàng bán và doanh thu của hàng bán
bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh
thu
- Cuối kỳ K/C doanh thu thuần về tiêu
thụ vào TK 911 “Xác định kết quả
ho
ạt động kin
h doanh”

TK 511, 512 không có s
ố d
ư cu
ối kỳ

GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
10

1.1.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng trong nước
Phương pháp hạch toán
Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 111, 1121, 131, …
Có TK 5111: Doanh thu bán hàng trong nước
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 5111 : Doanh thu bán hàng trong nước
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
1.1.2.4 Kế toán xuất khẩu trực tiếp
1.1.2.4.1 Tổ chức thực hiện
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải tiến hành

các công việc sau:
- Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước (xin giấy phép xuất khẩu
nếu cần)
- Ký hợp đồng xuất khẩu
- Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán như: nhắc
nhở người mua mở L/C theo đúng yêu cầu, kiểm tra L/C,…
- Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
- Kiểm tra hàng xuất khẩu
- Làm thủ tục hải quan
- Thuê phương tiện vận tải
- Giao hàng cho người vận tải
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu
- Lập bộ chứng từ thanh toán, gồm phương tiện thanh toán và các chứng từ
giao hàng, cụ thể gồm:
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
11

 Hối phiếu thương mại
 Vận đơn đường biển
 Đơn hoặc giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa
 Hóa đơn thương mại
 Giấy chứng nhận trọng lượng và khối lượng hàng hóa
 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
 Phiếu đóng gói hàng hóa
 Giấy kiểm dịch động vật
- Giải quyết khiếu nại (nếu có) và thanh lý hợp đồng.
1.1.2.4.2 Phương pháp hạch toán
Khi xuất hàng hóa chuyển ra bến cảng, bến tàu để giao hàng cho người vận
tải thì căn cứ vào “phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ” kèm theo lệnh điều

động nội bộ ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có TK 155, 156 – Thành phẩm, hàng hóa
Trường hợp hàng xuất khẩu mua theo phương thức vận chuyển thẳng ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Nợ TK 133 - Thuế GTGT
Có TK 331 - Phải trả người bán.
Khi hoàn thành trách nhiệm giao hàng, hàng xuất khẩu được xác định là đã
bán thì kế toán lập hóa đơn (Invoice hoặc hóa đơn xuất khẩu), phản án doanh thu
của hàng xuất khẩu theo giá bán đã được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá thực
tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng
Có 511 (5111) – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Thuế xuất khẩu phải nộp
Nợ TK 511 (5111) – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 (3333) - Thuế xuất khẩu phải nộp.
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
12

Nhận giấy báo có của ngân hàng về số tiền hàng xuất khẩu, kế toán quy đổi
ra tiền Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại ngày nhận thanh toán:
Nợ TK 112 (1122) - Tiền gửi ngân hàng (ngoại tệ)
Có TK 131 - Phải thu khách hàng.
Đồng thời ghi đơn Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại.
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
1.1.2.5 Kế toán xuất khẩu ủy thác
1.1.2.5.1 Tổ chức thực hiện

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu ủy thác thì bên nhờ ủy thác xuất khẩu có
nghĩa vụ và trách nhiệm nộp thuế xuất khẩu theo luật định, hai bên nhờ ủy thác và
nhận ủy thác xuất khẩu phải ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu cần quy định rõ:
- Bên ủy thác phải: cung cấp hàng, cung cấp tư liệu cần thiết để chào hàng ra
nước ngoài, chịu mọi chi phí đóng gói, bao bì, vẽ mã ký hiệu, vận chuyển hàng hóa
đển của khẩu, trả phí ủy thác.
- Bên nhận ủy thác phải: ký hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài, theo giá cả và
điều kiện có lợi nhất cho bên ủy thác, thong báo tình hình thị trường và giá cả,…
Bên nhận ủy thác phải làm toàn bộ công việc của một đơn vị trực tiếp xuất
khẩu, tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu của bên ủy thác và tiến hành thủ tục xuất hàng
cho nước ngoài.
Bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác theo tỷ lệ % trên tổng doanh thu
ngoại tệ.
1.1.2.5.2 Phương pháp hạch toán.
Khi giao hàng cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu, căn cứ vào phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển nội bô, kèm theo lệnh điều động nội bộ ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có TK 155, 156 – Thành phẩm, hàng hóa
GVHD: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hằng
13

Khi đơn vị ủy thác xuất khẩu hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người
mua, đơn vị có hoạt động ủy thác xuất khẩu sẽ lập hóa đơn GTGT giao cho đơn vị
nhận ủy thác xuất khẩu và ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng (chi tiết theo từng đơn vị nhận UTXK)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Số thuế XK, thuế TTĐB của hàng ủy thác xuất khẩu phải nộp ghi:
Nợ TK 511
Có TK 333 (3333)

Nếu đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu đã nộp thuế XK, thuế TTĐB vào NSNN
hộ, căn cứ vào chứng từ nộp thuế kế toán ghi:
Nợ TK 333 (3333)
Có TK 338 – Theo từng đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu
Số tiền phải trả cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ
liên quan đến hàng ủy thác xuất ghi:
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 338 (3388) – Chi tiết theo từng đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu
Phí ủy thác xuất khẩu phải trả cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu ghi:
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 338 (3388) – Chi tiết theo từng đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu
Khi bù trừ tiền phải thu về hàng xuất khẩu với khoản phải trả đơn vị nhận ủy
thác xuất khẩu kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3388)
Có TK 131
Khi nhận số tiền bán hàng ủy thác xuất khẩu còn lại sau khi trừ phí ủy thác
và các khoản do đơn vị nhận ủy thác chi hộ, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 – Chi tiết theo từng đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu
Chi tiết theo từng đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu

×