Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 24/7/2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.04 KB, 9 trang )

BỘ TƯ PHÁP
VĂN PHÒNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2009
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 24/7/2009
Trong buổi sáng ngày 24/7/2009, một số báo chí đã có bài phản ánh những
vấn đề lớn của đất nước và những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp như sau:
I- THÔNG TIN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC
1. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh phản ánh: Ngày 23-7, ông Trần
Hữu Trung, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết Bộ đã
hoàn thành dự thảo Quyết định ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai
đoạn 2011-2015, hiện đang xin ý kiến các bộ, ngành. Theo đó, ở nông thôn, hộ
nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 350 ngàn đồng/người/tháng (dưới 4,2
triệu đồng/người/năm). Ở thành thị, hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ 450
ngàn đồng/người/tháng (dưới 5,4 triệu đồng/người/năm).
Mức chuẩn nghèo mới do Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cao gần gấp đôi mức
hiện hành (200 ngàn đồng/người/tháng ở nông thôn, 260 ngàn đồng/người/tháng
ở thành thị). Ông Trung cho biết hiện tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước là 12,1%.
Nếu chuẩn nghèo mới được thông qua, tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng lên khoảng trên
20%. Đặc biệt, quy định về chuẩn nghèo sẽ được Chính phủ xem xét, điều chỉnh
khi chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 10% trở lên, thay vì theo định kỳ như hiện nay.
Báo cũng phản ánh: Về hiệu quả hai gói kích cầu tổng giá trị 9 tỷ USD
Chính phủ đã áp dụng thông qua hình thức bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp
(DN), nhiều ý kiến cho rằng: DN lớn được hưởng lợi trong khi DN nhỏ và nông
dân lại không với tới. Đó là nội dung chính tại hội thảo “Hiệu quả gói giải pháp
kích cầu của Chính phủ” do Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam tổ
chức tại Hà Nội sáng qua (23-7).
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội)
nhận định: Lĩnh vực kích thích thì Chính phủ đã đánh trúng. Điểm quan trọng là
chính sách phải nên uyển chuyển hơn. Có những lúc nên hỗ trợ bằng lãi suất


nhưng cơ quan chức năng cũng nên nghiên cứu việc có thể có lúc áp dụng chính
sách giảm thuế vì giảm thuế tùy thời điểm còn hiệu quả hơn là cho tiền DN.
Ông Nguyễn Thanh Hoàn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng công
trình ngầm, khẳng định: “Hai gói kích cầu đã trực tiếp giúp DN chúng tôi vượt
qua giai đoạn khó khăn nhất, tương đương với việc được hỗ trợ 1% chi phí sản
xuất. Đây là số tiền không nhỏ trong hoàn cảnh các DN xây dựng và chủ đầu tư
khan hiếm tiền mặt để triển khai thi công các dự án”.
Giám đốc một xí nghiệp chuyên doanh máy công nghiệp tại Đông Anh (Hà
Nội) lại đánh giá ở một góc nhìn khác: “Mục đích của gói kích cầu là kích thích
sản xuất, tạo việc làm. Gói này hướng chủ yếu tới các DN vừa và nhỏ. Các DN
này lại khó khăn, nếu có bất động sản thì đã mang thế chấp rồi, không đủ điều
kiện được vay vốn ưu đãi lãi suất nữa. Dàn máy công nghiệp của chúng tôi mới
mua trị giá mười mấy tỷ đồng, nay đem ra thế chấp thì ngân hàng chỉ cho vay
500 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ như vậy liệu có đúng đối tượng hay không?”.
Vị giám đốc này ấm ức: “Tôi nhìn thấy nhiều DN lớn đã không bị ảnh hưởng vì
suy thoái kinh tế, nay thấy lãi suất nhẹ quá, lại đủ điều kiện nên cứ vay để đầu tư
vào chứng khoán và mua bán nhà đất. Tôi rất muốn duy trì DN để tạo công ăn
việc làm cho lao động nhưng khó khăn quá nên đã phải lên kế hoạch bán DN”.
Ông Nguyễn Đức Thuận, ủy viên Trung ương Hội Các nhà quản trị DN
Việt Nam, chia sẻ: “Chúng tôi đã tiến hành một số cuộc khảo sát và đã có kết
luận: 90% các DN nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn hỗ trợ này. Nền kinh tế
chúng ta phần lớn gồm các DN nhỏ và vừa. Đã có hàng trăm DN dạng này phá
sản vì suy thoái kinh tế, vì lý do buôn tài không bằng dài vốn. Như vậy, gói kích
cầu đã không đạt được một số mục tiêu như mong đợi”. Ông Thuận đặt câu hỏi:
“Vay thông thường đã khó, tại sao vay hỗ trợ lãi suất quy trình và điều kiện còn
khó khăn hơn? “Kẻ nghèo, người khó” vốn đã nợ nần rồi, sao không quy định
hỗ trợ lãi suất cho họ với cả các khoản vay trước đó?”.
2. Báo Kinh tế nông nghiệp phản ánh: Tổng nợ của các doanh nghiệp Nhà
nước (DNNN) là hơn 181 nghìn tỷ đồng. Số liệu trên được Kiểm toán Nhà nước
(KTNN) công bố công khai tại cuộc họp báo hôm qua (23/7). Mặc dù vậy,

KTNN vẫn đánh giá: Các “tổng” làm ăn hiệu quả, bảo toàn được vốn.
Năm 2008, KTNN đã thực hiện 135 cuộc kiểm toán, tăng 15% so với năm
2007, bao gồm kiểm toán quyết toán ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước của 35
tỉnh, TP và 20 Bộ, cơ quan TƯ; kiểm toán tài chính của 23 tập đoàn kinh tế,
TCty và các tổ chức ngân hàng, tài chính; kiểm toán 19 dự án đầu tư, báo cáo tài
2
chính của một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Công an và Tỉnh uỷ các
tỉnh. Trước đó, KTNN đã kiểm toán 225 trên 285 DN thành viên thuộc 19 TCty.
Số DN thua lỗ chiếm khoảng 10%. Một số đơn vị thua lỗ nhiều trong năm 2006
là TCty Sông Hồng và TCty Xây dựng Trường Sơn, với số tiền 57,7 tỷ đồng.
Việc các TCty đầu tư ngoài ngành, nhất là đầu tư tài chính tràn lan vào chứng
khoán và BĐS chưa được phản ánh trong báo cáo kiểm toán. Ông Lê Minh
Khái, Phó Tổng KTNN lý giải, hoạt động đầu tư vài bất động sản và thị trường
tài chính thực tế bắt đầu nổi cộm từ cuối năm 2007.
Tại cuộc họp báo, một số ý kiến cho rằng KTNN nên cụ thể hóa doanh thu
cũng như chi phí của các DNNK xăng dầu, bởi lẽ, trong khi giá dầu thô thế giới
có phần giảm, thì giá trong nước vẫn tăng, thậm chí tăng với biên độ lớn. Ông
Khái cho biết, do nguồn lực của KTNN có hạn nên hiện chỉ tập trung vào những
TCty mà sản phẩm tác động trực tiếp đến giá thành hàng hóa hoặc chức năng
nhiệm vụ liên quan tới những vấn đề trọng điểm, như Tập đoàn Than Khoáng
sản, hay Tập đoàn Điện lực.
Theo ông Lê Minh Khái, trong số các DNNN được kiểm toán, đa số đều hoạt
động SXKD có lãi, bảo toàn được vốn nhà nước, mở rộng sản xuất, đa dạng hoá
sản phẩm. Đối với Tập đoàn Điện lực VN, DNNN hoạt động đa ngành, trong
đó hoạt động điều phối và cung cấp điện năng là chính, tổng lợi nhuận trước thuế
đạt gần 4.400 tỷ đồng. Hầu hết các DN thành viên đều kinh doanh có lãi.
Ngoài ra, theo KTNN, vấn đề quản lý nguồn vốn của các DNNN thực sự là
“có vấn đề”. Tổng nợ phải trả của khối kinh tế chủ lực này được kiểm toán đến
đầu năm 2008 là hơn 181.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn bình
quân hơn 60%. Nhiều DN có tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn rất

thấp, hoạt động SXKD chủ yếu bằng vốn vay, vốn chiếm dụng. Một số “tổng”
khác như Khánh Việt, Địa ốc Sài Gòn, tuy số lãi theo báo cáo, trên 600 tỷ đồng,
nhưng số nợ phải trả hơn 4.600 tỷ đồng, chiếm lần lượt là 40 và hơn 60% tổng
nguồn vốn. Như vậy, mặc dù lợi nhuận trước thuế, theo báo cáo của kiểm toán,
đạt gần 1.800 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả quá lớn.
3. Báo điện tử VnMedia phản ánh: Tuy còn khá mới mẻ đối với các doanh
nghiệp Việt Nam nhưng Chữ ký số (CKS) có một vai trò quan trọng đối với
tương lai của thương mại điện tử (TMĐT) và chính phủ điện tử (CPĐT), nhất là
3
trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Khẳng định này được đưa
ra trong Hội thảo Chữ ký số do VCCI tổ chức sáng 23/7 tại Hà Nội.
Theo ông Đào Đình Khả, Giám đốc trung tâm Chứng thực CKS quốc gia,
hiện nay có nhiều ứng dụng CKS phù hợp cho doanh nghiệp. Điển hình là việc
mã hóa bảo mật các thông tin số của doanh nghiệp, dùng CKS xác thực email
trao đổi thông tin, kiểm soát truy cập vào các sàn thương mại điện tử và các đơn
đặt hàng, ngân hàng điện tử, mua sắm trực tuyến,... Trên thực tế, CKS không chỉ
được thực hiện cho các giao dịch điện tử trên mạng Internet mà còn qua hệ
thống mạng viễn thông di động.
Theo ông La Thế Hưng, Trưởng phòng An toàn thông tin thuộc Công ty
điện toán và truyền số liệu (VDC), dịch vụ VNPT-CA sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn
CA quốc gia và quốc tế, luôn tuân theo các quy định của pháp luật. Dịch vụ còn
là công cụ hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển chính phủ
điện tử, cung cấp hạ tầng dịch vụ chứng thực CKS tin cậy ở Việt Nam và bảo vệ
giao dịch trực tuyến cho các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.
II- NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP
1. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh phản ánh: UBND tỉnh Long
An vừa ban hành quyết định thành lập Trung tâm Hỗ trợ kết hôn, trực thuộc Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh. Theo quyết định này, Trung tâm Hỗ trợ kết hôn có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch.
Đây là trung tâm đầu tiên ở Long An tổ chức tư vấn và hỗ trợ quan hệ hôn

nhân có yếu tố nước ngoài theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận, được nhận
thù lao để trang trải chi phí cần thiết.
Báo cũng phản ánh: Ngày 23-7, lần đầu tiên Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị
trực tuyến giao ban công tác tư pháp sáu tháng đầu năm 2009.
Một trong những nội dung được các đại biểu thảo luận nhiều là vấn đề xã
hội hóa hoạt động công chứng. “Các văn phòng công chứng (VPCC) do các
công chứng viên đứng ra thành lập hoạt động tương đối nề nếp, ổn định và có
hiệu quả. Nhưng những văn phòng của công chứng viên từ các lĩnh vực nghề
nghiệp khác chuyển sang, về độ chính xác trong hoạt động “chứng” của những
văn phòng này chúng tôi thấy chưa thật yên tâm” - Giám đốc Sở Tư pháp TP Đà
Nẵng Nguyễn Bá Sơn nói.
4
Đồng tình, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng nhận xét, hoạt
động “chứng” của những công chứng viên mới được Bộ Tư pháp bổ nhiệm “có
rất nhiều vấn đề”. “Công chứng viên xác định dạng thừa kế sai bét, từ hàng thừa
kế thứ ba cho nhảy phắt lên hàng thừa kế thứ hai, trong khi đây là kiến thức rất
cơ bản của sinh viên luật” - bà Hồng dẫn chứng.
Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Văn Hiến lại băn
khoăn: “VPCC hiện nay thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Lên mạng Internet có thể dễ
dàng tìm thấy những quảng cáo phục vụ 24/24 giờ của các VPCC. Tôi cho rằng
quảng cáo như vậy là không đúng và cần có sự can thiệp”. Vị này cũng phản ánh
tình trạng xảy ra ở Vũng Tàu, công chứng viên có xe ôtô, máy vi tính, máy in
phục vụ ngay bất cứ chỗ nào khách hàng cần, chỉ việc điền tên vào, đóng dấu,
người có nhu cầu có thể ngay lập tức cầm trong tay bản công chứng. “Việc làm
này tạo nên hình ảnh rất xấu” - ông Hiến nhận định.
Theo dự thảo báo cáo sơ kết của Bộ Tư pháp, “một số nơi có biểu hiện
công chứng không đúng quy định, trục lợi cá nhân”. Vấn đề hiện nay là chưa có
đủ chế tài xử lý công chứng viên sai phạm. “Luật Công chứng quy định công
chứng viên bị miễn nhiệm trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính
đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm.

Thế nhưng Nghị định 76 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp lại
chỉ quy định việc xử phạt đối với hành vi của người yêu cầu công chứng vi
phạm pháp luật chứ không quy định xử phạt đối với hành vi sai pháp luật của
công chứng viên” - giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng góp ý.
2. Báo điện tử Vnexpress có bài Chưa “quản” được Văn phòng công
chứng. Bài báo phản ánh: Sau 2 năm ra đời, việc xã hội hóa hoạt động công
chứng triển khai chưa thống nhất, đồng bộ; một số nơi có biểu hiện công chứng
không đúng quy định, trục lợi cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa có
quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng, cũng như giải pháp hữu hiệu để quản
lý hoạt động của các văn phòng.
Điển hình là Hà Nội phát triển quá "nóng" việc thành lập các văn phòng
công chứng dẫn đến tình trạng phân bố không đồng đều. Trong 10 tháng đã có
39 văn phòng xuất hiện, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân và công
ty hợp danh, chủ yếu đặt tại quận Đống Đa, Cầu Giấy... Do vậy, địa phương này
5

×