Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Đề tài : Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn cần giờ và đề xuất biện pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 100 trang )

1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH 7
1.3 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU – KHÍ TƯNG 8
1.4 HỆ THỐNG THỦY VĂN 11
1.5 ĐẶC ĐIỂM HẢI VĂN 18
1.6 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG 21
1.7 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 24
1.9 ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỢNG 30
1.10 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO 32
2.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN RNM CẦN GIỜ 44
2.5 HỆ THỐNG SINH THÁI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RNM CẦN
GIỜ 51
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta có đường bờ biển kéo dài hơn 3200 km, do vậy các loại hình đất
ngập nước ven bờ rất phong phú (như rừng ngập mặn, bãi triều lầy, vònh, bán đảo,
cửa sông, rạn san hô ). Tuy nhiên, những hoạt động khai thác quá mức và gây ô
nhiễm nghiêm trọng trong những năm gần đây đã làm thu hẹp đáng kể hệ sinh
thái này, mà rõ nhất là rừng ngập mặn.
Cách TPHCM 50km, Cần Giờ là huyện lớn nhất của TPHCM, và cũng là
Huyện có diện tích cây xanh lớn nhất. Về mặt vò trí đòa lý, huyện Cần Giờ –
TP.HCM như là hạt nhân của 4 tỉnh thành: Đồng Nai, Bà Ròa – Vũng Tàu, Long
An, Tiền Giang. Nếu chúng ta vượt qua được trở ngại đường thủy (các cầu, cảng
liên thông) thì Cần Giờ là trung tâm và là cầu nối phát triển kinh tế liên vùng của
các tỉnh thành phía Nam, là hướng giao thông đường bộ ngắn nhất từ các tỉnh
Long An, Tiền Giang với các tỉnh Đồng Nai, Bà Ròa – Vùng Tàu. Cần Giờ còn là
“lá phổi” của TPHCM. Với diện tích hơn 37.000 hecta, rừng ngập mặn Cần Giờ
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà sinh thái, khí hậu, chắn sóng, chóng
xói lở,


Tuy nhiên, hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ vẫn chưa được sự quan tâm
đúng mức của người dân và nhà nước. Tình hình suy thoái môi trường vẫn đang
diễn ra từng ngày, từng giờ rừng ngập mặn bò tàn phá để lấy đất nuôi tôm, để xây
dựng các khu dân cư mới. Cơ quan chức năng thì làm ngơ hoặc chấp thuận cho
các dự án này. Kết quả là số lượng các loài sinh vật suy giảm nhanh chóng, chất
lượng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.
Vì vậy tác giả quyết đònh chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi trường
rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lý “ để thúc đẩy trách nhiệm
và nhận thức môi trường của người dân đồng thời kêu gọi xây dựng hệ thống
quản lý môi trường hiệu quả
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
Mục đích của đề tài là đánh giá hiện trạng môi trường sinh thái RNM Cần
Giờ và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp với đònh hướng phát triển kinh tế xã
hội tại đây.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
 Tổng quan về Huyện Cần Giờ:
- Đặc điểm đòa hình.
- Đặc điểm khí tượng – thuỷ văn.
- Hệ thống thuỷ văn.
- Đặc điểm đòa tầng, đòa chất, đòa mạo.
- Đặc điểm kinh tế xã hội.
 Tổng quan về hệ sinh thái RNM Cần Giờ
- Lòch sử hình thành.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 2
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
- Chức năng, vai trò KDTSQ của RNM Cần Giờ
- Phân vùng bảo vệ và sử dụng tài nguyên
 Hiện trạng môi trường ở RNM Cần Giờ
- Sinh vật: động, thực vật, vi sinh vật

- Đất: đất ven biển, đất ngập mặn
- Nước: nước thiên nhiên, nước sinh hoạt, nước thải
- Không khí: gió, độ ẩm, khí tượng
 Đề xuất biện pháp quản lý
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Phương pháp tổng hợp/ biên dòch tài liệu: Là việc tổng hợp các tài liệu đã
thu thập có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Đối với Việt Nam việc
nghiên cứu vùng sinh quyển cần Giờ là một đề tài mang tính địa phương nên
việc thu thập tài liệu khá khó khăn vì phải thu thập những tài liệu mang tính
địa phương còn phải thu thập những tài liệu cơ sở lí luận chung
 Phương pháp khảo sát thực đòa: Nghiên cứu vùng sinh quyển cần Giờ tương
đối phức tạp, bao gồm nhiều thành phần khác nhau cùng tồn tại đan xen và
phân bố trong khơng gian rộng lớn nên q trình thực địa là hết sức quan
trọng để tìm hiểu sâu sắc về thực trạng phát triển
 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:
Đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề
xuất biện pháp quản lý “ được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng sinh học RNM
Cần Giờ. Thực hiện mục tiêu xây dựng giải pháp bảo vệ tài nguyên và quản lý
môi trường cho tổ hợp du lòch sinh thái dựa trên các tiêu chí kinh tế, văn hoá, môi
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 3
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
trường phù hợp với đòa hình, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc
đặc trưng của tổ hợp du lòch sinh thái ở Cần Giờ nhằm hạn chế, khắc phục và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường góp phần giải quyết một cách hợp lý sự mâu
thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu bảo vệ tài nguyên để tiến
đến sự phát triển bền vững.
Đề tài là một công trình đầy đủ nhất cho đến thời điểm hiện nay, cung cấp
một cái nhìn tổng quan về môi trường của RNM Cần Giờ, giúp cho các nhà quản

lý tìm được biện pháp phù hợp để quản lý, quy hoạch RNM Cần Giờ theo hướng
bảo tồn tài nguyên.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HUYỆN CẦN GIỜ
1.1. TỔNG QUAN HUYỆN CẦN GIỜ
Cần Giờ là một huyện ngoại thành của TPHCM có đặc điểm tự nhiên
riêng biệt so với các quận huyện khác:
- Với diện tích tự nhiên 70.421.58 hecta chiếm khoảng 1/3 diện tích thành
phố, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng ngập mặn là 37.160.62
hecta chiếm 45.67% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập
mặn rất độc đáo.
- Trung tâm hành chánh huyện cách trung tâm thành phố khoảng 50 km
(theo đường chim bay), nằm về phía Đông Nam Thành phố, chiều dài từ
Bắc xuống Nam là 35km, từ Đông sang Tây là 30km. Là huyện duy nhất
của thành phố có hơn 20km chiều dài bờ biển nằm trong vùng biển Đông
Nam bộ thích hợp cho việc phát triển du lòch biển và nghỉ dưỡng.
- Là huyện có hệ thống thủy văn lớn nhất thành phố, được bao bọc bởi các
sông lớn: Lòng Tàu, Cái Mép. Gò Gia, Thò Vải (phía Đông Bắc) và sông
Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam); các con sông này đều là hướng
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 4
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
cửa ngõ giao thông thủy của thành phố, các tỉnh lân cận và thuộc 1 phần
trong tuyến đường hàng hải quốc tế nối liền cảng Sài Gòn với mọi miền
đất nước.
- Là hên duy nhất của thành phố có đòa giới hành chánh giáp ranh dài
nhất với nhiều tỉnh thành lân cận, khoảng gần 80km chu vi ranh giới
(thủy) gồm:
• Phía Bắc và Đông giáp huyện Châu Thành, Long Thành tỉnh Đồng
Nai, ranh giới là sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và sông Nhà Bè.
• Phía Tây giáp huyện Cần Guộc tỉnh Long An và huyện Gò Công tỉnh

Tiền Giang qua sông Nhà Bè.
• Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè – TPHCM, ranh giới là sông Nhà Bè.
• Phía Nam giáp biển Đông, trung tâm huyện cách bờ biển Thành phố
Vũng Tàu về phía Đông Nam là 10km (theo từ chim bay).
Toàn bộ diện tích nằm gọn trong tọa độ đòa lý từ: 10
0
22

14
’’
đến 10
0
40

00
’’
vó Bắc; 106
0
16

12’’ đến 107
0
00

50 kinh Đông.
Vậy xét về mặt vò trí đòa lý, huyện Cần Giờ – TPHCM như là hạt nhân
của 4 tỉnh thành: Đồng Nai, Bà Ròa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Nếu
chúng ta vượt qua được trở ngại đường thủy (các cầu, cảng liên thông) thì Cần
Giờ là trung tâm và là cầu nối phát triển kinh tế liên vùng của các tỉnh thành phía
Nam, là hướng giao thông đường bộ ngắn nhất từ các tỉnh Long An, Tiền Giang

với các tỉnh Đồng Nai, Bà Ròa – Vùng Tàu, trong đó tỉnh Đồng Nai và Bà Ròa –
Vùng Tàu là 2 tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế thuộc loại nhanh và cao của cả
nước. Do được bao bọc bởi các sông lớn nên rất thích hợp cho việc đầu tư cảng
biển và cảng du lòch quốc tế, dòch vụ cảng, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão, đây
còn được xem là vùng khá nhạy cảm về môi trường và về mặt kinh tếù xã hội,
hiện đang có nhiều dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 5
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
động khai thác tài nguyên, đồng thời cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt về bảo
vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên.
Hình 1.1: Bản đồ Huyện Cần Giờ
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 6
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ là một bộ phận nhỏ nằm trong vùng cửa
sông ven biển sông Đồng Nai. Đây là một vùng đất có đòa hình trũng, có hệ thống
kênh rạch chằng chòt, chòu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều biển Đông
và nền đất được hình thành từ các quá trình tương tác sông biển. Tất cả những
yếu tố trên tạo nên những đặc điểm tự nhiên riêng biệt mang nhiều thuận lợi và
cả khó khăn cho việc quy hoạch phát triển vùng.
Đòa hình là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển
kinh tế của vùng. Đòa hình bò phân cắt mạnh bởi mạng lưới sông rạch chằng chòt
(mật độ dòng chảy 7.0 đến 11km/km
2
), cao độ dao động trong khỏang từ 0.0m
đến 2.5m. Nhìn chung đòa hình tương đối thấp và bằng phẳng, có dạng lòng chảo,
trũng thấp ở phần trung tâm (bao gồm một phần của các xã Tam Thôn Hiệp, An
Thới Đông, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An) do được hình thành từ đầm ngập cổ.

Vùng ven biển (từ Cần Thạnh đến Long Hòa) đòa hình nổi cao do nền được cấu
tạo bằng các giồng cát biển cổ, vùng ven sông đòa hình cũng được nâng cao do
được hình thành từ các đê sông. Theo mức độ ngập triều, phân chia đòa hình thành
05 mức độ cao như sau:
+ Ngập hai lần trong ngày: ở độ cao từ 0.0m đến 0.5m.
+ Ngập một lần trong ngày: ở độ cao từ 0.5m đến 1.0m.
+ Ngập theo chu kỳ tháng: ở độ cao từ 1.0m đến 1.5m.
+ Ngập theo chu kỳ năm: ở độ cao từ 1.5m đến 2.0m.
+ Ngập theo chu kỳ nhiều năm: ở độ cao hơn 2.0m.
Hiện nay đòa hình tự nhiên đang biến động mạnh chủ yếu là do các hoạt
động của con người, đặc biệt là trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và vùng
dân cư.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 7
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
Do đặc điểm đòa hình thấp, bò ngập triều nên hình thành hệ sinh thái đặc
trưng là rừng ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc loại lớn ở nước
ta, là 1 trong 9 Khu dự trữ sinh quyển của Thế giới được UNESCO công nhận
năm 21/01/2000, mở ra những triển vọng tốt đẹp về du lòch sinh thái, nếu được
đầu tư đúng mức và có đònh hướng thì nguồn lợi từ ngành du lòch sinh thái là rất
đáng kể và mang tính độc đáo đặc trưng của đòa phương.
1.3 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU – KHÍ TƯNG
Khí hậu Cần Giờ mang đặc điểm nóng ẩm và chòu chi phối của quy luật
gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 – 10,
mùa nắng từ tháng 11 – 4 năm sau. Nhiệt độ ổn đònh và cao, trung bình 25
0
C –
29
0
C. So với các khu vực khác trong TPHCM, Cần Giờ là huyện có lượng mưa

thấp nhất, trung bình hàng năm là 1400mm, khuynh hướng giảm dần từ Bắc
xuống Nam.
1.3.1 Hướng gió
Nằm trong khu vực gió mùa, Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ có hướng
gió thổi theo mùa một cách rõ rệt: các tháng 11 đến tháng 3 (trên đất liền) là thời
kỳ gió Đông Bắc và Đông Đông Bắc chiếm ưu thế với tần số lớn nhất (trên 70%)
1.3.2 Tốc độ gió
Tốc độ gió khu vực tăng mạnh vào các tháng 12 đến tháng 3, tạo thành
mùa gió chướng trong giai đoạn mùa đông.
Trên vùng ngoài biển khơi tốc độ gió từ 5 - 15 m/s chiếm tần suất tới trên
70% trong các tháng mùa đông, nhất là các tháng 12 - 2 là thời kỳ gió mạnh nhất,
cấp gió 11 -15 m/s chiếm tần suất 40 - 50%, hình thành mùa gió chướng, gió rất
mạnh ở vùng ngoài khơi.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 8
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
Tốc độ gió trung bình năm mạnh nhất theo số liệu quan trắc trong vòng 50
năm gần đây tại trạm Vũng Tàu là 26 m/s.
1.3.3 Chế độ nhiệt
Nằm vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, đòa thế ven biển, nên
Vùng cửa sông Cần Giờ có nền nhiệt độ cao, ổn đònh, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt
độ trung bình năm dao động từ 25 - 29
0
C. Tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ
trung bình tháng khoảng 28 - 29
0
C. Tháng 12 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ
trung bình tháng dao động trong khoảng 25 - 26
0
C. Biên độ dao động nhiệt độ

trung bình tháng nhỏ, khoảng 3 - 4
0
C cho cả vùng biển lẫn đất liền.
1.3.4 Chế độ mưa
• Mùa mưa
Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Theo quy
đònh của Tổng cục Khí tượng Thủy văn thì mùa mưa là thời kỳ liên tục có lượng
mưa trung bình tháng vượt quá 100 mm/tháng và số ngày mưa trung bình lớn hơn
10 ngày/tháng, mùa khô là thời kỳ có lượng mưa trung bình dưới 30 mm/tháng.
Theo tiêu chuẩn này thì mùa mưa ở đây từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4.
• Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm trên đất liền có xu thế giảm dần từ Bắc vào
Nam, từ Tây sang Đông. Lượng mưa trên đất liền thấp hơn trên biển, đồng thời
mùa mưa cũng ngắn hơn trên biển khoảng một tháng.
Mùa mưa, mùa khô ở đây có sự phân hóa khá sâu sắc, lượng mưa trong 6
tháng mùa mưa chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa trong cả năm.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 9
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
1.3.5 Chế độ ẩm
Chế độ ẩm không khí cũng có sự khác biệt giữa hai mùa mưa và mùa khô.
Trong mùa mưa (tháng 5 - 10), độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng dao
động trong khoảng 80 - 83% (trên đất liền), khoảng 84 - 88% (trên biển). Trong
mùa khô (tháng 11 - 4) giá trò này trên đất liền dao động trong khoảng 74 - 80%,
trên biển khoảng 80 - 85%.
1.3.6 Độ bốc hơi
Khả năng bốc hơi ở vùng cửa sông Cần Giờ được xếp vào loại lớn so với
cả nước, điều đó chứng tỏ đây là vùng đất giàu năng lượng bức xạ, nhiệt và gió.
Khả năng bốc hơi thấp nhất rơi vào tháng 9 (khoảng 60 - 80 mm/tháng). Lượng

bốc hơi cực đại có thể đạt tới 15 mm/ngày cả ở trên biển lẫn trên đất liền.
1.3.7 Hiện tượng thời tiết đặc biệt
• Bão và áp thấp nhiệt đới
Ở Nam Bộ nói chung và vùng cửa sông Đồng Nai nói riêng rất ít khi có
bão và áp thấp nhiệt đới, nếu có bão thì chỉ có gió đạt cấp 9 - 10. Thời kỳ có bão
và áp thấp nhiệt đới tập trung vào tháng 9 – 12, đặc biệt vào tháng 11.
• Dông tố
Hàng năm ở khu vực TX.Bà Ròa, TP.Vũng Tàu có khoảng 35 - 40 ngày có
dông, tố, trong đó tháng 5-10 (thời kỳ mùa mưa) là giai đoạn có nhiều giông, tố
nhất.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 10
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
1.4 HỆ THỐNG THỦY VĂN
1.4.1 Mạng lưới kênh rạch
Cần Giờ có hệ thống sông rạch chằng chòt, nhiều kênh rạch tập trung ở
vùng trũng trong nội đồng và trong rừng ngập mặn, thường ở những nơi có cao độ
mặt đất dưới 2m. Mật độ dòng chảy nơi cao nhất là 7 – 11km/km
2
trong khi đó ở
các huyện ngoại thành như Hóc Môn 0,5 – 1,0 km/km
2
, Củ Chi 0,8 – 1,4 km/km
2
;
Bình Chánh 3,0 – 5,0 km/km
2
; Thủ Đức 3,8 – 4,5 km/km
2
, Nhà Bè 5,0 – 7,0

km/km
2
. Với mạng lưới sông rạch như vậy và chế độ bán nhật triều không đều
của biển Đông đã tạo nên sự phúc tạp trong chế độ thủy văn, thủy lực vùng cửa
sông Đồng Nai-Sài Gòn. Đây là một vùng khá phức tạp, ổn đònh trong trạng thái
động và rất nhạy cảm, trong đó môi trường nước là trung tâm và tiên quyết cho
phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
Cần Giờ nằm trong vùng cửa các sông lớn là sông Đồng Nai, Sài Gòn,
Vàm Cỏ, dài 234 km. Dòng chảy các sông Sài Gòn, Đồng Nai bò các hồ Dầu
Tiếng, Trò An điều tiết nên lưu lượng đưa về Cần Giờ vào mùa khô được gia tăng
và về mùa lũ được giảm bớt so với trước khi có hồ này.Các sông chính như:
+ Sông Nhà Bè: nơi hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, sông
rộng 1300 – 1500m, sâu 10 – 18m.
+ Sông Sòai Rạp: là đọan hạ lưu của sông Nhà Bè (tính từ Nam Hiệp
Phước – Nhà Bè ra đến Vònh Đồng Tranh), lòng sông khá rộng (2000 – 3000m )
nhưng nông (độ sâu chỉ 6 – 8m) do vậy khả năng giao thông thủy cho tàu lớn bò
hạn chế.
+ Sông Lòng Tàu – Ngã Bảy: là tuyến dẫn nước sông Nhà Bè từ Bình
Khánh đưa ra Vònh Gành Rái, cửa sông Ngã Bảy rộng 800 – 500m, sông Lòng
Tàu hẹp (400 – 600m), uốn khúc nhưng sâu (10 – 21m), là tuyến giao thông thủy
chủ yếu nối biển Đông với cảng Sài Gòn, Đồng Nai.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 11
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
+ Sông Thò Vải – Gò Gia: có phần lớn lưu vực thuộc tỉnh Đồng Nai và Bà
Ròa – Vũng Tàu, đây là hệ thống sông chòu khống chế mạnh của biển, cả lưu vực
sông tạo thành khu chứa nước mặn rất lớn. Lòng sông Thò Vải hẹp (400 – 600m)
nhưng rất sâu (30 – 40m) thuận tiện cho việc xây dựng các cảng nước sâu. Sông
Gò Gia là đọan nối cửa sông Thò Vải với mạng lưới sông rạch phía Đông Cần
Giờ.

Các sông trên thóat nước ra biển Đông (vào Vònh Gành Rái và Vònh
Đồng Tranh) qua bốn cửa sông lớn là cửa Sòai Rạp, Đồng Tranh, Ngã Bảy và Cái
Mép. Các sông rạch trong huyện quanh co, uốn khúc, đòa hình của huyện có dạng
lòng chảo tạo thành các khu vực đầm lầy, các khu chứa nước sâu trong nội đồng.
Các sông rạch có những bãi bồi rộng lớn. Khi nước lớn cả vùng rộng đều ngập
nước mênh mông. Chỉ có những dải cây rừng mới xác đònh được đâu là bờ, đâu
là sông. Có nhiều rạch ngầm, các rạch này chỉ hiện ra khi nước đã rút còn trơ bãi
sông.
Mạng lưới kênh rạch trong vùng cũng rất chằng chòt nên rất thuận lợi xây
dựng các hệ thống thủy lợi phục vụ cho mục tiêu nuôi trồng thủy sản, xây dựng
các kênh tưới – tiêu phục vụ nông nghiệp. Theo thống kê, trên đòa bàn huyện có
đến 181 kênh cấp, thóat nước phục vụ mục đích thủy lợi cho vùng. Mạng lưới
sông, rạch chằng chòt tạo nên sự phức tạp trong chế độ chảy, nhưng cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông thủy và phát triển thủy sản. Các tàu
theo sông Ngã Bảy – Lòng Tàu vào các cảng trên sông Sài Gòn và Đồng Nai. Sự
hình thành và phát triển các tụ điểm dân cư, các khu vực dòch vụ thương mại, sản
xuất công nghiệp thường ở những nơi giao lưu sông, rạch trên những vùng đất
cao, trên bờ các sông lớn.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 12
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
1.4.2 Đặc điểm dòng chảy
Vùng cửa sông Cần Giờ chòu sự tương tác sông – biển, trong đó ảnh hưởng
chế độ triều của biển Đông chiếm ưu thế. Sông, rạch huyện Cần Giờ chòu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông với biên độ lớn (3 – 4
m). Trong một ngày nước lên hai lần, xuống hai lần tạo ra dòng chảy hai chiều.
Các đặc trưng dòng chảy thay đổi theo thủy triều: nước lớn hay nước ròng, lưng
triều, chân triều hay đỉnh triều trong các kỳ triều khác nhau (triều cường, triều
trung hay triều kém) và thay đổi theo mùa (mùa khô hay mùa mưa) và mang tính
chu kỳ khá rõ nét.

Biên độ triều cực đại trong vùng từ 4,0 đến 4,2m vào loại cao nhất ở Việt
Nam, biên độ triều có xu hướng giảm dần từ phía Nam lên phía Bắc (vì phía Nam
tiếp giáp với biển Đông). Đỉnh triều cao nhất trong năm thường xuất hiện vào
tháng 10, 11 và thấp nhất vào khoảng tháng 4,5.
Thủy triều là yếu tố quan trọng đối với sự phân bố và sinh trưởng của các
quần xã cây ngập mặn, vì khơng những tác động trực tiếp lên thực vật do mức độ và
thời gian ngập, mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác như kết cấu, độ mặn của
đất, sự bốc hơi của nước, các sinh vật trong rừng. Mặt khác, thủy triều cũng tác động
tới gió, lượng mưa và dòng chảy trong sơng.
Vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trưởng tốt hơn là nhật triều, vì thời
gian cây bị ngập khơng thu được khơng khí trên mặt đất ngắn hơn, thời gian đất bị
phơi trống cũng ngắn hơn chế bớt lượng bốc hơi nước trong đất và trong cây, nhất
là thời kì nắng nóng. Nhờ vậy mà cây sinh trưởng thuận lợi hơn.
Biên độ triều ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố cây ngập mặn. Các lưu vực
sơng có biên độ triều thấp,Khả năng vận chuyển trầm tích và nguồn giống kém, do
đó, rừng ngập mặn phân bố trong một phạm vi rất hẹp. Chỉ ở nhưng nơi có biên độ
triều cao trung bình (2 - 3m), địa hình ít dốc thì cây ngập mặn phân bố rộng và sâu
vào đất liền.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 13
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
• Mực thuỷ triều
Biên độ thuỷ triều Loại cây
4m
Chà là
4m – 3,5m
Giá
3,5m
Cóc đỏ
3m

Vẹt Dù
2,5 m Xú
2m
Đước Đơi
2m – 1,5m
Mấm Trắng
1,5m
Bần Đắng

• Độ mặn
Xét yếu tố độ mặn, qua các số liệu về độ mặn đo được từ 1977 đến 2000 cho thấy
độ mặn lớn nhất khi triều cường và nhỏ nhất khi triều kém. Diễn biến ngập mặn
phụ thuộc vào sự kết hợp giữa thủy triều ở biển Đông và lưu lượng nước ở thượng
nguồn hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn. Vào khỏang tháng 4, nước biển chiếm
ưu thế trong mối tương tác sông – biển, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong
vùng đất liền. Ngược lại, vào khoảng tháng 9, 10, khi các con sông giữ vai trò ưu
thế trong lực tương tác sông – biển, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy lùi nước mặn ra
biển làm hạ bớt độ mặn của nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của các công trình đập nước, hồ thủy điện, ở
các nhánh sông thượng nguồn như: Hồ thủy điện Trò An, hồ Dầu Tiếng, đã có
ảnh hưởng rất nhiều đến sự biến đổi độ mặn của vùng Cần Giờ. Trong mùa khô,
lượng nước xả từ thượng nguồn cao nên độ mặn giảm so với trước kia, tại mũi
Nhà Bè (trong đất liền), trước đây độ mặn đo được từ 4‰ đến 9‰ nay chỉ còn
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 14
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
4‰, và lùi va về phía Nam tại Tam Thôn Hiệp (gần biển hơn), độ mặn chỉ đạt
18‰.
Ngược lại trong mùa khô, độ mặn lại tăng hơn trước do lượng nước từ
thượng nguồn giảm đi. Cùng một thời điểm, độ mặn hệ sông Sòai Rạp thấp hơn

hẳn so với hệ sông Lòng tàu do dạng dòng sông hình thành khác nhau. Sông Soài
Rạp có mặt cắt cạn hơn so với sông Lòng Tàu nên tác động từ biển Đông vào
sông Soài Rạp yếu hơn vào sông Lòng Tàu.
• Hướng chảy
Trong sông, rạch dòng chảy gồm có dòng triều, dòng sông và dòng tổng
hợp. Trong những lúc thay đổi pha triều, hướng chảy thay đổi theo mặt cắt ngang:
nước ở hai mé sông đã lớn – hướng chảy vào, trong khi đó nước ở giữa dòng vẫn
còn ròng – hướng chảy ra. Hiện tượng này quan sát thấy rất rõ trên các sông có
nguồn mạnh như Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu, Ngã Bảy v.v
Theo phân vùng thủy văn thủy lực vùng hạ du: Nam Nhà Bè và huyện Cần
Giờ nằm trong vùng biển khống chế mạnh, nước lợ – mặn, dòng chảy triều chiếm
ưu thế.
Hướng chảy còn thay đổi theo thủy trực và phụ thuộc vào thủy triều: khi
nước mới lớn nước ở trên mặt chảy ra nhưng nước ở lớp giữa và đáy còn chảy vào
và khi mới ròng thì ngược lại. Giữa các sông lớn có sự chuyển nước từ sông này
sang sông kia hình thành các dòng chảy theo hướng từ Đông sang Tây theo tuyến
Lòng Tàu – Mũi Nai qua sông Dần Xây và từ Tây sang Đông từ Nhà Bè sang
Lòng Tàu qua Tắc An Nghóa, từ Nhà Bè sang Mũi Nai qua Vàm Sát v.v
• Hình thành các giáp nước
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 15
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
Giáp nước được hình thành trên các sông rạch có xâm nhập thủy triều từ
hai phía. Ở khu vực huyện Cần Giờ có khoảng 20 vùng giáp nước. Phạm vi giáp
nước thay đổi theo thời gian. giáp nước không phải một điểm mà một vùng hay
một đoạn sông, rạch. Nơi đây có sự giảm vận tốc dòng chảy, lắng đọng nhiều phù
sa, mùn bã hữu cơ, bò cạn – gây khó khăn cho giao thông thủy và tiêu thoát nước.
Vùng giáp nước tích đọng các chất dinh dưỡng (phospho, nitơ). Nếu hàm lượng
chất dinh dưỡng nhiều có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa. Ở các khu vực
giáp nước sinh vật đáy, động thực vật phù du phát triển với số lượng nhiều hơn

các nơi khác. Ở những nơi hàm lượng các chất độc nhiều thì các khu vực giáp
nước cũng là nơi tích lũy các chất này làm cho nguồn nước bò ô nhiễm. Các giáp
nước lớn như giáp nước Cổ Cò, Tắc Cà Đao, Tắc Ông Cò v.v
• Vận tốc dòng chảy
Vận tốc dòng chảy là yếu tố ảnh hưởng tới việc lan truyền ô nhiễm và
đồng hóa (phân hủy) chất ô nhiễm. Từ vận tốc có thể tính toán được lưu lượng
dòng chảy, năng lượng dòng chảy, tổng lượng dòng chảy, hướng chảy và vận tốc
dòng chảy vừa là yếu tố tự nhiên vừa là yếu tố điều khiển trong hệ sinh thái thủy
vực nhân tạo và đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nước. Trong một
pha triều, khi nước mới lớn hay mới ròng, nước chảy từ từ (1 – 2 giờ) nước chảy
mạnh dần và chảy rất mạnh (2 giờ) sau đó giảm dần khi đạt tới đỉnh triều hay
chân triều nước hầu như không chảy, vận tốc bằng 0; lưu lượng bằng 0. Thời gian
nước đứng cũng thay đổi theo thời gian và không gian. Ngoài gần biển hay các
cửa sông, rạch; thời gian nước đứng khoảng 20 phút đến 30 phút; trong khi đó ở
trong nội đồng hay ở nơi xa biển thời gian này từ 1 đến 1 giờ 30 phút.
• Diễn biến mực nước
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 16
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
Ở huyện Cần Giờ không có trạm đo mực nước Quốc gia, mực nước chỉ
được đo tại trạm Nhà Bè và trạm Vũng Tàu. Các trạm mực nước tạm thời chỉ đo
đạc ngắn ngày theo các dự án hoặc các đề tài nghiên cứu ở Lý Nhơn, Thiềng
Liềng, khu vực Hào Võ. Đặc biệt Chương trình Quan trắc Môi trường Thành phố
Hồ Chí Minh trong năm 1996 – 1997 đã thực hiện việc quan trắc thủy văn liên
tục hàng tháng ở Bình Khánh, cửa Soài Rạp, Đồng Tranh, Ngã Bảy, Cái Mép.
Trong năm mực nước đỉnh triều cao nhất tăng dần trong các mùa mưa và đạt cực
đại vào các tháng 11-12 từ 1,2 m – 1,5 m; dân đòa phương gọi là mùa nước nổi.
Nước ngập cao hơn các tháng trước từ 10 – 15 cm. Nước dâng phụ thuộc vào mưa
lớn và sóng gió ngoài biển. Trong thời gian này nếu bờ các ao đầm nuôi tôm yếu
hay bò lỗ mọt rất dễ bể bờ, thất thoát tôm cá nuôi hoặc ngập tràn nhà cửa hay

ruộng vườn.
• Thời gian truyền đỉnh triều
Từ Vũng Tàu vào các cửa sông phía Nam Cần Giờ chỉ khoảng 30-40 phút;
đến Bắc Cần Giờ từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút, có khi 2 giờ, tùy thuộc vào kỳ triều:
triều cường thời gian truyền đỉnh triều thường dài hơn triều trung và triều kém 20
– 30 phút ở tại một nơi quan sát theo dõi. Thời gian truyền đỉnh triều nhanh như
vậy nếu nếu có sự cố ô nhiễm nước do tràn dầu ở vònh Gành Rái hoặc Vũng Tàu
thì nước ô nhiễm chỉ trong một thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nước ở
Cần Giờ.
Thời gian xuất hiện đỉnh và chân triều chuyển dòch dần dần, cách nhau chỉ
30 phút đến một giờ trong một kỳ triều, do đó thuận tiện cho việc lập kế hoạch đi
lại bằng đường thủy, đi biển đánh cá hoặc thu hoạch thủy sản trong rừng ngập
mặn.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 17
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
1.5 ĐẶC ĐIỂM HẢI VĂN
Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ chòu sự chi phối quyết đònh của các quá
trình động lực của Biển Đông, vì vậy dòng chảy trong khu vực mang tính chất
không thống nhất và là tổ hợp của nhiều thành phần dòng chảy. Hai thành phần
chính của dòng chảy ven bờ là dòng triều và dòng chảy do gió.
+ Dòng chảy do gió do tác động của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Thời
kỳ gió mùa Đông Bắc (tháng 11 – 4 năm sau), dòng chảy có hướng về phía mũi
Cần Giờ, trong thời kỳ gió mùa Tây Nam (tháng 5 – 10), dòng chải có xu thế di ra
xa bờ theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tốc độ dòng chảy trung bình là 10cm/s.
+ Dòng chảy triều gồm dòng bán nhật triều và nhật triều, trong đó dòng
bán nhật trìêu đóng vai trò chủ yếu. Khi triều lên dòng chảy có hướng về phía
mũi Cần Giờ và khi triều xuống dòng chảy có hướng về phía Sòai Rạp. Ở khu vực
biển ven bờ và lân cận cửa sông, mực nước triều biến thiên phức tạp, biên độ
giảm dần từ cửa sông lên phía thượng lưu, từ sông chính vào các kênh rạch.

1.5.1 Dòng chảy ven bờ
Dòng chảy ven bờ là yếu tố quan trọng có khả năng vận chuyển bùn cát
đã bò sóng lay chuyển và kéo từ bờ ra do tác động của sóng, từ đó gây hiện tượng
mòn chân kè, xói bãi, … làm mất ổn đònh của bãi và công trình bảo vệ bờ. Dòng
chảy ven bờ vùng cửa sông ven biển Cần Giờ được tiến hành đo đạc đồng thời
cùng các yếu tố sóng, gió, mực nước triều tại bờ biển trước hội trường Cần Thạnh
cũ.
Dòng chảy ven bờ được Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy Lợi Nam Bộ đo
bằng máy hải lưu ký – 2P, máy đặt ở vò trí cách bờ 350m và 120m ở cao trình cách
mặt đất là 0,2m, kết quả đo đạc cho thấy dòng chảy ven bờ tại Cần Giờ trong thời
đoạn đo đạc biến đổi trong phạm vi từ 0,16m/s đến 0,44m/s.
- Vận tốc dòng chảy ven bờ lớn nhất V
max
= 0,44 m/s
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 18
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
- Vận tốc dòng chảy ven bờ trung bình V
vcp
= 0,28 m/s
Trong thời kỳ mùa khô (tháng 02 – 1990) tại bãi Cần Giờ cũng như ven
biển Duyên Hải, dòng chảy nói chung có hướng về phía mũi Cần Giờ trong pha
triều dâng (trước thời gian đỉnh triều cao 3 giờ). Trước đỉnh triều cao, dòng chảy
khá mạnh, vận tốc ổn đònh đạt giá trò trung bình khoảng 42cm/s. Sau đỉnh triều
cao và thấp kế tiếp trong pha triều rút, dòng chảy hoàn toàn đổi hướng ngược lại,
véctơ dòng tốc độ chảy lúc này hướng ra cửa Soài Rạp. Tính chất đổi chiều của
véctơ dòng chảy tổng hợp chạy dọc bờ biển Cần Giờ – Duyên Hải trong pha triều
dâng và triều rút có một ý nghóa quan trọng trong khi giải thích cơ chế dòch
chuyển phù sa và bồi lắng ở phần Tây của Vònh. Vận tốc dòng chảy về phía Xoài
Rạp thường lớn hơn vận tốc dòng chảy về phía Cần Giờ. Hiện tượng trên cho thấy

trong khu vực này tồn tại một dòng chảy Gradient do ảnh hưởng của nước sông đổ
vào vònh, sau khi ra khỏi vònh luôn có xu hướng ổn đònh chảy dọc theo bờ Cần
Giờ về phía Soài Rạp.
1.5.2. Dòng triều
Dòng triều ở đây mang tính chất bán nhật triều không đều: trong chu kỳ
một ngày đêm đổi chiều 4 lần: 2 lần khi triều lên và 2 lần khi triều xuống.
Nói chung thành phần bán nhật triều phân bố dọc theo bãi lớn hơn thành
phần nhật triều từ 2,6 đến 4,2 lần. Tốc độ dòng triều nói chung chiếm 90% dòng
tổng hợp, thường có giá trò trong khoảng 20cm/s đến 50cm/s. Khi triều lên, dòng
chảy có hướng song song với bờ và đi về phía Cần Giờ và khi triều xuống dòng
chảy có hướng về phía Đông Hòa. Dòng triều rút lớn hơn dòng triều dâng. Dòng
chảy vào và dòng chảy ra không hoàn toàn thuận nghòch mà có một độ lệch nhất
đònh.
5.3 Nguồn chuyển động bùn cát
Bãi biển Cần Giờ có 2 nguồn bùn cát chủ yếu:
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 19
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
Bùn cát từ các sông đưa ra: từ các sông Ngã Bảy, Cái Mép, sông Chà Và,
sông Dinh đổ vào Gành Rái và theo dòng chảy đi về phía Cần Giờ, hoặc từ các
sông Vàm Cỏû Đông, sông Đồng Tranh… đổ vào cửa Soài Rạp rồi theo dòng triều
đi lên, hoặc các sông trong huyện đổ trực tiếp ra các cửa Rạch Lở, cửa Hà Thanh.
Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy: bùn cát từ các sông đổ vào vònh Gành
Rái đều được đưa về bồi đắp phía Đông của vònh trong vùng cửa Chà Và và sông
Dinh. Bùn cát từ cửa Soài Rạp đi ngược lên rất yếu. Lượng bùn đi ra cửa Rạch Lở
và Hà Thanh không đáng kể.
Bùn cát nguồn gốc biển: từ bãi Thùy Vân (Vũng Tàu) vượt qua vònh Gành
Rái để sang Cần Giờ. Tại mũi Nghinh Phong dãi bùn cát này rộng 5km. Theo kết
quả xử lý số liệu trên máy tính sử dụng băng từ tổng hợp mẫu kênh 1, 2 và 4
thông qua lượng bùn cát từ Vũng Tàu sang Cần Giờ khoảng 4,6 triệu m

3
/năm.
Về bùn cát biển: tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ tồn tại dòng bùn cát thống
trò chuyển động dọc theo bờ biển từ Bắc đến Nam. Trong mùa gió Tây Nam, có
dòng bùn cát ngược lại nhưng rất yếu. Hơn nữa, dòng bùn cát từ hướng Tây Nam
bò các dòng chảy nhiều cửa sông lớn ngăn chặn, đến vònh Gành Rái không còn
đáng kể nữa. Khu vực bờ biển Cần Giờ chòu ảnh hưởng của quá trình động lực
biển. Trong mùa gió chướng, các hướng sóng truyền vào, dòng triều dâng, các tác
dụng mạnh mẽ dẫn đến các quá trình xâm thực, bào mòn bờ biển.
Dòng dòch chuyển bùn cát ở đới trong có xu thế theo hướng từ Cần Giờ
đến Đồng Hòa. Rõ ràng dòng bùn cát trong đới này phụ thuộc chặt chẽ vào quá
trình tác dụng của sóng. Bùn cát chuyển động gần như theo hướng ưu thế của
sông. Đồng thời khi triều lên, dòng bùn cát dòch chuyển vuông góc từ ngoài vào
chiếm ưu thế, khi triều rút, phương chuyển động ra xa bờ chiếm ưu thế. Tại đới
ngoài, dòng bùn cát liên quan chặt chẽ với dòng triều. Trong pha triều dâng, bùn
cát dòch chuyển về phía Cần Giờ chiếm ưu thế, trong pha triều rút, bùn cát
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 20
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
chuyển động về phía Đồng Hòa chiếm ưu thế. Dòng triều rút bao giờ cũng mạnh
hơn dòng triều lên, vì vậy bùn cát tại bãi Cần Giờ bò mang về phía Nam, rồi nhờ
dòng chảy của sông Soài Rạp vận chuyển đi tiếp.
1.6 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG
Cấu trúc đòa chất vùng Cần Giờ bao gồm các phân vò đòa tầng như sau:
1.6.1 Hệ tầng Long Bình
Hệ tầng Long Bình chỉ lộ ra một diện tích rất nhỏ ở khu vực xã Thạnh An,
phần lớn bò chôn vùi. Thành phần gồm có: sét vôi, sét than, tuf bột kết, tuf dacit,
andezit, andezit bazan, đacit.
1.6.2 Hệ tầng Bình Trưng
Hệ tầng Bình Trưng không lộ ra trên bề mặt đất. Theo mặt cắt đòa chất từ

Lỗ khoan 827 nông trường quận Gò Vấp, xã An Thới Đông đến lỗ khoan 822 ấp
Miễu Ba, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, hệ tầng Bình Trưng phân bố ở độ sâu từ
240m đến 272m. Thành phần gồm có: sét bột kết, cát bột kết, sạn sỏi kết màu
xám phân lớp mỏng chứa di tích thực vật hóa than.
1.6.3 Hệ tầng Nhà Bè
Hệ tầng Nhà Bè không lộ ra trên bề mặt đất. Theo mặt cắt chi tiết tại lỗ
khoan 822 ấp Ba, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, hệ tầng Nhà Bè phân bố ở độ
sâu từ 168m đến 208m. Thành phần gồm có: cuội kết, cát kết màu xám, xám
xanh xen kẽ các lớp sét bột kết phân lớp mỏng.
1.6.4 Hệ tầng Bà Miêu
Hệ tầng Bà Miêu không thấy lộ ra trên bề mặt đất. Theo mặt cắt chi tiết
tại lỗ khoan 822 ấp Ba, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, hệ tầng Bà Miêu phân bố
ở độ sâu từ 120m đến 168m. Thành phần gồm có: sét bột pha cát màu nâu đỏ
nhạt, vàng xám, đáy có cát bột lẫn cuội sỏi.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 21
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
1.6.5 Hệ tầng Trảng Bom
Hệ tầng Trảng Bom không lộ ra trên bề mặt đất. Theo mặt cắt đòa chất lỗ
khoan 822 ấp Ba, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, hệ tầng Trảng Bom phân bố từ
độ sâu 86m đến 120m, từ trên xuống dưới gồm 3 tập như sau:
 Tập trên: sét bột, cát màu loang lổ, vàng nâu, bề dày 9m.
 Tập giữa: cát bột màu xám trắng chứa sạn sỏi thạch anh, dày 16m.
 Tập dưới: sỏi sạn cát thạch anh, bột sét màu xám vàng chứa mảnh thực
vật hóa than màu đen. Ở đáy là cuội thạch anh mài tròn tốt.
1.6.6 Hệ tầng Thủ Đức
Ở Cần Giờ, hệ tầng Thủ Đức cũng không thấy lộ ra trên bề mặt đất. Theo
mặt cắt chi tiết tại lỗ khoan 822 ấp Ba, xã Cần Thạnh - Cần Giờ, hệ tầng Thủ
Đức phân bố ở độ sâu từ 53m đến 86m.
1.6.7 Hệ tầng Củ Chi

Ở Cần Giờ, hệ tầng Củ Chi không lộ ra trên bề mặt đất. Theo mặt cắt chi
tiết tại lỗ khoan 822 ấp Ba, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, hệ tầng Củ Chi phân
bố ở độ sâu từ 34m đến 53m.
1.6.8 Hệ tầng Bình Chánh
Ở Cần Giờ, hệ tầng Bình Chánh không lộ ra trên bề mặt đất. Theo mặt
cắt chi tiết tại lỗ khoan 822 ấp Ba, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, hệ tầng Bình
Chánh phân bố ở độ sâu từ 12m đến 34m
1.6.9 Hệ tầng Cần Giờ
Hệ tầng Cần Giờ lộ ra trên bề mặt đất, phân bố từ bề mặt đến độ sâu 12m.
Các trầm tích hệ tầng Cần Giờ gồm có:
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 22
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
Trầm tích đầm lầy - biển
Tại lỗ khoan 827 nông trường quận Gò Vấp, xã An Thới Đông, các tập
trầm tích gồm hai tập:
 Tập trên: sét màu đen chứa thực vật phân hủy, dày 2m.
 Tập dưới: sét màu xám đen mòn dẻo, dày 6m.
Vật liệu trầm tích có thành phần hỗn hợp, gồm vật liệu biển và đầm lầy.
Trầm tích hỗn hợp sông - biển:
Phân bố dọc theo sông Soài Rạp ở xã Lý Nhơn, An Thới Đông. Ở mức đòa
hình có cao độ từ 1,1 – 1,4m, thành phần sét cát màu xám đen, xám nhạt, chứa
thành phần thực vật phân huỷ yếu; sét màu xám đen chứa mùn thực vật. Quá
trình trầm tích vật liệu là quá trình xen cài của hai nguồn vật liệu trầm tích: vật
liệu được mang theo dòng chảy sông và của biển đưa vào.
Trầm tích nguồn gốc biển
Phân bố thành các dãi hẹp ở xã Cần Thạnh và Lý Nhơn. Mực đòa hình có
cao độ từ 0,8 –1,2m (đối với các dãi hẹp ở xã Lý Nhơn) và từ 1,2 – 2,4m (đối với
các dãi hẹp ở xã Cần Thạnh). Tại lỗ khoan 646, phường 8, thành phố Vũng Tàu,
tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu, trầm tích phân bố từ trên mặt đòa hình đến độ sâu 5,5m

gồm hai tập:
 Tập trên: cát mòn chứa ít sét màu xám, xám vàng, dày 3m. Cát 75 - 80%,
khoáng vật nặng chủ yếu là tourmalin, zircon.
 Tập dưới: sét bột màu xám phủ trực tiếp trên các trầm tích hệ Bình
Chánh, dày 2,5m.
Các thành tạo đất giồng tập trung chủ yếu ở xã Cần Thạnh và Long Hòa.
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 23
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ
1.6.10 Các trầm tích bãi bồi hiện đại
Trầm tích bãi bồi hiện đại nguồn gốc đầm lầy – biển
Phân bố hầu khắp khu vực huyện Cần Giờ, tập trung nhiều ở xã Cần
Thạnh, Long Hòa, và Lý Nhơn. Mực đòa hình có cao độ từ 0,8 – 1,4m. Nguồn vật
liệu trầm tích là do dòng nước biển mang vào các đầm lầy và tại đây đã diễn ra
quá trình trầm tích vật liệu. Thành phần chủ yếu là: sét có chứa thực vật phân
hủy màu xám đen.
Trầm tích bãi bồi hiện đại nguồn gốc sông - biển
Phân bố hầu hết ở xã Lý Nhơn và Cần Thạnh. Mực đòa hình có cao độ từ
0,8 – 1,2m. Nguồn vật liệu trầm tích là hỗn hợp vật liệu được mang theo dòng
chảy của sông và của dòng nước biển đưa vào. Thường xuyên bò ngập nước khi
triều lên. Thành phần chủ yếu: bùn cát màu xám đen.
Trầm tích bãi bồi hiện đại nguồn gốc biển
Trầm tích bãi bồi hiện đại nguồn gốc biển có diện phân bố không rộng, bề
dày không lớn, tập trung chủ yếu ở vùng cửa sông Cần Giờ, Soài Rạp và Đồng
Tranh; thường xuyên bò ngập nước và chòu tác động mạnh của thủy triều. Thành
phần: cát hạt mòn, mùn thực vật màu xám đen.
1.7 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Gồm 5 phân vò đòa tầng đòa chất thủy văn theo thứ tự sau:
- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen
- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen

- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen trên
- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới
- Đới chứa nước khe nứt các đá Mezozoi
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 24
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng môi trường rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất biện pháp quản lýđ

Phân vò đòa chất thủy văn Đòa tầng
5. Phức hệ chứa nước trong trầm tích bỡ rời
đa nguồn gốc Holoxen).
Các trầm tích hiện đại .
Hệ tầng Cần Giờ .
Hệ tầng Bình Khánh .
4. Tầng chứa nước vỉa lỗ hổng trong trầm
tích bở rời Pleitoxen.
Hệ tầng Củ Chi .
Hệ tầng Thủ Đức .
Hệ tầng Trảng Bom .
3. Tầng chứa nước vỉa lỗ hổng trong trầm
tích bở rời Plioxen phần trên.
Hệ tầng Bà Miêu
2. Tầng chứa nước lỗ hổng-khe nứt-vỉa

trong trầm tích bở rời và gắn kết yếu
Hệ tầng Nhà Bè .
Hệ tầng Bình Trưng.
1. Đới chứa nước khe nứt trong các đá trầm
tích phun trào và xâm nhập Mezozoi
thượng.
Hệ tầng Long Bình.

+ Đới chứa nước khe nứt trong đá trầm tích phun trào và xâm nhập
Mezozoi thượng:
Phân bố ở độ sâu dưới 240 m, đây là đới chứa nước nghèo, tỷ lưu lượng chỉ
đạt 0,06 l/Sm. Nước có thành phần Natri Bicacbonat, Clorua, độ khoáng hóa 0,9
g/l và độ pH = 8,5. Xét về lưu lượng thì đới này không có triển vọng nhưng đối
với vùng hiếm nước như Cần Giờ thì đây vẫn là đới chứa nước cần nghiên cứu
thêm.
+ Tầng chứa nước lỗ hổng-khe nứt-vỉa trong trầm tích rời và bở gắn kết
yếu Plixcen dưới:
Phân bố ở độ sâu khoảng từ 160m đến 220m, là tầng chúa nước nghèo và
rất nghèo, tỷ lưu lượng < 0,2 l/Sm. Nước bò nhiễm mặn. Nước thuộc loại hình
Natri clorua, với ưu thế tuyệt đối của anion clorua và cation natri, độ khoáng hóa
từ 3 – 10 g/l.
+ Tầng chứa nước vỉa lỗ hổng trong trầm tích bở rời Plioxen phần trên:
Phân bố ở độ sâu khoảng từ 120m đến 160m, được giới hạn bởi hai lớp
cách nước (lớp trên là lớp sét có chiều dày thay đổi từ vài mét đến 10m - 20m,
SVTH : Huỳnh Ngọc Cẩn MSSV: 02DHMT020 25
GVHD: Th.s Vũ Hải Yến
Bảng 1.1: Các phân vò đòa chất thủy văn

×