UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 173/BC-UBND
Thành phố Cao Lãnh, ngày 31 tháng 12 năm 2010
BÁO CÁO
Tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg
ngày 15/9/2005 của Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể
phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010
Qua 05 năm triển khai Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005
của Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai
đoạn 2006 - 2010, Ủy ban nhân nhân tỉnh Đồng Tháp báo cáo một số kết quả
thực hiện như sau:
I. Tình hình thực hiện Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày
15/9/2005 của Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương
mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010:
Thực hiện Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Chính
phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn
2006 – 2010 (Quyết định 222), Chỉ thị số 14/2006/CT-BTM ngày 11/7/2006
của Bộ Thương mại về việc triển khai kế hoạch tổng thể phát triển Thương
mại điện tử giai đoạn 2006-2010; UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo (tại
công văn số 883/VPUB-HC ngày 26/09/2005 của Văn phòng UBND Tỉnh)
giao Sở Thương mại Du lịch phối hợp với các ngành liên quan xây dựng Kế
hoạch số 66/TMDL-XTTMĐT ngày 02/7/2007 triển khai kế hoạch tổng thể
phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2007-2010 tại tỉnh Đồng Tháp (Kế
hoạch 66) và được UBND Tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Kế
hoạch hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thông tin phục vụ hội nhập và phát
triển giai đoạn 2005 – 2010 tại Quyết định số 1495/QĐ-UBND.HC ngày
01/10/2007. Qua 03 năm thực hiện Kế hoạch 66 đã đạt được một số kết quả
như sau:
1. Chương trình đào tạo, phổ biến về thương mại điện tử
(TMĐT)
Hàng năm, Sở Công Thương Tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến
Thương mại và Đầu tư Tỉnh, Cục Thương mại điện tử và CNTT – Bộ Công
Thương, VCCI-Cần Thơ, Hội Liên hiệp phụ nữ Đồng Tháp (Ban Quản lý Dự
án Việt – Bỉ) đã mở các khóa huấn luyện, đào tạo cho các cán bộ quản lý Nhà
nước và các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Qua các khóa huấn luyện, đào
tạo các doanh nghiệp đã được trang bị kiến thức và tiếp cận thương mại điện
tử, đây là nền tảng để các doanh nghiệp có bước chuẩn bị tham gia sàn giao
dịch thương mại điện tử.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức đào tạo 04 khóa sử dụng quản lý
thư điện tử và tìm kiếm khai thác tài nguyên trên internet, 06 khóa nâng cao
năng lực quản lý tài chánh kế toán bằng CNTT, 01 khóa đào tạo giám đốc
điều hành, 01 khóa sử dụng phần mềm nguồn mở Open Office cho hơn 230
học viên là nhân viên, lãnh đạo của 3.087 doanh nghiệp, 02 buổi hội thảo về
ứng dụng mã nguồn mở trong doanh nghiệp và giải pháp nhân bản máy tính
(số liệu đào tạo CNTT từng năm theo biểu đính kèm). Hiện nay, các doanh
nghiệp với khả năng tiếp cận và đầu tư cho CNTT trên địa bàn Tỉnh với 110
website quảng bá thương hiệu doanh nghiệp.
Nội dung phổ biến tại các kỳ hội thảo phong phú, đa dạng như tổng
quan về TMĐT và các mô hình TMĐT tại Việt Nam hiện nay; lợi ích của việc
ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh; phổ biến các văn bản pháp luật
liên quan đến lĩnh vực TMĐT như Luật giao dịch điện tử, Nghị định, Thông
tư, các quy định về chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số; kỹ năng
marketing trực tuyến; giải pháp bảo mật dữ liệu, những vấn đề cần lưu ý khi
thực hiện các giao dịch thanh toán qua mạng; giới thiệu một số doanh nghiệp
đã triển khai và ứng dụng TMĐT hiệu quả.
Đào tạo công nghệ thông tin và thương mại điện tử các năm qua,
doanh nghiệp đã chú ý hơn về đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện
tử. Cùng với sự phát triển của hình thức đào tạo chính quy ở các trường đại
học, các khóa học thương mại điện tử do các trung tâm, doanh nghiệp và tổ
chức đào tạo cung cấp cũng đã tăng mạnh, thu hút đông đảo học viên từ
nhiều doanh nghiệp. Kết quả phỏng vấn trực tiếp tại một số doanh nghiệp
cho thấy các nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên rất nhiều câu hỏi liên quan
đến thương mại điện tử và công nghệ thông tin trong bối cảnh hội nhập.
Điều này chứng tỏ nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ
đã quan tâm tìm hiểu về lợi ích và cách thức để ứng dụng thương mại điện tử
hiệu quả, bắt đầu yêu cầu một trình độ kiến thức nhất định về thương mại
điện tử đối với người lao động, đặc biệt là các vị trí kinh doanh, bán hàng,
tiếp thị.
2. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử
a). Cung cấp trực tuyến các dịch vụ thương mại công
Được sự hỗ trợ của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
tư vấn, Sở Thương mại Du lịch nay là Sở Công Thương đã thiết kế và đưa
vào vận hành trang thông tin điện tử của ngành công thương Tỉnh. Nội dung
2
trang tin thường xuyên được cập nhật nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công
tác thông tin chuyên ngành. Trong đó thủ tục hành chánh trong lĩnh vực
công thương được xây dựng thống nhất theo Đề án 30 tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân, doanh nghiệp tra cứu thông tin, tìm hiểu các thủ tục có đăng
ký do đơn vị quản lý.
b). Xây dựng sàn Giao dịch điện tử
Với những doanh nghiệp đã có website, kết nối internet là điều bắt
buộc để doanh nghiệp cập nhật các thông tin trên trang web của mình. Kết
nối internet cũng là cách dễ dàng và rẻ nhất để doanh nghiệp liên lạc với
khách hàng, với đối tác thông qua thư điện tử hoặc các công cụ truyền và
nhận dữ liệu khác.
Ngày 05/6/2006, UBND Tỉnh ban hành công văn số 200/UBND-
XDCB về việc thống nhất chủ trương cho xây dựng sàn giao dịch thương
mại điện tử. Sàn giao dịch thương mại điện tử Đồng Tháp đã đi vào hoạt
động từ ngày 27/12/2007, đến nay đã thu hút được 24 doanh nghiệp tham gia
với 224 sản phẩm mua bán và giới thiệu. Trong đó năm 2009, số lượng
doanh nghiệp đăng ký tăng 11 doanh nghiệp so với năm 2008.
Là nơi đăng tải những thông tin và sản phẩm doanh nghiệp, cũng như
những tác nghiệp trực tuyến để doanh nghiệp trao đổi mua bán và thu thập
thông tin khách hàng, giảm được chi phí sản xuất, nhằm tăng cường khả năng
kinh doanh.
Sàn giao dịch đã được quảng bá đến nhiều nước trên thế giới, thông
qua VCCI Việt Nam giới thiệu sàn giao dịch TMĐT: www.vnemart.com.vn
(do Sàn giao dịch TMĐT Đồng Tháp là sàn nhánh), bên cạnh đó thông qua
các chương trình của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, cũng như
việc phối hợp với Đài PTTH Đồng Tháp thực hiện các chuyên mục giới thiệu
sàn giao dịch và hoạt động của các thành viên tham gia đã quảng bá sàn giao
dịch đến với nhiều đối tác trong và ngoài nước.
Số doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng
mạnh. Bên cạnh việc thiết lập website, việc tham gia các sàn giao dịch thương
mại điện tử là một tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng thương mại
điện tử trong doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh nguồn nhân lực triển
khai thương mại điện tử của doanh nghiệp còn ít và nguồn tài chính khiêm
tốn, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử là một giải pháp mang tính
chiến lược và có hiệu quả cao.
c). Hiệu quả thực hiện các chương trình hỗ trợ.
Lực lượng cán bộ thương mại điện tử ở nhiều doanh nghiệp đã tăng
khi doanh nghiệp có các kế hoạch và chiến lược ứng dụng thương mại điện
3
tử mới, đặc biệt trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế, số doanh nghiệp có
cán bộ chuyên trách có thể thấp, nhưng nhiều doanh nghiệp không có cán bộ
chuyên trách vẫn đã có cán bộ kiêm nhiệm phụ trách mảng hoạt động thương
mại điện tử.
Ngoài website, ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp còn
có thể được tiến hành qua nhiều phương tiện khác. Có những doanh nghiệp
cho phép đặt hàng bằng nhiều phương tiện điện tử phần nào phản ánh tốc độ
phát triển theo chiều sâu của ứng dụng thương mại điện tử. Ngoài hai
phương tiện fax và điện thoại đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng từ lâu,
website và thư điện tử là những phương tiện điện tử mới mà doanh nghiệp sử
dụng nhiều do chi phí thấp nhưng hiệu quả cao. Đáng chú ý, thư điện tử đã
trở thành phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch thương mại.
Tuy nhiên, hình thức giao hàng vẫn không thay đổi nhiều so với các năm
trước, với các đơn đặt hàng điện tử, tùy theo loại hình hàng hóa mà doanh
nghiệp có thể giao hàng trực tuyến, lấy hàng từ đại lý, chuyển hàng qua đội
ngũ giao nhận của doanh nghiệp hoặc qua bưu điện. Tỉnh Đồng Tháp hiện
nay vẫn chưa có đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp cho các hợp đồng trực
tuyến, do đó với những đơn hàng từ xa, doanh nghiệp thường phải sử dụng
dịch vụ bưu điện để giao hàng cho khách.
Thương mại điện tử hỗ trợ rất tốt cho công ty trong việc tiếp thị, tìm
kiếm cơ hội kinh doanh nhất là với thị trường quốc tế. Chi phí đầu tư thấp
hơn nhiều so với thương mại truyền thống, có thể mở rộng thị trường, tìm
kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới, xoá
bỏ mọi giới hạn về thời gian và không gian; các giao dịch thông qua internet
giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện mọi lúc và với các đối tác ở khắp
mọi nơi trên thế giới; giảm chi phí thông tin liên lạc, thông tin về sản phẩm,
dịch vụ, giá cả được cập nhật nhanh chóng và kịp thời; tăng khả năng cạnh
tranh. Trong điều kiện hiện nay, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thương mại điện tử rất hiệu quả khi kết hợp với các công cụ thương mại
truyền thống như tìm kiếm đối tác qua các mối quan hệ, các hội chợ triển
lãm, xúc tiến thương mại và các chuyến công tác nước ngoài.
3. Bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống
cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử
Mô hình kinh doanh sàn TMĐT người tiêu dùng với người tiêu dùng
(C2C) là mô hình thương mại điện tử hỗ trợ các giao dịch giữa những người
tiêu dùng với nhau. Các sàn C2C trong các năm qua đã tương đối sôi động
với nhiều người mua và bán, số lượng giao dịch tăng.
Loại hình giao dịch TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
phát triển khá nhanh, việc tiếp cận internet qua kết nối băng thông rộng, đặc
biệt là ADSL, ngày càng dễ dàng với chi phí hợp lý và yêu cầu cấp bách phải
4
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam thực sự bước
vào sân chơi toàn cầu là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp
quan tâm tới thương mại điện tử.
Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương
mại điện tử ngày 9 tháng 6 năm 2006 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc
tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử. Nghị định này thừa
nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động liên quan tới
thương mại. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp và người tiêu dùng yên tâm
tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích thương mại điện tử phát
triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ
pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện
tử. Nghị định về thương mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật
Giao dịch điện tử. Cùng với tiến bộ công nghệ, sự phát triển phong phú, đa
dạng của thương mại điện tử luôn đặt ra những vấn đề mới cho hệ thống pháp
luật về thương mại điện tử. Sự bùng nổ của trò chơi trực tuyến dẫn đến nhu
cầu xác định tính hợp pháp của tài sản ảo, các vụ tranh chấp về tên miền cho
thấy cần có tư duy quản lý thích hợp với loại tài nguyên đặc biệt này, việc gửi
thư điện tử quảng cáo thương mại với số lượng lớn đòi hỏi phải có biện pháp
bảo vệ người tiêu dùng. Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến
thương mại điện tử cũng là một vấn đề đáng chú ý trong các năm qua. Những
hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên. Bên cạnh đó, tình trạng đột
nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến các hoạt động thương mại điện tử lành mạnh cần được bảo vệ.
4. Chương trình ứng dụng thương mại điện tử trong cung cấp
dịch vụ công, mua sắm công
a). Ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ quan hành chánh
Về cơ bản, website của các cơ quan hành chính trong Tỉnh có ba chức
năng lớn như sau:
- Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến ngành, lĩnh vực, địa phương
mà cơ quan đó quản lý, trong đó quan trọng nhất là các văn bản chính sách,
pháp luật liên quan hoặc tác động đến đời sống người dân, hoạt động của của
các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính đó.
- Trao đổi, tiếp nhận thông tin phản hồi từ các tổ chức, cá nhân để
hoàn thiện quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật, cải tiến hoạt
động của cơ quan.
- Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của cơ
quan đó, nghĩa là thực hiện một phần hay toàn bộ quy trình thủ tục hành chính
thông qua mạng.
5