Truyện Kiều của Nguyễn Du với sự tiếp biến các hệ tư tưởng Nho – Phật – Lão
trong xây dựng hình tượng nhân vật
“Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ, Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”- Trích Truyện Kiều.
Nguồn: dainamax.arg
SVTH: Đàm Thị Ngọc Thúy DH2C1
GVHD: Th.s Phạm Thanh Hùng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………. 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………… 2
4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………… 2
5. Dự kiến đóng góp…………………………………………………… 2
6. Bố cục …………………………………………………………………. 3
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1. Vấn đề tư tưởng của tác phẩm văn học ………………………. 4
2.Khái quát về nội dung tư tưởng chính
của các học thuyết Nho, Phật, Lão…………………………………. 4
2.1 Phật giáo …………………………………………………………… 4
2.2 Nho giáo …………………………………………………………… 5
2.3 Lão giáo ……………………………………………………………… 6
Chương II: TRUYỀN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VỚI SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯ
TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
1. Tư tưởng Nho, Phật, Lão trong Truyện Kiều ………… 7
1.1. Triết lí nhân sinh: ………………………………………………… 7
1.1.1 Tài mệnh tương đố với luật thừa trừ của Lão giáo …… 7
1.1.2 Định mệnh – hạn chế trong tư tưởng
nhà Nho cũng là hạn chế trong Truyện Kiều …………………… 8
1.1.3 Luật nhân quả – triết lí về sự công bằng
của nhà Phật ……………………………………………………………… 9
1.1.4 Tu tâm – triết lí về con đường giải thoát …………………… 9
1.2. Luân lí đạo đức: ………………………………………………… 10
1.2.1 Hiếu ………………………………………………………………. 10
1.2.2 Trung …………………………………………………………… 10
1.2.3 Nhân nghĩa ……………………………………………………… 11
1.2.4 Tiết hạnh ………………………………………………………… 11
2. Giá trị Truyện Kiều đạt được khi tiếp biến các học thuyết Nho, Phật, Lão trong
xây dựng hình tượng nhân vật………………………………………………… 11
2.1. Những phức tạp trong tư tưởng Nguyễn Du
khi xây dựng hình tượng nhân vật ……………………………… 11
2.2. Triết lí nhân sinh mà Nguyễn Du muốn gởi gắm …………. 12
PHẦN KẾT LUẬN ………………………………………………… 13
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngay từ khi ra đời, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã khẳng định được vị thế của mình
trong tâm hồn dân tộc ViệtNam. Tác phẩm đã trở thành mảnh đất lí tưởng cho bao nhà
nghiên cứu tìm tòi, “đào xới”. Theo thống kê của Trần Đình Sử, có khoảng 661 bài viết
về Truyện Kiều. [18;351-397].
Hiện nay, văn học so sánh đang là xu hướng phổ biến trong nghiên cứu văn học, nhất là
văn học trung đại. Vì trong mỗi thời kì văn học trung đại, các nhà văn khi sáng tác dù
bằng chữ Hán hay chữ Nôm cũng đều sử dụng nguồn văn liệu ngoại nhập. Văn hoá
Trung Hoa và các nước quanh vùng trở thành nguồn ảnh hưởng chủ yếu trong sáng tác
của các nhà văn, nhà thơ Việt Namnói riêng và các nước đồng văn nói chung. Vận dụng
nguồn văn liệu này vào việc sáng tác, các nhà văn cố gắng vượt lên sự mô phỏng giản
đơn để tạo nên giá trị mới. Nghiên cứu văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học viết,
không thể không có cái nhìn của văn học so sánh. Vì chỉ có so sánh mới có thể khẳng
định được mức độ sáng tạo, trình độ văn hoá, bản sắc dân tộc thể hiện trong tác phẩm.
Chỉ có so sánh như thế mới thấy đâu là tư tưởng của Nguyễn Du gởi gắm trong Truyện
Kiều, đâu là sự ảnh hưởng của văn hoá, văn học các nước vào sáng tác của ông. Cho
nên, nghiên cứu Truyện Kiều trong sự tiếp biến các hệ tư tưởng ngoại lai là một yêu cầu
có tính tất yếu.
Trong quá trình sáng tác, nhà văn luôn chịu sự chi phối của hệ tư tưởng nhất định. Hệ tư
tưởng này sẽ cung cấp cho nhà văn một cách nhìn, cách rút ra kết luận về con người và
cuộc đời. Nói cách khác, tư tưởng chỉ đạo quan niệm sáng tác của các nhà văn. Khi đó,
nhà văn tạo hình tượng văn học nhằm mục đích thể hiện tư tưởng của mình. Do đó, qua
tác phẩm văn học, có thể tìm thấy những biểu hiện của tư tưởng dân tộc, của sự phát
triển tư duy, tâm lí con người, của những quan niệm đạo đức, quan niệm mĩ học…
Nhận ra tư tưởng sáng tác chủ đạo là nhận ra cái chìa khoá để đi vào thế giới tinh thần
mà nhà văn sáng tạo nên. Nắm được tư tưởng đó, ta hiểu vì sao tác giả chọn đề tài, nhân
vật, chi tiết này hay khác trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Nghiên cứu không
chỉ khái quát đúng tư tưởng sáng tác chủ đạo mà còn đi sâu soi sáng giải thích, phải dựa
vào tiểu sử tác giả, sự kiện của thời đại để giải thích vì sao tác giả lại có tư tưởng đó và
tư tưởng đó thể hiện nguyện vọng của một tầng lớp nào trong xã hội. Có nhìn rõ vấn đề
này mới đánh giá đúng giá trị, tác dụng của tác phẩm đối với xã hội.
Như vậy, trong quá trình nghiên cứu văn học, việc tìm hiểu tư tưởng tác phẩm là cần
thiết. Nó giúp người nghiên cứu nhận ra tư tưởng, sự quan tâm đến xã hội, tính nhân văn
của nhà văn.
Các nhà nghiên cứu đã nhận ra trong Truyện Kiều có nhiều biểu hiện của tư tưởng Nho
giáo, Phật giáo và biểu hiện mê tín dị đoan của tư tưởng Lão giáo. Cho nên, chúng tôi
chọn đề tài: “TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VỚI SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯ
TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT”
nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các học thuyết này đối với việc xây dựng hình
tượng nhân vật của tác phẩm. Đề tài sẽ nghiên cứu theo hướng tìm hiểu tư tưởng Nho,
Phật, Lão đã thể hiện trong Truyện Kiều như thế nào. Thông qua việc xây dựng hình
tượng nhân vật mà xác định thái độ của Nguyễn Du đối với các hệ tư tưởng này và
những đóng góp của ông đối với quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng dân tộc.
2.Lịch sử nghiên cứu:
Xuất phát từ tầm quan trọng trên, các nhà nghiên cứu rất chú ý đến vấn đề tư tưởng
củaTruyện Kiều. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Tựu trung có những ý kiến
như:
· G.S Lê Đình Kỵ cho rằng: Truyện Kiều nhằm thuyết minh cho tư tưởng định mệnh.
“Một số nhân vật có mặt không ngoài mục đích phát ngôn cho những lí thuyết định sẵn.
Oan hồn chỉ biết cam chịu của Đạm Tiên hiện ra là để báo trước cái số mệnh của Kiều,
mách cho Kiều biết lúc nào thì chưa được chết và lúc nào thì chết được. Sư Tam Hợp có
mặt không ngoài mục đích đọc lên bảng tổng kết cuộc đời Kiều. Vì có tên trong sổ đoạn
trường mà Kiều phải trải qua mười lăm năm điêu đứng cực nhục. Rồi Kiều lại gặp Kim
Trọng hưởng hạnh phúc lâu dài trong cuộc đoàn viên, điều đó cũng được vạch sẵn từ
trước”.
Và ông khẳng định: “Một mặt, chủ nghĩa định mệnh của Truyện Kiều bắt nguồn từ tư
tưởng thiên mệnh của đạo Nho… Mặt khác, chủ nghĩa định mệnh của Nguyễn Du đồng
thời cũng là bắt nguồn từ tư tưởng luân hồi nhân quả của nhà Phật”. [11; 51 - 52]
· Trần Đình Sử cho rằng: “Nguyễn Du chuyển chủ đề tình khổ sang tâm khổ, thân khổ,
chuyển tài mệnh tương đố sang thân mệnh tương đố.” [18; 114]
· Phan Ngọc thì kết luận: chủ đề của Truyện Kiều là tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc
mệnh. Theo ông: “Tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh không phải là vấn đề vay
mượn, là một sáo ngữ… và nó là một vấn đề không có tính chất muôn thuở mà nó nảy
sinh trong một giai đoạn lịch sử nhất định,… là sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du”.
[15; 42]
· Đào Duy Anh lại cho rằng: “Tư tưởng chủ yếu của Nguyễn Du trong sách này là tài
mệnh tương đố.Tư tưởng ấy gốc là ở thuyết thiên mệnh của Nho giáo”. [ Dẫn theo
12;1065]
. Trần Trọng Kim có nhận định khác, ông cho rằng: “Truyện Kiều bày tỏ một cách rõ
ràng cái lí thuyết nhân quả của nhà Phật”. [ Dẫn theo 4;278]
· Cao Huy Đỉnh cũng cho rằng Truyện Kiều mang triết lí đạo Phật. “Vấn đề là Truyện
Kiều nhuốm màu đạo Phật, nhưng đạo Phật không còn thuần tuý và cũng không phải là
chủ yếu trong Truyện Kiều… Ông viết Truyện Kiều theo tiếng gọi của tình cảm, theo
luận lí của hiện thực trước khi theo giáo lý nhà Phật”. [ Dẫn theo 4;551]
· Hoàng Ngọc Hiến có cái nhìn khác hơn. Theo ông, “Nguyễn Du giải thích cuộc đời
đứng ở phía con người để oán hờn số mệnh (trong Truyện Kiều “trời xanh”, “trăng
già”, “hoá công”, “hoá nhi”… chỉ là cái tên văn học của số mệnh)”. [ Dẫn theo 4;549]
Từ những ý kiến, cách nhìn, cách đánh giá của những bài nghiên cứu ấy, ta thấy tư
tưởngTruyện Kiều là vấn đề phức tạp cần phải giải quyết một cách triệt để và thoả đáng.
Trên cơ sở tiếp thu và hệ thống hóa các ý kiến của những bài nghiên cứu trước, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề tư tưởng của Truyện Kiều. Đó là vấn đề
ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Lão đối với Truyện Kiều, từ đó thấy được sự phức
tạp trong tư tưởng Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật và tìm ra những giá trị
nhân sinh mà Nguyễn Du gởi gắm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Vận dụng lí luận văn học, đặc biệt là vấn đề tư tưởng của tác phẩm văn học và những
tư tưởng chính của các học thuyết Nho, Phật, Lão để làm cơ sở lí luận của đề tài.
3.2 Xem xét sự ảnh hưởng của những tư tưởng Nho, Phật, Lão trong Truyện Kiều.
3.3 Tìm ra sự tiếp biến của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão trong Truyện Kiều. Qua đó,
chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của tác phẩm khi tiếp biến các hệ tư tưởng này vào việc
xây dựng hình tượng nhân vật, đồng thời nhận ra nhân sinh quan của Nguyễn Du thể
hiện trong tác phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài này, khoá luận sẽ tiến hành tìm hiểu quan niệm nhân sinh của Nguyễn Du khi
tiếp biến các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão vào việc xây dựng hình tượng nhân vật. Do
chưa đủ điều kiện, khoá luận chỉ tập trung khảo sát quan niệm của Nguyễn Du qua một
số nhân vật chủ yếu thể hiện rõ tư tưởng, tình cảm của tác giả, đặc biệt là nhân vật Thuý
Kiều.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài các thao tác phân tích, tổng hợp thường thấy trong nghiên cứu khoa học, khoá
luận còn sử dụng các phương pháp như:
5.1 Phương pháp đọc tài liệu:
Phương pháp này được tiến hành bằng cách đọc và chọn lọc những chi tiết, những nhận
định có liên quan đến nội dung đề tài từ sách, tạp chí văn học, tạp chí Hán Nôm.
5.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:
Đây là phương pháp không thể thiếu của người làm nghiên cứu khoa học. Người nghiên
cứu rất cần sự định hướng của người hướng dẫn đề tài, vì đây là người có kiến thức sâu
sắc về vấn đề mình đang nghiên cứu. Ngoài ra, cũng cần hỏi ý kiến của các thầy cô khác
giảng dạy các chuyên ngành có liên quan đến đề tài, trao đổi với những người đang
nghiên cứu về vấn đề gần gũi với khoá luận của mình.
5.3 Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học:
Phương pháp này gồm:
5.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn học so sánh:
Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài. Đề tài sẽ tiến hành so sánh đối chiếu tư tưởng
Nho, Phật, Lão với tư tưởng Truyện Kiều để tìm ra sự tiếp biến của Nguyễn Du khi vận
dụng các tư tưởng này trong xây dựng hình tượng nhân vật. Từ đó, rút ra kết luận về đặc
trưng của tư tưởng Truyện Kiều và tìm ra ý nghĩa nhân sinh mà Nguyễn Du muốn gởi
gắm.
Cụ thể của phương pháp này là:
+ Phương pháp so sánh trên bình diện lịch sử: Vận dụng phương pháp này, khoá luận sẽ
tìm ra những nét tương đồng, dị biệt giữa tư tưởng tác giả và tư tưởng của các học thuyết
Nho, Phật, Lão.
+ Phương pháp so sánh trên bình diện văn hoá – lịch sử : nghĩa là xét tư tưởng Truyện
Kiều với các quan niệm sống, các tư tưởng đã từng tồn tại trong lịch sử văn hoá dân tộc
để tìm ra giá trị đích thực của Truyện Kiều.
5.3.2. Phương pháp nghiên cứu theo hệ thống:
Tác phẩm văn học là hệ thống hoàn chỉnh gồm các bình diện: tư tưởng, đề tài, chủ đề,
nhân vật, chi tiết, … Cho nên, nghiên cứu tư tưởng tác phẩm phải đặt tư tưởng ấy trong
hệ thống các bình diện của tác phẩm. Có như thế, vấn đề tư tưởng mà chúng ta nhận ra
không phải là chủ quan, vô căn cứ.
6. Dự kiến đóng góp:
Việc nghiên cứu Truyện Kiều đã có bề dày nhất định. Trên cơ sở kế thừa và phát huy
truyền thống nghiên cứu văn học trung đại, khoá luận tập trung tìm hiểu quan niệm nhân
sinh của Nguyễn Du thể hiện qua việc tiếp biến các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão vào việc
xây dựng hình tượng nhân vật. Từ đó, thấy được quan niệm nhân sinh của ông, đồng thời
thấy được những điểm khác giữa nhân vật trong Truyện Kiều với nhân vật trong các tác
phẩm truyện Nôm cùng thời.
7. Bố cục:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm các nội dung chính sau:
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.Vấn đề tư tưởng của tác phẩm văn học
2. Khái quát nội dung tư tưởng chính của các học thuyết Nho, Phật, Lão
2.1 Phật giáo
2.2 Nho giáo
2.3 Lão giáo
Chương II: TRUYỀN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VỚI SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯ
TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
1. Tư tưởng Nho, Phật, Lão trong Truyện Kiều
1.1 Triết lí nhân sinh
1.1.1 Tài mệnh tương đố với luật thừa trừ của Lão giáo
1.1.2 Định mệnh – hạn chế trong tư tưởng nhà Nho cũng là hạn chế trong Truyện Kiều
1.1.3 Luật nhân quả – triết lí về sự công bằng của nhà Phật
1.1.4 Tu tâm – triết lí về con đường giải thoát
1.2 Luân lí đạo đức
1.2.1 Hiếu
1.2.2 Trung
1.2.3 Nhân nghĩa
1.2.4 Tiết hạnh
2. Giá trị Truyện Kiều đạt được khi tiếp biến các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão trong xây
dựng hình tượng nhân vật
2.1 Những phức tạp trong tư tưởng Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật
2.2 Triết lí nhân sinh Nguyễn Du muốn gởi gắm
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Vấn đề tư tưởng của tác phẩm văn học:
Nội dung của tác phẩm văn học gồm hai bình diện: nội dung trực tiếp và nội dung tư
tưởng.
Nội dung trực tiếp còn gọi là nội dung hiện thực, đó là bức tranh hiện thực mà nhà văn
miêu tả trong tác phẩm của mình.
Nội dung tư tưởng gắn liền với những đánh giá của tác giả. Đây là nội dung quan trọng
nhất vì nội dung hiện thực có ý nghĩa khi nó gắn liền với một tư tưởng một đánh giá nào
đó.
Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng thể hiện một thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác
giả. Tư tưởng của tác phẩm là sự lí giải, sự đánh giá, sự thể hiện tư tưởng – tình cảm đối
với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, được miêu tả trong tác phẩm, là sự giải quyết vấn
đề theo khuynh hướng tư tưởng – thẩm mĩ nhất định.
Trong các yếu tố cấu thành nội dung tư tưởng của tác phẩm (đề tài, chủ đề, tư tưởng) thì
tư tưởng là yếu tố quan trọng nhất. Vì nó là linh hồn của tác phẩm, quy định chiều sâu ý
nghĩa của tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm chịu sự chi phối của ý thức hệ tư tưởng của
nhà văn. Tuy nhiên, tư tưởng tác phẩm không phải là sự chuyển dịch cứng nhắc, giáo
điều tư tưởng, ý thức hệ của cá nhân nghệ sĩ, của giai cấp, của thời đại vào tác phẩm mà
nó được thể hiện một cách sống động trong từng yếu tố cấu thành của tác phẩm.
Biêlinxki từng nói: “Trong tác phẩm nghệ thuật chân chính, tư tưởng đâu phải là khái
niệm trừu tượng được thể hiện một cách giáo điều mà nó là linh hồn của chúng, nó chan
hoà trong chúng như ánh sáng chan hoà trong pha lê”.
Các học thuyết và quan điểm đóng vai trò rất quan trọng trong tác phẩm, nhưng không
thể đồng nhất tư tưởng và học thuyết ấy khi chúng đi vào trong tác phẩm vì như thế là
biến tư tưởng tác phẩm thành sự minh hoạ giản đơn cho các tư tưởng, quan niệm có sẵn.
Mặt khác, đối lập nội dung tư tưởng tác phẩm với nội dung quan điểm, học thuyết, thế
giới quan thì lại càng sai, vì sẽ dẫn đến đối lập thế giới quan và sáng tác mà quá trình
sáng tác thì nhà văn luôn chịu sự chi phối của thế giới quan nhất định. Vì vậy, các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mac – Lênin phân biệt nhưng không bao giờ đối lập các quan điểm,
học thuyết với hệ thống hình tượng được nhà văn sáng tạo nên, mà luôn xem chúng là
một thể thống nhất và từ mâu thuẫn nội tại của nó mà nhìn nhận giá trị phản ánh hiện
thực của tác phẩm. Phân tích sự lí giải về mặt quan điểm cho ta thấy chiều sâu tư tưởng
mà tác phẩm đạt được.
Tư tưởng của tác phẩm có thể được thể hiện trực tiếp qua lời thuyết minh của tác giả, của
nhân vật trong tác phẩm cũng có thể được thể hiện qua logic của sự miêu tả. Logic của
sự miêu tả là quá trình, diễn biến của sự kiện, hành động, các chi tiết được miêu tả.
Ăngghen từng nói: “Bất cứ sự miêu tả nào đồng thời tất yếu là sự giải thích”.
Tóm lại, tư tưởng tác phẩm phải đáp ứng hai yêu cầu sau:
- Tư tưởng hình tượng: thông qua những hình tượng, những chi tiết mà tư tưởng, tình
cảm được thể hiện sống động. Tư tưởng này có thể trùng với tư tưởng tác giả, cũng có
những trường hợp tư tưởng hình tượng rộng hơn tư tưởng tác giả.
- Tư tưởng nghệ thuật: tư tưởng ấy phải được tác giả thể hiện bằng ngôn từ độc đáo, đa
nghĩa, bằng hình thức nghệ thuật đầy sáng tạo mang dấu ấn cá nhân và thời đại. Nó góp
phần làm giàu óc nghệ thuật của con người.
Tư tưởng của Truyện Kiều thể hiện ở lời thuyết minh của tác giả. Theo lời thuyết
minh, Truyện Kiều mang tư tưởng định mệnh, Thuý Kiều phải chịu mệnh bạc là do quy
luật bù trừ – “hồng nhan bạc phận”, “tạo vật đố toàn” và do cái nghiệp kiếp trước đã gây.
Nhưng qua logic của sự miêu tả hay qua hệ thống hình tượng nhân vật, ta thấy cái khổ
của Kiều là do bọn bất lương đem đến. Đỗ Đức Dục cho rằng, đó là sự “xung đột giữa
triết lí duy tâm và tinh thần thực tiễn” [3;80]. Tinh thần thực tiễn ấy thể hiện ở giá trị phê
phán và tố cáo của tác phẩm. Triết lí duy tâm thể hiện ở sự tiếp biến các hệ tư tưởng
Nho, Phật, Lão trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Nghĩa là, trong quá trình xây
dựng hình tượng nhân vật, Nguyễn Du đã chịu sự chi phối của ý thức hệ tư tưởng phức
tạp. Hệ tư tưởng này là sự dung hợp và tiếp biến cả ba tư tưởng chính yếu của thời đại –
Nho, Phật, Lão.
2. Khái quát nội dung tư tưởng chính của các học thuyết Nho, Phật, Lão:
2.1 Phật giáo:
Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào thế kỉ VI trước công nguyên, người sáng lập là Thái tử
Siddharta (Tất-đạt-đa) họ là Gautama (Cồ-đàm) con vua Suddhodana (Tịnh-phạn). Ngài
sinh khoảng năm 642 TrCN, vào lúc ở Ấn Độ, đạo Bàlamôn đang thống trị với sự phân
chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình về sự phân chia đẳng cấp, kì thị màu da
và đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân là nguyên nhân thúc đẩy Ngài đi tìm con đường
giải thoát cho chúng sinh.
Năm 35 tuổi, Ngài tìm được cách giải thoát khổ ải cho con người. Từ đó, Ngài được tôn
là Bouddha. Đến khi đạo Phật truyền sang Trung Quốc, người Trung Quốc mới theo âm
mà dịch là Phật-đà, gọi tắt là Phật. Phật-đà dịch theo chữ Nho là Giác-giả. Giác-giả là
người biết tận cùng nguồn gốc của sự vật trong vũ trụ, biết rõ hết thảy các lí lẽ của tạo
hoá và có thể chỉ bảo cho chúng ta giải thoát được khỏi luân hồi sanh tử.
Thực chất đạo Phật là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Bởi vậy Phật xướng lên
thuyết Tứ thánh đế và Thập nhị nhân duyên:
TỨ THÁNH ĐẾ:
o · Khổ đế: Chân lí về bản chất của nỗi khổ
Khổ là gì? Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do
yêu thích mà không được gần (ái biệt ly), do mong muốn mà không đạt (sở cầu bất đắc),
do mất cái vinh lạc… sinh ra khổ.
o · Nhân đế (Tập đế): Chân lí về nguyên nhân của nỗi khổ
Đức Thế Tôn lấy thuyết Thập nhị nhân duyên mà giải thích chữ Tập đế. Khổ gốc ở vô
minh và ái dục (ham muốn). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là Nghiệp (Karma),
hành động xấu khiến người ta nhận lấy hậu quả xấu, hành động tốt khiến người ta nhận
kết quả tốt gọi là nghiệp báo, nhưng thông thường người ta dùng từ nghiệp báo với nghĩa
là quả báo xấu. Con người cứ gây nghiệp rồi chịu hậu quả của nó, trả nghiệp cũ rồi cứ
gây nghiệp mới, cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được.
o · Diệt đế: Chân lí về cảnh giới diệt khổ
Nỗi khổ sẽ bị tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra nỗi khổ bị diệt trừ. Tiêu diệt khổ đau gọi
là Niết bàn (nirvana, nghĩa đen là không còn ham muốn, dập tắt). Đó là thế giới của sự
giác ngộ và giải thoát.
o · Đạo đế: Chân lí chỉ ra con đường diệt khổ
Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi con người phải rèn luyện đạo đức
(giới), rèn luyện tư tưởng (định), khai sáng trí tuệ (tuệ). Ba môn học này được cụ thể hoá
trong khái niệm Bát chánh đạo (tám nẻo đường chân chính). Đó là:
- Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng (thuộc về rèn luyện đạo đức – giới).
- Chánh niệm, chánh định ( thuộc về lĩnh vực rèn luyện tư tưởng – định).
- Chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn (thuộc về lĩnh vực khai sáng trí tuệ – tuệ).
THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
Thập nhị nhân duyên là đạo lí giải thích tại sao con người phải luân hồi trong bể khổ
sinh tử. Có thể chia như sau:
Lưu chuyển ba đời
1.Nhân quá khứ 2.Hiện tại 3.Quả vị lai
1. Vô minh 2. Hành 3. Thức 4. Danh sắc 5. Lục nhập 6. Xúc
7. Thọ 8. Ái 9. Thủ 10. Hữu 11. Sinh 12. Lão, tử
Giải thích đại khái là: một người do ngu muội, không rõ thiện ác phải trái (vô minh) ở
đời quá khứ, dẫn đến làm điều xấu (hành) tạo ra cái nhân xấu ở quá khứ. Khi qua đời
phải đi đầu thai thọ sinh (thức), ở trong thai thân tâm dần hình thành (danh sắc);đến lúc
ra khỏi thai mẹ thì mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý nghĩ đầy đủ (lục nhập); sau khi ra đời tiếp
xúc ngoại giới:mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi…(xúc); lớn lên đối với khổ, vui của ngoại
giới có sự cảm thụ (thọ); đối với cái tốt đẹp của ngoại giới khởi tâm ham muốn (ái); từ
ham muốn mới phát tâm chiếm giữ (thủ) và mê muội theo đuổi nó (hữu) chính là cái
nhân xấu cho thời vị lai. Đã có cái nhân xấu hay cái nghiệp xấu thì phải đầu thai thọ sinh
ở đời sau để trả cái nghiệp đã gây (sinh), đã sinh thì phải có hiện tượng già suy, bệnh
chết (lão, tử).
Mười hai nhân duyên đều trong Tứ thánh đế hoặc khai hoặc hợp mà ra, như vô minh,
hành, ái, thủ, hữu là năm chi hợp thành Tập đế; thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, sinh,
lão tử là bảy chi mở ra làm Khổ đế: cái trí xem thấu cái lẽ sinh và diệt của nhân duyên
là Đạo đế; dứt được mười hai nhân duyên là Diệt đế.
Thuyết thập nhị nhân duyên này giải thích rằng, sở dĩ chúng ta đầu thai nơi nhân gian là
vì quá khứ chúng ta vô tri, không rõ thị phi, làm điều càng quấy tạo nên nghiệp chướng,
do vậy ở đời này chúng ta phải nỗ lực hành thiện, cắt đứt hết thảy nhân xấu, có như vậy
mới tránh khỏi luân hồi khổ báo.
Tóm lại, học thuyết Phật giáo nhằm giải thích nguyên nhân nỗi khổ của con người và
khởi xướng con đường diệt khổ. Con người phải tu tâm, thiện tính để tạo nhân tốt, từ đó
mới hưởng được quả tốt, thoát vòng khổ ải.
2.2 Nho giáo:
Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, “nho” là một danh hiệu chỉ những người có học thức,
biết lễ nghi. Nho giáo là một hệ thống giáo lí của nhà Nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu
quả. Để đạt được mục đích đó, Nho giáo đặt ra kiểu mẫu người “quân tử” để cai trị xã
hội. Để trở hành người quân tử trước hết phải tu thân sau đó mới hành động.
TU THÂN: có 3 tiêu chuẩn:
· Đạt “Đạo”. Đạo là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết cách ứng
xử trong cuộc sống. Quan hệ xã hội được quy vào năm mối: vua tôi, cha con, chồng vợ,
anh em, bè bạn (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Năm mối quan hệ đó
gọi là ngũ luân. Thực hiện ngũ luân, con người có thập nghĩa: cha từ, con hiếu, anh lành,
em kính, chồng nghĩa, vợ hiền, trên ban huệ, dưới hoà thuận, vua nhân, tôi trung.
· Đạt “Đức”. Đức của người quân tử gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Nhân là phần cốt lõi của học thuyết Nho giáo. Nhân là yêu người (nhân giả ái nhân), coi
người và mình như nhau, cái gì mình muốn thì cũng cố gắng làm cho người khác được
như vậy (kỉ sở dục lập nhi lập nhân, kỉ sở dục đạt nhi đạt nhân), cái gì mình không
muốn thì đừng làm cho người khác (kỉ sở bất dục vật thi ư nhân). Để đạt được nhân thì
phải có năm đức: cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung là cung kính, không khinh thường
người khác; khoan là rộng rãi với mọi người; tín là nói gì thì làm đúng như vậy; mẫn là
nhanh nhẹn, tháo vác, tích cực năng động trong công việc; huệ là cho người mà không
tiếc của.
Lễ là những quy định mà mọi người cho là đúng và nghe theo để giữ đúng vị trí của từng
người trong tương quan giữa mọi người; tuỳ theo phận vị mà mỗi người được phép làm
gì, nói gì, mặc gì… Khổng Tử bảo: “Khắc kỉ phục lễ ư nhân”, nghĩa là kiềm hãm cái tôi,
giữ cho đúng lễ là nhân. Lễ là điều kiện để đạt nhân. Vì lễ nên giữ được hoà khí, trong
nhà không ai ghét, trong xã hội không ai oán mình. Giữ được lễ nên trong việc giao tiếp
tránh được sự sỗ sàng. Trong việc lễ, quý nhất là lòng thành chứ không phải hình thức xa
hoa loè loẹt.
Nghĩa là mối quan hệ, cách ứng xử của con người đối với tập thể, khi hành động con
người cá nhân phải đặt tập thể lên hàng đầu.
Trí là hiểu biết của người quân tử. Con người muốn có trí phải không ngừng học hỏi, học
đến “cách vật chí tri”(hiểu tận nguồn gốc của sự vật mới được gọi là hiểu biết). Người trí
là người biết mình và biết người, biết khôn ngoan suy xét điều phải trái, biết minh triết
bảo thân trong lúc nguy nan, biết biện biệt kẻ xấu người tốt trong vấn đề xử lý tiếp vật.
Nếu lỡ giao du với kẻ xấu thì phải tuyệt giao với họ nhưng không nói xấu họ.
Dũng là không biết sợ nguy nan, thấy việc nghĩa thì ra tay hành động chứ không chỉ là
lời nói suông.
· Người quân tử phải có vốn văn hoá toàn diện, nghĩa là phải biết ngũ kinh: Kinh Thi,
Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu.
HÀNH ĐỘNG:
Tu thân rồi, bổn phận của người quân tử là phải tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, vì theo
Khổng Tử: “Người xưa muốn làm sáng tỏ cái đức sáng trong thiên hạ, trước lo trị nước.
Người muốn trị nước, trước lo chỉnh đốn trong nhà. Người muốn chỉnh đốn trong nhà,
trước lo sửa mình. Người muốn sửa mình, trước lo cho lòng chân chính. Người muốn
cho lòng chân chính, trước lo cho ý chân thực. Người muốn cho ý chân thực, trước tiên
là đạt được sự hiểu biết. Để đạt được hiểu biết, con người phải phân tích, tìm hiểu đến
tận cùng nguyên lí của sự vật”.
Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kì quốc. Dục trị kì quốc giả, tiên tề kì
gia. Dục tề kì gia giả, tiên tu kì thân. Dục tu kì thân giả, tiên chính kì tâm. Dục chính kì
tâm giả, tiên thành kì ý. Dục thành kì ý giả, tiên trí kì tri. Trí tri tại cách vật. [17;40]
Điều này có nghĩa là, kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị là hai
phương châm:
· Phương châm thứ nhất là nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình
người, coi người như bản thân mình.
· Phương châm thứ hai là chính danh. Chính danh tức là sự vật phải ứng với tên gọi, mỗi
người phải làm đúng với chức phận của mình. Chính danh trong cai trị là phải làm sao
cho “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”(quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử
– Luận ngữ). Nếu danh không chính thì lới nói không thuận, lời nói không thuận thì tất
việc chẳng thành.
Như vậy, học thuyết Nho gia chỉ nhằm mục đích duy nhất là ổn định trật tự xã hội bằng
giềng mối đạo đức, bằng luân thường đạo nghĩa. Tư tưởng này gần với thuyết không
tưởng. Cho nên, đương thời Khổng Tử, tư tưởng này không được triều đình trọng dụng.
2.3 Lão giáo:
Lão giáo hay còn gọi là Đạo giáo được hình thành trong phong trào nông dân khởi nghĩa
vùng nam Trung Hoa vào thời Xuân thu – Chiến quốc. Lúc này nó chưa được tôn là tôn
giáo nên được gọi là Đạo gia. Đạo này được Lão Tử khởi lập và Trang Tử hoàn thiện
cho nên còn được gọi là Đạo Lão với tư tưởng Lão – Trang. Học thuyết tư tưởng này chủ
yếu tập trung ở hai khái niệm cốt lõi là Đạo và Đức.
Đạo của Lão Tử là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách hiển
nhiên. Đạo theo Lão Tử là nguyên lí tối cao của vũ trụ nguyên lí siêu hình không thể
dùng lí trí để phân tích, tìm hiểu hay bàn bạc gì được.
Đức là biểu hiện cụ thể của đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho
vật nào thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do đức. Nếu đạo là cái tĩnh, vô
hình thì đức là cái động, hữu hình của đạo. Nếu đạo là bản chất vũ trụ thì đức là sự cấu
tạo và tồn tại của vũ trụ.
Sự sinh hóa từ đạo trở về đức, từ đức trở về đạo theo Lão Tử là sự thấm nhuần triết lí âm
dương biến đổi và tinh thần biện chứng của triết lí nông nghiệp. Tất cả đều được chi phối
bởi luật quân bình âm dương, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách rất hợp lí, công
bằng và chu đáo, do vậy mà mầu nhiệm. Hợp lí vì theo Lão Tử, lẽ tự nhiên giống như
việc giương cung, cao thì ghìm xuống, thấp thì nâng lên. Công bằng vì nó luôn luôn bớt
chỗ thưa bù vào chỗ thiếu. Chu đáo vì nó như lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt.
Bởi vậy mà nó mầu nhiệm đến mức không cần cạnh tranh mà chiến thắng, không cần nói
mà ứng nghiệm. Mọi sự bất cập hay thái hoá, mất quân bình đều là trái tự nhiên, do vậy
sẽ tự điều chỉnh theo luật âm dương chuyển hoá.
Từ đó, Lão Tử đề ra lối sống “vô vi”. Muốn hành động theo “vô vi” con người phải sống
giản dị. Giản dị là sống đạm bạc không đua đòi, không tập nhiễm. Giản dị là điều kiện
tiên quyết trong phép xử thế. Người giản dị thản nhiên trước mọi cám dỗ về tinh thần lẫn
vật chất. Giản dị là tính căn bản để con người sống theo tự nhiên. Không tranh giành,
sống theo tự nhiên, con người sẽ tránh được khổ đau, nguy hiểm.
Triết lí vô vi áp dụng vào đời sống xã hội, ông không tán thành lối cai trị cưỡng chế.
Ông ghét trị nước bằng thuật dùng trí “lấy trí mà trị nước là cái vạ cho nước, không lấy
trí mà trị nước là cái phúc cho nước” (Dĩ trí trị quốc chi tặc, bất dĩ trí trị quốc quốc chi
phúc – Đạo đức kinh, Chương 65).
Tóm lại, Đạo Lão là môn phái đại diện cho tầng lớp quý tộc cũ đã sa sút, bất lực trước sự
đổi thay của thời thế, cam chịu sống đời ẩn dật. là những người trải qua nhiều nổi chìm,
họ đã nhìn rõ được cái mà họ gọi là “thế sự phù hoa hư ảo”. Do đó đối với giai cấp thống
trị đương thời họ có nhiều ác cảm. Trước nỗi thống khổ của nhân dân, đặc biệt là tầng
lớp tiểu nông đã phá sản, họ tỏ ra thông cảm và đồng tình. Nhưng họ lại ước mơ thay đổi
hiện thực đen tối trước mắt bằng cách quay lại với đời sống giản dị, thuần phác, gần
thiên nhiên, thuận theo tự nhiên như cuộc sống của người thái cổ, với chế độ công xã
nguyên thủy xa xưa.
Nhìn chung, cả ba học thuyết Nho, Phật, Lão đều có một điểm chung là hướng con người
vào cái thiện và mong muốn cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. Đây là tinh
thần nhân đạo của các học thuyết. Mà tinh thần nhân đạo thì thời đại nào cũng phù hợp.
Có lẽ, chính cái tinh hoa của các học thuyết này đã lôi cuốn tinh thần học hỏi của
Nguyễn Du. Ông đã thông cả tam giáo. Chắc rằng đấy cũng là một trong những nguyên
nhân hình thành nên tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du. Nó có ảnh hưởng không ít đến
quá trình sáng tác của ông, nhất là Truyện Kiều.
Chương II. TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VỚI SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯ
TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
1. Tư tưởng Nho, Phật, Lão trong Truyện Kiều:
Tác phẩm văn học là tiếng nói của nhận thức, quan niệm, những suy nghĩ của nhà văn về
cuộc đời và con người. Nói theo TS. Lê Ngọc Trà “Nhà văn sáng tác khi thấy đau ở đâu
đấy trong tâm hồn, khi có điều gì muốn gởi gắm”. Do đó, tác phẩm văn học luôn chịu
sự chi phối của thế giới quan của nhà văn. Đó là tư
tưởng lí luận, các quan niệm triết học, quan niệm chính trị, quan niệm đạo đức, quan
niệm tôn giáo, quan niệm thẩm mĩ của tác giả.
Vì thế, tầm cỡ của nhà văn và tác phẩm phụ thuộc vào chiều sâu của cảm xúc và độ chín
của suy nghĩ nhà văn. Muốn như thế, nhà văn phải có tư tưởng lớn, phải theo đuổi những
quan niệm triết học lớn, phải có chính kiến xã hội, có những quan điểm sâu sắc và triệt
để về đạo đức, tôn giáo và nghệ thuật. Vì mỗi hình thái xã hội có một thượng tầng tư
tưởng điều khiển. Nắm được thượng tầng tư tưởng đó nhà văn có thể khám phá sâu sắc
và độc đáo về con người, giải quyết được vấn đề chung của xã hội.
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đáp ứng được nhu cầu này. Nguyễn Du đã chọn cho
mình một hệ thống tư tưởng lớn của xã hội phong kiến lúc bấy giờ – Nho, Phật, Lão – để
giải thích những phức tạp trong đời sống của con người, để giải quyết số phận chung của
xã hội, của dân tộc trong một thời kì lịch sử đầy biến động. Sự thể hiện tư tưởng này
trong Truyện Kiều là ởtriết lí nhân sinh và luân lí đạo đức.
1.1 Triết lí nhân sinh:
1.1.1 Tài mệnh tương đố với luật bù trừ của Lão giáo:
Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du với tư cách là người dẫn truyện đã phát biểu:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Lời ấy như lời phát biểu của một triết gia có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống đã từng
“Trải qua một cuộc bể dâu” chứng khiến “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
“Những điều trông thấy” ấy là những xót xa trước bất công của tạo hoá. Tài mệnh ghét
nhau mà Nguyễn Du nói là dịch từ cổ ngữ “Tài mệnh tương đố”. Tài là năng lực vốn có
của con người. Tài do tư chất thông minh cũng có thể do rèn luyện mà có. Tài có thể là
tài hoa, tài tử cũng có thể là tài trí dũng, tài mưu lược. Cho nên, tài gồm cả trí tuệ và kĩ
năng. Mệnh có nguồn gốc Nho giáo. Nho giáo cho rằng, mỗi người sinh ra đều có mạng
số, cái phúc phần mà trời ban gọi là thiên mệnh. Tử Hạ nói: “Tử sinh hữu mệnh, phú quý
tại thiên”, chết sống do số mệnh, giàu sang do trời. Mệnh là cái phần số của con người
được quy định ở giới tối cao không thể thay đổi, Nho giáo gọi là định mệnh. Như vậy,
mệnh có thể là phần phúc cũng có thể là bất hạnh. Nhưng chữ “mệnh” mà Nguyễn Du sử
dụng chỉ giới hạn ở nghĩa là cái phần phúc mà con người được hưởng. Tài mệnh ghét
nhau nghĩa là chúng không tồn tại đồng thời trong mỗi con người, giữa tài và mệnh có sự
chống đối nhau. Tài đa thì mệnh bạc, tài càng nhiều thì cái phúc phần càng ít. Càng có
tài bao nhiêu thì số mạng càng ngang trái bấy nhiêu. Người càng có tài thì càng đau khổ.
Những người có tài mà nhiều người thấy được thì sẽ bị ganh ghét. Sắc và tài là hai cái
mà khi phát tiết ra ngoài nhiều quá thì sẽ làm cho người mang nó đau khổ:
Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.
Ở xã hội phong kiến suy vi thối nát thời Nguyễn Du, thuyết tài mệnh tương đố như là
một chân lí. Con người tin tưởng nó với một thái độ bất mãn và bất lực trước cuộc đời.
Xét về nguồn gốc của thuyết này, Đào Duy Anh đã khẳng định: “Tư tưởng chủ yếu của
Nguyễn Du trong sách này là tài mệnh tương đố, tư tưởng ấy là nòng cốt tinh thần cho
toàn truyện, mà mỗi một chương, mỗi một chi tiết, mỗi một đoan là để chứng minh cho
nó mà thôi. Tư tưởng ấy gốc ở thuyết thiên mệnh của Nho giáo”. [12;64]
Nho giáo có đề thuyết thiên mệnh. Thiên mệnh là mệnh trời. Con người hành động phải
tuân theo mệnh trời. Thầy Mạnh Tử dạy: “Vạn sự bất do nhân kế hiệu, nhất sinh đô thị
mệnh an bài”, mọi chuyện không do người toan tính đời người đều do số mệnh an bài.
Thiên mệnh của Nho gia là cái gì đó rất huyền bí, người quân tử phải biết “uý thiên
mệnh”. Sợ mệnh trời vì “Trời là lí nhưng cái lí linh diệu vô cùng, làm chúa tể của cả
muôn vật và ở chỗ nào cũng có. Cho nên, người ta phải kính Trời và sợ Trời” [10;64].
Chứ không phải sợ mệnh trời vì trời làm ra lẽ bất công định người tài hoa thì mệnh bạc.
Và xét trong Nho giáo từ khởi thuỷ, chưa có ai chủ trương rằng người có tài phải chịu
bất hạnh bao giờ. Trái lại, Nho giáo rất coi trọng người có tài. Người có tài cao, đức rộng
gọi là thánh nhân, người có tài trí đạo mạo được gọi là quân tử. Người quân tử phải có
nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, phải “học nhi bất yếm”, học đến “cách vật chí tri” vì muốn có
nhân phải ham học, ham làm điều nhân mà không ham học thì cái lòng bị che lấp và ngu
si ( Hiếu nhân bất hiếu học kì tế giả ngu – Luận ngữ), chỉ có học mời hiểu đạo (nhân bất
học bất tri đạo). Cho nên, Nho giáo rất coi trọng bậc tài cao đức trọng. Triều đình phong
kiến lấy tư tưởng trọng nhân tài của Nho giáo mà đề xuất những cuộc thi tuyển nhân tài
ra làm quan giúp nước ích đời vì chỉ có người tài mới có đủ năng lực “tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ”. Vì thế, các Nho sĩ thời xưa lập công danh bằng cái tài của mình. Vậy nên,
trong học thuyết Nho gia không thể nào đề ra thuyết người có tài thì bất hạnh.
Phật giáo càng không cho rằng ông trời ăn ở bất công như thế. Học thuyết cốt lõi của nhà
Phật là thuyết nhân quả, ai gieo nhân gì thì gặt quả ấy. Đó là quy luật rất công bằng trong
tư tưởng Phật giáo. Nếu ta gặp mệnh xấu là do ta gieo nhân xấu ở kiếp trước chứ không
phải do ta có tài.
Có thể nói, cả Nho và Phật đều không chấp nhận thuyết tài mệnh tương đố. Điều này có
phần gặp gỡ với ý kiến của Phan Ngọc. Nhưng Phan Ngọc thì cho rằng, tài mệnh tương
đố không phải là một sáo ngữ, không phải là sự lặp lại câu nói của ngàn xưa mà nó là
một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du. “Nó là một vấn đề không có tính chất muôn thuở,
mà nảy sinh trong một giai đoạn lịch sử nhất định” [15;42]. Ông đã chứng minh vấn đề
này bằng một loạt đối lập:
o · Đối lập với Kim – Vân – Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Phan Ngọc cho
rằngTruyện Kim Vân Kiều thuyết minh cho câu chuyện “tình khổ” đã được Nguyễn
Du nâng lên thành câu chuyện “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh”.
o · Xét trong tư tưởng Trung Quốc, từ Hán trở về trước không ai nói đến chuyện tài
mệnh tương đố. Nhiều lắm chỉ nói bóng gió sinh không gặp thời. Giữa thời với tài
năng con người không có quan hệ gì với nhau. Ông phát biểu: “Tôi cố tìm trong
tiểu thuyết Trung Quốc mà không thấy ở đâu có trường hợp có thể khẳng định cái
nhìn của Nguyễn Du là xuất phát từ đấy”.
o · Tư tưởng này không xuất phát từ Phật giáo vì Phật giáo khẳng định cái khổ nằm
ngoài sự sống, hễ sống là khổ, đời là bể khổ, dù là hồng nhan hay không hồng
nhan, người tài hay bất tài đều khổ, cái khổ bao trùm không phải con người mà
toàn bộ chúng sinh.
Tư tưởng trong Lão giáo càng không phải. Lão giáo chủ trương sống chết như nhau,
được thua là vậy thì làm gì có chỗ đứng cho thuyết “tạo vật đố tài”?
Nó không thể là hậu quả của thuyết định mệnh. Thuyết định mệnh khẳng định số phận
con người đã được khẳng định từ trước, không liên quan gì đến có tài hay không có tài…
Nó không thể bắt nguồn từ văn học dân gian vì đặc điểm của văn học dân gian là tư
tưởng lạc quan. Nó khẳng định hạnh phúc đến với ai có tài có đức. [15;42– 46]
Những luận cứ này được Phan Ngọc đưa ra nhằm chứng minh cho luận điểm tài mệnh
tương đố là sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du. Thoạt nghe thì đó là những luận cứ rất xác
đáng và rất được sự đồng tình của độc giả. Tuy vậy, cái nhận định “Tôi cố tìm trong tiểu
thuyết Trung Quốc mà không thấy ở đâu có trường hợp có thể khẳng định cái nhìn của
Nguyễn Du là xuất phát từ đấy” thì lại trái với ý kiến của Đào Duy Anh. Theo Đào Duy
Anh, “người ta bằng vào kinh nghiệm do những điều trông thấy ở đời mà suy ra ý huyền
bí của trời. Những người có thiên tài lỗi lạc như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, làm sao một
đơì lại gặp cảnh khổ não? Những người quốc sắc như Chiêu Quân, như Dương Quý Phi
làm sao không được hưởng hạnh phúc nhà vàng mà rốt cuộc phải chết thê thảm?…
Nhân cái lẽ ấy mà dần dần người ta nhận thấy tài sắc với số mệnh không dung hợp
nhau. Nguyễn Du nói “Tài mệnh ghét nhau” cũng như Lý Thương Ẩn đời Đường nói
“cổ lai tài mệnh lưỡng tương phân” vậy”. [12;1065]
Không cần thuyết minh thêm, người đọc cũng nhận ra ý kiến của ai là khách quan, ý kiến
của ai thiếu khách quan. Hơn nữa, khi giải thích luận cứ “tài mệnh tương đố” không phải
bắt nguồn từ Lão giáo thì hoá ra Phan Ngọc chưa nắm vững những tư tưởng của Lão
giáo.
Lão tử, người khởi lập phái Đạo gia cũng là người đầu tiên đưa ra cái luật bù trừ của tạo
hoá:
“Đạo trời phải chăng cũng như phép giương cung ngắm bắn, nếu cao quá thì lại hạ thấp
xuống, nếu thấp quá thì lại nâng cao lên, nếu kéo dây cung căng quá thì giảm bớt đi,
nếu kéo dây cung chưa đủ thì tăng lên. Đạo trời rút bớt chỗ thừa để bù vào chỗ thiếu…”
(Thiên chi đạo, kì do trương cung tư? Cao giả ức chi, hạ giả cử chi, hữu dư giả tổn chi,
bất túc giả bổ chi. Thiên chi đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc… – Đạo đức kinh, Chương
47).
Mặt khác, phần nổi nhất trong tư tưởng của Lão Tử là những nguyên tắc quan trọng của
phép biện chứng mà ông đã cảm nhận được một cách rõ ràng. Theo ông, mọi sự vật đều
bao hàm hai mặt: chính phản đối lập nhau, nương tựa nhau mà tồn tại, sự vật phát triển
đến điểm đỉnh thì chuyển sang mặt tương phản. Đó là điều mà ông nhấn mạnh “phản là
động của đạo”, phải biết lấy nhu thắng cương, lưỡi mềm nên lưỡi còn, răng cứng nên
răng mất. Do đó ông chủ trương con người sống theo lối “vô vi”, biết đủ, không tranh
giành. Có như vậy thì mới mong bảo toàn được sinh mạng, tránh được những điều nguy
hại. Vì thế đối với ông, con người không cần phải có tài. Con người có tài sẽ sinh ra xảo
trá, gian ngoa (Trí tuệ xuất hữu đai ngụy). Ông chủ trương không tôn trọng người tài để
dân không tranh giành (Bất thượng hiền sử dân bất tranh).
Như vậy theo Lão Tử, con người không cần phải có tài. Tài nhiều chỉ để người ganh
ghét. Tài nhiều chỉ để tạo hoá bù trừ vào đó là cái mệnh bạc. Cho nên, ở góc độ nào đó
có thể khẳng định thuyết tài mệnh tương đố xuất phất từ định luật bù trừ của tạo hóa mà
Lão giáo rất coi trọng.
Nguyễn Du đã cụ thể hoá cái thuyết bù trừ của Lão Tử thành tài mệnh tương đố. Tuy
nhiên với Lão giáo, tạo hoá bù trừ chỉ là một triết lí rút ra từ sự suy nghiệm cuộc sống, từ
sự thông đời hiểu thế của một triết gia. Còn với Truyện Kiều, tài mệnh tương đố như một
học thuyết mà Nguyễn Du cần phải chứng minh.
Cuộc đời Thuý Kiều là một minh chứng cụ thể sinh động cho thuyết ấy. Đó không chỉ là
tài mệnh tương đố mà còn hồng nhan bạc phận, là sự ganh ghét của tạo hoá. Tạo hoá
ganh với sắc đẹp của nàng, vì nàng có “làn thu thuỷ, nét xuân sơn” cho nên “hoa ghen
thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Còn với cái tài của nàng thì:
Thông minh pha sẵn tư trời,
Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm.
Cung, thương, làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt cầm một trương.
Nhưng trong cái tài ấy thì lại chất chứa “Một thiên bạc mệnh lại càng não thân”. Dường
như với Nguyễn Du, tài hoa – bạc mệnh là hai mặt của một trang giấy, nó không tách rời
nhau. Cho nên, ông thường viết những câu:
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Hay:
Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.
Lại còn:
Nghĩ đời mà ngán cho đời,
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.
Ngay cả Kim Trọng khi nghe Kiều đàn xong cũng nhận xét:
Rằng: “ Hay thì thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào…”
Hình như trong cái tài đã chứa sẵn phần đau khổ. Trời ban cho con người cái tài thì cũng
dành cho cái khổ. Nếu hiểu thuyết tài mệnh tương đố như lời phát biểu giản đơn ấy thì
cái bạc mệnh kia chỉ là bởi do trời, con người hoàn toàn vô can. Nói thế thì giá trị tư
tưởngTruyện Kiều chỉ gợi lên lòng trắc ẩn, nỗi thương cảm của người đọc trước cái bất
hạnh của con người. Cũng như những nhân vật khác trong Truyện Kiều đã từng thông
cảm cho Kiều. Thúc ông đã từng:
Thương vì hạnh trọng vì tài,
Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba.
Còn Hoạn Thư thì:
Tiểu thư xem cũng thương tài
Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân.
Nhờ những lần thông cảm ấy mà Kiều thoát khỏi những lần hành hạ, những trận đòn roi.
Và như thế, chẳng lẽ Nguyễn Du lại quan niệm tất cả nỗi khổ con người là do ở tạo hoá,
mà tạo hoá luôn bất công còn con người hoàn toàn bất lực? Không. Nguyễn Du không
rơi vào duy tâm hay thần học. Dù bề ngoài Nguyễn Du cho rằng cái điều bạc mệnh ấy là
quy luật của tạo hoá, do tạo vật đố toàn, nhưng thực chất nó lại không thể biện minh cho
thái độ bất mãn của ông đối với cuộc đời.
Cái thời đại mà Nguyễn Du sống là cái thời đại rối rắm, thời tranh quyền đoạt thế.
Nguyễn Du đã chứng kiến sự suy tàn của chế độ phong kiến. Chỉ trong vòng 13 năm
(1789 – 1802) mà ba triều đại nối tiếp nhau trị vì thiên hạ. Mỗi một triều đại hưng thịnh
rồi lại bại vong là một lần gieo vào lòng người một chút bi quan chán nản. Mỗi một sự
bất công trong xã hội diễn ra là trừ bớt đi niềm tin của con người vào cuộc sống.
Ở Truyện Kiều, những bất công trong xã hội diễn ra đầy rẫy. Những bọn “buôn thịt bán
người” như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh, những bọn đầu trâu mặt ngựa
như Khuyển, Ưng đi lại khắp nơi trong xã hội Truyện Kiều. Những bọn sai nha vì tiền,
những tên quan vô lại tồn tại một cách nghiễm nhiên. Đó là những bọn người trực tiếp
làm cho cuộc đời Kiều trở nên bạc mệnh.
Nguyễn Du nhận ra điều đó là hiển nhiên vì ngay cả Lão Tử từ thế kỉ VI TrCN mà còn
nhận ra “bất thượng hiền sử dân bất tranh” thì Nguyễn Du không lí nào không nhận ra
“nhân phạ trứ danh, trư phạ tráng”, người sợ nổi danh, heo sợ mập. Hay nói cách khác,
Nguyễn Du thừa hiểu trong cái xã hội mục nát như thế thì công bình, công lí khó mà tồn
tại. Những ai có tài có sắc thì bị người khác hãm hại chứ không có một bàn tay huyền bí
nào can dự. Cho nên, tài mệnh tương đố không phải là học thuyết huyễn hoặc, bi quan
định mệnh mà là nỗi bất bình của con người trước thời đại. Nó là sự đúc kết “những điều
trông thấy”. Những điều ấy là những nỗi bất công trong cái xã hội phong kiến đã đến
thời suy tàn, cái xã hội chỉ có đồng tiền ngự trị.
Ở xã hội này, con người nhất là người phụ nữ tài sắc như Thuý Kiều, Đạm Tiên dễ dàng
trở thành món hàng đầy lợi nhuận của bọn bất lương. Chẳng hạn, trong khi:
Kiều còn ngơ ngẩn biết gì
Cứ lời, lạy xuống mụ thì khấn ngay:
“Cửa hàng buôn bán cho may,
Đêm thì hàn thực, ngày thì nguyên tiêu…”
Đó là cái cảnh lạ đời chưa từng thấy của một cô gái mới xuất giá về nhà chồng. Và còn
ngỡ ngàng hơn khi Kiều biết mình không phải đi làm lẽ mà là làm kĩ nữ. Niềm đau đớn
tột bật ấy khiến Kiều không thể chịu nổi và nàng đã tự tử ngay. Nhưng bọn ma quỷ ấy
không để nàng chết, chúng tìm mọi cách để ép nàng phải chịu kiếp phong trần, để cuộc
đời hồng nhan của nàng bị chà đạp đến xót xa. Nàng tự thấy tủi nhục cho thân phận của
mình:
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đàng?
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán, ong chường bấy thân?
Nhưng may, nàng gặp Thúc Sinh vì “mộ tiếng Kiều nhi” mà “Thiệp hồng tìm đến hương
khuê gởi vào”. Tưởng rằng Kiều sẽ được một chút hạnh phúc lẻ mọn khi được Thúc Sinh
chuộc khỏi lầu xanh về làm vợ lẽ và được cả Thúc ông đồng tình. Nhưng Kiều không
tránh được số mệnh của mình, Hoạn Thư ghen tìm mọi cách hãm hại nàng. Rồi sau khi
chịu bao tủi khổ ở Hoạn gia, Kiều lại rơi vào nhà chứa khác. Đúng là những khổ đau cứ
giăng bẫy cuộc đời nàng. Kiều thoát khỏi ngục tù này thì lại rơi vào ngục tù khác, thoát
khỏi lầu xanh này thì lại rơi vào lầu xanh khác tưởng chừng như có bàn tay siêu hình nào
đó đã sắp đặt sẵn. Thực chất thì không, cái khổ của Kiều do “bọn người bạc ác tinh ma”
đem đến chứ không phải do “ ma đưa lối quỷ dẫn đường”.
Thuyết tài mệnh tương đố này được bổ sung bằng hình tượng Đạm Tiên, một ca kĩ:
Nổi danh tài sắc một thì,
Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh.
Thế mà:
Phận hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương.
Và rồi Đạm Tiên phải chịu kiếp:
Sống làm vợ khắp người ta,
Khéo thay thác xuống làm ma không chồng!
Nguyễn Du đã nhìn cuộc đời của Thuý Kiều, Đạm Tiên và nàng ca kĩ đất Long Thành
( Long Thành cầm giả ca – thơ chữ Hán của Nguyễn Du) mà khóc than rằng:
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Nguyễn Du khóc than cho nhiều mảnh đời bất hạnh, đặc biệt là những người phụ nữ tài
hoa bạc mệnh .
Thế mới biết, nếu Lão Tử dùng thuyết tạo hóa bù trừ để an ủi những tâm hồn đau khổ
từng chịu những bất công thì Nguyễn Du cụ thể hoá cái thuyết bù trừ ấy thành “hồng
nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đố” để gợi lên lòng trắc ẩn, nỗi thông cảm ở con người
và phê phán những bất công trong xã hội. Nhưng nếu ta hiểu thuyết tài mệnh tương đố
mà Nguyễn Du sử dụng là sự cụ thể hoá, sự mô phỏng thuyết bù trừ, luật quân bình của
Lão Tử thì không phải không có ý nghĩa nhân sinh. Theo tinh thần Lão Tử thì cái “có”
sinh từ cái “không”, hạnh phúc sinh từ cái bất hạnh. Lão Tử giải thích khổ đau, sướng
vui luôn cùng nhau tồn tại. Con người phải biết đủ, không mưu cầu, không than oán số
mệnh, có tài thì bị bù trừ cho cái bất hạnh. Đó là qui luật. Con người không nên than
phiền oán trách để rồi tự đau khổ, tự dày vò mình.
Hiểu như thế thì không tiêu cực nhưng ý nghĩa tích cực lại không được khẳng định rõ
ràng. Có lẽ, dù Nguyễn Du thông hiểu Đạo giáo và có những lúc Nguyễn Du đã “Ước gì
có thể vào rừng ở, Nằm nghe tiếng thông reo lưng chừng mây” (Tự thán) nhưng Nguyễn
Du không chọn cho mình cái lí tưởng sống “vô vi” như thế.
Cũng như GS Lê Đình Kỵ nói: “Triết lí Lão – Trang trên thực tế là triết lí của những kẻ
thất chí không chừa một người nào – người đi đúng trào lưu lịch sử cũng như kẻ đi
ngược lại, người có công cũng như kẻ có tội với triều đình – ít có ngai vàng phong kiến
nào mà không đẫm máu me của người thân, cho nên rất cần sự phân tích và phân biệt
cụ thể.
Đối với Nguyễn Du đó chỉ là chiếc gối cho tâm hồn quá mỏi mệt, là nơi an lánh để khỏi
bị bám víu bởi bụi bặm ở đời, Nguyễn Du không coi đó là cái đích cuối cùng và cũng
không bằng lòng lâu với món ăn tinh thần khốn quẩn ấy”. [11;22]
Chính vì thế, ta có thể kết luận rằng, nhìn ở góc độ nào đó thuyết tài mệnh tương đố,
hồng nhan bạc phận mà Nguyễn Du nêu ra là xuất phát từ thuyết tạo hoá bù trừ, âm
dương biến đổi của Lão giáo nhưng Nguyễn Du đã cảm nhận và giải thích nó bằng quan
niệm rất riêng. Nguyễn Du không hề rơi vào duy tâm hay bi quan như Lão Tử. Mặc dù
trong tác phẩm có nhiều câu phát biểu trực tiếp của tác giả còn gọi là lời trữ tình ngoại
đề mang tính siêu hình nhưng qua hệ thống hình tượng nhân vật ta thấy lời phát biểu của
tác giả với tư tưởng tác phẩm mâu thuẫn nhau. Cho nên có thể nói, Nguyễn Du là một
nhà tư tưởng không triệt để. Nguyễn Du đã từng bảo rằng “Tài tình chi lắm cho trời đất
ghen”. Cuối cùng Nguyễn Du lại than một câu:
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Nhà thơ đã nhận ra cuộc đời là thế. Cuộc đời là sự tranh quyền đoạt thế, lòng ích kỉ của
con người làm cho họ sẵn sàng hãm hại nhau, mà người có tài luôn là cái gai trong mắt
của những kẻ tiểu nhân. Một xã hội phản động luôn tìm cách loại trừ những bậc tài năng.
Thế nên, chúng tôi rất đồng tình với Đỗ Đức Dục: “Trong xã hội phong kiến, tài được
quan niệm một cách trừu tượng mà mệnh là một yếu tố siêu nhiên, và trong vấn đề xung
đột giữa tài và mệnh gắn liền với thuyết như Hồng nhan bạc mệnh, Bỉ sắc tư phong
mang tính chất trừu tượng và siêu hình, đó là mâu thuẫn giữa cá nhân tài năng với xã
hội, rồi đi đến chỗ chung hơn nó được mở rộng thành vấn đề mâu thuẫn giữa cá nhân và
xã hội… Cuối cùng, về thực chất đó là quyền sống của con người và chế độ xã hội.
Tựu trung, Truyện Kiều mà Nguyễn Du muốn thu hẹp vào chủ đề “Tài mệnh ghét nhau”
có ý nghĩa khách quan, ý nghĩa xã hội rộng lớn vượt xa chủ đề đó, vượt xa tư tưởng chủ
quan của tác giả, nó đề cập đến vấn đề quyền sống của con người trong xã hội phong
kiến”[3;80]. Nghĩa là, nếu Lão Tử xem những bất công ở đời là một quy luật thì Nguyễn
Du xem hồng nhan bạc phận, tài mệnh tương đố là một tai hoạ mà nạn nhân thường là
người phụ nữ. Đó là giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Lại có lúc Nguyễn Du cho rằng, tài sắc đôi khi cũng giúp con người rất nhiều. Nhờ tài
sắc Kiều mới có thể bán mình chuộc cha, nhờ tài sắc Kiều mới được Thúc Sinh, Từ Hải
chuộc thân, nhờ tài đức mà Kiều được Thúc ông cho làm lẽ Thúc Sinh, Hoạn Thư
thương tình… Từ đó cho thấy, xã hội Truyện Kiều toàn là những người xem trọng tài
hoa. Với ý nghĩa này, giá trị phê phán hiện thực của tác phẩm giảm đi rất nhiều. Thế nên,
một lần nữa có thể khẳng định: xét về mặt tư tưởng, Nguyễn Du là nhà tư tưởng không
triệt để. Nhưng xét về lĩnh vực văn học, hiện tượng ấy không có gì là mâu thuẫn. Bởi
một tác phẩm văn học thường có nhiều tầng ý nghĩa, một mặt nào đó nó có thể đồng tình
nhưng một mặt nào đó nó cũng có thể phê phán. Cũng như đã nói, tác giả Truyện
Kiều cho rằng xã hội luôn tìm cách vùi dập những người tài hoa nhưng qua những tình
tiết trong truyện lại nổi lên vấn đề khác. Đó là, thế giới Truyện Kiều là thế giới của
những con người có tài và con người biết trân trọng cái tài. Việc làm khổ nhau, hãm hại
nhau chẳng qua vì tiền, vì phải đấu tranh với cuộc sống. Như vậy, xấu xa không phải là
bản chất của xã hội mà là sự suy đồi của chế độ. Về vấn đề này, GS. Lê Đình Kỵ cho
rằng: “Quan niệm tài hoa và việc đề cao tài hoa trong Truyện Kiều có mặt tiến bộ của
nó, ở ý nghĩa muốn thoát ly và chống lại sự gò bó của nếp sống phong kiến, một nếp
sống bị áp đặt trong gọng kiềm của tôn ti trật tự, trong vòng vây của đạo đức luân
thường ngột ngạt. Đó cũng là sự phản ứng, một yêu cầu được giải phóng về tư tưởng
tình cảm, một khát vọng được sống thoải mái, phóng khóang, thắm tươi trong hoàn cảnh
xã hội không đếm xỉa gì đến nhu cầu tinh thần và tình cảm cá nhân. Nhân dân bao giờ
cũng nhìn mọi biểu hiện tài năng một cách đồng tình. Vì tài năng xét đến cùng là bắt
nguồn từ sinh hoạt và tiềm lực của quần chúng lao động, huống hồ trong biểu hiện tài
năng ở đây còn có mặt khao khát được cởi mở tâm hồn, được vươn tới, được tự do phát
triển”. [11;65].
Như thế, Đỗ Đức Dục và Lê Đình Kỵ gặp nhau ở chỗ cả hai đều cho rằng, “tài mệnh
tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh” là vấn đề mà Nguyễn Du đưa ra nhằm khẳng định
quyền sống của con người trong xã hội phong kiến.
Qua đó, ta cũng thấy rằng ở thế kỉ XVIII, số phận, hạnh phúc của người phụ nữ được
bênh vực công khai bằng lời lẽ vừa bi ai, vừa quyết liệt. Có thể xem đây là mầm móng
cho tinh thần hiện thực phê phán sau này. Nhưng ở thời đại bấy giờ, Nguyễn Du chỉ
dừng lại ở mức độ đồng tình với những mảnh đời bất hạnh, thông cảm cho họ và phê
phán xã hội chứ chưa tìm ra giải pháp giải phóng họ. Nhìn thấy những bất công để rồi
căm phẫn, không giải quyết được bất công để rồi bất lực, bi quan, rồi lại rơi vào chủ
nghĩa định mệnh. Đó là trường hợp của Nguyễn Du.
1.1.2 Định mệnh – hạn chế trong tư tưởng Nho gia cũng là hạn chế trong tư
tưởngTruyện Kiều:
Nếu đi tìm tư tưởng định mệnh ở Nguyễn Du thì không đâu bằng tìm ở Truyện Kiều.
Như đã nói thuyết “tài mệnh tương đố” không bao trùm hết số phận các nhân vật
trong Truyện Kiều. Thế giới của Truyện Kiều là thế giới của những con người có tài: tài
hoa, tài trí dũng, tài trí xảo. Nhưng không phải ai có tài cũng đều bất hạnh, như: Kim
Trọng, đại thần Hồ Tôn Hiến, Vương Quan, Thuý Vân đều là những kẻ có tài, người có
sắc nhưng số phận không nghiệt ngã đối với họ. Nguyễn Du đã lí giải điều này dựa trên
thuyết định mệnh của Nho gia. Đây cũng là một học thuyết bất công mà con người tỏ ra
bất lực:
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Điều này có nghĩa là số phận con người đã được giới tối cao định sẵn, “tử sinh
hữu mệnh, phú quý tại thiên”, sống chết có số, giàu sang do trời. Cho nên, “vạn sự bất
do nhân kế hiệu, nhất sinh đô thị mệnh an bài ” [7;46], mọi việc chẳng do người toan
tính bởi cả đời người đều được số mệnh an bài.
Theo GS. Lê Đình Kỵ: “Một mặt chủ nghĩa định mệnh của Truyện Kiều bắt nguồn từ tư
tưởng thiên mệnh của đạo Nho…Mặt khác, chủ nghĩa định mệnh của Nguyễn Du cũng
đồng thời bắt nguồn từ tư tưởng luân hồi nhân quả của nhà Phật”. Còn bài viết của Tạ
Ký trong Việt Nam thi văn trích giảng thì cho rằng: “Chúng ta không nên lầm định mệnh
với thiên mệnh của Nho giáo. Trời theo quan niệm Nho giáo không phải là ông trời của
Định mệnh thuyết” [11;64].
Nhưng việc xác định nguồn gốc của một học thuyết tư tưởng có ý nghĩa gì chăng? Tại
sao các nhà nghiên cứu thường hay đi tìm nguồn gốc của chúng?
Nếu như các triết gia đi từ những hiện tượng riêng lẻ để đi đến khái quát chúng thành qui
luật thì các nhà nghiên cứu đi ngược lại. Nghĩa là, nhà nghiên cứu đi từ những thuộc
tính, những biểu hiện của hiện tượng rồi quy hiện tượng ấy vào quy luật chung, dựa vào
quy luật chung ấy mà tìm đến bản chất của hiện tượng và tiến hành lí giải chúng. Chẳng
hạn, ta cho câu tục ngữ “hễ gieo gió thì gặt bão”là học thuyết nhân quả của nhà Phật thì
ta có thể dựa vào thuyết ấy mà lí giải câu tục ngữ trên.
Một ý thức hệ ra đời là xuất phát từ cách phân tích, đánh giá của con người ở một thời
đại nhất định, xuất phát từ một thực tại xã hội nhất định. Nói rộng ra, một thượng tầng
kiến trúc chỉ phù hợp với một cơ sở hạ tầng nhất định. Đứng trên lập trường quan điểm
khác nhau sẽ có cách đánh giá khác nhau. Sở dĩ tư tưởng đạo đức Nho gia không vạch
trần được tội ác trong cuộc sống hiện thực của con người, không phân tích chúng một
cách sâu sắc bởi Nho giáo nhìn nhận cuộc sống bắt nguồn từ cái thiện, “nhân chi sơ tính
bổn thiện”. Mọi học thuyết của Nho giáo đều nhằm mục đích duy nhất là hướng con
người vào cái thiện. Còn Phật giáo nhìn cuộc sống con người ở chữ “si” (ngu si, vô
minh) và do vô minh mà con người cứ bị quay vòng trong chữ khổ. Học thuyết nhà Phật
ra đời cốt yếu nhằm giải trừ nỗi khổ cho con người.
Bởi thế, nếu xác định thuyết định mệnh vừa bắt nguồn từ tư tưởng thiên mệnh của Nho
gia vừa bắt nguồn từ tư tưởng luân hồi nghiệp báo của nhà Phật thì đó là một mâu thuẫn
lớn. Theo Phật giáo, mệnh do nghiệp mà ra, nghiệp tốt thì hưởng mệnh tốt, nghiệp xấu
thì hưởng mệnh xấu. Nghĩa là con người hoàn toàn có khả năng quyết định vận mệnh
của mình, mình muốn tương lai được tốt thì hiện tại phải làm việc tốt. Định mệnh không
làm người ta bi quan mà hướng con người làm việc tốt nhằm giải khổ cho con người.
Nho giáo thì ngược lại. Tư tưởng thiên mệnh dạy con người phải biết “uý thiên mệnh”,
sợ mệnh trời và phục tùng số mệnh. Bởi “Đấng hiền xưa nói rằng: Những người biết
mệnh thì thấy lợi lộc cũng chẳng động lòng tham, đến lúc phải chết cũng chẳng oán,
mệnh cho một ngày thì sống một ngày, mệnh cho một giờ thì sống một giờ, dù nhanh hay
chậm thì nẻo trước cũng bấy nhiêu đường mà thôi (nghĩa là số mạng đã định trước thì
dù lâu hay mau cũng sẽ đến nơi đó). Thời mà lại thì dầu cao như gác Đằng Vương gió
cũng sẽ đến, vận mà qua thì có vững như bia Tiến Phúc sấm cũng đánh ngã”.
(Tích hiền viết: tri mệnh chi nhân, kiến lợi bất động, lâm tử bất oán, đắt nhất nhật quá
nhất nhật, đắt nhất thời quá nhất thời, khẩn hành , mạn hành, tiền trình chỉ hữu hứa đa lộ.
Thì lai phong tống Đằng Vương các, vận khứ lôi oanh Tiến Phúc bi). [7;49]
Định mệnh của Nho giáo là qui luật định sẵn, con người không có khả năng chống lại.
Nho giáo bắt con người phục tùng tuyệt đối số mệnh của mình. Người làm quan thì cứ lo
an phận làm quan đừng mơ mộng đổi đời làm vua vì anh ta đâu có số làm vua, còn người
đã có số làm vua thì dù có trốn tránh thế nào cũng sẽ làm vua. Thuyết định mệnh ấy
nhằm mục đích duy nhất là ổn định trật tự xã hội.
Tóm lại, nếu định mệnh bắt nguồn từ tư tưởng nghiệp báo luân hồi của nhà Phật thì ta có
thể thay đổi, còn tư tưởng định mệnh bắt nguồn từ tưởng thiên mệnh của Nho gia thì ta
không thể thay đổi, phải phục tùng.Vậy với Nguyễn Du, định mệnh có thể thay đổi được
chăng?
Như ta biết, ảnh hưởng tư tưởng định mệnh trong Truyện Kiều còn rất mạnh. Tư tưởng
đó được ông thầy tướng số bày ra trước, Đạm Tiên tiếp tục củng cố và phát triển, cuối
cùng người tổng kết lại chính là sư vãi Giác Duyên. Có lẽ trong con người thi sĩ Nguyễn
Du có niềm tin nơi định mệnh ở một mức độ nào đó. Con người chúng ta, nhất là những
lần thất bại trong cuộc sống, chúng ta thường trở nên bi quan và đổ lỗi cho định mệnh,
cho số trời. Đó cũng là tâm lí chung nhằm giúp con người được chút an ủi khi thất bại. Ở
xã hội thời Nguyễn Du, những bất công, những đổi thay của xã hội, của lịch sử cứ liên
tục diễn ra mà con người không lí giải nổi, cho nên Nguyễn Du tin vào định mệnh là lẽ
đương nhiên. Đó không chỉ là đức tin của Nguyễn Du mà còn là đức tin chung của thời
đại, của Nho sĩ thời bấy giờ. Cũng như Nguyễn Huệ đã dựa vào lực lượng nông dân để
để làm nên sự nghiệp lẫy lừng, nhưng khi lên ngôi thì Ngô Thì Nhậm lại viết: “… Nước
Việt Nam ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây dựng ra nước cho đến nay, thánh minh dấy lên
không phải vì một họ, nhưng thịnh suy, dài ngắn vận mệnh do trời không phải do người
tạo ra.” [ Dẫn theo 11;71]
Có thể nói tư tưởng thiên mệnh một mặt là sản phẩm của xã hội phong kiến, một mặt là
công cụ để quan lại phong kiến dùng để duy trì trật tự xã hội. Nhưng Truyện Kiều của
Nguyễn Du không nhằm mục đích tuyên truyền, mị dân giúp cho chế độ lúc bấy giờ mà
nổi trội là ý nghĩa phê phán và buộc tội xã hội. Tuy vậy, thuyết định mệnh cũng làm
cho Truyện Kiều rơi vào một vài hạn chế và cũng là mâu thuẫn lớn trong con người
Nguyễn Du. Một mặt, ông phê phán định mệnh, một mặt lại rất tin vào định mệnh. Và
dường như với quan niệm Nguyễn Du, phụ nữ là người chịu sự áp đặt khắt khe nhất của
định mệnh:
Hồng quân với khách hồng quần,
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.
Hay:
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Từ Đạm Tiên đến Thuý Kiều và cả Thuý Vân cũng chịu sự chi phối của định mệnh.
Nhưng khác nhau là Đạm Tiên và Thuý Vân là những người thuận theo mệnh mà sống,
còn Thuý Kiều là người luôn chống lại định mệnh.
Đạm Tiên sau khi chịu số hồng nhan bạc phận thì chịu yên theo kiếp “làm ma không
chồng”, chịu yên theo bổn phận làm sứ giả truyền lời phán quyết của Hội chủ hội đoạn
trường đến Kiều. Nàng không một chút than van, không một lời kể khổ. Có lẽ tuân theo
mệnh trời, biết an phận con người sẽ không khổ. Kết luận này được chứng minh bằng sự
đối lập giữa cuộc đời Thuý Kiều và Thuý Vân. Kiều và Vân cùng sinh trong gia đình gia
giáo, cùng là những kẻ tài hoa, sắc nước hương trời. Nhưng cuộc đời Vân không vướng
lấy cái khổ, bởi lẽ nàng là người nhất nhất tuân theo số mệnh. Vân vốn không yêu Kim
Trọng, nhưng khi Kiều trao duyên Vân vẫn nhận lời. Vân nhận lời với một thái độ cam
chịu, phó mặc hạnh phúc cho định mệnh. Vân thừa nhận mình nhận duyên là bởi:
Chuộc cha chị lỗi duyên này,
Thôi đành duyên chị sau này thay em!
Tiếng “thôi đành” mà Vân cất lên, ta nghe như lời cam chịu đến nghẹn ngào. Bởi lẽ, điều
mà Kiều trao là tình duyên – một thứ mà xưa nay không ai lại trao gởi , chia sẻ – mà lại
là một chút duyên thừa. Nếu người trao duyên đã đau khổ đến ngất đi thì người chấp
nhận mối duyên thừa ấy trong lòng cũng chết lịm. Người trao duyên đau khổ đã đành,
người “chấp mối duyên thừa” cũng vô vàn khó xử. Nguyễn Du đã đặt Vân vào tình cảnh
trái ngang hơn ngàn ngang trái. Vì biết đâu Kim Trọng không yêu Vân, biết đâu hạnh
phúc cả đời Vân sẽ tan vỡ vì tình yêu Kiều luôn ám ảnh trong tâm trí chàng Kim?
Thế nhưng với Nguyễn Du, niềm lo lắng ấy không tồn tại, tất cả đều được sự dàn xếp ổn
thoả của định mệnh. Ông cho rằng, con người sẽ không buồn lo, đau khổ nếu họ biết
tuân theo mệnh trời. Và như thế, Vân trải qua cuộc sống gia đình êm ấm vì lúc nào Vân
cũng giữ tròn bổn phận. Mặc dù, Kim Trọng sống bên Vân nhưng tâm hồn lúc nào cũng
nghĩ về Kiều còn Vân không hề ghen tuông vì biết mình chỉ là kẻ thế thân. Định mệnh
đã bắt Vân phải chịu cuộc đời như vậy. Nếu Vân không có cái tư tưởng thuận mệnh thì
có lẽ Vân sẽ luôn dằn vặt, tâm hồn lúc nào cũng không yên vì tủi phận, vì ghen tuông!
Nhưng điều đó không xảy ra vì an phận đã làm Vân thanh thản với cuộc sống. Vân chỉ
biết cúi đầu nhất nhất tuân theo. Định mệnh bắt Vân “chấp mối duyên thừa” thì Vân cứ
nhận, định mệnh bắt Vân trả duyên thì Vân trả duyên. Vân không một lời oán than,
không một phút ngại ngần. Vân là mẫu người phụ nữ lí tưởng nhất của thời đại phong
kiến. Vân biết im lặng khi cần im lặng và biết lên tiếng khi cần lên tiếng. Đó là lúc Vân
nói lời trả duyên. Vân lên tiếng là hợp lí nhất, vì:
+ Kiều trao duyên cho Vân thì Vân là người trả duyên mới đúng.
+ Kim Trọng không thể là người đưa ra yêu cầu kết duyên với chị của vợ mình.
+ Gia đình cũng không thể đứng ra tác hợp cho Kim Kiều vì như thế là bức ép Vân, Vân
một lần nữa phải chịu thiệt. Kiều sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó.
Cho nên, ta thấy hình như Nguyễn Du đã trăn trở rất nhiều, cân nhắc rất nhiều khi để
Vân trả duyên. Thực chất trả duyên hay nhận duyên không không phải cái quyền Vân
được tự do lựa chọn, mà tất cả đều đã được sắp đặt sẵn của định mệnh. Điều này Kiều
cũng đã được Đạm Tiên mách cho biết khi nàng tự vẫn ở sông Tiền Đường. Đạm Tiên
đã cho Kiều biết:
Còn nhiều hưởng thụ về sau,
Duyên xưa đầy đặn phúc sau dồi dào.
Như vậy là duyên tái hợp ấy là ở ý trời. Vân cũng thừa nhận :
Rằng: “ Trong tác hợp cơ trời
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao…”
Nghĩa là việc tác hợp lại là ở cơ trời, Vân hay Kiều đều không phải là người
quyết định. Vân thừa nhận rằng ngày xưa chỉ vì:
Gặp cơn bình địa ba đào
Mới đem duyên chị buộc vào thay em.
Nhưng mà :
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiên lừa lọc đã đành có nơi.
Cho nên, việc Kim Kiều hợp lại là một lẽ tất nhiên. Điều này đã được trời định
rồi. Trời “Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
Cuộc sống chúng ta chịu rủi ro hay nhận phần nhàn hạ, hạnh phúc đều được một lực
lượng huyền bí quyết định rồi. Con người nếu tuân theo, an phận theo thì không thấy gì
là đau khổ; còn nếu cố đấu tranh cũng chỉ chuốc lấy khổ đau vì không thể nào thoát khỏi
số mệnh. Con người có cố gắng vùng vẫy, mưu mô nhiều rốt cuộc cũng thấy mình bị kẹp
trong gọng kìm định mệnh. Thuý Kiều đã rơi vào trường hợp ấy. Lúc nhỏ Kiều đã được
ông thầy tướng số mách rằng:
Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.
Khi Kim Trọng nghe Kiều giải bày niềm lo lắng thế, chàng trấn an rằng “Xưa
nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Nhưng cuộc đời Kiều có “thắng thiên” được
không? Mới êm ấm hạnh phúc đó, mới thề nguyền chung thuỷ đó rồi gia biến, rồi Kiều
trở thành người vong phụ. Mời sống cuộc sống khuê các đó rồi phút chốc lại trở thành cô
gái phong trần. Và trong suốt 15 năm lưu lạc, Kiều không ngừng đấu tranh với số mệnh
nhưng không lần nào thắng. Lần đầu tiên, Kiều định chết vì biết “Phẩm tiên rơi đến tay
hèn”, nhưng sợ Mã Giám Sinh làm khó song thân nên cam chịu:
Nỗi mình âu cũng giãn dần,
Kiếp chầy thôi cũng một lần mà thôi.
Rồi Kiều tự tử thật khi biết mình rơi vào nhà chứa của mụ Tú Bà nhưng lại được
cứu sống và được Đạm Tiên mách bảo:
Rỉ rằng: “Nhân quả dở dang,
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?
Số còn nặng nghiệp má đào,
Người dù muốn quyết, trời nào đã cho!
Hãy xin hết kiếp liễu bồ,
Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau…”
Thế là con đường chống đối số mệnh bằng cách huỷ thân không còn thực hiện
được vì trời đã định Kiều phải sống, còn số mệnh Kiều sẽ được giải quyết khi Kiều đến
sông Tiền Đường. Cho nên, những lần vấp ngã sau Kiều không còn nghĩ đến cái chết mà
cố giữ cho mình cái tâm thanh tĩnh. Ý thức về nhân phẩm thúc giục Kiều phải luôn
chống đối với hoàn cảnh, chống đối lại số mệnh. Và như đã nói, chống mệnh chỉ tự làm
khổ mình. Nếu Kiều cứ yên phận sống ở lầu Ngưng Bích, không có ý định trốn thoát thì
đâu bị Sở Khanh lừa và phải tiếp khách, để rồi phải sống những ngày tủi nhục:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đàng.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Cũng như không phải vì muốn yên phận với cuộc sống làm lẽ để mong một chút
hạnh phúc nhỏ nhoi, thì không tội gì Kiều khuyên Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư, để rồi
phải rơi vào tình huống nghẹn ngào:
Hai bên giáp mặt chiền chiền,
Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn, lạ thay!
Cuộc đời lưu lạc của Kiều, những tình huống thế này cứ lặp lại như một công
thức. Kiều cố vượt qua đau khổ này thì cứ mãi gặp đau khổ khác. Kiều muốn trốn khỏi
sự ghen tuông của Hoạn Thư nên rời khỏi Quan Âm các. Nhưng ra khỏi Quan Âm các
lại rơi vào lầu xanh. Cảnh ghê rợn ở lầu xanh luôn ám ảnh nàng. Nàng khiếp sợ nó đến
mức chỉ cần có cơ hội thoát khỏi là nàng không hề từ bỏ và nếu đã rời khỏi chốn đó thì
nàng tìm mọi cách để không phải quay vào. Cho nên, khi Hồ Tôn Hiến chiêu hàng, nàng
đã nhận lời vì nàng nghĩ làm mệnh phụ của triều đình thì không thể nào trở lại chốn ấy
nữa, Kiều nghĩ:
Nghĩ mình mặt nước cánh bèo,
Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân.
Bằng nay chịu tiếng vương thần,
Thênh thang đường cái thanh vân hẹp gì.
Công, tư vẹn cả hai bề,
Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương.
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,
Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha.
Trên vì nước, dưới vì nhà,
Một là đắc hiếu, hai là đắc trung.
Chẳng hơn chiếc bách giữa dòng,
E dè bão tố, hãi hùng phong ba.
Giữa cái xã hội xô bồ, lòng người bạc ác, Kiều thường hay nghi ngờ cho nên
những kẻ gian ác thường hay thề thốt để nàng tin. Nhưng dường như với Hồ Tô Hiến,
Kiều có một sự tin tưởng nhất định vì ít ra hắn cũng là đại diện của triều đình mà triều
đình là đại diện của nhân dân, là nơi “thiên tử” ngự. Lòng trung nghĩa của Kiều không
cho phép nàng nghi ngờ tên trọng thần này. Chính vì thế mà hắn có cơ hội thể hiện cái bỉ
ổi của mình: lợi dụng Kiều để lập công, dùng thủ đoạn xấu xa để đưa Kiều vào đường
bất nghĩa:
Giết chồng mà lại lấy chồng,
Mặt nào mà lại sống trong cõi đời?
Đây không chỉ là nỗi nhục nhã, xấu xa mà còn là một tội lỗi. Sự đau đớn này
giúp Kiều nhận ra, càng chống đối lại số mệnh thì càng chịu nhiều oan trái. Số mệnh đã
chơi khâm nàng, nàng chỉ biết chọn cái chết để giải thoát:
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng bỏ mặc trên trời dưới sông!
Lần này Kiều quyết định tự vẫn vì:
Nhớ lời thần mộng rõ ràng,
Này thôi hết kiếp đoạn tràng là đây!
Đạm Tiên nàng hỡi có hay?
Hẹn ta thì ở dưới này rước ta.
Cuối cùng Kiều cũng tuân theo số mệnh. Kiều chỉ chống lại những cái mệnh,
những điều oan trái do con người gây ra, nhưng cuối cùng phải phục tùng cái mệnh do
trời sắp đặt. Mặc dù, chống đối của Kiều không quyết liệt mà có phần nhượng bộ, nhưng
nó có ý nghĩa rất lớn trong tác phẩm. Nó khẳng định Kiều là người luôn có ý thức về
nhân phẩm của mình, luôn vươn lên trong cuộc sống để “gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn”. Điều này đã làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Nguyễn Du quá tin vào số mệnh. Suốt câu chuyện nhiều lần Nguyễn Du cho nhân vật
của mình tin vào số mệnh. Chẳng hạn, khi Kiều mộng thấy Đạm Tiên đến báo nàng có
tên trong sổ đoạn trường thì nàng đã đau khổ:
Cứ trong mộng triệu mà suy,
Phận con thôi có ra gì mai sau!
Hay là lúc nàng chia tay với Giác Duyên, hai người đã trao đổi:
Nàng rằng: “Thiên tải nhất thì
Cố nhân đã dễ mấy khi bàn hoàn.
Rồi đây bèo hợp mây tan,
Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu!”
Sư rằng: “Cũng chẳng mấy lâu,
Trong năm năm lại gặp nhau đó mà.
Nhớ ngày hành cước phương xa,
Gặp sư Tam Hợp, vốn là tiên tri.
Báo cho hội ngộ chi kỳ,
Năm nay là một, nữa thì năm năm.
Mới hay tiền định chẳng lầm,
Đã tin điều trước ắt nhằm việc sau.
Còn nhiều ân ái với nhau,
Cơ duyên nào đã hết đâu, vội gì?”
Nàng rằng: “Tiền định tiên tri,
Lời sư đã dạy ắt thì chẳng sai.
Hoạ bao giờ có gặp người,
Vì tôi cậy hỏi một lời chung thân”.
Nhờ sự tin tưởng vào thiên cơ ấy mà Kiều được cứu vớt khi nhảy sông Tiền
Đường tự vẫn. Đó là do Tam Hợp báo cho Giác Duyên:
Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau,
Tiền Đường thả một bè lau vớt người.
Trước sau cho vẹn một lời,
Duyên ta mà cũng phúc người chi không!
Giác Duyên nghe nói mừng lòng,
Lân la tìm thú bên sông Tiền Đường.
Và trong truyện lại có rất nhiều nhân vật thuộc loại hình nhân vật chức năng bói
toán. Như ông thầy tướng số chỉ xuất hiện để coi bói cho Kiều, ông thầy pháp chỉ xuất
hiện để báo cho Thúc sinh biết cái điều oan trái của Kiều, Đạm Tiên đến báo cho Kiều
biết nàng đã có tên trong sổ đoạn trường và cho nàng biết lúc nào thì chưa thể chết và lúc
nào thì chết được, còn sư Tam Hợp thì xuất hiện để báo cho Giác Duyên thời gian, địa
điểm để cứu Kiều. Cho nên, định mệnh không chỉ là hạn chế trong tư tưởng nhà Nho hay
hạn chế trong tư tưởng Nguyễn Du mà còn làm cho các nhân vật trong truyện thiếu tính
chân thật. Như Thuý Vân, nàng sống theo chương trình được cài đặt ở “cơ trời”. Điều
này làm cho Thuý Vân trở nên một cô gái không có đời sống nội tâm và thiên truyện bị
hạn chế ở mặt miêu tả tâm lí của một số nhân vật. Như đã phân tích, có những chỗ đúng
ra phải làm rõ nội tâm của Vân nhưng Nguyễn Du không hề chạm tới.
Định mệnh vừa là hạn chế trong tư tưởng Nguyễn Du vừa là hạn chế của Truyện Kiều.
Tuy vậy, nó lại không ảnh hưởng đến giá trị chung của tác phẩm. Định mệnh được
Nguyễn Du đưa ra nhằm nói lên sự bất lực của con người cá nhân trong xã hội phong
kiến, tố cáo sự tàn nhẫn của xã hội đối với hạnh phúc của con người. Đó là giá trị hiện
thực của tác phẩm. Nhưng tư tưởng định mệnh lại làm cho tác phẩm chỉ dừng lại ở giá trị
tố cáo hiện thực, nêu lên mâu thuẫn xã hội mà không đi đến đấu tranh giải quyết mâu
thuẫn. Hạn chế của Nguyễn Du là khi ông cho rằng mọi sự khổ đau sẽ được giải quyết
bằng cách phấn đấu tu tâm chứ không bằng cuộc đấu tranh để thay đổi thực tại. Cuộc
nổi dậy của Từ Hải chỉ là sự đấu tranh tự phát, chỉ là nỗi bức xúc của người không chịu