Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 24 trang )

-1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế tri thức là một khái niệm mới, về nội hàm, kinh tế tri thức phản ánh
một trình độ rất cao trong các nấc thang phát triển kinh tế của loài người. Hiện
nay xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang tác động ngày càng sâu rộng trên
mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống nhân loại; có thể nói kinh tế tri thức vừa là
mục tiêu vừa là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người trong tương lai
gần. Kinh tế tri thức được xác định chính là cánh cửa mở ra cho các nền kinh tế
đang phát triển tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết
đón bắt và tận dụng cơ hội. Ngược lại, kinh tế tri thức cũng tạo ra thách thức lớn
hơn bao giờ hết đối với các nước đang phát triển, đó là nguy cơ tụt hậu, đó là
khoảng cách ngày càng gia tăng về trình độ phát triển với các nước phát triển.
Trong bối cảnh đó ở nước ta, sau nhiều tranh luận, đã có sự nhất trí xây dựng
nền kinh tế theo hướng tri thức hóa dần các công đoạn của quá trình sản xuất
hàng hóa và dịch vụ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, và phát triển
kinh tế tri thức ở nước ta đã được khẳng định tại các Báo cáo Chính trị của Đảng
lần thứ IX, X, XI.
Trong chiến lược phát triển nền kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa rút ngắn của vài thập niên tới, làm cho nhiệm vụ xây dựng chương trình
hành động nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức của Việt Nam trở
nên đặc biệt cấp bách, thậm chí là rất gay gắt. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển của thế giới, đó là thách thức lớn đối với
nước ta, song cơ hội lớn cũng nằm trong thách thức đó. Vì thế, mặc dù vẫn còn là
một nước đang phát triển, chúng ta không thể không tính đến tìm một lối đi tiến
nhanh vào nền kinh tế tri thức theo cách của mình, trong hoàn cảnh và đặc điểm
của mình, theo chiến lược và bước đi phù hợp với trình độ hiện có. Trong điều
kiện đó, trên tầm nhìn dài hạn, phát triển nền kinh tế tri thức phải được coi là
nhiệm vụ mang tính sống còn đối với tương lai của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi


chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” làm đề tài luận án tiến sỹ
chuyên ngành Kinh tế Chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế có tính thời sự cao, có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn đặt
ra. Những đóng góp và nghiên cứu của các nhà khoa học về các vấn đề trên đã
góp phần làm sáng tỏ hay gợi lên những vấn đề bức xúc cần giải quyết để phát
triển kinh tế tri thức ở nước ta. Tuy nhiên, những công trình nêu trên nghiên cứu
-2-

tập trung vào việc gợi lên những cơ hội, thách thức cho phát triển kinh tế tri thức
hay là những vấn đề lý luận minh chứng cho việc Việt Nam cần thiết phải phát
triển kinh tế tri thức. Một phần, do thời điểm của những nghiên cứu trước đây,
khi mà nước ta chưa hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế cũng như bối cảnh toàn
cầu hóa như ngày nay, nên những nghiên cứu trên chưa đề cập một cách toàn
diện về phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, các tiêu chí đo lường mức độ phát triển của kinh tế tri thức, sự cần
thiết và những tác động của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian
qua dưới giác độ của của kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức đóng góp cho nền
kinh tế trong sự so sánh với khu vực và thế giới, từ đó rút ra những mặt mạnh và
yếu của Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế tri thức, đồng thời khẳng
định về mặt lý luận và thực tiễn rằng, phát triển kinh tế tri thức là xu thế tất yếu
đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trên con đường xây dựng và
phát triển kinh tế của Việt Nam, từ đó đề ra những quan điểm, xác định định

hướng, tầm nhìn và từ đó đưa ra nhóm giải pháp tiếp cận để phát triển kinh tế tri
thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phát triển kinh tế tri thức ở
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở hai mặt:
Thứ nhất, đánh giá nền kinh tế tri thức của Việt Nam đang phát triển ở mức
nào trong mức thang phát triển kinh tế tri thức của khu vực và thế giới, những
mặt nào mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục.
Thứ hai, phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế là con đường tất yếu của nền kinh tế nước ta nếu như không muốn
tụt hậu.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu về phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, bối cảnh mà mọi quốc gia đều phát
triển theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Về thời gian: Thời gian những năm 2000 trở lại đây, khi mà hầu hết các
quốc gia đều nhận thấy phát triển kinh tế tri thức là cơ hội phát triển đất nước
trong thế kỷ XXI, thời điểm mà Đảng và Chính phủ biến chủ trương, mong
-3-

muốn, trở thành hành động được thể hiện tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX,X,XI.
+ Giới hạn của nghiên cứu: Thứ nhất, luận án nghiên cứu phát triển kinh tế
tri thức của Việt Nam đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, luận
án chỉ dùng tiêu chí đánh giá kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới mà không
so sánh tiêu chí này với tiêu chí của các tổ chức khác, từ đó chúng ta dễ có được
cái nhìn tổng thể về trình độ phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu sử dụng
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của luận án thuộc về lĩnh vực kinh tế chính trị. Do đó, việc

nghiên cứu để phân tích và giải quyết các vấn đề trong luận án sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Trong đó những phương pháp chủ yếu được sử dụng là
phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp duy vật lịch sử, phương
pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, thống kê, phương pháp suy luận
logic, phương pháp chuyên gia, phương pháp quy nạp và diễn dịch…
- Nguồn số liệu sử dụng trong luận án: Luận án dùng các số liệu thứ cấp
từ các tổ chức lớn trên thế giới như: IMF, OECD, WTO, WB, UNDP, Niên giám
thống kê của Tổng cục Thống kê….Số liệu sơ cấp là không phù hợp, không giải
quyết được vấn đề đặt ra trong luận án này.
6. Đóng góp mới của luận án
Những điểm mới của luận án được khái quát như sau:
Thứ nhất, nêu bật bản chất hay nội hàm của kinh tế tri trức, trên cơ sở nhận
thức có phê phán các quan điểm kinh tế tri thức của các nhà lý luận kinh tế trong
và ngoài nước. Thứ hai, đúc kết kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức của các
nước trên thế giới làm bài học phát triển kinh tế tri thức cho những nước đi sau,
trong đó có Việt Nam. Thứ ba, lượng hóa phần đóng góp của tri thức vào nền
kinh tế Việt Nam. Thứ tư, đưa ra những quan điểm phát triển, định hướng, nhóm
giải pháp mang tính đặc thù cho Việt Nam và có tính khả thi cao nhằm tiếp cận
để phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án được trình bày trong ba chương như sau:
Chương 1: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về kinh
tế tri thức dưới tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Luận án tập trung phân tích thực trạng kinh tế xã hội Việt
Nam trên con đường tiến tới nền kinh tế tri thức.
-4-

Chương 3: Luận án đưa ra những quan điểm, định hướng và các giải
pháp tiếp cận để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRI THỨC
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC
1.1.1 Khái niệm, và đặc điểm của tri thức
- Các khái niệm tri thức : Do quan điểm và thời điểm lịch sử khácnhau,
cách tiếp cận khác nhau nên có rất nhiều quan niệm về tri thức, có thể liệt kê một
số quan niệm chủ yếu như của : K. Marx, OECD, Peter Howit, từ điển Bách khoa
Toàn thư Việt Nam. Trên cơ sở những khái niệm không hẳn là giống nhau ở trên,
ta có thể thấy được những điểm chung và đưa ra khái niệm tri thức sử dụng
trong luận án : Tri thức là toàn bộ những sự hiểu biết của loài người được hình
thành trong lị ch sử phát triển của mình thông qua kinh nghiệm hay thông qua
quá trình học hỏi.
- Đặc điểm tri thức : Thứ nhất, tri thức là sản phẩm của lao động;
Thứ hai, tri thức không phải là vật chất nhưng tồn tại dưới cái vỏ vật chất
(giá đựng, vật mang); Thứ ba, tri thức dưới dạng sản phẩm khi đem sử dụng đòi
hỏi phải có cả một quá trình học hỏi và nghiên cứu; Thứ tư, tri thức dưới dạng
sản phẩm trong nền kinh tế thị trường trở thành một loại hàng hóa có tính phổ
cập; Thứ năm, tri thức là một trong các yếu tố quan trọng nhất của sản xuất và
đời sống xã hội; Thứ sáu, tri thức có tốc độ thay đổi nhanh chóng.
- Vai trò của tri thức đối với phát triển :
Các nhà kinh tế học ngày nay đều thống nhất quan điểm rằng, tri thức là một
đầu vào (input) cơ bản của sản xuất và của nền kinh tế. Nếu như quan điểm cổ
điển cho rằng các đầu vào sản xuất chỉ bao gồm: nguyên liệu, vốn, và lao động,
thì khái niệm “đầu vào tri thức” đã thay đổi sâu sắc tư duy kinh tế học. Hàm số
sản xuất theo trường phái kinh tế học cổ điển là: P = F (L,C, R) - Trong đó, P sản
xuất (Production) phụ thuộc vào R - tài nguyên (Ressource); C - vốn (Capital);
và L - lao động (Labor). Nhưng hàm số sản xuất theo trường phái kinh tế học
hiện đại đã được mở rộng: P = F (R, C, L, K…). Trong đó, ngoài R, C, L còn có
đóng góp của tri thức K (Knowledge).

1.2 KINH TẾ TRI THỨC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI
THỨC
- Khái quát về sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tri thức :
Trước hết là kinh tế săn bắn và hái lượm tồn tại trong hàng trăm nghìn năm.
Tiếp theo đó là kinh tế nông nghiệp kéo dài khoảng mười nghìn năm. Rồi đến
-5-

kinh tế công nghiệp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu nửa sau thế kỷ XVIII
đã xác lập cơ sở kỹ thuật cơ khí, hình thành lực lượng lao động và tổ chức kinh
doanh trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ
thuật lần thứ hai (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) đã nâng cao cơ sở kỹ thuật cơ
khí lên trình độ bán tự động hóa và hình thành tổ chức quản lý mới. Đến giai
đoạn gần đây chúng ta cũng dễ nhận thấy có những chuyển biến mang tính cách
mạng có là cách mạng trong quản lý, quản lý cũng đóng vai trò trở thành lực
lượng sản xuất góp phần sáng tạo ra của cải xã hội, chứ không còn là quản lý về
kỷ cương lao động thuần khiết. Bất kỳ nền kinh tế nào nói trên, dù ít hay nhiều
cũng đã dựa vào tri thức để phát triển. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một nền
kinh tế nào cũng là nền kinh tế dựa trên tri thức. Cái khác biệt chủ yếu của nền
kinh tế tri thức với các nền kinh tế khác là tri thức đã phát triển đặc biệt mạnh
mẽ, đã trở thành yếu tố quan trọng nhất, nguồn lực có tính quyết định nhất đối
với tăng trưởng kinh tế hơn cả vốn và tài nguyên; từ những căn cứ xác thực đó,
người ta cho rằng một nền kinh tế mới hoàn toàn khác các nền kinh tế truyền
thống đã ra đời.
Thuật ngữ “Kinh tế dựa vào tri thức” là xuất phát từ việc thừa nhận vị
trí mới và ảnh hưởng quyết định của tri thức và công nghệ trong các nền kinh tế
phát triển nhất. “Kinh tế dựa vào tri thức” lúc đầu cũng thường gọi là “Kinh tế
thông tin”, “Nền Kinh tế mới”, có thể coi là xuất hiện sớm ở Mỹ vào đầu những
năm 1970, sau đó ở nhiều nước công nghiệp phát triển và ngày nay cả nước công
nghiệp mới (NICs).
- Khái niệm về kinh tế tri thức

Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về nền kinh tế tri thức như của : Bộ
Thương mại và Công nghiệp Anh (năm 1998), GS.VS. Đặng Hữu, Ngân hàng
thế giới, tổ chức OECD, APEC, Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam… Khái
niệm kinh tế tri thức mà luận án này dùng đó là: kinh tế tri thức là một mức thang
mới, là một bước tiến mới của quá trình phát triển của kinh tế thế giới mà trong
nền kinh tế đó, động lực chính yếu nhất cho sự tăng trưởng chính là việc sử dụng
tri thức, truyền bá và sản sinh ra thêm tri thức mới. Trong nền kinh tế tri thức, tri
thức được sử dụng trong tất cả các ngành, kể cả các ngành truyền thống và giá
trị do tri thức tạo ra chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế.
- Những nhân tố tác động đến sự ế tri thức :
Thứ nhất, t ; Thứ hai, Kinh tế thị trường là
động lực mạnh mẽ đẩy nhanh sự hình thành và phát triển kinh tế tri thứ
; Thứ ba, Thương mại thế giới thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế tri
thức toàn cầu.
-6-

- Đặc trƣng chủ yếu của nền kinh tế tri thức : Thứ nhất, Nền kinh tế tri
thức là nền kinh tế hậu công nghiệp; Thứ hai, Công nghệ cao, ICT được ứng
dụng rộng rãi và đóng vai trò đặc biệt quan trọng; Thứ ba, Nền kinh tế tri thức
chuyển dịch cơ cấu theo hướng gia tăng nhanh các ngành có giá trị gia tăng cao
dựa nhiều vào tri thức; Thứ tư, Tri thức khoa học và công nghệ cùng với lao động
kỹ năng cao là lực lượng sản xuất trực tiếp và quyết định; Thứ năm, Có cấu trúc
mạng lưới toàn cầu; Thứ sáu, Tốc độ biến đổi rất nhanh của công nghệ và nhanh
chóng ứng dụng trong các ngành sản xuất; Thứ bẩy, Đầu tư mạo hiểm có xu
hướng gia tăng mạnh trong nền kinh tế tri thức; Thứ tám, Đặc tính, cơ cấu và
chất lượng nguồn
nhân lực trong nền kinh tế tri thức thay đổi căn bản.
1.2 ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
- Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới.
- Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của APEC.

- Hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của các nước OECD.
-
- Theo bảng chỉ số Gifford
Trong luận án sử dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường kinh tế tri thức của Ngân
hàng thế giới.
1.4 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
- ội nhập đến phát triển kinh tế tri thức : Thứ nhất, Hội
nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng tác động của kinh tế tri thứ
- ; Thứ hai, Hội nhập kinh tế quốc tế t ến cơ cấu lao
động xã hội, nhất là tầng lớp công nhân tri thức; Thứ ba, Hội nhập kinh tế quốc
tế tác động đến sự thay đổ – tư duy hướng kinh tế tri thức; Thứ
tư, Kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ạnh mẽ
. Thứ năm, Hội nhập kinh tế quốc tế với sự phát triển mạnh
mẽ của kinh tế tri thức cũng làm sâu sắ .
- Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hơn nữa
ẫn đến tất yếu phát triển kinh tế tri thức.
1.5 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở MỘT SỐ
NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO NHỮNG NƢỚC ĐI SAU
Thứ nhất, Luận án trình bày và phân tích thực tiễn kinh nghiệm phát triển
kinh tế tri thức ở Mỹ; một số nước EU nổi bật như : Phần Lan, Thụy Điển; Nhật
Bản và một số quốc gia điển hình khác như : Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ để có
cái nhìn tổng quan về đường huớng phát triển kinh tế tri thức và rút ra bài học
cho những quốc gia đi sau trong đó có Việt Nam.
-7-

Thứ hai, Những bài học về phát triển kinh tế tri thức cho những nước đi sau
cũng như cho Việt Nam : (i) Phát triển kinh tế tri thức cần một tư duy đổi mới
mang tính đột phá. (ii) Yếu tố con người – chất lượng nguồn nhân lực quyết định
mọi thành công. (iii) Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là

hạ tầng ICT. (iv) Kết hợp giữa đại nhẩy vọt và truyền thống; (v) Xây dựng văn
hóa kinh doanh phù hợp với hội nhập quốc tế và doanh nghiệp phải là chủ thể
của quá trình phát triển - đầu tư - nghiên cứu; (vi) Cải cách Kinh tế, hoàn thiện
hệ thống đổi mới quốc gia theo hướng tư do hóa và cởi mở; (vii) Hội nhập sâu
nhưng không hòa tan vào nền kinh tế thế giới.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM TRÊN CON ĐƢỜNG
TIẾN ĐẾN NỀN KINH TẾ TRI THỨC
2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM DƢỚI GÓC ĐỘ
CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC
2.1.1 Những chỉ số phát triển kinh tế - xã hộ ủa Việt Nam
Trong hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ
tăng trưởng khá nhanh, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch đáng kể theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

















Nguồn : Niên giám Thống kê 2009


Hình 2.1 Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
2000-2009

-8-

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và tính cạnh tranh của nền kinh
tế còn thấp, tốc độ đổi mới nói chung và đổi mới công nghệ nói riêng còn chậm,
tăng trưởng kinh tế còn dựa chủ yếu vào tài nguyên và vốn. Nền tảng phát triển
kinh tế ít dựa vào tiến bộ khoa học - công nghệ và tiềm năng trí tuệ chưa được
phát huy đúng mức.
Từ năm 1995 đến năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng liên tục
với tốc độ bình quân mỗi năm 7,34%. Đến hết năm 2009, tổng sản phẩm quốc
nội đã gấp hơn 2,64 lần năm 1995, năm 2010 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,78%.
Cơ cấu kinh tế năm 2009: tỷ trọng Nông, Lâm, Thủy sản trong GDP là: 20,91%;
Công nghiệp, Xây dựng là 40,24%, trong đó, Công nghiệp chế biến là 25,54%;
và Dịch vụ là 38,85%. (Hình 2.1).
Các ngành công nghệ cao như: Công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới,
tự động hóa, … vẫn thấp. Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm do khu vực
công nghiệp tạo ra vẫn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 15 - 20% giá trị, tăng trưởng
dựa vào xuất khẩu, xuất khẩu dựa vào nhân công giá rẻ lao động phần lớn là giản
đơn, giá trị của các sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn do lao động động quá khứ
tạo ra. Tuy nhiên, trong thời gian qua với chính sách khuyến khích đầu tư trong
nước đối với khu vực tư nhân đã tạo ra một bước ngoặt trong phát triển công
nghiệp Việt Nam. Khu vực tư nhân với tính năng động cao hơn sẽ dễ tiếp thu và
áp dụng tri thức mới. Xu thế phát triển hơn nữa khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ
tạo môi trường thuận lợi cho việc sẵn sàng tiếp cận các yếu tố kinh tế tri thức.
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam qua một số chỉ

tiêu cơ bản của Ngân hàng Thế Giới
Những câu hỏi đặt ra là trình độ kinh tế tri thức của Việt Nam phát triển như
thế nào, chúng ta đang ở đâu trong mức thang phát triển kinh tế tri thức, Bảng 2.2
cho ta cái nhìn về mức độ phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam.
Bảng 2.2: Bảng xếp hạng chỉ số kinh tế tri thức 2009
Xếp
hạng
Quốc gia
KEI
Môi trƣờng
kinh doanh
và thể chế
Đổi
mới
Đào
tạo
ICT
1
Mỹ
9.02
9.04
9.47
8.74
8.83

Tây Âu
8.76
8.71
9.27
8.29

8.78
18
Đài Loan
8.45
7.42
9.27
7.97
9.13
19
Singapore
8.44
9.68
9.58
5.29
9.22
81
Trung Quốc
4.47
3.9
5.44
4.2
4.33
-9-

89
Philippin
4.12
4.37
3.8
4.69

3.6
100
Việt Nam
3.51
2.79
2.72
3.66
4.85
103
Indonesia
3.29
3.66
3.19
3.59
2.72
104
Ấn Độ
3.09
3.5
4.15
2.21
2.49
Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo về kinh tế tri thức của World Bank 2010
Bảng trên cũng cho ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của
Việt Nam và chỉ số phát triển ICT, phát triển con người của chúng ta đạt khá
nhưng không đồng bộ với hệ thống đổi mới, nghiên cứu khoa học và luật pháp
còn chưa cao. Năm 2008 chỉ số KEI củ 2009
3.51, xếp thứ 100/146 nướ
ế tri thứ . Tuy nhiên vẫn
đang ở (2<Kei<4) so với quốc tế (2009).


kinh tế tri thức
Đánh giá lĩnh vực môi trường kinh doanh và thể chế dưới giác độ và các tiêu
chí của nền kinh tế tri thức, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2009 thì
chúng ta đứng ở vị trí thứ 114/146 quốc gia được xếp hạng.
Bảng 2.5 Môi trƣờng kinh doanh và thể chế của Việt Nam
và một số quốc gia, vùng lãnh thổ - 2009
Xếp
hạng
Quốc gia
KEI
Môi trƣờng kinh
doanh và thể chế
2009
2000
2009
2000
1
Singapore
8.44
8.66
9.68
9.54
3
Hồng Kông
8.32
8.08
9.54
9.20
15

Mỹ
9.02
9.32
9.04
9.06
x
Tây Âu
8.76
8.97
8.71
9.05
93
Trung Quốc
4.47
3.92
3.90
2.84
95
Indonesia
3.29
3.22
3.66
3.52
102
Ấn Độ
3.09
3.17
3.50
3.59
x

Nhóm thu nhập trung bình
thấp
3.78
3.85
3.01
2.97
114
Việt Nam
3.51
2.90
2.79
2.53
Nguồn : Tổng hợp từ số liệu Ngân hàng Thế giới 2009
-10-

-

Điều tra mẫu về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê 2008 trình độ
học vấn của lực lượng lao động đã được cải thiện qua các năm nhưng còn chưa
cao (Hình 2.5).
Hình 2.5 Trình độ học vấn của lực lƣợng lao động 1998,2003,2008

Trong đó, tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề chuyên môn và tỷ trọng lực lượng
có trình độ đại học và trên đại học còn thấp lần lượt là 17,7% và 4,8% so với
77,5% (Hình 2.6).
Hình 2.6 Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo 2008

Nguồn : Điều tra mẫu về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê 2008
Năm 2010 tỷ trọng lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 30%, tuy nhiên chất
lượng còn chưa cao. Trong thời gian qua, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của

đất nước chủ yếu vẫn nhờ vào vốn (chiếm 64%), nhân tố trí tuệ chỉ chiếm 25%
Lao động
chưa qua đào
tạo 77,5%
Lao động có
trình độ đại học
trở lên 4,8%
Lao động đã qua
đào tạo 17,7%
-11-

(trong khi đó, giai đoạn đầu công nghiệp hoá của các nước NICs, mức đóng góp
của nhân tố trí tuệ vào tăng trưởng là 60%, của vốn là 21%).
Đánh giá lĩnh vực đào tạo dưới giác độ và các tiêu chí của nền kinh tế tri
thức, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2009 thì chúng ta đứng ở vị trí
thứ 99/145 nước (Bảng 2.8)
Bảng 2.8 Xếp hạng về đào tạo của Việt Nam
và một số quốc gia, vùng lãnh thổ - 2009
Xếp
hạng
Quốc gia
KEI
Đào tạo
2009
2000
2009
2000
x
G7
8.72

8.95
8.75
8.67
13
Mỹ
9.02
9.32
8.74
9.13
14
Nhật
8.42
8.92
8.67
8.93
x
Tây Âu
8.76
8.97
8.29
8.51
28
Hàn Quốc
7.82
8.23
8.09
8.35
31
Đài Loan
8.45

8.63
7.97
7.92
x
Nhóm nước thu nhập
cao
8.23
8.23
7.47
7.52
94
Trung Quốc
4.47
3.92
4.20
3.71
99
Việt Nam
3.51
2.90
3.66
3.73
101
Indonesia
3.29
3.22
3.59
3.59
x
Nhóm thu nhập trung

bình thấp
3.78
3.85
3.32
3.56
113
Ấn Độ
3.09
3.17
2.21
2.41
Nguồn : Tổng hợp từ số liệu Ngân hàng Thế giới 2010
(ICT)
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một điểm sáng trong phát triển
kinh tế tri thức với tỷ trọng đóng góp cao trong các tiêu chí phát triển kinh tế tri
thức của Việt Nam. Sự lớn mạnh của ICT Việt Nam không chỉ thể hiện ở cả xếp
bậc thứ hạng mà còn cả quy mô ngành và thị trường cũng như tốc độ phát triển.
Đến 2008, tồng doanh thu ngành công nghệ thông tin đạt 5,22 tỷ USD trong
đó phần cứng đạt 4,1 tỷ USD, Phần mềm đạt 680 triệu USD, công nghiệp nội
dung số đạt 440 triệu USD. Tổng nhân lực trong ngành công nghiệp công nghệ
thông tin ước trên 200.000 người, trong đó lao động thuộc lĩnh vực phần cứng là
-12-

110.000 người, phần mềm 57.000 người, lĩnh vực nội dung số là 33.000 người.
Tuy nhiên nếu tính theo tỷ lệ dân truy cập Internet thì hiện nay Việt Nam vẫn
đang ở thứ hạng khá khiêm tốn: xếp thứ 9 trong khu vực châu Á và thứ 93 trên
thế giới.
Về tình trạng vi phạm bản quyền, Tháng 5/2008,. Tỷ lệ vi phạm của Việt
nam là 85%, giảm được 3% so với năm trước.
Về chỉ số sẵn sàng kết nối Networked Readiness Index (NRI), năm 2008, Việt

nam xếp thứ 73 với 3.67 điểm.
Về chỉ số sẵn sàng cho kinh tế điện tử (EIU), Việt nam xếp hạng thứ 65 - giữ
nguyên thứ hạng so với năm 2007.
Về mức độ chính phủ điện tử, chỉ số Chính phủ điện tử của Việt nam đã tăng
lên đáng kể: từ 0.364 điểm năm 2005 lên 0.4558 điểm năm 2008. Việt nam được
xếp thứ 91, tiếp tục tăng hạng hẳn 16 bậc so với các năm trước (năm 2005: xếp
thứ 105, năm 2004: xếp thứ 112). Điểm số cho chỉ số Web của Việt Nam năm
2008 là 0.4448 (tăng nhiều so với năm 2005 là 0.2231 và tăng rất nhiều so với
con số 0.143 của 2004),
Nhìn chung, bức tranh về ICT của Việt Nam là sáng so với những khu vực
khác, tuy nhiên, chỉ số ICT của Việt Nam tính về tổng thể vẫn ở mức trung bình
yếu, xếp hạng 78/146 quốc gia năm 2009 (xem Bảng 2.11)
Bảng 2.11: Xếp hạng ICT Việt Nam và một số quốc gia,
vùng lãnh thổ - 2009
Xếp
hạng
Quốc gia
KEI
ICT
2009
2000
2009
2000
7
Hồng Kông
8.32
8.08
9.33
9.37
8

Singapore
8.44
8.66
9.22
9.29
10
Đài Loan
8.45
8.63
9.13
9.11
14
Mỹ
9.02
9.32
8.83
9.52
x
G7
8.72
8.95
8.80
8.97
x
Tây Âu
8.76
8.97
8.78
9.00
19

Hàn Quốc
7.82
8.23
8.60
9.28
28
Nhật
8.42
8.92
8.00
8.72
41
Malaysia
6.07
6.17
7.14
7.33
64
Thái Lan
5.52
5.69
5.64
5.04
-13-

78
Việt Nam
3.51
2.90
4.85

2.95
87
Trung Quốc
4.47
3.92
4.33
4.80
x
Nhóm thu nhập trung
bình thấp
3.78
3.85
3.85
4.13
115
Ấn Độ
3.09
3.17
2.49
2.87
Nguồn : Tổng hợp từ số liệu Ngân hàng Thế giới 2010

Xét về các chỉ số liên quan đến hệ thống đổi mới quốc gia, so sánh với
các nước thuộc khối G7, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia
thì chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp, và nhìn chung,
đang tụt hậu khá xa so với nhiều nước khác.
Bảng 2.13 So sánh hệ thống đổi mới của Việt Nam và một số nƣớc
2009
Xếp
hạng

Quốc gia
KEI
Hệ thống đổi
mới
2009
2000
2009
2000
4
Singapore
8.44
8.66
9.58
9.28
6
Mỹ
9.02
9.32
9.47
9.55
X
Tây Âu
8.76
8.97
9.27
9.33
10
Đài Loan
8.45
8.63

9.27
9.14
12
Nhật
8.42
8.92
9.22
9.31
59
Thái Lan
5.52
5.69
5.76
5.74
63
Trung Quốc
4.47
3.92
5.44
4.35
X
Nhóm thu nhập trung bình
thấp
3.78
3.85
4.96
4.77
102
Indonesia
3.29

3.22
3.19
2.24
115
Việt Nam
3.51
2.90
2.72
2.38
Nguồn : Tổng hợp từ số liệu Ngân hàng Thế giới 2010
Đổi mới, chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp: Khả năng đổi mới
công nghệ là một chỉ số quan trọng phản ánh tiềm năng phát triển kinh tế tri thức.
Trong khi đó, đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ
vào khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, trong khi Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%.
Trong số công nghệ được áp dụng ở Việt Nam thì hơn 90% là công nghệ nhập
khẩu (Tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008). Về đầu tư, tỷ lệ đầu tư cho
-14-

khoa học công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên từ 0,78% năm
1996 lên 2,13% năm 2002. Năm 2003, tổng chi cho khoa học công nghệ từ ngân
sách nhà nước đạt trên 3.150 tỷ đồng (xấp xỉ 200 triệu USD), chiếm 60% tổng
đầu tư của xã hội cho khoa học công nghệ. Như vậy, tỷ lệ đầu tư cho khoa học
công nghệ từ ngân sách Nhà nước là khá cao. Như vậy, tính đến hết 2009, tổng
đầu tư toàn xã hội cho khoa học công nghệ đạt khoảng 0,8% GDP, tương đương
với tổng đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ /người/năm ở nước ta là 8,4 USD
vào năm 2009. Nếu so với các nước, năm 2002 (trước đó 6 năm), con số này ở
Hàn Quốc là 212 USD (gấp 25 lần), ở Đức là 511 USD (gấp 61 lần), ở Hoa Kỳ
là 794 USD (gấp 95 lần).
2.1.3 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam qua
yếu tố năng suất tổng hợp

Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity-TFP) phản ánh sự
đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức; kinh nghiệm; kỹ năng lao động;
cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ; chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu
là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý. Về mặt toán học, khi tính TFP
thường sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = A. f(K
β
L
α
). Phân tích thực
trạng kinh tế Việt Nam qua yếu tố năng suất tổng hợp sẽ cho ta một cái nhìn về
những mặt mạnh, yếu của Việt Nam so với các quốc gia khác, từ đó củng cố
thêm định hướng phát triển trong giai đoạn tới.
2.1.3.1 Tốc độ tăng TFP của Việt Nam những năm qua
Trong ba yếu tố đóng góp vào tăng trưởng GDP là yếu tố lao động, yếu tố
vốn, yếu tố TFP thì vốn cố định tăng rất nhanh và tốc độ tăng cao dần qua các
năm, yếu tố số lượng lao động tăng chậm và có xu hướng tăng chậm lại vào năm
2006 – 2007.
Bảng 2.14 Tốc độ tăng TFP của Việt Nam giai đoạn 2000-2007
Năm
Tốc độ tăng (%)
Hệ số đóng góp
Tốc độ đóng
góp tăng GDP
(%)
Tốc độ
tăng
trƣởng
TFP
(%)
GDP

Tài
sản cố
định
Lao
động
Tài
sản cố
định
Lao
động
Tài
sản cố
định
Lao
động
1
2
3
4
5
6=2x4
7=3x5
8
2000
6.79
11.30
2.02
0.3696
0.6304
4.18

1.27
1.34
2001
6.89
11.13
2.53
0.3710
0.6299
4.12
1.59
1.18
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-15-

2005
8.44
11.72
2.26
0.3696
0.6304
4.33
1.42

2.67
2006
8.23
12.71
1.91
0.3495
0.6505
4.44
1.25
2.54
2007
8.46
14.31
1.93
0.3475
0.6525
4.97
1.26
2.23
BQ(0
0-07)
7.63
11.63
2.34
0.3640
0.6359
4.23
1.49
2.38
Nguồn : Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006 – 2007 (2009)

2.1.3.2 Đóng góp của TFP vào tăng trƣởng GDP
Bảng 2.15 Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố tới tăng trƣởng GDP (2000-
2010)
Năm
Tốc độ
tăng
GDP
(%)
Hệ số đóng góp
Tổng số
Vốn
Lao
động
TFP
1
2=3+4+
5
3
4
5
2000
6.79
100.00
61.51
18.75
19.74
2001
6.89
100.00
59.79

23.13
17.08
-
-
-
-
-
-
2005
8.44
100.00
51.38
16.84
31.67
2006
8.23
100.00
53.94
15.19
30.87
2007
8.46
100.00
58.75
14.89
26.36
2008
6.31
100.00
57.00

20.00
23.00
2009
5.32
100.00
-
-
15.60
Ước 2010
6.70
100.00
-
-
28.00
TB(00-10)
7.94
100.00
-
-
26.79
Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006 – 2007 (2009)
Tuy nhiên, về thực chất mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian
qua chủ yếu vẫn theo chiều rộng, mặc dù đóng góp của nhân tố TFP có tăng dần
qua các năm nhưng không đáng kể.
So sánh sự phát triển của Malasia và Việt Nam, Năm 2002, thu nhập quốc
dân đầu người của Malaysia là 3923 USD trong đó phần đóng góp do yếu tố tri
thức mang lại là 1408USD, của Việt Nam tương ứng là 439 USD và 84USD.
-16-

Hình 2.10 Khoảng cách phát triển do khoảng cách tri thức của Việt Nam và

Malaysia


















Nguồn : Tính toán của tác giả từ Productivity Report 2009 – Malyasia,
Tổng hợp từ Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006 – 2007(2009) ,

_cacyeu_to_tong_hop_TFP/
Hình 2.10 ở trên đây cho thấy, đến năm 2008 thì GDP đầu người của
Malaysia là 8.209 USD trong đó phần đóng góp do yếu tốc tri thức mang lại là
2.947USD, của Việt Nam tương ứng là 1.052 USD và 242 USD. Số liệu trên cho
thấy, xét cả về tỷ trọng và giá trị, phần đóng góp của tri thức trong sản phẩm xã
hội nói chung của Việt Nam còn thua xa so với Malysia cũng như những nước có
nền kinh tế phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
2.2 NHỮNG ĐIỂM SÁNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRÊN NỀN TẢNG KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
2.2.1 Những điểm sáng tiếp cận phát triển kinh tế tri thức trong lĩnh
vực nông nghiệp : Đó là những cánh đồng năng suất cao dựa vào việc ứng dụng
khoa học – công nghệ cao, những khu nông nghiệp công nghệ cao, những thành
tựu đạt được trong ngành thủy sản, những vùng miền phát triển kinh tế nông
nghiệp dựa vào tri thức.

-17-

2.2.2 Những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin : Bên cạnh
việc gia tăng về thị thường và công nghiệp ICT thì thứ hạng xếp hạng ICT của
Việt Nam trên thế giới tăng đáng kể. Báo cáo Global IT Report 2007-2008 được
công bố tháng 4/2008, Việt nam xếp thứ 73 với 3.67 điểm. Như vậy so với vị trí
82/122, năm nay Việt nam tăng thứ hạng 9 bậc, điểm tăng từ 3.40 lên 3.67.
2.2.3 Những đơn vị phát triển dựa vào tri thức : Công ty Cổ phần FPT
(FPT Corporation), Công ty Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP), Công
ty cổ phần Traphaco,… là những tấm gương điển hìnhnhững đơn vị phát triển
dựa vào tri thức.
2.2.4Những khu công nghệ cao : Khu Công nghệ Cao thành phố Hồ Chí
Minh, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghệ phần mềm Quang Trung,…
2.3 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TIẾP CẬN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRI THỨC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ NGUYÊN NHÂN
Thứ nhất, Thiếu vắng một chiến lược tổng thể về xây dựng và phát triển kinh
tế tri thức tận dụng tối đa điều kiện hội nhập quốc tế.
Thứ hai, Các điều kiện vật chất - kỹ thuật để phát triển kinh tế tri thức vẫn
còn thiếu và yếu trên nhiều phương diện.
Thứ ba, Trình độ phát triển kinh tế thị trường còn thấp.
Thứ tư, Tính sẵn sàng cho hội nhập và phát triển chưa cao.
CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP TIẾP CẬN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH

TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
3.1 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở NƢỚC TA
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1.1 Những thuận lợi trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Thứ nhất, Đánh giá Những thuận lợi về tự nhiên và lịch sử: Đây là những
yếu tố mà xét trên quan điểm hiện đạ ợc hưởng như là cái
có sẵn, được tự nhiên và lịch sử ban tặng.
Thứ hai, Các lợi thế hiện tại do quá trình phát triển hiện đại tạo ra, nó được
hiểu là sản phẩm trực tiếp của quá trình phát triển cận hiện đại.
3.1.2 Những khó khăn bất lợi trong quá trình xây dựng và phát triển kinh
tế tri thức ở ều kiện hội nhập quốc tế
Thứ nhất, xét tổng thể, so sánh với mặt bằng chung của khu vực, chúng ta
yếu kém của hạ tầng cơ sở, trình độ về kỹ thuật thông tin chưa cao, chất lượng
nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh,…còn ở mức thấp.
-18-

Thứ hai, chúng ta tiếp cận và xây dựng nền kinh tế tri thức trong khung cảnh
toàn cầu hóa đặt ra sẽ phải đổi mặt với mặt bằng xuất phát không cao.
3.1.3 Những cơ hội để xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở
trong điều kiện hội nhập quốc tế
Thứ nhất, từ kinh tế công nghiệp chuyển lên nền kinh tế tri thức, là xu thế
phát triển tất yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia.
Thứ hai, nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển là nhờ năng lực sáng
tạo của con người. Tài nguyên là có hạn, năng lực sáng tạo của con người là vô
hạn; một khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người, thì khả
năng của nền kinh tế của các quốc gia là hết sức to lớn.
Thứ ba, tự do hoá thị trường đang tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế thế giới,
đặc biệt là thông tin, viễn thông…, từ đó hình thành một kết cấu hạ tầng toàn cầu

thúc đẩy mạnh việc điều chỉnh các ngành, phát triển các ngành mới.
Thứ tư, trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập quốc tế, việc có một vị trí
địa lý thuận lợi cho giao thương quốc tế cũng là một cơ quý hiếm để chúng ta
đẩy nhanh phát triển kinh tế tri thức.
3.1.4 Những thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri
thức ở ều kiện hội nhập quốc tế
Thứ nhất, các nước đang phát triển đã phải trả giá đắt cho sự tăng trưởng,
chịu nhiều thiệt thòi, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt nhanh, môi trường sinh thái ô
nhiễm v.v…Nếu không đủ bản lĩnh, không chớp lấy thời cơ thì đất nước tụt hậu
ngày càng xa hơn, và bị gạt ra ngoài lề.
Thứ hai, sự bất bình đẳng của thiết chế toàn cầu hóa hiện nay, trong khi kêu
gọi thương mại tự do, thì các cường quốc kinh tế lại gia tăng bảo hộ mậu dịch
Thứ ba, bên vị trí thuận lợi cho giao thương và phát triển thương mại quốc tế
cũng đòi hỏi một nguồn lực lớn chi tiêu cho quốc phòng để bảo đảm an ninh toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia và duy trì vị trí thuận lợi ấy.
3.2 NHỮ Ủ YẾU ĐỂ TIẾP CẬN VÀ

Từ thực tiễn của Việt Nam, thông qua những nghiên cứu, phân tích lý thuyết,
để ế tri thức ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế có thể đề
xuất hệ quan điểm dưới đây.
-19-

Thứ nhất, Phát triển kinh tế tri thức phải bền vững và đạt được sự đồng thuận
: (i) Quan điểm hệ thống; (ii) quan điểm cân đối mới; (iii) Quan điểm mới về
tăng trưởng; (iv) Quan điểm mới về công bằng.
Thứ hai, Tận dụng thời cơ hội nhập quốc tế ạ
ồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế tri thức.
Thứ ba, kinh tế tri thức để tạ , miề
ề ức ảnh hưởng lớn làm động lực phát triển cho toàn
ngành và khu vực.

Thứ tư, kinh tế tri thức và công nghiệp hóa hiện đại hóa là hai mục
tiêu không tách rời trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ năm, (i) Mô hình học hỏi là vận dụng là phát triển vùng như Bangalore
của Ấn độ, chiến lược quốc gia như của Singgapore trên cơ sở kết hợp những
thuận lợi và đánh giá bất lợi từ chiến lược phát triển của các quốc gia đi trước.
(ii) Đường lố : Dịch vụ văn hóa, du lịch, các dịch vụ hạ tầng mềm như
tài chính, ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm…; Công nghiệp - Công nghệ cao;
phát triển ; Gắn với trục cơ cấu kinh
tế trọng điể -Trung-Nam.
ỤC TIÊU TIẾP CẬN VÀ
KINH TẾ TRI THỨC GIAI ĐOẠ - ẦM NHÌN 2030
tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Thứ nhất, đối với công nghiệp và dịch vụ, chúng ta phát triển theo hướng
tuần tự và nhẩy vọt.
Thứ hai, đối với cơ khí chế tạo, chúng ta ưu tiên sử dụng công nghệ vât liệu
mới, công nghệ kỹ thuật số, chế tạo máy công cụ điều khiển theo chương trình,
các dây chuyền thiết bị tự động.
Thứ ba, đối với những ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, bưu chính
viễn thông, ngân hàng, tài chính,….
Thứ tư, đối với xây dựng và kết cấu hạ tầng, phải đảm bảo vận dụng tri thức,
công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý mới nhất đáp ứng yêu cầu đòi hỏi kết
cấu hạ tầng cao, nhất là hạ tầng ICT.
Thứ năm, chuyển trọng tâm phát triển những lĩnh vực quan trọng sang chủ
yếu dựa vào tri thức.
3.3.2 Những mục tiêu chủ trên con đƣờng tiếp cận và phát triển kinh tế
tri thức Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn 2030
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nêu rõ, để phấn đấu đạt
được mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2010 - 2020, thì phải đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Vì vậy, phát triển
kinh tế tri thức như là một chiến lược tạo lập, rút ngắn công nghiệp hóa, hiện đại

-20-

hóa và công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển đất nước cũng tạo tiền đề cho
kinh tế tri thức phát triển. Hai mệnh đề này hòa quyện và không thể tách rời của
phát triển kinh tế nước ta.
Tầm nhìn kinh tế tri thức Việt Nam 2030 : xét trên bình diện phát triển kinh
tế Việt Nam cứ năm năm thì GDP bình quân đầu người tăng trên gấp đôi, 2004 là
561USD, năm 2009 là 1100 USD, 2010 là 1200 USD. Theo chiến lược phát triển
2010-2020 của chúng ta thì GDP đầu người 2015 là 2100USD, 2020 là 3500
USD. Với đà phát triển như vậy, thêm vào đó là nền tảng phát triển kinh tế tri
thức giai đoạn 2011-2020 đã được thiết lập, điều đó cho ta một cái nhìn lạc quan
rằng năm 2030, chúng ta sẽ có trình độ phát triển kinh tế tri thức theo kịp
Malaysia và Thái Lan, tỷ trọng TFP trong GDP đạt trên 50%, GDP đầu người đạt
trên 10.000 USD. Công nghiệp, nông nghiệp phát triển chủ yếu dựa vào công
nghệ cao nhất là công nghiệp ICT, Nano, công nghệ vật liệu mới. Mục tiêu tiến
tới của chúng ta là đuổi kịp và vượt trình độ phát triển kinh tế tri thức của những
nước trong khu vực như Thái Lan và Malaysia. Bước tiếp theo là đuổi kịp và
vượt Singapore. Đó là những mục tiêu khó khăn nhưng chúng ta quyết tâm sẽ đạt
được nếu chúng ta bắt tay ngay lập tức và quyết liệt thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế tri thức giai đoạn 2011-2020 làm động lực phát triển mạnh cho giai
đoạn 2020-2030.
3.4 NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP ĐỂ CẬN VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠ -
TẦM NHÌN 2030
Để thực hiện hiệu quả những quan điểm đã trình bày ở trên, chúng ta cần tập
trung thực hiện một số nhóm giải pháp cụ thể như dưới đây:
3.4.1 Nhóm giải pháp về môi trƣờng kinh doanh và hệ thống đổi mới
Thứ nhất, Phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đổi mới cơ chế chính
sách tạo điều kiện và môi trường phát triển cho nền kinh tế tri thức.
Thứ hai, Cần triệt để đổi mới doanh nghiệ - ản xuất ra sản

phẩm của nền kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3.4.2 Nhóm giải pháp cho giáo dục và đào tạo
Thứ nhất, Đổi mới trong quản lý giáo dục phù hợp nhu cầu phát triển của
kinh tế tri thức.
Thứ hai, Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo cho phù hợp với
nhu cầu phát triển của kinh tế tri thức.
Thứ ba, Tái cấu trúc hệ thống giáo dục và mở rộng mạng lưới giáo dục phù
hợp với nhu cầu phát triển của kinh tế tri thức.
Thứ tư, Đổi mới chương trình và tài liệu đào tạo.
-21-

Thứ năm, Đổi mới phương pháp dạy, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo
dục.
Thứ sáu, Xã hội hóa giáo dục, tận dụng mọi nguồn lực xã hội cho đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế tri thức.
Thứ bẩy, Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền giáo dục tri
thức.
Thứ tám, Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, nhằm thực hiện có hiệu quả việc
cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh
nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo.
Thứ chín, Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở
đào tạo và nghiên cứu.
3.4.3 Xây dựng cơ sở hạ tầ

Để đạt được những mục tiêu xây dựng cơ sở và phát triển ICT nêu trên,
chúng ta cần thực hiện những nhóm giải pháp chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chúng ta phải xây dựng một loạt các giải pháp nâng cao nhận thức
về vai trò, vị trí của ICT của toàn xã hội từ lãnh đạo cho đến người dân, trong
mọi ngành kinh tế quốc dân.
Thứ hai, không ngừng nâng cao năng lực phát triển và ứng dụng vể ICT.

Thứ ba, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công nghệ
thông tin và truyền thông.
Thứ tư, thực hiện chiến lược huy động các nguồn vốn trong nước và ngoài
nước để thực hiện từng phần các chương trình trọng điểm.
Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin và truyền
thông.
Thứ sáu, nâng cao năng lực của hệ thống nghiên cứu triển khai của các cơ sở
nghiên cứu về công nghệ thông tin và truyền thông.
Thứ bẩy, hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông.
Thứ tám, tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế, tranh thủ sự hỗ
trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trên các
lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, sản xuất….
Thứ chín, phát triển mạnh mẽ thị trường ICT, thực hiện mở cửa thị trường
viễn thông và Internet, chủ động hội nhập quốc tế.
Thứ muời, Sản xuất máy tính, phần mềm, và thiết bị dịch vụ viễn thông :
Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin đồng bộ với
mở rộng, phát triển mạng truyền thông.
Thứ mười một, Phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử.
-22-

Thứ mười hai, Phát triển công nghệ vi điện tử mạch bán dẫn.
3.4.4 Phát triển nền khoa học và công nghệ, đổi mới quản lý đối với
khoa học và công nghệ của quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế tri thức
Để nền khoa học và công nghệ đóng góp vai trò quan trọng, thúc đẩy kinh tế
- xã hội phát triển theo hướng tri thức, trong thời gian tới cần thực hiện những
nhóm giải pháp sau đây:
Thứ nhất, Nhóm giải pháp về quản lý khoa học và công nghệ.
Thứ hai, Nhóm giải pháp về tài chính cho khoa học và công nghệ.
Thứ ba, Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ.

Thứ tư, Ưu tiên phát triển những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn mang
tính đột phá bên cạnh ICT đó là : Công nghệ sinh học : (1) Công nghệ sinh học
cho nông nghiệp (2) Công nghệ sinh học phục vụ cho sức khỏe cộng đồng (iii)
Công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp, (iv) Công nghệ sinh học phục vụ xử
lý ô nhiễm môi trường. Công nghệ tự động hóa: tập trung ở những lĩnh vực
như điều khiển điện tử công suất, mô hình hóa và điểu khiển rô bốt công nghiệp,
điều khiển các hệ sinh học, giao diện người - máy, tự động hóa trong nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai khoáng, chế tạo máy Công nghệ vật liệu
mới : như vật liệu polyme và composite ; vật liệu phục vụ công nghiệp, năng
lượng và xây dựng; vật liệu môi trường; vật liệu vô cơ, kim loại và hợp kim;
vật liệu nano và submicro; vật liệu mới cho công nghiệp dược. Công nghệ năng
lượng mới : Công nghệ nhiệt mặt trời tập trung (CST), Công nghệ thủy điện
Hydrokinetic Power (HP); Sản xuất nhiên liệu diezel sinh học từ tảo; Công nghệ
nhiên liệu hóa thạch sạch. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ :Xây
dựng hạ tầng ban đầu về công nghệ vệ tinh bao gồm: Trạm thu và Trung tâm xử
lý ảnh vệ tinh, hệ thống trạm định vị nhờ vệ tinh; phóng và đưa vào hoạt động.
Phát triển Cơ khí chính xác phục vụ các ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn :
Các ngành công nghệ cao hầu hết đều phát triển và sử dụng những sản phẩm
của cơ khí chính xác như rô bốt, con quay hồi chuyển (phục vụ cho nhiều lĩnh
vực trong đó có an ninh quốc phòng)….
3.4.5 Tăng cƣờng khai thác tri thức của thế giới
Để tận dùng tối ưu cơ hội “đi xe miễn phí” đó thì chiến lược hướng tới kinh
tế tri thức của Việt Nam trong giai đoạn tới cần bao hàm một số nội dung sau :
Thứ nhất, cải thiện môi trường kinh doanh chung, tăng cường thu hút đầu tư
vào những lĩnh vực có triển vọng và có sức lan tỏa mạnh nhất. \
Thứ hai, năng động hơn và định hướng có chọn lọc hơn nữa, quản lý tri thức
theo hướng đổi mới hơn nữa trong quá trình tìm kiếm công nghệ thể hiện thông
qua việc chuyển giao công nghệ, lixăng, nhập khẩu các máy móc, thiết bị kỹ
thuật…
-23-


Thứ ba, mở rộng cánh cửa ICT cho sự tiếp cận của đông đảo dân cư, cho sự
tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo hướng “tích
cực”.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam luận án đã đạt được một số kết luận cơ bản như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu lịch sử và quá trình hình thành nền kinh tế tri thức trên
thế giới, luận án đã thống nhất và đưa ra khái niệm kinh tế tri thức làm trọng tâm
cho bước đi tiếp theo nghiên cứu về kinh tế tri thức. Quan niệm đúng đắn về kinh
tế tri thức cũng như nhận thức được những nhân tố tác động đến sự ra đời của
nền kinh tế tri thức, đặc trưng của kinh tế tri thức, việc lượng hóa mức độ phát
triển kinh tế tri thức thông qua các hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kinh tế tri thức
cho chúng ta cơ sở để phục vụ cho các bước nghiên cứu tiếp theo để nhìn nhận,
đánh giá sự phát triển của nền kinh tế dưới góc độ của kinh tế tri thức.
Thứ hai, trong vài thập kỷ trở lại đây xu thế toàn cầu hoá gia tăng ngày càng
mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, các nhà khoa học, chính trị
gia, những tập đoàn doanh nghiệp trên thế giới. Khái quát hóa về toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế trong bối cảnh thực tế hội nhập kinh tế quốc tế trên toàn thế giới
ngày càng sâu và rộng như hiện nay, những tác động của hội nhập kinh tế đối với
mỗi quốc gia cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về kinh tế tri thức trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế sẽ tác
động đến mọi mặt củ - ; Đến cơ cấu lao động xã hội
nhất là tầng lớp công nhân tri thức; Tác động đến sự thay đổ n –
tư duy hướng kinh tế tri thứ ạnh mẽ
cũng làm sâu sắ . Tuy nhiên đối với các quốc gia
ất yếu của việc cần thiết của tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế và phát triển kinh tế tri thức rút ngắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa chứ không
thể chờ đợi công nghiệp hóa kiểu cổ điển.

Luận án cũng đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam dưới góc
nhìn của nền kinh tế tri thức trong những năm qua. Bên cạnh những thành tựu đạt
được như tốc độ tăng GDP nhanh, tỷ lệ năng suất tổng hợp TFP cống hiến trong
GDP ngày càng gia tăng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông ngày
càng phát triển…thì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết
nếu nhìn dưới các tiêu chuẩn của nền kinh tế tri thức như: 1) Thiếu vắng một
chiến lược tổng thể về xây dựng và phát triển kinh tế tri thức tận dụng tối đa điều
kiện hội nhập quốc tế; 2) Các điều kiện vật chất - kỹ thuật để phát triển kinh tế tri
-24-

thức vẫn còn thiếu và yếu trên nhiều phương diện; 3) Trình độ phát triển kinh tế
thị trường còn thấp; 4) Tính sẵn sàng cho hội nhập và phát triển chưa cao…
Từ đó xác định phương hướng tiếp cận, mục tiêu và các nhóm giải pháp phát
triển kinh tế tri thức giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030.
*********************


×