Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Điều tra hiện trạng và đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố quy nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.44 KB, 84 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhờ những thay đổi có tính chiến lược trong đường lối xây dựng kinh tế - xã hội
của Đảng và Chính phủ ta, Thành phố Quy Nhơn đang bước vào một thời kỳ đổi mới
toàn diện, trong đó các hoạt động đang chuyển từ tình trạng chậm phát triển sang một
nhịp điệu mới sinh động và bước đầu đã đạt được nhiều hiệu quả kinh tế đáng khích lệ.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là quá trình cải tạo, nâng cấp đô thị hiện có, mở
rộng các khu đô thị mới, quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp tập trung.
Hiện nay, cùng với sự gia tăng phát triển kinh tế, công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn đô thị đang là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương trong cả nước.
Với khối lượng rác phát sinh lớn nhưng tỷ lệ thu gom còn hạn chế, chất thải rắn sinh ra
chưa được thu gom và xử lý triệt để. Thành phố Quy Nhơn cũng không nằm ngoài thực
trạng này. Với quy mô dân số đã tăng đến trên 254.400 người trên diện tích thành phố từ
216 km
2
, trong đó diện tích đô thị là 145 km
2
. Mỗi ngày thành phố Quy Nhơn thải ra một
lượng rác thải khổng lồ khoảng 230 tấn rác (lượng rác thu gom được khoảng 170 - 180
tấn bởi Công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn, còn hơn 50 tấn thải ra môi trường
mỗi ngày).
Cũng như các thành phố khác trong cả nước, quy mô đô thị của thành phố Quy
Nhơn đang được mở rộng nhanh chóng, dân số đô thị ngày càng gia tăng. Lựơng rác đổ
về các bãi chôn lấp ngày càng gia tăng, nếu không được xử lý thì môi trường sẽ ngày
càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình trạng bãi chôn lấp rác ở Núi Bà Hỏa đóng cửa
cùng với lượng rác thải ra hàng ngày như hiện nay thì bãi chôn lấp rác Long Mỹ cũng có
thể sẽ sớm bị đóng cửa. Việc chôn lấp chất thải rắn là một biện pháp xử lý đơn giản nhất,
tuy nhiên hiện nay đã cho thấy nhiều bất cập từ việc chôn lấp chất thải như ô nhiễm môi
trường không khí, nước ngầm, đất và tốn quỹ đất lớn để làm bãi chôn lấp… Bên cạnh đó,
vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn đô thị gây ra bởi ý thức thực hiện việc bảo vệ


môi trường của người dân chưa cao, chưa có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa
phương.
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 1
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn đang ngày càng gia tăng nhanh
chóng theo tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Lượng chất thải phát sinh
ra trong toàn địa bàn thành phố chưa được thu gom triệt để và cũng chưa được phân loại
tại nguồn nên gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý cũng như xử lý lượng chất thải
này.
Trước hiện trạng trên, việc tìm ra một phương án giải quyết tối ưu cho vấn đề rác
thải là một nhu cầu cấp thiết yếu hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu mà tôi chọn đề tài:
“ Điều tra hiện trạng và đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành
phố Quy Nhơn”. Đề tài này nhằm nghiên cứu đưa ra một số biện pháp cải thiện hệ thống
quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn.
1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở Thành phố Quy Nhơn phù
hợp với chiến lược phát triển chung của Tỉnh và của Thành phố, nghiên cứu này được đặt
ra với hai mục tiêu sau:
 Điều tra hiện trạng phát sinh và đánh giá công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại
Thành phố Quy Nhơn.
 Đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn
phù hợp hơn, mang tính khả thi hơn.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu bao gồm các vấn đề sau:
- Tổng hợp, biên hội và kế thừa các tài liệu, các nghiên cứu có liên quan,
- Tổng quan về tình hình chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn,
- Khảo sát điều tra hiện trạng phát sinh chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn,
và dự báo diễn biến của chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn đến năm 2010
và 2025,

- Khảo sát, xem xét và đánh giá hiện trạng quy trình quản lý chất thải rắn tại Thành
phố Quy Nhơn,
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 2
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
- Đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị phù hợp hơn cho Thành phố
Quy Nhơn.
1.2.3. Giới hạn đề tài
 Giới hạn về nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu với đối tượng chất thải rắn đô thị của Thành phố Quy
Nhơn.
 Giới hạn về không gian
Phạm vi không gian của đề tài là một số phường tiêu biểu trong Thành phố Quy Nhơn.
Thêm vào đó, Công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn sẽ được nghiên cứu về hiện
trạng công tác quản lý chất thải rắn để từ đó đề xuất xây dựng chương trình quản lý hợp
lý hơn, nhằm góp phần giải quyết được những tồn tại của công tác quản lý chất thải hiện
nay của Thành phố.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp luận
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì quá trình đô thị hóa cùng với
mức sống của người dân ngày càng được nâng lên một cách rõ rệt. Tốc độ phát triển kinh
tế ngày càng cao của xã hội, dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng chất thải con người
thải ra ngày càng nhiều. Thế nhưng hệ thống quản lý chất thải rắn tại đây cũng như công
nghệ xử lý chưa được phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống
của con người. Vì vậy, việc điều tra hiện trạng và đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất
thải rắn đô thị tại Tp. Quy Nhơn một cách phù hợp hơn cho tương lai là một vấn đề cần
thiết và cấp bách trước thực tế hiện nay. Việc phát sinh chất thải trong cuộc sống và
những hoạt động phát triển khác của xã hội là một điều không thể tránh khỏi.
Để thực hiện được điều này, trước hết chúng ta phải điều tra, xem xét và phân tích
tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn đô thị tại đây được thực
hiện như thế nào. Qua đó đánh giá hiện trạng trên và đưa ra được những đề xuất cải thiện

quy trình quản lý tại đây sao cho phù hợp hơn với thực trạng hiện nay và cho tương lai.
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 3
Nội dung cần nghiên cứu
Thu thập, biên hội tài liệu Điều tra hiện trạng
Phát phiếu điều tra
Trò chuyện,phỏng vấn
Chụp hình, đánh giá thực trạng
So sánh và đánh giá
Xử lý số liệu
Xem xét và trao đổi ý kiến với các chuyên gia
Đề xuất cải thiện quy trình quản lý
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Sơ đồ nghiên cứu:
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: tiến hành phát phiếu điều tra -
phỏng vấn cho từng hộ gia đình về mối quan tâm của họ đối với việc thải bỏ chất thải rắn,
thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau như: từ thực tế, sách vở, thư viện, từ mạng, công
ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn… khảo sát hiện trạng chất thải rắn đô thị tại một
số phường trong thành phố.
1.3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 4
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Các văn bản pháp quy của Nhà nước
Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn… trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
Các tài liệu liên quan đến chất thải rắn đô thị.
1.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu: toàn bộ các số liệu thực hiện trên các
bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản lý và phân tích trên máy tính với phần mềm
Microsoft Excell 5.0. Phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word 6.0.
1.3.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp: từ kết quả của quá trình phân tích

tổng hợp các dữ liệu đã có, đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị phù
hợp hơn.
1.3.2.5. Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo, lấy ý kiến các chuyên gia tại địa phương và sự góp ý của thầy hướng dẫn ở
Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Người dân trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn thuộc các phường nghiên cứu.
- Hệ thống thu gom vận chuyển trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn (thuộc công ty TNHH
môi trường đô thị Quy Nhơn).
1.3.4. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu là Thành phố Quy Nhơn, cụ thể là các hộ gia đình, các bệnh
viện, trung Tâm y tế, các cơ sở sản xuất, các nhà máy xí nghiệp, thuộc các phường nội
thành: Trần Phú, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Ngô Mây, Hải Cảng, Nguyễn Văn Cừ và hai
phường ngoại thành: Đống Đa, Trần Quang Điệu (vì giới hạn thời gian nên không thể tìm
hiểu trên toàn địa bàn Thành phố).
Lý do chọn các phường trên là vì các phường này có mật độ dân số tập trung đông
đúc và là nơi hội tụ gần như đầy đủ các yếu tốmà mình quan tâm.
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 5
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
2.1. Khái niệm
2.1.1. Khái niệm chất thải:
Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình,
trường học, các khu dân cư, nhà hàng khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông
vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy… chất thải là
kim loại, hóa chất từ các loại vật liệu khác.
2.1.2. Khái niệm chất thải rắn:
Theo quan niệm chung:
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh

tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự
tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các
hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan điểm mới:
Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: vật chất mà người
tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự
vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội
nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và xử lý.
2.2. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn đô thị
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Hàng ngày chất thải rắn chủ yếu phát
sinh từ các nguồn sau và thành phần của chúng bao gồm:
Hộ dân: phát sinh từ các hộ gia đình, các căn hộ chung cư. Thành phần rác thải này bao
gồm thực phẩm, giấy, plastic, gỗ, thủy tinh… Ngoài ra rác hộ dân có thể chứa một phần
các chất thải độc hại.
Quét đường: phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp
cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường, các đối tượng tham gia giao thông và các
hộ dân sống dọc hai bên đường xả bừa bãi. Thành phần của chúng có thể gồm cành cây
và lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết…
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 6
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Khu thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, nhà
hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch… Các loại chất thải từ khu thương mại
bao gồm giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, vỏ xe, đồ điện tử gia
dụng. Ngoài ra rác khu thương mại có thể chứa một phần các chất thải nguy hại.
Cơ quan, công sở: phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, nhà tù, văn phòng
làm việc. Thành phần rác ở đây giống ở khu thương mại.
Chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ
bao gồm rau, củ, quả thừa và hư hỏng.
CTR xây dựng (xà bần) từ các công trình xây dựng: phát sinh từ các hoạt động xây
dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải gồm gỗ,

thép, bêtông, gạch, thạch cao.
CTR bệnh viện: gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh,
điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Các loại chất thải gồm kim
tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạng sử dụng… có khả năng lây nhiễm và
độc hại đối với sức khỏe cộng đồng nên phải được phân loại và tổ chức thu gom, vận
chuyển, xử lý riêng.
CTR công nghiệp: phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản
xuất công nghiệp. Thành phần của chúng gồm vật liệu phế thải không độc hại và các chất
thải độc hại. Phần rác thải không độc hại có thể đổ bỏ chung với rác thải hộ dân. Đối với
phần rác thải công nghiệp độc hại phải được quản lý và xử lý riêng.
2.3. Tác hại của chất thải rắn
2.3.1. Gây hại sức khỏe
Rác sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các sinh vật gây
bệnh như ruồi, muỗi, gián, chó, mèo… Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể
phát triển thành dịch. Người ta đã tổng kết rác thải gây ra 22 loại bệnh cho con người,
đặc biệt là bệnh ung thư do rác plastic và khi đốt plastic ở 1.200
o
C tạo chất dioxin gây
quái thai ở người.
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 7
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
2.3.2. Chất thải rắn làm ô nhiễm nguồn nước
Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ trong môi trường nước nó sẽ bị phân hủy một
cách nhanh chóng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường
nước. Sau đó oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho môi trường
nước. Những chất thải nguy hại như Hg, Pb, hoặc các chất thải phóng xạ sẽ có mức độ
nguy hiểm hơn, cao hơn rất nhiều lần.
2.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường đất
Trong điều kiện hiếu khí, khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt các sản phẩm trung

gian cuối cùng tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất H
2
O, CO
2
. Với quá trình kỵ khí
thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là: CO
2
, CH
4
, H
2
O. Với một lượng vừa phải thì khả năng
tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho các chất từ rác không trở thành ô nhiễm.
Nhưng với lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và gây ô nhiễm. Sự ô
nhiễm này sẽ cùng với sự ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy
xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm nước ngầm.
2.3.4. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường không khí
Các chất thải rắn thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không
khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm
trực tiếp. Cũng có loại rác trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm (70-80%) sẽ có quá trình
biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật. Kết quả quá trình là gây ô nhiễm không khí.
Từ những đống rác, nhất là những đống rác thực phẩm - nông phẩm chưa hoặc không
được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối.
Quá trình phân giải các chất thải chứa nhiều đạm trong rác bao gồm cả lên men chua men
thối, mốc xanh mốc vàng có mùi ôi thiu do vi khuẩn. Tùy điều kiện môi trường mà các
chất thải có những hệ vi sinh vật phân hủy khác nhau:
Trong điều kiện hiếu khí axit amin trong chất thải hữu cơ được men phân giải và vi
khuẩn tạo thành axit hữu cơ và NH
3
, sự có mặt của NH

3
làm có mùi hôi.
Trong điều kiện hiếm khí các axit amin trong rác bị phân giải thành các chất dạng amin
và CO
2
.
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 8
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Như vậy rác sinh ra các chất khí gồm có: H
2
S, NH
2
, O
2
, CO, CH
4
, H
2
. Trong đó, CO
2

CH
4
sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí. Quá trình này kéo dài mãi cho đến 18 tháng
mới dừng hẳn.
2.4. Đặc điểm chất thải rắn (CTR) thành phố Quy Nhơn
Theo tính chất, CTR thành phố Quy Nhơn có thể chia thành 5 loại sau:
- CTR sinh hoạt: là các chất thải liên quan đến các hoạt động của con người ở khu
dân cư, các cơ quan, trường học, các khu dịch vụ, du lịch.
- CTR công nghiệp: là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp.
- CTR bệnh viện: là chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh
viện, trạm xá và trạm y tế.
- CTR thương mại: là chất thải phát sinh do hoạt động thương mại. Tính chất tương
tự CTR sinh hoạt.
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt
động phá dỡ, xây dựng công trình…
Nguồn phát sinh, tính chất, thành phần, khối lượng các loại CTR của thành phố có
những đặc điểm được trình bày như sau:
2.4.1.Chất thải rắn sinh hoạt
2.4.1.1.Nguồn phát sinh
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… từ các bếp ăn tập thể,
nhà dân, trường học, nhà hàng…
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, phân người và động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu sinh hoạt
của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác, bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các
sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia
đình, trong kho của các công sở, cơ quan xí nghiệp, các loại xỉ than.
- Các chất thải rắn từ đường phố, công viên có thành phần chủ yếu là lá cây, que,
củi, nylông và bao gói…
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 9
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Tỷ lệ thu gom CTR ở thành phố Quy Nhơn năm 2006 là 80%, khối lượng chất thải
thu gom được 189,10 tấn/ngày, thành phần trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Khối lượng chất thải rắn thành phố, đơn vị: tấn/ngày.
Loại chất thải rắn
Tổng chất thải phát
sinh năm 2006
(tấn/ngày)

% theo
khối lượng
Chất thải rắn sinh hoạt và công cộng 137.99 72.97
Chất thải rắn công nghiệp và xây dựng 35.56 18.81
Chất thải rắn bệnh viện 15.55 8.22
Tổng cộng 189.10 100
(Nguồn: Công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn)
2.4.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt thành phố Quy Nhơn
Quy Nhơn là thành phố biển, thành phần CTR chứa lượng hữu cơ cao, thành phần
chất thải sinh hoạt thay đổi theo mùa đánh bắt hải sản, du lịch. Thành phần cụ thể của
loại CTR này được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thành phần chất thải rắn thành phố Quy Nhơn:
STT Thành phần % theo khối lượng (%)
1 Rác hữu cơ 57
2 Kim loại 3,0
3 Nhựa, cao su, da 3,0
4 Giấy, vải, giẻ rách 6,5
5 Gạch, đá, cát, sỏi, sành sứ 10,0
6 Tạp chất khó phân loại (<10mm) 20,5
Tổng cộng 100
(Nguồn: Công ty TNHH MTĐT Tp. Quy Nhơn)
2.4.2. Chất thải rắn công nghiệp
2.4.2.1. Nguồn phát sinh
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà
máy nhiệt điện.
- Các phế thải trong quá trình công nghệ.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
2.4.2.2. Thành phần chất thải rắn công nghiệp
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 10

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Thành phần CTR công nghiệp rất phức tạp, đặc biệt là CTR công nghiệp nguy hại,
phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tạo thành của từng công nghệ và các dịch
vụ có liên quan.
Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hoá chất thải ra có tính độc hại cao, tác
động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn
chế tác động độc hại đó.
CTR công nghiệp nguy hại chiếm 2- 25% tổng lượng chất thải nguy hại. Công
nghiệp thành phố Quy Nhơn chủ yếu là công nghiệp khai thác đá, chế biến gỗ, thủy
sản… lượng chất thải rắn côngnghiệp nguy hại được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thành phần tính toán chất thải rắn công nghiệp thành phố:
STT Thành phần % theo khối lượng (%)
1 CTR công nghiệp nguy hại 10
2 CTR công nghiệp tái sử dụng 10
3 CTR công nghiệp đem chôn 80
Tổng cộng 100
(Nguồn: Công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn)
2.4.3. Chất thải rắn bệnh viện (y tế)
2.4.3.1. Nguồn phát sinh
- Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật.
- Các loại kim tiêm, ống tiêm.
- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ.
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân.
- Chất thải chứa các chất có nồng độ cao: Chì, thuỷ ngân, Cadmi, Arsen, Xianua…
- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
Bảng2.4: Thành phần và tính chất của chất thải rắn y tế:
ST
T
Thành phần
Tính chất nguy

hại
Tỷ lệ (%)
1 Kim loại, vỏ, hộp Không 2,9
2 Giấy các loại, báo, giấy cactong Không 0,8
3 Đồ thuỷ tinh, ống tiêm, lọ thuốc Có 2,3
4 Bông băng, bột bó gãy xương Có 8,8
5 Chai, túi nhựa các loại: PP, PE, PVC Có 10,1
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 11
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
6 Bơm tiêm nhựa, kim tiêm Có 0,9
7 Bệnh phẩm xét nghiệm Có 0,6
8 Rác hữu cơ Không 52,7
9
Đất, đá, cát, sỏi, sành và các vật liệu
khác
Không 20,9
Tổng cộng 100
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22,7
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn - tập 1_GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ)
Với số lượng giường bệnh hiện có năm 2006 là 1.280 giường bệnh, lượng CTR y tế sau
thu gom là 9.780 tấn, với tỷ lệ thu gom là 85%.
2.4.4. Chất thải rắn thương mại
2.4.4.1. Nguồn phát sinh
CTR thương mại phát sinh tại các nơi diễn ra hoạt động kinh doanh, thương mại như
siêu thị, hội chợ, khu trung tâm thương mại, chợ…
2.4.4.2. Tính chất và thành phần chất thải rắn thương mại thành phố
Tính chất và thành phần CTR thương mại thành phố Quy Nhơn giống như tính chất
thành phần CTR sinh hoạt của thành phố.
Lượng CTR thương mại thành phố năm 2006 là 2.630 tấn.
2.4.5. Chất thải xây dựng

2.4.5.1. Nguồn phát sinh
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
- Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên
nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
2.4.5.2. Thành phần chất thải xây dựng.
Thành phần chủ yếu của chất thải rắn xây dựng là: đất đá, gạch ngói, xà bần….
Tốc độ phát triển xây dựng đô thị Quy Nhơn là khá cao đến 7%, do việc xây dựng ở đây
đang được chú trọng, lượng CTR xây dựng năm 2006 là 24.248 tấn.
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 12
Nguồn phát sinh
Tồn trữ tại nguồn, phân loại
xử lý chất thải tại nguồn
Thu gom
(hẻm và đường phố)
Trung chuyển & vận chuyển Tái sinh, tái chế & xử lý
Bãi chôn lấp
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Tỷ trọng chất thải rắn thành phố Quy Nhơn
Tỷ trọng CTR có vai trò quyết định đến việc lựa chọn trang thiết bị thu gom, vận
chuyển. Tỷ trọng CTR phụ thuộc vào thành phần chất thải, độ ẩm của chất thải và mức
sống của dân cư đô thị. Ở Việt Nam tỷ trọng CTR đô thị dao động từ 480-530 kg/m
3
.
Tỷ trọng CTR của thành phố Quy Nhơn cũng như các đô thị vừa và nhỏ của nước ta
là 0,45-0,53 tấn/m
3
, theo số liệu điều tra năm 2005. Theo dự báo do tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam, cuộc sống của người dân đô thị ngày một năng cao, nguồn thực

phẩm qua cơ chế tăng lên… tỷ trọng chất thải rắn thành phố Quy Nhơn là 470kg/m
3
vào
năm 2006.
2.5. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTR ĐÔ THỊ
Quản lý CTR là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận
chuyển, xử lý và đổ CTR theo phương thức tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ
thuật, bảo tồn, cảm quan và các vấn đề môi trường khác. Quản lý thống nhất CTR là việc
lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chương trình quản lý thích hợp nhằm hoàn
thành mục tiêu đặc biệt quản lý CTR.
Một cách tổng quát, sơ đồ hệ thống kỹ thuật quản lý CTR đô thị được trình bày tóm tắt
trong hình 2.1
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 13
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị (Tchobanoglous và cộng
sự, 1993).
Nguồn phát sinh: Nguồn chủ yếu phát sinh CTR đô thị bao gồm: (1) từ các khu dân cư
(chất thải rắn sinh hoạt), (2) các trung tâm thương mại, (3) các công sở, trường học, công
trình công cộng, (4) dịch vụ đô thị, sân bay, (5) các hoạt động công nghiệp, (6) các hoạt
động xây dựng đô thị, (7) các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của
Thành phố.
Tồn trữ tại nguồn: CTR phát sinh được lưu trữ trong các loại thùng chứa khác nhau tùy
theo đặc điểm nguồn phát sinh rác, khối lượng rác cần lưu trữ, vị trí đặt thùng chứa, chu
kỳ thu gom, phương tiện thu gom. Một cách tổng quát, các phương tiện chứa rác thường
được thiết kế, lựa chọn sao cho thõa mãn các tiêu chuẩn sau: (1) chống sự xâm nhập của
xúc vật, côn trùng, (2) bền, chắc, đẹp và Không bị hư hỏng do thời tiết, (3) dễ cọ rửa khi
cần thiết.
Thu gom: Rác sau khi được tập trung tại các điểm quy định sẽ được thu gom và vận
chuyển đến trạm trung chuyển/trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp. Theo kiểu vận hành, hệ
thống thu gom được phân loại thành: (1) hệ thống thu gom container di động: loại cổ điển

và loại trao đổi thùng chứa và (2) hệ thống thu gom container cố định.
Trung chuyển và vận chuyển: Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối ưu hóa năng
suất lao động của đội thu gom và đội xe. Trạm trung chuyển được sử dụng khi: (1) xảy ra
hiện tượng đổ CTR không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, (2) vị trí
thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16 km), (3) sử dụng xe thu gom có
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 14
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15 m
3
), (4) khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt, (5)
sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ dể thu gom chất thải từ
khu thương mại. Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm: (1) tiếp nhận các xe thu
gom rác, (2) xác định tải trọng rác đưa về trạm, (3) hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác, (4)
đưa xe thu gom ra khỏi trạm, (5) xử lý rác ( nếu cần thiết), (6) chuyển rác lên hệ thống
vận chuyển để đưa đến bãi chôn lấp. Đối với mỗi trạm trung chuyển cần xem xét: (1) số
lượng xe đồng thời trong trạm, (2) khối lượng và thành phần rác được thu gom về trạm,
(3) bán kính hiệu quả kinh tế đối với mỗi loại xe thu gom, (4) thời gian để xe thu gom đi
từ vị trí lấy rác cuối cùng của chuyến thu gom về trạm trung chuyển.
Tái sinh, tái chế và xử lý: Rất nhiều thành phần CTR trong rác thải có khả năng tái sinh,
tái chế như: giấy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại… Các thành
phần còn lại, tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có sẽ được xử lý bằng các phương pháp
khác nhau như: (1) sản xuất phân compost, (2) đốt thu hồi năng lựơng hay (3) đổ ra bãi
chôn lấp.
Bãi chôn lấp: Bãi chôn lấp là phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn kinh tế nhất và
chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng chất
thải, tái sinh, tái sử dụng và cả các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất
thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý thống
nhất chất thải rắn. Một bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được gọi là bãi chôn lấp hợp
vệ sinh khi được thiết kế và vận hành sao cho giảm đến mức thấp nhất các tác động đến
sức khỏe cộng đồng và môi trường. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế và vận hành

có lớp lót đáy, các lớp che phủ hàng ngày và che phủ trung, có hệ thống thu gom và xử lý
nước rò rỉ, hệ thống thu gom và xử lý khí thải, được che phủ cuối cùng và duy tu, bảo trì
sau khi đóng bãi chôn lấp.
2.6 MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CTR TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.6.1. Mô hình quản lý trong nước
2.6.1.1. Hiện trạng QLCTR tại Tp. HCM
Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý CTR cho Tp. HCM là công ty MTĐT, công ty xử lý
CTR HoWaDiCo, các xí nghiệp công trình đô thị cấp quận, các đội vệ sinh công cộng,
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 15
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
lực lượng quét dọn rác dân lập. Trong đó công ty dịch vụ công cộng có trách nhiệm thu
gom 51% lượng rác hàng ngày. Lượng rác thu gom hàng ngày trong các hộ gia đình, quét
trên đường phố hay vỉa hè do lực lượng dân lập đảm trách. Phương tiện thu gom chủ yếu
là các dụng cụ thô sơ như xe hai bánh, xe ba gác máy, xe ba bánh.
Lượng rác thu gom từ các hộ dân cư có nhà nằm trên mặt tiền hay lượng rác trên mặt
đường, vỉa hè, rác cơ quan, trường học, xí nghiệp do lực lượng công nhân vệ sinh các xí
nghiệp công ty đô thị cấp quận đảm trách. Sau khi thu gom từ các nơi riêng lẻ, rác được
đưa đến điểm hẹn. Điểm hẹn là nơi tập kết hết các khâu và được công nhân vệ sinh bốc
bằng tay lên xe cơ giới, mức độ làm việc có căng thẳng hay không tùy thuộc vào khối
lượng rác và lượng xe chuyên chở. Sai số thời gian này được coi là lớn nhất do sự sai
lệch về giờ giấc và phương tiện vận chuyển.
Rác được đưa ra bãi rác bằng xe tải lớn, để rút ngắn thời gian chuyển giao rác tại các bô
trung chuyển thành phố đã xây dựng các bô trung chuyển theo kiểu cầu đổ tạo điều kiện
cho xe ép rác, xe xuồng rót thẳng rác vào xe tải, nhưng nếu dùng theo cách này sẽ có
nhược điểm là rác không được nén ép đến mức cần thiết. Việc vận chuyển rác từ bô trung
chuyển về các bãi rác chính được xe tải của công ty dịch vụ công cộng vận chuyển, ngoài
ra còn có một số xí nghiệp cấp quận đảm trách việc này.
Từ năm 1981 với sự tài trợ của Đan Mạch Tp.HCM đã xây dựng nhà máy rác Danno có
công suất 70 tấn/ngày cho công nghệ xử lý rác hiếu khí.
Công nghệ xử lý này đã được cơ giới hóa và sử dụng hai lò quay trong môi trường để duy

trì liên tục không khí và độ ẩm. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động công nghệ này đã
không còn phù hợp vì một số nhược điểm:
- Không đáp ứng được lượng rác thải ngày một gia tăng.
- Tính chất của rác thải ngày càng phức tạp không phù hợp với công nghệ phân loại và
sàng lọc như đã thiết kế.
- Giá thành cao do chí phí năng lượng và vận hành.
Theo số liệu từ sở giao thông công chính, lượng rác thu gom ở Tp.HCM bình quân ngày
có trên 6.010 tấn, trong đó rác sinh hoạt là 4.936 tấn, rác xây dựng là 1.069 tấn và rác y tế
là 5,5 tấn. Trong số này chưa có số chình thức về rác công nghiệp, nhưng tính sơ bộ cũng
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 16
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
phải có trên 1.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 20% rác độc hại (số liệu truy cập tháng
6/2007).
Sở giao thông công chánh Tp.HCM đã tiến hành dự án phân loại rác tại nguồn với vốn
đầu tư khoảng 205 tỷ đồng được triển khai hoạt động tại 4 quận 1,4,5 và 10 nhằm mục
đích tách rác thải thành các loại riêng biệt, trong đó 60% chất thải cứng sẽ được tái sử
dụng.
Lựơng rác trong thành phố hàng ngày được giải quyết nhờ lực lượng quét dọn gồm 7.355
người, trong đó có 2.950 người thuộc lực lượng tư nhân. Rác từ khu phố được chuyển
đến điểm hẹn bằng xe đẩy tay, các xe cơ giới ra lấy rác về trạm trung chuyển rồi mới đưa
đến khu xử lý rác. Vấn đề nan giải đối với thành phố là làm thế nào để có chỗ xử lý rác
cho hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến khu dân cư đang sống.
Bãi rác Đông Thạnh với quy mô rộng khoảng 40 ha, cách trung tâm thành phố 26km đã
đóng cửa vào ngày 20/6/2003. Công ty MTĐT Tp.HCM tiến hành xả 120.000m
3
nước rỉ
rác đã qua xử lý ở bãi rác Đông Thạnh ra sông Rạch Tra, biện pháp này sẽ phần nào khắc
phục được tình trạng ô nhiễm nhiều năm ở Đông Thạnh. Tuy nhiên, tại cùng thời điểm
bãi rác Đông Thạnh còn khoảng 80.000m
3

nước rỉ rác. Trung tâm tư vấn công nghệ và
môi trường CTA đã và đang tiến hành làm sạch bằng công nghệ sinh học.
Bãi rác Gò Cát (Huyện Bình Chánh) rộng 25ha cách trung tâm thành phố 16,4km, xử lý
rác với công suất 2.000tấn/ngày.
Bãi chôn lấp rác Hiệp Phước (huyện Củ Chi) rộng 43,3ha cách trung tâm thành phố
43km, hàng ngày xử lý 3.000 tấn rác sinh hoạt. Ngoài ra còn có 3 bãi rác nhỏ trên địa bàn
huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi. Riêng số rác y tế có 9 xe chuyên dùng, hàng ngày
chở rác lò gas trung tâm Bình Hưng Hòa để đốt.
Thời gian qua nhiều nguồn kinh phí thành phố đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho các dự án
xử lý rác như: khu liên hiệp XLCTR Tây Bắc thành phố để chôn lấp rác, dự án này được
thành phố đầu tư 215 tỷ đồng, dự án nâg cấp công trình xử lý rác Gò Cát 261,4 tỷ đồng,
trong đó ngân sách Thành phố chiếm 40% nguồn ODA Hà Lan 60%. Ngoài ra còn chuẩn
bị hàng ngàn tỷ đồng để hình thành các khu XLCTR xã Hiệp Phước, xã Đa Phước (213,8
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 17
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
tỷ đồng) xã Tân Thành, Long An; xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thành phân hữu cơ vi
sinh ở xã Phước Hiệp, 2 dư án này do 2 công ty tư nhân đầu tư.
2.6.1.2. Hiện trạng quản lý CTR tại Tp. Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có bãi rác nhưng đã đóng cửa từ năm 1993 theo chỉ thị của lãnh đạo,
bên cạnh đó có một bãi rác mới được hình thành tại chân núi Khi Đa cách trung tâm
thành phố khoảng 6km theo đường chim bay.
Bãi rác này có diện tích là 10ha, dự kiến sẽ đổ rác trong vòng 10 năm, được chia thành
nhiều ô nhỏ để đổ rác lần lượt, có các bức tường ngăn ô cao 1m, có thiết kế hệ thống thu
gom nước rác rất đơn giản dẫn đến bể tự hoại xây bằng bêtông với thể tích là 100m
3
.
Trên thực tế sau khoảng 2 năm sử dụng lượng rác hầu như đã chiếm hết diện tích khu vực
bãi rác.
Nhược điểm:
- Bể xử lý nước rác thực tế là một bể chứa không hoạt động được.

- Trong mùa mưa, lượng nước mưa thấm qua bãi rác tràn vào bể chứa rồi đổ nước đen
đậm đặc ra ngoài gây mùi hôi thối lan tỏa khắp cả vùng, ngoài ra còn có tác động xấu đến
hoạt động nông nghiệp.
2.6.2. Mô hình quản lý nước ngoài
2.6.2.1. Đổ đống hay bãi hở
Đây là phương pháp cổ điển được áp dụng từ thời tiền xử của loài người. Ngay từ thời kỳ
Hy Lạp, La Mã cổ đại, cách đây khoảng 500 năm trước Công Nguyên người ta đã biết đổ
rác ở bên ngoài tường thành và ở cuối hướng gió. Cho đến ngày nay, phương pháp này
vẫn còn áp dụng nhiều ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Phương pháp này có một số nhược điểm sau:
- Tạo cảnh quan khó chấp nhận được, gây cho con người cảm giác thật là khó chịu khi
thấy chúng.
- Các bãi rác thường là ổ dịch bệnh tiềm tàng, gây mùi hôi và làm lan truyền bệnh thông
qua chuột, ruồi, muỗi… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
- Nước rỉ ra từ các bãi rác tạo nên một vùng lầy lội, ẩm ướt, dễ dàng thâm nhập vào đất
gây ô nhiễm đất, nước ngầm.
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 18
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
- Quá trình phân hủy tự nhiên tạo ra mùi hôi và gây ô nhiễm không khí.
- Tuy được coi là phương pháp rẻ tiền nhất, nhưng phương pháp này đòi hỏi diện tích quá
lớn và do vậy đối với một số thành phố lớn với giá thành đất rất cao thì phương pháp này
lại trở nên đắt tiền.
2.6.2.2. Xuất khẩu
Rác xuất khẩu chủ yếu là chất thải công nghiệp như nhựa phế thải, giấy vụn, vải vụn và
các phế thải công nghiệp độc hại khác. Tuy nhiên tình hình ô nhiễm môi trường ngày
càng trở nên trầm trọng hơn, các quốc gia ngày càng hạn chế nhập khẩu các phế thải công
nghiệp.
2.6.2.3. Đổ xuống biển
Phương pháp này dựa trên công nghệ nén rác ở mật độ cao và thả xuống biển ở xa bờ
thuộc vùng hải phận chung quốc tế. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc chôn rác dưới

biển mang lại nhiều điều lợi. Ví dụ: ở Tp. New York trước đây chất thải rắn được chở
đến các bến cảng bằng những đoàn xe lửa riêng, sau đó được các xà lan chở đem chôn
dưới biển. Ngoài ra, ở San Francisco và một số thành phố ven biển ở Hoa Kỳ, người ta
còn xây dựng những bãi ngầm nhân tạo trên cơ sở sử dụng các khối gạch, bê tông phá vỡ
từ các tòa nhà hoặc thậm chí từ các ô tô thải bỏ. Làm điều này vừa giải quyết được vấn đề
chất thải, vừa tạo nên nơi trú ẩn cho các loài sinh vật biển. Bên cạnh những ưu điểm trên
thì biện pháp này rất khó kiểm soát và có khả năng tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường biển.
2.6.2.4. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp vệ sinh là biện pháp tương đối đơn giản, được áp dụng phổ biến ở các quốc gia
phát triển nơi mà diện tích đất trống còn khá dồi dào. Ở Hoa Kỳ hơn 80% rác được xử lý
theo kiểu này.
Ở Anh, Nhật và nhiều quốc gia phát triển khác cũng áp dụng phương pháp này một cách
rộng rãi. Việc chôn rác được thực hiện bằng cách dùng các xe chuyên dụng chở rác đến
các khu vực đã được quy hoạch trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng mặt
rác và đổ lên một lớp đất dày 15cm, sau khi kết thúc bãi chôn lấp thì lớp phủ cuối cùng
tối thiểu phải là 60cm. Theo thời gian sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp
và thể tích rác giảm xuống, việc đổ rác được tiếp tục trên bề mặt bãi rác cũ.
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 19
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Tuy nhiên, việc chôn lấp rác cần phải được khảo sát kỹ lưỡng và có quy hoạch môi
trường cùng các biện pháp phòng chống ô nhiễm thích hợp. Các nơi chôn rác cần phải
được thiết kế sao cho nước rò rỉ từ bãi rác không xâm nhập được vào nước mặt cũng như
nước ngầm và phải xây dựng hệ thống xử lý nước rò rỉ trước khi thải chúng ra môi
trường. Phương pháp chôn lấp vệ sinh có ưu điểm sau:
- Do được nén và phủ lên trên bề mặt một lớp đất nên các loại côn trùng, ruồi muỗi, chuột
khó có khả năng sinh sôi.
- Các hiện tượng cháy ngầm hay bùng cháy khó có thể xảy ra, đồng thời giảm thiểu được
mùi hôi thối, hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.
- Nếu làm việc tốt ngă chặn nước rò rỉ thì hạn chế được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
nước, đất.

- Nếu được quy hoạch trước, sau khi ngưng hoạt động thì bãi chôn lấp có thể xây dựng
thành các công viên, các sân chơi hoặc phục vụ các công trình nghỉ ngơi giải trí.
- Chi phí vận hành không cao.
Tuy nhiên, bãi chôn lấp hệ vệ sinh cũng có những khuyết điểm sau:
- Việc chôn lấp đòi hỏi diện tích đất đai lớn, là một khó khăn đối với các thành phố và đô
thị tập trung dân cư đông đúc.
- Các lớp phủ bãi rác thường tạo nên khí mêtan, hydrosulphua độc hại, có thể gây cháy nổ
hoặc gây ngạt. Tuy nhiên, nếu có biện pháp thu hồi thích hợp thì đây là nguồn tạo năng
lượng rất tốt.
2.6.2.5. Ủ rác thành phân hữu cơ
Ủ rác thành phân hữu cơ là kết quả của phương pháp xử lý sinh học. Giải pháp này được
áp dụng rộng rãi ở các quốc gia đang phát triển. Việc ủ rác thành phân bón hữu cơ có ưu
điểm là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra được của cải vật chất, giúp
ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vậy, phương pháp này được ưa chuộng ở các quốc
gia nghèo và đang phát triển. Công nghệ ủ rác thành phân hữu cơ có thể được chia thành
2 loại:
2.6.2.5.1. Ủ hiếu khí
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 20
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
Ủ hiếu khí là công nghệ được sử dụng rộng rãi trong khoảng hai thập kỷ gần đây, đặc biệt
là ở các quốc gia đang phát triển. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên hoạt động của các vi
khuẩn hiếu khí với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác thô
được thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành cacbon dioxit. Thường thì chỉ sau 2 ngày,
nhiệt độ tăng lên khoảng 45
o
C. Sự phân hủy rác diễn ra khá nhanh, chỉ sau 2 – 4 tuần là
rác đã được phân hủy hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và các côn trùng hầu hết bị diệt
do nhiệt độ trong đống ủ. Bên cạnh đó mùi hôi cũng được khử nhờ quá trình ủ hiếu khí.
2.6.2.5.2. Ủ yếm khí
Công nghệ ủ rác yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu là ở quy mô nhỏ). Quá

trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ không đòi hỏi có
những đầu tư ban đầu tốn kém song có những nhược điểm sau:
Thời gian phân hủy kéo dài thường từ 4 – 12 tháng.
Các vi khuẩn vẫn tồn tại do nhiệt độ của quá trình phân hủy thấp.
Các khí metan và hydrosulphua sinh ra từ quá trình phân hủy gây mùi khó chịu.
Ưu điểm của phương pháp ủ:
Ổn định chất thải
Tái sử dụng được chất thải
Không đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn như phương pháp đốt.
Giảm nhu cầu sử dụng đất để chôn lấp.
Giảm được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường so với các phương pháp klhác.
Tạo ra được sản phẩm có ích cho xã hội.
Tạo công ăn việc làm cho người dân.
Khuyết điểm:
Thời gian dài hơn so với phương pháp đốt.
Khi ủ yếm khí còn sinh ra mùi khó chịu.
Tốn chi phí cho các máy móc, nếu so sánh với phương pháp đốt hầu như chẳng cần sử
dụng máy móc nhiều.
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 21
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý và hành chính
Thành phố Quy Nhơn nằm ở cực Nam của tỉnh Bình Định, có tọa độ địa lý 13
0
46’ vĩ
độ Bắc 119
0
14’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và Phù Cát, phía Nam

giáp huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy
Phước, cách Hà Nội 1.060 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 640 km về phía
Nam, nơi chạy qua cửa đường quốc lộ số 1, tuyến đường sắt xuyên Việt. Thành phố có
sân bay thương mại với các chuyến bay thường kỳ đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố được chính thức thành lập cách đây trên 100 năm nhưng Quy Nhơn đã
có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa thế kỷ 11, triều đại Tây
Sơn và Cảng Thị Nại thế kỷ 18. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 22
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
558/QĐ-TTg công nhận thành phố Quy Nhơn là đô thị loại II, một trong ba trung tâm
thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Hiện nay thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học
của tỉnh Bình Định, là thành phố Cảng, đầu mối giao thông thuỷ bộ quan trọng của vùng
Nam Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia,
Thái Lan, ra biển Đông, là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ.
3.1.2. Địa hình
Khu vực thành phố Quy Nhơn có địa hình đa dạng gồm cả đồi núi, các dải đất bằng
phẳng, ruộng lúa, ao đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo, Quy Nhơn có dải bờ biển
dài 42km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều
loài đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao.
Địa hình thành phố Quy Nhơn nhìn chung được chia thành hai khu vực:
- Khu vực thành phố cũ: nằm sát bờ biển, bị chia cắt bởi núi Bà Hỏa cao 279,2m và núi
Vũng Chua cao 500m thành hai khu vực nhỏ:
- Khu vực trung tâm nội thành ở phía Đông núi Bà Hỏa, địa hình tương đối bằng phẳng;
cao độ thay đổi từ 1,5 - 5,5m; hướng dốc từ núi ra biển và từ núi về triền sông; độ dốc
trung bình từ 0,5 - 1%; khu vực ven sông, biển có cao độ thấp hơn 2m, bị ngập lụt từ 0,5 -
1m.
 Khu vực phường Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu - xã Long Mỹ nằm hai bên Đông và
Tây của Quốc lộ 1A, là thung lũng hẹp, kẹp giữa núi Bà Hỏa và núi Hòn Chà. Địa hình
phía Tây Quốc lộ 1A tương đối bằng phẳng. Cao độ thấp nhất là 5,5m. Cao độ trung bình

8m, có hướng dốc từ Tây sang Đông và từ Nam ra Bắc với độ dốc từ 0,5% đến 1,5% rất
thuận lợi cho xây dựng. Địa hình phía Đông Quốc lộ 1A thấp trũng, phần lớn là ruộng
lúa. Cao độ thấp nhất là 1,1m. Cao độ cao nhất là 15m. Có hướng dốc dần từ Nam ra Bắc
với độ dốc từ 0,5% đến 2%. Thường bị ngập lụt từ 0,5 - 2,5m ở các khu vực có cao độ
<3m. Địa hình khu Long Mỹ tương đối bằng phẳng có cao độ từ 5,5m trở lên.
 Khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai: là một cồn cắt ngang ổn định dài khoảng 18km.
Nơi rộng nhất là 4,5km; hẹp nhất là 1km. Cao độ lớn nhất 31,5m; thấp nhất là 0,3m;
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 23
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
trung bình là 15m. Địa hình có hướng dốc về hai phía Đông và Tây với độ dốc từ 0,5%
đến 2%.
3.1.3. Khí hậu
Thành phố Quy Nhơn mang đặc tính khí hậu của vùng Trung - Trung Bộ, bị chi
phối bởi gió Đông Bắc trong mùa mưa và gió Tây vào mùa khô. Mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 (lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80% lượng
mưa cả năm). Mùa Đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc. Mùa hè có nhiệt độ
khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt 28
0
C. Hướng gió chủ yếu là Đông đến
Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong nửa đầu mùa Hạ là hướng Tây đến Tây Bắc. Mùa
mưa tại khu vực Quy Nhơn thường có bão và bão lớn tập trung nhiều nhất vào tháng 10.
Một số đặc trưng khí hậu về thành phố Quy Nhơn:
- Nhiệt độ trung bình năm: 26,9
0
C;
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 30,8
0
C;
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 24,0
0

C;
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 39,9
0
C;
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 15
0
C;
- Tổng số giờ nắng cả năm: 2.521 giờ;
- Độ ẩm tương đối cao nhất: 83%;
- Độ ẩm tương đối thấp nhất: 35,7%;
- Độ ẩm tương đối trung bình: 78%;
- Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600mm đến 1.700mm, ngày mưa lớn nhất
383mm. Lượng mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11, 12 và chiếm khoảng 80%
lượng mưa cả năm. Tổng số ngày mưa trung bình là 128 ngày.
(Nguồn: Điều chỉnh QHC thành phố Quy Nhơn, đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Định,
các số liệu từ trạm khí tượng Quy Nhơn).
Khí hậu thành phố Quy Nhơn nói chung tương đối thuận lợi, lượng mưa không quá
nhiều, mùa Đông có nhiệt độ không quá thấp, nhiều nắng, tương đối thích hợp cho việc
xây dựng đô thị. Tuy nhiên, khô hạn cũng thường kéo dài gây nên cạn kiệt nguồn nước
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 24
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S: Phạm Hồng Nhật
mặt, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất, chế độ mưa lũ không đều cũng gây nên những
tác động khó khăn cho việc xây dựng cải tạo hệ thống thoát nước.
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội
3.2.1. Tình hình kinh tế
3.2.1.1. Công nghiệp
Thực hiện công cuộc “Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước” dưới sự lãnh đạo của
Đảng, cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Định nói chung, của thành
phố Quy Nhơn nói riêng, trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, kinh tế
thành phố Quy Nhơn đã có bước phát triển rõ rệt, đời sống nhân dân từng bước được cải

thiện, cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành xây dựng,
công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành nông - lâm nghiệp.
Tổng sản phẩm địa phương (GDP) năm 2006 đạt 3.024,782 tỷ đồng (giá thực tế), tăng
21,78% so với năm 2005 là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây, trong đó giá trị
sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản là 2.083,49 tỷ đồng, chiếm 66,89% GDP, nông
lâm thuỷ sản đạt xấp xỉ 308,331 tỷ đồng, tương đương 10,19% GDP. Thu ngân sách địa
phương năm 2006 đạt 228,11 tỷ đồng, tăng 418,64% so với năm 2005.
Các ngành đóng góp lớn cho Ngân sách nhà nước là công nghiệp chế biến, công
nghiệp khai thác mỏ, du lịch. Trong đó ngành du lịch có đóng góp lớn và ngày càng tăng
trong cơ cấu GDP của thành phố.
Thành phố có trên 1.800 cơ sở công nghiệp lớn nhỏ, 11.593 cơ sở dịch vụ giải quyết
việc làm cho 73.800 lao động và hàng chục nghìn cơ sở kinh doanh cá thể. Giá trị sản
xuất công nghiệp năm 2004 đạt 2.083 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 183.478 USD,
tăng 35,41% so với năm 2005. GDP bình quân năm 2006 là 11,86 triệu đồng.
Kinh tế hộ gia đình cũng ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm,
hộ giàu ngày càng tăng. Theo các tiêu chí đánh giá và phân loại hộ nghèo của Bộ lao
động - TBXH thì số hộ nghèo năm 2006 là 4,3% (giảm 1,32% so với năm 2005). Số hộ
nghèo phân bố không đều giữa các phường xã khác nhau của thành phố. Các phường nội
thị có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với các xã ngoại thị.
SVTH: Trần Thị Kiều Diễm 25

×