Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quần thể tràng an - Ninh Bình hướng đến di sản thiên nhiên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.42 KB, 5 trang )

“Quần thể Tràng An – Ninh Bình hướng đến di sản
thiên nhiên thế giới”
Trải qua hàng triệu năm kiến tạo địa chất thiên nhiên đã ban tặng cho
Ninh Bình một kỳ quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình – quần thể danh thắng
Tràng An, từ ngàn xưa nơi đây là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của hai miền Bắc
– Trung và đây cũng là vùng đất mà thế kỷ thứ X được chọn để xây dựng kinh
đô đầu tiên của quốc gia Đại Việt sau khi vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ
quân. Trải qua hàng ngàn năm đến ngày nay vùng đất Tràng An vẫn làm mê
hoặc nhiều du khách không chỉ bằng cảnh quan thiên nhiên kỳ thú với hàng trăm
hang động lớn nhỏ và sông ngầm kỳ bí mà còn mang dấu tích văn hóa của con
người tiền sử trong quá trình sinh sống và chinh phục tự nhiên thể hiện qua
những khảo cổ đã tìm thấy trong quần thể danh thắng Tràng An. Nơi đây là một
minh chứng quan trọng ở mức độ toàn cầu về giai đoạn cuối cùng của sự tiến
hóa núi đá vôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Với những giá trị
nổi bật về địa chất, địa mạo và cảnh quan văn hóa, hiện nay quần thể danh thắng
Tràng An đã hoàn thành xong hồ sơ đệ trình lên UNESCO xin công nhận là di
sản thế giới theo tiêu chí hỗn hợp của UNESCO (gồm tiêu chí 7 về giá trị thẩm
mỹ, cảnh quan, 8 về giá trị địa chất, địa mạo và tiêu chí 5 về văn hóa).
Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở rìa phía Nam của đồng bằng châu
thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam. Tổng
diện tích của toàn bộ khu vực di sản quần thể danh thắng Tràng An là 12.440 ha
trong đó quần thể danh thắng Tràng An được đề cử là Di sản Thế giới về thiên
nhiên và văn hóa với khu vực đề cử có diện tích rộng 6.172 ha bao gồm chủ yếu
ba khu vực được bảo vệ nằm liền kề nhau, đó là cố đô Hoa Lư, khu danh thắng
Tràng An – Tam Cốc- Bích Động và khu rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư.
Tháng 5 năm 2012 khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cố đô Hoa Lư và
danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc-Bích Động được Thủ tướng chính
phủ công nhận và xếp hạng di tích – Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt, hai
khu vực này đều nằm trong đề cử của di sản.
1
Từ bến đò Tràng An, trôi theo dòng sông Sào Khê, men theo các dãy núi


đá vôi theo một hành trình khép kín, du khách sẽ đi qua một quần thể hang động
bao gồm 51 hang động và 30 thung nước, hòa quyện cùng phong cảnh sông
nước hữu tình là cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người sống trong khu
vực quần thể này. Địa hình phát triển qua hàng triệu năm đã tạo nên một cảnh
quan có vẻ đẹp lạ thường với vẻ đẹp thẩm mỹ đặc biệt – một sự pha trộn của các
ngọn núi bị bao quanh bởi các vách đá chóp cao, được bao bọc trong rừng nhiệt
đới nguyên sinh, và được bao quanh bởi khu lưu vực nội địa rất lớn đã phát triển
đầy đủ với những dòng chảy được kết nối thông qua các hang động và suối
ngầm.
Khu hang động Tràng An còn được ví nhu một bảo tàng địa chất ngoài
trời. Toàn bộ khu vực Tràng An được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi hình cánh
cung giữa vùng chiêm trũng ngập nước. Các nhà khảo cổ và địa chất khẳng định
khu hang động Tràng An là một vùng biển cổ cách ngày nay khoảng 200 triệu
năm qua quá trình vận động địa chất kiến tạo nên các bồn và thung lũng ngập
nước này lại được nối với nhau qua các con suối chảy qua hệ thống hang động
ngầm và hang nổi, một số hang xuyên thẳng qua núi. Trần hang có các vết xâm
thực gây ra bởi sự ăn mòn và kết đặc lại, cùng với nhiều lọai trầm tích hang
động như nhũ đá, măng đá, các bức rèm là các bằng chứng về dao động mực
nước biển cổ. Môi trường độc đáo này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những dân
cư đầu tiên cư trú ở khu vực này khoảng 30.000 năm trước đây. Bằng chứng
khảo cổ cho thấy trong thời tiền sử con người sống trên toàn khu vực này với số
lượng đáng kể và đã thành công trong việc thích nghi lối sống của họ với các
điều kiện thay đổi nhanh chóng về khí hậu, cành quan, môi trường. Nghiên cứu
của các chuyên gia Viện Khảo cổ học khẳng định: Nét nổi bật nhất trong vùng
lõi của quần thể danh thắng Tràng An là các di tích khảo cổ hang động tiền sử.
Địa tầng các di tích hang còn bảo lưu vết tích văn hóa nguyên vẹn, dày từ 1,0m
đến 2,0m, ken dày đặc vỏ nhuyễn thể nước ngọt hoặc biển, cùng di cốt động vật,
dấu tích bếp, mộ táng và di cốt người, đặc biệt là công cụ lao động bằng đá,
bằng xương và đồ gốm, có sự diễn biến từ sớm đến muộn. Kết quả tư liệu các di
2

tích này đã góp phần xác định đặc trưng, tính chất, niên đại, các giai đoạn phát
triển và giá trị nổi bật toàn cầu của hệ thống văn hóa hang động tiền sử ở Tràng
An. Những di chỉ khảo cổ được tìm thấy trong quần thể danh thắng Tràng An đã
chứng minh việc sử dụng vùng núi đá vôi và biển của loài người trong quá trình
tiến hóa, người tiền sử ở khu vực này đã biết cách chọn lọc, sử dụng đá vôi làm
công cụ lao động, đồng thời cũng biết cách sử dụng đồ gốm thuộc loại sớm ở
khu vực Đông Nam Á.
Đi sâu vào khu quần thể danh thắng Tràng An khách du lịch được chở
trên những con thuyền truyền thống, có thể tận hưởng vẻ đẹp của vô số những
thạch nhũ, rèm nhũ, rừng nhiệt đới nguyên sinh. Hòa trộn khéo léo và đẹp mắt
với khu rừng nguyên sinh là những ruộng lúa bao quanh các dòng sông, tạo ra
một tác phẩm nhiều mầu sắc đa dạng và luôn biến hóa, được tôn lên nhờ hình
ảnh những người nông dân và ngư dân địa phương đang thực hiện những công
việc truyền thống càng làm bức tranh thêm đặc sắc. Dọc theo con sông Ngô
Đồng vào khu Tam Cốc – Bích Động sẽ thấy những cánh đồng lúa thay đổi màu
sắc theo mùa trải đều uốn lượn quanh chân núi đã làm nên một kiệt tác thiên
nhiên mà tạo hóa ưu ái dành tặng cho quần thể danh thắng Tràng An. Sự hiện
diện của những ngôi đền và chùa một số nằm cao trên vách đá và đỉnh núi là
một yếu tố văn hóa, kín đạo cộng hưởng với vẻ đẹp tự nhiên và nhấn mạnh tầm
quan trọng của tôn giáo hòa quyện với cảnh quan.
Về với Tràng An – Ninh Bình là về với khu văn hóa tâm linh của người
Việt. Khách du lịch không chỉ được thưởng ngoạn những cảnh đẹp thiên nhiên
mà còn được đến thăm và cầu may tại nhiều đền, phủ, chùa linh thiêng được
nằm xen lẫn trên các dãy núi đá vôi trong quần thể như: đền thờ vua Đinh, vua
Lê; đền Nội Lâm; đền Thái Vi; chùa Bích Động; phủ Đột; phủ Khống; chùa
Nhất Trụ; chùa Bái Đính và nhiều di tích lịch sử khác.
Ngôi đền Nội Lâm hay còn gọi là đền Trần nằm sâu trong vùng đề cử di
sản là trung tâm của quần thể danh thắng Tràng An, là một di tích linh thiêng
nằm trên đỉnh núi cao. Đền Trần là nơi thời thần Quý Minh vị thần trấn giữ cửa
ải phía Nam thành Hoa Lư, hàng năm cứ vào ngày 18 tháng 3 (âm lịch) du

3
khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội đền Trần và vãn cảnh Tràng An. Ngôi
đền được làm toàn bộ từ đá, được chạm khắc tinh xảo, mềm mại như hình tượng
tứ linh được chạm khắc bong kênh và chạm lộng có chỗ nổi cao đến 10 phân,
với nét tinh tế, uyển chuyển, sống động lạ thường. Đây là một công trình kiến
trúc nghệ thuật tinh hoa dân gian thời bấy giờ.
Nhiều kiến trúc nghệ thuật trong khu vực quần thể đều mang tín ngưỡng
dân tộc độc đáo, nổi bật là họa tiết và hoa văn trang trí của chùa Nhất Trụ, đền
vua Đinh Tiên Hoàng và đền vua Lê Đại Hành. Theo các nhà sử học, Tràng An
gắn liền với những giá trị lịch sử - văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư. Về thăm
khu du lịch sinh thái hang động Tràng An là du khách được chiêm ngưỡng,
khám phá lại hệ thống phòng thủ của Kinh đô Hoa Lư thủa trước và hiểu thêm
được vì sao vua Đinh Tiên Hoàng lại chọn nơi đây làm đất định đô. Năm 968,
Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và chọn Hoa Lư là vùng núi non hiểm trở để
làm kinh đô. Tại đây, ông cho xây cung điện, đặt triều nghi, đắp thành, đào hào,
dựa vào thế núi xây dựng một công trình phòng ngự kiên cố trở thành một pháo
đài hiểm trở, biệt lập với bên ngoài. Khi xây dựng các tường thành, Vua Đinh
Tiên Hoàng đã biết khai thác triệt để thiên nhiên để phục vụ cho con người, ông
nối những dẫy núi đá vôi với nhau bằng các tường thành nhân tạo để tạo nên
một đô thành vững trãi, độc đáo mà không nơi nào có được. Để tưởng nhớ công
ơn của vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành nhân dân Hoa Lư đã xây dựng đền
thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Đền Lê Đại Hành. Hai ngôi đền đều được xây dựng
trên nền cung điện chính của kinh đô Hoa Lư xưa. Về kiến trúc hai đền Đinh –
Lê đều mang kiểu kiến trúc cung điện, nét độc đáo ở hai đền thờ vua Đinh-Lê là
nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ XVII, đặc biệt hệ thống tượng đã đạt đến trình độ
điêu luyện, tinh xảo.
Quần thể danh thắng Tràng An với vẻ đẹp thiên nhiên vẫn còn hoang sơ,
yên bình, mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử. Trên con đường xác định là di sản
thiên nhiên và văn hóa theo tiêu chí hỗn hợp các nhà quản lý và khoa học đang
xác định các yếu tố tác động tới di sản, đề suất các giải pháp phát huy tối đa giá

trị nổi bật toàn cầu của quần thể danh thắng Tràng An. Để Tràng An trở thành
4
Di sản thế giới cần một lộ trình dài hơi với những bước đi cụ thể. Trước mắt,
tỉnh Ninh Bình xác định sẽ tập trung vào một số công việc trọng tâm như: Tiếp
tục điều tra, nghiên cứu khảo cổ học, tổ chức hội thảo đánh giá những giá trị
khảo cổ học có liên quan đến người tiền sử ở Tràng An nhằm lựa chọn tiêu chí
phù hợp về giá trị nổi bật toàn cầu, tiến hành viết và hoàn thiện hồ sơ Di sản;
Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn Di sản; Phối hợp với các cơ quan ở trung
ương và địa phương lập kế hoạch tuyên truyền, vận động, quảng bá hình ảnh Di
sản Tràng An ở trong nước, mà trọng tâm là tuyên truyền vận động quảng bá ở
nước ngoài phục vụ cho việc đệ trình UNESCO xem xét, công nhận Quần thể
danh thắng Tràng An là Di sản Thế giới./.
5

×