Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bài tập va lý thuyết thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.28 KB, 7 trang )

Lê Thị Hồng Nhung - UNETI
ÔN TẬP MÔN THUẾ
LT&BT
A. LÝ THUYẾT:
Câu 1: Tại sao có một số mặt hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu lại phải nhập khẩu
hoặc xuất khẩu có điều kiện. Hãy nêu tên các cơ quan quản lý của loại hình này.
Cho ví dụ cụ thể.
Trả lời:
1) Vì sao một số mặt hàng xuất khẩu nhập khẩu có điều kiên:
 Xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện là việc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo
hạn ngạch hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương
mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành.
 Để điều tiết hoạt động thương mại, ngoài chính sách thuế quan Chính phủ Việt
Nam còn áp dụng các biện pháp phi thuế quan như: hạn ngạch xuất nhập
khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ thương mại, bộ quản lý chuyên ngành.
 Hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện theo cơ chế điều hành của Chính phủ theo
từng thời kỳ và chia thành các nhóm sau:
o Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu: chỉ được xuất khẩu nhập khẩu khi
chính phủ cho phép.
o Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại: Chỉ được
xuất khẩu nhập khẩu khi Bộ thương mại cho phép.
o Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành: chỉ được
xuất khẩu nhập khẩu khi bộ quản lý chuyên ngành cấp phép.
o Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo quy định riêng của chính phủ: thực hiện
theo quy định của chính phủ.
o Ngoài những hàng hóa nêu trên, thương nhân Việt Nam được phép xuất nhập
khẩu, trong đó thương nhân được phép xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu, nhận ủy
thác xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề,
ngành hàng ghi trong giấy đăng ký kinh doanh và được nhập khẩu, ủy thác,
nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề ngành hàng theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.


 Mục đích của việc xuất khẩu nhập khẩu có điều kiện là nhằm để thực hiện cơ chế
điều hành xuất nhập khẩu, đây là biện pháp tổng hợp vừa thực hiện định hướng
xuất nhập khẩu vừa bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm, bảo vệ sức khỏe con người,
bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh xã hội, đảm bảo những cân đối lớn của nền
kinh tế quốc dân, bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Tùy theo từng giai đoạn
mà việc cấm xuất hoặc cấm nhập có thể khác nhau.
b. Tên các cơ quan quản lý loại hình này:
o Bộ NN&PTNN
o Bộ thủy sản
o Ngân hàng Nhà nước
o Bộ TT&TT
o Bộ y tế
o Bộ công nghiệp
o Bộ tài nguyên môi trường
o Bộ giao thông vận tải
o Bộ quốc phòng
c. Cho ví dụ cụ thể:
Xuất khẩu gạo các loại và lúa hàng hóa: thương nhân thuộc các thành phần kinh tế
đều được phép xuất khẩu gạo, lúa hàng hóa. Bộ thương mại phối hợp với bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân các tỉnh có sản lượng lúa hàng hóa lớn và hiệp
hội lương thực việt nam điều hành việc xuất khẩu gạo hằng năm.
Nhập khẩu xăng dầu, nhiên liệu: thực hiện theo quy định hiện hành của thủ tướng
chính phủ.
Nhập khẩu ô tô các loại đã qua sử dụng phải đảm bảo các điều kiện: loại đã qua sử
dụng không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu
Xuất khẩu nhập khẩu hàng phục vụ an ninh quốc phòng thực hiện theo quyết định
của thủ tướng chính phủ
Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc lá
điếu các loại và các cam kết quốc tế có liên quan, bộ thương mại chủ trì cùng bộ công
nghiệp quy định cụ thể việc nhập khẩu mặt hàng này.

Câu 2: Thuế là gì? Những đặc trưng cơ bản của thuế? Có bao nhiêu loại thuế?
1. Định nghĩa về Thuế?
Ở nước ta có một số khái niệm về thuế như sau:
- Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà
nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước; người
đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại
- Thuế là khỏan nộp mang tính chất bắt buộc, được Nhà nước quy định thành Luật để
mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện trong từng thời kỳ nhất định nhằm đáp ứng
nhu cầu sử dụng của ngân sách Nhà nước.
- Theo Từ điển Tiếng Việt thì: Thuế là một khỏan tiền hay hiện vật mà người dân hoặc
các tổ chức kinh doanh tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp….buộc phải nộp cho Nhà
nước theo mức quy định
2. Những đặc trưng cơ bản của thuế
Từ các khái niệm trên ta thấy thuế có 3 đặc trưng cơ bản sau:
- Tính cưỡng chế: Người nộp thuế phải nộp một khỏan thuế theo quy định của
pháp luật.
- Tính không hòan lại : Thuế là một khỏan thu của Nhà nước không hòan lại trực
tiếp cho người nộp.
- Tính ổn định: Số thuế phải nộp được giữ ổn định trong một thời gian.
3. Các sắc thuế ở nước ta hiện nay:
- Nhóm thuế gián thu bao gồm:Thuế Giá trị gia tăng; Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu; Thuế tài nguyên; Thuế môn bài; Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Nhóm thuế trực thu:Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao; Thuế nhà đất; Thuế trước bạ đối với tài sản
Câu 3: Hãy nêu khái niệm và sự cần thiết phái áp dụng thuế giá trị gia tăng. Tại sao
nói thuế giá trị gia tăng là sắc thuế thông minh nhất trong các sắc thuế.
Trả lời:
a. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm
của hàng hóa, dịch vụ qua mỗi khâu luân chuyến từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.

b. Phát hiện sự cần thiết đưa thuế giá trị gia tăng vào hệ thống thuế thuộc về ông
Maurice Laure, một cản bộ thuế pháp. Tiền thân của thuế giá tri gia tăng ở pháp
chính là thuế doanh thu ban hành vào năm 1920, theo mẫu của thuế doanh thu
năm 1916 của Đức. đế khắc phục phần nào nhược điểm “đánh chồng” của thuế
doanh thu
Với những ưu điểm vượt trội so với các loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng, thuế giá trị
gia tăng đã dần được áp dụng rộng khắp các nước trên thế giới và trở thành nguồn thu
quan trọng của nhiều nước, tính đến nay đã có hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới áp
dụng sắc thuế này.
Ưu điểm của thuế giá trị gia tăng so với các loại thuế doanh thu:
Trước khi phân tích các ưu điểm của thuế giá trị gia tăng so với các loại thuế doanh thu
cần nhấn mạnh về bán chát thuế giá trị gia tăng không phái là một thứ thuế đánh trên chi
phí tiêu thụ và cũng không phái một thứ thuế đánh trên lợi tức phát xuất từ các yếu tố sản
xuất, nó vốn là một cách thức đánh thuế trên căn bán từng cái một, từng giai đoạn một,
nhằm tránh cách đánh thuế hai lần.
Có thế kể ra đây một số ưu điếm của thuế giá trị gia tăng như sau:
 Ưu điểm quan trọng nhất là đặc tính trung lập của thuế này đối với các quy trình
sản xuất, kinh doanh khác nhau thông qua việc xóa bó được vấn đề thuế đánh
chồng lên thuế (thuế kép).
o Ưu điểm thứ hai là thuế giá trị gia tăng ít mang lại phản ứng nặng nề về phía
người chịu thuế lẫn người nộp thuế.
o Ưu điểm thứ ba là thuế giá trị gia tăng dễ hành thu vì gánh nặng của thuế
được chuyển qua từng công đoạn để cuối cùng quy vào người tiêu thụ sản
phẩm.
o Ưu điểm thứ tư là sự đơn giản trong công tác quản lý thu thuế.
o Ưu điểm thứ năm là khuyến khích các nghiệp vụ đầu tư và xuất khẩu.
o Ưu điểm cuối cùng là thuế giá trị gia tăng được chấp nhận tương đối dễ
dàng và ít có trường hợp gian lận, ngoại trừ khu vực doanh nghiệp quy mô
hoạt động nhỏ và khu vực cung ứng dịch vụ, khu vực có nhiều hoạt động ngầm
không khai báo.

Với những ưu điểm đó thuế giá trị gia tăng, được một số người xem như một trong những
cách tốt nhất của kỹ thuật đánh thuế gián thu và một số người khác đánh giá là một sự cải
cách vĩ đại về thuế trong thế kỷ 20.
Tuy còn nhiều tranh cãi, song không một ai phú nhận tính tích cực của thuế giá trị gia
tăng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng.
Ở Việt Nam, tỷ trọng thu vào của thuế nội địa ngày càng tăng so với thuế xuất nhập khẩu,
hai loại thuế này có khoảng cách ngày càng xa vì thuế xuất nhập khẩu giảm, giảm thuế
nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, khuyến khích xuất khẩu bên cạnh đó thuế nội địa như
thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt ngày càng được tăng. Sự cần thiết phải áp
dụng thuế giá trị gia tăng để bồi dưỡng nguồn thu và tăng thu nội địa cho ngân sách Nhà
nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt Nam trong những năm sắp tới.
Để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, dịch vụ khuyến khích phát
triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân
sách nhà nước.
Ngày 10/5/1997, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NAM khóa IX kỳ họp thứ
11 đã thông qua luật thuế giá trị gia tăng.
Qua một thời gian thực hiện luật thuế giá trị gia tăng chúng ta đã thu được những kết
quả quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và lưu thông, điều tiết một phần thu nhập
của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của đất
nước.
c. Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế thông minh nhất trong các sắc thuế. Vì
không có hiện tượng thuế chồng lên thuế.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ; người bán hàng hóa, dịch vụ chỉ là người thu hộ Nhà nước số thuế giá trị gia tăng từ
người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó và số thuế giá trị gia tăng mà người bán hàng hóa
dịch vụ phải nộp không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nên không tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đơn cử: giá bán
của hàng hóa, dịch vụ (chưa có thuế gtgt) là 100 đồng và nếu hàng hóa, dịch vụ đó có thuế
suất là 10% thì thuế gtgt là 10 đồng và người mua phải thanh toán với người bán là 110
đồng. Doanh thu xác định để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 100 đồng không

phải là 110 đồng. Do vậy, vấn đề thuế gtgt chồng thuế thu nhập doanh nghiệp là không
bao giờ xảy ra.
Câu 4: Trong trường hợp lạm phát tăng cao, chính phủ cần thực hiện các giải phát
nào trong chính sách thuế và chính sách tiền tệ để hạn chế lạm phát? Cho ví dụ
minh hoạ.
Trả lời
Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Trong nền kinh tế nếu lạm phát
được kiểm soát ở một mức độ phù hợp nó sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, nếu lạm
phát tăng quá cao và vượt quá sự kiểm soát của chính phủ, thì nền kinh tế có thể đi vào
khủng hoảng…
Vậy trong tình hình mà lạm phát tăng cao chính phủ cần có những biện pháp gì để kiểm
soát và kiềm chế nó?
Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, ví dụ như lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí
đẩy… và theo lý thuyết lượng tiền khi xảy ra lạm phát thì lượng tiền lưu thông bên ngoài
vượt ngưỡng cho phép theo phương trình cân bằng: MV = PQ ( M: mức cung lượng tiền; V:
tốc độ lưu chuyển tiền; P: mức giá chung; Q : sản lượng quốc gia). Như vậy muốn làm
giảm lạm phát cần kéo lượng tiền đang lưu thông bên ngoài nền kinh tế vào, để tạo ra sự
cân bằng phù hợp.
Có nhiều gói giải pháp để làm giảm lạm phát, sau đây là gói giải pháp sử dụng chính sách
tiền tệ và chính sách thuế để làm giảm lạm phát.
1. Chính sách tiền tệ:
Thực hiện các biện phát hút tiền đang lưu thông bên ngoài vào.
Tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương => tăng lãi suất tại các ngân hàng thương
mại=> tăng lượng tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế; làm giảm việc đi
vay tiền để đầu tư, tiêu dùng => làm giảm lượng tiền đang lưu thông bên ngoài.
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại => tăng lãi suất cho vay => hạn
chế số người đi vay do lãi suất cao => hạn chế lượng cung tiền ra bên ngoài.
Thực hiện giảm chi tiêu ngân sách nhà nước, quản lý chặt chẽ và cắt giảm các công trình
công không hiệu quả => làm giảm chi tiêu lãng phí=> giảm lượng cung tiền.
Phát hành trái phiếu chính phủ, các tài sản có giá trị khác để huy động nguồn tiền nhàn

rỗi từ các tổ chức, từ người dân…
2. Chính sách thuế khoá:
Tăng thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ => tăng giá các mặt hàng đó=> giảm tiêu dùng =>
làm giảm giá cả hàng hoá, giảm lượng tiền lưu chuyển ra bên ngoài.
Ví dụ: trong thời gian qua chính phủ đã tăng thuế nhập khẩu đánh vào xe ôtô dưới 16 chổ,
tăng từ 60% lên 70%, và lên đến 83%. Việc tăng thuế đã làm giảm mạnh tiêu dùng mặt
hàng này trong những tháng qua…
Giảm thuế đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, và các nhu yếu
phẩm khác…trong giai đoạn các mặt hàng và giá cả tăng cao, người dân phải thắt chặt
chi tiêu, vì tốc độ tăng lương không theo kịp tốt độ tăng của lạm phát. Do đó, để ổn định và
giúp đỡ người dân có thu nhập thấp, chính phủ cần giảm thuế các mặt hàng thiết yếu tiêu
dùng, đồng thời giảm thuế sẽ làm giảm giá cả các mặt hàng đó…
Tốc độ tăng lương không theo kịp tốc độ tăng lạm phát, đây cũng làm một phần trong gói
giải pháp kiềm hãm lạm phát tăng cao. Chính phủ cần có chính sách đối với doanh nghiệp
kiềm hãm tốc độ tăng lương thấp hơn tốc độ tăng lạm phát để giảm lạm phát, giảm tiêu
dùng…
Ví dụ: Lạm phát là 10% thì tốc độ tăng lương chỉ có thể thấp hơn 10%. Nếu như lương
tăng 5% so với lạm phát 10% thì giá sẽ giảm 5%=> lạm phát sẽ giảm.
Có rất nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát, nhưng thường chính phủ thường áp dụng
một gói với nhiều giải pháp đồng thời để giải quyết tình hình trong trường hợp lạm phát
tăng quá cao.
B. BÀI TẬP
Bài 1: Trong tháng 8/2007, nhà máy rượu Bình Đông bán cho nhà máy rượu Khánh Long
40.000 lít rượu trắng (trên 40 độ), giá bán 8.500 đồng/lít (giá bán không bao gồm thuế
GTGT).
Nhà máy rượu Khánh Long dùng 80% số rượu trắng sản xuất được 60.000 lít rượu thuốc
và đóng thành chai 750 ml. Nhà máy bán 15% số rượu thuốc sản xuất được cho công ty
Chilimex theo một hợp động để Chilimex xuất khẩu, giá bán là 46.000 đồng/chai. Số rượu
thuốc còn lại nhà máy bán cho công ty thương nghiệp Phú Nhuận với giá 48.000
đồng/chai (giá bán không bao gồm thuế GTGT).

Số rượu trắng còn lại (20%), nhà máy bán cho nhà máy rượu Vĩnh Hằng, giá bán 9.000
đồng/lít (giá bán không bao gồm thuế GTGT).
Yêu Cầu: Tính tổng số thuế GTGT và TTĐB mà nhà máy rượu Khánh Long phải nộp
trong tháng.
Cho biết:
- Các nghiệp vụ kinh doanh trên đều có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu trắng trên 40 độ là 65%, rượu thuốc là
20%.
- Tổng số thuế GTGT đầu vào tổng hợp theo hóa đơn GTGT là 158.000.000 đồng.
Giải
Giá trị rượu thuốc bán cho Chilimex:
60.000 x 15% x 46.000/0.75 = 552.000.000 đồng (1)
Giá trị rượu thuốc bán cho Cty TN Phú Nhuận:
60.000 x 85% x 48.000/0.75 = 3.264.000.000 đồng (2)
Tổng giá trị rượu thuốc bán ra là:
(1) + (2) = 3.816.000.000 đồng.
Giá trị rượu trắng bán cho NMR Vĩnh Hằng:
40.000 x 20% x 9.000 = 72.000.000 đồng
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp:
3.816.000.000 x 20%/120% + 72.000.000 x 65% /165% = 664.363.636 đồng.
Thuế GTGT phải nộp:
(3.816.000.000 + 72.000.000) x 10% - 158.000.000 = 230.800.000 đồng.
Bài 2: Trong tháng 4/2006 Công ty xuất nhập khẩu Tachimex nhập khẩu một lô hàng gồm
10 xe ô tô 4 chổ ngồi với giá nhập khẩu (CIF - TPHCM) là 15.000 USD/xe. Tachimex đã
bán toàn bộ số xe này cho người tiêu dùng với giá là 750 triệu đồng/chiếc (giá bán chưa
có thuế GTGT). Hãy tính tổng số thuế gián thu mà công ty Tachimex phải nộp trong tháng
4/2006 từ các nghiệp vụ kinh tế trên.
Cho biết:
- Thuế suất thuế nhập khẩu đối với ô tô 4 chổ ngồi là 70%
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô 4 chổ ngồi là 50%

- Thuế suất thuế GTGT đối với ô tô 4 chổ ngồi là 10%
- Tỷ giá USD/VND tại thời điểm tính thuế là: 1USD = 16.000 VND
Giải
Đầu tiên, bạn phải định nghĩa thuế gián thu là gì ?
Thuế gián thu là khoản thuế mà đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế không là
một.
Như trong đề bài ta có các loại thuế sau:
- Khi Tachimex nhập khẩu phải chịu Thuế Nhập Khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm phải chịu Thuế TTĐB;
- Khi bán hàng phải chịu thuế GTGT
Ba loại thuế trên đều là thuế gián thu.
Giá trị toàn bộ số xe nhập khẩu là: 10 x 15.000 x 16.000 = 2.400 triệu
Thuế TTĐB là 2.400 triệu x 50% = 1.200 triệu (1)
Thuế NK là (2.400 triệu + 1.200 triệu) x 70% = 2.520 triệu (2)
Thuế GTGT hàng NK = (2.400 triệu + 1.200 triệu + 2.520 triệu) x 10% = 612 triệu (3)
Thuế GTGT hàng bán ra: 750 triệu x 10 x 10% = 750 triệu
Thuế GTGT phải nộp khâu bán hàng: 750 triệu - 612 triệu = 138 triệu (4)
Tổng số thuế gián thu phải nộp :
= (1) + (2) + (3) + (4) = 1.200 +2.520 + 612 + 138 =
Bài 3: Công ty Rượu Y bán cho Công ty Thương mại X 1.000 chai rượu với giá thanh toán
(giá bán bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá GTGT) của một chai rượu là
72.600 đồng. Xác định thuế giá trị gia tăng đầu ra và thuế tiêu thụ đặc phải nộp của Công
ty Rượu Y từ hoạt động bán hàng trên.
Giải
Bài này bạn không cho biết nồng độ rượu là bao nhiêu nên không có thuế suất thuế
TTĐB. Giả sử là rượu thuốc như bài 1 là 20%, ta có công thức sau đây:
Thuế GTGT = 72.600 x 1.000 /110% x 10% = 6.600.000
Giá bán chưa bao gồm thuế GTGT: 72.600 x 1.000 /110% = 66.000.000
Thuế TTĐB = 66.000.000 /120% x 20% = 11.000.000
Bài 4: Ông A, là một công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam, có thu nhập phát

sinh trong năm như sau:
- Tiền lương: 240 triệu đồng;
Giá thanh toán = (giá bán bao gồm thuế TTĐB) x 110% (10% thuế GTGT)
= giá bán x 120% (20% thuế TTĐB) x 110% (10% thuế GTGT)
- Tiền thưởng lễ, tết: 24 triệu đồng;
- Lãi tiền gởi ngân hàng: 9 triệu đồng;
- Trúng thưởng khuyến mãi: 100 triệu đồng
Hãy tính tổng số thuế thu nhập cá nhân mà ông A phải nộp trong năm? Biết rằng ông A có
một người phụ thuộc
Giải
Xác định loại thu nhập nào chịu thuế và thuế suất như thế nào.
(1) Thu nhập từ tiền lương, tiền thưởng lễ tết:
240 + 24 = 264 triệu > Chịu thuế TNCN lũy tiến
(2) Thu nhập từ TGNH 9 triệu > Không chịu thuế
(3) Trúng thưởng KM 100 triệu > chịu thuế 10%
Như vậy, chỉ tính thuế cho (1) và (3).
Thu nhập (1) bình quân tháng : 264 triệu / 12 = 22 triệu
* Thuế TNCN từ tiền lương, thưởng tết
Giảm trừ: bản thân 4 triệu + một người phụ thuộc 1,6 triệu = 5,6 triệu
TN chịu thuế: 22 triệu - 5,6 triệu = 16,4 triệu
Thuế TNCN = 5 triệu x 5% + 5 triệu x 10% + 6,4 triệu x 15% = 1,71 triệu / tháng.
Thuế TNCN cả năm: 1,71 triệu x 12 = 20,52 triệu
* Thuế TNCN từ thưởng KM: 100 triệu x 10% = 10 triệu
Tổng số thuế phải nộp: 20,52 triệu + 10 triệu = 30,52 triệu

×