Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện việc phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch tràng an, ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.54 KB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ năm 1987, khái niệm "phát triển bền vững” được nhiều nhà lãnh đạo trên
thế giới đánh giá cao. Tính đặc thù của phát triển bền vững thừa nhận môi trường là
một yếu tố phát triển. Ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, du lịch sinh thái
(DLST) được coi là một "giải pháp thần kỳ" đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
trong việc mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, từng
bước nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương và có ý nghĩa
rất lớn cho công cuộc bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa.
Nhận thức rõ vai trò của DLST, Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói
riêng đã và đang chú trọng xây dựng kế hoạch phát triển DLST làm cơ sở cho việc
phát triển du lịch của đất nước và của tỉnh. Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009
của Tỉnh ủy Ninh Bình về việc “Phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm
2030” đã đề cập đến việc ưu tiên phát triển DLST, coi DLST là một trong những loại
hình du lịch làm nên sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Trong đó, Tràng An được
xem là khu du lịch trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch này.
Khu du lịch sinh thái Tràng An với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên
nhiên, đa dạng sinh thái, kiến tạo địa chất và các di tích khảo cổ học hang động, xứng
đáng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên,
trong những năm qua, hoạt động DLST tại đây phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng của khu du lịch này. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện cơ sở hạ tầng (CSHT),
cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVC-KT) chưa hoàn thiện, hạn chế về mặt quản lý, cũng như
nhận thức của cộng đồng dân cư và khách du lịch chưa cao trong việc bảo vệ môi
trường tự nhiên nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về phát triển DLST tại khu du lịch
này. Xuất phát từ thực trạng đó nên tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện việc phát triển du
lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Tràng An, Ninh Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
− Tìm hiểu, đi sâu phân tích tiềm năng, thực trạng tài nguyên DLST, thực trạng
phát triển DLST và nhu cầu DLST của khách du lịch tại khu du lịch sinh thái
Tràng An


SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
− Đề xuất các giải pháp để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST và hoàn thiện
việc phát triển DLST nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch của khu du
lịch sinh thái Tràng An.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm và các loại hình DLST tại khu du lịch sinh thái Tràng An, Ninh Bình
4. Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp điều tra thực địa
− Phương pháp phân tích thống kê
− Phương pháp phân tích ma trận SWOT
− Phương pháp phỏng vấn dùng bảng hỏi
− Phương pháp xử lý số liệu qua SPSS 16.0
− Phương pháp trưng cầu ý kiến
5. Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt không gian:
Khu du lịch sinh thái Tràng An, với tổng diện tích đất quy hoạch là 3.682,02 ha,
thuộc địa phận các xã Gia Sinh – huyện Gia Viễn; xã Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh
Hải, Ninh Hòa – huyện Hoa Lư, xã Ninh Nhất, phường Ninh Thành – TP Ninh Bình,
tỉnh Ninh Bình.
 Về mặt thời gian:
− Thu thập số liệu thứ cấp: Từ 01/01/2009 đến 31/12/2011
− Thu thập số liệu sơ cấp: Từ 01/02/2012 đến 30/04/2012
6. Cấu trúc nội dung của báo cáo khóa luận tốt nghiệp
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 03 chương:
− Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
− Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLST tại khu du lịch
sinh thái Tràng An, Ninh Bình
− Chương 3: Định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển DLST tại khu
du lịch sinh thái Tràng An, Ninh Bình

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai
sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên góp ý để bài viết được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu du lịch sinh thái
I. Cơ sở lý luận về loại hình du lịch sinh thái
1. Vài nét về loại hình du lịch sinh thái
1.1. Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh
chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là
một khái niệm rộng, được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau. Song, đứng ở góc nhìn rộng
hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm rằng: DLST là một loại hình du lịch
thiên nhiên. Như vậy, với cách tiếp cận này, mọi hoạt động của du lịch có liên quan
đến thiên nhiên như: tắm biển, leo núi,…đều được hiểu là DLST.
Về mặt nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du
khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang
dã đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và nền văn hóa bản địa độc đáo,
làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên
và cộng đồng địa phương. Nói cách khác, DLST là loại hình du lịch với những hoạt
động có nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội.
Vào năm 1987, nhà bảo vệ môi trường người Mehico, Hector Ceballos –
Lascurain, thường được cho là người đã đặt ra thuật ngữ DLST, đã đưa ra định nghĩa
về DLST như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị
biến đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng
thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (The International Ecotourism Society
– TIES) (1991): “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm đối với các khu thiên

nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương được bảo
đảm”.
Năm 1996, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra định nghĩa
khá đầy đủ về DLST: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách
nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên
nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó
khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực”.
Ở Việt Nam, hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam”
(9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST như sau: “DLST là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực
bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch
dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng
đồng nhằm phát triển bền vững”.
Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra vào năm 1987 cho đến ngày nay,
nội dung của định nghĩa về DLST đã có sự thay đổi: Từ chỗ đơn thuần coi hoạt động
DLST là loại hình du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực
hơn, theo đó DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo
dục và đem lại lợi ích cho người dân địa phương.
1.2. Các loại hình du lịch sinh thái chủ yếu
Theo Brian P. Irwin (2001), có 02 loại hình DLST chủ yếu: DLST không tiêu
dùng tài nguyên (Non–consumptive ecotourism) và DLST tiêu dùng tài nguyên
(Consumptive ecotourism).
DLST không tiêu dùng tài nguyên có nghĩa là người tham gia vào hoạt động
DLST không tiêu dùng các tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như các hoạt động: quan sát
động thực vật; dã ngoại; leo núi; đi bộ trong rừng; tham quan; du thuyền, nghiên cứu
đa dạng sinh học; thăm bản làng dân tộc,…

DLST tiêu dùng tài nguyên dựa vào nguồn tài nguyên có thể tái sinh. Các hoạt
động phải kể đến như: săn bắn, câu cá,… DLST tiêu dùng tài nguyên cũng có thể được
sử dụng làm công cụ quản lý những quần thể động vật tăng nhanh, loại bỏ những động
vật phá hoại cây trồng, và cung cấp thịt cho người dân địa phương.
1.3. Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những
đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung. Bên cạnh những đặc trưng này,
DLST còn có những đặc trưng riêng:
− DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa.
− Các đơn vị tham gia vào DLST có trách nhiệm tích cực bảo vệ môi trường sinh
thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn hoá.
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
− Các phương tiện phục vụ DLST gồm: các trung tâm thông tin, đường mòn tự
nhiên, cơ sở lưu trú, ăn uống sinh thái, các tài liệu in ấn khác.
− Các hướng dẫn viên vừa thực hiện chức năng thuyết minh giới thiệu, vừa giám
sát các hoạt động của du khách.
− Thông qua hoạt động DLST, du khách được giáo dục và nâng cao nhận thức, ý
thức tôn trọng môi trường thiên nhiên và nền văn hóa bản địa.
− Hoạt động DLST phải đem lại lợi ích về kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa
phương, thu hút người dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường.
1.4. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
− Nguyên tắc 1: Giáo dục và nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường tự
nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn
− Nguyên tắc 2: Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh
thái tự nhiên, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của vùng, quốc gia…
− Nguyên tắc 3: Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
− Nguyên tắc 4: Du khách được hòa nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn
nhưng phải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hòa nhập
− Nguyên tắc 5: Lượng du khách luôn được kiểm soát điều hòa để đảm bảo cho

không gian, môi trường không bị quá tải
− Nguyên tắc 6: Phát triển DLST phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về
môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự
nhiên, không được làm tổn hại đến tài nguyên môi trường
− Nguyên tắc 7: Phát triển DLST là sự đầu tư gián tiếp cho hoạt động bảo tồn.
− Nguyên tắc 8: Khi tổ chức DLST, phải luôn đặt nguyên tắc về môi trường sinh
thái lên hàng đầu.
− Nguyên tắc 9: Phải đảm bảo lợi ích lâu dài hài hòa cho tất cả các bên liên quan
− Nguyên tắc 10: DLST phải đem lại cho du khách những kinh nghiệm được hòa
đồng vào tự nhiên làm tăng sự hiểu biết về tự nhiên, tránh xu hướng khai thác quá mức
thiên nhiên để phục vụ nhu cầu đi tìm cảm giác mạnh hoặc mục đích tăng cường thể
trạng của cơ thể
− Nguyên tắc 11: Người hướng dẫn và các thành viên tham gia DLST phải có sự
chuẩn bị kĩ càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiểu biết, nhận thức cao về môi
trường sinh thái
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
− Nguyên tắc 12: Cần có sự đào tạo đối với tất cả thành viên của các đơn vị tham
gia vào DLST (chính quyền địa phương, khách du lịch,…)
− Nguyên tắc 13: Marketing sản phẩm DLST một cách có trách nhiệm.
2. Tài nguyên du lịch sinh thái
2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái
“Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc
các khu DLST; bao gồm: các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, các giá trị
nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn
cho nhu cầu về DLST”.
Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy không phải bất cứ mọi giá trị tự nhiên và văn
hóa bản địa đều được xem là tài nguyên DLST, mà chỉ có các thành phần và các tổng
thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thể có thể được khai thác,
được sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du

lịch nói chung, DLST nói chung mới được xem là tài nguyên DLST.
2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
− Tài nguyên DLST phong phú, đa dạng, đặc sắc và có sức hấp dẫn lớn
− Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các tác động.
− Thời gian khai thác tài nguyên DLST là không đồng nhất
− Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để
tạo ra các sản phẩm du lịch
− Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
2.3. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản
− Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn
thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển)
− Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, hoa quả)
− Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như: các phương thức canh tác, các lễ
hội, sinh hoạt truyền thống, công trình kiến trúc dân gian, các sản phẩm thủ
công mĩ nghệ gắn với cuộc sống của cộng đồng,…
3. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững
Theo tổ chức Liên Hợp Quốc (1984): “Phát triển bền vững là sự phát triển có
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ".
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC) (1996), thì: “Du lịch bền
vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo
đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
 Vai trò của DLST trong phát triển du lịch bền vững
DLST nếu diễn ra theo đúng nguyên tắc cơ bản của nó sẽ có những đóng góp
rất to lớn cho phát triển du lịch bền vững vì nó đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các
mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường; giữa bảo tồn và phát triển lâu dài. DLST mang

trong mình tính bền vững và là một bộ phận đặc biệt của du lịch bền vững (DLBV).
Tuy nhiên, những tác động tiêu cực làm cho hoạt động DLST trở nên không bền vững
có liên quan tới việc những nguyên tắc cơ bản của DLST không được đề cập hoặc đề
cập không đầy đủ trong quy hoạch, các chiến lược phát triển, kế hoạch quản lý cũng
như trong các chương trình hoạt động công tác tiếp thị sản phẩm.
 Các nguyên tắc cơ bản của DLST bền vững
“DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm
đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương
lai”.
Ngoài 13 nguyên tắc cơ bản để phát triển DLST đơn thuần, Pamela A. Wight đã
đưa ra những nguyên tắc làm nền tảng cho sự phát triển DLST bền vững, đó là:
+ Không làm suy giảm các nguồn lực và phải được phát triển theo cách có lợi cho
môi trường
+ Đưa ra những kinh nghiệm mới cho du khách
+ Mang tính giao dục cho tất cả các thành phần tham gia
+ Nâng cao nhận thức của các thành phần tham gia về giá trị thực sự của nguồn lực
+ Làm cho mỗi người nhận thức được khả năng giới hạn của nguồn lực về mặt lâu
dài
+ Nâng cao hiểu biết và sự hợp tác giữa các thành phần tham gia như chính quyền,
tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch, các nhà khoa học, người dân bản địa trước và
trong quá trình hoạt đông.
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
+ Nâng cao trách nhiệm và hành vi đạo đức đối với môi trường tự nhiên và văn hóa
bản địa của tất cả những người tham gia
+ Mang lại lợi ích cho nguồn lực, cộng đồng địa phương và cả ngành du lịch
+ Những hoạt động sinh thái phải đảm bảo những nguyên tắc đạo đức cơ bản đối
với môi trường phải được áp dụng không những cho nguồn lực bên ngoài như nguồn
lực tự nhiên và văn hóa mà còn được áp dụng cho hoạt động nội tại của chúng nữa.

Phát triển DLST bền vững phải đảm bảo phát triển cân bằng cả 3 mục tiêu liên
quan: kinh tế, xã hội và môi trường.
Hình 1: Mô hình các nguyên tắc phát triển DLST bền vững
4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
 Số lượt khách: Số lượt khách là tổng số khách du lịch đến và tiêu dùng các sản
phẩm du lịch trong kỳ nghiên cứu.
 Số ngày khách: Số ngày khách là tổng số ngày lưu trú tại khách sạn, nhà nghỉ,
…được thu thập bằng các báo cáo thống kê định kỳ.
 Doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được của khách du
lịch trong thời kỳ nghiên cứu.
 Chỉ số thời vụ:
+ Nếu dãy số thời gian có lượng khách biến động tương đối ổn định
Công thức:
Trong đó: I
TV
: Chỉ số thời vụ
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
0
y
y
I
i
TV
=
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
y
i
: Bình quân lượng khách của các tháng (quý) i cùng tên qua các năm
y
0

: Bình quân lượng khách trong dãy số
+ Nếu dãy số thời gian có lượng khách biến động có xu hướng rõ rệt
Công thức:
I
TV
=
N
y
y
t
i

Trong đó: I
TV
: Chỉ số thời vụ
y
i
: Lượng khách thực tế thời gian i
y
t
: Lượng khách lý thuyết (tính từ phương trình hồi quy)
N : Số năm
II. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình
1.1. Giới thiệu về tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, với diện tích 1.388,7 km
2
, có tọa
độ địa lý từ 19
0

50’ đến 20
0
27’ vĩ độ Bắc và 105
0
32’ đến 106
0
33’ kinh độ Đông. Về
phía Bắc, Ninh Bình giáp Hà Nam, phía Nam giáp Thanh Hóa, phía Tây giáp Hòa
Bình, phía Đông Nam giáp biển Đông.
Ninh Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn, đặc biệt là có
vùng núi đá vôi với các hang động xuyên thủy và hệ sinh thái độc đáo, đan xen với
những tài nguyên du lịch nhân văn, những di tích lịch sử - văn hóa, tiêu biểu như Cố
đô Hoa Lư. Đó là những lợi thế to lớn để phát triển du lịch.
1.2. Tiềm năng du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình
 Khu du lịch sinh thái Tràng An
Khu du lịch sinh thái Tràng An gồm hệ thống dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra
các hồ, đầm thông nhau bằng những hang động xuyên thủy. Trong danh thắng này còn
có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch
sử của kinh đô Hoa Lư xưa.
 Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Thiên nhiên và lịch sử đã ưu ái tặng cho vùng đất này một quần thể di tích,
danh lam thắng cảnh tuyệt mỹ với hệ thống động cạn và hang xuyên thuỷ, nét huyền bí
của các khu di tích lịch sử văn hoá tâm linh.
 Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương có hệ động động, thực vật phong phú và đa dạng.
Đây là nơi lý tưởng để phát triển loại hình DLST với các hoạt động như: dã ngoại, đi
bộ trong rừng, tham quan, nghiên cứu, quan sát động vật, thăm bản làng dân tộc,…
 Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long

Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ
sinh thái núi đá ngập nước có diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng
2.643 ha). Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Vooc quần đùi trắng – một loài
linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ thế giới.
 Hệ thống hang động karst
Ngoài các danh lam thắng cảnh trên, Ninh Bình còn có các hang động karst
nằm trải dài theo lãnh thổ của Ninh Bình, trong đó đáng chú ý như động Địch Lộng,
động Hoa Lư, động Tiên, động Vân Trình, động Mã Tiên, động Hang Mát, động Trà
Tu, động chùa Hang, hang Dơi, hang Bụt…đều là những tài nguyên du lịch có giá trị.
 Suối nước nóng Kênh Gà
Suối nước nóng mặn Kênh Gà là một trong số rất ít mỏ nước khoáng lộ thiên ở
nước ta có giá trị trong y học để phòng và chữa bệnh.
 Hệ sinh thái sông, hồ
Các hồ như: hồ Đồng Chương, hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng không chỉ phục vụ
cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà còn là điểm DLST lý
tưởng của tỉnh Ninh Bình. Đến đây, du khách có thể tham gia vào các hoạt động như:
tham quan, du thuyền, câu cá,…
1.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Ninh Bình
Trong những năm qua, với chủ trương “Phát triển du lịch nhanh và bền vững,
gắn với việc đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội”, ngành du lịch Ninh
Bình đã thu được những thành quả đáng kể. Địa bàn du lịch được mở rộng; các điểm
danh thắng được tôn tạo, nâng cấp; các khu vui chơi giải trí được xây dựng; hệ thống
các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển,… đã tạo nên những chuyển
biến rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch đến Ninh Bình.
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Bảng 1: Tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
(giai đoạn 2008-2011)
Stt Chỉ tiêu
Đơn

vị
tính
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Tăng
trưởng
bình
quân
năm
(%)
I
Tổng LK đến
Ninh Bình
Lượt 1.741.602 2.199.975 3.096.589 3.247.888 23,99
+ Trong nước Lượt 1.193.464 1.608.572 2.433.305 2.584.724 30,76
+ Quốc tế Lượt 548.138 591.403 663.284 663.164 6,68
II
Tổng LK đến
các cơ sở lưu trú
Lượt 157.198 187.725 219.466 236.479 14,69
LK lưu trú qua
đêm
Lượt 128.632 152.500 181.077 197.119 15,38
+ Trong nước Lượt 110.670 131.428 146.670 147.504 10,31

+ Quốc tế Lượt 17.962 21.072 34.407 49.615 41,60
III Tổng NK Ngày 246.197 324.465 356.038 375.737 15,68
+ Trong nước Ngày 210.273 275.999 284.310 298.201 13,50
+ Quốc tế Ngày 35.924 48.466 71.728 77.536 30.34
IV Doanh thu
Tr.
Đồng
162.100 250.130 551.427 655.239 64,53
V Nộp ngân Sách
Tr.
Đồng
16.150 25.350 55.000 65.500 64,00
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình)
Từ bảng số liệu trên, một số nhận xét được đưa ra như sau:
- Tổng lượt khách đến Ninh Bình và tổng lượt khách lưu trú tại Ninh Bình có xu
hướng tăng lên qua các năm.
- Trong giai đoạn 2008 – 2011, tổng doanh thu du lịch của tỉnh đã có sự tăng
trưởng đáng kể, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Nếu như
năm 2008, tổng doanh thu toàn ngành du lịch mới chỉ đạt 162,1 tỷ đồng thì đến năm
2011 đã tăng lên gấp 4,04 lần để đạt mức 655,239 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung
bình về doanh thu du lịch là 64,53 %/năm, nộp ngân sách nhà nước là 172,574 tỷ
đồng.
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Với những lợi thế to lớn về cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là có vùng núi đá
vôi với các hang động xuyên thủy và hệ sinh thái độc đáo, DLST là loại hình du lịch
hấp dẫn, đang được quan tâm đầu tư thành một trong những loại hình du lịch làm nên
sản phẩm du lịch đặc trưng của Ninh Bình hiện nay. Ngoài những điểm du lịch nổi
tiếng như Tam Cốc – Bích Động, VQG Cúc Phương, Ninh Bình đang tiếp tục khám
phá và tôn tạo nhiều tài nguyên DLST mới, hình thành các tuyến điểm, địa danh hấp

dẫn khách du lịch trong và ngoài nước như: tuyến tham quan khu bảo tồn đất ngập
nước Vân Long, tuyến tham quan sinh thái Kênh Gà – Vân Trình, tuyến Thạch Bích –
Thung Nắng, tuyến tham quan hang động, khu du lịch sinh thái Tràng An. Chi cục
Kiểm lâm phối hợp với ngành du lịch đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của
những tổ chức, cộng đồng, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động du lịch, như mở lớp
tập huấn cho cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp hoạt động du lịch; tổ chức cho
các hộ dân tham gia vận chuyển khách những hiểu biết cơ bản về DLST và mối quan
hệ giữa lợi ích của bảo tồn với DLST. Phối hợp với địa phương xây dựng các dự án
nhỏ nhằm tạo cơ chế cho cộng đồng địa phương được tham gia hoạt động bảo tồn và
có thu nhập từ DLST. Thông qua đó chính cộng đồng phải tích cực bảo vệ tài nguyên
du lịch, thực chất là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh thái.
2. Vị trí, vai trò của khu du lịch sinh thái Tràng An đối với sự phát triển của du
lịch tỉnh Ninh Bình
Xét riêng trong hệ thống du lịch Ninh Bình, khu du lịch sinh thái Tràng An có
một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình
đến năm 2010 và định hướng đến 2015, với đặc điểm nổi trội về cảnh quan thiên
nhiên, giá trị lịch sử - văn hóa, khu du lịch sinh thái Tràng An đã và đang trở thành
động lực chính tạo nên sức hấp dẫn, hình ảnh thương hiệu cho ngành du lịch Ninh
Bình.
Với điểm mạnh là gần trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, việc xây dựng khu
du lịch sinh thái Tràng An thành khu du lịch tổng hợp: Lịch sử - Văn hóa – Sinh thái
với quy mô lớn, hấp dẫn để tạo cơ hội thu hút khách du lịch, và nhìn rộng ra, địa danh
này còn có thể phát triển như một điểm “vệ tinh” của Hà Nội với chức năng là điểm du
lịch cuối tuần – loại hình du lịch có nhu cầu ngày càng tăng hiện nay.
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Khu du lịch sinh thái Tràng An sau khi hoàn thành sẽ tạo ra hệ thống tour,
tuyến liên hoàn với các khu du lịch khác trong tỉnh, làm cho quy mô du lịch Ninh Bình
có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đủ sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Mặt khác, phát triển du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An còn góp phần

bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Kinh đô Hoa Lư xưa, đồng
thời giáo dục, nâng cao nhận thức của du khách về môi trường tự nhiên và văn hóa bản
địa.
Xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An góp phần làm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp
giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Đây là khu
du lịch trọng điểm của Ninh Bình để tạo đà cho sự phát triển của các khu du lịch khác,
phấn đấu sớm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Trên đây là cơ sở lý luận cơ bản về loại hình DLST và cơ sở thực tiễn về tình
hình phát triển DLST của tỉnh Ninh Bình cũng như vị trí, vai trò của khu du lịch sinh
thái Tràng An đối với sự phát triển du lịch của tỉnh. Nó là định hướng cơ bản cho tôi
viết đề tài này.
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch
sinh thái ở khu du lịch sinh thái Tràng An, Ninh Bình
I. Khái quát về khu du lịch sinh thái Tràng An
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích đất quy hoạch là 3.682,02 ha, trên
địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình
của tỉnh Ninh Bình. Nó nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà
Nội hơn 90 km về phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Gia Viễn, phía tây giáp huyện Nho
Quan, phía Nam giáp khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, phía Đông giáp quốc lộ 1A.
Khu du lịch này nằm trong hệ thống các tuyến điểm du lịch quan trọng của
vùng Bắc bộ nói chung, tam giác tăng trưởng du lịch đồng bằng sông Hồng nói riêng,
nơi dừng chân lý tưởng của các tour du lịch hấp dẫn tại Ninh Bình. Đây còn là một
trong những địa danh nhận khách du lịch từ trung tâm du lịch Hà Nội và các vùng phụ
cận như: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,…
1.2. Khí hậu, thủy văn

Khu du lịch sinh thái Tràng An mang đặc điểm chung của khí hậu Ninh Bình.
Địa danh này nói riêng và Ninh Bình nói chung thuộc tiểu vùng khí hậu của đồng bằng
sông Hồng. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 24,2
o
C. Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 1400 giờ. Độ ẩm trung bình năm
là 83% và có sự chênh lệch không nhiều giữa các tháng trong năm: tháng 2 cao nhất là
89%, tháng 11 thấp nhất là 75%. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1.860-1.950 mm
và thường tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10.
Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm trong khu vực có hệ thống sông ngòi dày
đặc. Cần lưu ý nhất đến hệ thống các hồ, thung, hang động nước nằm giữa các dãy núi
đá vôi trong khu vực quần thể hang động Tràng An. Đây chính là sản phẩm du lịch
độc đáo, hiếm có của hành trình du lịch về miền đất Cố đô.
1.3. Địa chất, địa mạo
Sự đa dạng về địa chất – địa mạo và hệ thống hang động kỳ thú ở Tràng An là
kết quả của quá trình hoạt động địa chất lâu dài bao gồm hoạt động kiến tạo, sự hình
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
thành các bồn trũng, quá trình kết tủa của CaCO
3
trên một diện tích rộng kéo dài hàng
triệu năm, quá trình vận chuyển, phân dị và lắng đọng thành hệ trầm tích lục nguyên.
Các bồn trầm tích tuổi Trias và Kainozoi đã tiến hóa theo thời gian địa chất và bị biến
cải trong các pha tạo núi. Từ biển cả đã biến thành núi non hùng vĩ, từ các núi đá vôi
nguyên vẹn đã biến thành trên 500 hang động thuộc nhiều thế hệ khác nhau có tuổi
kéo dài từ 32 triệu năm đến 6000 năm dưới sự thay đổi mực nước biển toàn cầu và
chuyển động thăng trầm của Vỏ Trái Đất.
Đặc điểm địa chất nêu trên đã để lại những dáng nét địa hình phân hóa tương
đối phức tạp với hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Xen kẽ trong vùng núi

đá vôi là các thung lũng và các trũng karst kéo dài theo hướng của địa hình. Quá trình
karst ở đây diễn ra tương đối mạnh và hình thành các dạng địa hình karst nhiệt đới
tương đối điển hình như: Địa hình karst trên mặt, hang động karst.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm trên địa bàn của 7 xã, phường thuộc huyện
Hoa Lư, huyện Gia Viễn và TP Ninh Bình. Xét về cấu trúc kinh tế của dân cư, người
dân ở đây chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực lao động thuần túy, chỉ một số ít dân cư có
nghề phụ trong lúc nông nhàn. Đây chính là lực lượng lao động quan trọng cho sự phát
triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Đặc biệt, đối với những người dân
có đất nông nghiệp nằm trong vùng quy hoạch, mất nghề nông, họ có thể chuyển sang
hoạt động trong lĩnh vực du lịch dưới sự hỗ trợ về đào tạo của chính quyền địa
phương, các doanh nghiệp du lịch.
3. Cấu trúc của khu du lịch sinh thái Tràng An
Khu du lịch sinh thái Tràng An với tổng diện tích đất quy hoạch là 3.682,02 ha
được chia làm 05 phân khu chức năng chính sau:
∗ Phân khu 1: Khu sinh thái hang động
Khu này được quy hoạch với diện tích là 966,4 ha, bao gồm 31 thung, 01 hồ và
48 hang động dài khoảng 12 km, bắt đầu từ bến thuyền đi xuyên qua các hang động,
các thung đến tham quan các đảo sinh thái và các di tích lịch sử, văn hóa bằng hai lộ
trình trên bộ hoặc bằng thuyền.
∗ Phân khu 2: Khu công viên văn hóa
Khu công viên văn hóa có diện tích 288,05 ha, được quy hoạch với chức năng
như một công viên giải trí gồm nhà điều hành, khu làng ẩm thực, khu thương mại, nhà
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
hàng nổi và phòng nghỉ nổi, chòi ven hồ, các kiosque,…
∗ Phân khu 3: Khu dịch vụ du lịch
Khu dịch vụ du lịch có diện tích 62 ha, nằm dọc hai bên đường tuyến 2, tại các
thung nhỏ, các dải đất dọc hai bên đường và sông Sào Khê. Khu này được quy hoạch
để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động du lịch gồm: các nhà hàng, khách sạn,

khu nhà vườn, biệt thự cao cấp, khu thể thao, vui chơi giải trí và khu bán đồ lưu niệm.
∗ Phân khu 4: Khu trung tâm
Khu trung tâm bến thuyền được xây dựng trên khu đất có diện tích 99,3 ha. Khu
này được quy hoạch để xây dựng bến thuyền, nhà chờ, nhà quản lý, hội trường lớn, bãi
đỗ xe, các công trình hạ tầng kỹ thuật, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ với chức năng đón
tiếp và hướng dẫn khách du lịch, là nơi tổ chức các lễ hội lịch sử - văn hóa – thương
mại – du lịch và các hội nghị, hội thảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
∗ Phân khu 5: Khu núi chùa Bái Đính
Với diện tích 964 ha, khu này được quy hoạch với chức năng là khu văn hóa -
tâm linh. Tại đây có khu núi chùa Bái Đính mới, khu núi chùa Bái Đính cũ, khu công
viên văn hoá và học viện phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, bãi đỗ xe,
khu cây xanh, hồ nước,…
II. Tổng quan tiềm năng du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Tràng An
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1. Cảnh quan karst
Khu vực Tràng An – Bích Động thuộc tiểu vùng cảnh quan Karst Trường Yên.
Khối Karst này điển hình cho Karst nhiệt đới với các đỉnh dạng tháp, chuông điển
hình; sườn rửa lũa – đổ lở dốc đứng; các thung lũng kéo dài và liên kết với nhau. Quá
trình Karst nhiệt đới đã tạo nên các cảnh quan Karst trên mặt và Karst ngầm với hệ
thống hang động đa dạng, độc đáo.
− Địa hình Karst trên mặt: bao gồm những khối karst sót với đỉnh dạng tháp,
vòm, chuông và sườn vách dốc đứng. Phần rìa núi là các thung lũng và đồng bằng
Karst rộng lớn, địa hình phẳng, dễ ngập úng vào mùa mưa. Cảnh quan Karst trên mặt
vừa có sự trùng điệp, hùng vĩ của những khối núi đá vôi phần trung tâm chạy nối tiếp
nhau, vừa có sự nên thơ, non xanh nước biếc của những khối núi sót nhô lên trên bề
mặt đồng bằng trũng, soi bóng xuống hồ nước và có cả sự đặc sắc về hình thù như hòn
Cá, hòn Ông Rùa, đàn Hải Cẩu và những hình khối mang chiều sâu văn hóa như: hòn
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Ông Trạng, hòn Tập Sách.

− Hang động Karst: gồm những hang đang hoạt động và những hang đã ngừng
hoạt động. Vào mùa mưa, nước có thể ngập kín hang, tạo ra các vết sóng trần. Đồng
thời, nước Karst từ các khe nứt đổ xuống cũng tạo nên những “vú đá” với kích thước
nhỏ. Ở đây tồn tại nhiều loại hình hang động xuyên thủy, một số hang đã từng là ngôi
nhà chung của bầy người nguyên thủy và nhiều hang động gắn với sự tích, huyền
thoại.
Khu du lịch sinh thái Tràng An hiện chưa có đánh giá chính xác được số lượng
hang động, chỉ riêng số hang xuyên thủy đã được đo khảo sát là 48 hang với tổng
chiều dài là 12.226m. Quần thể hang động, núi, thung, hồ, suối,… đã tạo nên một sinh
cảnh Tràng An thơ mộng, “độc nhất vô nhị” ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, “một vùng non
nước hữu tình” quần hội nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, đa dạng.
1.2. Hệ động, thực vật
Do đặc điểm môi trường tự nhiên, khu du lịch sinh thái Tràng An có hệ động,
thực vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao. Qua điều tra, khảo sát bước đầu đã
thống kê được 577 loại thực vật trong đó có 10 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Đặc
biệt, tài nguyên cây thuốc ở đây đa dạng, quý hiếm (311 loài), thực vật làm cây cảnh
có 76 loài thuộc 31 họ,… Các cây gỗ quý như kiềng kiềng, đinh, sến, lát còn lại hiện
nay trên núi đá vôi là những thực vật ít có giá trị về mặt kinh tế.
Động, thực vật thủy sinh trong vùng ngập nước Tràng An tương đối phong phú,
bao gồm 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy đặc biệt là rùa cổ sọc (Ocaclia
sinensis) được coi là động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
Động vật trên cạn chưa thống kê đầy đủ nhưng hiện nay nhân dân địa phương
đôi khi cả khách du lịch vẫn còn gặp những bầy khỉ, sơn dương, cầy đổi màu, tê tê, tắc
kè, rái cá, mèo rừng, vượn, trăn, rắn; các loài chim như sáo, vẹt, khiển, chim cu, le le,
cò, soóc, đặc biệt là phượng hoàng đất – một loài chim quý hiếm sống thành bầy đàn.
2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1. Di tích khảo cổ học hang động
Khu du lịch sinh thái Tràng An được xem là cầu nối giữa thời đại đá mới và
thời đại đồng thau, giữa miền núi với châu thổ ven biển trong tiến trình phát triển văn
hóa tiền sử Việt Nam. Nơi đây có một số hang động khảo cổ, thuộc các niên đại khác

nhau, dấu tích văn hóa không giống nhau, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
văn hóa nhân loại từ tiền sử đến lịch sử, tiêu biểu như: hang Hoa Sơn, hang Lợn, hang
Vượn trên, hang Vượn dưới, hang núi Thung Bình, Trong quá trình nạo vét hệ thống
hang động, khai quật khảo cổ từ nhiều năm qua, nhiều di vật, dấu tích của người tiền
sử từ 5000 đến 30000 năm đã được tìm thấy ở Hang Bói, hang Trống.
2.2. Di tích lịch sử - văn hóa
Khu du lịch sinh thái Tràng An được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn”,
là điểm đến quan trọng và hấp dẫn trong hành trình “Kết nối các Kinh đô cổ” của các
chương trình tham quan “Du lịch về cội nguồn dựng nước và giữ nước, tìm hiểu văn
hóa và lịch sử” của dân tộc Việt Nam.
Tràng An như một cuốn bảo tàng vĩ đại và sống động mang tính nhân văn và
gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc quý báu trong quá trình dựng nước và giữ nước
đầy cam go, sóng gió nhưng rất oanh liệt và hào hùng của dân tộc. Hiện nay, trong khu
vực có 12 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia là khu núi chùa
Bái Đính. Các di tích lịch sử - văn hóa ở đây là những dấu vết của buổi bình minh văn
minh Đại Việt, thời các vua Đinh, Tiền Lê, Lý với cố đô Hoa Lư, tiêu biểu như: đền
thờ Quý Minh đại vương (đền Trần), đền thờ Cao Sơn đại vương (núi chùa Bái Đính),
đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm vua Lý
Thái Tổ, đền Phất Kim, Phủ Khống, Phủ Đột. Bên cạnh các di tích gắn với Cố đô Hoa
Lư, còn có rất nhiều các di tích mang đậm tính tín ngưỡng và tâm linh như chùa Nhất
Trụ, chùa Am, chùa Ngần, chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, …
2.3. Lễ hội
Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức vào các ngày mồng 6, mồng 7 tháng Giêng
(Âm lịch). Phần lễ ngoài việc thờ cúng Đức Phật, còn là để tưởng nhớ công ơn của
Thánh Nguyễn Minh Không, người đã tìm ra và đặt chùa lễ Phật tại đây. Phần hội gồm
các trò chơi dân gian như múa lân, múa rồng, đánh cờ người, đấu vật, thi thổi cơm,
chọi gà, kéo co, cờ tướng, thi viết chữ Nho,… Ngoài ra, Tràng An còn có các lễ hội
được tổ chức ở các điểm: Đền Trần, chùa Bàn Long, phủ Đột, phủ Khống, hang Địa

Linh, động Hoa Liên, đàn Tế trời, chùa Am Tiên,…
2.4. Ẩm thực
Đến với khu du lịch sinh thái Tràng An, du khách có cơ hội thưởng thức các
món ăn đặc sản của đất Ninh Binh như: “dê Trường Yên”, “cá rô tổng Trường”, “cơm
cháy Hoa Lư”, “ mắm tép Gia Viễn”, nem chua,…
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
 Đánh giá chung về tài nguyên DLST tại Khu du lịch sinh thái Tràng An
Tràng An là một vùng có tiềm năng về môi trường tự nhiên rất phong phú, một
hệ sinh thái đặc thù và đa dạng, có nhiều hang động chứa các di tích khảo cổ thời tiền
sử, là nơi chứng tích về lịch sử hình thành và phát triển của con người cũng như lịch
sử của biến động khí hậu toàn cầu, của diễn thế môi trường khu vực. Tại đây cũng có
nhiều di tích và di vật khảo cổ học rất có giá trị cần được điều tra, nghiên cứu và bảo
tồn một cách khoa học. Mọi kế hoạch xây dựng và can thiệp vào môi trường như khơi
sông, đào hồ, làm đường, phá đá, xây những công trình mới,… cần có sự tính toán rất
kỹ lưỡng của các nhà khoa học liên ngành. Nếu như các giá trị cơ bản của khu du lịch
sinh thái bị xâm hại thì tác dụng của khu du lịch này sẽ bị sụt giảm vì DLST đòi hỏi
những nguyên tắc nghiêm ngặt của nó.
III. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Tràng An
1. Thực trạng tài nguyên du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Tràng An
 Thực trạng về cảnh quan tự nhiên
Cảnh quan, môi trường tại Tràng An được bảo vệ tương đối tốt. Chỉ một điều
đáng lưu ý là quá trình nạo vét các hang động đã làm cho một số hang động mất đi vẻ
đẹp tự nhiên vốn có của nó. Trong tương lai, phải mất hàng nghìn thậm chí hàng triệu
năm, các nhũ đá tự nhiên mới hình thành, tạo nên cảnh quan hấp dẫn cho nơi này.
 Thực trạng về di tích lịch sử-văn hóa
− Phủ Đột: Sau một số lần trùng tu, hiện nay ngôi phủ đó vẫn còn phía bên tay
trái, gần cửa hang Đột, kiến trúc theo kiểu chữ Đinh. Ngôi phủ cũ nhỏ nên gần đây ban
quản lý đã xây thêm một ngôi phủ mới cách phủ cũ 1,5m. Ngôi phủ mới xây cao to
hơn, kiến trúc cũng theo kiểu chữ Đinh, tiền đường ba gian, không có cửa phía trước,

cửa lui vào tận hàng cột cái để che hậu cung bên trong.
− Phủ Khống: Ngày nay, Phủ Khống được xây dựng lại, theo kiểu chữ Đinh
gồm 3 gian: Tiền đường, gian giữa và Hậu cung. Trong hậu cung đặt một hương án
sơn son thiếp vàng thờ vị quan đã lập bát hương bảy vị quan tuẫn tiết triều Đinh.
− Đền Trần: Trước kia đường lên đền Trần, chỉ là lối mòn còn rất gập ghềnh
mấp mô, đi lại rất khó khăn. Nhưng từ khi có dự án du lịch, đường leo núi lên đền đã
được kè bậc chỉnh chu, đẹp đẽ như hiện nay.
− Khu núi chùa Bái Đính mới: Khu chùa mới được khởi công xây dựng vào
năm 2003. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, được xây dựng theo nhiều
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
giai đoạn khác nhau. Hiện nay, một số hạng mục đã được hoàn thành như: Cổng Tam
Quan, tháp chuông, hành lang La Hán, Giếng Ngọc, điện thờ Tam Thế, điện thờ Pháp
Chủ, điện thờ Quan Âm Bồ Tát, điện thờ 500 vị La Hán, tượng đồng 50 tấn, tượng 100
tấn, giàn chuông 8 quả, tượng A Di Đà và các công trình phụ trợ khác.
− Khu chùa Bái Đính cổ: Khu chùa này nằm ở một vùng rừng núi khá yên tĩnh,
gồm một ngôi chùa cổ, đền thờ thánh Nguyễn, hang động sáng thờ Phật, hang động
Tối thờ Tiên và đền thờ thần Cao Sơn. Sau quá trình trùng tu, khu chùa trở nên khang
trang và kiên cố hơn.
2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Dự án xây dựng CSHT khu du lịch sinh thái Tràng An do Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Ninh Bình làm chủ đầu tư; cơ quan quản lý trực tiếp là UBND tỉnh. Dự án
này bao gồm các dự án thành phần: xây dựng CSHT khu dịch vụ; xây dựng CSHT khu
núi chùa Bái Đính; cải tạo núi Rạch, núi Nghẽn – huyện Hoa Lư; xây dựng khu Công
viên văn hóa Tràng An; xây dựng CSHT khu động Am Tiên, bãi đỗ xe và khu dịch vụ
phục vụ khu Cố đô Hoa Lư – Tràng An.
2.1. Hệ thống cung cấp điện
Hiện tại khu vực Tràng An đang được cấp điện chủ yếu qua 03 đường dây
thuộc các trạm Trung gian Yên Bình – Yên Mô, Hợp Bình – Hoa Lư và Trung gian
Rịa – Nho Quan thông qua các trạm biến áp 10/0,4KV cấp điện cho các trạm bơm tưới

tiêu, trạm điện phục vụ sinh hoạt nông thôn qua hệ thống lưới điện 0,4 KV cấp cho các
hộ tiêu dùng điện. Hệ thống lưới điện này được xây dựng từ những năm 80 với kết cấu
chắp vá và năng lực công suất truyền tải, phân phối với quy mô nhỏ chỉ đủ đáp ứng
nhu cầu cơ bản cho điện sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, theo quy hoạch
được duyệt, đã hoàn thiện các hạng mục điện chiếu sáng từ quốc lộ 1A đến chùa Bái
Đính (1000 cột), điện chiếu sáng hang động, khu nhà chờ, nhà hàng, chùa Bái Đính.
2.2. Hệ thống cấp, thoát nước
Hệ thống điều tiết nước ở Tràng An gồm ba trạm bơm: Lò Đá; Áng Mương;
Thung Rồng và cống đập Bậc Bài. Hệ thống trên có nhiệm vụ tiêu nước vào mùa mưa,
cấp nước vào mùa khô, điều tiết nước giữa hai khu du lịch sinh thái Tràng An và khu
du lịch Tam Cốc – Bích Động. Hệ thống này tạo điều kiện cho khu du lịch có thể hoạt
động quanh năm mà không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng lũ vào mùa mưa và kiệt vào
mùa khô.
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
 Hệ thống cung cấp nước sạch
Tại khu du lịch, nguồn nước mặt chủ yếu lấy từ sông Hoàng Long và trong các
khe nước lùng trong núi ra ở các thung Khống, thung Nấu Rượu. Tuy vậy, nước sạch
mới chỉ cung cấp một phần cho nhu cầu dân sinh một số khu vực, nhiều hang động,
đền, đình, chùa còn phải sử dụng nước mưa.
 Hệ thống thoát nước
Tại khu du lịch sinh thái Tràng An, nước mưa và nước thải dùng hệ thống thoát
nước riêng. Đường cống thoát được bố trí đi ở hè đường trước các công trình. Toàn bộ
lượng nước mưa được thu vào hệ thống thoát nước bố trí dọc theo các trục đường rồi
dẫn về hệ thống thoát nước chính. Nước thải được thu về trạm xử lý nước thải để xử
lý. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cấp A theo TCVN 5942-1995 sẽ được xả ra hệ
thống thoát nước chung.
2.3. Hệ thống giao thông
Xét về CSHT giao thông vận tải của khu du lịch sinh thái Tràng An, ngoài việc
nghiên cứu CSHT trong nội bộ khu du lịch, ta còn phải đặt nó trong mối quan hệ với

giao thông Ninh Bình. Trong đó, giao thông toàn tỉnh với tư cách là hạ tầng bên ngoài,
quyết định việc đáp ứng được hay không nhu cầu du lịch tới địa bàn.
 Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Mạng lưới giao thông đường bộ trong tỉnh gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ,
đường huyện, liên huyện, đường xã và liên xã với tổng chiều dài 2.278,2 km. Quốc lộ
1A chạy trên địa phận tỉnh Ninh Bình khoảng trên 50 km. Bên cạnh đó còn có các
tuyến quốc lộ chạy qua như: 10, 12B, 45. Ninh Bình còn là địa phương nằm trên tuyến
đường sắt Bắc – Nam. Toàn tỉnh có 4 ga là: ga Ghềnh, ga Đồng Dao, ga Cầu Yên, ga
Ninh Bình. Ngoài ra, Ninh Bình có 22 sông, kênh với 2 cảng lớn do trung ương quản
lý là: cảng Ninh Bình và cảng Ninh Phúc.
 Mạng lưới giao thông của khu du lịch sinh thái Tràng An
Do Tràng An là khu vực bắt đầu được xây dựng mới, nằm sâu trong khu vực
núi đá vôi ít được khai thác trước đây nên khi thành lập khu du lịch, giao thông ở đây
được xây dựng một cách hoàn thiện bao gồm hệ thống giao thông đường bộ và đường
thủy.
 Đường bộ
Trên cơ sở dự án được duyệt, đến nay đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thành
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
tuyến giao thông từ quốc lộ 1A đến chùa Bái Đính bao gồm: tuyến giao thông trục
chính, tuyến giao thông số 1, tuyến số 4, tuyến số 8 và toàn bộ các cầu (cầu Ghềnh
Tháp, cầu Liên Hoa, cầu Đá Bàn, cầu Huệ Lâm), hầm đường bộ (hầm Ngô Ngã, hầm
Vụng Quao) trên toàn tuyến phục vụ khách du lịch và nhu cầu đi lại của người dân.
Ngoài ra cũng đã hoàn thành tuyến đường nối liền các điểm tham quan trong khu du
lịch từ cầu Đá Bàn đến khu bến thuyền, tuyến từ cầu Ghềnh Tháp đến khu hồ Đàm
Thị; các tuyến giao thông nội bộ trong khu dịch vụ du lịch, khu núi chùa Bái Đính,
khu sinh thái hang động, khu công viên văn hóa, khu trung tâm; hoàn thành các hạng
mục cây xanh, thảm cỏ tuyến đường số 4, tuyến số 8, tuyến trục chính,…và tiếp tục thi
công hoàn thiện các tuyến đường bộ từ chùa Bái Đính đến đền Trần, tuyến đường số 9,
tuyến đường giao thông 1-1,…

 Đường thủy
Trước khi khai thác vào hoạt động du lịch, hầu hết các con kênh, rạch dẫn đến
cửa hang đều ở tình trạng nhỏ hẹp. Các hang động ở tình trạng nguyên sơ, phần lớn bị
bùn rác lấp đầy chỉ hở ra cửa hang rất nhỏ. Hiên nay, hệ thống giao thông đường thủy
đang từng bước được xây dựng, các thung được nạo vét, các hang động được đục
thông với nhau, cải tạo, mở rộng và đắp thêm các đảo nhân tạo, hoàn thành việc nạo
vét và đưa vào khai thác với 15 trên tổng số 18 thung hang của khu du lịch hang động
Tràng An theo quy hoạch giai đoạn I từ cuối năm 2008 phục vụ khách đi tham quan
các hang động, thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên và nét đẹp văn hóa tinh thần của người
Việt tại đây.
2.4. Hệ thống xử lý rác thải
Trong khu du lịch sinh thái Tràng An, chất thải rắn hàng ngày tại các điểm dịch
vụ công cộng được thu gom, phân loại trực tiếp và được chia làm 2 loại riêng biệt: chất
thải rắn hữu cơ và chất thải rắn vô cơ. Các chất thải rắn vô cơ có thể sử dụng lại được
như: thủy tinh, ni lông, sắt thép, giấy vụn,…sẽ được thu gom và tái sử dụng. Các chất
thải rắn còn lại sẽ được thu gom và vận chuyển đến nhà máy xử lý và chế biến chất
thải chung của tỉnh tại thị xã Tam Điệp.
3. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Đối với khu du lịch sinh thái Tràng An trong thời điểm hiện nay, khi mà dự án
mới đang giai đoạn đầu xây dựng, việc hoàn thiện các hạng mục công trình giao thông,
điện nước, nạo vét các hang, cải tạo các thung còn dang dở thì việc kiến thiết hệ thống
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí,… chưa thể ngay lập tức triển khai được.
Theo kế hoạch thì việc xây dưng CSVC-KT ngành du lịch sẽ tiến hành vào giai đoạn 2
từ năm 2010-2015. Việc xây dựng này chủ yếu diễn ra ở khu trung tâm đón khách và
khu dịch vụ du lịch.
Đến nay, khu du lịch đã có một nhà hàng có tên là Đại nhà hàng bến Tràng An,
phục vụ các món ăn đặc sản địa phương. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ăn uống của du
khách, tại khu núi chùa Bái Đính đã có phòng ăn chuyên phục vụ các món ăn chay.

Điều đáng mừng là trong khu sinh thái hang động và khu núi chùa Bái Đính đã hoàn
thiện hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, tiện nghi, đáp ứng được nhu cầu của
khách du lịch. Việc chuyên chở khách bằng đường thủy cũng được đảm bảo nhờ vào
sự trang bị 850 chiếc thuyền tay có ghi số thứ tự để tiện cho công tác quản lý.
Tuy nhiên, do chưa có nhiều dịch vụ bổ trợ khác, hoạt động du lịch tại Tràng
An mới chỉ dừng ở việc tận dụng khai thác một vài tuyến hang động đã hoàn thành và
tham quan khu núi chùa Bái Đính trong những ngày đầu xây dựng. Do vậy, khách du
lịch thường không lưu trú tại khu du lịch mà thường đi tham quan trong ngày, tận dụng
cơ sở lưu trú tại TP Ninh Bình, chỉ cách khu Tràng An khoảng 7 km về phía Tây Nam.
Bảng 2: Cơ sở lưu trú có thể sử dụng cho khách du lịch tại Tràng An (2011)
Stt Khu vực Tổng số cơ sở lưu trú Khách sạn Nhà nghỉ
1 TP Ninh Bình 119 67 52
2 H. Gia Viễn 17 4 13
3 H. Hoa Lư 28 13 15
4 Tổng số 164 84 80
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình)
Việc tận dụng các cơ sở lưu trú như trên chỉ là biện pháp tạm thời. Trong tương
lai, khi lượng khách du lịch tăng lên nhanh chóng cùng sự hoàn thiện của khu du lịch
sinh thái Tràng An thì diện mạo Tràng An sẽ đổi khác rất nhiều so với hiện tại.
4. Tình hình lao động trong du lịch
Theo thống kê, số lao động trực tiếp ở khu du lịch sinh thái Tràng An là 600
người năm 2009 và tăng lên 1545 người năm 2011, tăng 2,6 lần. Tại khu sinh thái
hang động, đội ngũ lao động được chia ra thành các tổ, nhóm, mỗi tổ từ 25 đến 35
người. Toàn khu có 28 tổ, mỗi tổ được phân công đảm trách một nhiệm vụ riêng, ở hai
lĩnh vực chính, quản lý chung (1 tổ) và lái đò phục vụ trực tiếp khách du lịch (27 tổ).
Lao động ở khu du lịch sinh thái Tràng An chủ yếu là lao động nữ, tuổi đời từ
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
khoảng 25 – 40 tuổi, bao gồm: đội ngũ quản lý chung, nhân viên bán vé, nhân viên bán
hàng, đội ngũ lái đò, bảo vệ, thuyết minh viên, thợ chụp ảnh, nhân viên trực vệ sinh.

Ngoài bộ phận quản lý chung được tuyển lựa từ nhiều địa phương khác nhau, còn lại
phần lớn lao động ở đây đều là người dân địa phương. Khi khu du lịch được khám phá
và thành lập, những người nông dân trong khu vực này được đào tạo cơ bản để trở
thành lao động trong du lịch.
Như vậy, xét về trình độ lao động, tuy có rất ít những người được đào tạo bài
bản về chuyên ngành du lịch với trình độ đại học, cao đẳng nhưng tất cả những người
lao động tại khu du lịch sinh thái Tràng An đều đã qua một lớp nghiệp vụ ngắn hạn,
kiểm tra tay nghề và khi đạt tiêu chuẩn họ mới chính thức được cấp thẻ hoạt động. Tại
khóa đào tạo nghiệp vụ này, người lao động được trang bị những kiến thức và kỹ năng
cơ bản nhất để phục vụ khách du lịch.
5. Hiện trạng khai thác du lịch
Do đang ở giai đoạn đầu xây dựng, các hoạt động du lịch ở đây chưa thật sự
hấp dẫn, còn mang tính tự phát, sản phẩm du lịch đơn điệu, chủ yếu khai thác tuyến du
lịch đường thủy xuyên qua các hang động và một số điểm tham quan như Phủ Đột,
Phủ Khống, đền Trần, khu núi Chùa Bái Đính. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, khu vui
chơi giải trí chưa hoàn thiện không thể giữ chân và kích thích khả năng chi tiêu của
khách.
 Cảnh quan tự nhiên
Kể từ khi triển khai khởi công xây dựng đến nay, các đơn vị thi công đã nạo
vét, tẩy rửa và làm sạch cơ bản 48 hang động, nạo vét và đưa vào khai thác với 15
trên tổng số 18 thung hang của khu hang động Tràng An theo quy hoạch giai đoạn I từ
cuối năm 2008, trong đó có 12 thung lớn tạo thành 12 đảo (bán đảo) văn hóa, sinh thái
mang tên 12 con giáp theo tín ngưỡng phương Đông. Các đảo này được chia làm hai
loại: loại thứ nhất là nhóm đảo có trồng các loại cây ăn trái để khách trên đường đi có
thể nghỉ chân và tự hái quả, mua trực tiếp hoa quả trên vườn đảo; loại thứ hai là nhóm
đảo có thể trồng các loại cây tiện cho việc thâm canh, chăm sóc và thu hoạch như cam,
bưởi, dừa, kết hợp nuôi trồng thủy sản như ba ba, rắn, cá, tôm, cua,…phục vụ mục
đích du lịch.
 Tuyến du lịch
 Tuyến du lịch trong nội bộ khu du lịch sinh thái Tràng An

SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Theo quy hoạch, khu du lịch sinh thái Tràng An có 9 tuyến du lịch đường thủy
và 2 tuyến du lịch đường bộ (xem chi tiết ở phần Phụ lục). Nhưng hiện nay, mới đưa
vào khai thác phục vụ khách đến thăm quan du lịch một tuyến du lịch đường bộ và
một tuyến du lịch đường thủy.
Tuyến du lịch đường bộ: Bến Cây Bàng  đèo Cậy  đèo Vài  đèo đền Trần
 đền Trần (đền Nội Lâm)
Tuyến du lịch đường thủy: Bến thuyền  phủ Đột  hang Địa Linh  hang
Tối  hang Nấu Rượu  đền Trần  hang Nấu Rượu  hang Sính  hang Si 
hang Ba Giọt  hang Seo  hang Sơn Dương  phủ Khống  hang Khống  hang
Trần  hang Quy Hậu  Bến thuyền.
 Tuyến du lịch liên kết: Khu núi chùa Bái Đính  hồ Đồng Chương (cổng
Rừng  Đập Tràn  Rừng Thông  Đập Tràn  Thác Ba Tua  Khu nhà nghỉ 
Rừng thông  đập Tràn chính  Rừng thông  đập Tràn phụ  Rừng thông  cổng
Rừng)
6. Tình hình xúc tiến, quảng bá
Từ nhiều năm qua, Tỉnh đã quan tâm, chú trọng đến hoạt động xúc tiến, quảng
bá du lịch Ninh Bình. Đơn cử là việc thành lập Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch
trực thuộc Sở VHTTDL Ninh Bình vào năm 2001. Đây là một trong những đơn vị xúc
tiến du lịch cấp tỉnh được thành lập đầu tiên ở nước ta. Tràng An là khu du lịch trọng
điểm trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Vì vậy, hình ảnh Tràng An luôn
được xuất hiện trong các ấn phẩm, tài liệu quảng bá du lịch Ninh Bình, trang tin điện
tử, hội chợ, triển lãm du lịch,… Theo tổng hợp của anh Nguyễn Xuân Khang, giám
đốc Bảo tàng Ninh Bình, hiện có 47 bài viết chính thức về Tràng An trên các báo, tạp
chí: TT&VH online, Vietnamnet, Vnexpress, tạp chí Du lịch Việt Nam, Báo Nhân
Dân, Báo Đảng Cộng sản Việt Nam, báo Tuổi trẻ, … Bên cạnh đó, trung tâm đã chủ
động, tích cực phối hợp với các đài truyền hình địa phương, đài truyền hình trung
ương xây dựng và phát sóng bộ phim “Hoa Lư Non nước Tràng An” (2005), “Ấn
tượng Hạ Long Cạn và Hoa Lư huyền thoại” (2006) và nhiều phóng sự chuyên đề khác

phát trên chương trình mỗi tuần mỗi chuyến đi của đài truyền hình cáp, đài truyền hình
kỹ thuật số. Ngoài ra, khu du lịch sinh thái Tràng An còn được chọn là khu du lịch
quan trọng trong các tour farmtrip, là nơi tổ chức các sự kiện lớn của Tỉnh.
Hiện nay, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường – chủ đầu tư tại Khu du lịch
SVTH:Đinh Thị Tâm Lớp:dl5b Khoa Văn Hóa Du Lịch

×