Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Định hướng ôn thi môn ngữ văn vào lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.53 KB, 41 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN LUYỆN MÔN NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHẦN I: PHẦN TRUYỆN

A. HỆ THỐNG, CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ CÁC TÁC PHẨM
TRUYỆN ĐÃ HỌC
GV dựa vào Sách giáo khoa và các tài liệu khác để hệ thống, củng cố kiến
thức và rèn luyện kỹ năng về các tác phẩm truyện đã học trên các phương diện:
- Kiến thức về tác phẩm ( tác giả, hoàn cảnh ra đời, tóm tắt tác phẩm, giá trị nội
dung, giá trị nghệ thuật ).
- Các dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích).
- Dạng đề mở liên quan đến nội dung, chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm truyện.
B. MỘT SỐ LƯU Ý THÊM VỀ KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC
PHẨM TRUYỆN ( ĐOẠN TRÍCH)
- GV hướng dẫn học sinh nắm vững kiểu bài và rèn luyện kỹ năng làm bài.
Ngoài ra, GV cần lưu ý thêm về dạng đề nghị luận về nhân vật, chi tiết hay trong
tác phẩm truyện và dạng đề nghị luận xã hội trên cơ sở nội dung tác phẩm truyện
( đoạn trích). Trong quá trình ôn luyện, GV nên cung cấp cho HS đầy đủ lý thuyết
về dạng bài và lưu ý các em kỹ năng làm bài ở dạng đề này. Cụ thể nên nhấn mạnh
thêm những kiến thức sau:
I. Đối với kiểu bài Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện:
1. Khái niệm: Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện là trình bày những
nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật.
2. Những điểm cần lưu ý đối với kiểu bài nghị luận về nhân vật trong tác
phẩm truyện:
- GV cho HS thấy được các đặc điểm của kiểu bài
* Các vấn đề nghị luận thường gặp trong kiểu bài nghị luận về nhân vật: Vấn đề
nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyên ( đoạn trích) rất đa dạng. Có thể là
nghị luận về phẩm chất, tính cách, số phận, tâm trạng, ngôn ngữ… của nhân vật.
- Nghị luận về phẩm chất, tính cách của nhân vật:
Ví dụ: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ
Sa Pa của Nguyễn Thành Long.


- Nghị luận về số phận của nhận vật:
Ví dụ: Suy nghĩ của em về số phận của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
- Nghị luận về tâm trạng của nhân vật:
Ví dụ: Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo
Tây ( Làng – Kim Lân).
- Nghị luận về ngôn ngữ của nhân vật:
Ví dụ: Suy nghĩ của em về lời thoại của nhân vật Vũ Nương trong truyện
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Tuy nhiên, khi nghị luận về ngôn ngữ nhân vật thì người làm bài không chỉ
nêu nhận xét, đánh giá về đặc điểm của ngôn ngữ mà phải đánh giá, bàn luận về vai
trò, ý nghĩa…của ngôn ngữ đó đối với việc khắc họa nhân vật (phẩm chất, tính
cách, tâm trạng, số phận …) và ý đồ nghệ thuật của tác giả từ ngôn ngữ đó.
Lưu ý: Vấn đề nghị luận về nhân vật có thể được diễn đạt trực tiếp trong nội
dung đề bài (các ví dụ trên). Tuy nhiên, có trường hợp, người ra đề không diễn đạt
trực tiếp vấn đề nghị luận. Trường hợp này, người làm bài phải dựa vào những hiểu
biết về nhân vật, nắm bắt được vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện nội
dung, chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm để xác định hệ thống luận điểm cần trình bày.
Ví dụ: Suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những
ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Ngoài các dạng đề bài được đề cập ở trên, đối với kiểu bài nghị luận về
nhân vật trong tác phẩm truyện, cũng có thể gặp dạng đề vừa có yêu cầu nghị luận
về nhân vật văn học vừa có yêu cầu nghị luận xã hội. Giáo viên cần có định hướng
để giúp học sinh có kỹ năng làm tốt dạng đề này.
Ví dụ: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong truyện Chuyện người
con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ
trong thời đại mới hôm nay?
* Các hình thức nghị luận: GV cần cho HS thấy các hình thức nghị luận và mức
độ khác nhau giữa các hình thức nghị luận. Sau đây là một số lưu ý:
- Kiểu bài Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện thường có các hình

thức nghị luận:
+ Nêu suy nghĩ: Thiên về nhận xét, đánh giá của người viết về nhân vật.
+ Nêu cảm nhận về nhân vật: Thiên về cảm xúc, ấn tượng của người viết về
nhân vật.
+ Phân tích nhân vật: Mệnh lệnh phân tích chủ yếu chỉ định phương pháp lập
luận cho người viết, yêu cầu người viết chỉ rõ từng phương diện, từng mặt cần nghị
luận có liên quan đến nhân vật.
* Cấu trúc của đề bài: Có 2 dạng:
- Dạng 1: Đề có cấu trúc đầy đủ 2 phần: Phần nêu vấn đề nghị luận và phần
nêu mệnh lệnh làm bài.
Ví dụ: Suy nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu).
- Dạng 2: Đề khuyết phần mệnh lệnh.
Ví dụ: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long.
* Nội dung vấn đề nghị luận: Có thể gồm một nội dung, cũng có thể là hai
hoặc 3 nội dung cần được giải quyết.
Ví dụ 1: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn
Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Ví dụ 2: Từ việc phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện
ngắn Lặng lẽ Sa Pa, em hãy chỉ ra thành công của Nguyễn Thành Long trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật.
Với đề bài ở ví dụ 1: Vấn đề nghị luận chỉ tập trung vào nội dung phân tích
vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên. Và khi phân tích, có thể người viết vẫn đưa
vào bài làm luận điểm đánh giá thành công của tác giả về nghệ thuật xây dựng nhân
vật của tác giả. Nhưng luận điểm đó được xem là phần ý nâng cao trong hệ thống
luận điểm phân tích về vẻ đẹp nhân vật. Và luận điểm này sẽ góp phần làm cho bài
văn đạt điểm cao hơn.
Với đề bài ở ví dụ 2: Yêu cầu của đề bài có hai phần rất rõ ràng: Phần phân
tích vẻ đẹp của nhân vật và phần chỉ ra thành công của tác giả trong nghệ thuật xây

dựng nhân vật. Như vậy, với đề bài này, phần đánh giá về thành công của tác giả
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật là yêu cầu bắt buộc; yêu cầu này tương đương
với yêu cầu phân tích vẻ đẹp của nhân vật.
3. Yêu cầu cần đạt của bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm
truyện:
* Về nội dung: Yêu cầu người viết phải trình bày những suy nghĩ, nhận xét,
đánh giá của mình về vấn đề nghị luận liên quan đến nhân vật (phẩm chất, tính
cách, số phận…). Những nhận xét đó phải xuất phát từ những hiểu biết về nhân vật
trong tác phẩm truyện. Từ đó, khái quát nhận xét thành các luận điểm và lựa chọn
các thao tác lập luận phù hợp.
* Về hình thức:
- Bài viết có bố cục 3 phần đầy đủ.
- Các luận điểm phải được sắp xếp lô gíc, trình bày rõ ràng và được làm rõ bằng
hệ thống luận cứ.
- Lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
4. Hướng dẫn HS cách làm bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm
truyện:
Bước 1: Tìm hiểu đề- tìm ý:
- GV hướng dẫn HS cách tìm hiểu đề: Đọc kỹ đề ra để xác định được:
+ Vấn đề nghị luận đặt ra trong đề bài.
+ Hình thức nghị luận.
+ Phạm vi nghị luận.
- Tìm ý: Muốn tìm ý cho bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện,
cần phải dựa vào yêu cầu về nội dung, bố cục của bài văn rồi đặt ra các câu hỏi và
trả lời các câu hỏi đó. Từ đó, người làm bài sẽ xác định được hệ thống luận điểm,
luận cứ cho bài văn.
Các câu hỏi tìm ý về nhân vật trong tác phẩm truyện có thể là:
- Nhân vật được đặt trong hoàn cảnh thời gian, không gian, sự việc, tình
huống cơ bản nào?
- Trong tác phẩm (hoặc đoạn trích đó nhân vật hiện lên là người như thế nào,

với các đặc điểm nào nổi bật? Những biểu hiện cụ thể cho những đặc điểm ấy?).
- Nhân vật đó tiêu biểu, đại diện cho ai, cho điều gì, trong thời kỳ nào?
- Tác giả đã xây dựng nhân vật bằng cách nào?
- Tác giả đã có tình cảm, thái độ… như thế nào đối với nhân vật? Tình cảm,
thái độ đó thể hiện điều gì?
Bước 2: Lập dàn ý: Dàn ý bài văn cần có các các ý sau:
a. Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm .
+ Giới thiệu khái quát về nhân vật.
b. Thân bài:
* Trình bày những nhận xét, đánh giá vấn đề nghị luận về nhân vật (tính cách,
phẩm chất; số phận; tâm trạng). Những nhận xét được khái quát thành luận điểm.
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
+ Luận cứ ( )
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
+ Luận cứ ( )
* Trình bày nhận xét , đánh giá về nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật.
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
* Trình bày nhận xét , đánh giá về thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân
vật.
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
- Luận điểm ( )
+ Luận cứ ( )
* Khái quát, mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ thực tế

* Kết bài :
- Đánh giá khái quát về thành công chung của tác phẩm, sức sống của nhân vật.
- Đánh giá về tài năng, thái độ, tình cảm của tác giả trong việc miêu tả, khắc
họa nhân vật .
Bước 3: Viết thành bài
Trên cơ sở dàn ý đã lập, triển khai thành các đoạn cho bài văn. Chú ý tách
đoạn và trình bày đoạn rõ ràng .
- Bài văn có 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
- Phần thân bài cần triển khai mỗi luận điểm thành một đoạn văn. Có thể triển
khai thành đoạn diễn dịch hoặc đoạn quy nạp, hoặc đoạn tổng- phân- hợp. Khi xây
dựng đoạn văn, cần chú ý đến:
+ Tính hợp lý về trình tự của các đoạn;
+ Tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức của mỗi đoạn văn;
+ Tính lên kết giữa các đoạn văn trong bài và giữa các câu trong một đoạn văn.
- Cần chú ý tính liền mạch trong quá trình lập luận để tạo nên tính liên kết chặt
chẽ cho bài văn.
- Lời văn phải mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc để khơi gợi sự đồng cảm đối với
người đọc.
Bước 4: Đọc và sửa chữa:
Việc đọc và sửa chữa không chỉ thực hiện khi bài viết kết thúc mà được tiến
hành ngay trong quá trình tạo lập văn bản để có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời cả về
lỗi kiến thức và lỗi về diễn đạt, chính tả.
5. Hình thành dàn ý về các dạng đề nghị luận về nhân vật trong tác phẩm
truyện:
a. Nghị luận về phẩm chất, tính cách nhân vật:
- Khi vấn đề nghị luận là phẩm chất, tính cách nhân vật thì dàn bài nên xây
dựng theo hướng sau đây:
* Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm (tên tác phẩm, nội dung khái quát của tác phẩm
hoặc đoạn trích), nhân vật.

+ Nêu cảm nhận, đánh giá khái quát về nhân vật.
* Thân bài : Trình bày những nhận xét, đánh giá về nhân vật.
+ Nhận xét, đánh giá về nhân vật: (những nhận xét được khái quát thành luận
điểm)
- Luận điểm 1( )
Luận cứ ( )
Luận cứ ( )
- Luận điểm 2( )
Luận cứ ( )
Luận cứ ( )

+ Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng, khắc họa nhân vật.
- Luận điểm( )
Luận cứ ( )
Luận cứ ( )
+ Nhận xét đánh giá về thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật
- Luận điểm( )
Luận cứ ( )
Luận cứ ( ).
+ Khái quát, nâng vấn đề.
* Kết bài: Đánh giá chung về về nhân vật, về tác phẩm.
b. Khi vấn đề nghị luận là số phận nhân vật:
* Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Nêu nhận định khái quát về số phận nhân vật.
* Thân bài: Trình bày những nhận xét, đánh giá về số phận nhân vật. Phần thân
bài cần làm rõ được các ý sau:
- Nhân vật có số phận như thế nào?
- Số phận đó được lý giải ra sao trong tác phẩm.
- Nguyên nhân dẫn đến số phận đó của nhân vât?

- Số phận của nhân vật gợi cho ta nghĩ đên số phận của những ai trong xã hội
lúc bấy giờ?
- Qua số phận nhân vật tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì? (có thể
liên hệ với thực tiễn xã hội hiện tại).
- Tác giả đã viết về số phận nhân vật với thái độ, tình cảm như thế nào ?
* Kết bài:
- Đánh giá chung về giá trị, thành công của tác phẩm.
- Đánh giá về sức sống, cảm xúc nhân vật khơi gợi lên trong tâm hồn người
đọc.
c. Khi vấn đề nghị luận là tâm trạng của nhân vật:
* Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Nêu khái quát về nhân vật, tâm trạng của nhân vật.
* Thân bài:
- Nêu tình huống dẫn đến tâm trạng của nhân vật. Ở ý này người viết cần làm
rõ nhân vật đang ở trong tình huống nào. (cơ sở để phân tích diễn biến tâm trạng).
- Phân tích chỉ rõ diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Nhận xét, đánh giá về cách miêu tả tâm trạng nhân vật, tài năng của tác giả
trong việc miêu tả tâm lý nhân vật.
- Nhận xét, đánh giá về tình cảm, thái độ của tác giả khi miêu tả tâm trạng nhân
vật.
- Đánh giá được ý đồ nghệ thuật của tác giả được gửi gắm đằng sau tâm trạng
nhân vật.
* Kết bài:
- Đánh giá chung về thành công của tác phẩm.
- Khái quát chung về tài năng của nhà văn trong việc miêu tả, khắc họa nhân
vật.
Một số đề tham khảo
Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
của Nguyễn Quang Sáng.

GV hướng dẫn HS các bước làm đề bài trên:
* Tìm hiểu đề: Yêu cầu HS cần xác định được:
- Kiểu bài nghị luận về nhân vật.
- Vấn đề nghị luận: Phẩm chất, tính cách của nhân vật.
- Hình thức nghị luận: Nêu suy nghĩ: Yêu cầu người viết trình bày những nhận
định, đánh giá về nhân vật.
* Tìm ý- lập dàn ý :
- Mở bài :
+ Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ. Ông viết nhiều về mảnh đất và con
người nơi đây. Chiếc lược ngà là một truyện ngắn hay được ông viết năm 1966.
Truyện viết về những tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ.
+ Đoạn trích học ở SGK tập trung nói về tình cảm của cha con ông Sáu trong
hoàn cảnh éo le Nội dung đoạn truyện không chỉ khiến người đọc xúc động trước
tình cảm cha con mà còn có những ấn tượng sâu sắc về nhân vật ông Sáu.
- Thân bài:
Trình bày những nhận xét, đánh giá về nhân vật:
Luận điểm 1 : Ông Sáu là một người cha hết mực thương con.
- Luận cứ:
+ Nỗi nhớ cháy bỏng trong lòng ông suốt những năm ròng xa cách.
+ Nỗi chờ mong, khao khát có ngày được gặp lại con gái yêu của mình.
+ Nỗi khổ tâm của ông Sáu khi con gái không nhận mình là ba.
+ Niềm hạnh phúc của một người cha đã đến với ông trong khoảnh khắc cuối
cùng của giờ phút chia xa.
+ Tình yêu thương và nỗi nhớ con lại nhân lên gấp bội khi ông Sáu trở lại chiến
khu.
+ Giây phút cuối cùng, tình thương con đã cho ông sức mạnh để ông thực hiện
được ước nguyện của mình với con gái là trao gửi lại con món quà mà con gái dặn
ông trước lúc ra đi.
=> Hình ảnh ông Sáu là hình ảnh của bao người cha lúc bấy giờ trong cuộc chiến

tranh vệ quốc. Câu chuyện tình cảm cha con của ông Sáu khiến cho người đọc bùi
ngùi, thương cảm.
- Luận điểm 2: Ông Sáu còn là một người dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước.
+ Hy sinh niềm hạnh phúc riêng vì quê hương đất nước.
+ Cả cuộc đời ông đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng quê hương đất nước.
Ông là người lính của một thế hệ anh hùng mở đường đi trước, đã niếm trải nhiều
gian lao, thử thách và hy sinh.
- Luận điểm 3: Đánh giá về nghệ thuật khắc họa nhân vật:
+ Tác giả đã đặt nhân vật vào những tình huống éo le để thể hiện rõ tình cảm và
những phẩm chất cao đẹp của nhân vật.
+ Nghệ thuật khắc họa diễn biến tâm trạng nhân vật
+ Việc lựa chọn ngôi kể, lời kể thích hợp đã góp phẩn làm cho nhân vật hiện lên
chân thực, xúc động.
- Luận điểm 4: Nhận xét đánh giá về thái độ, tình cảm của nhà văn Nguyễn
Quang Sáng đối với nhân vật ông Sáu:
+ Thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc…
+ Trân trọng, ngợi ca tình cảm, tấm lòng và đức hi sinh cao cả…
- Luận điểm 5: Khái quát, nâng vấn đề: Nhân vật ông Sáu Phải chăng cũng là hình
ảnh của biết bao người lính khác, người cha khác của mảnh đất Nam Bộ nói riêng
và dân tộc Việt nam nói chung với những vể đẹp cao quý thiêng liêng của tình phụ
tử trong cảnh ngộ chiến tranh?
* Kết bài:
- Cùng với nhân vật bé Thu, nhân vật ông Sáu đã đem đến cho câu chuyện chất
thơ về tình cha con, đồng thời thể hiện những phẩm chất cao đẹp của con người
Việt Nam trong chiến tranh.
- Chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng nhưng qua trang viết của nhà văn Nguyễn
Quang Sáng, câu chuyện tình cha con ông Sáu và hình ảnh của ông vẫn làm thổn
thức trái tim ngưòi đọc bao thế hệ.
Đề 2: Suy nghĩ của em về số phận của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người
con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ.

Bước 1: Tìm hiểu đề:
+ Vấn đề nghị luận: Số phận của nhân vật.
+ Hình thức nghị luận: Nêu suy nghĩ.
Bước 2: Tìm ý- lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ.
- Giới thiệu về Chuyện người con gái Nam Xương.
- Khái quát về nhân vật Vũ Nương: Là một phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nhưng
lại phải chịu một số phận bi thảm.
b. Thân bài:
* Số phận cuộc đời Vũ Nương là chuỗi dài những đau khổ và bất hạnh.
+ Phải chấp nhận một cuộc hôn nhân không bình đẳng, cuộc hôn nhân ấy đã
tạo ra sự cách bức về thân phận trong cuộc sống gia đình.
+ Phải sống bên cạnh người chồng cả ghen.
+ Tuổi thanh xuân của nàng đã trôi đi trong những năm tháng cô đơn, khó
nhọc khi cùng một lúc phải gánh vác trách nhiệm gia đình với nhiều bổn phận.
+ Nàng phải chịu nỗi oan khuất, rồi bị đẩy vào tình thế bị bức tử để rồi mãi
mãi bị mất đi quyền làm vợ, làm mẹ và đau đớn hơn nữa là quyền được sống.
+ Bi kịch của Vũ Nương càng được tô đậm ở phần kết truyện.
* Phân tích, đánh giá được nguyên nhân dẫn đến số phận bi thảm của Vũ
Nương
- Nguyên nhân trực tiếp: Lời nói ngây thơ của con trẻ.
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do thói gia trưởng, cả ghen mù quáng
+ Do chế độ phong kiến với tư tưởng nam quyền, độc đoán.
+ Do thiếu niềm tin trong cuộc sống gia đình…
* Từ nhân vật Vũ Nương khái quát lên số phận của người phụ nữ dưới chế độ
phong kiến.
* Đánh giá về điều tác giả gửi gắm đằng sau số phận của nhân vật Vũ
Nương.

* Thái độ, tình cảm, tấm lòng của Nguyễn Dữ đối với nhân vật: Nguyễn Dữ
đã viết về số phận cuộc đời Vũ Nương bằng trái tim thương cảm. Tấm lòng
nhân đạo của nhà văn trải lên từng trang sách Qua nhân vật Vũ Nương,
Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thông cảm, bênh vực người phụ nữ. Ông đã
đứng về phía những người phụ nữ bất hạnh mà lên án tố cáo xã hội phong
kiến bất công, vô nhân đạo. Và ông cũng đã đứng về phía những nạn nhân
của thói ghen tuông hồ đồ để đưa ra một lời cảnh tỉnh về bi kịch gia đình khi
vợ chồng thiếu niềm tin ở nhau.
* Đánh giá về nghệ thuật: Sáng tạo của nhà văn Nguyễn Dữ khi khắc họa về
số phận nhân vật Vũ Nương ( việc xây dựng lời thoại của nhân vật; phần truyền kỳ
đặc biệt là cảnh kết của truyện)
* Kết bài:
- Sức sống, sức gợi của nhân vật trong lòng người đọc bao thế hệ.
- Đánh giá chung về giá trị của tác phẩm, về thông điệp mà nhà văn gửi gắm sau
số phận của nhân vật.
Đề 3: Phân tích tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo
Tây.
- Tìm hiểu đề:
+ Vấn đề nghị luận: Tâm trạng nhân vật.
+ Phép lập luận chủ yếu: Phân tích.
- Tìm ý - Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề: Truyện đã tập trung khắc họa tình yêu làng, yêu nước của nhân vật
ông Hai. Tình cảm đó được bộc lộ một cách rõ nét qua diễn biến tâm trạng của ông
Hai trong một tình huống đầy thử thách, đó là thời khắc ông Hai nhận được tin làng
Chợ Dầu theo Tây.
b. Thân bài:
- Giới thiệu chung về nhân vật và tình huống dẫn đến tâm trạng.
- Phân tích diễn biên tâm trạng của nhân vật:

+ Khi vừa mới nghe tin:
* Bàng hoàng, sửng sốt.
* Xấu hổ, nặng nề
* Xót xa, tủi nhục, uất giận
* Giằng xé căng thẳng giữa tin hay không tin làng theo Tây.
+ Những ngày sau đó:
* Mặc cảm tội lỗi ám ảnh lòng ông, biến thành nỗi sợ hãi vò xé tâm can.
* Giằng xé nội tâm giữa yêu và thù đối với làng Chợ Dầu.
* Nỗi bế tắc, tuyệt vọng.
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật đã thể hiện rõ tình cảm của nhân vật: Yêu
làng, yêu nước…
- Đánh giá về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả:
* Diễn biến tâm trạng của ông Hai đã được tác giả miêu tả một cách tinh tế và
sinh động.
* Đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách, nhà văn đã miêu tả đúng và gây
ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
* Ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt ngôn ngữ của
ông Hai giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét chung của người nông dân vừa mang đậm
tính cá nhân của nhân vật.
* Sự am hiểu cuộc sống nông thôn và tâm lý người nông dân đã làm cho những
trang viết của nhà văn chân thực, xúc động.
- Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, tác giả đã khắc họa được nét tâm
lý, tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
- Thỏi , tỡnh cm ca nh vn: Thu hiu, ng cm, trõn trng v ngi ca
tỡnh cm cao p ca nhõn vt. V ú cng chớnh l thỏi , tỡnh cm ca nh vn
trc tỡnh yờu lng, yờu nc ca ngi nụng dõn trong nhng nm u ca cuc
khỏng chin chng thc dõn Phỏp.
c. Kt bi: ỏnh giỏ chung v nhõn vt, v s thnh cụng ca tỏc phm, khng
nh ti nng ca nh vn Kim Lõn trong vic miờu t din bin ni tõm nhõn vt.

II. Ngh lun v chi tit trong tỏc phm truyn:
i vi dng bi ny GV cn hng dn HS chỳ ý cỏc yờu cu sau:
- Gii thiu khỏi quỏt v tỏc gi, tỏc phm, vai trũ ca chi tit ngh thut trong
tỏc phm.
- Gii thiu v s xut hin ca chi tit trong tỏc phm.
(Chi tit ú xut hin nh th no trong tỏc phm? Xut hin trong hon cnh
no?)
- Vai trũ ca chi tit (trờn cỏc khớa cnh ngh thut, ni dung t tng, tỡnh cm,
thỏi ca tỏc gi)
- ỏnh giỏ v giỏ tr ca chi tit v ti nng ca tỏc gi trong vic s dng chi tit
ngh thut ú.
Vớ d 1: Chi tit chic búng trong Chuyn ngi con gỏi Nam Xng
* Gii thiu v s xut hin ca chic búng
+ Ln u xut hin trong li núi v thỏi ngc nhiờn ca con tr khi Trng
Sinh b nú i thm m.
+ Ln th hai cỏi búng xut hin cng trong li núi ca bộ n sau khi V
Nng ó mt, trong mt ờm phũng khụng vng v, lỳc hai cha con ngi bờn ngn
ốn du trong ờm vng
+ Ln th ba xut hin trong s tr v ri bin mt ca V Nng.
* Đánh giá giá trị của chi tiết ú
a. Giá trị nội dung:
- Gúp phn quan trng trong vic tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ N-
ơng trong vai trò ngời vợ, ngời mẹ. Đó là nỗi nhớ thơng, sự thuỷ chung, ớc muốn
đồng nhất "xa mặt nhng không cách lòng" với ngời chồng nơi chiến trận; đó là tấm
lòng ngời mẹ muốn khoả lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm ngời cha trong lòng
đứa con thơ bé bỏng.
- Chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của ngời phụ nữ trong chế
độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô
lý nào mà không lờng trớc đợc. Với chi tiết này, ngời phụ nữ hiện lên là nạn nhân
của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.

- Chiếc bóng xuất hiện ở cuối tác phẩm "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang
loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất": Tụ m thờm v bi kch ca cuc i V
Nng; th hin ni dung nhõn o sâu sắc của tác phẩm.
- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm
tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng h ảo.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Chi tiết chiếc bóng tạo nên nghệ
thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:
+ Bất ngờ: Một lời nói của chính đứa con ngây thơ li y ngi m vào vòng
oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện ni khát khao đoàn tụ, sự
thuỷ chung son sắt lại bị chính ngời chồng nghi ngờ thất tiết
+ Hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn (Vũ N-
ơng kết duyên cùng Trơng Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán) cộng với
cảnh ngộ chia ly l nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.
- Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Th hin ti nng sỏng to trong ngh thut xõy dng truyn i t chi tit
nh m li cú giỏ tr ln.
Vớ d 2: í ngha ca nhng chi tit tng tng k o trong Chuyn ngi
con gỏi Nam Xng ca Nguyn D
+ Gii thiu v nhng chi tit tng tng k o trong phn cui ca Chuyn
ngi con gỏi Nam Xng
+ Phõn tớch, ỏnh giỏ, bỡnh lun v ý ngha ca nhng chi tit tng tng k
o:
- To ra mt th gii lung linh, huyn o khin cho truyn tr nờn hp dn hn.
- Gúp phn tụ m, cao phm cht cao p ca V Nng (t trng, nhõn
hu, v tha ).
- To ra mt kiu kt thỳc cú hu:
* Ni oan ca V nng c gii v c n bự thy cung.
* Th hin c m ca con ngi v s bt t ca cỏi thin, cỏi p v khỏt khao
v mt cuc sng cụng bng, hnh phỳc cho nhng ngi tt.

* Gúp phn an i ngi c bng búng hỡnh ca mt cuc sng ngoi cừi trn th
vi nhng con ngi giu lũng nhõn ỏi, giu ngha tỡnh.
- Tụ m tớnh cht bi kch ca truyn:
* Khụng h ỏnh la ngi c bng o nh m ch l mt s an i phn no.
* Tớnh cht bi kch ca truyn vn nguyờn vn bi trc sau, ú vn l bi kch v
cuc i ca ngi ph n thy chung, c hnh. Dự trong cnh cui, V Nng
c tr v trong cao sang, lng ly thỡ cõu chuyn vn khộp li vi mt d v
ngm ngựi, cay ng, xút xa. ú l mt s tht tr trờu khụng bao gi thay i
c: nng ó cht, hnh phỳc khụng cũn, quyn lm v lm m mói mói khụng
bao gi cũn na. Nng cú hin v nhng ú ch l o nh trong chc lỏt, cũn vnh
vin vn l tt c nhng gỡ nng ó phi mt i. Vi Trng Sinh, dự chng ó sỏm
hi v c tn mt thy v tr v thỡ vn khụng th no thay i c mt s tht
ng lũng: ngi v thy chung, c hnh m chng ó tng cm mn mói mói
khụng cũn, hnh phỳc gia ỡnh ó mói mói tut khi tm tay
* Ngi c luụn ỏm nh mt ni au trc bi kch ca mt s phn, mt kip
ngi ú l vt thng lũng khụng bao gi lnh li trc ni au ca con ngi
v ca cuc i.
- Gúp phn giỳp tỏc gi gi n ngi c mt bc thụng ip v cuc sng gia
ỡnh: ghen tuụng mự quỏng, t ỏnh mt nim tin nhau l nguyờn nhõn ca s
v hnh phỳc gia ỡnh, l nguyờn nhõn y con ngi n tt cựng ca kh au,
bt hnh
+ Đánh giá về tài năng của tác giả ( sự sáng tạo, điêu luyện, bản lĩnh nghệ thuật )
khi xây dựng những chi tiết kỳ ảo (vừa tạo ra một kết cục đặc sắc vừa thể hiện một
nội dung tư tưởng có chiều sâu).
Bài tập tham khảo: Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích ý nghĩa của chi tiết vết
thẹo trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Tham khảo bài viết của một học sinh:
“ Trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có nhiều chi
tiết nghệ thuật đặc sắc, thể hiện chân thực và sâu sắc về tình cha con sâu nặng trong
hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Trong đó chi tiết vết thẹo có thể được xem là một

chi tiết hay có ý nghĩa. Sự xuất hiện của chi tiết này trong phần đầu đoạn trích có
vai trò giới thiệu, dẫn ý làm cho câu chuyện phát triển. Mọi phản ứng, cự tuyệt của
bé Thu cũng bắt đầu từ chi tiết nghệ thuật này. Vì nó mà Thu hoảng sợ.Vì nó mà
mặt Thu bỗng tái đi.Vì nó mà Thu vụt chạy và kêu thét lên: má! má…Những diễn
biến tâm lý đó của bé Thu diễn ra một cách chân thực, phù hợp với tâm hồn, tình
cảm của con trẻ trong tình huống gặp gỡ bất ngờ, không hẹn trước. Tính chân thực
của câu chuyện được nâng lên. Nhưng đồng thời chi tiết này còn có ý nghĩa góp
phần diễn tả sâu sắc tình cảm, nỗi đau trong tâm hồn nhân vật người cha trong hoàn
cảnh gặp gỡ đầy éo le. Sau tám năm đằng đẵng cách xa, được về nhà, được trông
nhìn hình hài máu mủ của mình, anh Sáu xúc động vô cùng, bao cảm xúc nhớ
thương dồn nén tưởng chừng như được vỡ òa trong giây phút đầu gặp lại, được ôm
con vào lòng. Nhưng niềm hạnh phúc mà người cha ấp ủ chờ mong đó đã không
đến khi bé Thu khóc thét lên, bỏ chạy gọi má. Hẫng hụt và tái tê, nỗi niềm đó của
người cha đã không giấu nổi, hằn in qua vết thẹo “mỗi lần xúc động như thế vết
thẹo lại đỏ ửng lên, giần giật”. Vết thẹo đẩy người con xa cách lạnh lùng với ba, vết
thẹo nhân lên nỗi buồn trong lòng người cán bộ cách mạng trong giây phút đầu gặp
lại người thân. Tình yêu thương tuyệt đối của bé Thu dành cho người ba trong nỗi
nhớ bao năm xa cách đã khiến em hoàn toàn cự tuyệt với ba của mình trong những
ngày có ba bên cạnh. Ông Sáu hết mong chờ, hy vọng rồi gần như tuyệt vọng khi
đánh con. Ba ngày phép trôi qua trong nỗi buồn, những tưởng phải từ biệt con gái
trong im lặng và buồn khổ. Nhưng rồi điều bất ngờ xảy ra. Chi tiết vết thẹo xuất
hiện lần thứ hai lại trở thành phép mầu mang đến niềm hạnh phúc cho ông Sáu.
Câu chuyện của bà ngoại là sự gỡ rối cho tâm hồn non nớt, thơ ngây đầy hoài nghi
của Thu. Nút thắt đã được cởi. Thu đã hiểu ra mọi chuyện. Vậy là từ giây phút đó
tình yêu thương ba trong em vỡ òa bao cảm xúc. Vết thẹo trên gương mặt ba không
làm cho bé Thu sợ hãi nữa mà lúc này đây bé Thu đang làm tất cả để có thể bày tỏ
tình yêu thương của mình dành cho ba. Những chiếc hôn chan chứa bao cảm xúc
của Thu lên vết thẹo đang khiến cho niềm hạnh phúc của người cha nhân lên đến
không kìm nén nổi, nước mắt vỡ òa trong giờ phút chia tay. Chỉ bấy nhiêu thôi đủ
để người chứng kiến cuộc chia tay phải rơi nước mắt, đủ để làm cho trái tim người

đọc bao thế hệ phải ngậm ngùi. Chiến tranh, chia ly, mất mát điều không thể
tránh khỏi. Và chi tiết vết thẹo còn gián tiếp nói về sự khốc liệt của chiến tranh, nói
về tội ác của kẻ thù, về những hy sinh của người lính cách mạng phải trải qua. Có
thể nói, cùng với các chi tiết ý nghĩa khác trong tác phẩm, chi tiết vết thẹo đã góp
phần tạo nên thành công cho truyện ngắn Chiếc lược ngà.
III. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRÊN CƠ SỞ NỘI DUNG TÁC
PHẨM TRUYỆN ( ĐOẠN TRÍCH)
Đây là dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội nhưng vấn đề nghị luận lại được
xác định dựa trên cơ sở nội dung của tác phẩm truyện ( đoạn trích) đã học. Với
dạng đề này, GV cần lưu ý học sinh:
+ Nắm chắc nội dung tác phẩm truyện (đoạn trích);
+ Xác định được mối liên hệ giữa nội dung tác phẩm với vấn đề nghị luận mà
đề bài đặt ra.
+ Dựa vào kết quả xác định mối liên hệ ở trên để lựa chọn hệ thống luận điểm,
luận cứ và phép lập luận.
+ Nội dung, nhân vật, chi tiết, ý nghĩa, chủ đề… trong tác phẩm truyện không
phải là vấn đề nghị luận mà là điểm tựa, là cơ sở có vai trò định hướng cho quá
trình xây dựng hệ thống luận điểm cho đề bài nghị luận xã hội.
Ví dụ với đề bài: Cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung
phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã gợi lên cho thế
hệ trẻ hôm nay những bài học có ý nghĩa sâu sắc. Hãy viết một bài văn nghị luận về
điều đó.
Học sinh cần hiểu được hệ thống luận điểm và cách lập luận khi làm đề bài
này có tính chất tương đối mở. Những bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với thế hệ trẻ
được gợi lên từ cuộc sống chiến đấu và từ phẩm chất của các nhân vật nữ thanh
niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi. Học sinh có thể cảm nhận
về bài học từ nhiều góc độ và có nhiều cách trình bày khác nhau. Tuy nhiên, cơ sở
của hệ thống luận điểm vẫn là cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên
xung phong trong truyện. Chẳng hạn:
+ Cần phải có lý tưởng sống cao đẹp và sống một cuộc sống có ý nghĩa.

+ Dám đối mặt với thử thách và vượt qua thử thách để khẳng định ý chí, bản
lĩnh… để làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
+ Phải có tâm hồn trong sáng, lạc quan; phải biết tạo cho mình một cuộc
sống tinh thần phong phú…
+ Nhận thức rõ cách sống lệch lạc, sai lầm.
+ Định hướng cách sống đúng đắn cho bản thân.
Ví dụ khác: Từ bi kịch của nhân vật vũ Nương trong Chuyện người con gái
Nam Xương của Nguyễn Dữ, người đọc vô cùng thấm thía về bài học gìn giữ hạnh
phúc gia đình. Hãy viết một bài văn nghị luận về điều đó.
Với đề bài này, học sinh cần nắm được những nguyên nhân dẫn đến bi kịch
mà nhân vật Vũ Nương phải gánh chịu. Trong số những nguyên nhân đó, cần xác
định những nguyên nhân có liên quan đến vấn đề nghị luận mà đề bài đặt ra. Căn
cứ vào kết quả xác định đó mới hình thành được hệ thống luận điểm cần có. Chẳng
hạn như:
+ Bài học về sự bình đẳng trong hôn nhân.
+ Bài học về hậu họa của thói gia trưởng, vũ phu, ghen tuông mù quáng.
+ Bài học về cái giá phải trả khi niềm tin bị đánh mất.
+ Định hướng về về thái độ, về cách sống đúng đắn.

Lưu ý: Đối với dạng đề này, GV cần chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng
xác định vấn đề nghị luận, kỹ năng lựa chọn và trình bày luận điểm để tránh hiện
tượng học sinh nhầm lẫn với dạng đề nghị luận văn học.
PHẦN II: PHẦN THƠ
I. Những trọng tâm kiến thức cần nắm vững
- Nội dung, nghệ thuật chính của các văn bản thơ.
- Các dạng bài nghị luận về tác phẩm thơ.
II. Phương pháp ôn tập để củng cố kiến thức:
- Với từng đơn vị kiến thức trong tác phẩm thơ, GV cho các nhóm nhỏ hoạt
động, với sự hỗ trợ định hướng của GV và các tài liệu tham khảo, HS nắm được
các tín hiệu nghệ thuật, nội dung biểu đạt của khổ thơ, bài thơ được đề cập. Phần

này rất quan trọng để HS có kiến thức làm bài.
- Cần chú trọng kiểm tra việc học thuộc các bài thơ đã học của học sinh. Đây
là một trong những hoạt động cần thiết để học sinh có ngữ liệu trong quá trình làm
bài.
III. Tham khảo một số kỹ năng cần thiết làm các dạng bài nghị luận về
thơ:
1. Nghị luận về một đoạn thơ
+ Lưu ý với HS:
- Khi nghị luận cần đặt đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài để
có những lí giải phù hợp.
- Sau khi phân tích, bình giá những khía cạnh nội dung và nghệ thuật, cần
đánh giá vẻ đẹp riêng của đoạn thơ đó và vai trò, vị trí của đoạn thơ đối với cả bài.
Thậm chí từ một đoạn thơ, cần bước đầu thấy được phong cách nghệ thuật của tác
giả.
+ Dàn bài chung:
a. Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả (cần biết chọn lọc thông tin về tác giả một
cách phù hợp).
+ Giới thiệu về đoạn thơ
+ Dẫn đoạn thơ cần nghị luận và nêu khái quát những ấn tượng chung về
đoạn thơ đó (hoặc nên khái quát nội dung đoạn thơ).
b. Thân bài:
- Tiến hành nghị luận về các yếu tố nghệ thuật, các phương diện nội dung
của đoạn thơ. Chú ý làm nổi bật và nhấn mạnh hơn ở những đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật. Mức độ phân tích, đánh giá, nhận xét và bày tỏ cảm xúc, tình cảm của
mình về đoạn thơ cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu về thao tác nghị
luận cơ bản của đề bài.
- Đánh giá tài năng, tình cảm, thái độ của tác giả và sức sống của đoạn thơ,
bài thơ.
c. Kết bài: Đánh giá vai trò, ý nghĩa của đoạn thơ trong việc thể hiện chủ đề tư

tưởng của toàn bài. Nêu những cảm nghĩ, ấn tượng sâu đậm nhất về đoạn thơ.
Ví dụ: Cho đoạn thơ:
“ Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
( Sang thu– Hữu Thỉnh)
a. Đặt câu hỏi để định hướng khai thác đoạn thơ
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên.
c. Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ trên.
Gợi ý:
a. Hệ thống câu hỏi có thể là:
- Đoạn thơ nằm ở vị trí nào trong bài thơ?
- Đoạn thơ có những từ ngữ nào đặc sắc? Tác dụng như thế nào? ( Một loạt
phó từ : vẫn, đã, cũng kết hợp với những động từ diễn tả sự tồn tại: còn, vơi, bớt ->
sự biến đổi rất tinh tế của các hiện tượng tự nhiên, của thời tiết, khí hậu lúc sang
thu)
- Biện pháp tu từ có giá trị trong đoạn thơ là gì? (Biện pháp nhân hoá - ẩn dụ:
sấm - ẩn dụ cho những vang động, những bất thường, sóng gió của cuộc sống; hàng
cây đứng tuổi ẩn dụ cho những con người đã “sang thu” già dặn, chín chắn,…->
Ýnghĩa triết lí về cuộc sống…)
- Giọng điệu đoạn thơ như thế nào? (nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm chất suy tư ->
bài học ý nghĩa càng trở nên thấm thía sâu sắc với người đọc, người nghe)
- Nội dung bao trùm đoạn thơ là gì? (diễn tả tinh tế những biến chuyển rõ rệt
của thời tiết, khí hậu lúc sang thu và đưa ra bài học triết lí về con người, về cuộc
đời).
- Vai trò, vị trí của đoạn thơ đối với bài thơ như thế nào? ( đoạn thơ không
chỉ góp phần bổ sung, hoàn chỉnh bức tranh sang thu của thiên nhiên đất trời và sự
sang thu của đời người mà còn thể hiện những bài học chiêm nghiệm quý giá về
cuộc đời con người. Với nội dung ấy đoạn thơ đã góp phần không nhỏ đối với

thành công và giá trị, sức sống lâu bền của toàn bài thơ…)
b. Đọc tham khảo đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên.
“Khép lại bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là một khổ thơ hay, đặc sắc. Vẫn là
nắng mưa, sấm chớp, bão giông như mùa hạ, nhưng mức độ đã khác rồi. Để ý sẽ
thấy cái gì cũng bắt đầu đi vào chừng mực, vào thế ổn định. Vẫn còn …nhưng đã
vơi dần …, cũng bớt… Và cái “đứng tuổi” của cây là một cái chốt cửa để mở sang
một thế giới khác: Thế giới sang thu của hồn người. Vẻ chín chắn điềm tĩnh của
cây trước sấm sét bão giông hay đó chính là sự từng trải chín chắn của con người
sau những dâu bể của cuộc đời? Ở vào cái tuổi ấy, con người một mặt sâu sắc thêm,
mặt khác lại khẩn trương gấp gáp hơn vì quỹ thời gian không còn nhiều nữa. Thì ra
trước mắt việc đi mãi, ngoảnh đầu thu đến rồi. Bốn mùa luân chuyển vô hình, lặng
lẽ: bỗng chợt thu. Đời người vất vả, tất bật bận rộn, lo toan bỗng chốc thấy mái tóc
pha sương: sững sờ nhìn mình cũng đã sang thu. Hiểu như vậy ta càng thấy trân
trọng biết bao với tâm hồn nhạy cảm trước những đổi thay của thiên nhiên đất trời,
với tình yêu thiên nhiên, niềm tha thiết yêu cuộc sống của nhà thơ. Và cũng thực sự
cảm ơn nhà thơ đã đem đến cho người đọc chúng ta những triết lí sâu sắc về sự
từng trải của đời người".
c. Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ trên.
- Giáo viên cho HS chỉ ra cách viết dạng đoạn văn cảm nhận và đoạn văn phân
tích có những gì giống và khác nhau trong cách lập luận, trong cách diễn đạt, trong
cách làm rõ dẫn chứng.
- Học sinh thể hiện bài viết.
- Đọc, nhận xét, rút kinh nghiêm qua tham khảo bài viết sau:
“ Sang thu, cảnh vật thời tiết thay đổi. Tất cả còn những dấu hiệu mùa hạ nhưng
đang giảm dần mức độ, cường độ từ gay gắt chuyển hoá thành êm dịu. Phép tiểu
đối giữa “nắng” và “mưa”, “vẫn còn” và “đã vơi” “ cũng bớt” thể hiện sự phân hoá
mong manh giữa hai mùa. Bởi vì làm sao có thể đong đếm đầy vơi những dấu hiệu
của thiên nhiên lúc giao mùa. Khi đất trời sang thu, những hàng cây lâu năm không
còn bất ngờ trước những tiếng sấm chuyển mùa nữa. “ Sấm” và “ hàng cây đứng
tuổi” là những hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng một cách có chọn lọc. “Sấm”

chỉ những vang động sóng gió bất thường của ngoại cảnh. Còn “hàng cây đứng
tuổi” chỉ những con người từng trải, thường điềm tĩnh hơn, chín chắn thêm trước
những vang động sóng gió cuộc đời. Rõ ràng, từ những thay đổi của mùa thu thiên
nhiên, khổ thơ gợi chúng ta liên tưởng đến sự thay đổi của mùa thu đời người, và
cũng từ những thay đổi của đời người mà khổ thơ cho ta bài học triết lí sâu sắc về
cuộc đời con người: hãy biết chấp nhận, bình tĩnh đối mặt với hiện thực cuộc sống
để ta dày dạn hơn, có ý chí nghị lực hơn; đồng thời hãy mở rộng lòng mình để yêu
thiên nhiên, yêu đất nước con người, yêu cuộc đời như nhà thơ đã sống và đã yêu.”
Ví dụ khác: Phân tích hai khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Gợi ý:
a. Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hai khổ thơ đầu
+ Khái quát nội dung hai khổ thơ (Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, của con người lao động trong cảnh đoàn thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá…).
b. Thân bài:
+ Hai khổ thơ đầu đã diễn tả vẻ đẹp của cảnh biển vào đêm (Cảnh biển vào đêm
được miêu tả một cách cụ thể, sống động qua sự liên tưởng, tưởng tượng phong
phú của nhà thơ. Qua sự liên tưởng, tưởng tượng ấy, cảnh biển vào đêm vừa rộng
lớn, vừa gần gũi với con người lao động. Từ những hình ảnh giàu tính liên tưởng
này, vũ trụ trở thành một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là cánh cửa
khổng lồ và những lượn sóng là then cài…Hòn lửa – mặt trời hiện lên giữa khung
cảnh ấy góp phần tạo ra vẻ đẹp tráng lệ, lung linh của cảnh biển vào đêm…).
+ Với hai khổ thơ này, tác giả đã diễn tả được niềm vui, sự phấn chấn của con
người lao động khi bắt đầu ra khơi đánh cá.
- Hình ảnh đoàn thuyền lúc ra khơi đã gợi lên sức mạnh mới.
- Sự phấn chấn của con người lao động đã đem lại cho buổi hoàng hôn trên biển
một sắc màu mới, một sức sống mới và một niềm vui mới.
- Vẻ đẹp của tâm hồn lạc quan, của khát vọng và niềm tin của đoàn thuyền, đoàn
người khi bắt đầu cuộc hành trình trên biển.
+ Với hai khổ thơ đầu, tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp của đàn cá trên biển

- Tiếng hát của người dân chài cất lên là lời ngợi ca vẻ đẹp của đàn cá trong
lòng biển khơi.
- Sắc màu của đàn cá làm nên nguồn sáng của đại dương và chính nguồn sáng
ấy đã khơi dậy hứng khởi của những người ra khơi.
- Hình ảnh đàn cá hiện lên với vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy.
- Sự sáng tạo bằng trí tưởng tượng đã góp phần làm giàu có thêm cái đẹp vốn có
của tự nhiên.
+ Hai khổ thơ đã thể hiện rõ đặc điểm của hồn thơ Huy Cận.
- Cảm hứng về thiên nhiên gắn liền với cảm hứng về lao động.
- Nguồn cảm hứng ấy đã khơi nguồn cho ngòi bút ngợi ca lao động, ngợi ca con
người lao động và vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Đó là biểu hiện của sức sống dồi dào và cũng là vẻ đẹp của hồn thơ Huy Cận.
( Cần chú trọng đến việc chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật và giá trị diễn đạt
của chúng trong quá trình phân tích)
c. Kết bài
- Hình ảnh thơ khỏe khoắn và mạnh mẽ, lạ nhưng hết sức gần gũi.
- Hai khổ thơ như là một lời ca trong khúc tráng ca về lao động và về thiên
nhiên, đất nước.
- Đã khắc họa được hình tượng người lao động trong sự hài hòa với thiên nhiên,
vũ trụ. Đồng thời thể hiện được tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên, với cuộc
sống lao động và con người lao động.
2. Nghị luận về một bài thơ
* Lý thuyết cần nắm:
Giáo viên lưu ý HS:
Vấn đề nghị luận về một bài thơ là rất phong phú đa dạng. Có thể nghị luận về
toàn bộ bài thơ, có thể nghị luận về một phương diện của bài thơ (một nhân vật trữ
tình, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật tiêu biểu…). Mỗi một vấn đề nghị luận
lại có một số kĩ năng riêng. Cụ thể:
Dạng 1: Nghị luận về toàn bộ bài thơ
- Cần phát hiện mạch cảm xúc của bài thơ và mạch cảm xúc ấy chi phối bố cục

bài thơ như thế nào? Nắm vững nội dung từng phần, từng đoạn một cách cụ thể.
- Vì là nghị luận cả bài nên ở nhiều câu, nhiều đoạn không bắt buộc phải khai
thác kĩ như nghị luận về một đoạn. Người viết cần biết lướt qua, tóm lược ở những
đoạn, những câu không góp phần nhiều vào việc thể hiện giá trị của bài thơ.
- Cần thấy được vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp của tác giả, cũng như của cả
một giai đoạn văn học, một thời kì văn học.
- Có những bài thơ, nhất là những bài thơ dài, người viết có thể trình bày cách
cảm, cách hiểu của mình theo chiều dọc (về từng phương diện nội dung của bài).
Khi khai thác từng phương diện cũng yêu cầu khai thác cả những tín hiệu nghệ
thuật đặc sắc góp phần diễn đạt nội dung ấy.
- Dàn bài chung:
a. Mở bài
+ Giới thiệu khái quát về tác giả (vị trí văn học, phong cách nghệ thuật của tác
giả …).
+ Giới thiệu bài thơ, nội dung bao trùm bài thơ
+ Bước đầu đánh giá về bài thơ đó (tuỳ theo đề bài và nội dung cụ thể của bài
thơ mà đưa ra những đánh giá, nêu ấn tượng cho phù hợp…)
b. Thân bài
+ Có thể nêu sơ lược hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
+ Tiến hành thuyết minh, phân tích, bình giảng, nêu cảm xúc về lần lượt từng
khổ thơ, đoạn thơ (theo bố cục) các phương diện cụ thể của bài thơ. Chú ý, làm nổi
bật được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trong khi trình bày, có thể liên
hệ so sánh với những bài thơ, đoạn thơ, câu thơ khác để ý được nổi bật, thuyết
phục.
c. Kết bài:
+ Đánh giá vai trò, vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp văn học của tác giả, đối
với văn học dân tộc nói chung .
+ Khẳng định lại những cảm xúc, những suy nghĩ tâm đắc nhất về bài thơ.
Dạng 2: Nghị luận về một phương diện của bài thơ
+ Lưu ý HS:

- Vì chỉ cảm nhận về một phương diện nội dung hay nghệ thuật của bài thơ, nên
khi làm bài tránh phân tích, cảm nhận cả bài. Và như vậy không thể khai thác theo
bố cục bài thơ được.
- Nếu nghị luận về một phương diện nội dung bài thơ thì người viết phải biết
chọn những biểu hiện như hình ảnh, câu từ nào trong bài thơ liên quan đến phương
diện cần nghị luận để phân tích, chứng minh.
- Nếu nghị luận về phương diện nghệ thuật thì phải phát hiện và phân tích tất cả
những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu. Sau đó phải tìm hiểu xem vẻ đẹp nghệ thuật ấy
thể hiện tập trung nhất ở những yếu tố nào (như hình ảnh thơ, nhạc điệu, từ ngữ,
các biện pháp tu từ…) nhưng không phải chỉ đơn thuần là nghị luận về nghệ thuật
mà điều cần thiết, quan trọng ở dạng bài này là người viết phải biết phân tích đánh
giá được những nghệ thuật ấy nhắm biểu đạt nội dung, tư tưởng nào mà tác giả gửi
gắm.
- Sau khi làm xong phải biết đánh giá giá trị, vai trò của phương diện nội dung
hay nghệ thuật vừa nghị luận đối với giá trị của toàn bài thơ.
+ Dàn bài :
- Mở bài: Giới thiệu bài thơ và phương diện nội dung hay nghệ thuật mà đề bài
yêu cầu nghị luận. Đồng thời nêu ấn tượng chung về giá trị của phương diện đó
trong toàn bài thơ.
- Thân bài: Bám vào bài thơ để tìm các hình ảnh, câu từ liên quan đến vấn đề
nghị luận để khai thác, trình bày.
- Kết bài: Khẳng định giá trị chung của cả bài thơ nói chung và của nội dung
vừa nghị luận nói riêng. Có thể liên hệ mở rộng.
Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Vẻ đẹp của tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Định hướng:
- Giáo viên cho HS tìm hiểu, xác định trọng tâm yêu cầu của đề bài.
Xây dựng dàn ý cho đề bài trên
HS xây dựng, trình bày, lớp nhận xét, rút ra dàn ý chung.
Giáo viên cho HS tham khảo dàn bài sau:

a. Mở bài: Giới thiệu tình bà cháu trong bài thơ và ấn tượng chung về tình cảm
đó.
b. Thân bài:
* Vẻ đẹp của tình bà thiêng liêng, cao cả
- Bà đã hết lòng yêu thương, dạy bảo, chăm sóc cháu, sẻ chia những buồn vui
cùng cháu. Bà vừa là người bà của cháu, đồng thời cũng là người mẹ người cha,
người bạn của cháu vậy.
- Bà đã thắp sáng lên ngọn lửa của tình yêu thương, của ý chí nghị lực, của sức
sống mãnh liệt và niềm tin tưởng trong lòng cháu.
-> Bà là người chuẩn bị cho cháu đầy đủ hành trang để vào đời, để cháu lớn
khôn trưởng thành; là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa cho bao thế hệ cháu
con…
* Vẻ đẹp của tình cháu dành cho bà: Sâu nặng, chân thành…
- Cháu thương bà vất vả, khó nhọc, lo lắng và quan tâm bà…
- Biết nghe lời bà.
- Cháu yêu quý, tự hào, ngợi ca, biết ơn bà.
- Khi xa bà, cháu đã nhớ bà da diết khôn nguôi, nỗi nhớ mang nặng cả tình
thương yêu, lòng biết ơn, quý trọng…
* Để diễn tả tình bà cháu cao đẹp như vậy, nhà thơ đã thành công trong việc lựa
chọn thể thơ 8 chữ, trong xây dựng hình ảnh mang nhiều ý nghĩa, cách dùng phép
điệp ngữ… => Tình bà cháu đựơc thể hiện trong bài thơ rất chân thành, cảm động.
Càng cảm động và thiêng liêng hơn khi tình cảm ấy được gắn liền, hoà quyện với
tình yêu quê hương đất nước. Mỗi chúng ta cần biết trân trọng, nâng niu, bồi đắp
tình cảm gia đình cho mình…
c. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của tình bà cháu trong bài thơ
- Liên hệ tình bà trong những tác phẩm khác và trong thực tế cuộc sống.
Giáo viên yêu cầu HS chọn 1 luận điểm trong phần thân bài và xây dựng triển khai
thành đoạn văn, GV cho đọc, chữa, đúc rút kinh nghiệm trực tiếp.
Ví dụ 2: Phân tích ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ từ: “Ta
làm con chim hót…dù là khi tóc bạc” (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) trong 1

đoạn văn ngắn.
Gợi ý:
- Giới thiệu khái quát về Thanh hải và giá trị tư tưởng bà thơ Mùa xuân nho
nhỏ.
- Câu đầu tiên của đoạn văn phải nêu được ý chính của hai khổ thơ: Những suy
ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
- Điều tâm niệm của nhà thơ: Là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống, cống
hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
+ Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để
nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót, một cành hoa để góp vào
vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào khúc ca
chung…
+ Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong
giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào… mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được
sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
- Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên
trong mạch cảm xúc của bài thơ.
- Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng
như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người.
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên
cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là
nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác.
+ Điệp ngữ “dù là” như một lời tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách
với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân
rộng lớn của quê hương, đất nước.
+ Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn.
=> Người đọc đồng cảm với một tấm lòng, một lẽ sống cao đẹp.
Ví dụ 3: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ sau:
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
( Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Định hướng:
- GV cho HS xác định, nhớ lại các kiến thức cơ bản về:
+ Thời gian, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
+ Phong cách nghệ thuật Nguyễn Duy.
+ Vị trí khổ thơ trong bài thơ.
+ Những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ.
+ Nội dung biểu đạt của đoạn thơ.
+ Tình cảm, thái độ tác giả gửi gắm qua khổ thơ, bài thơ.
- Giáo viên cho HS thực hành viết bài.
- Đọc bài 1 số em, cho HS nhận xét, đánh giá.
- Đọc bài viết tham khảo sau:
Đọc bài thơ “Ánh trăng” ( Nguyễn Duy), gấp sách lại ta vẫn như còn nghe
thầm thì bên tai mình nỗi niềm tâm sự của thi nhân:
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng một loạt tính từ, từ láy (tròn vành vạnh,
im phăng phắc), kết hợp khéo léo với phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự “cứ”. Đặc
biệt, hình ảnh nhân hoá - ẩn dụ: vầng trăng và ánh nhìn của trăng thật ý nghĩa. Tất
cả cùng diễn tả, nhấn mạnh sự vẹn nguyên, sự bao dung nhân từ, độ lượng mà rất
nghiêm khắc của vầng trăng- của người bạn tri kỉ, của quá khứ nghĩa tình, của thiên
nhiên đất nước trong suốt hành trình cuộc đời con người. Vầng trăng tròn vành
vạnh, vầng trăng chung thuỷ, nghĩa tình ấy lại được đặt trong sự đối lập với cái
thiếu hụt, hao khuyết, đổi thay của kẻ “ vô tình”. Cái im lặng của ánh trăng “ im
phăng phắc” cũng đối lập với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Nhờ thủ
pháp đối lập ấy mà nhấn mạnh được thái độ, tâm trạng của nhân vật vật trữ tình. Ở

phần đầu của bài thơ, nhân vật trữ tình là vô nhân xưng, người đọc có thể hiểu là
người lính, đến khổ thơ này tác giả mới để nhân vật trữ tình xưng “ta”, để nhận lỗi,
để tạ tội. Đó là một đại từ ngôi gộp, không phải ai khác, chính ta, chính mỗi chúng
ta là kẻ “ vô tình”. Như vậy, bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu
từ đặc sắc, khổ thơ cuối bài bộc lộ trực tiếp tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ta cứ
đọc lại, vừa đọc vừa suy ngẫm, sẽ thấy được bao nhiêu lời nhắc nhở, răn dạy đang
ngụ bên trong sự yên tĩnh vĩ đại, uy nghi của ánh trăng, ánh nhìn thức tỉnh ấy. Đó
phải chăng là bài học về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, thuỷ chung, ân tình
với quá khứ, với nhân dân, với thiên nhiên nghĩa tình; là bài học để mỗi chúng ta
hướng thiện, sống tốt hơn, đẹp hơn trong cuộc đời này?
Ví dụ 4: Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ đầu bài Bếp lửa của Bằng Việt.
Giáo viên để HS thực hành viết bài, đọc, nhận xét chữa, rút ra được những
kinh nghiệm, những kỹ năng cần có khi gặp dạng đề viết đoạn văn cảm nhận…
Đoạn văn tham khảo:
Thơ của Bằng Việt rất giàu cảm xúc, thiết tha sâu lắng. Và Bếp lửa là một
bài thơ như thế. Mấy dòng thơ đầu bài thơ cứ nhẹ nhàng đi vào lòng người đọc,
người nghe và để lại cho mỗi chúng ta những ấn tượng khó phai mờ:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Đọc hai dòng thơ đầu, ta hình dung ra thật rõ ràng cụ thể hình ảnh một bếp
lửa rất đẹp và giàu ý nghĩa. Bếp lửa tả thực là bếp lửa của củi rơm được nhóm lên
vào mỗi buổi sớm mai khi còn lờ mờ sương giăng. Bếp lửa cháy bập bùng, những
ngọn lửa hồng chờn vờn trong màn sương hiện ra thật đẹp biết bao! Một vẻ đẹp
lung linh, huyền ảo. Một vẻ đẹp gần gũi và ấm áp. Và đằng sau hình ảnh bếp lửa
"ấp iu”, “nồng đượm” ấy, ta như cảm nhận được đôi bàn tay nhóm lửa khéo léo
của người bà, thấy được sự chắt chiu và tấm lòng giàu tình yêu thương nồng ấm
của bà. Có lẽ với người cháu khi đi học xa gia đình, người thân, xa quê hương đất
nước, thì hình ảnh bếp lửa ấy còn là ngọn nguồn của mọi cảm xúc. Nó gọi về bao kí
ức tươi đẹp của những năm tháng bên bà, khơi gợi biết bao nỗi nhớ thương quê

nhà, nhất là nỗi nhớ thương người bà dấu yêu. Và dường như không kìm nén được,
tình cảm, cảm xúc của người cháu bỗng vỡ oà:“ Cháu thương bà biết mấy nắng
mưa”. “Nắng mưa” là hình ảnh ẩn dụ, nhằm nói tới những vất vả, lam lũ, khó nhọc
của đời bà. Phải gần gũi bên bà, chứng kiến và cùng bà trải qua những tháng năm
gian khổ ấy, kể từ khi “lên bốn tuổi” rồi suốt “ tám năm ròng”… thì cháu mới cảm
nhận, thấu hiểu được sự chịu thương, chịu khó, nỗi vất vả của bà. Và cháu thương
yêu bà biết bao nhiêu. Một chữ “thương” được viết ra một cách tự nhiên chân
thành, được cất lên nghẹn ngào từ trái tim của người cháu khiến người đọc không
ai không xúc động. Khổ thơ đã mở đầu bài thơ viết về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh
người bà với cảm xúc dâng trào, tuôn chảy…Và cứ thế lôi cuốn người đọc, người
nghe nhẹ nhàng đi sâu vào mạch nguồn cảm xúc của cả bài thơ.
Ví dụ 5: Em rút ra được những kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trình bày
cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh qua đoạn văn sau:
Thơ viết về mùa thu xưa nay có rất nhiều, nhưng những câu thơ hay viết về
thời khắc giao mùa từ hạ sang thu thì ít lắm. Có lẽ tiêu biểu và đặc sắc nhất phải kể
đến Sang thu của Hữu Thỉnh. Trong bài thơ có đoạn:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Mặc dù chỉ bốn dòng thơ ngắn, nhưng tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc,
người nghe một bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa rất sinh động, có hồn. Một loạt
những hình ảnh đặc trưng cho mùa thu rất quen thuộc và gần gũi hiện ra. Đó là
hương thơm của ổi chín, là làn gió se se lạnh, là màn sương trắng mờ như sữa…Cái
tài của Hữu Thỉnh chính là ở sự quan sát và miêu tả những hình ảnh ấy bằng những
từ ngữ đặc sắc, giàu sức gợi nhất. Hương ổi không phải ngạt ngào thơm như ta nghĩ
mà là “ phả”, nghĩa là không chỉ thơm, mà còn như tạo thành luồng, hoà quyện đậm
trong gió thu. Sương thì “ chùng chình”, từng đám vận động rất nhẹ nhàng, chậm
chạp như lưu luyến, như chẳng muốn trôi đi. Nếu hình dung, mường tượng ta sẽ
thấy rằng, trước ngõ nhỏ ngôi nhà, một đám sương trắng mờ giăng mắc ngang qua,

lững lờ. Cái ngõ ấy liệu có phải còn là ranh giới giữa hạ và thu mà đám sương kia
dùng dằng nửa muốn đi qua, nửa muốn ở lại không? Tất cả “ bỗng” hiện ra rất rõ
ràng, cụ thể khiến thi nhân sững sờ, ngạc nhiên: Đêm qua, ngày qua còn là mùa hạ;
sáng nay đã thu rồi! Cảm nhận được như thế, sao tác giả còn tự hỏi “ Hình như thu
đã về”, không dám tin vì đột ngột, bất ngờ quá, hay tác giả không muốn tin? Cảm
giác nửa tin nửa ngờ trước những gì mình nhận ra ấy thật đáng yêu làm sao! Có thể
nói đây là những câu thơ viết về những tín hiệu thu ở một không gian hẹp, gần gũi
với chúng ta, ngay trước ngõ, trong vườn nhà. Nó góp phần cùng những khổ thơ
tiếp theo của bài thơ, hoàn chỉnh bức tranh “ sang thu” trong khắp đất trời thiên
nhiên và thể hiện những cảm nhận, suy ngẫm về cuộc đời, con người của thi nhân.
HS rút ra kỹ năng dựng đoạn với:
+ Cách mở đoạn.
+ Cách cảm nhận, tỏ bày ý kiến cá nhân trong phát triển đoạn.
+ Cách dùng từ, cách tạo câu, cách diễn đạt,….
Tương tự, nếu đề cho các ngữ liệu đó, yêu cầu HS phân tích hoặc cảm nhận
mà không có lệnh đề Viết đoạn văn thì các thao tác, kỹ năng cơ bản vẫn là thế, chỉ
chú ý ở cách tạo lập luận điểm và dựng đoạn. Và, cần lưu ý HS, gặp dạng đề đó,
nhất thiết phải làm thành một bài văn hoàn chỉnh.
Ví dụ 6. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng.
- GV gợi dẫn HS các kiến thức cần thể hiện ở phần thân bài, yêu cầu HS nhận
xét các kiến thức đó đã đầy đủ chưa, nếu chưa đầy đủ cần bổ sung các ý còn thiếu.
Sau đó cho HS viết bài để rèn kỹ năng:
a. Hai khổ thơ đầu, tác giả đã gợi lại những kỷ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa
con người và vầng trăng trong quá khứ.
- Bốn câu thơ gắn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình “hồi nhỏ”, “chiến tranh” đã gợi
lại một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu đến lúc trưởng thành và nhất là trong
những năm tháng gian lao thời chiến tranh. Cả một quãng thời gian dài có biết bao
kỷ niệm đẹp với trăng. Khổ thơ mở ra một khoảng không gian, thời gian bao la:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ”
- Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: “với đồng”, “với
sông”, “với bể”, “ở rừng”.
- Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, vô tư,
hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với vầng trăng là
“tri kỷ”, “tình nghĩa”.
+ Trăng là người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu
những đau thương, nham nhở của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu…
+ Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện
diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của ký ức chan hoà tình nghĩa…
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
- Ở đây vầng trăng được nhân hoá để trở thành người bạn tri kỷ với nhân vật trữ
tình của bài thơ. Với sự gắn bó tình nghĩa ấy nhà thơ đã từng tâm niệm “không bao
giờ quên”. Giọng thơ hồi tưởng đều đặn nhưng từ “ngỡ” như báo hiệu trước sự xuất
hiện của những biến chuyển trong câu chuyện của nhà thơ.
Ví dụ 7: Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ 3 bài thơ Ánh trăng.
Khổ thơ thứ ba đưa người đọc trở về hiện tại với những đổi thay trong mối quan
hệ của nhà thơ với vầng trăng:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
- Tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện tại với
quá khứ. “Ánh điện của gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy
đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trước
đây con người sống với sông, đồng, bể, rừng, thiên nhiên, còn giờ đây lại sống với

những tiện nghi đầy đủ: ánh điện, cửa gương, phòng puyn-đinh.
- Từ đó, nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người lãng quên
vầng trăng từng một thời là tri kỷ. Cái bạc bẽo vô tình đến với người ta từ từ, kín
đáo, khó nhận ra: Vầng trăng tri kỷ, tình nghĩa trở thành “người dưng qua đường”.
Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ” nhưng con người hờ hững, thờ ơ, không còn nhận ra
trăng đã từng là người tri kỷ, tình nghĩa một thời. Con người trong cuộc sống đầy
đủ, hạnh phúc, ấm êm dễ vô tình hay cũng có thể là cố tình quên đi quá khứ gian
khổ, đau thương. Tâm lý ấy không phải là cá biệt. Thế nên người ta vẫn thường
nhắc nhở nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”, để không bao giờ quay lưng lại với
quá khứ cao đẹp đầy tình người.
- Câu chuyện tâm tình được kể rất giản dị, mộc mạc, giọng thơ thì thầm như
đang trò chuyện, giãi bày tâm sự, lời thơ trữ tình, sâu lắng…Qua đó tác giả đã thể
hiện những cảm xúc hết sức chân thành. Nhịp thơ chậm, những chữ đầu câu thơ
không viết hoa diễn tả dòng suy nghĩ miên man của nhà thơ.
Ví dụ 8: Phân tích 3 câu cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu
1. Mở bài:
"Đồng Chí" là một bài thơ xuất sắc của Chính Hữu cũng là của thơ ca kháng
chiến chống Pháp. Ba câu cuối là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
2. Thân bài: Phân tích
* Ba câu thơ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh này tựa như một bức chạm
khắc về hình ảnh người lính chống Pháp.
- Đoạn thơ đã gợi ra một hiện thực đời sống kháng chiến vô vàn gian khổ
qua việc miêu tả không gian, thời gian và nhiệm vụ của người chiến sĩ. Không gian
là "rừng hoang sương muối"; thời gian là "đêm nay". Người lính không chỉ chịu
đựng cái buốt lạnh tái tê của thời tiết mà còn phải trải qua bao căng thẳng của thời
khắc chờ giặc tới, chuẩn bị sẵn sàng cho một trận đánh. Thế mà chính ở nơi chiến
hào, ranh giới của sự sống và cái chết, tình đồng chí của họ đẹp hơn bao giờ hết,

không còn là anh - tôi, những gương mặt cá nhân, cá thể mà ý chí và tình cảm đã
kết "chúng ta" lại thành một khối, một đội ngũ đoàn kết, tự tin vững vàng, chủ động
"đứng cạnh bên nhau".
- Chính trong sự ấm áp tình đồng chí đồng đội ấy, chất thơ tâm hồn của
người chiến sĩ càng trở nên bay bổng: "Đầu súng trăng treo". Câu thơ này được kết
cấu theo lối sóng đôi đối lập, ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình. Hình ảnh thơ vừa
chân thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Đây cũng là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ
- một hình ảnh chân thật khoẻ khoắn, trữ tình và thơ mộng. Hình ảnh này bắt nguồn
từ chính hiện thực cuộc đời người chiến sĩ " Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng,
suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần, có lúc như treo lơ lửng trên đầu
mũi súng" - hiện thực ấy chỉ có những ai đã đi qua mới thấy hết vẻ đẹp của nó, gian
khổ mà vẫn thật đẹp, thật thơ. "Đầu súng trăng treo" còn gợi ra cho người đọc
nhiều liên tưởng thú vị. Đầu súng gợi ra hình ảnh chiến tranh, hiện thực gian khổ,
khốc liệt nhiệm vụ khó khăn mà vinh quang của người chiến sĩ. Vầng trăng tượng
trưng cho cái đẹp, cho hoà bình, cho chất thơ bay bổng, cho tâm hồn thi sĩ, cho
tương lai. Người lính cầm súng chiến đấu hôm nay là để bảo vệ cái đẹp của cuộc
đời, bảo vệ hoà bình độc lập tự do, vì tương lai tươi sáng. Người chiến sĩ cũng là

×