Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐỂ TUYỂN CHỌN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.66 KB, 21 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
__________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________________________
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐỂ TUYỂN CHỌN
ĐƯA VÀO THỰC HIỆN TRONG NĂM 2013
(Ban hành theo Quyết định số 2686 /QĐ-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
_____________________________
STT Tên nhiệm vụ
Những vấn đề lưu ý khi xây dựng thuyết minh
Thời gian
thực hiện
A Nhiệm vụ đột phá
1 Xây dựng cơ chế
chính sách và giải
pháp bảo tồn, phát
huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể
của Việt Nam đã
được UNESCO
công nhận là Di
sản Thế giới.
Giao Viện Âm nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chủ trì xây dựng hồ sơ
thuyết minh để tham gia tuyển chọn
Mục tiêu:
- Cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng hệ thống các giải pháp bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di
sản Thế giới.
- Xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa


phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản thế giới trong đời sống
hiện nay. Thực hiện cam kết trong hồ sơ trình UNESCO.
Những nội dung chính:
- Tổng quan về di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận
là Di sản Thế giới.
- Thực trạng việc bảo tồn và phát huy các giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của
Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới trên một số khía cạnh chủ
yếu: Vai trò quản lý của nhà nước, cơ chế chính sách, vai trò của cộng động, việc trao
truyền di sản… những mặt đã làm được và chưa làm được, những khó khăn và thuận
lợi trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
- Việc thực hiện cam kết với UNESCO như thế nào? Đưa ra những nhận định và cảnh
bảo về hiện tượng các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là Di sản
2013-2014
STT Tên nhiệm vụ
Những vấn đề lưu ý khi xây dựng thuyết minh
Thời gian
thực hiện
Thế giới đã và đang bị tác động từ những việc làm không phù hợp, làm mất đi giá trị
và bản sắc vốn có của di sản.
- Kinh nghiệm của một số nước đã làm tốt vấn đề này và bài học áp dụng cho Việt
Nam.
- Đề xuất các hệ thống các cơ chế, chính sách và giải pháp:
+ Tăng cường nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương,
cộng động tại nơi có di sản,
+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể của Việt
Nam được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới
+ Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư tài chính; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác
tuyên truyền quáng bá; nâng cao vai trò của cộng đồng.
Những sản phẩm chính:
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài, Báo cáo tóm tắt, Báo cáo chuyên đề

- Báo cáo phân tích điều tra.
- Báo cáo kiến nghị cụ thể với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền địa
phương các cấp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong đời
sống cộng đồng.
2 Đánh giá thực
trạng bạo lực gia
đình và hoạt động
phòng chống bạo
lực gia đình, đề
xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả
công tác phòng
chống bạo lực gia
đình giai đoạn
2012 - 2020.
Giao Vụ Gia đình chủ trì xây dựng hồ sơ thuyết minh để tham gia tuyển chọn
Mục tiêu:
- Thông qua việc phân tích, tổng hợp các số liệu nghiên cứu và điều tra xã hội học về
bạo lực gia đình, làm rõ được thực trạng bạo lực gia đình, những bài học kinh nghiệm,
khó khăn thuận lợi, những mặt tích cực và hạn chế của công tác phòng chống bạo lực
gia đình hiện nay. Đề xuất các giải pháp, nhằm phòng ngừa, khắc phục bạo lực gia
đình trong giai đoạn 2012- 2020
Những nội dung chính:
- Nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa các văn bản quy phạm, văn bản quản lý về
phòng, chống bạo lực gia đình, hiện có. Phân tích, so sánh với tình hình thực tế, đánh
giá những mặt ưu điểm, hạn chế, tính phù hợp và nhu cầu điều chỉnh, hoàn thiện của
hệ thống các văn bản trên.
2013-2014
STT Tên nhiệm vụ
Những vấn đề lưu ý khi xây dựng thuyết minh

Thời gian
thực hiện
- Nghiên cứu tổng hợp các số liệu thống kê, điều tra xã hội học về tình hình thực hiện
công tác phòng chống bạo lực gia đình. Thực trạng những vấn đề có liên quan đến
chính sách, cơ chế, các mô hình hoạt động, các biện pháp xử lý và những bài học kinh
nghiệm trong phòng chống bạo lực gia đình
- Đề xuất định pháp về chính sách, cơ chế và mô hình phòng chống bạo lực gia đình
trong giai đoạn 2012 - 2020.
Những sản phẩm chính:
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.
- Báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề
- Báo cáo kiến nghị cụ thể với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành liên
quan về viêc bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới cơ chế chính sách cho công tác
phòng chống bạo lực gia đình
- Báo cáo kết quả điều tra khảo sát xã hội học
3 Xây dựng mô hình
của vận động viên
cấp cao 10 môn thể
thao trọng điểm
quốc gia (nghiên
cứu trường hợp các
môn thể thao
Olympic)
Giao Viện Khoa học Thể dục thể thao chủ trì xây dựng hồ sơ thuyết minh để tham
gia tuyển chọn
Mục tiêu:
- Nghiên cứu mô hình đặc tính của vận động viên cấp cao để xây dựng quy trình
tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện VĐV ở các môn thể thao Olympic, hướng đến thành
tích đạt huy chương tại các kỳ đại hội thể thao thế giới.
Nội dung:

- Tổng quan về việc xây dựng mô hình VĐV cấp cao. Thực trạng của việc xây dựng
mô hình VĐV cấp cao tại Việt Nam, những bài học kinh nghiệm của một số nước đã
thành công trong vấn đề này.
- Nghiên cứu những đặc điểm nổi trội ở những VĐV đã đạt thành tích cao trên đấu
trường châu lục và thế giới, chú ý đi sâu nghiên cứu các chức năng, chỉ tiêu sinh lý,
sinh hóa của đối tượng nghiên cứu.
- Lựa chọn các tiêu chí xây dựng mô hình đặc tính vận động viên của các môn thể
thao hướng tới đạt thành tích tại các kỳ Đại hội thể thao châu lục và thế giới.
- Xây dựng quy trình tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện VĐV cấp cao trên cơ sở mô
2013-2014
STT Tên nhiệm vụ
Những vấn đề lưu ý khi xây dựng thuyết minh
Thời gian
thực hiện
hình đặc tính cho các môn thể thao lựa chọn.
- Đề xuất các giải pháp để áp dụng mô hình VĐV cấp cao trong trong thực tiễn.
Sản phẩm dự kiến:
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.
- Báo cáo tóm tắt, báo cáo chuyên đề, báo cáo phân tích số liệu điều tra.
- Quy trình tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện VĐV cấp cao trên cơ sở mô hình đặc
tính cho các môn thể thao lựa chọn
- Báo cáo kiến nghị đề xuất giải pháp với các cơ quan quản lý nhà nước, các trung
tâm huấn luyện …, áp dụng mô hình VĐV cấp cao trong tuyển chọn, đào tạo, huấn
luyện VĐV cấp cao cho các môn thể thao Olympic.
B Đề tài để tuyển
chọn
1 Bảo tồn và phát
triển văn hóa các
dân tộc thiểu số
vùng di dân tái

định cư ở miền
Trung do xây dựng
các công trình thủy
điện.
Mục tiêu:
- Đánh giá tác động của việc xây dựng công trình thủy điên tại miền Trung đối với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như xây dựng đời sống
văn hóa mới của các dân tộc thiểu số trong vùng di dân tái định cư.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống và xây dựng đời sống văn hóa mới của các dân tộc thiểu sổ tại vùng tái định cư.
Nội dung chính:
- Tổng quan của việc tổ chức di dân tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại miền
Trung phục vụ xây dựng công trình thủy điện.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và
xây dựng đời sống văn hóa mới tại vùng tái định cư. Những hạn chế, bất cập trong
vấn đề này, chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế, bất cập (điều kiện kinh tế xã
hội, sự thích ứng của người dân với môi trường mới….).
- Đề xuất các hệ thống giải pháp, chính sách nhằm bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống và xây dựng đời sống văn hóa mới; giúp đồng bào thích ứng tốt với
môi trường tại nơi tái định cư.
2013-2014
STT Tên nhiệm vụ
Những vấn đề lưu ý khi xây dựng thuyết minh
Thời gian
thực hiện
Sản phẩm chính của đề tài:
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài (chú ý các tư liệu minh họa cho nội dung
nghiên cứu).
- Báo cáo phân tích điều tra, báo cáo chuyên đề, báo cáo tóm tắt, phụ lục tư liệu, ảnh,...
- Báo cáo kiến nghị với các cơ quan liên quan tới việc xây dựng chủ trương chính sách

cho đồng bào di dân tái định cư để xây dựng các công trình thủy điện tại miền Trung.
2 Biến đổi đời sống
văn hóa các dân tộc
Ê Đê, Gia Rai, Ba
Na, M’Nông ở Tây
Nguyên.
Mục tiêu:
- Làm rõ sự biến đổi giá trị đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc Ê Đê, Gia Rai,
Ba Na, M’Nông ở Tây Nguyên trong bối cảnh có nhiều tác động đến đời sống văn
hóa, kinh tế, chính trị, xã hội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trong
hoàn cảnh giao thoa văn hóa trên vùng đất Tây Nguyên đang diễn ra như là một xu
thế tất yếu và cũng là thách thức không nhỏ đối với Tây Nguyên nói riêng và đối với
Quốc gia.
Những nội dung chính:
- Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên hiện
nay.
- Những đặc trưng văn hóa truyền thống của các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Ba na,
M’Nông ở Tây Nguyên
- Thực trạng và nguyên nhân sự biến đổi giá trị đời sống văn hóa của các dân tộc Ê
Đê, Gia Rai, Ba Na, M’Nông ở Tây Nguyên trên các bình diện:
+ Văn hóa cổ truyển;
+ Văn hóa hiện đại;
- Từ thực trạng, dự báo những xu hướng biến đổi giá trị đời sống văn hóa của các dân
tộc Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, M’Nông ở Tây Nguyên trong những năm tới.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều chỉnh sự biến đổi khác quan đồng thời bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Ba Na,
M’Nông ở Tây Nguyên.
Những sản phẩm chính:
2013-2014

STT Tên nhiệm vụ
Những vấn đề lưu ý khi xây dựng thuyết minh
Thời gian
thực hiện
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.
- Báo cáo phân tích điều tra, báo cáo chuyên đề, báo cáo tóm tắt, phụ lục tư liệu, ảnh,...
- Báo cáo kiến nghị với các cơ quan TW và chính quyền các địa phương có liên quan
về thực trạng và giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của
đồng bào.
3 Môi trường văn
hóa trong quá trình
xây dựng nông
thôn mới ở Đồng
bằng sông Cửu
Long.
Mục tiêu:
- Xây dựng hệ thống tiêu chí môi trường văn hóa nông thôn vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn gắn xây dựng môi trường văn hóa với quá trình xây dựng
nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tới.
Những nội dung chính:
- Hệ thống cơ sở lý luận về môi trường văn hóa, đặc điểm môi trường văn hóa khu
vực nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
- Mối quan hệ xây dựng môi trường văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường văn hóa nông thôn khu vực đồng bằng
sông Cửu Long gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Đề xuất các hệ thống giải pháp xây dựng môi trường văn hóa trong quá trình xây
dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Xây dựng hệ thống tiêu chi cho môi trường văn hóa nông thôn khu vực đồng bằng
sông Cửu Long.

Những sản phẩm chính:
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.
- Báo cáo phân tích điều tra, báo cáo chuyên đề, báo cáo tóm tắt, phụ lục tư liệu, ảnh,...
- Báo cáo kiến nghị với các cơ quan liên quan tới việc xây dựng chính sách văn hóa cho
khu vực nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
- Hệ thống tiêu chí đánh giá môi trường văn hóa nông thôn khu vực đồng bằng sông
Cửu Long.
2013-2014
4 Chính sách cho các Mục tiêu: 2013-2014
STT Tên nhiệm vụ
Những vấn đề lưu ý khi xây dựng thuyết minh
Thời gian
thực hiện
ngành đào tạo đặc
thù trong lĩnh vực
văn hóa, nghệ
thuật, thể dục thể
thao và du lịch.
- Đánh giá chính sách hiện nay đối với ngành đào tạo đặc thù trong lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch.
- Đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh các chính sách cho các ngành đào tạo đặc thù
trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch phù hợp với thời kỳ mới.
Những nội dung chính:
- Rà soát các chính sách đang áp dụng cho các ngành đào tạo đặc thù, đánh giá ưu
điểm, hạn chế, những bất cập trong quá trình vận dụng chính sách đối với các ngành
đào tạo đặc thù văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch.
- Chú ý tập trung một số vấn đề chính trong quá trình đào tạo: tuyển sinh đầu vào,
chính sách cho giáo viên, sinh viên, tốt nghiệp ra trường, cơ sở vật chất…
- Xây dựng các giải pháp bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách đã có, xây dựng cơ
chế chính sách mới đáp ứng nhiệm vụ đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và

du lịch, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay.
Những sản phẩm chính:
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.
- Báo cáo phân tích điều tra, báo cáo chuyên đề, báo cáo tóm tắt, phụ lục tư liệu, ảnh,...
- Báo cáo kiến nghị cụ thể với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành liên
quan về viêc bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới cơ chế chính sách cho cho các ngành
đào tạo đặc thù trong lĩnh vưc văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch.
5 Sự biến đổi của gia
đình Việt Nam
trong bối cảnh
công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế -
Nghiên cứu trường
hợp thành phố Hồ
Chí Minh
Mục tiêu:
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng những biến đổi của gia đình tại Thành phố Hồ Chí
Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, đề xuất các
giải pháp về chính sách và quản lý nhằm nâng cao vị trí và vai trò của gia đình trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Nội dung chính:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về gia đình và biến đổi gia đình, vị trí, vai trò của
gia đình trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Phân tích thực trạng những biến đổi của gia đình Việt nam về quy mô, cơ cấu và việc
thực hiện các chức năng của gia đình, đời sống vật chất, tinh thần, các mối quan hệ trong
2013-2014
STT Tên nhiệm vụ
Những vấn đề lưu ý khi xây dựng thuyết minh
Thời gian

thực hiện
và ngoài gia đình dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế.
- Nghiên cứu thực trạng, xác định các mặt tích cực, hạn chế trong công tác quản lý
nhà nước về gia đình (chính sách, đội ngũ nhân lực, sự phối hợp ở địa phương, vai trò
của ngành văn hóa, thể thao và du lịch), nguyên nhân và hậu quả.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao và phát huy vị trí và vai
trò của gia đình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Sản phẩm chính của đề tài:
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.
- Báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề.
- Báo cáo kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan có liên quan.
- Báo cáo kết quả điều tra khảo sát xã hội học.
6 Nghiên cứu những
giải pháp nâng cao
chất lượng các
chương trình
truyền thông về gia
đình hiện nay.
(Qua phân tích
hoạt động của các
cơ quan báo chí
thuộc quản lý của
Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch).
Mục tiêu:
- Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát thực trang nội dung và phương thức truyền
thông về gia đình của các cơ quan báo chí thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ văn hóa,
Thể thao và du lịch, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình này,
góp phần xây dựng gia đình văn hóa.

Những nội dung chính:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về truyền thông và truyền thông về gia đình trong
bối cảnh hiện nay.
- Đánh giá thực trạng vai trò của truyền thông đối với việc xây dựng gia đình, những
nội dung, hình thức và hiệu quả, những mặt tích cực, ưu điểm, những điểm hạn chế
cần khắc phục trong các chương trình truyền thông này, trên một số cơ quan báo chí
thuộc quyền quản lý của Bộ văn hóa, Thể thao và du lịch.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình truyền thông về gia đình
góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
Những sản phẩm chính:
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.
- Báo cáo tóm tắt, các báo cáo chuyên đề.

×