Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.69 KB, 21 trang )

ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
VÀ CƠ CẤU KINH TẾ
Tiến sỹ Đinh Văn Ân
Nội dung bài trình bày

Giới thiệu

Đổi mới mô hình tăng trưởng

Đổi mới cơ cấu kinh tế

Định hướng chính sách, biện pháp chủ yếu
Giới thiệu

Tái cấu trúc thể chế tài chính toàn cầu và tái cấu trúc kinh
tế trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu

cân bằng hơn giữa kinh tế ảo với kinh tế thực, giữa tiết kiệm và
tiêu dùng, giữa xuất khẩu và nhập khẩu, giữa nội nhu và ngoại
nhu, giữa vai trò của thị trường và nhà nước; phát triển bền
vững; tăng cường an ninh, an toàn của hệ thống tài chính…

Sau hơn 20 năm đổi mới, mô hình tăng trưởng và cơ cấu
kinh tế nước ta góp phần vào các thành tựu to lớn, quan
trọng, song cũng bộc lộ những khiếm khuyết cần sớm
khắc phục. Hơn nữa, bối cảnh quốc tế, trong nước đã có
nhiều thay đổi, đòi hỏi phải có sự đổi mới phù hợp.
Đổi mới mô hình tăng trưởng

Là đổi mới tầm nhìn chiến lược, dài hạn trong nhiều năm


về cách thức đạt được sự tăng trưởng nhanh và bền vững:

Xét về cung: cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho
tăng trưởng, bao gồm các yếu tố vốn bằng tiền, tài nguyên thiên
nhiên, khoa học - công nghệ,… và yếu tố lao động;

Xét về cầu: cách thức mở rộng, phát triển bền vững nhu cầu thị
trường, bao gồm cầu về đầu tư, tiêu dùng, cầu của thị trường
trong nước và thị trường nước ngoài;

Xét về động lực: cách thức vận dụng cơ chế thị trường, lợi ích
kinh tế giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa Nhà nước - Thị
trường – DN và Nhà nước - Thị trường - Người lao động.
Đổi mới mô hình tăng trưởng (2)

Mục tiêu: Mở rộng, giữ vững được thị trường, nhất là thị trường
trong nước; phát huy, sử dụng nhiều và hiệu quả hơn các nguồn lực
và động lực cho tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tích cực, chủ
động hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế, DN và sản phẩm.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

Năng lực cạnh tranh quốc gia xếp hạng trung bình khá của thế giới (mức
45-50);

Tỷ trọng GTGT trong tổng sản lượng nền kinh tế >=50%;

Tỷ trọng GTGT trong giá trị sản lượng công nghiệp chế tác khoảng 40%;


Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng >= 35%;

Hiệu quả đầu tư (ICOR) không kém hơn các nước ASEAN.
Đổi mới mô hình tăng trưởng (3)

Yêu cầu: Mô hình tăng trưởng mới phải phù hợp với xu thế
phát triển kinh tế thế giới và tiềm năng, thế mạnh của đất
nước, phát huy được các ưu điểm, khắc phục được những
khiếm khuyết hiện nay:

Tăng trưởng nhanh, nhưng dưới mức tiềm năng, không ổn định;
chất lượng, hiệu quả thấp; Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm
lại; Gia tăng bất bình đẳng về phân phối thu nhập mặc dù xu hướng
tăng chậm lại; Chưa thực hiện tốt bảo vệ môi trường và thúc đẩy
tiến bộ xã hội;…
Đổi mới mô hình tăng trưởng (4)

Định hướng đổi mới:

Phát triển hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy
mô vừa chú trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả; đổi mới cả về
định hướng thị trường, động lực lẫn phương thức huy động và sử
dụng các nguồn lực cho phát triển. Phát huy vai trò quyết định của
nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế.

Nhà nước, doanh nghiệp vừa là chủ thể, động lực chính, vừa là đối
tượng, mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng.


Thị trường và lợi ích kinh tế hài hoà giữa Nhà nước - Doanh
nghiệp - Người lao động là định hướng và động lực chủ yếu cho
tăng trưởng
Đổi mới cơ cấu kinh tế

Mục tiêu: Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện cơ cấu ngành, cơ cấu
vùng, cơ cấu thành phần kinh tế và các cơ cấu có liên quan khác
của nền kinh tế để luôn giữ vững và nâng cao chất lượng ổn
định kinh tế vĩ mô, xã hội và môi trường.

Yêu cầu: khắc phục những hạn chế, yếu kém chủ yếu của cơ
cấu kinh tế hiện nay như: Chưa phát huy và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực; chưa góp phần tích cực vào bảo đảm các cân đối
lớn của nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; không gian kinh tế
bị chia cắt theo địa giới hành chính cấp tỉnh; tăng trưởng dựa
chủ yếu vào khai thác, sử dụng tài nguyên thô, lao động giá rẻ;

×