Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano lipid tải cao chiết mỏ quạ giàu amyrin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.67 MB, 140 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

VŨ THỊ PHƯƠNG VÂN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID TẢI
CAO CHIẾT MỎ QUẠ GIÀU AMYRIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


-----------------

VŨ THỊ PHƯƠNG VÂN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID TẢI
CAO CHIẾT MỎ QUẠ GIÀU AMYRIN
NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM VÀ BÀO CHẾ THUỐC
MÃ SỐ: 8720202

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM ĐÌNH DUY

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2021

Vũ Thị Phương Vân

.



.

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Khóa 2019 – 2021

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID
TẢI CAO CHIẾT MỎ QUẠ GIÀU AMYRIN
Vũ Thị Phương Vân
Người Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS. Phạm Đình Duy

TĨM TẮT
Đặt vấn đề
Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng công thức tối ưu để bào chế tiểu phân nano
lipid tải cao chiết Mỏ quạ giàu amyrin bằng phương pháp đồng nhất hóa áp suất cao,
nhiệt độ cao và đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano tạo thành.
Phương pháp nghiên cứu
Sàng lọc các yếu tố chính ảnh hưởng lên sự hình thành và đặc tính tiểu phân NLC tải
cao chiết Mỏ quạ giàu amyrin. Các yếu tố sàng lọc gồm có: loại lipid làm giá mang,
tỉ lệ sáp : dầu của công thức, tỉ lệ pha dầu của công thức, tỉ lệ cao MQ phối hợp trong
công thức, loại và lượng chất diện hoạt, các thơng số quy trình như tốc độ và thời
gian khấy tốc độ cao để hình thành nhũ tương sơ bộ, áp suất và số chu kỳ đồng nhất
hóa để hình thành A-NLC.
Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng ß-amyrin được coi như hoạt chất
chính và là chất điểm chỉ trong cao MQ bằng phương pháp HPLC-PDA.
Khảo sát tính chất hệ tiểu phân bao gồm: cảm quan, kích thước tiểu phân nano (nm),
chỉ số đa phân tán PDI, thế zeta (mV), hiệu suất bắt giữ (%) và hiệu suất tải (%).
Kết quả nghiên cứu
Công thức của hệ tiểu phân A-NLC gồm 10% lipid Compritol® 888 ATO –
LauroglycolTM 90 (6 : 4), 5% Tween 80, 1% cao MQ và nước cất 2 lần vừa đủ 100 g.

Quy trình bào chế đồng nhất hóa áp suất cao nhiệt độ cao với các thông số, bước bào

.


.

chế nhũ tương sơ bộ sử dụng máy khuấy tốc độ cao 5.000 vịng/ phút trong 10 phút,
sau đó là HPH nóng ở 75 oC, áp suất 1000 bar với 7 chu kỳ, quy mô bào chế là 100
g/ mẻ.
Hệ tiểu phân A-NLC bào chế theo công thức và thông số quy trình đã khảo sát có
kích thước tiểu phân 208,8 ± 2,66 nm; PDI 0,2 ± 0,01; thế zeta – 20,17 ± 0,23 mV;
hiệu suất bắt giữ 100%; hiệu suất tải 9,11 ± 0,016%.
Kết luận
Đề tài đã xây dựng được công thức tối ưu để bào chế hệ tiểu phân nano lipid tải cao
chiết Mỏ quạ giàu amyrin bằng phương pháp đồng nhất hóa áp suất cao nhiệt độ cao,
đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tiểu phân và bước đầu khảo
sát đặc tính của hệ tiểu phân nano lipid tải cao chiết Mỏ quạ giàu amyrin.

.


.

PHARMACEUTICAL FINAL MASTER’S THESIS
Academic course: 2019 – 2021
PREPARATION OF DISCHIDIA MAJOR MERR. REFINED EXTRACT
LOADED NANOSTRUCTURED LIPID CARRIERS
Vu Thi Phuong Van
Supervisor: Assoc. Prof. PhD. Pham Dinh Duy


ABSTRACT
Introduction
This essay was carried out to establish the optimal formula of Dischidia major (Vahl)
Merr. refined extract loaded nanostructured lipid carriers by hot high pressure
homogenization method and to evaluate some characteristics of A-NLC.
Methods
Screening for key factors influencing the formation and characterization of the
Dischidia major (Vahl) Merr. refined extract loaded nanostructured lipid carriers (ANLC) like lipids as the carriers, ratio of solid lipid : liquid lipid, ratio of lipid phase,
ratio of Dischidia major (Vahl) Merr. refined extract, surfactant of the formula.
Process parameters like stirring speed (rpm) and time for 2 phase combinational
process, homogenizational pressure (bar) and quantity of cycles for HPH process.
Developing and validating ß-amyrin (being active ingredient and being representation
for Dischidia major (Vahl) Merr. refined extract) quantitative method by HPLCPDA.
Evaluating some characteristics of A-NLC: nanoparticle size (nm), polydispersity
index PDI, zeta potential (mV), entrapment efficiency (%) and drug loading (%).
Results
The optimal formula of A-NLC consist of 10% lipid Compritol® 888 ATO –
LauroglycolTM 90 (6 : 4), 5% Tween 80, 1% Dischidia major (Vahl) Merr. refined
extract and 2 times distilled water just enough 100 g. Preparation process with 5000
rpm for 10 minutes and then 1000 bar by 7 cycles HPH.

.


.

A-NLC preparing with the optimal formula has size of 208,8 ± 2,66 nm; PDI 0,2 ±
0,01; zeta potential – 20,17 ± 0,23 mV; entrapment efficiency 100%; drug loading
9,11 ± 0,016%

Conclusion
This essay has developed the optimal formula of Dischidia major (Vahl) Merr.
refined extract loaded nanostructured lipid carriers and evaluated the factors
affecting the characteristics of A-NLC, then evaluated some characteristics of
A-NLC.

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT ................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1. Dược liệu Dây Mỏ quạ ..................................................................................... 3
1.2. Cao chiết Mỏ quạ giàu amyrin ........................................................................ 4
1.3. Tính chất lý hố của ß-amyrin ........................................................................ 5
1.4. Tính chất dược lý của Amyrin ........................................................................ 5
1.4.1.

Kháng viêm ......................................................................................... 5

1.4.2.

Giảm đau ............................................................................................. 6

1.4.3.


Bảo vệ gan ........................................................................................... 6

1.4.4.

Chống viêm tụy ................................................................................... 6

1.4.5.

Hạ đường huyết, hạ lipid huyết ........................................................... 6

1.4.6.

Điều trị béo phì.................................................................................... 7

1.5. Khái niệm và phân loại các tiểu phân nano lipid .......................................... 7
1.5.1.

Khái niệm tiểu phân nano lipid trong ngành Dược ............................. 7

1.5.2.

Tổng quan về NLC .............................................................................. 8

1.6. Phương pháp bào chế NLC ............................................................................. 9
1.6.1.

Sử dụng năng lượng cao (high-energy methods) .............................. 10

1.6.2.


Sử dụng năng lượng thấp (low-energy methods) .............................. 11

1.7. Khảo sát các đặc tính của hệ tiểu phân nano lipid ...................................... 11
1.7.1.

Tính chất cảm quan ........................................................................... 12

1.7.2.

Kích thước và chỉ số đa phân tán kích thước hạt .............................. 12

1.7.3.

Thế zeta ............................................................................................. 12

1.7.4.

Hình thể học tiểu phân nano ............................................................. 13

1.7.5.

Hiệu suất bắt giữ và khả năng tải thuốc trong tiểu phân nano .......... 14

1.8. Các tá dược dùng trong bào chế hệ tiểu phân nano lipid ........................... 15

.


.


1.8.1.

Thành phần cấu tạo NLC .................................................................. 15

1.8.2.

Lipid rắn (sáp) ................................................................................... 15

1.8.3.

Chất diện hoạt ................................................................................... 16

1.8.4.

Một số tá dược sử dụng trong nghiên cứu ........................................ 17

1.9. Những nghiên cứu liên quan ......................................................................... 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 23
2.1.1.

Cao chiết Mỏ quạ giàu amyrin (Cao MQ) ........................................ 23

2.1.2.

Chuẩn làm việc .................................................................................. 23

2.1.3.


Hóa chất – Thuốc thử – Vật tư tiêu hao ............................................ 23

2.1.4.

Các tá dược sử dụng .......................................................................... 24

2.1.5.

Dụng cụ, trang thiết bị....................................................................... 24

2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2.1.

Xác định thành phần và tỉ lệ lipid của công thức NLC tải cao chiết

Mỏ quạ giàu amyrin (A-NLC) .................................................................................. 25
2.2.2.

Phương pháp bào chế NLC tải cao chiết Mỏ quạ giàu amyrin (A-

NLC) 26
2.2.3.

Đánh giá tính chất A-NLC ................................................................ 29

2.2.4.

Xây dựng tiêu chuẩn của hệ tiểu phân A-NLC ................................. 35

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 36

3.1. Thành phần và tỉ lệ lipid của công thức A-NLC ......................................... 36
3.1.1.

Kết quả sàng lọc thành phần lipid ..................................................... 36

3.1.2.

Tỉ lệ thành phần sáp : dầu của công thức A-NLC ............................. 36

3.1.3.

Sự tương tác và khả năng hỗn hòa của hỗn hợp lipid ....................... 37

3.2. Phương pháp bào chế A-NLC ....................................................................... 38
3.2.1.

Công thức cơ bản của A-NLC........................................................... 38

3.2.2.

Quy trình bào chế A-NLC ................................................................. 44

3.3. Tính chất và xây dựng tiêu chuẩn A-NLC ................................................... 48
3.3.1.

Tính chất hệ tiểu phân A-NLC .......................................................... 48

.



.

i

3.3.2.

Tiêu chuẩn A-NLC ............................................................................ 65

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 66
4.1. Về thành phần và tỉ lệ lipid của công thức A-NLC ..................................... 66
4.1.1.

Về sàng lọc thành phần lipid ............................................................. 66

4.1.2.

Về tỉ lệ sáp : dầu của hỗn hợp lipid ................................................... 67

4.1.3.

Về sự tương tác giữa cao MQ và hỗn hợp lipid ................................ 68

4.2. Về phương pháp bào chế A-NLC .................................................................. 68
4.2.1.

Về công thức cơ bản của A-NLC ...................................................... 68

4.2.2.

Về chất diện hoạt của A-NLC ........................................................... 69


4.2.3.

Về sự cần thiết của chất bảo quản trong công thức A-NLC ............. 70

4.2.4.

Về quy trình bào chế A-NLC ............................................................ 70

4.3. Về các tính chất của A-NLC .......................................................................... 70
4.3.1.

Về kích thước tiểu phân và chỉ số đa phân tán của A-NLC .............. 70

4.3.2.

Về thế zeta của A-NLC ..................................................................... 71

4.3.3.

Về hình thể học của A-NLC ............................................................. 71

4.3.4.

Về hiệu suất bắt giữ của A-NLC ....................................................... 72

4.3.5.

Về độ ổn định của A-NLC ................................................................ 72


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 74
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 74
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76
DANH MỤC PHỤ LỤC

.


.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu – Từ nguyên/ Nghĩa tiếng Việt
chữ viết tắt
A-NLC

Hệ tiểu phân giá mang lipid cấu trúc nano tải cao chiết Mỏ quạ
giàu amyin

BP

British Pharmacopoeia (Dược điển Anh)

Cao MQ

Cao chiết Mỏ quạ giàu amyrin

CDH

Chất diện hoạt


CĐDH

Chất đồng diện hoạt

CHCl3

Chloroform

Com

Compritol® ATO 888

D/N; N/D

Dầu trong nước; nước trong dầu

DSC

Differential scanning calorimetry (Phân tích nhiệt quét vi sai)

EP

European Pharmacopoeia (Dược điển Châu Âu)

EtOH

Ethanol

FDA


Food and Drug Administration (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ)

JP

Japanese Pharmacopoeia (Dược điển Nhật)

HLB

Hydrophile lipophile balance (Hệ số cân bằng dầu – nước)

HPH

High pressure homogenization (Đồng nhất hóa dưới áp suất cao)

HPLC

High performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu
năng cao)

kl/kl; tt/tt

Khối lượng/ khối lượng; thể tích/ thể tích

KTTP

Kích thước tiểu phân

L90


LauroglycolTM 90

MeOH

Methanol

NLC

Nanostructured lipid carriers (Hệ tiểu phân giá mang lipid cấu trúc
nano)

.


.

Ký hiệu – Từ nguyên/ Nghĩa tiếng Việt
chữ viết tắt
PDA

Photodiode Array (Dãy đi-ốt quang)

PDI

Polydispersity index (Chỉ số đa phân tán)

SEM

Scanning electron microscopy (Kính hiển vi điện tử quét)


SD

Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

SLN

Solid lipid nanoparticles (Hệ tiểu phân nano lipid rắn)

TEM

Transmission electron microscopy (Kính hiển vi điện tử truyền qua)

tt/tt

Thể tích/ thể tích

USP-NF

United States Pharmacopoeia – National formulary (Dược điển Hoa
Kỳ – Tiêu chuẩn quốc gia)

.


i.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Dây Mỏ quạ (Dischidia major (Vahl) Merr.) ............................................. 3
Hình 1.2. Sắc ký đồ cao MQ ...................................................................................... 4

Hình 1.3. Cơng thức hóa học của ß-Amyrin .............................................................. 5
Hình 1.4. Các cấu trúc NLC ....................................................................................... 8
Hình 2.5. Sơ đồ sơ bộ các bước bào chế A-NLC ..................................................... 28
Hình 3.6. Biểu đồ nhiệt của các hỗn hợp lipid và Com............................................ 37
Hình 3.7. Biểu đồ nhiệt của hỗn hợp Com : L90 : Cao MQ .................................... 39
Hình 3.8. Quy trình bào chế A-NLC ........................................................................ 44
Hình 3.9. Thơng số KTTP của CT38 ....................................................................... 47
Hình 3.10. Thơng số KTTP của CT39 ..................................................................... 48
Hình 3.11. Thế zeta của CT39 .................................................................................. 49
Hình 3.12. Kết quả chụp SEM của CT39 ................................................................. 49
Hình 3.13. Sắc ký đồ của (a) mẫu chuẩn và (b) mẫu thử cao MQ ........................... 50
Hình 3-14. Sắc ký đồ kết quả thẩm định độ đặc hiệu (a) mẫu chuẩn (b) mẫu thử (c)
mẫu thử thêm chuẩn (d) mẫu thử với HCl 0,5N (e) mẫu thử với NaOH 0,5N (f) mẫu
thử với H2O2 30% (g) mẫu thử ở 80 oC trong 24 giờ (h) mẫu thử dưới ánh sáng mặt
trời trong 8 giờ và (i) mẫu trắng. ............................................................................... 54
Hình 3.15. Đường tuyến tính của phép đo tính tuyến tính ....................................... 56
Hình 3.16. Sắc ký đồ của (a) LOD của mẫu β – amyrin chuẩn (b) LOQ của mẫu β –
amyrin chuẩn (c) LOD của mẫu thử và(d) LOQ của mẫu thử. ................................. 60
Hình 3.17. Sắc ký đồ dịch chiết b-amyrin toàn phần (a) với MeOH (b) với EtOH và
(c) với CHCl3............................................................................................................. 62
Hình 3.18. Sắc ký đồ dịch chiết ß-amyrin tự do (a) với MeOH (b) với EtOH và (c)
với H2O...................................................................................................................... 63

.


.

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chất diện hoạt trong bào chế NLC ............................................... 16
Bảng 2.2. Chuẩn làm việc ......................................................................................... 23
Bảng 2.3. Hóa chất – Thuốc thử – Vật tư tiêu hao để định lượng ß-amyrin ............ 23
Bảng 2.4. Danh mục các tá dược sử dụng ................................................................ 24
Bảng 2.5. Danh mục các dụng cụ, trang thiết bị sử dụng ......................................... 24
Bảng 2.6. Công thức sơ bộ của A-NLC .................................................................... 26
Bảng 2.7. Các thông số chuẩn bị mẫu thử phân hủy ................................................ 32
Bảng 3.8. Độ tan của Cao MQ trong một số lipid .................................................... 36
Bảng 3.9. Thể chất các hỗn hợp lipid ....................................................................... 36
Bảng 3.10. Điểm chảy của các hỗn hợp lipid và Com ............................................. 37
Bảng 3.11. Các tỉ lệ pha dầu cho công thức NLC .................................................... 38
Bảng 3.12. Khảo sát sự tương tác giữa cao Mỏ quạ và hỗn hợp lipid...................... 39
Bảng 3.13. Khảo sát tỉ lệ cao MQ ............................................................................. 40
Bảng 3.14. Khảo sát một số chất diện hoạt .............................................................. 41
Bảng 3.15. Khảo sát Tween 80 và Tran. P ............................................................... 42
Bảng 3.16. Khảo sát các tỉ lệ của Tween 80 ............................................................. 43
Bảng 3.17. Công thức của A-NLC ........................................................................... 44
Bảng 3.18. Kết quả khảo sát thông số máy khuấy tốc độ cao .................................. 45
Bảng 3.19. Khảo sát các thông số HPH .................................................................... 46
Bảng 3.20. Các thơng số thẩm định tính tương thích hệ thống ................................ 51
Bảng 3.21. Các thơng số thẩm định tính đặc hiệu .................................................... 55
Bảng 3.22. Các thơng số thẩm định tính tuyến tính ................................................. 55
Bảng 3.23. Kết quả xử lý thống kê tính tuyến tính ................................................... 56
Bảng 3.24. Các thông số thẩm định độ lặp lại .......................................................... 57
Bảng 3.25. Các thơng số thẩm định độ chính xác trung gian ................................... 58
Bảng 3.26. Các thông số thẩm định độ đúng ............................................................ 59
Bảng 3.27. Kết quả khảo sát LOD và LOQ .............................................................. 60
Bảng 3.28. Các thông số khảo sát chiết ß-amyrin tồn phần ................................... 61


.


.
ii

Bảng 3.29. Kết quả định lượng ß-amyrin trong dịch tự do ...................................... 62
Bảng 3.30. Lượng cao MQ trong CT39.................................................................... 64
Bảng 3.31. Hiệu suất bắt giữ và khả năng tải của CT39 .......................................... 64

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dây Mỏ quạ (Dischidia major (Vahl) Merr.), là một dược liệu được sử dụng
rộng rãi ở các tỉnh phía nam Việt Nam để điều trị phong thấp, đau nhức, rắn
cắn. Một số nước Châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Thái Lan,… cũng
sử dụng dược liệu này trong các phương thuốc điều trị ho, rối loạn chức năng
gan, đau dạ dày,

[7]



Thành phần hóa học của Dây Mỏ quạ qua phân tích cho thấy triterpenoid là thành
phần chính, trong đó ß-amyrin có hàm lượng cao nhất. Cao chiết giàu amyrin được
chiết xuất từ lá Mỏ quạ, đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm, giảm đau
[8]


. Đây là tiền đề hướng đến việc nghiên cứu một dạng chế phẩm hiện đại cho

dược liệu này.
Tiếp nối những nghiên cứu về Mỏ quạ, nhóm nghiên cứu đã tinh chế được cao
chiết Mỏ quạ giàu amyrin (sau đây gọi là cao Mỏ quạ), sơ bộ xác định có 3 thành
phần triterpen chính trong đó hàm lượng ß-amyrin chiếm trên 45%, cao chiết thu
được chỉ tan trong dung môi kém phân cực, tính chất này gây nhiều cản trở trong
việc hấp thu và khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm dược, mỹ phẩm và
thực phẩm chức năng.
Việc ứng dụng công nghệ nano tải các hoạt chất có nguồn gốc dược liệu giúp bảo
vệ các hoạt chất kém bền khỏi môi trường bên ngoài, tăng hấp thu các hoạt chất
kém tan và kiểm sốt sự giải phóng hoạt chất

[57]

,... là một hướng nghiên cứu các

thuốc có nguồn gốc dược liệu đang được chú ý nghiên cứu và phát triển. Trong
đó, hệ tiểu phân nano lipid với nhiều ưu điểm vượt trội được lựa chọn nghiên cứu
tải cao chiết Mỏ quạ giàu amyrin với mong muốn cải thiện độ tan, tăng sinh khả
dụng của phân đoạn chiết xuất.
Với mong muốn nghiên cứu để đưa ra thị trường các sản phẩm có nguồn gốc dược
liệu của Việt Nam với công nghệ hiện đại giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đề tài
nghiên cứu được tiến hành với các mục tiêu sau:

.


.


Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân giá mang lipid cấu trúc nano tải cao chiết Mỏ
quạ giàu amyrin.
Mục tiêu cụ thể
➢ Xác định các thành phần lipid của công thức NLC tải cao chiết Mỏ quạ giàu
amyrin
➢ Xây dựng quy trình bào chế NLC tải cao chiết Mỏ quạ giàu amyrin
➢ Xây dựng tiêu chuẩn hệ tiểu phân giá mang lipid cấu trúc nano tải cao chiết
Mỏ quạ giàu amyrin

.


.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dược liệu Dây Mỏ quạ
Dây Mỏ quạ có tên khoa học là Dischidia major (Vahl) Merr. thuộc chi Song ly
(Dischidia) họ Trúc đào (Apocynaceae) [62], đồng danh là Dischidia rafflesiana Wall.
Ở Việt Nam có tên thông dụng là Mỏ quạ, Song ly to, Mộc tiền to, Mộc tiền bầu.
Phân bố ở các tỉnh miền trung và phía nam Việt Nam, từ Quảng Nam, Quảng Ngãi
và Tây Nguyên trở vào [6].
Cây thường phụ sinh trên thân và cành các cây thân gỗ ở rừng thưa, ven rừng, đồi cây
bụi hay nương rẫy. Mỏ quạ ưa sáng và chịu hạn tốt. Đặc trưng của cây là có 2 dạng
lá: lá thường có phiến hình bầu dục kích thước 2-3 cm, chóp nhọn, dày, dai, có lơng
mịn ở mặt trên và một dạng lá đặc trưng: lá hình bầu, dài 5-7 cm, có cạnh và miệng
nhỏ ở gần cuống, mặt ngồi có tầng cutin dày, mặt trong có rễ.
Bộ phận dùng [7]: rễ, lá – Radix et Folium Dischidiae. Thu hái quanh năm.


Hình 1.1. Dây Mỏ quạ (Dischidia major (Vahl) Merr.)
Ở Ấn Độ, Malaysia, rễ và thân bò của Mỏ quạ được phối hợp với lá trầu không làm
thuốc trị ho. Thái Lan dùng lá Mỏ quạ kết hợp với một số thảo dược khác để điều trị
rối loạn chức năng gan. Ở Philippine, lá của Mỏ quạ được nghiền với muối để điều
trị bướu cổ [9]. Ở nước ta, đồng bào ở Cà Mau dùng lá làm thuốc trị rắn hổ cắn. Công
dụng được ghi nhận của lá Mỏ quạ được dùng trị tê dại, đau nhức tay chân, rắn độc
cắn, vàng da, đau dạ dày [6]. Ở Phú Quốc - Kiên Giang, người dân dùng lá Mỏ quạ

.


.

ngâm rượu uống có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức xương, trị chứng đổ mồ
hôi tay chân [7].
Đã có những nghiên cứu về độc tính cấp, tính chất dược lý, chiết xuất cũng như sản
phẩm bào chế từ cao chiết Mỏ quạ [5], [8], [9], [50], tất cả đều cho các dữ liệu khả quan về
một loại dược liệu có hiệu quả tốt cùng độc tính thấp, dùng được cả đường uống lẫn
đường ngoài da.
1.2. Cao chiết Mỏ quạ giàu amyrin
Từ cao chiết của lá Mỏ quạ, đã bước đầu phân lập được một số hoạt chất, trong đó có
ß-amyrin, friedelin, 3ß-friedelinol, conduritol A,...[50]. Việc thử hoạt tính của cao chiết
lá Mỏ quạ cho thấy hiệu quả kháng viêm, giảm đau tốt ở phân đoạn cao chiết kém
phân cực chứa hàm lượng cao ß-amyrin [8].
Bộ mơn Dược liệu và Bộ môn Kiểm Nghiệm – Khoa Dược – Đại học Y Dược Tp.
HCM đã tiến hành tinh chế và định lượng để thu được cao tinh chế chứa hàm lượng
cao ß-amyrin và 2 triterpen chưa được định danh, nhưng có cùng tính chất kém tan
trong nước và các dung môi phân cực, theo sắc ký đồ cao chiết tinh chế lá Mỏ quạ
(cao MQ) như Hình 1.2.


Hình 1.2. Sắc ký đồ cao MQ
ß-amyrin là thành phần chính (trên 45% cao MQ), đồng thời cũng là thành phần có
hoạt tính trong Cao MQ nên ß-amyrin được chọn làm chất điểm chỉ thể hiện chất
lượng và hàm lượng của cao MQ.

.


.

1.3. Tính chất lý hố của ß-amyrin
Danh pháp IUPAC [27]:
(3S, 4aR, 6aR, 6bS, 8aR, 12aR, 14aR, 14bR)-4, 4, 6a, 6b, 8a, 11, 11, 14b-octamethyl1, 2, 3, 4a, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 12a, 14, 14a-tetradecahydropicen-3-ol
Hay:
3b-hydroxy-olean-12-en-3-ol
Khối lượng phân tử: 426,73 g/ mol
Cơng thức hố học: C30H50O

Hình 1.3. Cơng thức hóa học của ß-Amyrin
Phổ hồng ngoại của ß-amyrin cho thấy sự hiện diện của nhóm hydroxyl và nối đơi ở
3360 và 1650 cm-1. Nhiệt độ nóng chảy của ß-amyrin ở 189-191 oC [27].
ß-amyrin thuộc nhóm saponin triterpenoid 5 vịng nhân olean, là hoạt chất thường
gặp nhất của saponin triterpenoid trong tự nhiên, các hoạt chất nhóm này kém phân
cực. ß-amyrin không tan trong nước và các hợp chất acid yếu, log P = 9,19 [63].
1.4. Tính chất dược lý của Amyrin
α và ß-Amyrin đã được chứng minh trên cả in-vitro và in-vivo các tác động dược lý
khác nhau như kháng viêm, kháng vi khuẩn, kháng nấm, kháng virus, hạ đường huyết,
hạ mỡ máu, [38] [53]...
1.4.1. Kháng viêm
Đồn Trí Hạnh Dung và cộng sự (2017) đã chứng minh các chất kém phân cực đóng

vai trị chủ yếu trong tác dụng kháng viêm của dây Mỏ quạ, đặc biệt là ß-Amyrin [8],
kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Krishnan và cộng sự (2014), đã

.


.

chứng minh ß-Amyrin ức chế tiết prostaglandin E, IL-6 và hoạt hóa NF-κB trên mơ
hình in-vitro [30].
1.4.2. Giảm đau
Hỗn hợp triterpenoid α và ß-Amyrin, được phân lập từ nhựa Protium heptaphyllum
đã được đánh giá trong hai mơ hình chuột được gây đau quặn nội tạng bằng
cyclophosphanamide và dầu mù tạt intracolonic với liều đường uống α và ß-Amyrin
3, 10, 30 và 100 mg/ kg. Hỗn hợp triterpenoid cho thấy sự giảm cơn đau bàng quang
do cyclophosphamide ở liều100 mg/ kg, các biểu hiện khó chịu gần như bị ức chế
hồn toàn. Các cơn đau do dầu mù tạt intracolonic bị ức chế tối đa bởi liều 10 mg/ kg
hỗn hợp α và ß-Amyrin. Khả năng giúp giảm đau của α và ß-Amyrin có thể liên quan
đến thụ thể opioid và vanilloid [32].
1.4.3. Bảo vệ gan
Nghiên cứu trên mơ hình gây độc gan bởi acetaminophen, bromobenzene,
thioacetamide và CCl4 furosamida ở chuột cho thấy tiềm năng bảo vệ gan của amyrin
chống lại tổn thương gan [38].
1.4.4. Chống viêm tụy
Viêm tụy cấp là một tình trạng viêm đe dọa tính bệnh nhân. Mơ hình chuột nghiên
cứu được gây viêm tuỵ cấp bằng L-arginine tiêm trong màng bụng. Liều duy nhất của
hỗn hợp α và ß-Amyrin được cho uống và hiệu quả chống viêm tụy được đánh giá
bằng cách xác định nồng độ amylase, lipase và cytokine trong huyết thanh, yếu tố
hoại tử khối u (Tumor necrosis factor TNF-α), Interleukin (IL-6),... cũng được theo
dõi. α và ß-Amyrin cho thấy khả năng chống viêm tụy cấp bằng cách hoạt động như

một chất chống viêm và tác nhân chống oxy hóa. [33].
1.4.5. Hạ đường huyết, hạ lipid huyết
Nghiên cứu mơ hình chuột mắc bệnh tiểu đường gây ra bởi streptozotocin đã chứng
minh rằng amyrin giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết và rối loạn lipid máu,
mức insulin huyết tương và phân tích mơ bệnh học của tuyến tụy cho thấy tác dụng
có lợi của α và ß-Amyrin trong việc bảo tồn tính tồn vẹn của tế bào beta. Tác dụng
hạ đường huyết của α và ß-Amyrin xuất hiện nổi bật hơn ở liều 100 mg/ kg với mức

.


.

giảm đáng kể về VLDL và LDL cholesterol và sự gia tăng của HDL cholesterol. Bên
cạnh đó, chỉ số xơ vữa đã giảm đáng kể. Đây là một hứa hẹn cho điều trị tiểu đường
và xơ vữa động mạch rất có tiềm năng [44].
1.4.6. Điều trị béo phì
Nghiên cứu mơ hình chuột béo phì gây ra bởi chế độ ăn nhiều chất béo cho thấy sự
giảm trọng lượng cơ thể, mỡ nội tạng, nồng độ lipase trong máu,.. có ý nghĩa thống
kê sau 15 tuần điều trị bằng amyrin, những kết quả cho thấy amyrin điều hòa các rối
loạn liên quan thông qua điều tiết các phản ứng enzyme, hormone và viêm…[14].
1.5. Khái niệm và phân loại các tiểu phân nano lipid
Thuốc có nguồn gốc dược liệu đã được sử dụng từ thời xa xưa. Tuy nhiên, dược phẩm
có nguồn gốc dược liệu có những hạn chế nhất định như độc tính, tính bền vững, sinh
khả dụng kém và khơng thuận tiện trong sử dụng dẫn đến kém tuân trị. Để khắc phục
những hạn chế này, các hệ thống trị liệu như phytosome, ethosome, các tiểu phân
kích thước nano đã được ứng dụng [57] .
Trong các hệ thống trị liệu này, việc ứng dụng hệ tiểu phân nano lipid, với ưu điểm
tương thích sinh học tốt [54], để tải hoạt chất có nguồn gốc dược liệu giúp bảo vệ các
hoạt chất kém bền khỏi mơi trường bên ngồi, giúp tăng hấp thu các hoạt chất kém tan

và giúp kiểm soát sự giải phóng hoạt chất, từ đó làm tăng sinh khả dụng là một hướng
nghiên cứu đang được chú ý nhiều ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
1.5.1. Khái niệm tiểu phân nano lipid trong ngành Dược
Tiểu phân nano trong ngành Dược được định nghĩa là các tiểu phân phân tán có kích
thước từ 1 nm đến 1 µm. Tiểu phân nano lipid là các tiểu phân nano có cấu tạo bởi
lớp màng lipid bao quanh, bên trong là lipid rắn, lỏng hoặc hỗn hợp rắn – lỏng. Hoạt
chất được tải bằng cách hòa tan, phân tán trong lipid lõi hoặc gắn trên bề mặt tiểu
phân nano lipid [22].
Một số tiểu phân nano lipid được ứng dụng trong ngành Dược như micelle, liposome,
nhũ tương micro, nhũ tương nano, SLN (Solid lipid nanoparticles – hệ tiểu phân nano
lipid rắn) và NLC (Nanostructured lipid carriers – hệ tiểu phân giá mang lipid cấi trúc

.


.

nano), trong đó NLC được cải tiến từ SLN với nhiều ưu điểm và cũng là đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
1.5.2. Tổng quan về NLC
Khác với SLN pha dầu là lipid rắn (đơn lipid hoặc hỗn hợp lipid). Hệ tiểu phân giá
mang lipid cấu trúc nano NLC, thế hệ tiếp theo của SLN có pha dầu là hỗn hợp lipid
rắn – lỏng, khi tiểu phân nano hóa rắn ở nhiệt độ phịng, lõi NLC vẫn có những phần
lipid ở dạng vơ định hình, để hoạt chất tồn tại trong lõi tiểu phân, NLC cải thiện được
các nhược điểm như khả năng tải thuốc kém cùng hiện tượng trục xuất thuốc khỏi hệ
tiểu phân SLN theo thời gian [39].
NLC là các tiểu phân phân tán cấu tạo gồm một lớp màng đơn lipid, bao quanh một
lõi chứa hỗn hợp lipid rắn – lỏng [4] (hay còn gọi là sáp – dầu). Hỗn hợp lipid rắn –
lỏng được phối hợp với các tỉ lệ khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo điều kiện tạo thành
tiểu phân rắn ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể (≤ 37 oC).

1.5.2.1. Phân loại NLC
NLC được phân loại dựa trên cấu trúc, NLC có 3 cấu trúc với 3 đặc điểm cụ thể dựa
trên vị trí mà hoạt chất tích hợp [46].

Hình 1.4. Các cấu trúc NLC
Type I: kiểu kết tinh khơng hồn tồn, được hình thành bởi hỗn hợp lipid rắn phối
hợp với một lượng nhỏ lipid lỏng (dầu), khi hỗn hợp lipid ở nhiệt độ phòng, sẽ sắp

.


.

xếp đan xen nhau sẽ tạo thành khung xốp gồm lipid rắn với các hình dạng khác nhau
và các vùng lipid lỏng, là vị trí định vị của hoạt chất.
Type II: kiểu vơ định hình, khác với type I, lipid rắn ở type II ở trạng thái vơ định hình
nhờ một kỹ thuật phối hợp đặc biệt, hoạt chất định vị đan xen bên trong khung xốp.
Type III: kiểu nhũ tương kép, được tạo thành khi phối hợp một hỗn hợp lipid lỏng
với một lượng vừa đủ lipid rắn. Hoạt chất định vị trong những khoang dầu kích thước
nano tạo thành khi hỗn hợp lipid nguội đi đến nhiệt độ phòng [4], [31].
1.5.2.2. Ưu điểm của NLC [46]
-

NLC được cơ thể tiếp nhận và hấp thu dễ dàng.

-

Có khả năng tương thích sinh học tốt.

-


Tránh được việc sử dụng dung mơi hữu cơ trong q trình bào chế.

-

NLC dễ nâng quy mô sản xuất và tiệt trùng so với các phương pháp sử dụng

các chất mang có bản chất polymer và chất diện hoạt.
-

Cung cấp khả năng đưa thuốc đến mục tiêu nhờ đó cải thiện tính ổn định

của dược chất.
-

Khả năng tải thuốc tốt hơn các chất mang khác

-

Có khả năng đồng thời tải cả hoạt chất thân nước và thân dầu.

-

Hầu hết các lipid sử dụng đều có khả năng phân hủy sinh học.

1.5.2.3. Những hạn chế của hệ tiểu phân NLC [28]
-

Các hiệu ứng độc tế bào liên quan đến bản chất và nồng độ lipid


-

Tác dụng kích thích và gây mẫn cảm của một số chất hoạt động bề mặt

-

Ứng dụng và hiệu quả của NLC cho thuốc có bản chất protein, peptide và hệ

thống phân phối gen vẫn cần được nghiên cứu thêm
1.6. Phương pháp bào chế NLC
Có nhiều phương pháp bào chế hệ tiểu phân NLC, nhưng có thể xếp thành 2 phương
pháp chính [4].

.


0.

1.6.1. Sử dụng năng lượng cao (high-energy methods)
1.6.1.1. Đồng nhất hóa nhờ các thiết bị rotor-stator (high shear homogenization) và
siêu âm
Phương pháp đơn giản nhất, có thể tiến hành ở quy mơ phịng thí nghiệm.
Phối hợp từ từ pha dầu đun chảy hòa tan hoạt chất vào pha nước chứa chất diện hoạt,
khuấy tốc độ cao (20.000 – 25.000 rpm trong 5 – 10 phút) hoặc siêu âm ở nhiệt độ
cao từ 10 – 15 phút để hình thành hệ nano nhũ tương. Để nguội và làm lạnh trong
điều kiện khuấy phù hợp (khoảng 5.000 rpm) sẽ hình thành các tiểu phân NLC.
Tiểu phân nhận được có kích thước trung bình khoảng 100 – 200 nm tuy nhiên hệ
tiểu phân kém đồng nhất.
1.6.1.2. Đồng nhất hóa dưới áp suất cao (High pressure homogenization HPH)
HPH là phương pháp giúp bào chế NLC có tỉ lệ lipid trong cơng thức cao nhất


[37]

,

đồng nghĩa với lượng hoạt chất có thể tải trong cơng thức được cao nhất, ngồi ra,
HPH cịn dễ nâng cỡ mẫu lên quy mô công nghiệp để sản xuất NLC. HPH có thể tiến
hành ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp.
• HPH ở nhiệt độ cao
Đun chảy sáp ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy 5 – 10 oC, hòa tan hoạt chất vào
pha hỗn hợp sáp nóng chảy [43]. Phân tán dung dịch sáp nóng chảy chứa hoạt chất vào
pha nước chứa chất diện hoạt. Khuấy ở tốc độ cao (15.000 – 30.0000 rpm) để tạo nhũ
tương sơ bộ, trước khi chuyển sang HPH đã cài đặt ở nhiệt độ tương đương nhiệt độ
nóng chảy. Tiến trình xảy ra ở áp suất cao (500 – 1.500 bar) và thực hiện 3 – 10 chu
kỳ liên tiếp để giảm kích thước giọt dầu hình thành nano nhũ tương. Để nguội ở nhiệt
độ phòng hoặc làm lạnh để tạo hệ tiểu phân NLC.
• HPH ở nhiệt độ thấp
Hịa tan hoạt chất trong dung dịch lipid nóng chảy, làm lạnh nhanh bởi đá carbonic,
nitơ lỏng hoặc nước đá giúp hoạt chất phân bố đồng nhất trong khung xốp lipid.
Nghiền mịn thành bột với kích thước khoảng 50 – 100 µm. Phân tán bột vào pha nước
chứa chất diện hoạt, rồi chuyển qua máy HPH với nhiều chu kỳ dưới áp suất cao để
hình thành tiểu phân SLN hay NLC.

.


×