Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên thai phụ mổ lấy thai được sử dụng kháng sinh dự phòng cefotiam tại khoa sản bệnh viện đa khoa khu vực củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 127 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰ ⃰

HUỲNH THỊ THẢO HIỀN

KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
TRÊN THAI PHỤ MỔ LẤY THAI
ĐƢỢC SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG CEFOTIAM
TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI

CHUYÊN NGÀNH: SẢN PHỤ KHOA
MÃ SỐ: CK 62 72 13 03
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI CHÍ THƢƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu


trong luận văn là hồn tồn trung thực và chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Thảo Hiền

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

i

DANH MỤC BẢNG

ii

DANH MỤC HÌNH

iii

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1 Tổng quan về mổ lấy thai ..................................................................................4
1.2 Lâm sàng của nhiễm khuẩn hậu phẫu mổ lấy thai ..........................................11
1.3 Kháng sinh dự phòng ......................................................................................14
1.4 Các nghiên cứu cephalosporin dùng trong dự phòng mổ lấy thai ..................26

1.5 Vài nét về việc sử dụng kháng sinh trong mổ lấy thai tại Bệnh viện đa khoa
khu vực Củ Chi .....................................................................................................34
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................38
2.1 Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................38
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................38
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................39
2.4 Các biến số ......................................................................................................39
2.5 Phƣơng pháp và công cụ đo lƣờng, thu thập số liệu ......................................44
2.6 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................49
2.7 Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ ....................................................50
2.8 Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu .............................................................. 52
2.9 Vấn đề y đức ...................................................................................................52
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 54
3.1 Đặc điểm chung của sản phụ tham gia nghiên cứu .........................................54
3.2 Các yếu tố trƣớc và trong phẫu thuật .............................................................. 58
3.3 Kết quả sau phẫu thuật ....................................................................................60
3.4 Đặc điểm xét nghiệm trƣớc và sau phẫu thuật ................................................61

.


.

3.5 Đặc điểm thời gian phẫu thuật, lƣợng máu mất ở sản phụ mổ lần đầu và sản
phụ có vết mổ cũ mổ lấy thai ................................................................................61
3.6 Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ...............................................62
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................70
4.1 Đặc điểm chung của sản phụ tham gia nghiên cứu .........................................70
4.2 Các yếu tố trƣớc và trong phẫu thuật .............................................................. 73
4.3 Hiệu quả của kháng sinh dự phòng .................................................................80

4.4 Các lợi ích của kháng sinh dự phịng .............................................................. 83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
ÂĐ

Âm đạo

ĐCKT

Đầu cúi không tốt

Hb

Hemoglobin

KCGH

Khung chậu giới hạn


KSDP

Kháng sinh dự phòng

MLT

Mổ lấy thai

NKVM

Nhiễm khuẩn vết mổ

NKHP

Nhiễm khuẩn hậu phẫu

OVS/CTC

Ối vỡ sớm/cổ tử cung

PT

Phẫu thuật

TC

Tử cung

TLGS


Thuận lợi giục sinh

VMC

Vết mổ cũ

VNMTC

Viêm nội mạc tử cung

TIẾNG ANH
ADR

Adverse Drug Reaction

ASA

American Society of Anesthesiologists

BMI

Body Mass Index

WHO

World Health Organation

.



.

BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
Anh
Centers for Disease Control (CDC) and

Việt
Trung tâm kiểm soát bệnh tật

prevention
American Society of Anesthesiologists

Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ

(ASA)
Adverse Drug Reaction (ADR)

Phản ứng phụ của thuốc

Body Mass Index (BMI)

Chỉ số khối cơ thể

World Health Organation (WHO)

Tổ chức y tế thế giới

The Society for Healthcare

Hiệp hội dịch tễ học chăm sóc sức


Epidemiology of America and

khỏe và bệnh truyền nhiễm Hiệp hội

Infectious Diseases Society of America

Hoa Kỳ

(SHEA/IDSA)
Royal College of Physicians of Ireland

Hội Y khoa Hoàng gia Ireland

Institute of Health Improvement (IHI)

Viện cải thiện sức khỏe

Health Protection Scotland Bundle

Hội bảo vệ sức khỏe Scotland

UK Intervention care Bundle

Hội can thiệp chăm sóc của Vƣơng
quốc Anh

The Asia Pacific Society of Infection

Hiệp hội Kiểm sốt Nhiễm khuẩn


Control (APSIC)

Châu Á Thái Bình Dƣơng

The Scottish Intercolleg Guidelines

Mạng lƣới Hƣớng dẫn trƣờng Đại học

network (SIGN)

Scotland

Multi - Drug Resistant (MDR)

Đa kháng thuốc

Extensively - Drug Resistant (XDR)

Kháng thuốc diện rộng

Pan - Drug Resistant (PDR)

Kháng thuốc toàn bộ

.


.


Anh
Methicillin Resistant Staphylococcus

Việt
Tụ cầu kháng Methicillin

aureus (MRSA)
Penicillin Resistant Staphylococcus

Tụ cầu kháng Penicillin

aureus (PRSA)
Singulate Mean Age at Marriage
(SMAM)

.

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Điểm ASA đánh giá tình trạng ngƣời bệnh trƣớc phẫu thuật ........... 6
Bảng 1.2 Phân loại phẫu thuật dựa trên nguy cơ nhiễm khuẩn của Altermier . 8
Bảng 1. 3 Khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng và liều dùng trong mổ
lấy thai...................................................................................................... 16
Bảng 1.4 Các khuyến cáo thời điểm đƣa kháng sinh dự phòng...................... 18
Bảng 1.5 Các thế hệ Cephalosporin ................................................................ 22
Bảng 2.1 Mô tả các biến số nghiên cứu .......................................................... 39

Bảng 3.1 Phân bố các sản phụ theo tuổi, địa chỉ và nghề nghiệp ................... 54
Bảng 3.2 Tiền thai, vết mổ cũ ......................................................................... 55
Bảng 3.3 Chỉ định mổ lấy thai trong nghiên cứu ............................................ 56
Bảng 3.4 Chiều cao, BMI trung bình, tuổi thai trung bình, thời gian nằm viện
trƣớc mổ, máu mất trung bình ................................................................. 56
Bảng 3.5 Thời gian nằm viện trƣớc mổ, khám âm đạo, màng ối, phƣơng pháp
mở bụng, mở tử cung, giai đoạn chuyển dạ ............................................ 58
Bảng 3.6 Tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu phẫu............................................................ 60
Bảng 3.7 Đặc điểm xét nghiệm trƣớc và sau phẫu thuật ................................ 61
Bảng 3.8 Đặc điểm thời gian phẫu thuật, lƣợng máu mất ở sản phụ mổ lần đầu
và sản phụ có vết mổ cũ mổ lấy thai........................................................ 61
Bảng 3.9 Tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp và nhiễm khuẩn vết mổ ........................ 62
Bảng 3.10 Tiền thai, vết mổ cũ và nhiễm khuẩn vết mổ ................................ 63
Bảng 3.11 Đƣờng rạch da, thời gian phẫu thuật, máu mất và nhiễm khuẩn vết
mổ ............................................................................................................ 64
Bảng 3.12 Thời gian nằm viện trƣớc mổ, ối vỡ, số lần khám âm đạo, đặc điểm
ối và nhiễm khuẩn vết mổ ........................................................................ 65

.


.

Bảng 3.13 Giai đoạn chuyển dạ, thời gian nằm viện, chỉ số khối cơ thể trƣớc
mang thai và nhiễm khuẩn vết mổ ........................................................... 67
Bảng 3.14 Một số yếu tố định lƣợng liên quan đến nhiễm khuẩn sau mổ ..... 68
Bảng 4.1 Tuổi trung bình của một số mẫu nghiên cứu ................................... 70
Bảng 4.2 Tiền thai ........................................................................................... 73
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của một số nghiên cứu .......................... 81
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cấu trúc hóa học của kháng sinh nhóm cephalosporin .................... 21
Hình 1.2 Cấu tạo Kháng sinh dự phịng Cefotiam .......................................... 24
Hình 1.3 Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong mổ lấy thai tại Bệnh viện đa khoa
khu vực Củ Chi giai đoạn 2015 – 2020 ................................................... 35
Hình 2.1 Hình ảnh thuốc kháng sinh Kontiam ............................................... 46
Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 49
Hình 2.3 Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ ............................................... 50
Hình 3. 1 Thời gian phẫu thuật ....................................................................... 58
Hình 3.2 Tỷ lệ lành vết mổ.............................................................................. 61

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh là những chất kháng khuẩn đƣợc tạo ra bởi các chủng vi sinh
vật, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác [7]. Kháng sinh
dự phòng (KSDP) là việc sử dụng kháng sinh trƣớc khi nhiễm khuẩn nhằm
mục đích ngăn ngừa hiện tƣợng này. Kháng sinh dự phòng nhằm giảm tần
suất nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan đƣợc phẫu thuật, khơng dự phịng
nhiễm khuẩn tồn thân hoặc vị trí cách xa nơi phẫu thuật [7].
Khi thực hiện kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật, kháng sinh phải
hiện diện ở nơi có nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngay khi can thiệp giải phẫu, do
đó kháng sinh cần đƣợc dùng trƣớc khi phẫu thuật. Kháng sinh dự phòng cần
sử dụng liều thích hợp để đảm bảo nồng độ trong máu, đủ để làm giảm tối đa
khả năng xâm nhiễm vi khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong suốt khoảng thời gian
thực hiện phẫu thuật [7].
Theo phân loại phẫu thuật dựa trên nguy cơ nhiễm khuẩn của Altermier,
mổ lấy thai là phẫu thuật sạch – nhiễm, kháng sinh dự phòng đƣợc chỉ định

cho tất cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu thuật sạch - nhiễm [7], ngày
nay tỷ lệ mổ lấy thai ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng tăng [14], [18],
[61] sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Vì vậy việc dùng kháng sinh
dự phịng trong mổ lấy thai là rất cần thiết để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ,
giảm chi phí điều trị ở bệnh nhân phẫu thuật, giảm thời gian nằm viện.
Dù tỷ lệ tai biến do mổ lấy thai có giảm nhờ tiến bộ của y học. Tuy
nhiên, việc lạm dụng quá mức các chỉ định phẫu thuật lấy thai cũng có những
bất lợi nhất định, ảnh hƣởng đến sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh nhƣ chảy máu,
nhiễm khuẩn hậu phẫu, nhiễm khuẩn vết mổ, sốc nhiễm khuẩn… hay các
nguy cơ có thể gặp về sau nhƣ nhau cài răng lƣợc, thai bám sẹo mổ cũ, vỡ tử
cung… hay các tai biến cho trẻ sơ sinh nhƣ suy hô hấp sau mổ. Mổ lấy thai có
nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu cao hơn 5 đến 20 lần so với sinh ngã âm đạo,

.


.

một số nhiễm khuẩn hay gặp là nhiễm khuẩn vết mổ (21%) và viêm nội mạc
tử cung (16%) [39].
Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật là một trong bảy tiêu chí
giúp phịng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Sử dụng kháng sinh dự phịng hợp lý
giúp giảm chi phí điều trị, hạn chế tình trạng kháng thuốc [8].
Sử dụng kháng sinh và việc đề kháng kháng sinh đang là mối quan tâm
của các bác sĩ điều trị tại bệnh viện. Việc sử dụng kháng sinh khơng hợp lý có
thể dẫn đến thất bại trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là trong và
sau các phẫu thuật. Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi có tỷ lệ phẫu thuật lấy
thai chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 70%) trong các loại phẫu thuật. Mặc dù theo
Hƣớng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản 2016 và Hƣớng dẫn sử
dụng kháng sinh 2015 đã khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng trong

phẫu thuật lấy thai nhƣng do tâm lý lo sợ môi trƣờng, vô khuẩn, vi sinh nên
Bệnh viện hiện chƣa mạnh dạn áp dụng kháng sinh dự phòng. Hiện tại khoa
sản Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi vẫn đang sử dụng phác đồ kháng sinh
tiêm tĩnh mạch liều 5 ngày. Với mong muốn đƣa kháng sinh dự phòng liều
duy nhất ứng dụng tại khoa, nhằm giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân, giảm
nguy cơ kháng thuốc, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ nên tôi tiến hành nghiên
cứu “Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ khi sử dụng kháng sinh dự phòng
Cefotiam trên thai phụ mổ lấy thai tại Khoa sản Bệnh viện đa khoa khu vực
Củ Chi”. Với câu hỏi nghiên cứu là: “Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ khi sử dụng
kháng sinh dự phòng Cefotiam trên thai phụ mổ lấy thai tại Khoa sản Bệnh
viện đa khoa khu vực Củ Chi là bao nhiêu?”. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để
xây dựng, điều chỉnh lại phác đồ phù hợp cho khoa Sản Bệnh viện đa khoa
khu vực Củ Chi.

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ khi sử dụng kháng sinh dự phòng
Cefotiam trên thai phụ mổ lấy thai tại Khoa sản Bệnh viện đa khoa khu
vực Củ Chi.
2. Mô tả các yếu tố ảnh hƣởng đến nhiễm khuẩn vết mổ khi sử dụng
kháng sinh dự phòng Cefotiam tại Khoa sản Bệnh viện đa khoa khu
vực Củ Chi.

.



.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về mổ lấy thai
1.1.1 Định nghĩa: Mổ lấy thai là phẫu thuật lấy thai nhi, nhau, ối, và màng ối
qua vết mổ thành tử cung còn nguyên vẹn [26].
Mổ lấy thai là trƣờng hợp lấy thai và phần phụ của thai ra khỏi tử cung
qua đƣờng rạch thành bụng và rạch tử cung, không bao hàm mở bụng lấy thai
trong trƣờng hợp thai trong ổ bụng và vỡ tử cung thai đã nằm trong ổ bụng
[6].
1.1.2 Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hậu phẫu sau mổ lấy thai
1.1.2.1 Yếu tố ngƣời bệnh
Những yếu tố ngƣời bệnh bao gồm: sức đề kháng của sản phụ, tình trạng
dinh dƣỡng, bệnh nền sẵn có ở sản phụ: béo phì hoặc suy dinh dƣỡng, đái
tháo đƣờng, thiếu máu, tình trạng huyết động học khơng ổn định, nghiện
thuốc lá, suy giảm miễn dịch, viêm âm đạo và nhiễm Streptococcus nhóm
B…Tuy nhiên trong q trình chuyển dạ và sinh có một số yếu tố làm tăng
nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu nhƣ: vỡ ối kéo dài, khám âm đạo nhiều
lần…[8], [13], [63].
Tác dụng không mong muốn của việc ức chế hệ thống miễn dịch là suy
giảm giai đoạn viêm đóng vết thƣơng. Kết quả là giảm tạo sợi, phản ứng đại
thực bào và hình thành mạch. Tình trạng này có thể dẫn đến chậm đóng, đứt
vết thƣơng và hình thành vết thƣơng mãn tính và sự nhiễm khuẩn [52].
Bệnh đái tháo đƣờng là một bệnh toàn thân có ảnh hƣởng đến hệ thần
kinh, mạch máu, miễn dịch và hệ cơ xƣơng. Bạch cầu trung tính từ những
ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng bị giảm tính hóa hƣớng động và khả năng
tiêu diệt bằng oxy hóa so với nhóm khơng bị đái tháo đƣờng. Tình trạng này
tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây suy giảm chức năng của nguyên
bào sợi và tổng hợp collagen, cản trở quá trình chữa lành vết thƣơng và tăng
tỷ lệ nhiễm khuẩn vết thƣơng sau phẫu thuật. Ở những bệnh nhân phẫu thuật,


.


.

sự căng thẳng khi phẫu thuật dẫn đến đề kháng insulin và giảm chức năng tế
bào beta tuyến tụy làm giảm lƣợng insulin sản sinh, cộng thêm tăng đƣờng
huyết do căng thẳng. Một trong những biến chứng phẫu thuật thƣờng gặp nhất
ở bệnh nhân mắc đái tháo đƣờng trƣớc đó và tăng đƣờng huyết là nhiễm
khuẩn, nhiễm khuẩn vết mổ nông, nhiễm khuẩn vết mổ sâu và nhiễm khuẩn
cơ quan, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu và viêm phổi chiếm tỷ lệ lớn trong các
dạng biến chứng nhiễm khuẩn [32].
Nghiên cứu thuần tập quan sát, hồi cứu ở những bệnh nhân đái tháo
đƣờng thai kỳ so với nhóm chứng khơng bị đái tháo đƣờng đang trải qua mổ
lấy thai để đánh giá mối liên quan giữa đái tháo đƣờng và nhiễm khuẩn vết
mổ. Kết quả tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 18,4% (34/185) bệnh nhân đái tháo
đƣờng so với 5,8% (10/174) ở ngƣời không đái tháo đƣờng (95% CI = 1,8 7,7). Chỉ số khối cơ thể trung bình trƣớc khi mang thai là 30,9 kg/m2 ở ngƣời
bệnh đái tháo đƣờng so với 26,5 kg/m2 ở ngƣời không đái tháo đƣờng (P <
0,01). Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy chỉ số khối cơ thể, thời gian
phẫu thuật và vết mổ cũ mổ lấy thai làm cho nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ ở
bệnh nhân đái tháo đƣờng tăng gấp 2,5 lần so với bệnh nhân không bị đái tháo
đƣờng (95% CI = 1,1 - 5,5) [69].
Béo phì và đái tháo đƣờng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
lên lần lƣợt 2 và 1,4 lần, nếu tồn tại cả hai yếu tố nguy cơ trên sẽ làm tăng
nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ lên gấp 9 lần so với phụ nữ khơng bị béo phì và
đái tháo đƣờng [66].
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, sử dụng corticoids kéo dài nhƣ: những
ngƣời bị suy giảm miễn dịch do rối loạn chức năng các yếu tố miễn dịch nhƣ
giảm bạch cầu hạt, thiếu hụt tế bào lympho B và T, giảm gama globulin máu,

khi có bệnh kèm theo có thể là tiền đề cho sự nhiễm khuẩn. Theo Schwart và
cộng sự, ở bệnh nhân dùng corticoids thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ 16% so
với không dùng corticoids là 7% [71].

.


.

Tình trạng ngƣời bệnh trƣớc phẫu thuật càng nặng thì nguy cơ nhiễm
khuẩn vết mổ càng cao. Theo phân loại của Hội Gây mê Hoa Kỳ (American
Society of Anesthegiologists - ASA), ngƣời bệnh phẫu thuật có điểm ASA 4
điểm và 5 điểm có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao nhất [8], [34].
Bảng 1.1 Điểm ASA đánh giá tình trạng ngƣời bệnh trƣớc phẫu thuật
Điểm

Tiêu chuẩn phân loại

ASA
1 điểm

Ngƣời bệnh khỏe mạnh, khơng có bệnh tồn thân

2 điểm

Ngƣời bệnh khỏe mạnh, có bệnh tồn thân nhẹ

3 điểm

Ngƣời bệnh có bệnh tồn thân nặng nhƣng vẫn hoạt động bình

thƣờng

4 điểm

Ngƣời bệnh có bệnh tồn thân nặng, đe dọa tính mạng

5 điểm

Ngƣời bệnh trong tình trạng bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao
cho dù đƣợc phẫu thuật

1.1.2.2 Yếu tố môi trƣờng
- Vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc khơng đúng kỹ thuật, khơng
dùng hố chất khử khuẩn, đặc biệt là không dùng chế phẩm vệ sinh tay chứa
cồn.
- Chuẩn bị ngƣời bệnh trƣớc mổ không tốt: ngƣời bệnh khơng đƣợc tắm hoặc
khơng đƣợc tắm bằng xà phịng kháng khuẩn, vệ sinh khử khuẩn vùng rạch da
không đúng quy trình, cạo lơng khơng đúng chỉ định, thời điểm và kỹ thuật.
- Thiết kế buồng phẫu thuật không bảo đảm nguyên tắc kiểm soát nhiễm
khuẩn.
- Điều kiện khu phẫu thuật khơng đảm bảo vơ khuẩn: khơng khí, nƣớc cho vệ
sinh tay ngoại khoa bề mặt thiết bị, bề mặt môi trƣờng buồng phẫu thuật bị ô
nhiễm hoặc không đƣợc kiểm soát chất lƣợng định kỳ.

.


.

- Dụng cụ y tế: không đảm bảo vô khuẩn do chất lƣợng tiệt khuẩn, khử khuẩn

hoặc lƣu giữ, sử dụng dụng cụ không đúng nguyên tắc vô khuẩn.
- Nhân viên tham gia phẫu thuật không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong
buồng phẫu thuật làm tăng lƣợng vi sinh vật ô nhiễm: ra vào buồng phẫu thuật
không đúng quy định, không mang hoặc mang phƣơng tiện che chắn cá nhân
không đúng quy định, không vệ sinh tay/không thay găng sau mỗi khi tay
đụng chạm vào bề mặt môi trƣờng [8].
Theo khuyến cáo dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ của WHO năm 2016,
cơng tác chuẩn bị phịng mổ, dụng cụ phẫu thuật, chăm sóc bệnh nhân trƣớc
và sau phẫu thuật là những biện pháp dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ cần đƣợc
chú trọng hàng đầu để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ đến
từ môi trƣờng bên ngoài [75].
Trƣớc khi phẫu thuật, bệnh nhân nên tắm bằng xà phòng kháng khuẩn.
Dự phòng bằng kháng sinh chỉ nên đƣợc thực hiện khi đƣợc chỉ định dựa trên
các hƣớng dẫn thực hành lâm sàng đã đƣợc công bố và đúng thời gian sao cho
nồng độ diệt khuẩn của các tác nhân đƣợc thiết lập trong huyết thanh và các
mô khi vết mổ đƣợc thực hiện. Trong các phẫu thuật mổ lấy thai, nên dùng
kháng sinh dự phòng trƣớc khi rạch da. Chuẩn bị da trong phòng phẫu thuật
nên đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng chất có cồn trừ khi có chống chỉ định.
Đối với các thủ thuật sạch và nhiễm bẩn, không nên dùng thêm liều kháng
sinh dự phịng sau khi đóng vết mổ trong phịng mổ, ngay cả khi có ống dẫn
lƣu. Khơng nên bơi các chất kháng khuẩn tại chỗ vào vết mổ. Trong khi phẫu
thuật, việc kiểm soát đƣờng huyết nên đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng mức
đƣờng huyết mục tiêu dƣới 200 mg/dL và nên duy trì trạng thái bình thƣờng ở
tất cả các bệnh nhân [37].
1.1.2.3 Yếu tố phẫu thuật

.


.


- Loại phẫu thuật: phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn có nguy cơ
nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn các loại phẫu thuật khác. Phân loại phẫu thuật
dựa trên nguy cơ nhiễm khuẩn ngoại khoa của của Altermier [8].
Bảng 1.2 Phân loại phẫu thuật dựa trên nguy cơ nhiễm khuẩn của
Altermier
Loại
phẫu

Tỷ lệ nhiễm khuẩn
Phẫu thuật

thuật
Loại I

Mổ không mở thơng với xoang miệng,

Phẫu

ống tiêu hóa, đƣờng niệu dục, đƣờng

Khơng



KSDP

KSDP

1 - 5%


< 1%

5 - 15%

< 7%

> 15%

< 15%

> 30%

Giảm

thuật sạch hơ hấp. Vết mổ khâu kín, khơng dẫn
lƣu, khơng viêm, không chấn thƣơng,
mổ trong điều kiện vô khuẩn.
Loại II

Phẫu thuật có mở đƣờng tiết niệu sinh

Phẫu

dục, ống tiêu hóa, hơ hấp trong điều

thuật sạch kiện tốt không lây nhiễm, mở xoang
– nhiễm

miệng ống mật chủ mà khơng có nhiễm

khuẩn đƣờng mật, vết mổ có dẫn lƣu.

Loại III

Vết thƣơng do chấn thƣơng mới, mở

Phẫu

vào ống mật, đƣờng niệu dục mà có

thuật

nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn ống

nhiễm

tiêu hóa, mổ trong vùng viêm cấp chƣa
tụ mủ

Loại IV

Vết thƣơng bẩn hay đến muộn > 4 giờ

Phẫu

có nhiều mơ chết, nhiễm khuẩn có mủ,

thuật bẩn

bị nhiễm phân hay có vật lạ, thủng nội

tạng đến trễ

.


.

- Thao tác phẫu thuật: phẫu thuật làm tổn thƣơng, bầm dập nhiều mô tổ chức,
mất máu nhiều hơn 1500ml trong phẫu thuật, vi phạm nguyên tắc vô khuẩn
trong phẫu thuật làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn vết mổ [8], [38].
- Thời gian phẫu thuật: Theo Hệ thống Giám sát quốc gia về Nhiễm khuẩn
bệnh viện (NNIS) của Trung tâm Kiểm sốt và Phịng chống bệnh tật Hoa Kỳ,
trong trƣờng hợp thời gian cuộc phẫu thuật vƣợt quá tứ phân vị 75% của thời
gian phẫu thuật cùng loại thì nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ sẽ tăng lên. Tứ
phân vị 75% (hay còn gọi là T-cut point) của phẫu thuật mổ lấy thai là 1 giờ
[46].
Điểm số NNIS đƣợc tính bằng tổng điểm số thành phần nhƣ sau:
 ASA  3 (1 điểm); ASA < 3 (0 điểm)
 Phẫu thuật sạch và sạch – nhiễm (0 điểm); phẫu thuật bẩn và nhiễm (1
điểm)
 Thời gian phẫu thuật nhỏ hơn T – cutpoint (0 điểm); lớn hơn hoặc bằng
T – cutpoint (1 điểm).
Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ càng cao.
Kết quả từ một nghiên cứu tổng quan hệ thống của 81 nghiên cứu cả hồi cứu
và tiến cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ gia tăng theo thời gian phẫu
thuật (tỷ lệ nhiễm khuẩn tăng 5% mỗi 10 phút, 13% mỗi 15 phút, 17% mỗi 30
phút và 37% mỗi 60 phút) [40].
1.1.2.4 Yếu tố vi sinh
Những vi sinh vật cƣ trú trên bề mặt của cơ thể là những vi sinh vật hội
sinh, chúng khơng hẳn có lợi và cũng khơng hẳn có hại. Chúng sinh sản nhiều

hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh lí khác nhau nhƣ nhiệt độ, độ ẩm và
một số chất dinh dƣỡng hay ức chế nhất định. Ở bất kì nơi cƣ trú nào cũng tồn
tại những vi sinh vật có thể gây bệnh. Khi có cơ hội, đó là khi mơi trƣờng

.


0.

thay đổi hoặc do bị chấn thƣơng và chúng xâm nhập đƣợc vào mô hoặc vào
máu [7].
Mức độ ô nhiễm, độc lực và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn càng
cao xảy ra ở ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật có sức đề kháng càng yếu thì nguy
cơ mắc nhiễm khuẩn vết mổ càng lớn. Sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ
rộng ở ngƣời bệnh phẫu thuật là yếu tố quan trọng làm tăng tình trạng vi
khuẩn kháng thuốc, qua đó làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn vết mổ [8].
1.1.3 Các tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ
Các tác nhân gây chủ yếu nhiễm khuẩn vết mổ thƣờng trú trên cơ thể
ngƣời bệnh, một số đến từ ngoại sinh: khơng khí phịng mổ, dụng cụ phẫu
thuật, dụng cụ cấy ghép, găng tay của phẫu thuật viên. Các tác nhân chính gây
nhiễm khuẩn vết mổ thay đổi phụ thuộc tình hình dịch tễ của cơ sở khám chữa
bệnh và vị trí phẫu thuật [38].
Trong mổ lấy thai, tác nhân gây bệnh chiếm ƣu thế là các vi khuẩn Gram
(+) hiếu khí (nhóm Streptococci, Enterococci và các lồi tụ cầu), vi khuẩn
Gram (+) kỵ khí (Peptococci, Peptostreptococci), vi khuẩn Gram (-) (E.coli ,
Klebsiella và Proteus spp), vi khuẩn Gram (-) kỵ khí (Bacteroides và
Prevotella), các vi khuẩn nội bào Ureaplasma, Mycoplasma và các vi khuẩn
chí âm đạo có thể đƣợc đƣa vào hệ sinh dục trên cùng với cơ chế bình thƣờng
của chuyển dạ và dụng cụ trong quá trình phẫu thuật [40].
Nghiên cứu về chủng vi khuẩn thƣờng gặp trong nhiễm khuẩn vết mổ

nông và sâu sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2019: Chủng vi khuẩn
thƣờng gặp trong nhiễm khuẩn vết mổ nông sau mổ lấy thai là Staphylococcus
epidermidis chiếm 64/80 (80%); 10/80 (12,5%) do Staphylococcus aureus;
4/80 (5,0%) do Escherichia coli và 2/80 (2,5%) do Enterococcus. Chủng vi
khuẩn thƣờng gặp trong nhiễm khuẩn vết mổ sâu sau mổ lấy thai là
Staphylococcus epidermidis chiếm 15/22 (68,2%), 7/22 (31,8%) do
Staphylococcus aureus [16].

.


1.

Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ đề kháng kháng sinh ngày càng
nhiều. Các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc nhƣ: S. aureus kháng methicillin,
vi khuẩn gram (-) gây bệnh thƣờng gặp là họ Enterobacteriaceae (E.coli,
Klebsiella pneumoniae, …), A. baumannii, P. Aeruginosa. Các vi khuẩn này
đều có thể sinh β-lactamase phổ rộng đề kháng tất cả các kháng sinh nhóm
beta-lactam trừ carbapenem; nhƣng đến nay một số chủng đã có khả năng tiết
ra carbapenemase đề kháng carbapenem, ví dụ NDM1 - New Deli Metalobetalactamase. Nhiều chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện là đa kháng
- MDR, thậm chí một số chủng A. baumannii và P. aeruginosa là kháng mở
rộng - XDR hoặc toàn kháng - PDR. Các vi khuẩn Gram (+) gây bệnh thƣờng
gặp là S. aureus, Enterococcus, S. pneumoniae. Hiện nay S. aureus kháng
penicillin (PRSA) khoảng 90%. Tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) dao
động từ 30-50%. MRSA đề kháng tồn bộ nhóm beta-lactam, kể cả
carbapenem; vancomycin là kháng sinh dùng để điều trị MRSA [7].
1.2 Lâm sàng của nhiễm khuẩn hậu phẫu mổ lấy thai
1.2.1 Sốt hậu phẫu
Sốt sau mổ lấy thai là sốt từ trên 24 giờ sau khi mổ với thân nhiệt từ
380C trở lên. Đây là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau với mức độ

nặng nhẹ khác nhau [4].
Sốt và nhiễm khuẩn không đồng nghĩa với nhau, sốt hậu phẫu là một dấu
hiệu lâm sàng hƣớng ngƣời thầy thuốc đi tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, chúng
ta phải loại trừ nguyên nhân không do nhiễm khuẩn sau mổ nhƣ: căng sữa,
thuốc, viêm vú, áp-xe vú, tắc tuyến sữa,... Để tìm nguyên nhân, ngƣời ta phân
ra sốt hậu phẫu sớm và sốt hậu phẫu muộn.
+ Sốt hậu phẫu sớm ( 48 giờ sau mổ): nguyên nhân có thể là phản ứng nhạy
cảm với các loại thuốc gây mê hoặc thuốc khác, các đáp ứng sinh lý đối với
chấn thƣơng mô trong phẫu thuật, sự tạo các khối máu tụ bao gồm sự phóng

.


2.

thích các chất gây sốt vào hệ tuần hồn. Sốt còn do sự rối loạn nƣớc điện giải,
căng sữa.
+ Sốt hậu phẫu muộn (> 48 giờ sau mổ): nguyên nhân thƣờng gặp là nhiễm
khuẩn vị trí mổ, nhiễm khuẩn vết mổ thành bụng, nhiễm khuẩn niệu.
Các nguyên nhân gây sốt sau mổ lấy thai chia thành hai nhóm: nhiễm
khuẩn ngoại khoa và nhiễm khuẩn nội khoa.
 Nhiễm khuẩn ngoại khoa: vừa giải quyết bằng các can thiệp ngoại khoa
nhƣ: rạch, dẫn lƣu ổ áp-xe, mở rộng ổ nhiễm khuẩn, lấy bỏ mô dập hoại
tử... đồng thời dùng kháng sinh hợp lí.
 Nhiễm khuẩn nội khoa trong phẫu thuật nhƣ nhiễm khuẩn niệu, nhiễm
khuẩn hơ hấp, viêm tĩnh mạch huyết khối...có thể điều trị bằng nội khoa.
1.2.2 Nhiễm khuẩn vết mổ
Theo CDC, nhiễm khuẩn vết mổ là bệnh lý xảy ra khi có sự tăng sinh
của vi sinh vật gây bệnh tại vị trí rạch da hoặc niêm mạc đƣợc thực hiện bởi
các bác sĩ phẫu thuật.

Theo WHO, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở các nƣớc thu nhập trung bình thấp là 6,1%, ở các nƣớc Đông Nam Á là 7,8%, theo số liệu của tổ chức kiểm
sốt và phịng ngừa bệnh tật Châu Âu (ECDC) 2016, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết
mổ trung bình sau mổ lấy thai là 1,9% (0,5 - 5,1%).
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ khoảng 5% - 10%, nhiễm khuẩn
vết mổ thƣờng gặp nhất và đứng thứ 2 trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện,
khoảng trên 90% nhiễm khuẩn vết mổ thuộc loại nông và sâu [3], [8].
Nhiễm khuẩn vết mổ thƣờng gặp trên lâm sàng, các mức độ nhiễm
khuẩn vết mổ gồm [24]:
• Viêm mơ tế bào: vùng nhiễm khuẩn trên mơ mềm, có các mạch máu
đến ni, mơ cịn sống nhƣng mạch máu do đáp ứng phản ứng viêm cấp tính
nên mạch máu giãn ra và ứ máu. Viêm mô tế bào có thể lành nếu xử trí đúng
trƣớc khi mơ bị chết.

.


3.

• Viêm mủ: khoảng mơ chết biểu hiện rõ là mủ, trung tâm hoại tử khơng
có mạch máu đến ni, mà chỉ là các chất bã từ mô chung quanh hoại tử với
những xác chết bạch cầu, thành phần của máu và vi khuẩn. Vùng mủ đƣợc
bao bởi một vùng nhiều mạch máu và mơ viêm.
• Nhiễm khuẩn hoại tử: do tổn thƣơng ban đầu là lớp mô hoại tử lan tỏa
trong khi lớp da bên trên bình thƣờng nên dễ bỏ sót. Nếu phát hiện trễ, có thể
thấy vùng phù nề rộng có hơi lạo xạo dƣới da.
Những dấu hiệu sƣng, nóng, đỏ, đau vết mổ biểu hiện có mủ bên dƣới
vết mổ. Khi ta thấy dấu hiệu này thì nhiễm khuẩn đã xảy ra một thời gian dài
trƣớc nên tiêu chuẩn này khơng thể chẩn đốn sớm nhiễm khuẩn vết mổ.
Nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn vết mổ [3]
- Điều trị nâng đỡ (Giảm đau, hạ sốt, dinh dƣỡng, bù nƣớc, điện giải…)

- Phân loại mức độ nhiễm khuẩn vết mổ
- Thốt lƣu dịch, mủ sớm
- Chăm sóc vết mổ tại chỗ
- Kháng sinh điều trị thích hợp và khi cần thiết, phối hợp kháng sinh nếu
cần.
- Cắt lọc, may lại vết thƣơng khi cần thiết
Có nhiều thang điểm giúp đánh giá nhiễm khuẩn vết mổ sớm và kịp thời
nhiễm khuẩn vết mổ nhằm khắc phục những hạn chế trên nhƣ: điểm đánh giá
của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ, thang điểm POSSUM, thang điểm
nhiễm khuẩn của Elevate và Store, điểm đánh giá vết thƣơng của Southamton,
điểm ASEPSIS,...Thang điểm CDC là hệ thống chuẩn đƣợc sử dụng rộng rãi
để đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện, với ƣu điểm chẩn đốn chính
xác, độ nhạy cao, có thể chẩn đốn mức độ trầm trọng của bệnh, giúp bác sĩ
chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời trong thời gian nằm viện, giúp xác
định thêm một tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong giai đoạn theo dõi 30 ngày sau
phẫu thuật [27], [45].

.


4.

1.2.3 Viêm nội mạc tử cung [4]
Đây là hình thái hay gặp, nếu khơng điều trị kịp thời có thể dẫn đến các
biến chứng khác nặng hơn nhƣ: viêm tử cung toàn bộ, viêm phúc mạc toàn
bộ, nhiễm khuẩn huyết.
Trong mổ lấy thai, cơ tử cung bị rạch và mạch máu nuôi bị cắt đứt, rồi
đƣợc khâu lại bằng chỉ, cột chặt làm mô căng và thiếu máu nuôi, trở thành
vùng thuận lợi ni cấy vi khuẩn. Ngồi ra, chỉ tiêu là vật lạ, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhiễm khuẩn xảy ra. Những trƣờng hợp mổ lấy thai mà đã đi

vào chuyển dạ hoạt động, ối vỡ, thăm khám âm đạo nhiều lần, chuyển dạ kéo
dài,...thì dịch âm đạo chứa vi khuẩn ái khí, kỵ khí, Gram (+), Gram (-) gây
viêm nội mạc tử cung (VNMTC) ngƣợc dòng.
Triệu chứng hay gặp là sốt sau sinh 2 - 3 ngày, mạch > 100 lần/phút,
ngƣời mệt mỏi, sản dịch hơi, có thể lẫn mủ, tử cung co hồi chậm, ấn đau. Xử
trí: cấy sản dịch tìm ngun nhân và kháng sinh đồ, nạo hút buồng tử cung
gởi giải phẫu bệnh, điều trị kháng sinh toàn thân theo kháng sinh đồ.
1.3 Kháng sinh dự phòng
Kháng sinh dự phòng là việc sử dụng kháng sinh trƣớc khi phẫu thuật,
thủ thuật. Kháng sinh dự phịng nhằm giảm tần suất nhiễm khuẩn tại vị trí
hoặc cơ quan đƣợc phẫu thuật, khơng dự phịng nhiễm khuẩn tồn thân hoặc
vị trí cách xa nơi đƣợc phẫu thuật [7].
Tất cả phụ nữ mổ lấy thai chủ động hoặc mổ lấy thai cấp cứu nên đƣợc
điều trị dự phòng bằng kháng sinh (I-A) [72].
1.3.1 Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng
Việc đánh giá, phân loại phẫu thuật để sử dụng kháng sinh dự phịng rất
quan trọng, chúng tơi chọn bảng phân loại phẫu thuật theo Altermier (Bảng
1.2).

.


5.

Hƣớng dẫn kháng sinh Bộ Y tế (2015), phẫu thuật đƣợc chia làm bốn
loại: phẫu thuật sạch, phẫu thuật sạch - nhiễm, phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật
bẩn.
Kháng sinh dự phòng đƣợc chỉ định cho tất cả các can thiệp phẫu thuật
thuộc phẫu thuật sạch - nhiễm. Mổ lấy thai là phẫu thuật sạch – nhiễm.
Hƣớng dẫn của Hội Dƣợc sĩ Bệnh viện Hoa Kỳ (2013): kháng sinh dự

phòng đƣợc chỉ định trên các phẫu thuật sạch kèm theo có yếu tố nguy cơ tùy
theo loại phẫu thuật, tất cả các loại phẫu thuật sạch - nhiễm và phẫu thuật
nhiễm [38].
Theo CDC, kháng sinh dự phòng nên đƣợc chỉ định cho tất cả các loại
phẫu thuật, trong đó kháng sinh dự phòng đã chứng minh hiệu quả làm giảm
tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên các nghiên cứu lâm sàng.
1.3.2 Lựa chọn kháng sinh dự phòng
Theo Hƣớng dẫn sử dụng kháng sinh 2015, kháng sinh dự phòng trong
mổ lấy thai khuyến cáo là dùng cephalosporin thế hệ 1 (Cefazolin). Thực tế,
cũng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2 hoặc
Augmentin cho thấy có hiệu quả phòng nhiễm khuẩn vết mổ và viêm nội mạc
tử cung là nhƣ nhau. Các nghiên cứu không cho thấy hiệu quả tốt hơn khi sử
dụng kháng sinh phổ rộng thay vì dùng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1
hoặc 2 [22].
Kháng sinh dự phòng lý tƣởng nhất cần đạt các mục tiêu: dự phòng đƣợc
nhiễm khuẩn vết mổ, phòng bệnh và tử vong liên quan đến nhiễm khuẩn vết
mổ, giảm thời gian và chi phí nằm viện, khơng gây tác dụng không mong
muốn, không tác dụng bất lợi đến hệ vi khuẩn bình thƣờng trên ngƣời bệnh
[38].

.


6.

Bảng 1. 3 Khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng và liều dùng trong
mổ lấy thai
Khuyến cáo
ASHP (2013) [38]


Kháng sinh
Cefazolin 2g (3g nếu > 120kg) Ampicillin +
sulbactam 3g (ampicillin 2g/sulbactam lg). Tiêm tĩnh
mạch trong vòng 60 phút trƣớc lúc rạch da. Thời
gian sử dụng KSDP < 24h.

ACOG (2011) [17]

Cefazolin lg (2g nếu BMI >30 hoặc cân nặng
>100kg). Tiêm tĩnh mạch trong vòng 60 phút trƣớc
lúc rạch da

The Sanford Guide To Cefazolin 2g, tiêm tĩnh mạch trƣớc rạch da
Antimicrobial Therapy
(2015) [48]
Tờ hƣớng dẫn sử dụng Ampicilin + sulbactam 1,5g - 3g. Tiêm tĩnh mạch
Unasyn của Anh.

trƣớc khởi mê, dừng sử dụng trong vòng 24h sau
phẫu thuật

Bộ Y tế (2015) [7]

Cefazolin 2g (3g nếu >120kg). Tiêm tĩnh mạch 15 30 phút trƣớc rạch da. Dị ứng kháng sinh nhóm
penicilin: clindamycin 600mg + gentamicin 5mg/kg.

Do tình hình thực tế thuốc khoa Dƣợc Bệnh viện đa khoa khu vực Củ
Chi ở thời điểm nghiên cứu chỉ có Cephalosporin thế hệ 2 hoặc 3, đấu thầu
thuốc Cephalosporin thế hệ 1 không về kịp trong thời gian lấy số liệu. Ngoài
ra, Cephalosporin thế hệ 2 đã đƣợc chứng minh có hiệu quả dự phịng nhiễm

khuẩn vết mổ trong mổ lấy thai ở nhiều nghiên cứu trong và ngồi nƣớc [51],
[58], [68]. Vì vậy, để kịp tiến độ cho việc triển khai và thu thập số liệu nghiên
cứu, chúng tôi đã xin phép trƣởng khoa Sản, Ban Giám đốc Bệnh viện, phòng

.


×