Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Khảo sát và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hội đồng thuốc và điều trị tại các trung tâm y tế tuyến huyện tỉnh bến tre năm 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 116 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH PHƢỚC THIỆN

KHẢO SÁT VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ
ĐIỀU TRỊ TẠI MỘT SỐ TRUNG TÂM Y TẾ
TUYẾN HUYỆN TỈNH BẾN TRE NĂM 2019-2021

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH PHƢỚC THIỆN



KHẢO SÁT VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ

ĐIỀU TRỊ TẠI MỘT SỐ TRUNG TÂM Y TẾ
TUYẾN HUYỆN TỈNH BẾN TRE NĂM 2019-2021

NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: 62732001

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2021
Ngƣời cam đoan


Huỳnh Phƣớc Thiện

.


.

i

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
Luận văn Chuyên khoa cấp II - Khóa 2019-2021
Chuyên ngành Tổ chức - Quản lý dược
KHẢO SÁT VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI MỘT SỐ
TRUNG TÂM Y TẾ TUYẾN HUYỆN TỈNH BẾN TRE NĂM 2019-2021
Huỳnh Phƣớc Thiện
Người hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Hải Yến
Mở đầu: Hội đồng thuốc và điều trị tại các bệnh viện là một tổ chức có vai
trị đảm bảo an tồn và hiệu quả sử dụng thuốc cho người bệnh. Hội đồng này
bao gồm nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau của bệnh viện
nhằm đảm bảo cho người bệnh được chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp
thơng qua việc cố vấn, quyết định phương pháp điều trị, cách thức sử dụng
thuốc cho người bệnh. Vì vậy, chất lượng hoạt động của tổ chức này sẽ quyết
định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của các bệnh viện.
Mục tiêu: Khảo sát hoạt động Hội đồng thuốc và điều trị tại các trung tâm y
tế tuyến huyện của tỉnh Bến Tre, với mục tiêu đánh giá hoạt động của Hội
đồng nhằm đề xuất những điều chỉnh cần thiết, giúp Hội đồng thuốc và điều
trị tại các trung tâm y tế tuyến huyện hoạt động một cách hiệu quả từ đó nâng
cao chất lượng điều trị tại các trung tâm này.
Đối tƣợng - Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đã thu thập và sử dụng

các dữ liệu hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị tại 05 trung tâm y tế
huyện tại tỉnh Bến Tre từ năm 2019 đến năm 2021. Để khảo sát hoạt động của
Hội đồng thuốc và điều trị, nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ câu hỏi khảo
sát và thực hiện khảo sát đối với 83 thành viên của Hội đồng thuốc và điều
trị.
Kết quả: Đề tài đã góp phần cải thiện đáng kể những hoạt động chuyên môn
của Hội đồng thuốc và điều trị. Góp phần cũng cố và nâng cao chất lượng
điều trị tại 05 trung tâm y tế tuyến huyện của tỉnh Bến Tre.
Kết luận: Đề tài đã thực hiện được 03 mục tiêu đề ra đối với 05 trung tâm y
tế tuyến huyện của tỉnh Bến Tre gồm: Khảo sát hoạt động; Đề xuất và thực
hiện các biện pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động; Đánh giá lại hoạt
động sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp để xác định hiệu quả.
Từ khoá: Hội đồng thuốc và điều trị, khảo sát, chất lượng, hiệu quả hoạt
động, trung tâm y tế huyện tỉnh Bến Tre.

.


.

i

THESIS SUMMARY
Specialized Pharmacist of 2nd grade Academic course: 2019-2021
Speciality: Pharmaceutical Organixation and Administration
SURVEY AND IMPLEMENTATION OF SOLUTIONS TO IMPROVE THE
EFFICIENCY OF ACTIVITIES OF DRUG AND THERAPEUTICS
COMMITTEE AT SOME HEALTH CENTERS
DISTRICT OF BEN TRE PROVINCE 2019-2021
Huynh Phuoc Thien

Supervisor: Dr. Nguyen Thi Hai Yen
Background: The Drug and Therapeutics Committee in hospitals is an organization
whose role is to ensure the safe and effective use of medicines for patients. This
committee consists of many experts in many different areas of the hospital to ensure
that patients receive the best care at an appropriate cost through consulting, deciding
on treatment methods, how to use medicine for the patient. Therefore, the quality of
operation of this organization will determine the quality and performance of
hospitals.
Objectives: To survey the activities of the Drug and Therapeutics Committee at
district health centers of Ben Tre province, with the goal of evaluating the Council's
activities in order to propose necessary adjustments to help the Drug and
Therapeutics Committee at district health centers operate effectively, thereby
improving the quality of treatment.
Methods: The study collected and used the activity data of the Drug and
Therapeutics Committee at 05 district health centers in Ben Tre province from 2019
to 2021. To survey the activities Under the action of the Drug and Therapeutics
Committee, the study conducted to develop a survey questionnaire and conducted a
survey for 83 members of the Drug and Therapeutics Committee.
Results: The topic has significantly improved the professional activities of the Drug
and Therapeutics Committee. Contributing to consolidating and improving the quality
of treatment at 05 district health centers of Ben Tre province.
Conclusion: The study has accomplished 03 goals set out for 05 district health
centers of Ben Tre province, including: Operational survey; Proposing and
implementing remedial measures for operational limitations; Reassess performance
after implementing interventions to determine effectiveness.
Keywords: Drug and Therapeutics Committee, survey, quality and operational
efficiency, Ben Tre district health center.

.



.

v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Trung tâm y tế huyện .............................................................................. 3
1.2. Hội đồng thuốc và điều trị .................................................................... 10
1.3. Quy định về cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện ...................... 17
1.4. Mối liên hệ giữa khoa dược và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị
.................................................................................................................... 21
1.5. Các hoạt động chức năng của hội đồng thuốc và điều trị ...................... 23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................31
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 31
2.2. Nội dung và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 35
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 41
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................... 41
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................42
3.1. Khảo sát hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị tại 05 trung tâm y tế
huyện tỉnh Bến Tre ...................................................................................... 42
3.2. Đề xuất những điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hội
đồng thuốc và điều trị .................................................................................. 71

Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................89
4.1. Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị tại 05 trung tâm y tế tuyến
huyện của tỉnh Bến Tre năm 2020 và các giải pháp can thiệp được đề xuất . 89
4.2. Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị sau khi thực hiện các biện pháp
đề xuất năm 2021 ........................................................................................ 93
4.3. Thuận lợi và khó khăn trong nghiên cứu ............................................... 95
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................97
5.1. Kết luận ................................................................................................ 97
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................................

.


.

v

.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ABC


Phân tích ABC

ADR

Adverse Drug Reaction- Phản ứng có hại của thuốc

BS

Bác sĩ

BYT

Bộ Y tế

CK

Chuyên khoa

DLS

Dược lâm sàng

DS

Dược sĩ

DSCĐ

Dược sĩ cao đẳng


DSTH

Dược sĩ trung học

ĐD

Điều dưỡng

GB

Giường bệnh

GSP

Good Storage Practices - Thực hành tốt bảo quản thuốc

HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
TTYT

Trung tâm y tế

VEN

Vital, Essential, Non-Essential - Phân tích VEN

.


.


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2. Số liệu thống kê của 05 trung tâm y tế nghiên cứu đến thời điểm tháng 6
năm 2021 .....................................................................................................................9
Bảng 1.3. Chỉ số đánh giá hoạt động và ảnh hưởng của hội đồng thuốc và điều trị.16
Bảng 1.4. Tóm tắt vai trị của hội đồng thuốc và điều trị trong chu trình cung ứng
thuốc tại bệnh viện ....................................................................................................30
Bảng 2.1. Số liệu về thành viên của hội đồng thuốc và điều trị tại 05 trung tâm y tế
huyện .........................................................................................................................34
Bảng 2.2 Mô tả cách thu thập và kiểm chứng thông tin về hoạt động của hội đồng
thuốc và điều trị. ........................................................................................................35
Bảng 2.3. Nội dung các chỉ số đánh giá hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị của
WHO .........................................................................................................................39
Bảng 3.1. Quy mô hoạt động hội đồng thuốc và điều trị ..........................................42
Bảng 3.2. Nhân lực y tế của các trung tâm y tế ........................................................43
Bảng 3.3. Cơ cấu nhân lực ........................................................................................43
Bảng 3.4. Thành phần hội đồng thuốc và điều trị .....................................................44
Bảng 3.5. Các tiểu ban ..............................................................................................45
Bảng 3.6. Vị trí - Nhiệm kỳ - Quyền hạn - Kinh phí hoạt động của hội đồng thuốc
và điều trị ...................................................................................................................46
Bảng 3.7. Phương thức hoạt động hội đồng thuốc và điều trị ..................................47
Bảng 3.8. Nội dung cuộc họp hội đồng thuốc và điều trị trong năm gần đây ..........48
Bảng 3.9. Các chính sách về thuốc ...........................................................................49
Bảng 3.10. Nội dung xây dựng danh mục thuốc .......................................................50
Bảng 3.11. Cung ứng, bảo quản, cấp phát thuốc ......................................................52
Bảng 3.12. Xây dựng phác đồ điều trị ......................................................................54
Bảng 3.13. Đánh giá việc sử dụng thuốc ..................................................................56
Bảng 3.14. Thực hiện can thiệp chuyên môn ............................................................57
Bảng 3.15. Tỷ lệ giám sát bệnh án và đơn thuốc ......................................................58

Bảng 3.16. Thực hiện can thiệp về quản lý ...............................................................57
Bảng 3.17. Thực hiện biện pháp giám sát, phòng ngừa ADR ..................................61
Bảng 3.18. Cơ sở vật chất thông tin thuốc phục vụ hoạt động hội đồng thuốc và điều
trị ...............................................................................................................................63
Bảng 3.19. Nguồn thông tin thuốc ............................................................................63

.


.

ii

Bảng 3.20. Nội dung thông tin thuốc ........................................................................64
Bảng 3.21. Thông tin cho cán bộ y tế .......................................................................65
Bảng 3.22. Thông tin cho bệnh nhân ........................................................................66
Bảng 3.23. Nội dung nghiên cứu khoa học ...............................................................68
Bảng 3.24. Kiểm tra việc quản lý thuốc tại các khoa................................................69
Bảng 3.25. Tần suất trao đổi chuyên môn .................................................................70
Bảng 3.27. Phân loại ADR theo mức độ ...................................................................77
Bảng 3.28. Thang WHO............................................................................................77
Bảng 3.29. Thang Naranjo ........................................................................................79
Bảng 3.30. Văn bản liên quan hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị .................81
Bảng 3.31. Văn bản liên quan đến kiểm sốt thơng tin thuốc và lựa chọn thuốc .....82
Bảng 3.32. Kết quả phân tích và kiến nghị về sử dụng thuốc ...................................83
Bảng 3.33. Thông báo đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc .................................85
Bảng 3.34. Kết quả kiểm tra, giám sát đơn thuốc, bệnh án năm 2020 .....................86
Bảng 3.35. Thực hiện giám sát ADR ........................................................................88

.



.

x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc ..........................................................................17
Hình 1.2. Mức độ tin cậy của các bằng chứng (tháp bằng chứng) ...........................26
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................33
Hình 3.1. Tỷ lệ về trình độ chun mơn của hội đồng thuốc và điều trị tại các TTYT
...................................................................................................................................45
Hình 3.2. Số lần điều chuyển thuốc trong năm 2020 ................................................51
Hình 3.3. Tỷ lệ phác đồ sử dụng tại các trung tâm y tế ............................................55
Hình 3.4. Số lượng giường bệnh và phác đồ điều trị tại các trung tâm y tế .............55
Hình 3.5. Số lượng báo cáo ADR từ các trung tâm y tế trong năm 2020 .................60
Hình 3.6. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học ........................................................68
Hình 3.7. Số lượng thuốc sử dụng và kiến nghị ........................................................84
Hình 3.8. Tỷ lệ sai sót của đơn thuốc và bệnh án .....................................................87

.


.

1

MỞ ĐẦU
Thuốc đóng vai trị quan trọng đối với việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
Việc sử dụng thuốc kém hiệu quả, bất hợp lý dẫn đến việc không đảm bảo hiệu quả

điều trị và gia tăng chi phí điều trị của người bệnh. Ngồi ra, sai sót trong kê đơn,
sai sót trong cấp phát thuốc và thiếu quan tâm, giáo dục cho bệnh nhân trong sử
dụng thuốc cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Nguyên
nhân của thực trạng này có thể do một số cơ sở khám, chữa bệnh chưa tổ chức các
đợt tập huấn nghiệp vụ, thiếu việc đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức chuyên
môn cần thiết cho các nhân viên y tế. Điều này dẫn đến việc các nhân viên y tế thiếu
cập nhật các thông tin mới về sử dụng thuốc trong điều trị, về phản ứng bất lợi của
thuốc hoặc việc nắm bắt thông tin thuốc mất tính khách quan, khoa học do chủ định
của công ty cung ứng dược phẩm. Để hạn chế tất cả những nguyên nhân này, vai trò
và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) trong mỗi bệnh viện là hết
sức quan trọng.
HĐT&ĐT tại các bệnh viện được thành lập theo hướng dẫn của Thông tư
21/2013/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 08/8/2013, là một tổ chức có vai trị
đảm bảo an tồn và hiệu quả sử dụng thuốc cho người bệnh [1]. Hội đồng này bao
gồm nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau của bệnh viện nhằm đảm bảo
cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông qua
việc cố vấn, quyết định phương pháp điều trị, cách thức sử dụng thuốc cho người
bệnh. Vì vậy, chất lượng hoạt động của HĐT&ĐT sẽ quyết định đến chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh.
Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày
11/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ và Thông tư 37/2016/TT-BYT
ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Bến Tre đã tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh thành lập các trung tâm y tế (TTYT) tuyến huyện trên cơ sở sáp nhập giữa
các bệnh viện hạng 3 và TTYT dự phòng huyện [2], [17]. Từ năm 2016 trên địa bàn
tỉnh Bến Tre có 05 TTYT huyện thực hiện hai chức năng y tế dự phòng và khám

.


.


2

chữa bệnh. HĐT&ĐT đã được thành lập tại tất cả các bệnh viện và TTYT có
giường bệnh của tỉnh. Từ khi đi vào hoạt động đến nay HĐT&ĐT đã đạt được một
số thành quả nhất định trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, qua quá trình quản lý và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động hàng năm
của các TTYT nhận thấy hiện nay hoạt động của HĐT&ĐT còn chưa được đồng bộ
và chưa phát huy được hết tất cả các vai trò cần thiết, nhất là tại các đơn vị điều trị
tuyến huyện. Tại đa số các TTYT, hoạt động HĐT&ĐT chỉ chú trọng đến nhiệm vụ
cung ứng, cấp phát thuốc tại đơn vị nhưng chưa quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc, báo cáo tác dụng không mong
muốn của thuốc, bảo quản thuốc . . . Từ thực tế đó việc thực hiện đề tài “Khảo sát
và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Thuốc và điều trị tại
một số Trung tâm y tế tuyến huyện tỉnh Bến Tre giai đoạn 2019-2021” với mục tiêu

đánh giá hoạt động của các HĐT&ĐT nhằm đề xuất những điều chỉnh cần thiết,
giúp HĐT&ĐT tại các TTYT hoạt động một cách hiệu quả, từ đó nâng cao chất
lượng điều trị tại các TTYT trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát hoạt động của HĐT&ĐT tại 05 trung tâm y tế tuyến huyện của tỉnh
Bến Tre từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2020.
2. Đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động của
HĐT&ĐT tại 05 trung tâm y tế tuyến huyện của tỉnh Bến Tre từ tháng 11 năm
2020 đến tháng 4 năm 2021.
3. Đánh giá lại hoạt động của HĐT&ĐT sau khi thực hiện các biện pháp đề xuất
từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2021.

.



.

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trung tâm y tế huyện
1.1.1. Cở sở pháp lý thành lập Trung tâm y tế huyện
Mơ hình Y tế tuyến huyện trước đây được tổ chức theo hướng dẫn của Nghị định
13/2008/NĐ-CP; Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Thơng tư Liên tịch
số 03/2008/TTLT-BYT-BNV của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. Qua thời gian hoạt
động đã bộc lộ những bất cập.
- Về nhân sự: số lượng cán bộ làm công tác quản lý và hành chính được lấy từ
nguồn cán bộ chuyên môn dẫn đến giảm số lượng cán bộ làm công tác chuyên
môn, trong khi nguồn lực bác sĩ hiện nay còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám
chữa bệnh.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển: ngân sách nhà nước phải
đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất dàn trải cho 02 đơn vị y tế. Một số đơn vị không
sử dụng hết công suất và chức năng của thiết bị nhưng không thể điều phối hỗ trợ
nhau. Những tồn tại trên gây nên sự lãng phí cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân
lực y tế [26].
Trên cơ sở hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày
11/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ thì lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh chỉ
thành lập bệnh viện đa khoa ở tuyến huyện khi thực sự có nhu cầu, điều kiện và
phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn là bệnh viện hạng II trở lên [2], [17]. Các địa phương đã
tiến hành sáp nhập 02 đơn vị y tế trên thành TTYT huyện, với mục tiêu chung là
khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động cải
tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu
quả và đem lại sự hài lòng cho người bệnh và nhân viên y tế, đồng thời phù hợp với
bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước. Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều

trị và chăm sóc, nhân viên y tế là then chốt của toàn bộ hoạt động khám, chữa bệnh
[5].

.


.

4

Theo hướng dẫn tại Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 về pháp lý TTYT
huyện là đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập trực thuộc Sở Y tế, có tư cách pháp nhân, có
trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân
hàng theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân
lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; Chịu sự hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến tỉnh, Trung ương, chịu sự quản lý
nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện. TTYT huyện có chức năng cung cấp
dịch vụ chuyên mơn, kỹ thuật về y tế dự phịng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi
chức năng và các dịch vụ y tế khác [2].
1.1.2. Nhiệm vụ - Quyền hạn
TTYT huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Thực hiện các hoạt động phịng chống dịch bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh
khơng lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; tiêm chủng phòng bệnh; y tế trường
học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe, phát sinh, lây lan dịch,
bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho người dân.
- Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệ sinh và sức
khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; vệ sinh trong
hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh
hoạt và dinh dưỡng cộng đồng.
- Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; tham gia

thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân
cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát cơng tác phịng chống ngộ độc thực
phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm; hướng dẫn, giám sát cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo
quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo
quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp.
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo quy
định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho các

.


.

5

trường hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc,
phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, chuyển tuyến theo quy định
của pháp luật; khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định; tham gia
khám giám định y khoa, khám giám định pháp y khi được trưng cầu.
- Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh
dưỡng bà mẹ, trẻ em; phối hợp thực hiện cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh phục vụ cho hoạt động chun
mơn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu của người dân;
tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an tồn sinh học tại phịng xét nghiệm và
an toàn bức xạ theo quy định.
- Thực hiện tun truyền, cung cấp thơng tin về chủ trương, chính sách pháp luật
của Đảng, Nhà nước về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe

về y tế, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn.
- Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các phòng khám đa
khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế thôn bản, cô đỡ
thôn, bản và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, trường học, cơng nơng trường, xí
nghiệp trên địa bàn huyện.
- Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo
quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh
vực phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản và các đối tượng khác theo phân
công, phân cấp của Sở Y tế
- Thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vắc xin,
sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo
phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.

.


.

6

- Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phân công,
phân cấp của Sở Y tế; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay thế theo quy định
của pháp luật; thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.
- Ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo
hiểm y tế tại TTYT và các đơn vị y tế thuộc TTYT theo quy định của pháp luật
Ngoài ra TTYT huyện còn thực hiện việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến
bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo
quy định của pháp luật, thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp
và theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y
tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.

Một trong các nhiệm vụ quan trọng của TTYT là thực hiện việc cung ứng, bảo
quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo phân cấp của Sở Y tế và quy định
của pháp luật [2].
1.1.3. Cơ cấu - Tổ chức
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương, Giám đốc Sở Y tế quyết định việc
thành lập, chia tách, lồng ghép các Phòng chức năng và các Khoa chuyên môn
thuộc TTYT huyện, quy định nhiệm vụ cụ thể của các Khoa, Phòng bảo đảm triển
khai thực hiện cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với nhu cầu thực tế
và theo quy định của pháp luật [2].
TTYT huyện được tổ chức thống nhất trên địa bàn cấp huyện, thực hiện chức năng
về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; các Phòng khám
đa khoa khu vực, nhà hộ sinh khu vực (nếu có) và trạm y tế xã, phường, thị trấn trên
địa bàn huyện là đơn vị y tế thuộc TTYT huyện [17].
Về tổng thể, các TTYT huyện có các Khoa, Phịng sau đây: [2]

.


.

7

Bảng 1.1. Các khoa, phòng của TTYT huyện

Các Phòng chức năng

Các Khoa chun mơn




Phịng Tổ chức - Hành chính;



Khoa Kiểm sốt bệnh tật và HIV/AIDS;



Phịng Kế hoạch - Nghiệp vụ;



Khoa Y tế cơng cộng và Dinh dưỡng;



Phịng Tài chính - Kế tốn;



Khoa An tồn thực phẩm;



Phịng Điều dưỡng.



Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản;




Khoa Khám bệnh/Phòng khám đa khoa;



Khoa Hồi sức cấp cứu;



Khoa Nội tổng hợp;

 Khoa Ngoại tổng hợp;


Khoa Nhi;



Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng;



Khoa Liên chuyên khoa (Răng Hàm Mặt Mắt- Tai Mũi Họng);



Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế;




Khoa Truyền nhiễm;



Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;



Khoa Xét nghiệm và Chẩn đốn hình ảnh.

TTYT huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ chức, hoạt động và
nguồn lực của Sở Y tế. Chiu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố về việc thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật theo phân cấp ở
địa phương, chịu sự hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của đơn vị y tế tuyến tỉnh.
TTYT huyện có mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị,
xã hội trên địa bàn cấp huyện [26].

.


.

8

1.1.4. Các TTYT huyện tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bến Tre được chia làm 09 đơn vị hành chính gồm thành phố Bến Tre và 08
huyện. Bến Tre có khoảng 1.262.035 dân. Tồn tỉnh có 12 bệnh viện và TTYT tế
hai chức năng đang hoạt động. Về lĩnh vực dược Bến Tre có 03 doanh nghiệp sản

xuất thuốc, 09 doanh nghiệp bán buôn thuốc, hơn 1.600 cơ sở bán lẻ thuốc tại các
xã, phường trên địa bàn [27].
Đến thời điểm năm 2016, tồn tỉnh có 08 TTYT huyện, khi thực hiện mơ hình riêng
rẽ gồm bệnh viện và TTYT, cơng tác điều trị tại các bệnh viện thường xuyên bị quá
tải và quá tải cục bộ ở hệ dự phòng khi huy động phòng, chống dịch. Trang thiết bị,
nguồn nhân lực chưa phát huy tối đa hiệu quả việc sử dụng. Số lượng cán bộ làm
cơng tác quản lý và hành chính của 02 đơn vị là từ nguồn cán bộ chuyên môn công
suất sử dụng trang thiết bị không đồng đều gây lãng phí nguồn lực. Việc tổ chức lại
y tế tuyến huyện trên cơ sở sáp nhập TTYT và Bệnh viện huyện sẽ cho phép phát
huy tối đa nguồn lực y tế giảm số lượng bác sĩ làm công tác hành chính và linh
động trong điều tiết cán bộ y tế để giải quyết quá tải, phát huy tối đa hiệu quả sử
dụng các trang thiết bị y tế [27].
Thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 37/2016/TT-BYT, Sở Y tế Bến Tre đã xây
dựng Đề án số 4758/ĐA-SYT ngày 27/12/2016 thành lập TTYT huyện, thành phố
trên cơ sở tổ chức lại, sáp nhập TTYT và bệnh viện đa khoa các huyện. Toàn tỉnh
thành lập 08 TTYT huyện, thành phố, trong đó có 05 TTYT có giường bệnh tổ chức
khám và điều trị bệnh nội trú và ngoại trú.
Số lượng người làm việc của TTYT huyện được xác định trên cơ sở vị trí việc làm
theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng
năm TTYT huyện xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng người làm việc,
báo cáo Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bảo đảm thực hiện
nhiệm vụ được giao [2].

.


.

9


Bảng 1.2. Số liệu thống kê của 05 TTYT nghiên cứu đến thời điểm tháng 6 năm
2021

TTYT
huyện

Số
khoa
phịng

Số
giƣờng
bệnh

Châu
Thành

3216/QĐUBND ngày
30/12/2016

16

Giồng
Trơm

3218/QĐUBND ngày
30/12/2016

Thạnh

Phú

Quyết định
thành lập

Số lƣợng
bệnh trung
bình/tháng

Nhân lực y tế

Nội
trú

Ngoại
trú

Dƣợc


Dƣợc Bác ĐD
sĩ CĐ, sĩ
TH

110

380

12.000


08

06

32

65

18

170

350

12.796

06

13

33

62

3221/QĐUBND ngày
30/12/2016

18

250


794

10.682

07

08

42

50

Chợ
Lách

3217/QĐUBND ngày
30/12/2016

16

160

365

12.900

06

11


37

46

Bình
Đại

3215/QĐUBND ngày
30/12/2016

18

200

600

10.855

09

15

41

84

Về nhân sự, đây là yếu tố thuận lợi của việc sáp nhập, giải quyết được những khó
khăn mà nhiều năm qua khối bệnh viện phải gánh chịu, cán bộ y tế có thể được luân
chuyển, được bố trí vào các khoa lâm sàng trong những ngày cao điểm, phát huy

được hiệu quả công tác của cán bộ y tế đồng thời giải quyết phần nào vấn đề thiếu
nhân lực, nhất là đội ngũ bác sĩ. Ngoài ra việc lập danh mục, cung ứng, phân phối
và sử dụng thuốc được tập trung về một đầu mối giúp thuận tiện trong công tác
cung ứng, kiểm tra, giám sát và quản lý.

.


.

0

1.2. Hội đồng thuốc và điều trị
1.2.1. Cơ sở pháp lý thành lập Hội đồng thuốc và điều trị
Quá trình hình thành và phát triển của HĐT&ĐT giữa các nước là rất khác nhau.
Các nước Bắc Âu rất coi trọng và phát triển tổ chức này. Tại Thụy Điển, HĐT&ĐT
đã được thành lập từ năm 1961, đến năm 1997, chính phủ Thụy Điển quy định mỗi
vùng phải có một HĐT&ĐT. Tại Đan Mạch, đến năm 1979, khoảng 90% các bệnh
viện đã thành lập HĐT&ĐT.Tại Đức, trong khoảng từ năm 1970 đến năm 1984, hầu
hết các bệnh viện đã thành lập HĐT&ĐT. Tại Australia, HĐT&ĐT bệnh viện được
thành lập từ các năm 1960 [33].
Ngày 04/7/1997 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 08/BYT-TT Hướng dẫn tổ chức,
chức năng nhiệm vụ của HĐT&ĐT ở bệnh viện, nhằm chấn chỉnh công tác cung
ứng, quản lý, sử dụng thuốc tại bệnh viện và thực hiện tốt việc sử dụng thuốc hợp
lý, an toàn, hiệu quả cho người bệnh. Hội đồng được thành lập với chức năng tư vấn
cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc,
thực hiện tốt Chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
Đến năm 2013 Bộ Y tế ban hành Thông tư 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ chức
và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, thay thế Thông tư 08/BYT-TT. Với
những quy định, hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về hoạt động nhằm đáp ứng yêu

cầu công tác quản lý sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho bệnh nhân trong tình hình
mới. HĐT&ĐT là bộ phận có ảnh hưởng rất lớn đến công tác dược lâm sàng, là bộ
phận có vai trị quyết định các hoạt động có liên quan đến thuốc trong bệnh viện.
1.2.2. Tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do giám đốc bệnh viện ra quyết
định thành lập, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Tùy theo hạng bệnh viện, Hội
đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm các thành phần sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chun mơn;
- Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện;

.


.

1

- Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược
hoặc cả hai thành viên này;
- Ủy viên gồm: Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và
điều dưỡng trưởng bệnh viện. Dược sĩ dược lâm sàng, Trưởng phịng Tài chính - Kế
tốn [1].
Có nhiều ý kiến khác nhau về qui mô và thành phần tối ưu của Hội đồng. Qui mô lớn
hay nhỏ phụ thuốc vào qui mơ của bệnh viện. Số thành viên ít tạo thuận lợi cho việc
đạt được sự thống nhất. Số lượng thành viên đông sẽ thuận lợi về mặt chuyên môn,
giảm áp lực công việc cho các thành viên và tạo thuận lợi cho việc thực thi quyết
định.
Cần có đủ số lượng thành viên đại diện cho tất cả các bên có liên quan trong Hội
đồng bao gồm đại diện cho các khoa lâm sàng, bộ phận quản lý và khoa dược. Việc
lựa chọn thành viên phải dựa trên vị trí cơng tác, trách nhiệm và phải có bản u

cầu cơng việc rõ ràng [7].

1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ Hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến
thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về

thuốc trong bệnh viện [1]. HĐT&ĐT cần phát huy hiệu quả hoạt động tăng cường
kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc, hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc thực hiện các
biện pháp phòng ngừa và giảm các tai biến, sai sót chun mơn, bảo đảm an toàn
cho người bệnh [29].
Về nhiệm vụ của HĐT&ĐT được quy định cụ thể trong Thông tư 21/2013/TTBYT, bao gồm những nhiệm vụ chính như sau :
Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
Cụ thể là các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. Lựa
chọn các hướng dẫn điều trị làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục thuốc, tiêu chí bổ
sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục. Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược

.


.

2

đến người bệnh nhằm bảo đảm thuốc được sử dụng đúng, an tồn. Hạn chế sử dụng
một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại nghiêm trọng, Quy trình
giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng. Quản lý, giám sát hoạt động thông tin
thuốc của trình dược viên, cơng ty dược và các tài liệu quảng cáo thuốc [1].
Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
HĐT&ĐT xây dựng danh mục thuốc dựa trên các nguyên tắc sau: bảo đảm phù hợp
với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện, phù hợp về

phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện,
thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do BYT ban
hành, ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
Về tiêu chí lựa chọn thuốc, thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính
an tồn thơng qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác
dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh
tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị. Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn
chất, thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc
nhà sản xuất cụ thể [1].
Xây dựng và thực hiện các hƣớng dẫn điều trị
Tùy vào quy mô và khả năng của mỗi bệnh viện, Hội đồng có thể tự xây dựng
hướng dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn.
Nguyên tắc xây dựng hướng dẫn điều trị: Phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng
dẫn của các chương trình mục tiêu quốc gia do BYT ban hành, phù hợp với trình độ
chun mơn, nhân lực và trang thiết bị hiện có của đơn vị, đơn giản, dễ hiểu và dễ
cập nhật. Cung cấp đủ hướng dẫn điều trị tới thầy thuốc kê đơn, tiến hành theo dõi,
giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị, định kỳ rà soát và cập nhật các nội dung
hướng dẫn đã được xây dựng [1].
Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

.


.

3

Hội đồng cần xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa
chọn các giải pháp can thiệp phù hợp theo hướng dẫn. Xác định các vấn đề liên

quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ, bảo quản đến kê đơn, cấp phát và
sử dụng bao gồm:
- Tồn trữ thuốc: Tình trạng trống kho do thiếu kinh phí, tồn kho do hệ thống cung
ứng yếu kém.
- Bảo quản thuốc: Thuốc không bảo đảm chất lượng do điều kiện bảo quản không
đúng và không đầy đủ. Bảo quản thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện theo
lộ trình do BYT quy định. Chậm nhất đến ngày 01/01/2021, cơ sở khám chữa bệnh,
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền phải tuân thủ đầy đủ GSP đối với
hoạt động bảo quản thuốc [1], [9].
- Kê đơn: kê đơn thuốc khơng phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh; người
kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ, hướng dẫn điều trị,
không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn.
- Cấp phát thuốc: nhầm lẫn, không thực hiện đầy đủ 5 đúng (đúng thuốc, đúng
người bệnh, đúng liều, đúng lúc, đúng cách).
- Sử dụng thuốc: không đúng cách, không đủ liều, không đúng thời điểm dùng
thuốc, khoảng cách dùng thuốc, pha chế thuốc, tương tác thuốc; các phản ứng có
hại; tương tác giữa thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn; thuốc không có tác dụng.
Hội đồng sử dụng các phương pháp phân tích để phát hiện các vấn đề về sử dụng
thuốc: Phân tích ABC, phân tích VEN, phân tích nhóm điều trị, phân tích theo liều
xác định trong ngày - DDD [1].
Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phịng ADR và các sai sót trong
chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện từ giai đoạn chẩn đoán, kê đơn của thầy thuốc,
chuẩn bị và cấp phát thuốc của dược sĩ, thực hiện y lệnh và hướng dẫn sử dụng của

.


.


4

điều dưỡng, sự tuân thủ điều trị của người bệnh nhằm bảo đảm an tồn cho người
bệnh trong q trình điều trị.
- Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điều trị.
- Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện.
- Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR và các sai sót trong sử dụng
thuốc để kịp thời rút kinh nghiệm chuyên môn.
- Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điều trị và
các qui trình chun mơn khác dựa trên thơng tin về ADR và sai sót trong sử dụng
thuốc ghi nhận được tại bệnh viện.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc [1].
Thơng báo, kiểm sốt thơng tin về thuốc
HĐT&ĐT có nhiệm vụ chuyển tải các thơng tin về hoạt động, các đề xuất tới những
đối tượng thực hiện các quyết định của Hội đồng trên cơ sở bảo đảm được tính
minh bạch trong các quyết định để tránh những xung đột, bất đồng về quyền lợi.
Thực hiện quản lý công tác thông tin về thuốc trong bệnh viện.
- Chỉ đạo Đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện cập nhật thông tin về thuốc, cung
cấp thông tin về thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong phạm vi
bệnh viện.
- Sử dụng các nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy cung cấp từ khoa Dược,
Đơn vị Thông tin thuốc trong việc xây dựng danh mục thuốc, hướng dẫn điều trị và
các qui trình chuyên môn khác phù hợp với phân tuyến chuyên môn của đơn vị
- Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai qui định về hoạt
động giới thiệu thuốc trong phạm vi bệnh viện [1].

1.2.4. Hoạt động Hội đồng thuốc và điều trị
Một HĐT&ĐT có rất nhiều hoạt động và các thành viên phải quyết định lựa chọn ưu
tiên cho từng hoạt động mục tiêu cụ thể. Việc quyết định các vấn đề ưu tiên có thể


.


×