Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Mức độ căng thẳng và hành vi ứng phó của sinh viên cử nhân điều dưỡng trong thực hành lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 108 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

KHÓA 2019 – 2021

MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG VÀ HÀNH VI ỨNG PHÓ
CỦA SINH VIÊN CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG

- NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ



ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG VÀ HÀNH VI ỨNG PHÓ
CỦA SINH VIÊN CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG

NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. ĐẶNG TRẦN NGỌC THANH
2. GS.TS. DIANE ERNST

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác. Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả

Nguyễn Thị Huyền Trang

.


.

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4
1.1. Thực hành lâm sàng ..............................................................................................4
1.2. Sơ lược về Điều dưỡng .........................................................................................5
1.3. Căng thẳng .............................................................................................................8
1.4. Ứng phó ...............................................................................................................18
1.5. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa căng thẳng và hành vi ứng phó trong
sinh viên Điều dưỡng ...........................................................................................22
1.6. Học thuyết và ứng dụng ......................................................................................24
1.7. Đặc điểm nơi nghiên cứu ....................................................................................28
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................30
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................30
2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................30
2.3. Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu .....................................................31

2.4. Công cụ thu thập số liệu ......................................................................................35
2.5. Quy trình thu thập số liệu ....................................................................................37
2.6. Kiểm soát sai lệch và biện pháp khắc phục ........................................................37
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................38

.


.

2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................................38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 40
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................40
3.2. Mức độ căng thẳng của sinh viên Điều dưỡng trong Thực hành Lâm sàng ......44
3.3. Sự lựa chọn hành vi ứng phó của sinh viên Điều dưỡng trong Thực hành Lâm
sàng ......................................................................................................................51
3.4. Xác định mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng và hành vi ứng phó với căng
thẳng của sinh viên Cử nhân Điều dưỡng trong Thực hành Lâm sàng ..............55
3.5. Mối liên hệ giữa điểm trung bình căng thẳng, các vấn đề căng thẳng và hành vi
ứng phó của sinh viên Điều dưỡng năm thứ 2, năm thứ 3 và năm thứ 4 ...........56
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................60
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................60
4.2. Mức độ căng thẳng của sinh viên Cử nhân Điều dưỡng trong Thực hành Lâm
sàng ......................................................................................................................63
4.3. Hành vi ứng phó với căng thẳng của sinh viên Cử nhân Điều dưỡng trong Thực
hành Lâm sàng .....................................................................................................67
4.4. Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng và hành vi ứng phó với căng thẳng của
sinh viên Cử nhân Điều dưỡng trong Thực hành Lâm sàng ...............................70
4.5. Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng, các vấn đề căng thẳng và hành vi ứng phó
với sinh viên Điều dưỡng năm thứ 2, năm thứ 3 và năm thứ 4 ..........................73

4.6. Điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài nghiên cứu ...........................................74
KẾT LUẬN ...............................................................................................................76
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1.

CN

Cử nhân

2.

ĐHYK PNT

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

3.


SV

Sinh viên

4.

SVĐD

Sinh viên Điều dưỡng

5.

THLS

Thực hành lâm sàng

6.

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

STT

TIẾNG ANH
STT

CHỮ VIẾT TẮT


Ý NGHĨA CÁC CHỮ VIẾT TẮT
American Nurses Association

1.

ANA

2.

CVI

3.

ICN

4.

PSS

5.

WHO

(Hội Điều dưỡng Mỹ)
Coping Behaviours Inventory
(Bảng kiểm hành vi ứng phó)
The International Council of Nurses
(Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế)
Perceived Stress Scale
(Thang đo nhận thức về căng thẳng)


.

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Số lượng sinh viên Cử nhân Điều dưỡng năm thứ 2, 3, 4 tại trường Đại
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ..........................................................................30
Bảng 2. 2. Biến số thông tin cá nhân .........................................................................33
Bảng 3. 1. Đặc điểm tuổi của sinh viên Điều dưỡng .................................................40
Bảng 3. 2. Đặc điểm dân số học.................................................................................41
Bảng 3. 3. Đặc điểm dân số học.................................................................................42
Bảng 3. 4. Điểm trung bình căng thẳng do thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn
............................................................................................................................44
Bảng 3. 5. Điểm trung bình căng thẳng do bài tập và khối lượng cơng việc ............45
Bảng 3. 6. Điểm trung bình căng thẳng do việc chăm sóc người bệnh .....................46
Bảng 3. 7. Điểm trung bình căng thẳng do mơi trường Thực hành Lâm sàng .........47
Bảng 3. 8. Điểm trung bình căng thẳng do giảng viên và nhân viên Điều dưỡng ..488
Bảng 3. 9. Điểm trung bình căng thẳng do bạn bè và cuộc sống trong học tập .......49
Bảng 3. 10. Mức độ căng thẳng của sinh viên Điều dưỡng trường Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch trong Thực hành Lâm sàng ................................................51
Bảng 3. 11. Điểm trung bình hành vi thay thế ..........................................................52
Bảng 3. 12. Điểm trung bình hành vi ln lạc quan .................................................52
Bảng 3. 13. Điểm trung bình hành vi giải quyết vấn đề ...........................................53
Bảng 3. 14. Điểm trung bình hành vi tránh né...........................................................54
Bảng 3. 15. Hệ số tương quan của điểm căng thẳng và sự lựa chọn hành vi ứng phó

............................................................................................................................56
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa các yếu tố căng thẳng và điểm trung bình căng
thẳng với năm học của sinh viên .......................................................................57
Bảng 3. 17. Mối liên hệ giữa sự lựa chọn hành vi ứng phó với năm học của sinh
viên.....................................................................................................................59

.


.

i

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 1. Sơ đồ lý thuyết chuyển đổi căng thẳng của Lazarus và Folkman ................25
Hình 2. Sơ đồ ứng dụng học thuyết vào nghiên cứu .................................................27
Hình 3. Khung nghiên cứu .........................................................................................28

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Năm học của sinh viên ..........................................................................40
Biểu đồ 3.2. Giới tính của sinh viên ..........................................................................41
Biểu đồ 3.3. Kết quả học tập của sinh viên Điều dưỡng ...........................................43
Biểu đồ 3.4. Nhận thức về vai trò của người Điều dưỡng lâm sàng đối với người
bệnh ....................................................................................................................43
Biểu đồ 3.5. Điểm trung bình căng thẳng theo từng vấn đề .....................................50
Biểu đồ 3.6. Phân bố mức độ căng thẳng của sinh viên Điều dưỡng........................51
Biểu đồ 3.7. Sự lựa chọn hành vi ứng phó với căng thẳng........................................55
Biểu đồ 3.8. So sánh điểm trung bình các vấn đề căng thẳng của sinh viên các năm
học ......................................................................................................................58
Biểu đồ 4.1. So sánh điểm căng thẳng của các quốc gia khác nhau .........................66

Biểu đồ 4.2. So sánh điểm trung bình lựa chọn hành vi ứng phó của sinh viên Điều
dưỡng các nước..................................................................................................69

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hành lâm sàng (THLS) là phần bắt buộc trong chương trình đào tạo
Cử nhân Điều dưỡng (CNĐD) [13]. Đây là một giai đoạn quan trọng giúp phát triển
năng lực cho sinh viên (SV) [8]. Tuy nhiên, khi đi thực tập SV phải đối mặt với nhiều
áp lực do kiến thức chăm sóc người bệnh chưa được trang bị hồn chỉnh, kỹ năng cịn
nhiều hạn chế trong mơi trường thực hành với nhiều trang thiết bị y tế khác nhau [18],
[27]. Nghiên cứu của Truong năm 2015 cho thấy rằng SV điều dưỡng (SVĐD) phải
đối mặt với những trở ngại trong THLS khi người bệnh và thân nhân của họ khơng
cho phép SV tham gia chăm sóc [74]. Vì thế, một số nghiên cứu cho thấy SVĐD có
mức độ căng thẳng cao hơn các SV ngành khác [18], [25].
Căng thẳng là một phản ứng quan trọng và không thể tách ra khỏi cuộc
sống thường ngày, khi gặp vấn đề căng thẳng, một số SV có thể cảm thấy có động
lực để phát triển hơn, nhưng cũng có khơng ít SVĐD cảm thấy mệt mỏi, chán nản
[16]. Tác động tiêu cực của căng thẳng kéo dài có thể khiến SV mất tự tin về khả
năng đưa ra quyết định, phát triển kỹ năng chuyên môn, mất ngủ, ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe SV đồng thời xuất hiện nhiều biểu hiện trì hỗn trong việc hồn thành nhiệm
vụ học tập, dẫn đến giảm chất lượng đào tạo [19], [46], [56].
Trong vịng 5 năm trở lại đây, trên thế giới có nhiều nghiên cứu từ khắp
các quốc gia xác định mức độ căng thẳng của SVĐD trong THLS tại các nước phát
triển và đang phát triển [14], [15], [16], [17], [21], [23], [41], [49], [73], [77], [79],
[81]. Mức độ căng thẳng của SVĐD được ghi nhận ở mức trung bình đến cao trong
các nghiên cứu của tác giả Bodys-Cupak và cộng sự trên SVĐD năm nhất tại 2 trường

đại học ở miền Nam Ba Lan [29]; Suen và cộng sự trên SVĐD tại Singapore [73];
Labrague và cộng sự trên SVĐD tại Hy Lạp, Philippine và Nigeria năm 2017 [49].
Tại Việt Nam, nghiên cứu gần đây nhất được thực hiện trên SV trường Cao đẳng y tế
Tiền Giang năm 2018 cho thấy có 47,6%. SV có nguy cơ căng thẳng [6]. Nghiên cứu
của tác giả Vũ Dũng trên SVĐD trường Đại học Thăng Long năm 2015 cho thấy
22,8% SV có căng thẳng mức độ cao [5].

.


.

Khi đối mặt với những căng thẳng trong học tập, các hành vi ứng phó đóng
vai trị rất quan trọng trong việc quyết định mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất,
tinh thần và kết quả học tập của SV [11]. Các hành vi ứng phó căng thẳng của SV
bao gồm hành vi tránh né, thay thế, lạc quan, giải quyết vấn đề [69]. Trong lĩnh vực
giáo dục Điều dưỡng, có một số nghiên cứu cho thấy có thể hỗ trợ SV thích nghi với
một số yếu tố căng thẳng trong quá trình học bằng việc phát triển khả năng ứng phó
với căng thẳng một cách tích cực [49], [16]. Một nghiên cứu trên SVĐD trường Đại
học Y dược TP. Hồ Chí Minh năm 2010 cho thấy các hành vi ứng phó của SV bao
gồm lạc quan và giải quyết vấn đề khi có căng thẳng [57].
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (ĐHYK PNT) bắt đầu đào tạo
CNĐD dựa trên năng lực với hình thức tín chỉ từ năm 2015. Với cách đào tạo này,
giảng viên đã sử dụng đa phương pháp giảng dạy và đánh giá lâm sàng tại nhiều thời
điểm và phản hồi qua nhiều kênh nhằm giúp SV ngày càng tiến bộ và đạt được kết
quả đầu ra mỗi học phần THLS. Trong thời gian gần đây, có một số phản ánh về chất
lượng của SV trong THLS, một số SV báo cáo đã cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng nhiều
khi bước vào chương trình THLS. Lãnh đạo và giảng viên khoa Điều dưỡng – Kỹ
thuật Y học trường ĐHYK PNT luôn chú trọng việc phát triển kỹ năng thực tập lâm
sàng của SV nên có nhiều câu hỏi được đặt ra: mức độ căng thẳng của SVĐD trong

THLS? SVĐD lựa chọn hành vi ứng phó nào để vượt qua căng thẳng trong THLS?
Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng và hành vi ứng phó của SVĐD trong THLS như
thế nào? Điều tra những khó khăn hay thử thách SVĐD phải đối mặt khi họ thực hành
chăm sóc Điều dưỡng là thiết yếu giúp SV tự tin hơn khi tiếp cận việc học lâm sàng.
Do đó, thơng tin được thu thập trong nghiên cứu này có thể mang lại những thay đổi
phù hợp để cải thiện chương trình giảng dạy CNĐD tại trường ĐHYK PNT.

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát mức độ căng thẳng và hành vi ứng phó của sinh viên Cử nhân
Điều dưỡng trong Thực hành lâm sàng tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định mức độ căng thẳng của sinh viên Cử nhân Điều dưỡng trong Thực
hành lâm sàng.
2. Khảo sát hành vi ứng phó với căng thẳng của sinh viên Cử nhân Điều
dưỡng trong Thực hành lâm sàng.
3. Xác định mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng và hành vi ứng phó với căng
thẳng của sinh viên Cử nhân Điều dưỡng trong Thực hành lâm sàng.

.


.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Thực hành lâm sàng
Theo từ điển học thuật Cambridge trực tuyến của Nhà xuất bản
Cambridge, “thực hành” nghĩa là làm một việc gì đó thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại
để nâng cao khả năng, sự thuần thục khi làm việc đó [30], “lâm sàng” là từ dùng để
chỉ cộng việc hoặc giảng dạy y tế liên quan đến việc khám và chữa bệnh cho người
bệnh [30]. Bên cạnh đó, theo từ điển của Từ điển Tiếng Việt thì “lâm sàng” là những
điều quan sát được trực tiếp ở người bệnh đang trên giường bệnh [4], [7]. Theo đó,
trong lĩnh vực đào tạo Điều dưỡng, THLS là tham gia thực hiện các công việc hằng
ngày như một người Điều dưỡng, để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tại giường
bệnh hay nói rộng hơn là tại bệnh viện.
Ngành Y nói chung và ngành Điều dưỡng nói riêng là những ngành nghề
đặc biệt, đối tượng phục vụ là con người nên vấn đề đào tạo THLS là mang ý nghĩa
sống cịn. Do đó, giảng dạy THLS là một phần không thể thiếu của mọi chương trình
giảng dạy CNĐD. Chương trình THLS có ưu điểm nổi bậc là cho phép SVĐD có cơ
hội ứng dụng lý thuyết đã được học trên giảng đường vào thực tế chăm sóc người
bệnh thơng qua việc thực hành trực tiếp, cung cấp cho SVĐD những bài học kinh
nghiệm quý giá từ thực tế nghề Điều dưỡng [36].
Thông qua THLS, SVĐD được nhìn, sờ, gõ, nghe, thực hiện các kỹ thuật
chăm sóc trực tiếp trên người bệnh thật, SV được cảm nhận nỗi đau của người bệnh,
được hướng dẫn phát hiện và xử trí từng chuyển biến bất thường trên người bệnh,
được trải qua những cảm giác thực tế chưa bao giờ có trên giảng đường. Mỗi căn
bệnh khơng chỉ diễn biến theo lý thuyết bài học mà còn phát triển và biến hóa theo
nhiều kiểu khác nhau. Chương trình THLS cũng cho phép SV tiếp xúc với người bệnh
và người nhà người bệnh với rất nhiều tình huống giao tiếp khơng có trong bài học.
Từ đó SV có thể tự trui rèn cho bản thân phản xạ giao tiếp hiệu quả, hình thành và
rèn luyện y đức của một người Điều dưỡng trong tương lai.
Chúng ta thấy được hoạt động THLS mang đến rất nhiều lợi ích đối với
SVĐD là thế, nhưng cũng đồng thời mang SVĐD đặt vào nhiều tình huống khó khăn,

.



.

thử thách. Những vấn đề phát sinh từ chương trình THLS mà SVĐD phải đối mặt có
thể làm cho SVĐD phát triển hơn, trở nên tự tin hơn sau này, nhưng cũng đồng thời
làm cho SV cảm thấy căng thẳng hơn nhiều so với khi học lý thuyết tại giảng đường.
1.2. Sơ lược về Điều dưỡng
1.2.1. Định nghĩa về Điều dưỡng
Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (The International Council of Nurses - ICN)
được thành lập vào năm 1899, là một liên đoàn của hơn 130 hiệp hội Điều dưỡng
Quốc gia, đại diện cho hơn 20 triệu Điều dưỡng Thế giới. Năm 2002, ICN định nghĩa
“Điều dưỡng bao gồm tự chăm sóc và hợp tác của các cá nhân gia đình, nhóm, cộng
đồng; dù bệnh tật hay khỏe mạnh trong mọi bối cảnh. Điều dưỡng bao gồm việc nâng
cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và chăm sóc người ốm yếu, tàn tật và hấp hối. Vận
động, thúc đẩy môi trường an tồn, nghiên cứu, tham gia vào việc định hình chính
sách y tế và quản lý người bệnh và hệ thống y tế, cũng như giáo dục cũng là những
vai trò quan trọng của Điều dưỡng” [44].
Hội Điều dưỡng Mỹ (ANA - American Nurses Association) đã xác định
“Điều dưỡng thế kỷ XXI là chất keo gắng kết hành trình chăm sóc sức khỏe của người
bệnh lại với nhau. Trên tồn bộ trải nghiệm của người bệnh, và bất cứ nơi nào có
người cần chăn sóc, người Điều dưỡng làm việc không mệt mỏi để xác định và bảo
vệ nhu cầu của cá nhân” [22]. Tổ chức này cũng nhận định rằng Điều dưỡng có thể
được mơ tả như một “nghệ thuật và một khoa học”; “một trái tim và một khối óc”
nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Khi tiếp cận và làm việc trên người bệnh,
người Điều dưỡng không chỉ dựa vào việc xem xét các kết quả xét nghiệm mà còn
căn cứ vào suy luận và kinh nghiệm của bản thân về các nhu cầu của người bệnh. Để
đảm bảo rằng mọi người bệnh đều nhận được sự chăm sóc tốt nhất khơng phân biệt
họ là ai và đang ở đâu [22].
Báo cáo “Thực trạng Điều dưỡng Thế giới năm 2020” (The State of the

World’s Nursing 2020) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - World Health
Organization) phối hợp với Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) và tổ chức Điều
dưỡng Ngày nay (Nursing Now) vào tháng 4 năm 2020 đã khẳng định “Điều dưỡng

.


.

là nhóm nghề nghiệp lớn nhất trong ngành y tế, chiếm xấp xỉ 59% lực lượng của
ngành nghề chăm sóc sức khỏe” [78]. Chúng ta thấy rằng, lực lượng điều dưỡng
chiếm hơn một nữa tổng số nhân viên y tế trên tồn thế giới, họ mang đến dịch vụ
chăm sóc y tế vô cùng quan trọng, không thể thiếu cho toàn hệ thống y tế. Khi dịch
bệnh COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, mang đến những tổn thất nặng nề về sức
khỏe con người trên tồn thế giới, thì lực lượng Điều dưỡng càng thể hiện và nâng
cao hơn nữa vai trò nòng cốt của họ trong việc dấn thân vào tâm dịch trong chăm sóc
sức khỏe cho cộng đồng. Báo cáo này cũng đã xác định hiện nay đang có dưới 28
triệu Điều dưỡng trên tồn thế giới, và trong vịng 10 năm tới sẽ có 1/6 số điều dưỡng
trên thế giời sẽ nghỉ hưu. Báo cáo này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường
lãnh đạo cho điều dưỡng, nâng cao thực hành điều dưỡng và phát triển việc đào tạo
điều dưỡng cho tương lai, nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu và phát triển tốt dịch
vụ chăm sóc sức khỏe trên tồn thế giới.
1.2.2. Chương trình đào tạo CNĐD
Theo khung chương trình đào tạo của trường ĐHYK PNT năm 2015 [13],
chương trình đào tạo CNĐD có thời gian 4 năm với mục tiêu chung: “Ðào tạo Cử
nhân Ðiều dưỡng có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục
vụ nhân dân, có kiến thức và kỹ năng thực hành đáp ứng các chuẩn năng lực Điều
dưỡng Việt Nam ở trình độ đại học, có sức khoẻ, có khả năng làm việc độc lập, sáng
tạo, tự học và nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe cộng đồng”. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo CNĐD: có năng

lực chăm sóc người bệnh, quản lý và phát triển năng lực chuyên môn, có năng lực
pháp lý và đạo đức.
Năng lực chăm sóc người bệnh: Sử dụng kiến thức dựa trên bằng chứng
và tư duy thấu đáo để đảm bảo chăm sóc an tồn và chất lượng cho cá nhân, gia đình,
và cộng đồng. Xác định các vấn đề chăm sóc ưu tiên của người bệnh và lập các kế
hoạch chăm sóc một cách độc lập. Sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để lập kế hoạch
chăm sóc. Phát triển các chương trình giáo dục sức khỏe nhằm thúc đẩy khả năng tự
quản lý và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh. Sử dụng các

.


.

phương pháp, hình thức giao tiếp hiệu quả và thích hợp với người bệnh, người nhà
người bệnh trên cơ sở tơn trọng sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng.
Khả năng quản lý và phát triển năng lực chuyên môn: Tự đánh giá năng
lực làm việc và điều chỉnh cho phù hợp căn cứ trên các thông tin phản hồi từ nhiều
nguồn khác nhau. Tích cực tìm kiếm các cơ hội học tập và cập nhật kiến thức khoa
học để cải thiện thực hành thông qua nghiên cứu và học tập. Phân bổ nguồn nhân lực
và trang thiết bị hiệu quả. Hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm chăm sóc để
cung cấp các dịch vụ chăm sóc hiệu quả cho người bệnh và gia đình người bệnh. Khởi
xướng, tham gia và đóng góp tích cực cho các nghiên cứu Điều dưỡng và phát triển
các quy trình hướng dẫn THLS. Tích cực tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm
chăm sóc được phát triển năng lực chun mơn.
Năng lực pháp lý và đạo đức: Đảm bảo cung cấp cho người bệnh và gia
đình người bệnh các dịch vụ chăm sóc tồn diện và phù hợp với văn hóa. Tôn trọng
và bảo vệ quyền lợi của người bệnh và gia đình người bệnh khi đưa ra các quyết định
chăm sóc. Kết hợp chặt chẽ các quy định về chuyên môn, pháp luật, đạo đức và tổ
chức vào thực hành Điều dưỡng. Góp phần vào sự phát triển liên tục của nghề nghiệp

Điều dưỡng và những chính sách của tổ chức để đảm bảo chất lượng kết quả chăm
sóc.
Theo bộ Tiêu chuẩn Năng lực của Điều dưỡng Việt Nam được Bộ Y Tế
ban hành năm 2012, đào tạo CNĐD dựa trên Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng
Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn phát triển ngành Điều dưỡng hiện nay
đối với cơ sở đào tạo, đối với cơ sở sử dụng nhân lực điều dưỡng và cơ quan quản lý
điều dưỡng [3]:
Đối với cơ sở đào tạo: giúp phân biệt năng lực giữa CNĐD với các cấp
đào tạo điều dưỡng khác (Cao đẳng, trung học); xây dựng chương trình và nội dung
đào tạo đảm bảo cho SV điều dưỡng sau khi tốt nghiệp có được các năng lực theo
quy định; giảng viên điều dưỡng xác định mục tiêu và nội dung đào tạo cho CNĐD;
SV điều dưỡng phấn đấu học tập và tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân;
so sánh năng lực đầu ra của điều dưỡng Việt Nam với điều dưỡng của các nước, thúc

.


.

đẩy q trình hội nhập và cơng nhận trình độ đào tạo giữa các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Đối với cơ sở sử dụng nhân lực điều dưỡng: xác định phạm vi hành nghề
giữa các cấp điều dưỡng; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng cấp điều
dưỡng; xây dựng tiêu chuẩn thực hành nghề nghiệp cho các cấp điều dưỡng; xác định
trách nhiệm và nghĩa vụ nghề nghiệp của người Điều dưỡng và giải quyết các sai
phạm về đạo đức và hành nghề Điều dưỡng.
Đối với các cơ quan quản lý điều dưỡng: các quốc gia cơng nhận sự tương
đương về trình độ Điều dưỡng giữa các quốc gia; hợp tác và trao đổi Điều dưỡng giữa
các quốc gia; xây dựng chương trình đào tạo Điều dưỡng quốc tế; xác định năng lực,
chuẩn mực điều dưỡng ở mỗi quốc gia và khu vực.

1.3. Căng thẳng
1.3.1. Định nghĩa
Hiện nay, căng thẳng (Stress) là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy
nhiên, stress có ý nghĩa khác nhau với từng đối tượng khác nhau trong các hoàn cảnh
cụ thể.
Han Selye được xem là “cha đẻ của stress”, ông đã đưa ra định nghĩa đầu
tiên và chung nhất về căng thẳng: “căng thẳng là những phản ứng không đặc hiệu của
cơ thể đối với bất kỳ nhu cầu nào” (“Stress is the nonspecific response of the body to
any demand”) [37]. Thuật ngữ “stress” của Selye được chấp nhận trong tất cả các
ngơn ngữ nước ngồi.
Bên cạnh đó, từ điển nâng cao dành cho học sinh của Oxford (Oxford
Advanced Learner's Dictionary) lại định nghĩa: Căng thẳng (stress) là áp lực hoặc lo
lắng gây ra bởi những vấn đề trong cuộc sống của một người nào đó [60].
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn định nghĩa của tác giả Cohen và
Herbert (1996) và Lazarus (1984), Căng thẳng (Stress) là “một trạng thái cảm xúc
tiêu cực xuất hiện nhằm phản ứng lại các sự kiện được xem là đòi hỏi sự cố gắng vượt
quá các nguồn lực hay khả năng ứng phó của một người” [43] [50].
1.3.2. Phân loại

.


.

Theo Selye, căng thẳng có hai loại là căng thẳng bình thường (Eustress)
và căng thẳng tiêu cực (Dystress) [66].
Căng thẳng bình thường: cơ thể phản ứng với tác động của môi trường
bằng giai đoạn báo động và chống đỡ [66].
Căng thẳng tiêu cực: giai đoạn tiếp sau giai đoạn báo động và chống đỡ là
căng thẳng tiêu cực, đây là giai đoạn kiệt sức với khả năng thích nghi bình thường bị

thất bại. Phản ứng căng thẳng trở thành căng thẳng tiêu cực khi tình huống gây căng
thẳng là bất ngờ, quá dữ dội, hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại kéo dài,
vượt quá khả năng chịu đựng của chủ thể làm cơ thể suy kiệt [66].
1.3.3. Các công cụ đo lường
Thang đo đánh giá căng thẳng ở SVĐD (Instrument for the Assessment
of Stress in Nursing Students ASNS) được phát triển bởi Costa và cộng sự năm 2008
[21]. Bộ công cụ tiếng Bồ Đào Nha này được dùng để đánh giá căng thẳng trong
SVĐD, gồm 30 câu chia thành 6 miền:
Tên miền 1: Hiệu suất của các hoạt động thực tế (6 câu) 4, 5, 7, 9, 12, 21
Tên miền 2: Giao tiếp chuyên nghiệp (4 câu) 6, 8, 16, 20
Tên miền 3: Quản lý thời gian (5 câu) 3, 18, 23, 26, 30
Tên miền 4 : Môi trường (4 câu) 11, 22, 24, 29
Tên miền 5: Giáo dục chuyên nghiệp (6 câu) 1, 15, 17, 19, 25, 27
Tên miền 6: hoạt động lý thuyết (5 câu) 2, 10, 13, 14, 28
Mỗi câu trả lời dựa trên thang đo Likert 4 mức độ:
0 = Tôi không gặp tình huống
1 = Tơi khơng cảm thấy căng thẳng với tình huống
2 = Tơi cảm thấy hơi căng thẳng với tình huống
3 = Tơi cảm thấy rất căng thẳng với tình huống
Tên miền có số điểm cao nhất sẽ được coi là chiếm ưu thế và với cường độ căng thẳng
cao nhất cho người trả lời.
Giải thích điểm số:

.


0.

Miền 1: 0-9 mức độ căng thẳng thấp; 10-12 mức độ căng thẳng trung bình;
13-14 mức độ căng thẳng cao; 15-18 mức độ căng thẳng rất cao.

Miền 2: 0-5 mức độ căng thẳng thấp; 6 mức độ căng thẳng trung bình; 78 mức độ căng thẳng cao; 9-12 mức độ căng thẳng rất cao.
Miền 3: 0-10 mức độ căng thẳng thấp; 11-12 mức độ căng thẳng trung
bình; 13-14 mức độ căng thẳng cao; 15 mức độ căng thẳng rất cao.
Miền 4: 0-7 mức độ căng thẳng thấp; 8-10 mức độ căng thẳng trung bình;
11 mức độ căng thẳng cao; 12 mức độ căng thẳng rất cao.
Miền 5: 0-9 mức độ căng thẳng thấp; 10 mức độ căng thẳng trung bình;
11-12 mức độ căng thẳng cao; 13-18 mức độ căng thẳng rất cao.
Miền 6: 0-9 mức độ căng thẳng thấp; 10-11 mức độ căng thẳng trung bình;
12-13 mức độ căng thẳng cao; 14-15 mức độ căng thẳng rất cao.
Độ nhất quán bên trong của các miền được ước tính bởi Cronbach's alpha
dao động từ 0,71 đến 0,87.
Bộ câu hỏi gồm có một số câu về tình huống có thể gây căng thẳng cho
SV như: Quan tâm đến tương lai nghề nghiệp? Các tình huống mới bạn có thể gặp
trong THLS? Sợ mắc sai lầm trong q trình chăm sóc người bệnh?...
Bảng câu hỏi thang điểm đánh giá mức độ căng thẳng: được phát triển
bởi Madian và cộng sự [54], sau khi xem xét tổng quan tài liệu để đánh giá các loại
và mức độ căng thẳng của các SV học điều dưỡng. Tổng cộng có 64 yếu tố gây căng
thẳng tiềm ẩn đã được liệt kê và phân nhóm thành học thuật, giao tiếp cá nhân, tâm
lý xã hội và giao thông vận tải. Các SV được yêu cầu cho biết liệu có bất kỳ yếu tố
căng thẳng nào đã ảnh hưởng đến họ hay không. Đối với mỗi yếu tố gây căng thẳng
tiềm ẩn, tần suất xuất hiện được ghi điểm được phân loại là không bao giờ, hiếm khi
/ đôi khi, và thường xuyên / luôn luôn và được cho điểm lần lượt là 0, 1 và 2. Tổng
điểm của mức độ căng thẳng thu được cho mỗi học sinh (0-128).
Phần trăm của tổng điểm căng thẳng được tính như sau:
Nhẹ < 64

(<50%)

Trung bình 64 < 96


( 50% <75%)

.


1.

Nặng ≥ 96

( ≥ 75% )

Độ tin cậy của Công cụ này được đánh giá bằng Hệ số Cronbach's Alpha: 0.924.
Thang đo Căng thẳng trong giáo dục Điều dưỡng (Nursing Education
Căng thẳng Scale (NESS)) được phát triển bởi Rhead (1995) và dịch sang tiếng Thổ
Nhĩ Kỳ bởi Karaca và cộng sự (2014) gồm có 32 câu [47], bộ cơng cụ này là phiên
bản điều chỉnh từ Thang điểm căng thẳng của Điều dưỡng (the Nursing Stress Scale)
(Gray-Toft và Anderson, 1981). Các câu hỏi của thang đo được chia thành hai nhóm:
căng thẳng học tập lý thuyết và căng thẳng trong lâm sàng. Mỗi câu trả lời dựa trên
thang đo Likert 3 mức độ: từ 1 đến 3 điểm. Điểm của bộ câu hỏi từ 32 – 96 điểm,
điểm cao hơn đại diện cho mức độ căng thẳng cao hơn. Giá trị Cronbach Alpha của
thang đo là 0,76 [81].
Thang đo Nhận thức về căng thẳng 14 (The Perceived Stress Scale 14
(PSS-14)). Thang đo Perceived Stress Scale do Cohen và cộng sự phát triển năm 1983
gồm 14 câu hỏi bằng Tiếng Anh dùng để đánh giá mức độ căng thẳng của 1 người
trong 1 tháng vừa qua [35]. Bộ câu hỏi gồm 7 câu hỏi tiêu cực (câu 1, 2, 3, 8, 11, 12,
14) và 7 câu hỏi tích cực (câu 4, 5, 6, 7, 9, 10 và 13). Mỗi câu trả lời dựa trên thang
đo Likert 5 mức độ, từ 0 đến 4 (tương ứng từ "không bao giờ" đến "luôn ln"). Các
câu hỏi tích cực được tính điểm đảo ngựợc (với 0 = 4, 1 = 3, 2 = 2, 3 = 3 và 4 = 0).
Điểm số trung bình từ 0 – 56 điểm, điểm số càng cao thì mức độ stress càng nặng. Bộ
câu hỏi gồm 1 số câu như: “Trong tháng vừa qua, bạn có thường xuyên buồn bã vì

điều gì đó xảy ra bất ngờ khơng? Trong tháng qua, bạn có thường xuyên cảm thấy
rằng bạn khơng thể kiểm sốt những điều quan trọng trong cuộc sống của bạn?...”.
Thang đo Nhận thức về căng thẳng 10 (The Perceived Stress Scale 10
(PSS-10)) Thang đo PSS-10 đựợc bắt nguồn bằng cách xố bớt 4 mục có tải trọng
thấp (mục 4, 5, 10, 13) từ thang đo PSS-14. Tác giả Cohen và cộng sự đã đánh giá
tính giá trị của thang đo này lần đầu tiên năm 1988 trên 2.387 người dân Hoa Kỳ với
Cronbach’s alpha là 0,78 [34]. Thang đo PSS-10 gồm 10 câu hỏi với 4 câu tích cực
(câu 4, 5, 7, 8) và 6 câu tiêu cực (1, 2, 3, 6, 9, 10). Mỗi câu trả lời dựa trên thang đo
Likert 5 mức độ, từ 0 đến 4 (tương ứng từ "không bao giờ" đến "luôn ln"). Có 4

.


2.

câu hỏi có nghĩa tích cực được tính điểm đảo ngược là câu hỏi số 4, 5 , 7 và 8 (với 0
= 4, 1 = 3, 2 =2, 3 = 3 và 4 = 0).
Thang đo Nhận thức về căng thẳng (Perceived Stress Scale - PSS). Bộ
câu hỏi được phát triển bởi Sheu và cộng sự năm 1997 [68] bao gồm 29 câu chia theo
6 vấn đề căng thẳng của SVĐD trong THLS như sau:
-

Căng thẳng từ việc chăm sóc người bệnh (8 câu),

-

Căng thẳng từ giảng viên và nhân viên Điều dưỡng (6 câu),

-


Căng thẳng từ bài tập và khối lượng công việc (5 câu),

-

Căng thẳng từ bạn bè và cuộc sống hằng ngày (4 câu),

-

Căng thẳng do thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn (3 câu),

-

Căng thẳng từ môi trường lâm sàng (3 câu).

SVĐD tham gia sẽ chọn vào đáp án phù hợp với câu trả lời của mình theo thang đo
Likert 5 mức điểm từ 0 đến 4 (tương ứng từ “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý”)
Điểm tổng của bộ câu hỏi là trung bình điểm của 29 câu hỏi. Điểm cao hơn
cho thấy mức độ căng thẳng cao hơn. Bộ câu hỏi PSS có Cronbach alpha là 0,89 trong
nghiên cứu của Sheu và cộng sự [69], và 0,9 trong trong nghiên cứu của Al-Gamal
và cộng sự [17]. Bộ công cụ này được tác giảng của tác giả Nguyen Thi Ngoc Phuong
dịch sang tiếng Việt trong một nghiên cứu năm 2010 với Cronbach alpha được báo
cáo là 0,86 [57].
1.3.4. Các nghiên cứu về căng thẳng trong SVĐD
Mức độ căng thẳng của SVĐD trong các nghiên cứu tại các quốc gia trên
thế giới thay đổi khác nhau trong nhiều nghiên cứu từ mức độ trung bình nhẹ đến
mức cao.
Tác giả Admi và cộng sự (2018) đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang mô tả
trên 892 SV đại học điều dưỡng trong năm học thứ hai, thứ ba và thứ tư tại Israel, kết
quả nghiên cứu cho thấy SVĐD căng thẳng ở mức độ trung bình - thấp [15]. Mức độ
căng thẳng của SV năm thứ hai trong giai đoạn tiền lâm sàng cao hơn đáng kể so với

các đồng nghiệp trong năm thứ ba và thứ tư của họ. SV nữ trải qua mức độ căng thẳng
cao hơn đáng kể. Các tình huống căng thẳng hàng đầu đối với SV năm thứ hai có liên

.


3.

quan đến việc chuẩn bị không đầy đủ để đối phó với nhu cầu kiến thức và kỹ năng,
trong khi đối với SV năm thứ ba và thứ tư, chúng là xung đột giữa niềm tin chuyên
môn và thực tế trong thực hành bệnh viện.
Trong khi đó, có rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy SVĐD có mức độ
căng thẳng trung bình. như SVĐD tại Hồng Kơng trong nghiên cứu của Yan (2019)
[79]; SVĐD ở trường Đại học Damanhour, Ai Cập trong nghiên cứu của Madian và
cộng sự (2019) [54]; SVĐD ở Jordan trong nghiên cứu của tác giả Al-Gamal và cộng
sự [17]; SVĐD ở Thổ Nhĩ kỳ trong Nghiên cứu của tác giả Yilmaz [81]; SVĐD ở
Trung quốc trong 2 nghiên cứu của tác giả Zhao và cộng sự [82].
Tác giả Yan thực hiện nghiên cứu năm 2019 trên 131 SV điều dưỡng năm
cuối tại Hồng Kông (Trung Quốc) [79]. SV tham gia nghiên cứu là SVĐD đã hoàn
thành tất cả các THLS điều dưỡng theo yêu cầu. Đây là một nghiên cứu cắt ngang,
nhằm dự đoán mức độ căng thẳng của SV điều dưỡng trong THLS với các hành vi
ứng phó. Hành vi ứng phó được đo lường bởi cơng cụ bảng kiểm định hướng ứng
phó với các vấn đề có kinh nghiệm (The COPE Inventory - COPE stands for Coping
Orientation to Problems Experienced) được phát triển bởi Carver, Scheler và
Weintraub (1989) [24]. Cronbach alpha trung bình là 0,79, mức độ căng thẳng nhận
thức được đo bằng Thang đo đánh giá căng thẳng ở SVĐD (Instrument for the
Assessment of Stress in Nursing Students ASNS) [25]. Tổng cộng Cronbach's alpha
là 0,89. Kết quả cho thấy SVĐD tại Hồng Kơng căng thẳng mức độ trung bình.
Năm 2019, tác giả Madian và cộng sự [54] đã tiến hành nghiên cứu để
minh họa mức độ căng thẳng và xác định các chiến lược đối phó giữa các SV điều

dưỡng tại Đại học Damanhour, Ai Cập. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy
mẫu ngẫu nhiên có hệ thống của 400 SV điều dưỡng vào năm học 2018-2019. Đối
tượng tham gia đang là SVĐD năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba và năm cuối
của trường đại học này. Kết quả cho thấy SV nhận thấy mức độ căng thẳng ở mức
trung bình, thường được cho là do giao thơng và học tập. Công cụ đánh giá căng
thẳng của nghiên cứu này là Bảng câu hỏi thang điểm đánh giá mức độ căng thẳng
được phát triển bởi Madian và cộng sự, sau khi xem xét tổng quan tài liệu để đánh

.


4.

giá các loại và mức độ căng thẳng của các SV học điều dưỡng. Độ tin cậy của Công
cụ này được đánh giá bằng Hệ số Cronbach's Alpha: 0,924.
Một kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện đã được tác giả Al-Gamal và cộng sự [17]
sử dụng trong nghiên cứu trên 121 nữ SV điều dưỡng đại học Ả Rập Xê Út năm 2018.
Đối tượng tham gia là các SV nữ điều dưỡng đại học tại Đại học Khoa học Sức khỏe
King Saud bin Abdulaziz đã đăng ký vào học kỳ thứ hai của năm học 2015–2016, đã
đăng ký ít nhất một khóa học lâm sàng và đồng ý tham gia nghiên cứu. Công cụ khảo
sát là bộ công cụ Perceived Stress Scale (PSS - Phiên bản tiếng Ả Rập gồm 29 câu
hỏi theo thang đo Likert 5 lựa chọn, Cronbach’s alpha = 0,89) phát triển năm 1997
bởi tác giả Sheu và cộng sự [68]. Nhóm tác giả đã báo cáo SVĐD tại Ả Rập Xê Út
căng thẳng ở mức độ trung bình.
Nhằm khảo sát mức độ căng thẳng và hành vi ứng phó của SVĐD năm thứ
nhất trong đào tạo lâm sàng, tác giả Yilmaz [81] đã tiến hành một nghiên cứu cắt
ngang mô tả tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016. Những SVĐD năm thứ nhất ghi danh vào
Trường Khoa học Y tế Đại học Giresun ở Giresun, Thổ Nhĩ Kỳ (Giresun University
School of Health Sciences in Giresun, Turkey) trong giai đoạn năm 2014-2015 được
mời tham gia nghiên cứu. Trong đó, có 109/120 SVĐD đồng ý tham gia. Cơng cụ

khảo sát mức độ căng thẳng được sử dụng là Thang đo Căng thẳng trong giáo dục
Điều dưỡng (the Nursing Education Stress Scale - NESS), được phát triển bởi tác giả
Rhead (1995) và dịch sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ bởi Karaca và cộng sự (2014) gồm có
32 câu [47]. Kết quả cho thấy SVĐD trong nghiên cứu này có chung mức độ căng
thẳng học tập và THLS mức độ Trung bình. Trong số các yếu tố gây căng thẳng học
tập, tần suất chuẩn bị cho kỳ thi cao nhất (67,9%). Trong số các yếu tố gây căng thẳng
lâm sàng, tần suất cao nhất là bị giảng viên chỉ trích trong mơi trường lâm sàng
(56,0%), tiếp theo là gặp bệnh nhân hấp hối (52,3%) và sợ mắc lỗi thực hành (51,4%).
Một nghiên cứu cắt ngang được thiết kế để khảo sát căng thẳng, hành vi
ứng phó, hiệu quả của bản thân cũng như dự đoán tác động của căng thẳng và hiệu
quả của bản thân đối với tần suất sử dụng chiến lược đối phó của SV điều dưỡng ở
Trung Quốc [82]. Năm 2011, tác giả Zhao và cộng sự đã dùng phương pháp chọn

.


5.

mẫu thuận tiện để mời các SV điều dưỡng đại học đã thực tập tại bệnh viện hơn 3
tháng với khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt tham gia vào nghiên cứu. Tổng số có
217/221 bảng câu hỏi đầy đủ và hợp lệ đã được phân tích. Cơng cụ được sử dụng là
Thang đo Nhận thức về căng thẳng (Perceived Stress Scale – PSS) được phát triển
bởi Sheu và cộng sự năm 1997 [68]. Các SVĐD năm cuối này báo cáo căng thẳng
mức độ trung bình khi tham gia THLS tại bệnh viện.
Mức độ căng thẳng của SVĐD được ghi nhận ở mức trung bình đến cao
trong các nghiên cứu của tác giả Bodys-Cupak và cộng sự trên SVĐD năm nhất tại
một trường cao đẳng ở miền Nam Ba Lan [28]; tác giả Labrague và cộng sự cũng xác
định mức độ căng thẳng như trên đối với SV Hy Lạp, Philippine và Nigeria trong 1
nghiên cứu năm 2017 [49].
Năm 2018, tác giả Bodys-Cupak và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu nội

bộ trên 110 SV năm thứ nhất tại Khoa Điều dưỡng, Trường Cao đẳng nghề Nhà nước
ở Tarnów (Nursing Faculty, State Higher Vocational School in Tarnów - miền nam
Ba Lan) [28], SVĐD đã được khảo sát bằng cách sử dụng các công cụ nghiên cứu
bao gồm bảng câu hỏi khảo sát của tác giả, Thang đo mức độ căng thẳng cảm nhận
(Perceived Stress Scale) phát triển bởi S. Cohen, T. Kamarck, Kiểm kê đo lường các
chiến lược đối phó với sự căng thẳng (Inventory to Measure Coping Strategies with
Stress) phát triển bởi S. Charles Carver. Kết quả nghiên cứu cho thấy SVĐD trong
nghiên cứu này căng thẳng ở mức độ trung bình đến cao.
Nhóm nghiên cứu của tác giả Labrague và cộng sự đã tiến hành 1 nghiên
cứu để xác định mức độ căng thẳng, nguồn gốc và chiến lược đối phó giữa các SV
điều dưỡng quốc tế năm 2017, đây là một nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu so
sánh mang tầm quốc tế từ ba quốc gia Hy Lạp, Philippines và Nigeria [49]. Tổng số
SVĐD tham gia vào nghiên cứu này là 547 SV (161 SVĐD Hy Lạp, 153 SVĐD
Philippines, 233 SVĐD Nigeria). Kết quả nghiên cứu xác định mức độ căng thẳng ở
SVĐD trong nghiên cứu này dao động từ trung bình đến cao, mức độ căng thẳng, loại
yếu tố gây căng thẳng và hành vi ứng phó được sử dụng bởi SV điều dưỡng khác
nhau tùy theo quốc gia gốc. Các yếu tố gây căng thẳng chính được xác định bao gồm

.


6.

căng thẳng thơng qua việc chăm sóc bệnh nhân, nhiệm vụ và khối lượng công việc,
và tương tác tiêu cực với nhân viên và giảng viên. Các chiến lược đối phó phổ biến
được sử dụng bởi SV điều dưỡng bao gồm các chiến lược giải quyết vấn đề như phát
triển các mục tiêu để giải quyết vấn đề, áp dụng các chiến lược khác nhau để giải
quyết vấn đề và tìm ý nghĩa của các sự kiện căng thẳng. Cơng cụ được sử dụng trong
nghiên cứu quốc tế này là Thang đo Nhận thức về căng thẳng (Perceived Stress Scale
– PSS) được phát triển bởi Sheu và cộng sự năm 1997 và bộ Bảng kiểm hành vi ứng

phó (Coping Behavior Inventory – CBI) được phát triển bởi Sheu và cộng sự năm
2002.
Trong khi SVĐD ở Ả Rập Saudi [55], SVĐD trong 2 trường đại học ở
miền Nam Ba Lan [29] lại cảm nhận căng thẳng mức độ cao.
Nghiên cứu được tiến hành năm 2016, nhóm tác giả đã mời đối tượng
nghiên cứu bao gồm các SV từ Khoa Điều dưỡng Cấp 5, năm học 2015-2016, Học
kỳ II, tại Đại học Princess Nourah (Ả Rập Saudi) với tổng số 51 SV [55]. Đây là các
SVĐD đang trong khóa đào tạo lâm sàng đầu tiên của họ trong học kỳ thứ hai trong
năm học 2015-2016. Kết quả cho thấy trong số 51 SV điều dưỡng, 48 SV (94,1%) bị
căng thẳng mức độ cao trong khi 3 SV (5,9%) bị căng thẳng mức độ trung bình,
Khơng có SV nào căng thẳng mức độ thấp. Thang đo Nhận thức về căng thẳng 14
(The Perceived Stress Scale 14 - PSS-14) được dùng để đánh giá mức độ căng thẳng,
và thang đo Định hướng ứng phó với trải nghiệm vấn đề ở Vị thành niên (Adolescent
Coping Orientation for Problem Experiences - ACOPE) để đánh giá các chiến lược
ứng phó của SVĐD.
Nghiên cứu của Tác giả Bodys – Cupak năm 2016 được tiến hành nhằm
đánh giá ảnh hưởng của cảm giác tự hiệu quả đối với mức độ căng thẳng và cách đối
phó của các SV điều dưỡng Ba Lan trong các lớp học thực hành đầu tiên tại một khoa
lâm sàng. Nghiên cứu bao gồm 394 đối tượng đại học đang theo học ngành điều
dưỡng tại hai trường đại học ở miền Nam Ba Lan [29]. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp bảng câu hỏi chẩn đoán và ước lượng. Các công cụ nghiên cứu bao gồm Thang
đo căng thẳng (PSS10), Kiểm kê đo lường khả năng úng phó với căng thẳng (Mini

.


7.

COPE) và Thang đo hiệu quả bản thân tổng quát (GSES). Kết quả thể hiện mức độ
căng thẳng và ý thức về hiệu quả của bản thân trong đa số SV điều dưỡng được kiểm

tra là cao.
Vấn đề chăm sóc người bệnh gây căng thẳng nhiều nhất trong SVĐD ở Jordan
theo nghiên cứu của tác giả Al-Gamal và cộng sự [17], 110 SV năm thứ nhất tại Khoa
Điều dưỡng, Trường Cao đẳng nghề Quốc gia ở Tarnów (Nursing Faculty, State
Higher Vocational School in Tarnów - miền nam Ba Lan) căng thẳng nhiều nhất do
sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành [28]. SVĐD đã hoàn thành tất cả các THLS
điều dưỡng theo yêu cầu trong nghiên cứu của Yan (2019) thì căng thẳng chủ yếu với
việc thực hiện các kỹ thuật trên thực tế [79].
Một thiết kế nghiên cứu cắt ngang đã được Karaca và cộng sự sử dụng cho tất
cả SV điều dưỡng đại học theo học các khoa điều dưỡng của 4 trường đại học Thổ
Nhĩ Kỳ [46] trong năm học 2011–2012. Tổng cộng 967 SV đang theo học tại bốn
trường Điều dưỡng trong thời gian thu thập dữ liệu đã được cung cấp các công cụ thu
thập dữ liệu. trong đó có 876 bảng câu hỏi cho Thang đo mức độ căng thẳng nhận
thức (PSS) đã hoàn thành, 936 cho Thang đo phản ứng tâm lý - xã hội (PPSRS) và
906 cho bảng kiểm kê hành vi ứng phó (CBI). SVĐD trong nghiên cứu này cho rằng
căng thẳng nhiều nhất là với sự quá tải của khối lượng công việc và với giảng viên
và nhân viên Điều dưỡng [46].
SVĐD tại Malaysia trong nghiên cứu của tác giả Ab Latif và cộng sự cho rằng
nhiệm vụ lâm sàng và khối lượng công việc là yếu tố gây căng thẳng chính, nghiên
cứu này bao gồm tổng cộng 346 người được hỏi trng đó có 103 SV năm thứ nhất, 100
SV năm thứ hai và 143 SV năm thứ ba [14], yếu tố gây căng thẳng này cũng tương
tự trong nghiên cứu của Alsaqri trên SVĐD tại Ả Rập Saudi [20], SVĐD ở Trung
Quốc trong một nghiên cứu của tác giả Zhao và cộng sự [82] và nghiên cứu của Liu
và cộng sự [52]. Bị giảng viên chỉ trích và gặp phải người bệnh hấp hối là căng thẳng
của SVĐD năm đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ khi THLS trong nghiên cứu của tác giả Yilmaz
[81].

.



×