Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

BÀI TẬP LỚN: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỀ TÀI: Quản lý thư viện Đại Học Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 62 trang )

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
==========
BÀI TẬP LỚN: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
ĐỀ TÀI: Quản lý thư viện Đại Học Hà Nội

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6
Phạm Văn Hà
Đàm Phương
Trương Hồng Đức
Hoàng Đình Hợp
Lớp KHMT1 – K2
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phương Nga
Hà Nội ,Tháng 10/2009
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 1/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 2/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, Giáo dục và Đào tạo luôn đóng vai trò then chốt
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là động lực và là giải pháp quan
trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Việc nâng cao
chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng và hàng đầu của nước ta.Vì vậy
Đảng và Nhà nước chủ trương đưa giáo dục lên quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong việc đổi mới phương
pháp dạy và học, phương châm của Đảng và Nhà nước là: “Biến quá trình đào
tạo thành quá trình tự đào tạo”, chuyển từ cách học lấy thày làm trung tâm sang
cách học lấy người học làm trung tâm, coi người học là chủ thể của quá trình
chiếm lĩnh tri thức.Điều này đã làm cho sách báo trở thành công cụ và phương


tiện chuyển giao tri thức, là công cụ học tập cần thiết cho sinh viên. Sách báo là
nguồn thông tin chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu và
sản xuất.Vì vậy, việc tổ chức và khai thác tốt nguồn thông tin sách báo(tài liệu )
có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng đào tạo bộ phận nhân lực khoa khọc kỹ
thuật cho đất nước.
Đứng trước những nhiệm vụ to lớn trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy
và học của Nhà trường, hệ thống trung tâm thư viện các trường học càng trở
thành một bộ phận trọng yếu không thể thiếu được trong nhà trường, giúp sinh
viên tiếp cận và khai thác nguồn thông tin đa dạng, phong phú. Vì vậy việc quản
lý thư viện cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là việc quản lý sách trong
kho, quản lý việc mượn trả cho sinh viên. Hằng ngày một số lượng lớn sách
trong các thư viện được sử dụng nên việc quản lý sách là rất khó khăn. Do nhu
cầu của chúng ta ngày càng tăng nên việc quản lý sách trong các thư viện lại
càng khó khăn hơn.
Hệ thống quản lý thư viện điện tử được thiết kế sau đây sẽ phần nào giải
quyết khó khăn trên. Hệ thống còn hỗ trợ các chức năng thông dụng mà nhiệm
vụ của thủ thư hay làm và hỗ trợ việc lưu trữ dữ liệu sách. Việc quản lý sách sẽ
tốt hơn, nhanh hơn, chính xác và an toàn hơn. Mặc dù rất cố gắng để hoàn thành
công việc, xong thời gian có hạn và kinh nghiệm kiến thức chưa nhiều nên việc
phân tích thiết kế còn có nhiều thiếu xót cần được bổ xung.Vì vậy, nhóm thực
hiện đề tài mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để đề tài
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 3/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
ngày càng hoàn thiện hơn. Cuối cùng thay cho lời kết, chúng em xin chân thành
cảm ơn cô giáo Nguyễn Phương Nga đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, sửa chữa
trong suốt quá trình khảo sát thiết kế đề tài này.
Nhóm thực hiện:
Phạm Văn Hà
Trương Hồng Đức
Hoàng Đình Hợp

Đàm Phương
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 4/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
MỤC LỤC 5
CHƯƠNG I. KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ ĐỀ TÀI 7
I. KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ 7
1. Cơ cấu tổ chức của hệ thống 7
2. Hoạt động của hệ thống cũ 7
3. Đánh giá hiện trạng hệ thống cũ và yêu cầu của hệ thống mới 8
II. Bài toán 8
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 12
I. Phân tích chức năng 12
1. Vẽ mô hình phân rã chức năng của hệ thống 12
2. Giải thích rõ từng chức năng 12
II. Phân tích dữ liệu 13
1. Các mô hình luồng dữ liệu 13
1.1. Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh 14
1.2 Mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh 15
1.3. Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 15
2. Mô hình thực thể liên kết 18
3. Mô hình quan hệ 19
3.2 Giữa bảng phiếu mượn và phiếu nhắc trả 22
3.3 Liên kết giữa thẻ độc giả và phiếu mượn 23
3.4 Mối liên kết giữa phiếu mượn và nhân viên 24
3.4 mối liên kết giữa sách và tác giả 24
3.5 Mối liên kết giữa sách và nhà xuất bản 25
3.6 Mối liên kết giữa phiếu mượn và sách 25
4. Chuẩn hóa quan hệ 26

5. Hoàn thiện mô hình CSDL logic 27
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG 28
I. Lập từ điển dữ liệu 28
II. Thiết kế cơ sở dữ liệu 31
1. Thiết kế dữ liệu cho các bảng 31
1.1 Bảng độc giả 31
1.2 Bảng nhân viên 31
1.3 Tạo bảng nxb 32
1.4 Tạo bảng tác giả 32
2. Mô hình quan hệ giữa các bảng 37
3. Thiết kế các bảng ảo 37
3.1 Bảng ảo thông tin độc giả 37
3.2 Bảng ảo thông tin về sách 38
3.3 Bảng ảo thông tin phiếu mượn 38
4. Thiết kế các thủ tục lưu trữ 38
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 5/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
4.1 thủ tục nhập dữ liệu cho các bảng không có bảng cha 38
4.2 Thủ tục nhập dữ liệu cho các bảng có bảng cha 41
4.3 Viết thủ tục nhập dữ liệu cho nhiều bảng 45
4.4 Thủ tục tạo các thống kê cần thiết cho hệ thống 46
5. Thiết kế các hàm (function ) 47
5.1 Thiết kế hàm xem thông tin độc giả 47
5.2 Thiết kế hàm xem thông tin phiếu mượn 47
5.3 Thiết kế hàm xem thông tin chi tiết phiếu mượn 47
6. Tạo trigger hệ thống 48
6.1 Tạo trigger khi cập nhật bản ghi 48
6.2 Tạo trigger khi delete bản ghi 48
CHƯƠNGIV. LẬP TRÌNH CHẠY THỬ 50
1. Kết nối SQL server2000 với Visual Basic 6.0 50

2. Thiết kế giải thuật cho từng chức năng 50
2.1 Chức năng quản lý độc giả 50
2.2 chức năng quản lý thẻ độc giả 51
2.3 chức năng quản lý nhân viên 51
2.4 Chức năng quản lý sách 52
2.5 Chức năng đăng nhập 53
2.6 Chức năng lập phiếu mượn 53
2.7 Chức năng lập phiếu nhắc trả 54
2.8 Chức năng tìm kiếm độc giả 54
2.9 Chức năng tìm kiếm sách 55
2.10 Chức năng kiểm tra sách quá hạn 55
3. Thiết kế giao diện 56
3.1 Màn hình đăng nhập 56
3.2 Form main khi đăng nhập quyền thủ thư 56
3.3 Form tra cứu khi đăng nhập quyền độc giả 56
3.4 Form quản lý độc giả 57
3.5 Form quản lý sách 58
3.6 Form lập phiếu mượn 58
3.7 Form tìm kiếm sách theo mã sách 59
3.8 Form tìm kiếm sách theo tên sách 59
4. Thiết kế tài liệu xuất 60
4.1 Tạo thẻ độc giả 60
4.2 Tạo phiếu nhắc trả 60
4.3 Báo cáo sách yêu thích 61
4.4 Thống kê sách thư viện 61
PHỤ LỤC 62
1. Bảng phân công công việc 62
2. Danh mục tài liệu tham khảo 62
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 6/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện

CHƯƠNG I. KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ ĐỀ TÀI
I. KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ
1. Cơ cấu tổ chức của hệ thống
Hệ thống quản lý của trung tâm thông tin thư viện trường Đại Học Hà Nội có
nhiệm vụ cung cấp tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho quá trình học tập và thi
cử và nghiên cứu của sinh viên và giáo viên giảng dạy. Hệ thống quản lý việc
nhập và thanh lý sách, quản lý việc mượn và trả sách của sinh viên, báo cáo
thống kê theo từng thời kỳ. Trung tâm gồm có 3 phòng ban:
• Phòng giám đốc: Điều hành, giám sát hoạt động của thư viện. Giám đốc
chỉ đạo nhân viên làm việc khi nhập thêm sách mới về kho, thanh lý sách
khi đã cũ, hàng tháng chỉ đạo nhân viên làm báo cáo để có kế hoạch điều
chỉnh cho hợp lý. Hàng quý hay năm thì tổng hợp số liệu báo cáo lên
trường.
• Phòng thủ thư: Thống kê về việc mượn trả sách để báo cáo lên ban giám
đốc, quản lý số lượng sách, xử lý mượn quá hạn, sử lý việc thanh lý sách
cũ, nhập thêm sách mới khi có sách được nhập về kho.
• Phòng mượn trả: Quản lý việc mượn trả sách cho sinh viên, phòng do
nhân viên phòng thủ thư phụ trách.
2. Hoạt động của hệ thống cũ
Qua điều tra khảo sát ta thấy quy trình làm việc của hệ thống quản lý cũ như
sau:
Bạn đọc có nhu cầu mượn sách ở trung tâm thì yêu cầu phải có thẻ thư viện.
Để tìm kiếm sách cần mượn, bạn đọc tra cứu các thông tin về sách trong cuốn
danh mục sách hoặc tủ tra cứu. Sau đó, bạn đọc điền thông tin vào phiếu yêu cầu
mượn sách theo mẫu mà trung tâm thư viện phát hành. Sau đó, bạn đọc bỏ phiếu
yêu cầu vào khay phiếu và chờ 15 phút để xử lý yêu cầu. Nếu còn sách thì bạn
nộp thẻ thư viện để kiểm tra. Nhân viên thư viện kiểm tra thẻ hợp lệ thì sẽ viết
biên lai thu tiền và viết sổ mượn. Bạn đọc nộp tiền đặt cọc và nhận sách, nhận
biên lai thu tiền. Khi độc giả trả sách thì nhân viên thư viện kiểm tra tình trạng
sách, hủy biên lai thu tiền, trả lại tiền đặt cọc cho bạn đọc, nhận lại sách đưa vào

trong kho. Để đảm bảo việc mượn trả có hiệu quả trung tâm thư viện đã phân
cho mỗi khoa có nhưng ngày mượn trả riêng. Sinh viên muốn mượn sách phải đi
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 7/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
đúng buổi làm việc theo khoa của mình. Trung tâm có quy định tiền đặt cọc lớn
hơn hoặc bằng giá sách, thời gian mượn tối đa là 1 tháng. Nếu quá thời gian đó
bạn đọc mới trả sách thì tùy mức độ nặng nhẹ mà phạt tiền theo quy định.
3. Đánh giá hiện trạng hệ thống cũ và yêu cầu của hệ thống mới
Hệ thống quản lý còn lạc hậu, quy trình dài dòng không cần thiết, một số quy
định còn lỏng lẻo, chưa hợp lý và thỏa đáng. Việc quản lý còn mang tính giấy tờ
sổ sách nhiều, mức độ ứng dụng tin học giảm nhẹ công việc còn hạn chế.Với
thực trạng của hệ thống như trên, bài toán đặt ra là chúng ta phải xây dựng một
phần mềm quản lý thư viện. Tăng cường ứng dụng tin học, giảm bớt giấy tờ sổ
sách. Hoạt động của hệ thống thư viện linh hoạt, hiệu quả, nhanh chóng tạo điều
kiện cho sinh viên học tập và nghiên cứu.
Hệ thống quản lý cũ Hệ thống quản lý mới
- Hệ thống quản lý còn lạc hậu.
- Công việc quản lý còn mang
nặng tính giấy tờ và sổ sách.
- Việc tìm kiếm, sửa chữa dữ liệu
còn thủ công tiêu tốn thời gian, nhân
công.
- Việc lưu trữ và sao lưu còn nặng
tính giấy tờ, tốn không gian, tính
bảo mật không cao.
- Hệ thống quản lý hiện đại.
- Công việc quản lý đơn giản,
hiệu quả.
- Việc tìm kiếm sửa chữa dữ liệu
nhanh chóng, tiết kiệm và nhân

công.
- Việc lưu trữ và sao lưu tiên
tiến, tính cơ động cao, tính bảo mật
tốt, ít tốn không gian.
II. Bài toán
Căn cứ vào tình hình khảo sát thực tế thu được, chúng ta xây dựng bài toán
mô tả hoạt động của thư viện trong trường Đại học Hà Nội được thực hiện như
sau:
Độc giả muốn mượn sách của thư viện thì trước tiên phải đăng ký làm thẻ thư
viện. Việc quản lý độc giả: nhập thông tin độc giả khi độc giả đến đăng ký làm
thẻ. Các thông tin về độc giả bao gồm: họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, số
điện thoại, cơ quan công tác (lớp học, khoa). Mỗi độc giả có một định danh duy
nhất là: mã độc giả. Sau khi xác nhận các thông tin về độc giả hệ thống tạo thẻ
độc giả dựa trên các thông tin đó. Trên thẻ độc giả có các thông tin: mã thẻ, tên
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 8/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
độc giả, ngày sinh, địa chỉ, ngày tạo, ngày hết hạn. Các thông tin về độc giả và
thẻ độc giả được lưu trữ lại. Mỗi độc giả chỉ có một thẻ độc giả và mỗi thẻ độc
giả chỉ thuộc một độc giả. Thẻ độc giả được thiết kế như sau:
Khi mượn sách độc giả được phép mượn với số lượng tùy theo số sách có
trong kho và thời gian mượn tối đa là 30 ngày. Nhưng trước khi mượn họ phải
trình thẻ độc giả và không có sách mượn quá hạn. Hoạt động mượn trả sách
được thực hiện như sau: Sau khi kiểm tra thẻ độc giả và kiểm tra sách quá hạn,
nếu đúng là độc giả đã đăng ký và không có sách quá hạn, thì các sách mà họ
yêu cầu sẽ được kiểm tra xem sách đó đã được mượn hay chưa nếu sách chưa bị
cho mượn và còn đủ số lượng sách để cho mượn thì thông tin về việc mượn sách
được lưu lại trên phiếu mượn. Thông tin về phiếu mượn gồm có: số phiếu, ngày
mượn, mã thẻ độc giả và các thông tin chi tiết về các sách mượn: mã sách, số
lượng, số ngày được mượn. Phiếu mượn được thiết kế như dưới đây:
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 9/62

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
Khi độc giả trả sách thì nhân viên thư viện kiểm tra tình trạng sách trả, và ghi
nhận việc trả sách của độc giả bằng cách hủy đi phiếu mượn của độc giả. Nếu
độc giả trả muộn so với ngày quy định trên phiếu mượn thì họ phải chịu một
khoản lệ phí theo từng loại sách. Mỗi thẻ độc giả có thể có nhiều phiếu mượn,
mỗi phiếu mượn chỉ ghi một thẻ độc giả. Trên mỗi phiếu mượn có thể mượn
nhiều sách, mỗi đầu sách có thể cho mượn nhiều lần. Mỗi phiếu mượn do một
nhân viên lập, một nhân viên có thể lập nhiều phiếu mượn.
Để theo dõi và quản lý nhân viên làm việc tại thư viện: thực hiện thêm mới
vào danh sách khi có nhân viên mới được tuyển, sửa đổi thông tin khi có những
biến đổi xảy ra và xoá bỏ nhân viên khi hết hợp đồng hoặc bị sa thải. Các thông
tin về nhân viên gồm: mã nhân viên, tên nhân viên, điện thoại liên hệ, các mô tả
khác.
Cuối mỗi tuần làm việc nhân viên thư viện kiểm tra toàn bộ danh sách sách
mượn để phát hiện các độc giả mượn quá hạn. Nếu độc giả mượn quá hạn ngày
thì họ sẽ nhận được một phiếu nhắc trả sách gồm các thông tin: số phiếu, ngày
lập, mã thẻ, họ tên và thông tin về sách {mã sách, tên sách, tác giả, nhà xuất bản,
đơn giá phạt}. Phiếu nhắc trả được thiết kế như sau:
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 10/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
Ngoài ra vào tuần cuối cùng của tháng thư viện cũng tạo các báo cáo thống kê
số lượng sách mượn trong tháng và báo cáo về loại sách đang được yêu thích, số
lượng độc giả mượn sách.
Việc quản lý sách của thư viện như sau: thường xuyên nhập thêm các đầu
sách dựa trên việc chọn sách từ các danh mục sách mà các nhà cung cấp gửi tới.
Khi các sách quá cũ hoặc không còn giá trị sử dụng thì thanh lý sách. Ngoài ra
có thể sửa thông tin về sách khi cần thiết. Thông tin về sách bao gồm: mã sách,
tên sách, thể loại, tình trạng, năm xuất bản, nhà xuất bản, tác giả. Một nhà xuất
bản xuất bản nhiều đầu sách khác nhau. Mỗi đầu sách do một nhà xuất bản xuất
bản. Một tác giả viết nhiều đầu sách, một đầu sách do một tác giả viết (nếu có

nhiều tác giả cùng viết thì chỉ cần lưu thông tin người chủ biên). Thông tin về
nhà xuất bản gồm có: mã nhà xuất bản, tên nhà xuất bản, địa chỉ, số điện thoại.
Thông tin về tác giả bao gồm: mã tác giả, tên tác giả, cơ quan công tác, địa chỉ
nhà riêng, số điện thoại.
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 11/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
I. Phân tích chức năng
1. Vẽ mô hình phân rã chức năng của hệ thống
Căn cứ vào bài toán đã đặt ra chúng ta xây dựng mô hình phân rã chức năng
cho hệ thống quản lý thư viện như sau:
2. Giải thích rõ từng chức năng
TÊN CHỨC NĂNG Ý NGHĨA CỦA CHỨC NĂNG
Quản lý độc giả - Nhập thông tin độc giả và tạo thẻ độc giả cho độc
giả mới đăng ký làm thẻ
Quản lý nhân viên - Nhập thông tin nhân viên mới khi thư viện tuyển
thêm nhân viên
- xóa thông tin nhân viên khi nhân viên bị xa thải, hết
hạn hợp đồng, xin nghỉ
sửa chữa thông tin nhân viên khi có thông tin thay đổi
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 12/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
Quản lý mượn trả - Kiểm tra thẻ độc giả để tránh tình trạng chưa
làm thẻ.
- Kiểm tra sách quá hạn xem độc giả có sách đển
hạn trả mà chưa trả hay không.
- Lập phiếu mượn khi độc giả có thẻ và không có
sách mượn quá hạn, sách muốn mượn vẫn còn có
trong kho.
- Khi độc giả trả sách, kiểm tra xem sách mang

trả có đúng với sách đã mượn trong phiếu hay
không, tình trạng sách còn nguyên vẹn hay bị rách
nát hay không.
- Lập phiếu nhắc trả sách khi độc giả mượn sách
quá thời gian quy định.
- Ghi nhận trả sách khi thỏa mãn tất cả các yêu
cầu trên
Quản lý sách - Nhập thông tin sách mới khi có sách được
chuyển từ nhà xuất bản về kho của thư viện
- Xóa thông tin sách cũ khi sách quá cũ được
thanh lý
- Sửa chữa thông tin sách khi thay đổi các thông
tin liên quan như nhà xuất bản, tác giả ….
Báo cáo thống kê - Thống kê số lượng sách mà độc giả mượn trong
tháng
- Báo cáo sách được yêu thích để tăng cường
- Báo cáo số lượng độc giả mượn sách trong
tháng
II. Phân tích dữ liệu
1. Các mô hình luồng dữ liệu
Căn cứ vào mô hình phân cấp chức năng và bài toán của hệ thống ta xây dựng
được các mô hình dữ liệu như sau:
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 13/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
1.1. Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh
• Tiến trình trong mô hình là chức năng to nhất của hệ thống: quản lý thư
viện
• Tác nhân: Độc giả, nhân viên thư viện( thủ thư), nhà xuất bản, giám
đốc thư viện
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 14/62

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
1.2 Mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh
• Tiến trình trong mô hình là các chức năng ở mức 1 của biểu đồ phân cấp
chức năng: ql độc giả, ql nhân viên, ql mượn trả, ql sách, báo cáo thống kê.
• Các tác nhân: Là các tác nhân như mô hình mức khung cảnh
1.3. Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
Xây dựng cho mỗi chức năng con ở mức 1 của mô hình phân cấp chức năng:
 Chức năng báo cáo thống kê
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 15/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
 Quản lý độc giả
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 16/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
 Quản lý mượn trả
 Quản lý nhân viên
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 17/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
 Quản lý sách
2. Mô hình thực thể liên kết
Căn cứ vào mô hình luồng dữ liệu ta xây dựng mô hình ER với mỗi loại thực
thể là một kho dữ liệu trong mô hình luồng dữ liệu:
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 18/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
Tách n – n thành 1 – n:
3. Mô hình quan hệ
B1. Chuyển mỗi loại thực thể thành 1 quan hệ , mỗi thuộc tính của thực thể
thành 1 thuộc tính trong quan hệ tương ứng, định danh trong mô hình thực thể
liên kết trở thành khóa chính trong mô hình quan hệ:
Quy ước:
– TÁC GIẢ

– ĐỘC GIẢ
– MÃ ĐG
– HỌ TÊN ĐG
– CƠ QUAN ĐG
– NGÀY SINH
– GIỚI TÍNH
– THẺ ĐG
– TACGIA
– DOCGIA
– MADG
– HOTENDG
– COQUANDG
– NGAYSINH
– GIOITINH
– THEDG
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 19/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
– MÃ THẺ
– NGÀY TẠO
– SÁCH
– MÃ SÁCH
– TÊN SÁCH
– SỐ LƯỢNG CÓ
– ĐƠN GIÁ
– THỂ LOẠI
– TÌNH TRẠNG
– NĂM XUẤT BẢN
– NHÀ XUẤT BẢN
– MÃ NXB
– TÊN NXB

– MÃ TG
– TÊN TG
– TÊN CƠ QUAN TG
– PHIẾU MƯỢN
– SỐ PHIẾU MƯỢN
– NGÀY MƯỢN
– SÁCH MƯỢN
– NHÂN VIÊN
– MÃ NV
– TÊN NV
– PHIẾU NHẮC TRẢ
– SỐ PHIẾU NT
– SÁCH MƯỢN
– SỐ NGÀY ĐƯỢC MƯỢN
- NGÀY HẾT HẠN
– MATHE
– NGAYTAO
– SACH
– MASACH
– TENSACH
– SOLUONGCO
– DONGIA
– THELOAI
– TINHTRANG
– NAMXB
– NXB
– MANXB
– TENNXB
– MATG
– TENTG

– COQUANTG
– PHIEUMUON
– SOPMUON
– NGAYMUON
– SACHMUON
– NHANVIEN
– MANV
– TENNV
– PHIEUNHACTRA
– SOPNHACTRA
– SACHMUON
– SONGAYMUON
- NGAYHETHAN
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 20/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
DOCGIA (madg, hotendg, gioitinh, ngaysinh, coquandg, dcdg, dtdg)
THEDOCGIA (mathe, hotendg, ngaysinh, ngaytao, ngayhethan)
NHANVIEN (manv, tennv, dtnv)
TACGIA (matg, tentg, dttg, dctg, coquantg)
NXB (manxb, tennxb, dcnxb, dtnxb)
SACH(masach,tensach,soluongco,theloai,tinhtrang,dongia,namxb,tentg,tennxb)
PHIEUMUON (sopmuon,ngaymuon,songaymuon)
SACHMUON (sopmuon, masach , soluong)
PHIEUNHACTRA(sopnhactra,sopmuon,mathe,hotendg,masach,tensach,tentg,
ngaylap)
B2. Chuyển các mối liên kết trong mô hình thực thể liên kết sang mô hình
quan hệ:
•Với liên kết 1-1 thì thêm khóa chính của 1 trong 2 quan hệ vào quan hệ kia
là khóa ngoại
•Với liên kết 1 – n thì thêm khóa chính của quan hệ bên phía 1 vào quan hệ

bên phía n làm khóa ngoại
•Với liên kết n – n thì tạo thêm 1 bảng mới với khóa chính là hai khóa của 2
bảng trong quan hệ, thuộc tính là thuộc tính của mối liên kết
3.1 Mối quan hệ giữa bảng độc giả và thẻ độc giả
Thêm thuộc tính madg trên bảng độc giả vào bảng thẻ độc giả hoặc ngược lại
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 21/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
DOCGIA(madg,hotendg,gioitinh,ngaysinh,coquandg,dcdg,dtdg)
THEDOCGIA(mathe,madg,hotendg,ngaysinh,ngaytao,ngayhethan)
3.2 Giữa bảng phiếu mượn và phiếu nhắc trả
Thêm thuộc tính sopmuon từ bảng phiếu mượn sang bảng phiếu nhắc trả làm
khóa ngoại
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 22/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
PHIEUNHACTRA (sopnhactra, sopmuon, mathe,hotendg, masach, tensach,
tentg, ngaylap)
3.3 Liên kết giữa thẻ độc giả và phiếu mượn
Thêm thuộc tính mathe từ bảng thẻ độc giả sang bảng phiếu mượn làm khóa
ngoại
THEDOCGIA(mathe,madg,hotendg,ngaysinh,ngaytao,ngayhethan)
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 23/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
PHIEUMUON(sopmuon,mathe,ngaymuon,songaymuon)
3.4 Mối liên kết giữa phiếu mượn và nhân viên
Thêm thuộc tính manv từ bảng nhân viên sang bảng phiếu mượn làm khóa
ngoại
NHANVIEN(manv,tennv,dtnv)
PHIEUMUON(sopmuon,mathe,manv,ngaymuon,songaymuon)
3.4 mối liên kết giữa sách và tác giả
Thêm thuộc tính matg từ bảng tác giả sang bảng sách làm khóa ngoại

TACGIA(matg,tentg,dttg,dctg,coquantg)
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 24/62
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu – quản lý thư viện
SACH(masach,tensach,soluongco,theloai,tinhtrang,dongia,namxb,matg,tentg
,tennxb)
3.5 Mối liên kết giữa sách và nhà xuất bản
Thêm thuộc tính manxb từ bảng nhà xuất bản sang bảng sách làm khóa ngoại
NXB(manxb,tennxb,dcnxb,dtnxb)
SACH(masach,tensach,soluongco,theloai,tinhtrang,dongia,namxb,matg,tentg
,manxb,tennxb)
3.6 Mối liên kết giữa phiếu mượn và sách
Tạo thêm một bảng mới sách mượn với thuộc tính masach từ bảng sách và
thuộc tính sophieumuon từ bảng phiếu mượn làm khóa chính, các thuộc tính của
mối liên kết (số lượng) làm thuộc tính của bảng

SACHMUON (sopmuon, masach , soluong)
Nhóm 6 – Lớp KHMT1K2 Page 25/62

×