Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

giải phẫu bàng quang và ứng dụng trong phẫu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.39 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN NGOẠI

CHUYÊN ĐỀ
GIẢI PHẪU BÀNG QUANG VÀ ỨNG DỤNG

Thái nguyên- 2019


ii
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.

VỊ TRÍ.......................................................................................................2

2.

HÌNH THỂ NGỒI VÀ LIÊN QUAN....................................................3
2.1.

Hình thể ngồi....................................................................................3

2.2.

Liên quan............................................................................................6

3.

CÁC DÂY CHẰNG CỦA BÀNG QUANG............................................9



4.

HÌNH THỂ TRONG VÀ CẤU TẠO.....................................................10

5.

6.

4.1.

Hình thể trong...................................................................................10

4.2.

Cấu tạo..............................................................................................12

MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH............................................................13
5.1.

Động mạch........................................................................................13

5.2.

Tĩnh mạch.........................................................................................14

5.3.

Bạch huyết........................................................................................15


5.4.

Thần kinh..........................................................................................15

GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG......................................................................16
6.1.

Thăm khám bàng quang...................................................................16

6.2.

Chấn thương bàng quang..................................................................17

6.3.

Viêm bàng quang và sỏi bàng quang................................................19

6.4.

Ung thư bàng quang.........................................................................20

6.5.

Dẫn lưu bàng quang..........................................................................20

KẾT LUẬN.........................................................................................................22


iii
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bàng quang hay bọng đái (Bladder) là một túi chứa nước tiểu từ thận qua
niệu quản xuống trước khi thải ra ngồi.
Đó là một tạng rỗng nằm ngồi phúc mạc, trong chậu hơng bé, trên hồnh
chậu, sau xương mu, trước các tạng sinh dục và trực tràng. Hình dạng, kích
thước và vị trí liên quan thay đổi theo lượng nước tiểu chứa bên trong và tùy
theo trạng thái căng đầy của các tạng lân cận.
Trung bình bàng quang có thể chứa được 500 ml nước tiểu mà khơng q
căng. Bình thường, khi bàng quang có từ 250 – 300 ml nước tiểu thì có cảm giác
muốn đi tiểu, nếu cố nhịn tiểu thì dung tích bàng quang có thể tăng lên nhiều,
trong trường hợp bàng quang căng to, có thể chứa đến vài lít nước tiểu. Bàng
quang nam thường có dung tích lớn hơn nữ [1,2].
Đặc điểm giải phẫu bàng quang có nhiều ứng dụng trên lâm sàng, đặc biệt
trong những trường hợp cấp cứu như bí đái cấp mà khơng thể đặt được sonde
foley, có thể tháo nước tiểu cấp chỉ bằng thao tác đơn giản: chọc kim lớn ngay
trên xương mu dẫn lưu nước tiểu ra ngồi, tránh trường hợp vỡ bàng quang vì
q căng. Một số ứng dụng khác trong các bệnh lý thường gặp ở bàng quang:
viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, các phẫu thuật ở bàng
quang: mở bàng quang, cắt bàng quang, tạo hình bàng quang… Hiểu rõ về giải
phẫu bàng quang giúp giải thích một số cơ chế bệnh sinh, phương pháp điều trị
và ứng dụng trong phẫu thuật liên quan đến bàng quang.
Mục tiêu của chuyên đề:
- Mơ tả giải phẫu bàng quang.
- Trình bày các ứng dụng của giải phẫu bàng quang trên lâm sàng.


iv
1. VỊ TRÍ
- Bàng quang là một tạng nằm ở dưới phúc mạc. Ở người trưởng thành và
khi rỗng, bàng quang nằm hồn tồn trong chậu hơng bé, ngay sau khớp mu,
trên cơ nâng hậu môn và trước các tạng sinh dục và trực tràng. Khi đầy, nó vượt

lên trên khớp mu và tạo thành cầu bàng quang nằm trong ổ bụng.
- Ở trẻ nhỏ, bàng quang có hình quả lê mà cuống là ống niệu rốn và phần
lớn bàng quang nằm trong ổ bụng. Lỗ trong niệu đạo ở ngang mức bờ trên khớp
mu và bàng quang là tạng nằm trong ổ bụng hơn là trong chậu hông bé, kéo dài
lên tới khoảng 2/3 khoảng cách từ khớp mu tới rốn. Khi trẻ lớn bàng quang tụt
dần xuống vùng chậu, phần ống niệu rốn hẹp dần và bít lại thành dây chằng rốn
giữa hay dây trên bàng quang.
- Ở người già, bàng quang hơi nhơ lên trên về phía ổ bụng do trương lực
của các cơ thành bụng yếu [1,2].

Hình 1: Thiết đồ đứng dọc cạnh giữa qua chậu hông nam [5]


v
2. HÌNH THỂ NGỒI VÀ LIÊN QUAN
2.1.

Hình thể ngồi

Hình 2: Hình thể ngồi của bàng quang [6]

Hình 3: Hình thể ngoài của bàng quang [6]


vi
2.1.1. Khi bàng quang rỗng:
Ở người trưởng thành, khi bàng quang rỗng có thể ví như một hình tứ giác
với 4 mặt: mặt trên, mặt sau dưới (đáy bàng quang) và hai mặt dưới bên. Mặt
trên và hai mặt dưới bên gặp nhau ở phía trước gọi là đỉnh bàng quang có dây
chằng rốn giữa treo bàng quang vào rốn. Ở phía dưới, tại góc hợp bởi đáy và hai

mặt dưới bên bàng quang là lỗ niệu đạo trong, qua đó bàng quang thơng với niệu
đạo; phần bàng quang qy xung quanh lỗ niệu đạo trong gọi là cổ bàng quang
[1].
- Đỉnh bàng quang: hướng ra trước và lên trên, về phía trên khớp mu. Từ
đỉnh có dây chằng rốn giữa – là di tích của ống niệu rốn (urachus) chạy sát mặt
sau thành bụng trước, treo bàng quang vào rốn. Nếp phúc mạc do dây chằng đó
đội lên gọi là nếp rốn giữa.
- Đáy bàng quang: gọi là “đáy” đối lập với “đỉnh”, song không phải là
phần thấp nhất, mà là mặt sau dưới bàng quang hình tam giác hướng ra sau và
xuống dưới.
Ở nam, đáy bàng quang liên quan với trực tràng: song còn ngăn cách với
trực tràng ở trên ở ổ lõm trực tràng - bàng quang hay túi cùng Douglas, ở dưới
bởi túi tinh và ống dẫn tinh. Ở khoảng tam giác giữa 2 ống dẫn tinh, bàng quang
được ngăn cách với trực tràng bởi vách trực tràng bàng quang, hay vách trực
tràng tiền liệt còn gọi là mạc tiền liệt phúc mạc hay mạc Denonvillier (theo tác
giả Pháp cũ).
Ở nữ, đáy bàng quang liên quan chặt chẽ với thành trước âm đạo.
- Cổ bàng quang: là phần thấp nhất và cũng là phần cố định nhất của bàng
quang. Cổ nằm ở sâu, phần dưới khớp dính mu độ 3 – 4 cm (nghĩa là ở trên mặt
phẳng lỗ mở dưới của chậu hông bé 1 chút). Cổ có thủng 1 lỗ, là lỗ trong niệu
đạo, có vị trí ít bị thay đổi bởi tình trạng của bàng quang và trực tràng; và tuy
gọi là cổ song khơng có 1 chỗ thắt hẹp đặc biệt nào của bàng quang ở vị trí đó.


vii
Ở nam giới, cổ bàng quang nằm trên và liên tiếp trực tiếp với đáy tuyến tiền liệt,
còn ở nữ, cổ bàng quang nằm trên mạc chậu bao quanh phần trên niệu đạo [1,2].
- Mặt trên bàng quang: hình tam giác, giới hạn bởi hai bờ bên đi từ đỉnh
bàng quang đến chỗ đổ vào của 2 niệu quản, và một bờ sau tương ứng với
đường nố giữa hai chỗ đổ vào của niệu quản.

Ở nam, phúc mạc phủ toàn bộ mặt trên bàng quang. Ở sau, phúc mạc lan
xuống một phần đáy bàng quang, để liên tiếp với ổ lõm hay túi cùng trực tràng
bàng quang. Ở hai bên, phúc mạc mặt trên bàng quang liên tiếp với hai hố cạnh
bàng quang; và ở trước liên tiếp với phúc mạc phủ thành bụng trước và nếp rốn
giữa.
Qua phúc mạc, mặt trên bàng quang liên quan với các quai ruột non cuối
cùng và với đại tràng Sigma.
Ở nữ, phúc mạc phủ gần toàn bộ mặt trên bàng quang đến gần bờ sao mặt
trên thì lật lên phủ tử cung ở ngang mức eo tử cung, tạo nên ột ổ lõm hay túi
cùng bàng quang tử cung. Phần phía sau của mặt trên khơng có phúc mạc che
phủ được ngăn cách với phần trên âm đạo của cổ tử cung bởi mô xơ liên kết
nhão.
Trên thiết đồ đứng dọc, bàng quang có hình chữ Y. Hai thành trước, sau
chếch xuống dưới, cổ bàng quang ở dưới thông với niệu đạo. Mặt trên bàng
quang trũng xuống hình tam giác, nền ở sau và 2 góc có hai niệu quản thơng
vào. Đỉnh ở trên có dây treo bàng quang dính tới rốn.
2.1.2. Khi bàng quang đầy:
Các bờ tròn lại và biến mất, bàng quang có hình trứng.
Phúc mạc của thành bụng trước bị đẩy lên theo, ở phần trước các mặt dưới
bên trở thành mặt trước áp vào thành bụng trước ở vùng hạ vị, trên gồ mu và
khơng có phúc mạc che phủ. Khi bàng quang căng ở mức độ trung bình, nó vượt
lên trên khớp mu khoảng 5cm. Khi quá căng nó có thể lên tới rốn, thậm chí cao


viii
hơn nữa. Như vậy bàng quang căng đầy do bí đái khơng thơng được có thể can
thiệp phẫu thuật bằng cách rạch hoặc chọc hút bàng quang qua thành bụng trước
ở trên khớp mu một chút, mà không chạm vào phúc mạc. Đỉnh cao của bàng
quang dầy nhô lên trên điểm bám của dây chằng rốn giữa; nên phúc mạc bám
theo dây chằng tạo nên một ngách hay túi cùng trước bàng quang, ở giữa đỉnh

vòm bàng quang và thành bụng trước [1].
2.2.

Liên quan

Hình 4: Các tạng chậu hơng, đáy chậu nữ [5].


ix
Nói chung, bàng quang nằm trong chậu hơng bé, ở trong ơ bàng quang
giống như bình nước đặt trong một chiêc sọt và được giới hạn: đáy sọt là hoành
chậu hông của đáy chậu, nắp là phúc mạc, thành trước bên là cân rốn trước bàng
quang và thành sau là cân sinh dục phúc mạc.
2.2.1. Liên quan hai mặt dưới bên:
Khi bàng quang rỗng, liên quan với xương mu, khớp mu và đám rối tĩnh
mạch bàng quang nằm trong khoang mỡ sau mu (có thể thủng bàng quang khi
gãy xương mu). Khi bàng quang đầy, 2 mặt dưới bên trở thành mặt trước, liên
quan đến thành bụng trước bên, mặt này là mặt phẫu thuật của bàng quang.
Từ nông vào sâu gồm có:
-

Da, tổ chức dưới da.

-

Các cơ thành bụng trước bên, chú ý đường trắng giữa ở đây rất hẹp.

-

Mạc ngang bụng.


-

Khoang trước bàng quang (khoang Retzius) trong khoang chứa đầy tổ

chức mỡ và tổ chức liên kết lỏng lẻo, đáy khoang liên quan với đám rối tĩnh
mạch Santorini (khi phẫu thuật bàng quang phải nhét đầy gạc vào khoang này để
tránh nước tiểu tràn vào gây nhiễm trùng).
-

Cân rốn trước bàng quang là một màng cân mỏng, ôm sát mặt trước

bên bàng quang. Cân có hình tam giác mà đỉnh dính vào rốn, 2 cạnh bên ơm lấy
dây chằng rốn trong (thừng động mạch rốn).
-

Dây treo bàng quang: đi từ đỉnh bàng quang tới rốn.

-

Phúc mạc ở trong cùng và có 2 trường hợp cần chú ý:

+ Nếu bàng quang rỗng thì phúc mạc sau khi phủ thành bụng lật lên phủ
bàng quang bình thường.
+ Nếu bàng quang đầy và có cầu bàng quang vượt trên khớp mu thì phúc
mạc sau khi phủ thành bụng, lật lên phủ bàng quang tạo thành túi bịt lách giữa
bàng quang và thành bụng trước (áp dụng nguyên tắc mổ bàng quang ngồi
phúc mạc). Trong khi phẫu thuật người ta có thể dựa vào một số đặc điểm để



x
nhận ra mặt trước bàng quang: có hai tĩnh mạch di song song hai bên đường
giữa, phần cơ mặt trước bàng quang rất dày [1].
2.2.2. Liên quan mặt trên
Qua phúc mạc liên quan với các quai ruột non, ở nữ còn liên quan với tử
cung và dây chằng rộng.
2.2.3. Liên quan mặt sau dưới.
Còn gọi là đáy bàng quang và có hai liên quan chính:
-

Với các tạng sinh dục và trực tràng, ở nam giới mặt sau bàng quang có

bọng tinh, ống tinh, niệu quản (đoạn chậu) xa hơn là trực tràng; còn ở nữ giới
liên quan ở 1/3 trên với cổ tử cung, 2/3 dưới với âm đạo, xa hơn là trực tràng.
-

Với phúc mạc: sau khi bọc mặt sau dưới bàng quang, lật lên phủ các

tạng sinh dục – trực tràng, tạo thành các túi cùng. Đặc biệt túi cùng sâu nhất là
túi cùng lách giữa tạng sinh dục và trực tràng gọi là túi cùng Douglase.
-

Riêng ở nam giới, đáy túi cùng Douglase dính chập lại tạo thành cân

gọi là cân nhiếp hộ - phúc mạc, nằm ngăn cách giữa trực tràng và các tạng sinh
dục.

Hình 5: Thiết đồ đứng dọc giữa chậu hông nam [5]



xi

3. CÁC DÂY CHẰNG CỦA BÀNG QUANG

Hình 6: Các dây chẳng của bàng quang [6]
- Ở hai bên bàng quang được nối với cung gân mạc chậu bởi một mô liên
kiết gọi là các dây chằng bên bàng quang.
- Ở phía trước, cũng cùng một mơ đó tạo nên hai dải dày ở sát hai bên
đường giữa, gọi là “dây chằng mu bàng quang” hay “dây chằng mu tiền liệt” ở
nam, cố định cổ bàng quang hay tuyến tiền liệt ở mặt sau vào khớp mu.
Dây chằng mu tiền liệt được chia làm hai phần: Dây chằng mu tiền liệt
ngoài, đi từ đầu trước của cung gân mạc chậu xuống dưới và vào trong để hòa
lẫn với phần trên bao tuyến tiền liệt; dây chằng mu tiền liệt trong dính vào mặt
sau xương gần giữa khớp mu rồi đi xuống dưới và ra sau tới bao tiền liệt tạo nên
đáy khoang sau mu. Dây chằng mu bàng quang ở nữ cũng gồm hai phần tương
tự.
- Đỉnh bàng quang được treo vào rốn bởi di tích của ống niệu rốn tạo nên
dây chằng rốn giữa. (Lòng của phần dưới ống niệu rốn còn tồn tại suốt đời và


xii
được lát bởi biểu mô chuyển tiếp đã biến đổi. Nó có thể cịn thơng với ổ bàng
quang).
- Các tĩnh mạch của đám rối tĩnh mạch bàng quang hướng về phía sau từ
hai bờ bên đáy bàng quang đổ vào các tĩnh mạch chậu trong, cũng được bao
quanh bởi dải mô liên kết, đôi khi được gọi là dây chằng sau bàng quang.
Các dây chằng trên được coi là là có tác dụng nâng đỡ bàng quang, nên
được gọi là các dây chằng thật. Ngòai ra phúc mạc từ mặt trên bàng quang cịn
có một loạt các nếp được gọi là dây chằng giả. Ở phía trước có 3 nếp phúc mạc:
nếp rốn giữa do dây chẳng rốn giữa đội lên, và 2 nếp rốn trong phủ lên các động

mạch rốn đã bị tắc lại. Phần phúc mạc từ bàng quang lật lên thành bên chậu
hông tạo nên các dây chằng bên giả; các nếp cùng – sinh dục tạo nên các dây
chằng sau giả [2].
4. HÌNH THỂ TRONG VÀ CẤU TẠO
4.1.

Hình thể trong

Hình 7: Mặt trong bàng quang [6]


xiii
Mặt trong bàng quang được phủ một lớp niêm mạc hồng nhạt, co lại thành
những nếp nhăn khi bàng quang rỗng (do dính với lớp cơ ở dưới một cách lỏng
lẻo), và các nếp bị xóa khi bàng quang đầy.
Riêng ở đáy bàng quang niêm mạc có một vùng nhỏ hình tam giác ln
ln nhẵn (do dính chặt với lớp cơ) và có màu đỏ hơn các nơi khác: gọi là tam
giác bàng quang, được giới hạn ở góc sau trên bởi 2 lỗ niệu quản và ở góc dưới
trước bởi lỗ trong niệu đạo, còn gọi là tam giác bàng quang (tam giác Lieutaud ở
nam và tam giác Pawllix ở nữ).
Nối giữa 2 lỗ niệu quản là một nếp cong nhẹ gọi là nếp gian niệu quản,
được tạo bởi sự tiếp tục của cá lớp áo cơ dọc niệu quản vào thành bàng quang. Ở
hai bên, nếp còn kéo dài lên trên lỗ niệu quản bởi các nếp niệu quản, do đoạn
cuối các niệu quản xiên chếch qua thành bàng quang. Khi soi bàng quang ở
người sống nếp gian niệu quản là một dải màu tái nhạt, và là một mốc quan
trọng để tìm các lỗ niệu quản trong nội soi ngược dịng.
Các lỗ niệu quản thường có hình một khe hẹp. khi bàng quang rỗng, 2 lỗ
cách nhau khoảng 2,5 cm và có cùng khoảng cách với lỗ trong niệu đạo. Khi
bàng quang đầy các khoảng cách đó có thể tăng lên khoảng 5 cm.
Lỗ trong niệu đạo ở đỉnh của tam giác là điểm thấp nhất của bàng quang.

Lỗ có hình lưỡi liềm trên mặt cắt. Ở nam giới trưởng thành, đặc biệt qua tuổi
trung niên, niêm mạc ở ngay sau lỗ trong niệu đạo có nổi lên một chỗ phình nhẹ,
như đáy một quả nho con, do thùy giữa của tuyến tiền liệt đội lên, gọi là nho con
bàng quang [1,2].


xiv
4.2.

Cấu tạo

Hình 8: Cấu tạo bàng quang [6]
Cấu tạo thành bàng quang từ nông vào sâu:
-

Lớp tổ chức liên kết bọc ngồi cùng trừ phần có phúc mạc che phủ.

-

Lớp cơ ở giữa có 3 lớp tế bào cơ trơn: 2 lớp cơ dọc ở trong vào ngoài,

1 lớp cơ vòng ở giữa nhưng các thớ cơ giao nhau giữa các lớp nên không thể
tách riêng các lớp này.
+ Các thớ của lớp cơ dọc ngoài: hướng dọc theo 2 mặt dưới bên bàng
quang, vòng qua đỉnh tới mặt trên, rồi đi xuống đáy bàng quang để hòa lẫn với
bao tuyến tiền liệt hoặc với vùng trước âm đạo. Một số sợi đi tới mặt trước trực
tràng, gọi là cơ trực tràng bàng quang. Một số khác qua các dây chằng mu tiền
liệt và dính vào phần dưới mặt sau mỗi bên xương mu gọi là cơ mua bàng
quang. Ở hai bên bàng quang các sượi xếp theo hướng chếch và đang chéo lẫn
nhau.

+ Các thớ của lớp cơ vòng ở giữa: rất mỏng, phân bố rải rác không đều ở
thân bàng quang, chỉ có một phần số sợi chạy ngang, còn phần lớn lại hướng
chếch. Ở cổ bàng quang, chúng xếp thàn một lớp cơ vòng bao quanh lỗ trong


xv
niệu đạo, gọi là cơ thắt bàng quang. Nhiều tác giả khác cho rằng khơng có
những bó cơ thắt hồn tồn.
+ Lớp cơ dọc trong: mỏng, các bó xếp theo hình lưới, phần lớn có xu
hướng theo chiều dọc. Có hai dải thớ chếch bắt đầu từ sau các lỗ niệu quản, tập
trung ở sau tuyến tiền liệt và bám bởi những thớ sợi vào thùy giữa của tuyến, đó
là các cơ của niệu quản, giữ niệu đảo ở hướng chếch, và tránh nước tiểu trào
ngược vào niệu quản khi bàng quang co.
-

Lớp dưới niêm mạc: cấu trúc lỏng lẻo và khơng có ở vùng tam giác

bàng quang.
-

Lớp niêm mạc ở trong cùng: có màu hồng nhạt, liên tiếp với niêm mạc

niệu quản, ở dưới với niêm mạc niệu đạo [1,2].
5. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH
5.1.

Động mạch

Các động mạch tới nuôi dưỡng cho bàng quang đều là những nhánh tách ra
động mạch chậu trong hoặc từ các nhánh của động mạch chậu trong gồm:

-

Động mạch bàng quang trên là phần khơng bị xơ hóa của động mạch

rốn, cung cấp máu cho mặt trên và một phần mặt dưới bên của bàng quang.
-

Động mạch bàng quang dưới tách ra từ động mạch bàng quang-sinh

dục với 4 nhánh cung cấp máu cho túi tinh, ống tinh, mặt dưới – bên của bàng
quang và tuyến tiền liệt.
-

Nhánh của động mạch trực tràng giữa, cung cấp máu cho phần đáy

bàng quang. Ở nữ, phần này cịn được ni dưỡng bởi nhánh của động mạch tử
cung và động mạch âm đạo.
-

Nhánh của động mạch thẹn trong và động mạch bịt cung cấp máu cho

mặt trước dưới của bàng quang.


xvi

Hình 9: Thiết đồ cạnh giữa trái chậu hơng nam, động mạch, tĩnh mạch cấp máu
cho bàng quang [5]
5.2.


Tĩnh mạch

Các tĩnh mạch tạo nên đám rối tĩnh mạch. Ở hai bên bàng quang rồi từ đó
đổ về tĩnh mạch chậu trong. Đặc biệt có 2 tĩnh mạch chạy song song ở mặt trước
– trên bàng quang và đổ vào đám rối tĩnh mạch Santorini là mốc để nhận định
bàng quang khi rỗng.


xvii
5.3.

Bạch huyết

Các mạch bạch huyết từ thân bàng quang chia làm hai nhóm:
- Các mạch từ mặt trên và 2 mặt dưới bên đổ vào các hạch chậu ngoài.
- Các mạch từ mặt sau dưới đáy bàng quang đổ vào cả các hạch bạch huyết
chậu ngoài và chậu trong. Các mạch bạch huyết từ cổ bàng quang cùng một số
từ tuyến tiền liệt đổ vào các hạch bạch huyết cùng và các hạch chậu chung dưới
động mạch chủ.
5.4.

Thần kinh

Hình 10: Chi phối thần kinh cho bàng quang [6]


xviii
Chi phối cho bàng quang thuộc hệ thần kinh thực vật, gồm các sợi tách từ
đám rối hạ vị và các sợi tách từ dây thần kinh sống S II, SIII tới vận động cho các
cơ bàng quang và nhận cảm giác từ bàng quang, chủ yếu là cảm giác căng đầy,

cảm giác đau và rát bỏng.
Đám rối thần kinh bàng quang là tiếp tục phần trước của đám rối hạ vị dưới
và chứa đựng cả các sợi sau hạch giao cảm lẫn các sợi trước hạch đối giao cảm.
Các sợi đối giao cảm này là những nhánh của các dây thần kinh tạng chậu, xuất
phát từ các dây thần kinh cùng S 2,3,4. Các sợi giao cảm đi tớ từ các dây thần
kinh ngực D 11, 12 và thắt lưng T 1,2.
Đám rối bàng quang ở mỗi bên bao quanh phần cuối của niệu quản và nằm
áp vào mặt sau bên của bàng quang. Nó chi phối cho bàng quang, đoạn dưới
niệu quản, túi tinh và ống dẫn tinh, kéo dài cho tới tận mào tinh.
Chi phối thần kinh đối giao cảm cho bàng quang có tác dụng gây phản xạ
tháo đái, làm co các cơ của thành bàng quang.
Chi phối thàn kinh giao cảm cho bàng quang đi tới cơ nằm ở tam giác bàng
quang và các mạch máu.
Các xung động đi tới được dẫn truyền theo cả hai thành phần thần kinh
giao cảm và đối giao cảm, xung động đau do quá căng bàng quang đi theo các
sợi đối giao cảm. Các xung động cảm giác bản thể, khởi đầu bưởi độ căng của
các lớp cơ khi bàng quang đầy, đi theo các sợi đối giao cảm. Sự kích thích của
chúng gây nên phản xạ tháo đái của bàng quang [1,2].
6. GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG
6.1.

Thăm khám bàng quang

- Có thể thăm khám bàng quang bằng soi bàng quang, đưa ống soi qua
đường niệu đạo, sau khi đã bơm đầy bàng quang bằng chất lỏng.
- Với ống soi đặc biệt, cũng có thể luồn một ống thơng vào niệu quản, để
lấy mẫu nước tiểu riêng từ mỗi thận, hoặc bơm thuốc cản quang vào niệu quản
để chụp bể thận ngược dòng (được chỉ định trong trường hợp chụp niệu đồ tĩnh



xix
mạch mà thận khơng ngấm thuốc, hiện nay ít được sử dụng trên lâm sàng), bóng
bàng quang cũng có thể hiện rõ khi bơm cùng loại thuốc.
- Niệu đạo của nữ ngắn và thằng hơn niệu đạo nam nên việc nội soi thăm
khám niệu đạo nữ dễ thực hiện hơn so với nam giới.

Hình 11: Nội soi bàng quang thăm khám, tán sỏi, hoặc cắt u [3]
6.2.

Chấn thương bàng quang

Bàng quang được bảo vệ vì có khung chậu bao quanh, chấn thường bàng
quang xảy ra khi có đụng, va chạm nhanh với vật tù, hoặc xe cán nhanh qua,
cũng có khi do rơi từ nơi cao xuống hoặc một cú đánh trực tiếp vào bàng quang
Hai cơ chế thường gặp, liên quan đến 3 dạng lâm sàng vỡ bàng quang:
- Chấn thương bụng kín, chấn thương vùng hạ vị khi bàng quang đang
căng (thường ở những bệnh nhân uống nhiều rượu bia): vỡ bàng quang trong
phúc mạc.
- Chấn thương bụng kín, chấn thương vùng hạ vị có gãy cành mu xương
chậu, xương gãy chọc vào làm thủng, vỡ bàng quang: vỡ bàng quang ngoài phúc
mạc.


xx
- Chấn thương nặng: tổn thương vỡ bàng quang trong và ngoài phúc mạc.
Chấn thương gây đụng dập cơ bàng quang, thường chỉ cần xử trí nội khoa.

Hình 12: Cơ chế chấn thương bàng quang [7]
 Xử trí: Điều trị ngoại khoa là chính. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, mổ <24 giờ:
86,4%, sau 24 giờ 13,6%.

- Đối với vỡ bàng quang trong phúc mạc:
Phương pháp kinh điển: Mổ mở khâu bàng quang. Mở bàng quang ra da
sau khâu bàng quang thường không cần thiết. Cần dẫn lưu túi cùng Douglas
thường quy trong chấn thương vỡ bàng quang.
Phương pháp nội soi ổ bụng: điều trị khâu bàng quang qua nội soi ổ bụng là
1 kỹ thuật mới, đơn giản, an toàn, hiệu quả và tỷ lệ tử vong ít hơn mổ mở. Nội
soi ổ bụng cũng là cách thống kê chính xác các tổn thương trong ổ bụng như là
khi mở bụng thám sát.
- Vỡ bàng quang phức tạp: khâu bàng quang, xử trí các tổn thương, mở hậu
mơn tạm nếu có tổn thương trực tràng.



×