Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đồ án môn sản xuất sạch hơn Phân tích tài chính trong việc phòng ngừa ô nhiễm ở nhà máy xi mạ-công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Thanh Luân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.18 KB, 21 trang )

BỘ CÔNGTHƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHCN & QL MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ĐÁN MÔN
SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ĐỀ TÀI:
Phân tích tài chính trong việc phòng ngừa ô
nhiễm ở nhà máy xi mạ-công ty TNHH Sản
Xuất và Thương Mại Thanh Luân
TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG
1.1 T ính cấp thiết của đề tài:
Mạ điện ra đời và phát triển hàng trăm năm nay. Mạ điện là một trong những
phương pháp bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn trong môi trường xâm thực và khí quyển có
hiệu quả. Ngoài ra mạ điện còn dùng để tăng vẽ thẩm mỹ của trang sức.
Ở nước ta hiện nay ngành mạ điện không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của ngành công nghiệp. Cùng với sự phát triển của ngành xi mạ thì tình
trạng ô nhiễm môi trường ở các cơ sở xi mạ ngày một gia tăng. Điển hình là công ty
TNHH Sản Xuất và Thương Mại Thanh Luân, một công ty chuyên về xi mạ lại nằm
trong danh sách 26 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Việc khắc phục các tác
nhân gây ô nhiễm nhằm đảm bảo cho môi trường làm việc của người trực tiếp sản xuất
và bảo vệ môi trường chung là vấn đề kỹ thuật bắt buộc ngay cả khi nhà máy đó đặt
trong khu công nghiệp tập trung.Vấn đề cần đặt ra là làm sao vừa phát triển ngành xi
mạ vừa bảo vệ môi trường sống. Có rất nhiều dự án sản xuất sạch hơn được áp dụng
trong ngành xi mạ nhằm giảm thiểu ô nhiễm vừa nâng cao năng suất. Nhưng những dự
án này có phù hợp với điều kiện của công ty hay không? Những dự án có khả thi về
mặt kỹ thuật, môi trường hay không?
Đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn như vậy nên em chọn
đề tài:”phân tích tài chính trong việc phòng ngừa ô nhiễm ở các nhà máy xi mạ - Công
ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Thanh Luân”


1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đưa ra cơ hội sản xuất sạch hơn có tính khả thi phù hợp
với công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Thanh Luân
1.3 Giới hạn của đề tài:
Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi phân tích tình hình ô nhiễm tại công ty, đưa ra
các cơ hội sản xuất sạch hơn và phân tích tài chính cơ hôi khả thi nhất
1.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Nội dung nghiên cứu
1
Chương 1: Tổng Quan chung
Chương 2: Tổng quan về ngành xi mạ
Chương 3:Tổng quan về công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Thanh Luân
Chương 4: Quy trình công nghệ và những vấn đề môi trường cần quan tâm
Chương 5: Các cơ hội sản xuất sạch hơn
Chương 6: Phân tích tài chính
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp các tài liệu và phương pháp
chuyên gia
2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XI MẠ
2.1 Quy trình mạ điện
Mạ điện là dùng phương pháp điện phân để kết tủa trên lớp kim loại hoặc hợp
kim một lớp kim loạ mỏng với mục đích chống ăn mòn, trang sức bề mặt, tăng tính
dẫn điện, tăng độ cứng.
Quy trình mạ điện có thể tóm tắc như sau:
Hình 2.1 Quy trình mạ điện
2.2 Các công đoạn của quá trình mạ điện
3
GIA CÔNG BỀ
MẶT

MẠ
RỬA
SẤY KHÔ
KIỂM TRA
SẢN PHẨM
PHÔI
2.2.1 Gia công bề mặt:
Để sản phẩm sau khi mạ có lớp mạ đồng nhất thì gia công bề mặt là giai đoạn
không thể thiếu trong quá trình xi mạ. Gia công bề mặt trước khi mạ có ảnh hưởng
đến chất lượng lớp mạ. Ngoài việc làm cho bề mặt nhẵn bóng nó còn có tác dụng
khử sạch các lớp gỉ, các màng oxit mỏng hoặc các chất bẩn, dầu mỡ trên bề mặt vật
liệu cần mạ, tạo điều kiện thuận lợi cho lớp mạ gắn chắc với kim loại nền.
Các phương pháp gia công bề mặt:
• Phương pháp cơ khí: mài thô, mài tinh, đánh bóng, quay bóng
• Phương pháp hóa học: Tẩy dầu mỡ, tẩy gỉ
Phương pháp mài: sử dụng các loại bột mài như nhôm oxit, các loại lơ đánh
bóng. Chất thải trong quá trình này là các loại bụi do sử dụng các loại bột mài, các
vật liệu bị mài mòn
Phương pháp quay bóng: Các vật thể nhỏ không thể mài bống được thì sử dụng
phương pháp quay bóng. Có hai cách quay bóng: quay bóng khô và quay bóng ướt
Tẩy dầu mỡ:Trên bề mặt chi tiết cần mạ thường có các loại dầu mỡ hay thuốc
đánh bóng dính vào. Màng dầu mỡ gây hiện tượng bong lớp kim loại mạ đồng thời
làm bẩn dung dịch mạ
Các phương pháp tẩy dầu mỡ:
 Tẩy dầu mỡ trong dung môi hữu cơ
 Tẩy dầu mỡ trong dung dịch kiềm và nhũ tương
 Tẩy dầu mỡ bằng phương pháp điện hóa
2.2.2 Mạ
Để bảo vệ kim loại người ta dùng các lớp mạ như kẽm, đồng, niken, crôm,
thiếc,… để mạ lên kim loai cần bảo vệ.

Mạ điện tiến hành trong các bể mạ với dòng điện một chiều
Vật cần mạ là catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều
Kim loại dùng để mạ là anot và được nối với cực dương
Quá trình điện cực xảy ra như sau:
Ở catot xảy ra quá trình khử của kim loại cần mạ
[Me(H
2
O)
X
]
z+
+ Ze = Me + x H
2
O
Me: kim loại tạo nên lớp mạ
Đồng thời ở catot còn có quá trình phụ khử hydro:
4
2H
+
+ 2e = H
2
Ở anot xảy ra quá trình hòa tan điện hóa( oxy hóa) kim loại cần dùng để mạ:
Me + xH
2
O = [Me(H
2
O)
x
]
z+

+ ze
4 OH
-
= O
2
+ 2H
2
O + 4e
Me: kim loai cần mạ
Hình 2.2 Sơ đồ bể mạ
2.2.3 Rửa
Các chi tiết sau khi mạ xong được rửa lại bằng nước sạch để tẩy sạch các dung
dịch mạ bám trên bề mặt. Giai đoạn rửa sau mạ ở công ty THNN Sản Xuất và
Thương Mại Thanh Luân được thực hiện bằng việc nhúng các chi tiết vào các bể
nước sạch liên tiếp.
2.2.4 Sấy khô
Các chi tiết sẽ được sấy khô sau công đoạn mạ. Sau đó chúng sẽ được kiểm tra
và đưa vào kho lưu trữ.
Vật cần
mạ
Anot bằng kim
loại mạ
Dung dịch
mạ
5
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG
MẠI THANH LUÂN
3.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
3.1.1 Lịch sử thành lập
Tên công ty: Công Ty TNHH SX & TM Thanh Luân

Địa chỉ: 930 C1, Đường C, KCN Cát Lái, P. Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM
Giấy phép kinh doanh: 072345
Ngày cấp: 15/07/1999
Nơi cấp: Sở kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh
Người đại diện: Ông Trần Tiến Tuấn
Chức vụ: Giám đốc
Vốn điều lệ: 10.500.000.000 VND ( Mười tỷ năm trăm triệu đồng)
Diện tích khuôn viên : 5.000 m
2
Diện tích nhà xưởng : 4.000 m
2
ĐT : (84-8) 3742 2916 ; 3742 1390 ; 3742 1391 ; 3742 1392
Fax : (84-8) 3742 1357
Email: ;
Quá trình thành lập:
02/1974 – 04/1975 : Phân xưởng mạ điện thuộc công ty Sony
06/1975 – 07/1999: Phân xưởng mạ của công ty điện tử Tân Bình ( hạch toán
độc lập)
15/07/1999: Thành lập công ty với vốn ban đầu là 12 tỷ đồng với 30 nhân
viên
07/1999 – 10/2003: Lập xưởng và trụ sở tại 248 Nơ Trang Long, Q, Bình
Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
10/2003 – 05/2004: Xây dựng nhà xưởng tại KCN Cát Lái
6
06/2004 tới nay: Di dời công ty về số 930 C1 Đường C KCN Cát Lái, Q. 2,
TP. Hồ Chí Minh
Lĩnh Vực kinh doanh:
Mạ điện và xử lý bề mặt kim loại
Gia công các sản phẩm cơ khí.
Kinh doanh hóa chất ngành mạ.

Phân tích dung dịch mạ
Kiểm tra lớp mạ.
3.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự
Giám đốc
Phó giám đốc
Kho Phòng kế
toán
Phòng kinh
doanh
XNK
Phòng quản
đốc
Phòng kỹ
thuật
Phòng
nhân sự
Khuôn
mẫu
Mài Tổ dây
kéo
Tổ
sắt
Tổ
Nhựa
Tổ
trang trí

khí
KCS

7
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG CẦN QUAN TÂM
4.1 Quy trình công nghệ:
Đầu tiên sắt, thép được đưa vào bể nhả dầu nhằm tách dầu trên bề mặt ống. Sau đó
nguyên liệu được đưa qua bể tẩy gỉ để tẩy sạch các oxit kim loại trên bề mặt bằng axit
sunfuric và axit clohydric. Sau đó chúng được đem đi gia công bề mặt bằng phương pháp
sóc bóng để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình mạ ở phía sau. Tiếp sau đó chúng được rửa
lần lượt bằng dung dịch kiềm và dung dịch axit để tẩy sạch dầu mỡ và các sản phẩm ăn
mòn một lần nữa. Sau đó sắt, thép được rửa lại bằng nước cho thật sạch và đem mạ. Tiếp
theo là giai đoạn rửa và sấy khô sản phẩm. Sau đó kiểm tra thành phẩm và lưu kho.
Nhả Dầu
Gia công bề
mặt (sóc bóng)
Tẩy gỉ
H2SO4 + HCl
rửa (xà phòng
+ Na2CO3)
Rửa nước
Tẩy axit
(H2SO4)
Sắt, thép Rửa 2 lần nước
Mạ CuCN
Mạ CuSO4
Mạ Niken bóng
Rửa
Sấy khô
Kiểm tra
Mạ Crôm
Sản phẩm

8
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ mạ sắt, thép
4.2 Những vấn đề môi trường cần quan tâm
Các nguồn gây ô nhiễm trong xi mạ:
Công
đoạn
chất thải
chính
Tác động
Mài
thô, mài
tinh
Bụi bột mài,
bụi kim
loại,SiO
2,
Cr
2
O
3
Gây bệnh về mắt, phổi,
ngoài da
Quay
bóng khô
Bụi mùn cưa,
dầu hôi, oxit kim
loại
bụi công nghiệp ảnh hưởng
đến môi trường
Quay

bóng ướt
Bột kim loại,
axit sunfuric, các
chất hoạt động
bề mặt
Nước thải axit, cặn thải
kim loại gây ô nhiễm môi
trường, hơi axit, khí hydro dễ
gây các bệnh đường hô hấp
Tẩy
dầu mỡ
bằng dung
môi hữu

Các chất dầu
mỡ, dung môi,
hơi dung môi,cặn
kim loại
Là các chất dễ cháy, nổ,
bay hơi gây độc đối với công
nhân
Tẩy rỉ
hóa học
Dung dịch
axit, muối kim
loại nặng
Nước thải có PH thấp, gây
ăn mòn, các kim loại nặng gây
độc
Mạ

kẽm
Nước có PH
cao, chứa nhiều
kẽm, muối kẽm,
muối xianua,
Nước thải có chứa nhiều
kẽm, xianua gây ô nhiễm môi
trường
Mạ
Niken
Muối Niken,
muối florua, axit
boric, axit
sunfuric, khí độc
thoát ra từ bể mạ
Nước thải chứa kim loại
nặng gây ô nhiễm môi trường
Khí độc ảnh hưởng đến sức
khỏe
Mạ Axit sunfuric, Nước thải có chứa cromat
9
Crom axit cromic rất độc cho người và động vật.
Cromat là chất gây ung thư da,
ung thư phổi
Mạ
đồng
Nước thải có
chứa muối vô cơ
cao,muối đồng,
muối amoni,

xianua
Nước thải chứa độc tố
xianua đồng gây ô nhiễm
nguồn nước
Muối đồng, muối xianuca
gây ngộ độc cấp tính cho
người công nhân làm việc trực
tiếp
Bảng 4.1 Các nguồn ô nhiễm trong xi mạ
(Nguồn: sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, Sở Khoa Học Công Nghệ &Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh)
Nước thải phát sinh trong quá trình mạ kim loại chứa hàm lượng các kim loại
nặng rất cao và là độc chất đối với sinh vật, gây tác hại xấu đến sức khỏe con người.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết
hoặc thoái hóa, với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học,
ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật về lâu về dài. Do đó, nước thải từ các quá trình
xi mạ kim loại, nếu không được xử lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực
tiếp hay gián tiếp, chúng sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh
nghiêm trọng, như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư,
Nước thải xi mạ có độ PH tương đối thấp, nồng độ các kim loại nặng khá cao.
COD tương đối nhỏ. Hiện nay nước thải của các nhà máy xi mạ chưa được xử lý
triệt để trước khi thải ra môi trường. Chính nguồn nước thải này đã và đang gây ô
nhiễm nghiêm trọng đền nguồn nước.
Hiện nay tại công ty đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng nước thải đầu ra
chưa đạt tiêu chuẩn thải gây ô nhiễm môi trường. Trong nước vẫn còn hàm lượng
lớn kim loại nặng như crom, sắt, đồng, độ PH thấp.
Các hóa chất dùng trong quá trình xi mạ rất độc hại…Hơi của chúng có thể gây
ngộ độc cho người lao động như CuCN. Hiện tại công ty chưa có hệ thống xử lý khí
thải. Hơi của các hóa chất được hút qua buồng hút và đưa ra ngoài khí quyển.
10

CHƯƠNG 5 NHỮNG CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN
• Xử lý nước thải riêng cho từng công đoạn
• Lắp đăt hệ thống thông gió cục bộ
• Tuần hoàn axit
• Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
• Thay thế thiết bị rửa (rửa bằng tia nước áp lực cao)
• Thay thế thùng mạ quay hình trống loại nhỏ bằng máy xi công suất cao
• Thay thế bằng hệ thống tẩy rửa siêu âm
• Thay đổi quy trình công nghệ
• Thu hồi kim loại nặng
• Quản lý nội vi tốt: thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, kiểm tra đường
ống, tránh hiện tượng rò rĩ hóa chất. Đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ,
công nhân viên nhà máy
5.1 Xử lý nước thải cho từng công đoạn
Tùy từng công đoạn mà nước thải có thành phần và tính chất khác nhau. Vì
vậy sẽ có quy trình xử lý khác nhau cho từng công đoạn để giảm chi phí xử lý.Ví dụ
nước rửa trước khi mạ ô nhiễm chủ yếu là do PH thấp, hàm lượng dầu mỡ cao, và
kim loại nặng như sắt. Để trung hòa nước thải ta có thể dùng xút NaOH hoặc
Ca(OH)
2
. Ngoài tác dụng trung hòa axit Ca(OH)
2
còn có tác dụng kết tủa một số
kim loại như Fe, Cu. Đây là phương án rất đơn giản.
5.2. Xây dựng hệ thống thông gió
Trong nhà máy xi mạ có chứa nhiều hóa chất xi mạ độc hại có mùi như
CuCN, các axit H
2
SO
4

, HCl,…Vì vậy cần thiết phải xây dựng hệ thống thông gió để
bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
5.3. Tuần hoàn axit
11
Trong công đoạn tẩy rửa hay tẩy bằng axit có PH rất thấp.Chúng ta có thể tuần
hoàn lượng axit này để rửa kim loại cần mạ. Như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được
một lượng axit ãit đáng kể
5.4.Thay thế thiết bị
Chúng ta sẽ thay đổi thiết bị để đem lại năng suất cao và han chế sử dụng
nhiên liệu cũng như hạn chế việc ô nhiễm môi trường. Cụ thể là thay thế kiểu rửa
sản phẩm thông thường của nhà máy bằng thiết bị máy phun nước áp lực cao. Với
thiết bị này công suất sẽ cao hơn và lượng nước sử dụng giảm đi rất nhiều, dẫn đến
lựợng nước thải ra sẽ ít đi
5. 5 Xây dựng quy trình xử lý nước thải tập trung
Nước thải được thu gom về trạm xử lý nước thải. Việc xử lý khá phức tạp vì
nước thải có PH thấp, chất dầu mỡ, và đặc biệt là hàm lượng kim loại nặng. Người
ta thường nâng PH, sau đó là giai đoạn oxy hóa để chuyển hóa Cr
6+
thành Cr
3+
. sau
đó cho kết tủa và lắng, lọc cát- than hoạt tính để hấp thụ kim loại nặng. Trong quy
trình xi mạ có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn thải ra nước thải có thành phần, tính
chất khác nhau. Vì vậy việc thu gom tập trung để xử lý sẽ làm tăng chi phí xử lý
thay vì xử lý riêng từng công đoạn
5.6 Thay đổi quy trình công nghệ:
Việc thay đổi quy trình công nghệ là một giải pháp tốt về mặt kỹ thuật. Việc
thay đổi quy trình công nghệ làm giảm lượng thải cũng như lượng thất thoát ra
ngoài, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhưng tính khả thi không có vì
việc thay đổi quy trình tốn rất nhiều kinh phí cho việc thay đổi thiết bị, xây dựng lại

cơ sở vật chất cho phù hợp với quy trình mới.
5.7 Thu hồi kim loại nặng:
Việc thu hồi kim loại năng trong nước thải nếu thực hiện được sẽ mang lại
lợi ích rất lớn bởi vì các kim loai như Ni, Cu rất đắt. Nhưng làm thế nào để thu hồi
kim loại nặng là một vấn đề rất khó thưc hiện. Hiện nay các nhà máy xi mạ có tiến
hành công đoạn thu hồi kim loại nặng nhưng hiệu suất không cao.
12
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA Ô
NHIỄM
Dự án thực hiện: xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng cho công đoạn
rửa trước khi mạ
6.1 Chi phí vận hành nếu không đầu tư dự án
Nếu không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng cho công đoạn rửa
trước khi mạ thì nước thải này sẽ được thu gom và xử lý tập trung
Chi phí xử lý 1m
3
nước thải tại công ty là 3.000 VNĐ
Chi phí vận hành trong một năm là: 547.500.000 VNĐ
Chi phí đầu tư thiết bị : 0
6.2 Chi phí trong việc đầu tư xây dự án
Nước thải trong giai đoạn rửa trước khi mạ có độ PH tương đối thấp, hàm lượng
dầu mỡ cao và chứa kim loại nặng( sắt). Nước thải này sẽ được thu gom và xử lý
riêng.
Nước thải sau khi thu gom sẽ được đưa qua bể lắng cát để lắng các hạt cặn lớn.
Tiếp đó nước thải sẽ đi vào bể tuyển nổi để tách dầu mỡ. Sau đó nước thải sẽ vào bể
điều hòa để với mục đích điều hòa nồng độ và lưu lượng. Sau đó nước thải sẽ vào bể
trộn hóa chất. Hóa chất sử dụng ở đây là Ca(OH)
2
để tăng PH và kết tủa ion Fe.
Trong bể có máy khuấy trộn để tăng khả năng hòa trộn của hóa chất trong nước thải.

Sau đó nước thải sẽ đi qua bể phản ứng và đi vào bể lắng. Tại bể lắng sẽ xảy ra quá
trình lắng các bông cặn của sắt. Nước thải đầu ra sẽ được trung hòa và hàm lượng
dầu mỡ giảm đi rất lớn.
Chi phí đầu tư thiết bị như sau:
Công trình Số lượng Giá thành
Bể lắng cát 1 60.000.000 VNĐ
Bể điều hòa 1 15.000.00 VNĐ
Bể tuyển nổi 1 65.000.000VNĐ
13
Bể trộn hóa chất 1 30.000.000 VNĐ
Bể phản ứng 1 40.000.000 VNĐ
Bể lắng 1 65.000.000 VNĐ
Bơm 2 22.000.000 VNĐ
Máy khuấy 1 7.000.000 VNĐ
Tổng chi phí đầu tư: 404.000.000 VNĐ
Chi phí lắp đặt : 10.000.000 VNĐ
Chi phí vận hành
Chi phí hóa chất: 50.000.000 VNĐ/ngày
Chi phí điện : 576.000.000 VNĐ/ngày
Lương công nhân : 2.500.000 VNĐ/ngày
Tổng chi phí vận hành: 331.490.000 VNĐ/ngày
6.3 Thời gian hoàn vốn giản đơn:
Chi phí thiết bị: 404.000.000 VNĐ/ngày
Chi phí hóa chất: 250.000 VNĐ/ngày
Chi phí điện năng: 576.000 VND/ngày
Lương công nhân: 2500.000 x 12 = 30000000 VND
Chi phí lắp đặt:10 triệu
Chi phí vận hành : 331.490.000 đồng
Chi phí thiết bị và lắp đặt : 414.000.000 VNĐ
Chi phí đầu tư

ban đầu
Chi phí vận
hành hàng năm
Không đầu tư 0 547.500.000
đầu tư 414.000.000 331.490.000
Lợi nhuận 1 năm là: 216.010.000 VNĐ
Thời gian hoàn vốn giản đơn: 414.000.000/216.010.000 = 1.89năm
14
6.4 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Đây là thời gian cần thiết để các dòng tiền trong tương lai dự tính có thể hoàn lại được
dòng tiền đầu tư ban đầu
Chọn mức lãi suất r = 15%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
PB = 24 + 62.832.540/(142.026.575:12) = 29.3 tháng
Chọn PB = 30 tháng
Giá trị hiện tại ròng( NPV)
Năm Dòng tiền
dự kiến trong
tương lai
Hệ số
PV
Giá trị hiện
tại của dòng
tiền
0 414.000.000 1 -
414.000.000
1 216.010.000 0.8696 187.842.296
2 216.010.000 0.7561 163.325.161
3 216.010.000 0.6575 142.026.575
Tổng NPV của dự án: 79.194.032 VND

Giả sử giá trị của thiết bị còn lại sau 3 năm là: 100.000.000 VN Đ
Vậy NPV của dự án là 179.194.032 VNĐ
6.5 Kết luận
Dựa vào kết quả phân tích ta thấy thời gian hoàn vốn giản đơn và thời gian hoàn
vốn có chiết khấu nhỏ nên dự án này có tính khả thi về kinh tế. Dự án đầu tư vừa
Đầu tư ban đầu 414.000.000
Lợi nhuận năm 1(15%) 187.842.296
Còn 226.157.704
Lợi nhuận năm 2 (15%) 163.325.161
Còn 62.832.540
Lợi nhuận năm 3(15%) 142.026.575
15
giảm thiểu ô nhiễm trong nhà máy nhưng thời gian thu hồi vốn không quá lâu.
Nhưng muốn thực hiện được dự án thì công ty cần mặt bằng để xây dưng công
trinh xử lý. Đòng thời việc áp dụng sản xuất sạch hơn còn gặp nhiều rào cản như:
Chưa tin vào lợi ích có thể mang lại của sản xuất sạch hơn
Có thói quen tập trung xử lý cuối đường ống
Ngại sự thay đổi
Bước đầu có thể làm ảnh hưởng đến công việc của một số cán bộ
trong công ty
Nhận thức của công nhân còn kém
Muốn áp dụng sản xuất sạch hơn trong công ty cần có sự hợp tác của ban klãnh
đao thì dự án mới có thể thực thi.
PHỤ LỤC
Hình 2.2 Quy trình mạ điện 3
Hình 2.2 Sơ đồ bể mạ 5
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự 7
16
Hình 4.1 Quy trình mạ sắt, thép 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị NGọc Diệu, bài giảng sản xuất sạch hơn
2. Nguyễn khương, quy trình kỹ thuật mạ kim loại và hợp kim, NXB Khoa
Học và Kỹ Thuật,1997
17
3. Nguyễn Văn Lộc, kỹ thuật mạ điện, NXBGD,1957 – 1997
4. Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM, khóa đào tạo kỹ thuật phân tích
tài chính trong đầu tư dự án sản xuất sạch hơn, 2006
5. Trang web: www.google.com.vn
18
19
20

×