Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

BÀI BÁO CÁO MÔN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9 MB, 114 trang )




I HC C
KHOA KHOA HC T NHIÊN









MÔN TÀI NGUYÊN THC VT



TÀI NGUYÊN THC VT LY G, LÀM GIY,
NHUM VÀ TINH DU




CÁN B GING DY HC VIÊN THC HIN
TS. Lê Thanh Phong 1. Nguy
2. Lý Thanh Phong
3. Nguyn Trn Thanh Tính
Lớp: Sinh thái học Khóa 20












i



MC LC i
1. M 1
2. NI DUNG 3
2.1. NHÓM CÂY LY G 3
A. CÂY LÂY G NHÓM 1 3
2.1.1. Bằng lăng ổi 3
2.1.2. Cẩm lai 4
2.1.3. Cẩm lai Bà Rịa 5
2.1.4. Cẩm liên 6
2.1.5. Cẩm thị 7
2.1.6. Giáng hương 8
2.1.7. Gõ đỏ 9
2.1.8. Gụ mật 10
2.1.9. Gụ lau 11
2.1.10. Hoàng đàn rủ 12
2.1.11. Huỳnh đường 13
2.1.12. Lát hoa 14

2.1.13. Mun sừng 15
2.1.14. Muồng đen 16
2.1.15. Sa mu dầu 17
2.1.16. Sơn huyết 18
2.1.17. Sưa 19
2.1.18. Sưa đỏ 20
2.1.19. Thông tre 21
2.1.20. Thông ré 22
2.1.21. Trai (Nam Bộ) 23
2.1.22. Trầm hương 24
B. MT S CÂY LY G NGOÀI G NHÓM 1 25
2.1.23. Căm xe 25

ii

2.2.24. Dái ngựa 26
2.1.25. Kiền kiền 27
2.1.26. Lim xanh 28
2.1.27. Sao đen 29
2.1.28. Sao lá to 30
2.1.29. Sấu 31
2.1.30. Sấu đỏ 32
2.1.31. Sến mật 33
2.1.32. Sồi quả mộng 34
2.1.33. Tếch 35
2.1.34. Tông dù 36
2.1.35. Xà cừ 37
2.2. NHÓM CÂY NGUYÊN LIU LY SI, LÀM GIY 38
2.2.1. Bông vải 38
2.2.2. Bồ đề nhựa 39

2.2.3. Bồ đề xanh 40
2.2.4. Cói tơ nhiều bông 41
2.2.5. Dẻ quả núm 42
2.2.6. Duối 43
2.2.7. Dướng 44
2.2.8. Gạo hoa trắng 45
2.2.9. Gắm núi cao 46
2.2.10. Gòn 47
2.2.12. Keo dậu 49
2.2.13. Mây Bắc Bộ; Mây đắng; Mây đang 50
2.2.14. Mây nếp 51
2.2.15. Mây Poilane 52
2.2.16. Núc nác 53
2.2.17. Rau bép cây 54
2.2.18. So đũa 55
2.2.19. Song mật 56

iii

2.2.20. Thông ba lá 57
2.1.21. Trôm Đồng Nai 58
2. 3. NHÓM CÂY NGUYÊN LIU NHUM 59
2.3.1. Cẩm 59
2.3.2. Chàm 60
2.3.3. Chàm mèo 61
2.3.4. Dền tía 62
2.3.5. Dưa leo 63
2.3.6. Dứa 64
2.3.7. Đậu biếc 65
2.3.8. Đậu đen 66

2.3.9. Điều nhuộm 67
2.3.10. Gấc 68
2.3.11. Giáng hương trái to 69
2.3.12. Gừng 70
2.3.13. Khoai mỡ 71
2.3.14. Lá diễn 72
2.3.15. Lá móng 73
2.3.16. Mật mông 74
2.3.17. Me rừng 75
2.3.18. Mồng tơi 76
2.3.19. Mù u 77
2.3.20. Mun 78
2.3.21. Muối 79
2.3.22. Nghệ vàng 80
2.3.23. Rau cúc 81
2.3.24. Riềng 82
2.3.25. Thau gió 83
2.3.26. Vang 84
2.4. NHÓM CÂY LY TINH DU 85
2.4.1. Bạc hà á 85

iv

2.4.1. Bạch đàn chanh 86
2.4.3. Bưởi 87
2.4.4. Cam 88
2.4.5. Chanh 89
2.4.6. Cỏ hương bài 90
2.4.7. Đinh hương 91
2.4.8. É tía 92

2.4.9. Hoắc hương 93
2.4.10. Hướng dương 94
2.4.11. Hương nhu trắng 95
2.4.12. Hương thảo 96
2.4.13. Long não 97
2.4.14. Ngũ gia bì gai 98
2.4.15. Ngũ gia bì hương 99
2.4.16. Quế 100
2.4.17. Quýt 101
2.4.18. Sả chanh 102
2.4.19. Tràm úc 103
2.4.20. Vạn thọ 104
3. KT LUN 105

1


Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, do có vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam
rất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các
miền. Đặc điểm đó là cơ sở thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần
loài, phong phú về số lượng. Mức độ đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa rất to lớn,
các hệ sinh thái với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi ích trực
tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất nông,
lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; duy trì nguồn
gen tạo giống vật nuôi, cây trồng, cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn dược
liệu, thực phẩm,
Tài nguyên thiên nhiên không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn chứa đựng
nhiều giá trị khác như xã hội, sinh thái Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên
sinh vật và đa dạng sinh học có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Dĩ nhiên
người ta phải dựa vào một cơ sở khoa học nào đó để cải biến các dạng tài nguyên theo

giá trị đích thực của nó mới có thể phục vụ cho các nhu cầu thực tiễn của con người.
Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học thuộc vào bậc cao nhất
nhì trên thế giới. Đó chính là một điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học tiến hành
các nghiên cứu khoa học trên đối tượng là tài nguyên thiên nhiên mà cụ thể trong bài
báo cáo này là tài nguyên thực vật.
Các công trình nghiên cứu trên đối tượng thực vật ở Việt Nam ngày càng nhiều và
phục vụ cho các mục đích thực tiễn khác nhau của con người. Theo Thống kê của Viện
Sinh thái và tài nguyên sinh vật và Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) cho
thấy, hệ thực vật Việt Nam có trên 12.000 loài, trong đó nhóm cây nhuộm màu có
khoảng 200 loài. Hiện nay, ở Việt Nam, có tới 112 loài cây được người dân sử dụng
trực tiếp làm chất nhuộm màu thực phẩm. Trong đó có 18 loài cho màu nhuộm xanh, 57
loài cho màu nhuộm đỏ, 6 loài cho màu nhuộm tím, 28 loài cho màu nhuộm vàng và 2
loài cho màu nhuộm đen.
Theo tác giả Trần Minh Tâm (2010), đến nay các nhà chế biến mới chỉ sử dụng
chủ yếu các chất màu tổng hợp mà ít quan tâm, tận dụng các chất màu sẵn có trong tự
nhiên. Một số nghiên cứu đã được triển khai về chiết tách màu trên một số cây như cây
cẩm (Nguyễn Phương Thảo và cs., 2009), cây dứa thơm (Pandanus amaryllia Roxb)
(Đào Hùng Cường & Nguyễn Thị Thanh Tú, 2010) và cây điều nhuộm (Bixa orellana
L.) (Đào Hùng Cường & Phạm Thảo Thơ, 2009), Tuy nhiên, so với số lượng 112 loài
đã được xác định, phân bố rải rác ở các vùng trong cả nước, những nghiên cứu này chưa
khai thác hết được tiềm năng sẵn có trong tự nhiên ở Việt Nam. Đặc biệt ở các tỉnh
miền núi phía Bắc, hiện nay đa số các loài cây này chỉ được trồng theo lối kinh nghiệm
ở cấp hộ gia đình hoặc mọc trong tự nhiên. Sơ bộ đánh giá của các nhà khoa học thuộc
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam cho biết, có 15 loài dễ chế biến và cho
màu sắc đẹp, có độ an toàn cao. Đây là tiền năng lớn cho công nghiệp sản xuất màu
nhuộm thực phẩm ở nước ta (Nguyễn Trọng Quang, 2010). Lưu Đàm Cư, Trần Minh
Hợi (1995) đã sơ lược đánh giá các cây nhuộm màu nói chung thường gặp ở nước ta, và

2


ghi nhận ở Việt Nam có trên 200 loài cây cho chất nhuộm màu thuộc 57 chi, thuộc 28
họ. Lưu Đàm Cư và cs (2002) đã điều tra phát hiện 114 loài cây được hoặc có thể sử
dụng để nhuộm màu thực phẩm ở Việt Nam. Với hệ thực vật ở Việt Nam đa dạng và
phong phú (ước tính có khoảng 11.000 đến 12.000 loài) chắc chắn đây sẽ là nguồn
nguyên liệu cho chất nhuộm màu đa dạng và phong phú về chủng loài, vì vậy đây mới
chỉ là bước nghiên cứu khởi đầu. Việc thu thập, nghiên cứu và sử dụng các cây nhuộm
màu bản địa ở vùng miền núi phía Bắc là cần thiết nhằm góp phần bảo tồn, phát triển
nhân rộng và ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho
người sử dụng cũng như hiệu quả kinh tế cao cho người dân thiểu số ở vùng núi phía
Bắc.
Ngoài mục đích nghiên cứu thực vật để chiết tách phẩm nhuộm thay thế cho các
phẩm màu hóa học các nhà khoa học còn tiến hành khảo sát các loài thực vật có khả
năng chiết xuất tinh dầu, lấy sợi, làm giấy, để phục vụ cho nhu cầu phát triển ngày
càng cao của con người.
Bài báo cáo nhằm mục đích giới thiệu một số loài thực vật có khả năng cho gỗ,
lấy sợi, chiết xuất tinh dầu, làm phẩm nhuộm. Kết hợp với việc mô tả các đặc điểm sinh
học, hình thái, hình ảnh nhận biết cũng như các công dụng của chúng.

3

DUNG
2.1
A. CÂY LÂY 
2.1.1
Bằng lăng ổi

c. Tên khác: Bằng lăng cườm, thao lao,
bằng lăng lá hẹp
Lagerstroemia calyculata
Pierre ex Laness.

Lythraceae (Tử vi)
Myrtales (Sim)

Cây gỗ cao lớn đến 20m, phân cành cao, thẳng, tán dày. Cây mọc khỏe, thân
thẳng, tán cao, cây trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như những cây khác. Lá màu xanh
lục, dài từ 8-15cm, rộng từ 3-7cm, hình oval hoặc elip, rụng theo mùa. Hoa màu tím
hoặc màu tím nhạt, mọc thành chùm dài từ 20 – 40cm, thường thấy vào giữa mùa hè.
Mỗi bông hoa có 6 cánh, mỗi cách dài khoảng 2- 3,5cm. Quả tươi màu tím nhạt pha
xanh lục, mềm. Quả già có đường kính 1.5 – 2cm, khô trên cây.
Bằng lăng ổi mọc ở nơi đất ẩm vùng rừng núi, được trồng vào đầu mùa mưa
(tháng 5, 6) và được trồng dặm trước tháng 9 hàng năm. Mật độ trồng thích hợp từ 500
– 834 cây/ha. Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m hoặc cây cách cây 4m hàng cách
hàng 5m.
Hiện nay, bằng lăng cườm có nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ và
các vùng nhiệt đới khác. Ở Việt Nam mọc nhiều ở các rừng Đông Nam Bộ (Đăk Nông,
Phú Thọ).
Gỗ có dác lõi phân biệt, dác màu trắng, lõi màu vàng xám hay màu
nâu, cứng và nặng. Tỷ trọng 0,71 - 0,90, vòng năm khó thấy, tia rất nhỏ, mật độ rất cao.
Gỗ kém bền nếu để ra ngoài trời, dễ cưa xẻ nhưng khó gia công.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
- Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, 1993. Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam, NXB Nông
nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, trang 481.

4

2.1.2. 
 Cẩm lai
b. Tên ti

c. Tên khác: Trắc lai, cẩm lai
bông, nênh (Êđê – Đắc Lắc)
    Dalbergia
oliveri Gamble ex Prain
 Fabaceae (Đậu)
 Fabales (Đậu)
      

Cây gỗ thường xanh, có tán hình ô, cao 20-30 m, đường kính thân 0,5-0,6 m. Vỏ
thân màu xám, có đốm trắng hay vàng, không nứt nẻ; phần trong của vỏ có mùi sắn dây.
Lá kép lông chim một lần, lẻ, dài 15-25 cm, có 11-15 lá chét, gân bên 9-12 đôi. Cụm
hoa hình chùy ở đỉnh cành hay ở nách lá phía đỉnh cành, dài 10-15 cm. Lá bắc sớm
rụng. Hoa nhỏ, màu lam nhạt, dài 12mm. Quả đậu dài 10-12 cm, rộng 2-2,5 cm, dẹt, hơi
thắt eo ở nơi có hạt. Hạt thường 1, đôi khi là 2 trong mỗi quả, hình thận, dẹt, dài 8-10
mm, rộng 5-6 mm, màu đen nhạt.
Cây sinh trưởng chậm, mùa nở hoa tháng 12-1. Hạt khó nảy mầm, thường mọc
chỗ ẩm, ven sông, suối, cây ưa đất feralit nâu đỏ hay nâu vàng phát triển trên đá bazan
và feralit xám trên cát kết hay phù sa cổ có tầng dày, thoát nước. Cây ưa sáng, lúc nhỏ
chịu bóng, thường mọc ở nơi ẩm ven sông suối nơi đất tương đối bằng phẳng hoặc có
độ dốc nhỏ, tầng nước dày, thoát nước, ở độ cao đến 800-900 m.

Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa
Thầy).
Trên thế giới, loài này phân bố ở Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt
Nam. Nó đang bị đe dọa do mất môi trường sống và bị khai thác quá mức để làm gỗ xẻ.
 Gỗ quý, bền, có màu sắc và vân đẹp; dùng đóng đồ cao cấp
trong gia đình, làm đồ mỹ nghệ, khắc, chạm, tiện,

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.

Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
- Giáo trình Thực vật rừng, 2000. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.

5


Cẩm lai Bà Rịa

c. Tên khác:
    Dalbergia
bariaensis Pierre
Fabaceae (Đậu)
Fabales (Đậu)


Cây gỗ to, có tán hình ô, thường xanh, cao đến 20 - 25m, chiều cao dưới cành 5 –
10m, đường kính thân 0,5 - 0,6m. Vỏ màu xám, điểm đốm trắng hay vàng, không nứt
nẻ; thịt vỏ có mùi sắn dây, lá kép lông chim một lần, dài 15 - 18cm; có 11 - 13 lá chét,
hình mác thuôn, tù ở 2 đầu, nhẵn, dài 3 - 5cm; rộng l,5 - 2,5cm. Cụm hoa chùy ở nách lá
và đầu cành, không lông. Hoa nhỏ, màu lam nhạt, quả đậu dẹt, dài 12cm hay hơn, rộng
2,5cm, hơi thắt eo ở chỗ có hạt.
Cây sinh trưởng rất chậm đến trung bình. Tái sinh rải rác do hạt, khó nảy mầm.
Cây mọc rải rác hoặc thành từng đám 5 - 10 cây trong rừng rậm nhiệt đới, ở độ cao dưới
800 - 900m, thường mọc chỗ ẩm, ven sông, suối đất bằng hoặc có độ dốc nhỏ, Cây ưa
đất feralit nâu đỏ hay nâu vàng phát triển trên đá bazan và feralit xám trên cát kết hay
phù sa cổ có tầng dày, thoát nước.
Loài đặc hữu của Đông Dương.
Ở Việt Nam: Gặp ở nhiều tỉnh phía Nam như: Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai, Đắc
Lắc (Ea Súp, Đắc Min, Gia Nghĩa, Lắc), Khánh Hòa (Ninh Hòa), Lâm Đồng (Bảo Lộc),

Ninh Thuận (Ninh Sơn), Bà Rịa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc), Đồng Nai (Thống Nhất:
Trảng Bom; Tân Phú; Vĩnh An: Vĩnh Cửu), Tây Ninh (Tân Biên),
Thế giới: Lào, Campuchia,
Gỗ rất quý, cứng, thớ mịn, khá dòn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, dễ
đánh bóng, ăn vecni, được dùng để đóng đồ đạc cao cấp như giường, tủ, bàn ghế, làm
đồ mỹ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
trang 111.
- Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam: 597. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ
Chí Minh.

6

2.1.4. C
 Cẩm liên
    Dark Red
Meranti, Light Red Meranti, Red Lauan
c. Tên khác: Cà gần, Cà chấc xanh
    Shorea
siamensis Miq.
 Dipterocarpaceae (Dầu)
 Malvales (Bông)


Cây rụng lá theo mùa, thân thẳng, cao 10 - 30 m, đường kính thân 80 cm hay hơn.
Tán hình cầu, vỏ màu đen, nứt sâu, thịt màu đỏ. Lá đơn nguyên mọc cách, hình trái
xoan hay hình trứng thuôn, mũi tù hay nhọn ờ đỉnh, gốc thường hình tim, dài 11 - 22cm,
rộng 7 - 16cm, mép nguyên, có lông, mặt trên sáng và nhẵn. Gân bên 10 - 15 đôi.

Cuống mảnh, dài 2 - 4cm, nhẵn hay nháp. Lá kèm lớn.
Cụm hoa chùm dài 7 - 9 mm, ở nách lá hay tận cùng. Cánh đài màu đỏ, hình trái
xoan thuôn, lõm và phình ở gốc, hẹp ở đỉnh, dài 4 - 6mm. Mặt ngoài có lông. Cánh
tràng màu vàng nhạt, hình trái xoan, mặt ngoài có lông. Nhị 15 xếp 2 vòng. Bầu và vòi
nhẵn. Hoa lưỡng tính. Cánh hoa màu vàng nhạt, hình trái xoan, mặt ngoài có lông. Quả
hình trứng nhọn, dài 16mm, có 5 cánh, 2 cánh nhỏ dài 6 - 7cm; 3 cánh lớn dài 9 - 10cm,
rộng 15mm.
Cây mọc chủ yếu trong các rừng thưa rừng khộp, mọc thuần loại hoặc mọc lẫn.
Cây khô chịu hạn phân bố trên cát đất nông, khô, xương xẩu và nhiều đá nổi.

Ở Việt Nam: cây phân bố gần khắp các tỉnh phía nam, tây nguyên và một số tỉnh
miền trung, nhưng tập chung nhất ở Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Sông Bé, Tây Ninh, Bình Long,…
Thế giới: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma.
 Gỗ dác lõi phân biệt. Dác đỏ nhạt, lõi đỏ nâu, Tỷ trọng 1,02 rất
cứng và nặng, được sử dụng trong các công trình xây dựng lớn.

- Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, 1993. Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam, NXB Nông
nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh - trang 162.
- Ashton, P. 1998. Shorea siamensis. 2006 IUCN Red List of Threatened Species.

7


Cẩm thị

c. Tên khác: Vàng nghệ,
Thị cam
Diospyros
maritima Warb

Ebenaceae (Thị)
 Ebenales (Thị)

Cây gỗ lớn, cao 12 – 18 m, vỏ màu đen, cong queo, phân cành nhiều, dài, mềm
thường rũ xuống, màu đen nhạt, nhẵn. Lá đơn mọc cách, dạng trái xoan thuôn dài, đầu
lá tù, gốc tròn và có 2 tuyến ở mặt dưới, dài 5 – 25 cm, rộng 4 – 9 cm, màu xanh lục
đậm, dày, nhẵn, dai. Gân bên thưa. Cuống lá dày, dài 0,8 – 1,3 cm. Hoa đơn tính, mọc ở
nách lá hay đầu cành. Hoa gần như không cuống. Cụm hoa đực có 3 – 7 hoa, cánh hoa
hợp thành ống cao 1 cm. Nhị đực 15 – 18. Hoa cái có 1 – 2 chiếc, cánh tràng hợp thành
ống cao 0,6 cm có 8 nhị đực lép. Quả mọng hình cầu dẹt, cao 2 – 2,6 cm, gốc có đài
phát triển dạng chén với thùy hình tam giác tù cong xuống. Quả có lông vàng và 4 ô.
Hạt 4 – 8, dài 1 – 1,2 cm, dẹt, màu nâu bóng.

Cây mọc ở rừng của các tỉnh phía Nam Việt Nam. Còn phân bố ở Ấn Độ, úc
châu, đảo Xêlephơ (Celebes).

Quả dùng để duốc cá; người ta giã vỏ và quả cho vào túi đặt xuống nước. Vỏ cũng
gây ngứa da nếu ta tiếp xúc lâu. Gỗ màu trắng, thớ mịn, nhẹ, thường được dùng để khắc
dấu, điêu khắc, làm guốc, dễ gia công chế biến, không nứt nẻ và cong vênh.

- Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà
Nội.
- Phạm Hoàng Hộ, 2001. Cây cỏ Việt Nam, tập II, 374. NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh.
- Võ Văn Chi, 2003. Từ điển thực vật thông dụng. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà
Nội.

8

2.1.

    Giáng
hương
b. Tê   Burma
padauk
c. Tên khác: Giáng/dáng
hương hay giáng/dáng hương quả to,
giáng/dáng hương chân, song lã.
Pterocarpus
macrocarpus Kurz
Fabaceae (Đậu)
Fabales (Đậu)
 
Cây gỗ to có tán lá hình ô, rụng lá, cao 25 - 35m, đường kính thân 0,7 - 0,9m hay
hơn nữa. Gốc có bạnh vè, thân thẳng, vỏ màu xám, bong những vảy lớn không đều hay
hơi nứt dọc, có nhựa mủ đặc màu đỏ tươi chảy ra khi bị chém. Cành non mảnh, có lông,
cành già nhẵn, lá kép lông chim lẻ một lần, dài 15 - 25cm. Cụm hoa hình chùy ở nách
lá, phủ lông màu nâu, dài 5 - 9cm. Hoa màu vàng nghệ, có cuống dài và nhiều lông, mùi
rất thơm. Quả tròn, đường kính 5 - 8cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu,
giữa có 1 hạt, xung quanh có cánh rộng và có lông mịn như nhung.
Mặc dù lượng quả sinh ra hàng năm lớn, nhưng loài tái sinh kém, có thể do lửa
rừng, khả năng tái sinh bằng chồi rất mạnh. Cây tăng trưởng về chiều cao mạnh nhất lúc
16 - 20 năm tuổi, sau đó giảm dần, tăng trưỏng về đường kính cũng mạnh từ độ tuổi 20.

Tại Việt Nam, cây này phân bố ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, các tỉnh:
Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắc Lắc (Đắc Min, Ea
Súp ), Phú Yên (Sơn Hòa, Đức Phong), Đồng Nai (Tân Phú), Tây Ninh (Tân Biên),
Thế giới: Lào, Campuchia.
Gỗ đẹp, lại có mùi hơi thơm nên thuộc loại gỗ quí ngoại hạng. Gỗ
cứng, vân hoa rất đẹp, ít nứt nẻ không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ
dùng cao cấp như bàn, ghế, tủ, giường rất được ưa chuộng. Nhựa có thể dùng làm

thuốc nhuộm màu đỏ.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
trang 223.

9


Gõ đỏ

c. Tên khác: Hổ bì, cà te
    Afzelia
xylocarpa (Kurz) Craib
Fabaceae (Đậu)
Fabales (Đậu)
       

Cây gỗ lớn, cao tới 30m, đường kính thân 0,8 - 1m, tán tự do. Vỏ màu xám, sần
sùi, trên mặt có nhiều lỗ màu nâu. Lá kép lông chim chẵn với 3 tới 5 đôi lá chét hình trái
xoan, dài 5 - 6, rộng 4 - 5cm, đầu có mũi lồi tù, đuôi gần tròn, rụng lá vào khoảng tháng
12. Hoa tự hình chùm, hoa lưỡng tính, tràng hoa màu trắng, có 1 cánh, hình tròn có
móng dài. Mùa nở hoa tháng 3 – 4, hoa tập hợp thành chùy, dài 10 -12cm, ở đỉnh xẻ 5
thùy, cánh hoa 1, màu hồng dài 5 – 12cm, mặt trong có lông, quả đậu to, dài 15cm, rộng
6 - 9cm, mang 7 – 8 hạt. Quả đậu hình bao kính. Vỏ quả khi chín hoá gỗ màu đen. Hạt
hình trụ có cạnh, vỏ hạt cứng màu đen, dây rốn cứng màu vàng nhạt.
Cây sinh trưởng chậm, ưa sáng, phân bố trong rừng thường xanh hoặc rừng nửa
rụng lá, mọc trên đất bằng hoặc sườn thoát nước, tầng đất sâu, thành phần cơ giới của
đất trung bình. Cây mọc tập trung ở độ cao 500 - 700m (có khi đến 1000m), nơi đất
bằng phẳng hoặc trên sườn núi có đất thoát nước nơi đất sâu, sét pha cát, đất đỏ có đá

nổi hoặc không. Rất ít khi mọc ven suối ẩm ướt.
Loài đặc hữu của Đông Dương.
Ở Việt Nam: Gặp ở nhiều tỉnh phía Nam như: Kon Tum, Gia Lai (An Khê, Chư
Prông - Làng Goòng), Darlark (Krông Bông), Khánh Hoà (Ninh Hoà: núi Vọng Phu),
Sông Bé (Phước Long, Đức Phong), Đồng Nai (Tân Phú, Cát Tiên), Tây Ninh,… Thích
hợp với các loại đất sét pha cát, đất đỏ, thoát nước tốt.
Trên thế giới: Lào, Campuchia, Việt Nam,
i. Công dGỗ gõ đỏ rất đẹp, màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, có chỗ nổi vằn đen
giống da hổ, nên có nơi còn gọi là cây Hổ bì. Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng đóng
bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp. Những u gỗ trên thân có vân xoáy rất đẹp, gọi
là gỗ "nu mật" hay gỗ lúp, dùng đóng đồ đạc cao cấp, được bán theo kilôgram.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
trang 39.

10


Gụ mật
    Sindoer,
Sepertir
c. Tên khác: Gõ mật
d. Tên   Sindora
siamensis Teijsm. ex Miq.
Fabaceae (Đậu)
Fabales (Đậu)

Cây gỗ to, rụng lá, cao 30 - 35m, đường kính thân 0,8 - 1m, lá kép lông chim một
lần, chẵn. Lá chét 3 - 4 đôi, hình bầu dục, dài 4 - 9cm, rộng 3 - 4,5cm, chất da, có lông

ngắn rải rác ở mặt trên, dày hơn ở mặt dưới; cuống lá chét 4 - 5mm. Cụm hoa chùy, dài
10 - 25cm. Lá đài 4. Cánh hoa 1, mùa đỏ - vàng nhạt, dài 7mm. Bầu có cuống ngắn, phủ
lông dày; vòi cong, dài khoảng 15mm, nhẵn; núm hình đầu; quả đậu dẹt, thường hình
bầu dục rộng, rộng 4,5 - 8 (-10)cm, phủ gai thưa tiết ra nhựa đầu. Hạt 1 - 3, đường kính
1,5 - 2cm, dẹt; áo hạt màu hình cam, cứng, rộng bằng hạt.
Cây mọc rải rác trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh và nửa rụng lá mưa mùa, ở
độ cao thường không quá 900m, sống chung với một số loài cây lá rộng khác.

Ở Việt Nam có thể gặp ở Quảng Bình và từ Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, dọc ven
biển Trung Bộ như Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận tới Đông Nam Bộ. Sinh
trưởng tốt trên đất feralit phát triển trên đá mẹ granit, phù sa cổ, pH 4-6, ưa đất tơi xốp,
ẩm, nhiều mùn, nhưng cũng có thể sống trên đất nghèo xấu như đất cát ven biển Cam
Ranh (Khánh Hoà).
Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia (bán đảo Malacca).
Gỗ màu hồng có vân nâu, cứng, dòn dễ gia công, không bị mối
mọt, tỷ trọng đạt 0,72-0,83. Thường được dùng làm đồ mộc cao cấp sử dụng trong gia
đình như bàn, ghế, tủ, giường, ngoài ra còn được sử dụng làm vật liệu xây dựng, làm
nhà, đóng tàu.

- Giáo trình Thực vật rừng, 2000. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
- Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam: 597. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ
Chí Minh.

11


Gụ lau

c. Tên khác: gõ, gõ dầu, gõ sương

    Sindora
tonkinensis A.Chev ex K. et S.S. Larsen
Fabaceae (Đậu)
 Fabales (Đậu)


Gụ lau là cây gỗ to, rụng lá, cao 20 - 25m hay hơn, đường kính thân 0,6-0,8m. Lá
kép lông chim một lần, chẵn; lá chét 4-5 đôi, hình bầu dục mác, dài 6–12cm, rộng 3,5–
6cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét dài khoảng 5mm. Lá bắn hình tam giác, dài 5 - 10mm.
Lá đài phủ đầy lông nhung. Cụm hoa hình chùy, dài 10–15 cm, phủ đầy lông nhung
màu vàng hung. Hoa có từ 1-3 cánh, cánh nạc, dài khoảng 8mm. Quả đậu, hình gần tròn
hay bầu dục rộng, dài khoảng 7 cm, rộng khoảng 4 cm với một mỏ thẳng, không phủ
gai, thường có 1 hạt, ít khi 2-3 hạt. Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả chính vào tháng 7-
9, tái sinh bằng hạt.
Cây mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm,
ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước,

Ở Việt Nam, cây phân bố: Quảng Ninh (Uông Bí: Yên Lập), Hà Bắc, Nghệ
An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Trị (Bến Hải: Vĩnh Linh), Thừa
Thiên Huế (Hương Điền: sông Bồ, Thừa Lưu), Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa
(Ninh Hòa: núi Hòn Hèo),
Gỗ gụ lau có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có
vân hoa. Gỗ gụ tốt, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao
cấp như sập, tủ chè. Vỏ cây giàu tamin, trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá.
Hoa của cây là nguồn mật tốt cho ong.
j. Tài l
- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
trang 252.
- Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam: 597. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ

Chí Minh.
- Sindora tonkinensis. 2006, IUCN Red List of Threatened Species.

12

2.1.10. 
Hoàng đàn rủ

c. Tên khác: hoàng đàn liễu, hoàng đàn
cành rủ, ngọc am, bách mộc (Trung Quốc)
    Cupressus
funebris Endl.
Cupressaceae (Hoàng đàn)
Cupressales (Hoàng đàn)
       

Cây gỗ lá kim, mọc cao tới 20–35m, với
đường kính thân cây lên tới 2m. Tán lá rậm rạp, thường có các cành nhỏ sắp xếp thành
mặt phẳng, rủ lòng thòng bao gồm các chồi non màu xanh lục tươi, rất mảnh dẻ, hơi dẹt.
Các lá áp ép dày dặc, dạng vảy, lưỡng hình, dài 1–2mm, nhọn đầu, nhưng tới 5 mm tại
các chồi to; các cây non với độ tuổi khoảng 5-10 năm có tán lá non với các lá hình kim
mềm mại dài 3–8mm. Các nón phấn hình elipxoit hay hình trứng, dài 2,5–5 mm, chứa
10-14 vi lá bào tử. Các nón hạt hình cầu, dài 8–15mm, với 6-8 vảy (đôi khi tới 12), màu
xanh lục, khi chín ngả sang màu nâu sẫm khoảng 24 tháng sau khi thụ phấn. Mỗi vảy đã
thụ phấn chứa 3-5 (đôi khi 6) hạt. Các nón mở ra khi chín để phát tán hạt. Thụ phấn
khoảng tháng 3-5. Hạt chín vào khoảng tháng 5-6.

Phạm vi phân bố tự nhiên của loài này không chắc chắn do lịch sử gieo trồng lâu
đời. Các cây được ghi nhận trong các môi trường rừng tại Trung Quốc ở các tỉnh Quý
Châu, Hồ Nam, Trùng Khánh, Chiết Giang tại các độ cao dưới 2.000m, thường được

trồng xung quanh các chùa chiền, đền miếu hay trong các khu vườn.
Tại Việt Nam, cây mọc rải rác tại hai tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn, trong các khu
rừng nhiệt đới thường xanh có mưa mùa ẩm, chủ yếu ở đai núi thấp, trên núi đá vôi, ở
độ cao 400 - 1.500m.
Gỗ cứng, mịn, màu vàng nhạt, được ưa chuộng để đóng đồ dùng
gia đình như bàn ghế, giường, Cây trồng làm cảnh có giá trị vì dáng đẹp.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
trang 393.
- Giáo trình Thực vật rừng, 2000. Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.

13

2.1.11. 
Huỳnh
đường

c. Tên khác: Huỳnh đàn,
Xé da voi
   
Dysoxylum loureiri Pierre
   Meliaceae
(Xoan)
Rutales (Cam)
g. 
Cây gỗ cao tới 30-35m; nhánh non có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le,
gồm 5-9 cặp lá chét có cuống ngắn và mọc đối; phiến lá chét dài 9-15cm, gốc lệch, mặt
trên nhẵn, mặt dưới có ít lông. Chùm hoa trên nách lá, có lông vàng; hoa hình cầu; có

lông dày; lá đài 4, rời; cánh hoa 4; nhị 8, ống có lông; bầu 3 ô. Quả nang hình cầu, có
lông mịn, 3 mảnh, 3 hạt. Cây ra hoa tháng 4-5, quả chín tháng 8-9.
Mọc ở rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh, trên đất bazal hoặc sa phiến
thạch, ở độ cao dưới 1000m.

Trong nước: Ninh Bình ( Cúc Phương), Nghệ An, Kon Tum, BÌnh Dương, Tây Ninh,
Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh.
Thế giới: Campuchia

Gỗ có tên đàn hương, vàng tươi, thơm, không bị biến dạng và mối mọt, thường
dùng làm đồ mọc cao cấp, đóng quan tài, dầu hạt làm thuốc.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội,
trang 283-284.

14

2.1.12. Lát hoa
Lát hoa

c. Tên khác: Lát, Lát chun, Lát
xanh, Lát da đồng
    Chukrasia
tabularis Juss. 1830
Meliaceae (Xoan)
Rutales (Cam)
      

Cây gỗ to, cao đến hơn 25m,

đường kính thân đến hơn 80cm. Lá
dài 30 - 50cm, lá kép lông chim một
lần, chẵn, có 10 - 16 đôi lá chét hình
trứng - mác, mép nguyên, dài 7 - 12cm. Rộng 3 - 5cm. Lúc non có màu úa đỏ. Cụm hoa
chùy ở nách lá và đầu cành. Hoa màu trắng sữa, có 4 - 5 cánh hoa. Chỉ nhị hợp thành
ống, mang 8 - 10 bao phấn. Quả hình cầu 4 - 5 ô. Đường kính 3,5 - 5cm. Khi chín nứt
thành 4 - 5 rãnh. Hạt có cánh ở đỉnh. Mùa hoa tháng 4 - 5, mùa quả chín tháng 10 - 12.
Tái sinh bằng hạt và chồi.
Cây thường mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở núi đất
hay núi đá vôi cùng với một số loài cây gỗ khác như gội.

Việt Nam: Lạng Sơn, Sơn La (Sông Mã, Mai Sơn, Mộc Châu), Tuyên Quang
(Chiêm Hóa), Vĩnh Phú, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm
Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), đôi nơi có trồng.
Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchla, Malaixia (bán đảo Malacca).

Gỗ quí vì có vân rất đẹp nhất là ở gốc và rễ, màu đỏ sáng, cứng trung bình, thớ
mịn, không bị mối mọt, rất được ưa chuộng để đóng các đồ đạc cao cấp như giường, tủ,
xa lông.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội,
trang 279.

15


Mun sừng

c. Tên khác: Mun, May kua

(Lào, Thái)
    Diospyros
mun A. Chev. ex Lecomte
Ebenaceae (Thị)
Ericales (Đỗ Quyên)

Cây gỗ trung bình, cao 7–18 m, đường kính đến 0,3 m hay hơn, cành nhánh nhẵn,
tán rậm. Vỏ ngoài đen, nứt dọc nông. Lá đơn mềm, mọc cách, hình trứng nhọn, gân
giữa và gân bên nổi rõ, dài 5,5-6,5 cm; rộng 2-2,2 cm, khi khô có màu đen. Hoa nhỏ,
màu vàng đơn tính; hoa đực mọc thành xim 3-5 hoa ở nách lá, hoa cái mọc đơn độc.
Hoa đực có đài hợp, hình cốc ngắn, ở phần trên chia thành 4 thùy, màu lục. Tràng hợp
thành ống, dài 5 mm, ở trên chia thành 4 thùy màu vàng. Nhị 8; bao phấn hình mũi dùi,
dài khoảng 3 mm. Quả nhỏ, đường kính 1,5–2 cm nhẵn, đen, vỏ dày, mang đài tồn tại
xẻ 4 thuỳ. Mùa hoa mun thường vào tháng 7. Mun tái sinh bằng hạt và chồi; nhất là chồi
rễ ở gần gốc.
Mun là loài cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu, tái sinh hạt hiếm. Cây mun mọc rải
rác hay thành từng đám trong trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn trên đất nghèo ở gần biển,
ở nơi có độ cao dưới 800m.

Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, tuy nhiên cũng có thể có tại Lào. Tại Việt
Nam, đã phát hiện mun tại Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà
Tĩnh, Quảng Bình và Khánh Hòa (các xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây
thuộc Cam Ranh).
Lõi gỗ mun khi khô có màu đen bóng, cứng và bền nên khó gia
công, thường dùng làm đồ gỗ quý, thủ công mĩ nghệ cao cấp. Quả và lá dùng để nhuộm
đen lụa quý.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội,
trang 119.

- Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam: 597. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ
Chí Minh.

16


Muồng đen
    Murasaki
Taceyasen, Kassod tree
c. Tên khác: Muồng xiêm,
Muồng vàng, May xathone (Lào,
Thái)
    Cassia
siamea Lamarck.
 Fabaceae (Đậu)
Fabales (Đậu)
      

Cây gỗ cao 15 - 20m, đường kính 30 - 45cm, vỏ gần nhẵn. Cành non có khía, phủ
lông mịn; lá kép lông chim 1 lần chẵn, mọc cách; dài 10-25cm, cuống lá 2-3cm. Lá nhỏ
7-15 đôi, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 3-7cm, rộng 1-2cm, đầu tròn hay ngắn
với 1 mũi kim ngắn, gốc tròn. Lá kèm nhỏ, sớm rụng. Cụm hoa chùy lớn ở đầu cành. Lá
bắc hình trứng ngược, đầu có mũi nhọn dài. Cánh đài 5, hình tròn, dày, không bắng
nhau, mặt ngoài phủ lông nhung. Hạt 20 - 30, dẹt, hình bầu dục rộng, màu nâu nhạt.
Cây thích hợp vùng có khí hậu nhiệt đới. Cây trung tính thiên về ưa sáng, ưa đất
Canxi và đất bồi tụ trung tính màu mỡ, ẩm ướt; trên đất khô cằn cũng mọc được. Cây
mọc nhanh, sức nảy chồi khoẻ. Cây từ 3 - 5 tuổi bắt đầu ra hoa quả. Hoa tháng 7 - 12.
Quả tháng 1 - 4.
    Cây nguyên sản vùng Đông Nam Á, mọc Việt Nam: Lào,
Campuchia, Thái Lan, Miama, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin. Ở Việt Nam: cây mọc

trong rừng từ Quảng Ninh đến các tỉnh phía Nam như Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đồng
Nai.
Gỗ có dác lõi phân biệt, dác trắng vàng đến trắng, dày 3 - 7cm, lõi
nâu đậm đến đen tím. Thớ thẳng, kết cấu thô, chất gỗ nặng, tỷ trọng 0,912 (15% nước),
mặt cắt xuyên tâm có vân đẹp. Lõi khó mục không bị mối mọt ăn, dùng xây dựng, đồ
dùng gia đình cao cấp, đồ mỹ nghệ,…

- Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, 1993. Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam, NXB Nông
nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh - trang 273.
- Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam: 597. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ
Chí Minh.

17

2.1.15. 
Sa mu dầu

c. Tên khác: (Mậy lâng đênh
(Thái), Sa mộc quế phong, Sa mộc dầu,
Thông mụ Nhật)
    Cunninghamia
konishii Hayata; Cunginghamia
lanceolat Lamb
Taxodiaceae (Bụt Mộc)
Coniferales


Cây gỗ to, thường xanh, có thể cao
đến 35-40m hay cao hơn nữa với đường kính thân hơn 1,5m, tán lá hình tháp. Lá mọc
xoắn ốc rất sít nhau, gốc vặn, do đó ít nhiều xếp thành hai dải, dài 1,1 – 1,9cm, rộng

0,20-0,25cm, thót ngắn thành mũi tù và không cứng, mép hơi răng cưa, mặt dưới có hai
dãi lỗ khí. Nón đực mọc thành cụm ở nách lá gần đầu cành. Nón cái đơn độc hoặc cụm
2-3, khi trưởng thành dài 2,4-2,8cm, rộng 2 – 2,6cm. Hạt có cánh bên khá rộng, dài
5mm, rộng 4mm. Nón xuất hiện tháng 9, hạt trưởng thành vào tháng 3 – 5 năm sau.
Cây tái sinh bằng hạt bình thường với nhiều cây có tuổi rất khác nhau, kể từ cây
mạ trở lên. Cây mọc cùng với Pơ mu tạo thành tầng mô trong rừng trên sườn dông, ở độ
cao 1200-1600m.
Trong nước: Nghệ An (Quế Phong: Hạch Dịch, Mường Đán,
núi Phù Hoạt, Quỳ Hợp…) theo dự đoán chắc chắn còn gặp ở một số vùng núi khác của
Thanh Hóa và Tây Bắc Nghệ An. Thế giới: có khu phân bố gián đoạn : Đài Loan, Trung
Quốc và Lào và được mở rộng từ Hủa Phăn của bắc Lòa sang đến phần tả ngạn sông Cả
của Việt Nam.
 Nguồn gen quý và độc đáo của Việt Nam. Gỗ nhẹ, thớ mịnh và có
mùi thơm, dễ thao tác và bền, có giá trị sử dụng lớn để đóng đồ dùng cho gia đình, làm
nhà, làm cột điện, đóng thuyền… Từ vỏ cây tiết ra nhiều nhựa dầu dùng làm thuốc, để
gần hoặc có một số công cụ riêng.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội,
trang 531-532.

18

2.1.16. S
Sơn huyết

c. Tên khác: Sơn tiên, sơn
rừng
   
Melanorrhoea laccifera Pierre, 1897

   Anacardiaceae
(Đào lộn hột)
Rutales (Cam)

Cây gỗ lớn, cao 20 - 30m, đường kính 30 - 50cm, thân thường không thẳng. Vỏ
ngoài màu xám tro, nứt dọc với nhiều lỗi bì sáng, thịt vỏ dày 7 - 8mm, có nhựa mủ vàng
sau cứng lại và màu đen. Lá, đơn dai, mọc cách, phiến lá hình trứng ngược, dài 12 -
20cm, rộng 7 - 10cm, 2mặt nhẵn. Gân bên 18 - 24 đôi, nổi rõ cả hai mặt. Cuống lá dài 3
- 6mm, dẹp và ít nhiều có cánh. Cụm hoa chùm thưa ở nách, cuống hoa có lông và dài
hơn hoa. Cánh đài 5, nhẵn, cánh tràng cuộn lại, phía ngoài có lông thưa. Nhị khoảng 30
chiếc, đính thành 4 hàng. Bầu nhẵn, có 1 cuống dài có lông. Noãn đính bên ở gốc, quả
hạch, hình cầu hơi bị ép, rộng 3 - 4cm, gốc có mang cánh hoa tồn tại.
Cây mọc trong rừng thưa, rải rác hay thành từng đám; ít khi gặp ở rừng kín
thường xanh, ở độ cao từ 200 đến 800 - 1.000m trên các loại đất các nghèo, rất ít khi
phân bố trên các loại đất có độ ẩm cao. Cây tăng trưởng trung bình: Khi 40 tuổi có
nhiều hoa 17m và đường kính 30cm.

Cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Đắc
Lắc, Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé, Kiên Giang, (Bình Châu) Bà Rịa-Vũng Tàu

Gỗ giác và lõi phân biệt, lõi cứng, không bị mối mọt; thuộc loại gỗ quý, dùng làm
khuôn, đồ mỹ nghệ, nhựa dùng trong kỹ nghệ sơn mài.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
trang 44.
- Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam: 597. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ
Chí Minh.


19


Sưa

c. Tên khác: Cẩm lai nam; giâu ca (Gia
Rai); Ka rắc (Ba Na); ka nhong
    Dalbergia
cochinchinensis Pierre, 1898
Fabaceae (Đậu)
 Fabales (Đậu)
       

Cây gỗ to, thường xanh (rất ít khi rụng lá), cao 25 - 30m, đường kính thân đến
0,6m, hay hơn nữa. Vỏ ngoài màu vàng nâu, nút dọc, có khi bong từng mảng lớn. Lá
kép lông chim lẻ một lần, dài 12 - 23cm mang 5 - 9 lá chét hình trái xoan, đầu và gốc tù,
nhẵn, chất da; lá chét ở tận cùng thường to nhất (dài 6cm, rộng 2,5 - 3cm), các lá chét
khác trung bình dài 3,5 - 5cm rộng 2,2 - 2,5 cm. Cụm hoa hình chùy ở nách lá, dài 7 -
15cm, thưa. Hoa trắng có đài hợp, xẻ 5 răng, nhẵn, cánh hoa có móng thẳng. Quả đậu
rất mảnh, hình thuôn dài, gốc thót mạnh, đỉnh nhọn, dài 5 - 6cm, rộng 1 - 1,1cm, thường
chứa 1, ít khi 2 hạt. Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả chín tháng 9 - 12.
Cây mọc rải rác, có khi thành từng đám nhỏ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh
hay nửa rụng lá mưa mùa ở độ cao thường không quá 600m, có lúc lên đến 1.000m, trên
đất phù sa cổ màu từ xám đến xám vàng, tầng đáy giàu chất dinh dưỡng. Mức tăng
trưởng trung bình. Cây có khả năng nẩy chối mạnh sau khi bị chặt, nhưng nếu chồi ở
cách xa gốc thì dễ bị đổ gãy.
Loài đặc hữu của Đông Dương. Việt Nam: Từ Quảng Nam -
Đà Nẵng (Hiên, Giằng, Phước Sơn) trở vào đến Tây Ninh (Tân Biên), Đồng Nai (Thống
Nhất: Trảng Bom), Kiên Giang. Tập trung nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).
Gỗ quí, màu đỏ tươi, thớ mịn, dòn, dề gia công, mặt cắt mịn sau

khi khô không nẻ cũng ít biến dạng, không bị mối mọt, khó mục mặt cắt dọc có hoa vân
đẹp, rất cứng. Gỗ có giá trị kinh tế, dùng đóng đồ đạc cao cấp giường tủ, bàn ghế nhất là
sa lông và sập, làm đồ tiện khác và đồ mỹ nghệ. Gỗ rễ màu vàng nghệ thẫm, đóng đồ
dạc dùng lâu sẽ lên nước bóng như sừng,

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
trang 112.


20


Sưa đỏ

c. Tên khác: Sưa Bắc Bộ, trắc
thối, huê mộc vàng
    Dalbergia
tonkinensis Prain
Fabaceae (Đậu)
Fabales (Đậu)

Là cây gỗ nhỡ, lá thường xanh có thể cao tới 10–15 m, sinh trưởng trung bình,
thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Thân cây nhẵn, màu xám trắng, lúc nhỏ thân cây
hơi cong queo. Lá dạng lông chim, mỗi nhành lá có khoảng từ 7-15 lá, mọc so le,lá cuối
to hơn, hình lưỡi mác. Hoa tự dạng chùy, mọc ở nách lá, khoảng 5–15 cm. Hoa trắng có
đài hợp, thơm. Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–6 cm, rộng khoảng 1 cm
và chứa 1-2 hạt dạng bầu dục, đường kính khoảng 9 mm. Quả khi chín không tự nứt.
Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng.
Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở độ cao dưới 500m. Có khả

năng tái sinh hạt tốt. Đầu mùa xuân thay lá, hoa màu trắng và màu vàng rất đẹp.

Chủ yếu phân bổ ở Việt nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung
Quốc (tại đây gọi nó là - Hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam).

Gỗ trắc thối cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có
màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là Trắc thối. Gỗ trắc thối chỉ dùng phần lõi
những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp,
rất được ưa chuộng để làm đồ dùng phong thuỷ. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây
này còn được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh
đau dạ dày.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007.
Sách Đỏ Việt Nam. phần II, Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
trang 223.
- Nguyễn Tiến Bân. Thực vật chí Việt Nam - tập 1, trang 248.
- Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam: 597. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ
Chí Minh.

×