Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học trên chế phẩm thuốc sản xuất trong nước góp phần hoàn thiện hướng dẫn thử BA-BE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 163 trang )


BỘ Y TẾ
=====O=====




BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ




Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC
TRÊN CHẾ PHẨM SẢN XUẤT TRONG NƯỚC, GÓP
PHẦN HOÀN THIỆN HƯỚNG DẪN THỬ BA/BE




Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu
Đồng chủ nhiệm: TS. Phùng Thị Vinh
Cơ quan chủ trì: Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, Bộ Y tế


7096
16/02/2009

HÀ NỘI - 2008







BỘ Y TẾ


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ



Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC
TRÊN CHẾ PHẨM SẢN XUẤT TRONG NƯỚC, GÓP
PHẦN HOÀN THIỆN HƯỚNG DẪN THỬ BA/BE



Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu
Đồng chủ nhiệm: TS. Phùng Thị Vinh
Cơ quan chủ trì: Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, Bộ Y tế
Cấp quản lý: Bộ Y tế
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/ 2006 đến tháng 12/ 2008
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 670 triệu đồng
Trong đó: Kinh phí sự nghiệp: 670 triệu đồng







HÀ NỘI - 2008






BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ



1. Tên đề tài:
Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh
học chế phẩm sản
xuất trong nước, góp phần hoàn thiện bản hướng dẫn thử
BA/BE


2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trịnh Văn Lẩu; TS. Phùng Thị Vinh
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, Bộ Y tế
Địa chỉ: 48 - Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84 – 4) 9 363 114 Fax: (84 – 4) 8 356 911
4. Cơ quan quản lý: Bộ Y tế
5. Thư ký đề tài: Ths. Tạ Mạnh Hùng
6. Danh sách những người thực hiện chính
Ths. Tạ Mạnh Hùng

DS. Lê Thị Thu Huyền
DS. Trần Hoàng
DS. Ths. Nguyễn Thị Thanh Thảo
DS. Hà Minh Hiền
DS. Phan Thị Nghĩa
DSTH. Trần Thị Nga
TS. BS. Phạm Duệ

7. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/ 2006 đến tháng 12/ 2008
MỤC LỤC


STT Nội dung Số
trang
PHẦN A: TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ TÓM TẮT CỦA ĐỀ TÀI 1
1. Kết quả nổi bật của đề tài 1
a. Đóng góp mới của đề tài 1
b, Kết quả cụ thể 1
c, Hiệu quả về đào tạo 2
d, Hiệu quả về kinh tế 3
e, Hiệu quả về xã hội 3
f, Các hiệu quả khác 3
2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội 4
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu
đã được phê duyệt
4
a, Tiến độ 4
b, Thực hiện mục tiêu nghiên cứu 4
c, Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của đề cương 4
d, Đánh giá việc sử dụng kinh phí 4

4 Các ý kiến đề xuất 5
PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
6
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 6
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 6
1.2 Giả thiết nghiên cứu của đề tài 6
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 7
2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 8
2.1 Tình hình nghiên cứu và ban hành các hướng dẫn về sinh
khả dụng và tương đương sinh học
8
2.1.1 Ngoài nước 8
2.1.2 Trong nước 9
2.2 Tổng quan về một số chế phẩm dùng trong nghiên cứu thực 10
nghiệm
2.2.1 Chế phẩm phóng thích ngay (thuốc qui ước) 10
2.2.2 Chế phẩm phóng thích chậm 12
2.3 Phương pháp đánh giá tương đương sinh học 14
2.4 Điều kiện hoạt động và cơ sở vật chất 17
3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Nghiên cứu thực nghiệm 18
3.1.1 Hóa chất, thiết bị 18
3.1.2 Thuốc nghiên cứu 18
3.1.3 Thiết kế nghiên cứu 20
3.1.4 Đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu 20
3.1.5 Người tình nguyện 20
3.1.6 Phương pháp cho uống thuốc và lấy mẫu 21
3.1.7 Phương pháp phân tích 22
3.1.8 Phân tích mẫu huyết tương NTN sau khi uống thuốc 23

3.1.9 Xác định các thông số dược động học và đánh giá tương đương
sinh học
23
3.2 Nghiên cứu xây dựng Hướng dẫn 24
3.2.1 Phân tích tài liệu tham khảo 24
3.2.2 Dự thảo hướng dẫn 24
3.2.3 Lấy ý kiến chuyên gia 25
3.2.4 Hoàn thiện bản thảo 25
3.2.5 Xây dựng quy trình đánh giá tương đương sinh học cho 2 chế
phẩm
25
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
4.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 26
4.1.1 Đánh giá tương đương sinh học chế phẩm phóng thích chậm 26
4.1.1.1 Phương pháp phân tích 26
4.1.1.2 Kết quả giai đoạn lâm sàng 27
4.1.1.3 Kết quả phân tích, thống kê, đánh giá tương đương sinh học 27
4.1.2 Đánh giá tương đương sinh học chế phẩm phóng thích ngay 28
4.1.2.1 Phương pháp phân tích 28
4.1.2.2 Kết quả giai đoạn lâm sàng 30
4.1.2.3 Kết quả phân tích, thống kê, đánh giá tương đương sinh học 30
4.2 Phân tích các tài liệu tham khảo 32
4.2.1 Hướng dẫn của ASEAN 32
4.2.2 Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới 33
4.2.3 Hướng dẫn của Mỹ 35
4.2.4 Hướng dẫn của Châu Âu 36
4.2.5 Hướng dẫn của Trung Quốc 36
4.3 Xây dựng hướng dẫn 41
4.3.1 Xây dựng bản thảo lần 1 41
4.3.2 Lấy ý kiến đóng góp 41

4.3.3 Xây dựng bản thảo lần 2 43
4.3.4 Hội thảo 43
4.3.5 Hoàn thiện bản thảo 43
4.4 Xây dựng qui trình thử 44
5 BÀN LUẬN 45
5.1 Nghiên cứu thực nghiệm 45
5.1.1 Điều kiện nghiên cứu chung 45
5.1.2 Nghiên cứu thuốc phóng thích chậm 46
5.1.3 Nghiên cứu thuốc phóng thích ngay (thuốc qui ước) 47
5.2 Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn 47
6 KẾT LUẬN 49
6.1 Nghiên cứu thực nghiệm 49
6.2 Nghiên cứu xây dựng dự thảo Hướng dẫn 49
6.3 Xây dựng quy trình 49
7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
8 PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG KẾT QUẢ
Bảng 1.1. Tóm tắt nghiên cứu thự nghiệm đánh giá TĐSH.
Bảng 4.1. Tóm tắt kết quả thẩm định phương pháp xác định Nifedipin trong huyết
tương
Bảng 4.2. Thời gian và bố trí cho NTN uống thuốc Nifedipin
Bảng 4.3. Nồng độ thuốc nghiên cứu trung bình –thời gian sau khi uống Nifedipin
Bảng 4.4. Thông số dược động học trung bình sau khi uống Nifedipin
Bảng 4.5. Tóm tắt kết quả thẩm định phương pháp xác định Rosiglitazon trong
huyết tương
Bảng 4.6. Th
ời gian và bố trí cho NTN uống thuốc Rosiglitazon
Bảng 4.7. Nồng độ thuốc nghiên cứu trung bình –thời gian sau khi uống

Rosiglitazon
Bảng 4.8. Thông số dược động học trung bình sau khi uống Rosiglitazon
Bảng 4.9. Phân tích một số hướng dẫn đã tham khảo

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 4.1: Đường cong nồng độ thuốc trung bình – thời gian của 12 NTN sau
khi uống viên nén Nifedipin 20mg
Hình 4.2 : Đường cong nồng độ thuốc trung bình – thời gian của 24 NTN sau
khi uống viên nén Rosiglitazon 4mg


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC:
- Phụ lục I: Bản thảo Hướng dẫn
- Phụ lục II: Báo cáo kết quả thực nghiệm
- Phụ lục III: Qui trình đánh giá TĐSH 2 chế phẩm
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Nội dung
AUC Diện tích dưới đường cong
AUC
0-t
Diện tích dưới đường cong từ thời điểm 0 đến t
AUC
0-∞
Diện tích dưới đường cong từ thời điểm 0 đến vô cùng
BCS Hệ thống phân loại sinh dược
Cmax Nồng độ thuốc tối đa
CV Hệ số biến thiên
ĐHT Độ hoà tan

GCP Thực hành lâm sàng tốt
GLP Thực hành phòng thí nghiệm tốt
MeCN Acetonitril
MeOH Methanol
NTN Người tình nguyện
SD Độ lệch chuẩn
SKD Sinh khả dụng
T
1/2
Thời gian bán thải
TB Trung bình
TĐSH Tương đương sinh học
Tmax Thời gian đạt nồng độ thuốc tối đa
TW Trung ương
US - FDA Cơ quan Quản lý thuốc - thực phẩm Mỹ
USP Dược điển Mỹ
VKNTTW Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương
WHO Tổ chức y tế thế giới



1


PHẦN A: TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI

1.Kết quả nổi bật của đề tài
a. Đóng góp mới của đề tài
- Lần đầu tiên triển khai thực nghiệm đánh giá tương đương sinh học một
cách hệ thống, tuân thủ các yêu cầu về thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng (GCP)

và thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP) ở Việt Nam.
- Xây dựng và hoàn thiện Hướng dẫn nghiên c
ứu sinh khả dụng và tương
đương sinh học của Việt Nam.
- Đề xuất các tiêu chí đánh giá cho một cơ sở nghiên cứu sinh khả dụng
(SKD) và tương đương sinh học (TĐSH) giúp cho các cơ quan quản lý có thể xem
xét khi thẩm định cũng như các đơn vị muốn xây dựng để thực hiện các nghiên
cứu về lĩnh vực này.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật làm công tác nghiên cứu
sinh khả
dụng và tương đương sinh học. Đề xuất các ý kiến tham luận cho cơ
quan quản lý tại các hội thảo trong nước, quốc tế và khu vực

b, Kết quả cụ thể
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm:
+ Đã đánh giá tương đương sinh học 01 chế phẩm phóng thích kéo dài (giải
phóng chậm): viên nén Nifedipin Hasan 20mg so với Nefehexal 20mg. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hai chế phẩm tương đương sinh học in vivo (xem bả
ng 1).
Mặc dù còn hạn chế về mặt phương pháp, nhưng kết quả đánh giá đã được chấp
nhận cho phép chế phẩm lưu hành trong nước.
+ Đã đánh giá tương đương sinh học 01 chế phẩm qui ước (giải phóng
ngay): viên nén Rosiglitazon 4mg so với Avandia 4mg. Kết quả nghiên cứu cho
thấy hai chế phẩm tương đương sinh học in vivo. Nghiên cứu được thực hiện vào
cuối năm 2007, khi đó cơ sở nghiên c
ứu đã được trang bị thiết bị phân tích là máy
sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector huỳnh quang. Do vậy, mặc dù mẫu nghiên
cứu có hàm lượng rất thấp (4mg), nhưng nhờ có thiết bị phân tích với detector
huỳnh quang, phương pháp xây dựng đã đáp ứng yêu cầu phân tích của mẫu thử.
- Xây dựng và hoàn thiện Hướng dẫn của Việt Nam:

+ Nghiên cứu, phân tích hướng dẫn của các nước và tổ chức trên thế gi
ới.
+ Dự thảo Hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học:
Đã dự thảo Bản Hướng dẫn và các phụ lục kèm theo, lấy ý kiến đóng góp của các
chuyên gia và tổ chức hội thảo để thảo luận về nội dung bản Hướng dẫn nói riêng
và về vấn đề nghiên cứu lĩnh vực này nói chung.


2

Kết quả thực nghiệm được tóm tắt trong bảng 1.1

Bảng 1.1 Tóm tắt nghiên cứu thực nghiệm đánh giá TĐSH

Nội dung Nifedipin Hasan so với
Nifehexal 20mg (n = 14)
Dorosi so với Avandia
(n= 24)
Thử Chứng Thử Chứng
Cmax (ng/ml) 65 ± 17 65 ± 9
399 ± 18 403 ± 17
AUC
0-∞

(ng.giờ/ml)
363 ± 127 342 ± 91
1772 ± 17 1796 ± 19
Tmax (giờ) 2,3 ± 0,7 2,5 ± 0,5
0,62 ± 0,25 0,67 ± 0,28
Khoảng tin cậy

90%
Cmax: 86,8 % - 112,1%
AUC
0-∞
: 88,3% - 121,9%
Cmax: 92,4% - 105,6%
AUC
0-∞
: 93,6% - 105,0%
So sánh Tmax Khác nhau không có ý nghĩa Khác nhau không có ý nghĩa
Đánh giá
tương đương
Hai chế phẩm tương đương
sinh học
Hai chế phẩm tương đương
sinh học

- Xây dựng được qui trình phân tích Nifedipin và Rosiglitazon trong huyết
tương và qui trình chung cho đánh giá TĐSH các chế phẩm viên nén có chứa 2
dược chất trên. Qui trình đơn giản và khả thi với điều kiện trang thiết bị hiện có
của một số trung tâm đánh giá TĐSH trong nước.

c, Hiệu quả về đào tạo
- Đánh giá tương đương sinh học của thuốc là một nội dung hoạt động
chuyên môn mới của Viện Kiểm nghiệ
m. Hầu hết các cán bộ chưa được đào tạo
và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do vậy, đề tài nghiên cứu này đã tạo
cơ hội cho một số cán bộ của Viện tiếp cận và thực hiện một nghiên cứu đánh giá
tương đương sinh học tương đối hoàn chỉnh. Nhờ đó, tạo nguồn nhân lực cho việc
thành lập Trung tâm đánh giá tương đương sinh học của Vi

ện (3/2007).
- Thực hiện chương trình hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới, hai cán bộ
tham gia đào tạo ở nước ngoài (Malaysia), với sự hỗ trợ kinh phí bởi WHO. Ngoài
ra, Viện đã tổ chức và tham gia 03 lớp tập huấn kỹ thuật về TĐSH cho các cán bộ
thuộc hệ thống Kiểm nghiệm và một số doanh nghiệp.
+ Một lớp do chuyên gia của WHO hướng dẫn cùng với các cán bộ c
ủa
Viện Kiểm nghiệm thuốc TW và đại diện của Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành
phố Hồ Chí Minh: tháng 12/ 2006.


3
+ Hai lớp do Viện KN thuốc Trung ương phối hợp với VKNT Thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức tháng 11/ 2007.
- Kết hợp với cơ sở đào tạo (Đại học Dược Hà Nội) để đào tạo cán bộ đại
học. Đã có 01 dược sĩ tốt nghiệp với luận văn thuộc nội dung của đề tài này.
01 học viên thạc sĩ và 01 nghiên cứu sinh đang thực hiện các nghiên cứu có
nội dung liên quan tới đề tài.

d, Hiệu quả về kinh tế
Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá TĐSH cho chế phẩm Nifedipin đã cung
cấp kết quả cho nhà sản xuất, sử dụng trong xin cấp phép lưu hành sản phẩm,
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, nghiên cứu đã cung cấp thêm các thông
tin về phương pháp phân tích, kinh nghiệm thiết kế nghiên cứu cho các nhà khoa
học khi thực hiện nghiên cứu đánh giá tương đương sinh họ
c các chế phẩm có
chứa Nifedipin và Rosiglitazon. Nhờ đó, có thể hạn chế được một số nghiên cứu
về phân tích cũng như các nghiên cứu thăm dò không cần thiết.
e, Hiệu quả về xã hội
Kết quả đánh giá TĐSH cho các chế phẩm đã nghiên cứu giúp cho người

dân thấy được chất lượng của thuốc sản xuất trong nước cũng có thể so sánh được
với chế phẩm ngo
ại nhập. Nhờ đó, người dân có thêm niềm tin, chọn lựa sử dụng
các sản phẩm nội địa (rẻ hơn), giảm chi phí tiền thuốc và là niềm khích lệ cho các
nhà sản xuất dược phẩm trong nước tự tin hơn với sản phẩm của mình.
Triển khai thực hiện nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học theo các
tiêu chí quốc tế, hướng tới cho các sản phẩm sản xuấ
t tại Việt Nam có thể được
vào thị trường nước ngoài, giúp các doanh nghiệp Dược nước ta có thể hội nhập
với khu vực và quốc tế. Đồng thời, cũng nhờ đó, các cán bộ của Việt Nam đã có
thêm kinh nghiệm thực tế, có khả năng tham dự vào các diễn đàn thảo luận chung
của khu vực (Hội nghị hòa hợp ASEAN về lĩnh vực Dược), nâng cao vị thế cho
Việ
t Nam.

f, Các hiệu quả khác
Từ việc thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nói riêng và Viện
kiểm nghiệm thuốc nói chung đã có nhiều đóng góp vào việc xây dựng cơ sở về
mặt kỹ thuật cũng như quản lý cho những nghiên cứu đánh giá SKD và TĐSH ở
trong nước. Thời gian qua, đã có một số nghiên cứu được thực hiện một cách
chuẩn hóa. Nghiên cứu được tuân thủ theo các hướ
ng dẫn và qui định quốc tế.
Từ năm 2006 đến nay, nhiều doanh nghiệp dược trong nước đã bắt đầu tìm
hiểu và thấy được ý nghĩa của việc đánh giá TĐSH cho các chế phẩm thuốc (mặc
dù đã được phép lưu hành). Trên thị trường đã có sự cạnh tranh lành mạnh hơn về
chất lượng và thương hiệu. Qua nghiên cứu và xây dựng tiêu chí cho đơn vị triển
khai nghiên cứu SKD và TĐ
SH, các đơn vị thấy rõ hơn nhu cầu cơ sở vật chất,
trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho lĩnh vực nghiên cứu mới này, làm cơ sở
cho việc xây dựng dự án phát triển, nâng cấp các Trung tâm đánh giá TĐSH.

Cục Quản lý Dược đã bắt đầu xây dựng những yêu cầu đầu tiên và danh
mục thuốc bắt buộc phải cung cấp dữ liệu về TĐSH khi xin cấp phép lưu hành.

4

2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội
Bản thảo hướng dẫn được cơ quan quản lý là Cục Quản lý Dược xem xét
để ban hành hướng dẫn chính thức cho Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ sở nghiên
cứu và doanh nghiệp rất hưởng ứng nếu có một hướng dẫn và các qui định rõ ràng
cho việc áp dụng nghiên cứu này. Tuy mới ở hình thức bản thảo, nhưng đã được
cán bộ khoa học cũng như quản lý tham khảo để có thêm kiến thức, thông tin về
lĩnh vực này.
Các kỹ thuật và phương pháp phân tích cũng như thiết kế nghiên cứu đã được ứng
dụng tại Trung tâm đánh giá TĐSH của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương.
Đã đăng hai bài trên tạp chí kiểm nghiệm để lấy ý kiến đóng góp cho bản thảo
hướng dẫn

3. Đánh giá thự
c hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã phê duyệt
a, Tiến độ

- Đúng tiến độ X
- Rút ngắn thời gian nghiên cứu 0
- Tổng số thời gian rút ngắn 0
- Kéo dài thời gian nghiên cứu 0

b, Thực hiện mục tiêu nghiên cứu
- Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra X
- Thực hiện được các mục tiêu nhưng không hoàn chỉnh 0
- Chỉ thực hiện được một số mục tiêu đề ra 0

- Những mục tiêu không thực hiện được 0

c, Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của đề cương
- Tạo ra đầy đủ các sản phẩm dự kiến trong đề cương X
- Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương X
- Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng chất lượng có sản phẩm chưa đạt. 0
- Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả đều chưa đạt chất lượng. 0
- Tạo ra được một số sản phẩm đạt chất lượng 0
- Những sản phẩm chưa thực hiện được 0

d, Đánh giá việc sử dụng kinh phí
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài
- Trong đó: Kinh phí sự nghiệp: 670 triệu đồng
Kinh phí từ nguồn khác: không

5
- Toàn bộ kinh phí đã được quyết toán và có kế hoạch sử dụng
- Chưa thanh quyết toán xong: Không
- Kinh phí tồn đọng : Không

4. Các ý kiến đề xuất
- Cơ quan quản lý (Cục Quản lý dược) cần sớm xem xét và ban hành
hướng dẫn này.
- Bộ Y tế cần có chính sách đầu tư về thiết bị cho lĩnh vực mới. Cần cải
tiến hoặc có biện pháp ưu tiên khi xem xét các thủ tục phê duyệt, cấp
kinh phí cho mua s
ắm thiết bị nói riêng và các vật tư nói chung trong
hoạt động chuyên môn để hoạt động kịp thời.
- Bộ Khoa học công nghệ - Bộ tài chính cần có những nghiên cứu thay
đổi chế tài trong nghiên cứu khoa học, để các hoạt động nghiên cứu

được thuận lợi và có hiệu quả hơn.

6
PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học đã được đề cập
và bắt đầu thực hiện một vài năm gần đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn mang
tính chất tự phát, từ nhu cầu tiếp cận khoa học, kỹ thuật phân tích, đến nh
ững
mong muốn hòa hợp khu vực và toàn cầu. Hầu hết các quốc gia đều ban hành qui
chế rõ ràng trong cấp phép lưu hành cũng như các hướng dẫn cụ thể cho việc thực
hiện nghiên cứu. Những nghiên cứu vừa qua thường áp dụng một số hướng dẫn
của nước ngoài và bản dự thảo của khu vực. Nhưng tình hình kinh tế, xã hội của
Việt Nam so với các nước phát triển hiện vẫn còn chênh l
ệch nhiều. Hơn nữa, về
trình độ kỹ thuật và trang thiết bị, khả năng đầu tư cho lĩnh vực này ở nước ta còn
rất hạn chế, nên việc áp dụng những qui chế, hướng dẫn của các nước tiên tiến
trong điều kiện hiện tại đã gặp nhiều điều bất cập. Chính vì vậy, việc xây dựng và
ban hành một Hướng dẫn riêng cho nướ
c ta là rất cần thiết.
Để có thể xây dựng một bản Hướng dẫn dựa trên kinh nghiệm thực tế trong
nghiên cứu cũng như đánh giá trong điều kiện của Việt Nam, Hội đồng khoa học
Bộ Y tế đã đề xuất chủ đề nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học một
số chế phẩm trong nước, tiến tới hoàn thiện hướng dẫ
n thử BA/BE vào chương
trình nghiên cứu của đề tài cấp bộ năm 2005. Đề cương nghiên cứu của đề tài này
đã được Hội đồng cấp Bộ xem xét và phê duyệt qua một qui trình tuyển chọn, so

sánh với đề cương của một số cơ sở khác.

1.2 Giả thiết nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học đã được thực hiện ở
các n
ước có nền công nghiệp dược tiên tiến và một số nước trong khu vực. Các
quốc gia có thể sử dụng bản hướng dẫn chung của khu vực (như EU) hoặc có bản
hướng dẫn riêng như Mỹ, Canada, Malaysia Các bản hướng dẫn đều có những
phần chung, nhưng sẽ có những qui định riêng phù hợp với điều kiện của từng
quốc gia. Nghiên cứu sẽ phân tích những yếu tố chung (cầ
n thiết), và xem xét
những điểm chưa phù hợp với điều kiện nước ta để xây dựng bản hướng dẫn cho
Việt Nam.
- Nghiên cứu thực nghiệm là cần thiết để kiểm chứng sự đáp ứng, phù hợp
của điều kiện thực tế với các yêu cầu của nghiên cứu. Triển khai đánh giá TĐSH
cho 2 dạng bào chế trong điều kiện hiệ
n có để xác định rõ năng lực hiện tại về cơ
sở vật chất và con người của các phòng thí nghiệm trong nước.
- Xây dựng phương pháp phân tích Nifedipin và Rosiglitazon trong huyết
tương. Với điều kiện trang thiết bị hiện có, khảo sát phương pháp phân tích trên
hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector UV và huỳnh quang. Khảo sát các
kỹ thuật chiết tách các chất này từ huyết tương: loại tạp bằng acid hay dung môi

7
hữu cơ, chiết lỏng - lỏng bằng dung môi hữu cơ, chiết pha rắn. Thẩm định phương
pháp phân tích theo các chỉ tiêu qui định của FDA cho phương pháp phân tích
mẫu trong dịch sinh học: tính chọn lọc (đặc hiệu), khoảng tuyến tính, giới hạn
định lượng dưới, độ đúng, độ chính xác, độ ổn định và hiệu suất chiết.
- Giả thiết rằng thuốc nghiên cứu tương đương với thuố
c đối chứng. Thiết

kế nghiên cứu trên đối tượng người tình nguyện khỏe mạnh sau khi uống liều đơn,
thiết kế chéo, 2 thuốc, 2 giai đoạn. Đánh giá bằng xác định nồng độ thuốc trong
huyết tương. Xác định nồng độ thuốc trong huyết tương NTN sau khi uống thuốc
và tính các thông số dược động học của từng thuốc. Tính thống kê và đánh giá
mức độ tương đươ
ng theo phương pháp khoảng tin cậy 90%.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tính khả thi của bản dự thảo ASEAN về Hướng dẫn nghiên cứu
sinh khả dụng và tương đương sinh học của thuốc.
- Hoàn chỉnh bản hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh
học của thuốc phù hợp với điều kiện Việt Nam và hòa hợp với các nước.
Những mục tiêu này được xác đị
nh trong đề cương phê duyệt, và nội dung nghiên
cứu đã thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu trên.





8
2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.1. Tình hình nghiên cứu và ban hành các hướng dẫn về sinh khả dụng và
tương đương sinh học
2.1.1 Ngoài nước
Tương đương sinh học được sử dụng để chỉ các sản phẩm cùng dạng bào
chế, chứa một lượng dược chất như nhau mà có sinh khả dụng tương tự trong
cùng điều kiện thử nghiệm. Trên thế giới, đánh giá SKD và TĐSH đã được thực
hiệ
n từ nhiều thập kỷ trước ở các nước có nền công nghiệp dược phát triển như

Canada, Mỹ, Đức, Bỉ, Ấn độ và một số nước trong khu vực. Mỗi quốc gia khi qui
định thử nghiệm đều ban hành Hướng dẫn thử nghiệm.
Trong quá trình triển khai hội nhập kinh tế của các nước khối ASEAN, Ủy
ban tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng của ASEAN (ASEAN Consultative
Committee for Standard and Quality - ACCSQ) đã có nhiều cu
ộc họp thường niên
để bàn về việc thống nhất các tiêu chí hoà hợp. Trong tiến trình này, nhóm công
tác về Dược phẩm đã xây dựng bản “Hướng dẫn thực hiện đánh giá sinh khả
dụng và tương đương sinh học của thuốc” để áp dụng cho việc công nhận kết quả
nghiên cứu lẫn nhau [16]. Các cuộc họp thường niên nhằm xây dựng, hoàn thiện
bản Hướng dẫn, đồng thời trao đổ
i hỗ trợ lẫn nhau trong triển khai các vấn đề liên
quan.
Trên thế giới, Mỹ gần như là quốc gia đầu tiên thực hiện luật bản quyền
trong sản xuất dược phẩm và qui định rõ việc cấp phép lưu hành cho các thuốc
generic. Chính vì vậy, cho đến nay, FDA đã ban hành khá nhiều hướng dẫn về
nghiên cứu BA/BE như: Hướng dẫn thực hiện BA/BE in vivo; Hướng dẫn thẩm
định phương pháp phân tích mẫu sinh họ
c; hướng dẫn về Miễn thử BA/BE in vivo
cho những dạng thuốc uống rắn giải phóng nhanh dựa trên hệ thống phân loại sinh
dược (biopharmaceutical Classification System – BCS). [ 21,22,23,24]
Hướng tới mục tiêu là tất cả người bệnh trên thế giới được sử dụng thuốc có
chất lượng cao trong điều trị, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã dự thảo các hướng
dẫn chung cho việc đánh giá thu
ốc generic. Bản thảo hướng dẫn đề cập tới những
nội dung tương tự và hàng năm vẫn lấy ý kiến chỉnh sửa, hoàn chỉnh. Ngoài ra,
các hướng dẫn của WHO giới thiệu danh mục các thuốc thiết yếu đã được xác
định trong hệ thống phân loại BCS, những khuyến cáo cho các dược chất và dạng
thuốc có thể xem xét miễn thử hoặc bắt buộc phải thử BA/BE in vivo [44].
Một số nước châu Á như Hàn quốc, Trung Quốc cũng đã có những hướng dẫn

cho việc thử nghiệm BA/BE (bằng tiếng địa phương).
Trong khu vực, các nước như Malaysia, Indonexia cũng đã ban hành các
hướng dẫn, chủ yếu để thống nhất những thử nghiệm trong quốc gia đáp ứng tiêu
chuẩn cho sản phẩm nội địa [32]. Với các sản phẩm dành cho xuất khẩu hoặc các
thử
nghiệm đa quốc gia, thường có sự kết hợp hướng dẫn của nước sở tại và nước
nhập khẩu.
Bên cạnh hình thức ban hành Hướng dẫn chung của cơ quan quản lý. một số
nước đã ban hành hướng dẫn mang tính kỹ thuật trong dược điển như dược điển

9
Mỹ (USP) và dược điển Trung Quốc. Dược điển Mỹ, bên cạnh những qui định
chung cho nghiên cứu tương đương sinh học, còn giới thiệu protocol cho thực
hiện đánh giá một số loại thuốc cụ thể [40].
Những vấn đề thường được các hướng dẫn đề cập đến như: khái niệm chung về
tương đương sinh học và các thuật ngữ liên quan; yêu cầu về TĐSH khi c
ấp phép
lưu hành các thuốc mới cũng như các thuốc generic; một số hương dẫn về kỹ thuật
như thiết kế nghiên cứu, tiêu chuẩn tuyển chọn người tình nguyện, nguyên tắc
chọn thuốc đối chứng cũng như các qui định về phương pháp phân tích. Hướng
dẫn của WHO còn đề cập đến những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vậ
t chất và hoạt
động của cơ sở thực hiện các nghiên cứu này.
2.1.2. Trong nước
Cho tới nay, Việt Nam chưa ban hành một văn bản nào hướng dẫn thực
hiện các thử nghiệm đánh giá SKD và TĐSH.
Lần đầu tiên, Bộ Y tế ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội
đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học” (số 5129/ 2002 QĐ-BYT, năm 2002)
đã tạo điều ki
ện thuận lợi cho các thử nghiệm lâm sàng nói chung và các nghiên

cứu TĐSH nói riêng được xem xét về khía cạnh đạo đức trước khi nghiên cứu.
Gần đây, năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 01/2007/QĐ-BYT, ngày
11/01/2007 về Hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng, Hướng dẫn thực hành tốt thử
thuốc trên lâm sàng (GCP) cũng đã được ban hành (số 799/2008/QĐ-BYT) nhằm
hướng dẫn chi tiết hơn về đảm bả
o vấn đề đạo đức trong nghiên cứu thực hiện
trên người. Đồng thời, kèm theo quyết định số 2626, ngày 17/05/2008, Bộ Y tế
cũng ban hành Qui chế hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học của Bộ Y tế. Bản qui chế này thay thế cho qui chế số 5129 đã ban hành năm
2002, qui định cụ thể hơn các hoạt động theo chuẩn mực GCP hiện hành.
Đầu năm 2003, Hộ
i thảo về Thử độ hoà tan và Tương đương sinh học
(Dissolution test and Bioequivalence) đã được tổ chức tại Khoa Dược, đại học Y
dược TP Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó, theo chương trình và sự hỗ trợ kỹ thuật của
WHO, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã thực hiện nghiên cứu "Mô hình
mẫu đánh giá TĐSH các dạng bào chế trên người tình nguyện” nhằm tiếp cận kỹ
thuật trong đ
ánh giá TĐSH in vivo ở Việt Nam.
Một số nghiên cứu của trường đại học cũng đã được thực hiện như: nghiên
cứu đánh giá TĐSH viên nang Cephalexin, viên nén hỗn hợp Amoxicilin và acid
Clavulanic (Trần Tử An và cs [1] ); nghiên cứu bào chế viên nén Nifedipin tác
dụng kéo dài (Phạm Thị Minh Huệ và cs [6]). Một số nghiên cứu khác về tương
đương điều trị cũng đã bước đầu được đề cập đến như
nghiên cứu đánh giá tương
đương điều trị của chế phẩm Rifampicin, Omeprazol. Những nghiên cứu này đã
góp phần rất tích cực trong đào tạo đội ngũ cán bộ ngành dược có thêm kiến thức
về SKD và TĐSH. Kết quả có ý nghĩa lớn trong đào tạo, nhưng còn hạn chế về
thực tiễn đánh giá sản phẩm thuốc; các qui định về GCP (trong pha lâm sàng)
cũng như GLP (trong phân tích) chưa được áp d
ụng và tuân thủ một cách đầy đủ.

Trước nhu cầu của ngành, ngày 12/ 4/ 2004, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có công
văn gửi Viện kiểm nghiệm (nay là VKN thuốc TW) và Phân viện kiểm nghiệm

10
(nay là Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh) chuẩn bị lập đề án xây dựng
Trung tâm nghiên cứu SKD và TĐSH của thuốc. Trong giai đoạn chuẩn bị đề án,
hai cơ quan đầu ngành về kiểm nghiệm thuốc là những đơn vị đầu tiên triển khai
thực hiện các nghiên cứu đánh giá TĐSH một cách chính quy theo yêu cầu của
nhà nước, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (từ 2005) và Viện Kiểm nghiệm
thuốc TP Hồ Chí Minh(2006). Cũng từ đó, đến nay đã có 2 trung tâm trực thuộc
2 Viện này được thành lập và có chức năng thực hiện nghiên cứu về lĩnh vực này.
Một số nghiên cứu đã được thực hiện, có thể theo yêu cầu của cơ quan quản lý
(Cục quản lý Dược) như sản phẩm của Phú Yên, của Công ty TNHH dược phẩm
Vellpharm; hoặc một số nghiên cứu xuất phát từ nhu c
ầu của chính các doanh
nghiệp nhằm tự đánh giá chất lượng thuốc của mình. Dự án nâng cấp và hoàn
thiện Trung tâm đánh giá TĐSH của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW đang được
xem xét.
Những nghiên cứu của 2 trung tâm này mang tính chất thực tiễn để đánh
giá chất lượng thuốc sản xuất trong nước nên phải tuân thủ theo các qui định về
đảm bảo chất lượng nghiên cứu. Tuy nhiên, năng lực nghiên cứu c
ủa các cơ sở
này còn hạn chế, một phần do nhận thức ban đầu chưa đầy đủ, phần khác do thiếu
cơ sở vật chất, thiết bị và phương pháp nghiên cứu. Chính vì vậy, những nghiên
cứu đã thực hiện trong thời gian qua của các trung tâm này cũng mới đáp ứng
được yêu cầu cho sản phẩm lưu hành trong nước, và để có thể được chấp nhận ở
nước ngoài sẽ
còn phải hoàn chỉnh thêm.
Để có thể thống nhất cơ bản về mặt kỹ thuật, Hội đồng Dược điển dự kiến
sẽ đưa chuyên luận chung “Hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương

sinh học các chế phẩm thuốc” vào Dược điển Việt Nam trong lần xuất bản tới.
Trước nhu cầu hội nhập và mục tiêu tăng cườ
ng đảm bảo chất lượng cho
thuốc, Cục Quản lý Dược đang soạn thảo ban hành danh mục các thuốc yêu cầu
phải cung cấp dữ liệu về TĐSH khi xin cấp phép lưu hành. Theo dự kiến, yêu cầu
này sẽ phải thực hiện từ tháng 01/ 2009.

2.2 Tổng quan về một số chế phẩm dùng trong nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1 Chế phẩm phóng thích ngay (thuốc qui ước)
Để thực hiện nghiên cứ
u SKD và TĐSH của mỗi chế phẩm, những thông
tin liên quan tới tác dụng dược lý và đặc tính dược động học của dược chất đó
(nếu có) là rất cần thiết, giúp cho người nghiên cứu hiểu về tính chất tác dụng của
chế phẩm và định hướng thiết kế nghiên cứu.
Khi xã hội phát triển, một số loại bệnh gia tăng như bệnh về tim mạch,
bệnh tiể
u đường. Hiện nay, những loại bệnh này cũng đang gia tăng ở Việt Nam.
Ngoài những chế độ ăn uống, tập luyện để cải thiện tình trạng sức khỏe, người
bệnh vẫn thường xuyên phải sử dụng thuốc để giúp kiểm soát các triệu chứng
bệnh. Việc nghiên cứu, sản xuất các thuốc chữa những bệnh này cũng đang được
chú trọng trên th
ế giới và ở Việt Nam.
Rosiglitazon là một thuốc chữa đái tháo đường thuộc nhóm
thiazolidinedion, có tác dụng hạ đường huyết bằng cách tăng nhạy cảm của cơ thể
với insulin. Thuốc không gây hạ đường huyết ở người không bị đái tháo đường. Ở

11
người đái tháo đường, thuốc làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai
biến hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc phối hợp thuốc hiệp đồng tác
dụng). Sau khi uống, thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng

đạt xấp xỉ 99%. Nồng độ đỉnh huyết tương đạt được khoảng 150ng/ml sau khoảng
1h. Thức ăn không ả
nh hưởng nhiều đến AUC, nhưng làm giảm đáng kể tốc độ
hấp thu (Cmax giảm khoảng 28%) và làm chậm hấp thu (Tmax từ 1,0h kéo dài
đến 1,75h). Thuốc liên kết với protein rất cao, khoảng 99%, chủ yếu là albumin.
Thuốc thải trừ dưới dạng không biến đổi qua đường nước tiểu (64%) và phân
(23%). Thời gian bán thải 3-4 giờ và không phụ thuộc vào liều dùng. Với liều 4
mg và 8 mg, uống xa bữa ăn, nồng độ đỉnh trong huy
ết tương trung bình đạt được
khoảng từ 560 và 650 ng/mL. Nồng độ tối đa trong huyết tương và diện tích dưới
đường cong của Rosiglitazon tăng tỷ lệ với liều dùng cao hơn liều điều trị.
Chỉ định: Rosiglitazon được dùng trong điều trị bệnh đái tháo đường khi bệnh
nhân không có đáp ứng với metformin. Dùng riêng hoặc phối hợp với metformin.
Chống chỉ định: Mẫn cả
m với thuốc, thận trọng với người có men gan tăng (cao
gấp khoảng 2 lần bình thường).
Phản ứng bất lợi: một số phản ứng thường gặp có thể xảy ra khi điều trị với
rosiglitazon như đau đầu, đau lưng, tăng đường huyết, mệt mỏi, viêm mũi, viêm
đường hô hấp trên.
Liều dùng và cách dùng: Liều thường dùng cho người lớn là 4mg/lần/ ngày. Liều
tố
i đa là 8mg/ lần/ ngày. Thuốc có thể uống lúc đói hoặc no.
Trên thế giới, Avandia là một biệt dược khá nổi tiếng của công ty
GlaxoSmithKline, thuốc sáng chế của dược chất rosiglitazon. Ngoài ra, một số
chế phẩm phối hợp với metformin cũng đang được dùng khá phổ biến (viên
Avandamet với 3 hàm lượng phối hợp (metformin + rosiglitazon), tỷ lệ : 500mg
+1mg; 500mg + 2mg; 500mg + 4mg.
Nghiên cứu sinh khả dụng viên Avandamet (500mg/ 4mg), nồng độ đỉnh huyết
tương
đạt được khoảng 1,1 – 1,35 mcg/ ml (metformin) và 242 – 254ng/ml

(rosiglitazon) sau khi uống thuốc khoảng 2,5 – 3 giờ (metfomin) và 1 giờ
(rosiglitazon). Các giá trị dược động học này tương tự khi dùng chế phẩm đơn
thành phần.
Về mặt hoá học, Rosiglitazon có tên khoa học là (±)-5-[[4-[2-methyl-2-
pyrydinylamino) ethoxy] phenyl] methyl] -2,4-thiazolidinedione, (Z)-2-
butenedioate. Thông thường, Rosiglitazon tồn tại dưới dạng muối maleat, là
chất rắn có màu trắng đến trắng đục, nhiệt độ nóng chảy từ 122ºC đến
123ºC. Rosiglitazone maleate dễ tan trong ethanol và dung dịch đệm có pH
2,3. Công thức hóa học và công thức phân tử như dưới đây.

- Công thức phân tử : C
18
H
19
N
3
O
3
S.C
4
H
4
O
4
- Khối lượng phân tử : 473,52 ( 357,44 dạng base )
- Công thức cấu tạo :


12
N N

O

S
NH
O
O
CH
3
HC
HC
COOH
COOH

Hệ số phân bố dầu/nước của Rosiglitazon là logP = 2,1, do đó có khả năng
dùng phương pháp chiết lỏng – lỏng bằng dung môi hữu cơ để chiết tách ra khỏi
dịch sinh học. Giá trị pKa của Rosiglitazon maleate là 6,8 và 6,1.
Rosiglitazon có khả năng phát huỳnh quang tự nhiên (E
m
= 367nm) khi bị kích
thích dưới bức xạ E
x
= 247 nm, vì vậy có thể định lượng bằng phương pháp HPLC
với detector huỳnh quang.
Một số tài liệu giới thiệu có thể tách rosiglitazon ra khỏi dịnh sinh học bằng
phương pháp chiết pha rắn tạo cặp ion, sau đó được xác định bằng phương pháp
HPLC và/ hoặc LC/MS
Vài năm trước đây, Rosiglitazon vẫn được dùng khá phổ biến trong điều trị và đã
được một số công ty dược trong nước nghiên cứu sản xuấ
t. Tuy nhiên, từ đầu năm
2007, một vài phản ứng bất lợi gặp phải khi dùng thuốc đã thấy thông báo như

tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tăng tỷ lệ chết do tim mạch ở những người có
bệnh tim mạch khi dùng thuốc này, nên việc sử dụng thuốc này có phần hạn chế
hơn. Chính vì vậy, thuốc hiện được sử dụng trên thị trường chủ yếu là sản ph
ẩm
nhập ngoại, các doanh nghiệp trong nước ngừng sản xuất hoặc không có kế hoạch
nghiên cứu.

2.2.2 Chế phẩm phóng thích chậm:
Chế phẩm thuốc phóng thích chậm đã thể hiện đặc tính ưu việt trong sử
dụng và hiệu quả điều trị. Những dược chất được bào chế dưới dạng giải phóng
chậm thường là những loại có thời gian bán thải ng
ắn, thuốc dùng để điều trị các
bệnh mạn tính (người bệnh phải dùng trong thời gian dài) như các thuốc điều trị
bệnh tim mạch, thấp khớp. Thuốc giải phóng chậm phải đảm bảo lượng dược
chất được phóng thích theo thời gian dự kiến sao cho đủ nồng độ có hiệu quả điều
trị mà không vượt quá khoảng nồng độ an toàn. Theo các hướng dẫn dạ
ng thuốc
giải phóng chậm đều phải nghiên cứu đánh giá SKD/ TĐSH invivo trước khi
được cấp phép lưu hành. Do vậy, kỹ thuật bào chế đòi hỏi công nghệ cao nên chưa
phát triển ở Việt Nam. Cho đến nay, mới chỉ có một vài doanh nghiệp trong nước
hoặc liên doanh nghiên cứu sản xuất dạng bào chế này.
Trong các thuốc điều trị bệnh tim mạch, Nifedipin là một thuốc dùng khá phổ
biến trên thế giới cũ
ng như ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây là một thuốc
chẹn kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin, có tác dụng chống cơn đau thắt ngực,

13
chống tăng huyết áp và điều trị bệnh Raynaud. Thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc
dòng ion calci đi vào trong tế bào, bằng cách tương tác đặc hiệu với kênh calci ở
màng tế bào . Thuốc có tác dụng tương đối chọn lọc trên cơ trơn mạch máu, ít có

tác dụng hơn với tế bào cơ tim. Do vậy, ở liều điều trị thuốc không ảnh hưởng
trực tiếp trên co bóp và dẫn truy
ền xung động tim. Trên huyết áp, thuốc làm giảm
sức căng ở cơ trơn các tiểu động mạch do đó làm giảm sức cản ngoại vi nên giảm
huyết áp [3].
Thuốc được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hoá, nhưng
do chuyển hoá bước 1 mạnh nên SKD sau khi uống chỉ đạt 45 – 75%. Với dạng
viên nén, sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ thì phát huy tác dụng và sau 2 – 3 giờ
đạt nồng độ tối đa trong máu; t1/2 huyết tương kho
ảng 6 – 11 giờ. Thức ăn làm
chậm nhưng không giảm mức độ hấp thu. Thuốc liên kết với protein cao, khoảng
92 – 98%. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra ở giai đoạn đầu dùng thuốc. Trước
đây, thuốc hay được dùng dưới dạng viên nang phóng thích tức thì, để điều trị cao
huyết áp, nhưng gần đây ít được dùng do có thể gây tai biến do thuốc phóng thích
quá nhanh. Chính vì vậy, dạng viên nén phóng thích chậm ít gây tác dụng phụ
hơn
do thuốc được phóng thích từ từ ra khỏi dạng bào chế. Nếu thuốc hấp thu quá
nhanh, mạnh có thể gây hạ huyết áp quá mức, gây tim đập nhanh nên có thể gây
thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc não. Một số phản ứng có thể thấy như: đánh trống
ngực, tim đập nhanh, buồn nôn, ỉa chảy hoặc táo bón; đau đầu, mệt mỏi, chóng
mặt, nóng đỏ bừng mặt; ít gặp hơ
n là hạ huyết áp, tăng nặng cơn đau thắt ngực,
nổi ban, mày đay.
Hiện nay, trên thị trường đang lưu hành khoảng 30 chế phẩm nhập ngoại có
chứa nifedipin, bao gồm cả dạng phóng thích nhanh (viên nang) và một số dạng
phóng thích chậm (viên nang). Viên nén Nifedipin Hasan là một chế phẩm phóng
thích chậm do Công ty TNHH Hasan nghiên cứu sản xuất, để xét cấp phép lưu
hành, Cục Quản lý Dược Việt Nam đã yêu cầu công ty cung cấp các dữ li
ệu về
tương đương sinh học của chế phẩm này.

Nifedipin tồn tại dưới dạng bột kết tinh màu vàng, nhiệt độ nóng chảy khoảng
172 – 172
o
C. Nifedipin không tan trong nước, ít tan trong cồn, dễ tan trong
aceton, chloroform, không bền dưới ánh sáng tử ngoại.
- Công thức phân tử : C
17
H
18
N
2
O
6
- Khối lượng phân tử : 346,335
- Công thức cấu tạo :










14
Hệ số phân bố dầu/nước của Nifedipin là logP = 2,2, do đó có khả năng dùng
phương pháp chiết lỏng – lỏng bằng dung môi hữu cơ để chiết tách ra khỏi dịch
sinh học. Gía trị pKa của Nifedipin khoảng 1,0.
Nifedipin hấp thụ ánh sáng tử ngoại ở bước sóng khoảng 250nm trong môi

trường acid hóa, vì vậy có thể định lượng Nifedipin bằng HPLC kết nối với
detector UV hoặc DAD.
Một số tài liệu giới thiệu có thể tách nifedipin ra kh
ỏi dịnh sinh học bằng
phương pháp chiết lỏng lỏng với dung môi hữu cơ, sau đó được xác định bằng
phương pháp HPLC và/ hoặc LC/MS

2.3 Phương pháp đánh giá tương đương sinh học
Hiện nay, có thể đánh giá so sánh các chế phẩm theo 2 phương pháp:
- Đánh giá tương đương in vitro: Dùng phép thử độ hoà tan
- Đánh giá TĐSH in vivo: So sánh một số thông số dược động học hoặc hiệu
quả sinh học trên ngườ
i tình nguyện.
Những chế phẩm có chứa dược chất có độ tan cao, tính thấm tốt (thuộc nhóm I
trong hệ thống phân loại sinh dược sẽ được xem xét xem xét miễn thử TĐSH in
vivo dựa trên các dữ liệu tương đương in vitro bằng phép thử độ hoà tan. Khi đó,
sẽ giảm được một phần lớn kinh phí cho các việc nghiên cứu, đánh giá TĐSH.
Tuy nhiên, với các dược chất ít tan, tính thấm kém (thuộc các nhóm 4, 3, hoặc 2
trong BCS) và các thuốc có kho
ảng điều trị hẹp, việc xem xét miễn thử TĐSH in
vivo hạn chế hơn. Hơn nữa thông tin về độ tan và tính thấm (theo BCS) của các
dược chất còn chưa nhiều.
Đánh giá TĐSH in vivo: là thực hiện so sánh sự đáp ứng sinh học của thuốc cần
nghiên cứu với một thuốc đối chứng trên cơ thể người hoặc sinh vật sống. Có một
số
phương pháp đánh giá, nhưng thông dụng nhất là đánh giá so sánh các thông số
dược động học (Cmax, AUC, Tmax ), thông qua việc xác định nồng độ thuốc
trong máu theo thời gian của thuốc nghiên cứu với thuốc đối chứng. Ngoài ra, một
số phương pháp như so sánh dược lực hoặc hoặc lâm sàng cũng có thể được áp
dụng nếu phương pháp đánh giá đáp ứng yêu cầu.

- Thiết kế nghiên cứu: Mô hình đánh giá TĐSH hay được áp d
ụng nhất là chéo,
đơn liều/ đa liều, ngẫu nhiên, mù đơn/ mở (khác với các thiết kế thử lâm sàng
thường là bố trí song song, mù kép). Bố trí chéo là dùng đối chứng trên chính cá
thể đó (ở các giai đoạn khác nhau) nhằm hạn chế sự biến thiên giữa các cá thể.
Trên thực tế, thiết kế chéo theo kiểu ô vuông latin hay được ứng dụng, với n
thuốc và n giai đoạn. Để so sánh 2 thuốc (1 thuốc nghiên cứu so với 1 thuốc đố
i
chứng), thiết kế theo kiểu ô vuông 2 x 2 (2 thuốc, 2 giai đoạn). Khi cần so sánh 3
chế phẩm, so sánh 2 thuốc nghiên cứu với cùng 1 thuốc chứng), thiết kế ô vuông
la tinh 3 x 3 (3 thuốc, 3 giai đoạn, 6 trình tự thử). Nghiên cứu với thiết kế 3 x 3 có
thể phần nào gảm đươc chi phí. Tuy nhiên, với mô hình này, thời gian thử thuốc
kéo dài hơn (3 giai đoạn) và mỗi người tình nguyện sẽ phải dùng 3 chế phẩm
thuốc; thời gian nghỉ (r
ửa giải) giữa các giai đoạn phải đảm bảo cho thuốc thải trừ

15
hết khỏi cơ thể, tức là tuỳ vào thời gian bán thải trừ của từng loại thuốc. Do vậy,
loại thiết kế này chỉ nên áp dụng khi muốn so sánh 2 thuốc nghiên cứu (có các
công thức hoặc qui trình khác nhau) của cùng nhà sản xuất trong quá trình nghiên
cứu, lựa chọn công thức.
Hầu hết các nghiên cứu đánh giá TĐSH sau khi uống liều đơn. Thiết kế đa liều chỉ
cần khi:
- Có sự khác biệ
t về tốc độ hấp thu nhưng không khác về mức độ hấp thu.
- Có sự biến thiên về SKD quá mức giữa các cá thể.
- Nồng độ của dược chất hoặc chất chuyển hóa trong máu có được từ liều
đơn quá thấp, phương pháp phân tích không đáp ứng về yêu cầu độ chính xác.
- Sản phẩm thuốc là dạng thuốc phóng thích kéo dài.
- Người tình nguyện: đánh giá TĐSH thường tiến hành trên người tình nguyện

khoẻ mạnh. Trừ một số trường hợp thuốc có độc tính cao như các thuốc chống
ung thư, thuốc chống HIV – Aids có thể phải thử trên bệnh nhân. Người tình
nguyện phải được kiểm tra sức khoẻ và đạt tiêu chuẩn các yêu cầu nghiên cứu đề
ra. Số lượng cá thể cho mỗi nghiên cứu tuỳ thuộc từng thiết kế. Mặc dù với các
phép đánh giá sinh học cần số lượng cá th
ể (giá trị n) lớn để thu được giá trị trung
bình có khả năng đại diện cao. Tuy nhiên, trong đánh giá TĐSH, hầu hết các tài
liệu đều khuyến cáo nên sử dụng số lượng cá thể nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo yêu
cầu mức độ tin cậy tính thống kê của phép thử. Với các thuốc có sinh khả dụng
biến thiên cao, số lượng người tình nguyện cần nhiều hơn. Số lượ
ng có thể từ 12,
18, 24, 30, tuỳ từng loại thuốc và qui định của mỗi quốc gia. Hướng dẫn của
ASEAN khuyến cáo nên dùng số lượng NTN tối thiểu là 12.
- Thuốc đối chứng: thuốc được chọn làm đối chứng tốt nhất là chế phẩm phát
minh (thuốc đầu tiên được lưu hành trên thị trường), đã được nghiên cứu một cách
đầy đủ về hoá học cũng như đặc tính lâm sàng, đ
ã được cấp phép lưu hành hoặc
một thuốc tương tự có chất lượng cao đang lưu hành trên thị trường ở thời điểm
nghiên cứu. Để thống nhất trong việc so sánh các kết quả đánh giá, mỗi quốc gia
(Bộ Y tế hoặc hiệp hội các nhà sản xuất dược phẩm) cần qui định thuốc đối chứng
cho từng loại dược chất.
- Phương pháp phân tích
: Hầu hết các tài liệu tham khảo đều hướng dẫn áp dụng
một phương pháp phân tích đã được thẩm định trong các nghiên cứu phân tích xác
định nồng độ thuốc trong dịch sinh học như các nghiên cứu sinh khả dụng và
tương đương sinh học. Hướng dẫn của FDA [21] qui định thẩm định phương pháp
phân tích với 6 chỉ tiêu và mức chất lượng cần phải đạt. Trên thực tế, với các
nghiên cứu cho các sản ph
ẩm xuất khẩu vào Mỹ hoặc các nước Châu Âu, phương
pháp được thẩm định một cách đầy đủ. Nghiên cứu ở một số nước trong giai đoạn

mới bắt đầu như Indonexia, Hàn Quốc cũng chưa được thẩm định đầy đủ các chỉ
tiêu này.
Các chỉ tiêu chính được yêu cầu thẩm định như sau:

16
Tính chọn lọc – đặc hiệu (Selectivity – Specificity):
Tính chọn lọc hay tính đặc hiệu là khả năng đánh giá một cách rõ ràng chất
cần phân tích khi có mặt các thành phần khác, có thể là tạp chất, hoặc các thành
phần cản trở khác.
Nói cách khác tính chọn lọc thể hiện khả năng phương pháp phân tích có khả
năng nhận diện chất cần phân tích và không bị nhầm lẫn bởi các chất khác. Do
vậy kết quả thu được trên sắc đồ, (t
ừ mẫu trắng, mẫu thử và mẫu chuẩn pha trong
mẫu trắng), pic của chất cần phân tích phân tách hoàn toàn với các pic tạp.
Đường chuẩn và xác định khoảng tuyến tính (Linearity):
Đường chuẩn biểu diễn mối quan hệ giữa đáp ứng của pic và nồng độ
thuốc trong dịch sinh học. Mối quan hệ này phải được đánh giá bằng phương trình
hồi quy, thu được từ phương pháp phân tích hồi quy.
Khoảng tuyến tính là kho
ảng nồng độ từ thấp nhất đến cao nhất trong một
đường chuẩn có đáp ứng tuyến tính. Đường chuẩn phải có ít nhất 5 nồng độ của
chất chuẩn pha trong cùng một mẫu dịch sinh học. Khoảng tuyến tính phải bao
gồm toàn bộ khoảng nồng độ của các mẫu cần phân tích.
Giới hạn định lượng dưới (LLOQ):
Mẫu chuẩn có nồng độ thấp nhấ
t trên đường chuẩn được chấp nhận là LLOQ
nếu thỏa mãn:
- Đáp ứng ở nồng độ này phải ≥ 5 lần đáp ứng của mẫu trắng.
- Pic của chất cần phân tích có thể nhận biết, nằm tách riêng và có thể tái lập
với độ đúng từ 80-120%

Độ đúng (Accuracy):
Độ đúng của một phương pháp phân tích là giá trị phản ánh độ gần sát của kết
quả phân tích v
ới giá trị thực của mẫu đã biết.
Hầu hết các phép đo trong phân tích về bản chất đều mang tính tương đối, có
nghĩa là kết quả thu được đều dựa vào việc so sánh đáp ứng của mẫu thử so với
chất chuẩn tin cậy.
Độ chính xác (Precision):
Độ chính xác của một phương pháp phân tích là mức độ thống nhất giữa các
kết quả riêng biệt khi qui trình phân tích được áp dụng lặp
đi lặp lại nhiều lần trên
cùng một mẫu đồng nhất. Độ chính xác được biểu thị bằng được biểu thị bằng giá
trị CV (%).
Độ ổn định của chất phân tích (Stability of the samples):
Để đánh giá độ ổn định, người ta so sánh kết quả phân tích mẫu bảo quản với
các mẫu mới chuẩn bị. Kết quả so sánh được đánh giá theo thống kê dựa trên
độ
tin cậy áp dụng trong đánh giá sinh học.
Độ ổn định của chất phân tích trong dịch sinh học gồm
+ Độ ổn định sau 3 chu kỳ để đông – rã đông.
+ Độ ổn định thời gian ngắn ở nhiệt độ phòng đối với dung dịch mẫu thử sau
khi đã chiết tách.
+ Độ ổn định thời gian dài để đông lạnh của mẫu thử trong thời gian dự định.

17
Ngoài những chỉ tiêu trên, một số chỉ tiêu khác cũng cần phải nghiên cứu và xác
định trước khi phân tích mẫu như hiệu suất chiết (khả năng thu hồi chất phân
tích), đánh giá về tính thích hợp của thiết bị, khả năng lặp lại giữa các phòng thí
nghiệm khác nhau (repeatibility), nếu trường hợp thực hiện mẫu phân tích ở các
phòng thí nghiệm khác nhau, khác với phòng thí nghiệm đã thẩm định phương

pháp.

2.4 Yêu cầu v
ề hoạt động và cơ sở vật chất
Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học là những nghiên cứu
thực hiện trên người. Giai đoạn lâm sàng (uống thuốc và lấy mẫu) phải tuân thử
các qui định về thực hành tốt lâm sàng và các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên
cứu. Đề cương nghiên cứu phải được xem xét và phê duyệt bởi một Hội đồng đạo
đức. Phòng thí nghiệm phân tích ph
ải hoạt động theo nguyên tắc thực hành tốt
phòng thí nghiệm.
Từ năm 2002, Bộ Y tế đã có qui chế cho việc thành lập và hoạt động của Hội
đồng đạo đức, có hội đồng đạo đức cấp bộ và các cơ sở nghiên cứu cũng đã có hội
đồng cấp cơ sở. Cho tới nay, Bộ Y tế vừa mới ban hành Hướng dẫn GCP, và chưa
thực hiện được vi
ệc xem xét đánh giá cho các cơ sở nghiên cứu theo chuẩn mực
GCP. Chính vì vậy, chưa có đơn vị nào được cấp chứng chỉ GCP, cũng như chưa
có phòng xét nghiệm nào đạt yêu cầu về GLP. Viện Kiểm nghiệm thuốc TW và
Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh là những đơn vị đã hoạt động theo các
nguyên tắc GLP từ nhiều năm. Do vậy, về mặt phân tích có thể đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên, vi
ệc tuân thủ yêu cầu GLP của các phòng thí nghiệm Việt Nam trong
phân tích, đặc biệt trong nghiên cứu cũng còn chưa thật hòan chỉnh. Hai Trung
tâm đánh giá TĐSH mới được thành lập, nên chưa có đủ các SOP cho tất cả các
hoạt động nghiên cứu.

×