Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tuyển tập bộ đề thi văn học môn ngữ văn lớp 6 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.18 KB, 50 trang )

Đề 1
ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG
HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
1. Trong những câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn.
A. Mùa xuân, hoa mai vàng nở rộ. B. Chim én về theo mùa gặt.
C. Tôi đi học còn mẹ đi làm. D. Ngày mai, Nam đi Hà Nội.
2. Câu thơ: “Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.”
đã sử dụng phép tu từ:
A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
3. Bài “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại nào?
A. Thơ B. Kí
C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết
4. Dòng nào nói đúng tâm trạng của thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”?
A. Đau đớn, xúc động. B. Bình tĩnh, tự tin.
C. Bình thường như những buổi học khác. D. Tức tối, căm phẫn.
5. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc lấy vạ vào thân.
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi
cũng mang vạ vào thân.
D. Ở đời phải biết trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
6. Câu thơ sau thuộc kiểu Ẩn dụ nào : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”.
A. Ẩn dụ hình thức.
B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác .
C. Ẩn dụ cách thức.
D. Ẩn dụ phẩm chất .
7. Bức thư của thủ lĩnh Xi-at-tơn trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã phê
phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng đối với người da
đỏ thời đó?


A. Tàn sát những người da đỏ B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ.
C. Xâm lược các dân tộc khác D. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi
trường sống.
8. Kết luận nào chưa chính xác khi muốn làm văn miêu tả?
A. Xác định được đối tượng miêu tả.
B. Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
C. Chọn ngôi kể phù hợp.
D. Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
Phần II : Tự luận (8 điểm)
Câu 1 : (1điểm)
Thế nào là câu trần thuật đơn ? Đặt một câu trần thuật đơn ?
Câu 2 : (2điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.”
(“Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ)
Câu 3 : (5điểm) Viết bài văn tả lại niềm vui hạnh phúc của người bạn thân khi vừa
làm được một việc tốt.
ĐÁP ÁN ĐỀ 1 CHẤM THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011-2012
Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất mỗi câu đúng
cho 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C C B A C B D C
Phần 2 : Tự luận.
Câu 1: (1điểm)
Nêu khái niệm câu trần thuật đơn (0,5 điểm)
Đặt câu trần thuật đớn đúng (0,5 điểm)

Câu 2: (2điểm)
Những câu thơ trên là dòng cảm nghĩ và tâm trạng của anh đội viên về hình
ảnh Bác Hồ trong một đêm không ngủ trong chiến dịch Biên giới năm 1950. Trong
chiến dịch này Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ
đội và nhân dân ta.
Chứng kiến từng cử chỉ, việc làm, hành động ân cần chu đáo của Bác Hồ với
bộ đội và dân công, anh đội viên “mơ màng” như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm
áp. Anh đội viên cảm nhận Bác Hồ hiện lên vừa thiêng liêng, lớn lao, đẹp đẽ như
ông tiên trong cổ tích vừa gần gũi, thân thương.
Hình ảnh so sánh: “Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
làm nổi bật tình yêu thương bao la của Bác với bộ đội và dân công trong đêm
mưa rừngViệt Bắc, tình yêu thương của Bác ấm áp hơn ngọn lửa hồng.
Những câu thơ trên còn giúp ta cảm nhận tình cảm yêu kính, cảm phục của
người chiến sĩ đối với Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta.
* Cho ®iÓm:
- Cho 1,5 - 2,0 điểm : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
- Cho 0,75 - 1,25 điểm : Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc, tinh tế.
- Cho 0,25 - 0,5 điểm : Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3 : (điểm)
1. Mở bài : (0,5 điểm)
Yêu cầu:
Giới thiệu về người bạn thân và tình cảm của mình với bạn.
Cho điểm :
Đảm bảo yêu cầu cho 0,5 điểm
Thiếu hoặc sai không cho điểm.
2. Thân bài : (4điểm)
* Yêu cầu:
Bằng sự quan sát, liên tưởng, so sánh và nhận xét tả lại niềm vui, hạnh phúc

của người bạn thân trong tình huống cụ thể: Lúc làm được việc tốt.
Chú ý tả những biểu hiện của nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động, ứng xử
của người bạn theo một trình tự hợp lí.
* Cho điểm:
- Cho 3,5-4,0 điểm : Bài viết được trình bày theo một trình tự hợp lí, thể hiện sự
quan sát tinh tế, liên tưởng, so sánh độc đáo, mạch văn trôi chảy, mạch lạc, cảm
xúc làm nổi bật niềm hạnh phúc của người bạn khi làm được việc tốt. Mắc không
quá 2 lỗi dùng từ, đặt câu.
- Cho 2,5-3,25 điểm : Bài viết được trình bày theo một trình tự tương đối hợp lí,
thể hiện sự quan sát tinh tế, biết liên tưởng, so sánh, đồng thời phải làm nổi bật làm
nổi bật niềm hạnh phúc của người bạn khi làm được việc tốt. Lời văn gọn, rõ, cảm
xúc, mắc không quá 5 lỗi.
- Cho 1,5 – 2,25 điểm : Bài viết đảm bảo ý theo yêu cầu. Tuy nhiên các nét cảnh
còn mờ nhạt, liên tưởng hoặc sử dụng hình ảnh so sánh còn gượng ép, chưa tự
nhiên,chưa hợp lý.
- Cho 0,5 – 1,25 điểm : Bài viết có ý chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
3. Kết bài : (0,5 điểm)
* Yêu cầu:
Nêu ấn tượng, cảm nghĩ của em về bạn.
* Cho điểm:
- 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
- 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
Đề 3
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I- Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Trả lời bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Câu thơ “ Ngày Huế đổ máu” sử dụng phép tu từ gì?

A. Nhân hóa B. Hoán dụ C. So sánh D. Ẩn dụ
Câu 2. Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của 3 câu thơ cuối bài “Đêm nay Bác
không ngủ” ? Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ.
B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước.
C. Đó chính là lẽ sống: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.
D. Là Hồ Chí Minh thì không còn thời gian để ngủ.
Câu 3. Bài văn Vượt thác muốn làm nổi bật điều gì?
A. Cảnh vượt thác.
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ.
C. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động chinh phục thiên nhiên.
D. Cảnh dòng sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác
nhau, tập trung vào cảnh vượt thác.
Câu 4. Qua văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê, khi nghe thầy
thông báo đây là Buổi học cuối cùng tâm trạng cậu bé Phrăng diễn ra như thế
nào?
A. Vui mừng phấn khởi B. Choáng váng, nuối tiếc, ân hận
C. Tỏ ra buồn bã D. Ngạc nhiên, đau đớn.
Câu 5. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau là
gì?
A. Tả cảnh sông nước
B. Tả cảnh quan vùng cực nam của Tổ quốc
C. Tả cảnh sông nước miền Trung.
D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người.
Câu 6. Hình ảnh Lượm được tập trung miêu tả ở đặc điểm nào?
A. Trang phục, hành động B. Ăn mặc, cử chỉ, hành động
C. Dáng vẻ, trang phục, cử chỉ D. Lời nói, cử chỉ.
Câu 7. Khi viết văn miêu tả cần chú trọng rèn luyện thao tác nào nhất?

A. Hư cấu B. Xây dựng nhân vật
C. Xây dựng cốt truyện D. Quan sát, tưởng tượng, so sánh.
Câu 8. Trong văn tả người, chi tiết nào được coi là phần quan trọng ở phần thân
bài?
A. Miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói … của đối tượng
B. Miêu tả tỉ mỉ, chi tiết quần áo, giầy dép… của đối tượng
C. Miêu tả tỉ mỉ chi tiết các sở thích của đối tượng
D. Miêu tả tỉ mỉ chi tiết nghề nghiệp của đối tượng
Phần II- Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1(1điểm): Nêu đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là ? Đặt một câu trần thuật
đơn có từ là và cho biết thuộc kiểu nào ?
Câu 2 (2điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Gậy tre, chông tre
chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng,
giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
(Cây tre Việt Nam,Thép Mới)
Câu 3( 5điểm)
Miêu tả hình ảnh mẹ (cha) khi em làm việc tốt.
……………………………
PHÒNG GD&ĐT HẢI HẬU
TRƯỜNG THCS HẢI CHÍNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I- Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D C B A C D A
Phần II- Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1(1,0điểm) :

- Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là
+ Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra,
tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) … cũng có
thể làm vị ngữ.
+ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa
phải. (0,5 điểm)
- Lấy ví dụ về câu trần thuật đơn có từ là (0,25 điểm)
- Chỉ đúng kiểu câu trần thuật đơn có từ là (0,25 điểm)
Câu 2 (2,0điểm)
Yêu cầu:
-Đoạn văn trên trích trong văn bản Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới,
đoạn văn cho thấy tre đã gắn bó với con người trong chiến đấu.
- Suốt chín năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp tre đã đứng lên, thật sự
chiến đấu như người. Không còn là nghệ thuật nhân hóa thông thường mà đã là sự
hóa thân kỳ diệu. Tre biến thành người trong cuộc chiến đấu và chiến thắng thần
kỳ.
Đoạn văn đã sử dụng phép điệp từ, điệp ngữ rất đặc sắc làm nổi bật sự anh dũng
kiên cường của cây tre, đồng thời tác giả còn sử dụng hàng loạt những động từ chỉ
hành động để nói về sự cống hiến, sự hy sinh cao cả dũng cảm của cây tre: Chống,
xung phong, giữ, hy sinh…
- Để ca ngợi công lao, phẩm chất tốt đẹp của cây tre, tác giả đã tôn vinh cây tre
bằng những danh hiệu cao quý qua cách sử dụng nối điệp kiểu câu: Tre, anh hùng
lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!. Thực tế trong lịch sử xa xưa tre đã từng là vũ
khí hiệu nghiệm trong tay người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân.
-Qua đoạn trích trên với âm hưởng sôi nổi, hào hùng trong cách ngắt vế câu
bằng những dấu phẩy kết hợp nhân hóa đã khắc họa được những phẩm chất đẹp đẽ
của cây tre. Tre mãi mãi là biểu tượng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Cho điểm:
- Cho 1,5-2,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
- Cho 0,75-1,25 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc tinh tế.

- Cho 0,25-0,5 điểm: Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3( 5,0điểm)
1. Mở bài: (0,5điểm)
* Yêu cầu:
Giới thiệu khái quát đối tượng miêu tả: Mẹ hoặc cha rất vui khi em làm việc tốt.
* Cho điểm:
- 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu
- 0điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
2. Thân bài: (4điểm)
* Yêu cầu
- Kể lại việc tốt em đã làm
- Miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha khi em làm việc tốt
Có thể chọn miêu tả các chi tiết chính như:
Hình dáng, hành động, cử chỉ, việc làm, tình cảm, quan hệ với người xung quanh…
* Cho điểm:
- Cho 3,5-4,0 điểm: Bài viết được trình bày theo một trình tự hợp lý, thể hiện sự
quan sát tinh tế, liên tưởng, so sánh độc đáo, đồng thời phải làm nổi bật được hình
ảnh của mẹ hoặc cha rất vui khi em làm việc tốt, tâm trạng của mình khi nhìn thấy
cha(mẹ) vui.
- Cho 2,5 đến 3,25 điểm: Bài viết được trình bày theo một trình tự tương đối hợp
lý, thể hiện sự quan sát tinh tế, liên tưởng, so sánh độc đáo, đồng thời phải làm nổi
bật được hình ảnh của mẹ hoặc cha rất vui khi em làm việc tốt, tâm trạng của mình
khi nhìn thấy cha(mẹ) vui.
- Cho 1,5-2,25 điểm: Bài viết đảm bảo ý theo yêu cầu. Tuy nhiên các chi tiết miêu
tả còn mờ nhạt, liên tưởng hoặc hình ảnh so sánh còn gượng ép, chưa tự nhiên,
chưa hợp lý.
- Cho 0,5- 1,25 điểm: bài viết có ý chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
3. Kết bài:

* Yêu cầu:
Cảm nghĩ chung về mẹ (cha), thấm hứa với chính mình.
* Cho điểm
0,5 điểm: Đạt như yêu cầu
- 0điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
Chú ý:
1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giảm khảo linh hoạt cho
điểm thích hợp.
2. Sau khi cộng điểm toàn bài nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, chính tả trừ 0,5 điểm.
Nếu mắc từ 11 lỗi trở lên trừ 1 điểm.
3. Chỉ để điểm lẻ phần thập phân ở cả bài thi ở mức 0,5 điểm
ĐỀ 4
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ
II
NĂM HỌC 2011-2012
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Môn Ngữ Văn lớp 6
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Câu nào ghi lại chính xác lời Dế Choắt nói với Dế Mèn ?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
B. Ở đời không cẩn thận nói năng, nếu không sớm muộn cũng sẽ mang vạ vào
mình.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi
cũng mang vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 2: Truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” được viết theo phương thức biểu đạt
chính nào?

A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị
luận.
Câu 3: Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” ở
đâu ?
A. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch. B. Từ trên cao bao quát toàn
cảnh.
C. Tại một địa điểm nhất định. D. Trên đường bộ bám theo các
kênh rạch.
Câu 4: Cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản Cô Tô được tả như thế nào ?
A. Dịu dàng và bình lặng. B. Rực rỡ và tráng lệ.
C. Duyên dáng và mềm mại. D. Hùng vĩ và lẫm liệt.
Câu 5: Hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Vì sao ? Trái đất nặng ân tình.
Hát mãi tên người Hồ Chí Minh”
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D.
Nhân hoá
Câu 6: Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một
chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây ?
A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D.
Phụ ngữ.
Câu 7: Muốn tả người cần phải làm gì ?
A. Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần miêu tả
theo thứ tự.
B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả.
C. Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả.
D. Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả.
Câu 8: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ?
A. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí.
B. Em bị ốm không đến lớp học được.
C. Em muốn vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng.
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) :
Câu 1: (1 điểm) Thế nào là câu trần thuật đơn ? Lấy ví dụ và chỉ ra mục đích nói
của câu đó?
Câu 2: (2,5 điểm) Cảm nhận khổ thơ sau:
“ Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Câu 3: (4,5 điểm) Tả cảnh quê hương trong một buổi sáng mùa xuân đẹp trời?
BÀI LÀM
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN 6
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
* Yêu cầu: Khoanh đúng các chữ cái trong các câu như sau:
Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A A B B C A D
* Cho điểm: Mỗi câu khoanh đúng cho 0,25 điểm, khoanh sai hoặc khoanh thừa
cho 0 điểm.
Phần II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Nêu đúng khái niệm được 0,5 điểm
- Lấy được ví dụ 0,25 điểm, chỉ ra được mục đích nói 0,25 điểm.
Câu 2: (2,5 điểm)
* Yêu cầu:
Cảm nhận được:
Đây là đoạn kết của bài thơ bộc lộ sự vỡ lẽ của nhà thơ trước sự kiện “Đêm
nay Bác không ngủ”.

Thì ra Bác đã không ngủ vì thương bộ đội, dân công và còn “Vì một lẽ
thường tình – Bác là Hồ Chí Minh”, là một lãnh tụ có tình yêu thương bao la,
“Nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
Lý lẽ lời thơ thật mộc mạc, bình dị mà đã tạo được sự bất ngờ, thú vị, làm
bừng sáng nhận thức cùng tình cảm sâu sắc của nhà thơ về Bác kính yêu, Bác Hồ
sáng mãi trong lòng chúng ta.
* Cách cho điểm:
a) Điểm 2,0 – 2,50: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt sáng rõ.
b) Điểm 1,25 – 1,75: Cảm nhận khá đầy đủ, có ý sâu sắc.
c) Điểm 0,25 – 1,0: Có một vài chi tiết đúng.
d) Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3: (4,5 điểm)
a) Mở bài: 0,25 điểm
* Yêu cầu:
Giới thiệu cảnh quê hương trong một buổi sáng mùa xuân đẹp trời
* Cho điểm:
- Cho 0,25 điểm: Đạt như yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
b) Thân bài: 4,0 điểm
* Yêu cầu:
Tả lại quê hương một cách chi tiết theo một trình tự hợp lý với các hình ảnh
tiêu biểu của cảnh vật thiên nhiên, cảnh sinh hoạt con người của quê hương.
Chủ yếu dùng phương thức miêu tả cùng ngôn ngữ nghệ thuật giàu hình ảnh,
màu sắc, âm thanh người viết dệt lên một bức tranh phong cảnh tươi đẹp của quê
hương trong không gian buổi sáng mùa xuân đẹp. Ở đó, con người, thiên nhiên, sự
vật giao hoà với nhau cùng ngời lên sắc nét gương mặt, hồn sống quê hương.
Qua bức tranh phong cảnh quê hương, người viết tỏ rõ năng lực quan sát,
nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh về tình yêu thiên nhiên, con
người, cuộc sống.
* Cho điểm:

- Cho 3,0 – 4,0 điểm: Cảnh được miêu tả đúng, khá phong phú, sinh động và
có hồn sống, diễn đạt trong sáng.
- Cho 1,75 – 2,75 điểm: Cảnh được miêu tả đúng, có hình ảnh sinh động tuy
nhiên còn tản mạn.
- Cho 0,75 – 1,5 điểm: Cảnh được miêu tả đúng nhưng nghèo nàn, tản mạn.
- Cho 0,25 – 0,5 điểm: Tỏ ra có hiểu chút ít về yêu cầu của đề.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
c) Kết bài: 0,25 điểm
* Yêu cầu:
Thể hiện ấn tượng sâu đậm và cảm xúc cô đọng nhất về quê hương.
* Cho điểm:
- Cho 0,25 điểm: Đạt như yêu cầu
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Chú ý:
1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế chất lượng bài làm của thí sinh, giám
khảo linh hoạt cho điểm thích hợp.
2. sau khi cộng điểm toàn bài, nếu mắc từ 6 – 10 lỗi câu, từ, chính tả thì trừ 0,5
điểm, nếu mắc từ 11 lỗi câu, từ, chính tả trở lên thì trừ 1,0 điểm.
3. Chỉ để điểm lẻ phần thập phân của cả bài thi ở mức 0,5
ĐỀ 5
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Năm học: 2011-2012
I/ Trắc nghiệm:(2. điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1. Bài “Cây tre Việt Nam” thuộc phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả. B. Tự sự.
C. Nghị luận. D. Biểu cảm.
2. Bài học đầu tiên Dế Mèn nhận được từ đâu?
A. Từ chị Cốc. B. Từ dế Choắt.

C. Từ cái chết của dế Choắt. D. Từ những năm tháng sống độc lập.
3. Trong truyện “Vượt thác” ai là nhân vật chính?
A. Chú Hai. B. Thằng Cù Lao.
B. Dượng Hương Thư. D. Tác giả.
4. “Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài”. Tại sao
người anh trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” lại như vậy?
A. Vì những bức tranh của em gái vẽ rất buồn.
B. Vì nhận thấy em có tài hơn hẳn mình.
C. Vì thương hại em.
D. Vì cảm thấy những bức tranh ấy chế giễu mình.
5. Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá:
A. Cây dừa sải tay bơi. B. Cỏ gà rung tai.
C. Kiến hành quân đầy đường. D. Bố em đi cày về.
6. Câu thơ “Ấm hơn ngọn lửa hồng” là biện pháp tu từ:
A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
7. Dòng nào nói đúng tâm trạng của thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”?
A. Đau đớn, xúc động. B. Bình tĩnh, tự tin.
C. Bình thường như những buổi học khác. D. Tức tối, căm phẫn.
8. Lí do nào khiến đêm nay Bác không ngủ?
A. Do người già thường khó ngủ.
B. Bác thương dân công, bộ đội, thương nhân dân vất vả và lo lắng cho công
cuộc kháng chiến.
C. Vì trời mưa và rét.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
II/ Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (1 điểm)Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ?
Câu 2:(2 điểm) Cảm nhận khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
của Minh Huệ.
Câu 2: (5 điểm) Hãy tả lại hình ảnh của mẹ khi em làm một việc tốt./.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

I/ Trắc nghiệm:(2. điểm) Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu 0.25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Trả
lời
A C B B D B A B
II/ Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Nêu đúng định nghĩa câu trần thuật đơn ( 0,75 điểm)
Cho ví dụ đúng( 0,25 điểm)
Câu 2: (2 điểm)Yêu cầu: - Là đoạn kết của bài, là chân lí anh chiến sĩ nhận ra
sau khi chứng kiến một đêm không ngủ của Bác
- Nghệ thuật đối lập khẳng định khái quát nhấn mạnh sự cao cả vĩ đại của
Bác: nâng niu tất cả chỉ quên mình.
- Khổ thơ ngẵn gọn giản dị mà sâu sắc khiến ta thêm hiểu biết, kính yêu và
biết ơn Bác .
Cho 1,75-2 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc diến đạt sáng rõ
Cho 1-1,5 điểm: Cảm nhận kha đầy đủ sâu sắc
Cho 0,25-0,75: Có vài chi tiết đúng
Cho 0 điểm: thiếu hoặc sai hoàn toàn
Câu 3*Yêu cầu:
- Tả mẹ trong tình huống nào? (Tả trong tình huống cụ thể: Lúc em làm được
việc tốt)
- Khi em làm được việc tốt thì nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động của mẹ như
thế nào?
- Cảm nghĩ của em khi ở bên mẹ.
* Biểu điểm:
- Điểm 9-10: văn trôi chảy, mạch lạc, cảm xúc. Mẹ hiện lên thật rõ nét có ý
nghĩa, mắc không quá 2 lỗi dùng từ, đặt câu.
- Điểm 7- 8: Văn gọn, rõ, cảm xúc. Mẹ hiện lên rõ nét, đáng yêu, mắc không
quá 5 lỗi.
- Điểm 5- 6: Giọng văn thường, gọn, rõ, chưa thật đặc sắc., sử dụng biện pháp tu

từ chưa thuần, mắc không quá 8 lỗi dùng từ, đặt câu.
- Điểm 3- 4: Bố cục chưa rõ ràng, câu văn lủng củng, miêu tả mẹ chưa rõ nét,
mắc không quá 10 lỗi.
- Điểm 1-2: Không đạt như 3-4.
ĐỀ 6
Đề kiểm tra chất lượng học kì II
Môn Ngữ văn lớp 6

Phn I. Trc nghim ( 2 im )
Khoanh trũn vo ch cỏi in hoa u dũng vi mi cõu tr li ỳng nht.
Cõu 1: Câu: Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm
lặng nhìn xuống nớc sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. ẩn dụ B. Nhân hoá C. Hoán dụ
Cõu 2: Cảnh mặt trời mọc trên biển o Cụ Tụ là một bức tranh nh thế nào?
A. Duyên dáng và mềm mại B. Rực rỡ và tráng lệ
C. Dịu dàng và bình lặng D. Hùng vĩ và lẫm liệt
Cõu 3: Trong nhng vn bn sau, vn bn no khụng cú ct truyn?
A/ Bc tranh ca em gỏi tụi B/ Cõy tre vit Nam
C/ Bài học đờng đời đầu tiên D/ Bui hc cui cựng
Cõu 4: Mun lm bi vn t ngi ta cn:
A/ Quan sỏt, la chn v trỡnh by cỏc chi tit tiờu biu v i tng cn miờu
t.
B/ Ch cn miờu t dỏng v bờn ngoi ca i tng cn t
C/ Ch cn núi n tỡnh cm ca mỡnh v i tng cn t
D/ Ch cn tỏi hin nhng nột tớnh cỏch no ú ca i tng cn t
Cõu 5: Hỡnh nh Bỏc H trong bi ờm nay Bỏc khụng ng c miờu t qua
nhng phng din no?
A/ V mt, hỡnh dỏng B/ C ch, hnh ng
C/ Li núi, v mt, hỡnh dỏng D/ Dỏng v, hnh ng, li núi
Cõu 6: Cõu Tre l cỏnh tay ca ngi nụng dõn. thuc kiu cõu:

A/ Cõu trn thut n
B/ Cõu trn thut n cú t l
C/ Cõu trn thut n khụng cú t l
Cõu 7: Bin phỏp ngh thut no bao trựm ton vn bn Bc th ca th lnh da
.
A/ So sỏnh B/ n d
C/ i lp tng phn D/ Hoỏn d
Cõu 8: Cú ý kin cho rng trong vn miờu t khụng th cú yu t t s v ngc
li, trong vn t s khụng th cú yu t miờu t. iu ú ỳng hay sai?
A/ ỳng B/ Sai
Phn II/ T lun ( 8 im )
Cõu 1: ( 1,0 im)
a/ Cõu trn thut n l gỡ?
b/ t 1 cõu trn thut n k li mt vic lm tt m em ó lm.
Cõu 2: ( 3 im )
Trỡnh by cm nhn ca em v on vn:
Cõy tre Vit Nam ! Cõy tre xanh, nhn nhn, ngay thng, thu chung, can m.
Cõy tre mang nhng c tớnh ca ngi hin l tng trng cao quý ca dõn tc
Vit Nam.
( Cõy tre Vit Nam Thộp Mi)
Cõu 3: ( 5 im )
Hóy miờu t mt cnh p trờn quờ hng em.
ỏp ỏn v biu im:
Phn I/ Trc nghim ( 2 im - Mi cõu tr li ỳng 0,25 im . Nu khoanh vo
2 ỏp ỏn trong cựng mt cõu khụng cho im )
Cõu 1 2 3 4 5 6 7 8
ỏp ỏn
ỳng
B B B A D B C B
Phn II/ T lun ( 8 im )

Cõu 1: ( 1,0 im)
a/ - Nờu ỳng khỏi nim cõu trn thut n: ( 0,5 im)
- Nu sai hoc thiu khụng cho im
b/ - t ỳng cõu trn thut n k li mt vic lm tt m em ó lm:( 0,5 im)
- Sai khụng cho im.
Cõu 2: ( Cho 2 im )
* Yờu cu: Nờu c cm nhn ca em v on vn vi nhng ý sau:
- on vn khỏi quỏt nờn v p, phm cht ca cõy tre.
- Li vn giu cm xỳc, s dng thnh cụng ngh thut so sỏnh v nhõn hoỏ. Với
câu cảm thán Cây tre Việt Nam ! để bộc lộ cám xúc, câu khẳng định
Cây tre mang đức tính của dân tộc VN khẳng định v p ca cõy
tre. Tre mang v p bỡnh d, ngay thng, thu chung. Tre gn bú thõn thit, lõu
i vi con ngi Vit Nam. Trờn t nc ta him cú cõy no nh cõy tre. Cõy
tre ó hi t y nhng phm cht ỏng quý ca con ngi Vit Nam, dõn tc
VN.
- Cõy tre l tng trng cao quý ca con ngi VN, dõn tc VN. on vn cũn th
hin tỡnh cm yờu quý, t ho ca tỏc gi v cõy tre.
* Cho im:
- Cho 1,5 -> 2 im: Cm nhn y , sõu sc, tinh t.
- Cho 0,75 -> 1,25 im: Cm nhn khỏ y nhng cha sõu sc, tinh t.
- Cho 0,25 -> 0,5 im: Cm nhn cũn s si, hi ht, cú chi tit chm vo yờu cu.
- Cho 0 im: Thiu hoc sai hon ton.
Cõu 3: ( 5 im )
* Yờu cu chung:
- Hc sinh lm ỳng kiu bi t cnh.
- Din t trong sỏng, giu hỡnh nh.
* Yờu cu c th.
A/ M bi: ( 0,5 im )
* Yờu cu: Gii thiu i tng miờu t: Mt cnh p trờn quờ hng em.
* Cho im: - Cho 0,5 im: t nh yờu cu

- im 0: Thiu hoc sai hon ton.
B/ Thõn bi:
Yờu cu: Hc sinh bit la chn v miờu t c mt cnh p ca quờ hng.
Vn dng c phng phỏp t cnh, k nng quan sỏt, liờn tng, tng tng, sử
dụng các từ ngữ gợi hình, gợi ảnh, biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa lm
ni bt cnh c t.
* Cho im:
- Cho 3,25 -> 4 im: Cnh phong phỳ, sinh ng, hp dn, cm xỳc chõn thc, t
nhiờn.
- Cho 2,25-> 3 im: Cnh sinh ng, khỏ hp dn. Bi vit cũn ớt cm xỳc.
- Cho 1,25 -> 2 im: T ỳng cnh nhng cũn tn mn, ớt cm xỳc.
- Cho 0,25 -> 1 im: T cnh cũn s si, din t yu.
- Cho 0 im: Sai hon ton.
C/ Kt bi:
* Yờu cu: Nờu cm xỳc ca em v cnh p trờn quờ hng .
* Cho im:
- Cho 0,5 im: m bo nh yờu cu
- Cho 0 im: Thiu hoc sai hon ton.
Lu ý:
- Cn c vo khung im v cht lng bi lm ca hc sinh, giỏm kho linh hot
cho im thớch hp, khuyn khớch s sỏng to ca hc sinh.
- Nu sai t 5 -> 10 li t, cõu, chớnh t, din t tr 0,5 im. Trờn 10 li tr 1
im.
8

Đề kiểm tra chất lợng học kỳ iI
( Năm học:2011-2012)
Môn : Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút
Phần I. Trắc nghiệm( 2 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trớc câu trả lời đúng.
Câu 1.Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc thể kí ?
A. Cây tre Việt Nam. C. Cô Tô.
B. Bức tranh của em gái tôi. D. Lòng yêu nớc.
Câu 2. Câu văn : Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết có vị ngữ là:
A. Một động từ. C. Hai động từ.
B. Một cụm động từ. D. Hai cụm động từ.
Câu 3. Phép tu từ nào dới đây đợc sử dụng trong câu tục ngữ : Gần mực thì đen,
gần đèn thì rạng ?
A. So sánh. C. ẩn dụ.
B. Nhân hoá. D. Hoán dụ.
Câu 4. Câu thơ : Ra thế
Lợm ơi !
bị ngắt đôi làm hai dòng thể hiện điều gì ?
A. Thể hiện sự nhận biết một điều bất ngờ.
B. Thể hiện sự ngạc nhiên.
C. Diễn tả sự đau xót đột ngột của nhà thơ.
D. Yếu tố nghệ thuật độc đáo của nhà thơ.
Câu 5. Bài thơ nào dới đây là thơ bốn chữ ?
A. Đêm nay Bác không ngủ. C. Lợm.
B. Ma. D. Tre Việt Nam.
Câu 6. Dòng nào dới đây nêu điểm giống nhau trong việc miêu tả cảnh vật giữa hai
văn bản Vợt thác và Sông nớc Cà Mau ?
A. Tả cảnh sông nớc. C. Tả cảnh thác nớc miền Trung.
B. Tả ngời lao động. D. Tả cảnh vùng cực nam của Tổ quốc.
Câu 7. Muốn miêu tả đợc, ngời viết (nói), cần phải làm gì ?
A. So sánh, nhân hoá, rút ra kết luận.
B. Quan sát, tởng tợng, so sánh, nhận xét.
C. Nhận xét, giải thích, chứng minh.
D. Nhìn ngắm, suy nghĩ, giải thích cặn kẽ.

Câu 8. Dòng nào dới đây không phù hợp với yêu cầu của một bài luyện nói về văn
miêu tả ?
A. Ngắn gọn, súc tích. C. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
B. Các ý rõ ràng, mạch lạc. D. Lời lẽ trau chuốt, bóng bẩy.
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1.( 1,5điểm)
a. Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ? Cho biết câu trần
thuật đơn không có từ là có những kiểu câu nào ?
b. Viết đoạn văn từ năm đến bảy câu tả Dợng Hơng Th đa thuyền vợt qua
thác dữ, trong đó có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại ( gạch chân câu tồn tại đó).

Câu 2. (2 điểm)
Trình bày cảm nhận về khổ thơ sau:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thờng tình
Bác là Hồ Chí Minh.
( Trích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ. )
Câu 3 ( 4,5 điểm).
Mïa hÌ ®Õn víi rùc rì hoa phîng, r©m ran tiÕng ve. Em h·y t¶ l¹i c¶nh ®ã.

Đáp án và biểu điểm chấm kiểm tra học kỳ II.
Môn: Ngữ văn 6
Năm học 2011 – 2012
I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D C C C A B D
• Yêu cầu: Khoanh đúng các chữ cái ở mỗi câu như trên
• Cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc
khoanh 2 chữ cái trở lên cho 0 điểm.

II. Phần tự luận ( 8 điểm)
Câu 1 ( 1,5 điểm)
a. (0, 5 điểm). Học sinh cần nêu được :
* Trong câu trần thuật đơn không có từ là :
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ
tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
* Trong câu trần thuật đơn không có từ là có hai kiểu câu là : câu tồn tại
và câu miêu tả.
b. (1 điểm).
* Yêu cầu :
- Về hình thức .
+ Phải là một đoạn văn, tính từ chỗ viết hoa đầu dòng và kết thúc
bằng dấu chấm xuống dòng.
+ Đoạn văn phải từ năm đến bảy câu.
+ Đoạn văn có thể viết theo lối quy nạp hoặc diễn dịch.
- Về nội dung :
+ Đoạn văn tả Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ .
+ Phải sử dụng ít nhất một câu tồn tại và gạch chân câu tồn tại đó.
* Cụ thể:
- Câu 1: Tả sự chuẩn bị của Dượng Hương Thư ( sai người nấu cơm
ăn cho chắc bụng, chuẩn bị những chiếc sào).
- Câu 2, 3, 4, 5, 6 : Tả Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác
dữ.
- Câu 7 : Kết lại ( hình ảnh Dượng Hương Thư là hình ảnh đẹp, tiêu
biểu cho người lao động…).
Câu 2. (2 điểm)
* Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:
- Đây là khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ .
Khổ thơ trên đã nâng ý nghĩa của bài thơ lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc

thấu hiểu một chân lí giản dị mà lớn lao.
- Cụm từ “Đêm nay” được điệp lại hai lần ở đầu mỗi câu thành điệp cấu trúc
câu nhằm khảng định sự việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình . Cái đêm không
ngủ miêu tả trong bài thơ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc
Bác không ngủ vì lo cho nước, thương bộ đội, dân công đã là một lẽ thường tình
của cuộc đời Bác, lẽ thường tình đơn giản, dễ hiểu và sâu sắc.
- Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta : cái thường tình của Hồ
Chí Minh là sự hi sinh , lòng thương yêu vô hạn đối với đồng bào, với dân tộc. Nó
là lẽ thường tình đối với Bác nhưng nó lại là điều kì diệu đối với mỗi chúng ta. Anh
đội viên đã cảm nhận được về Bác : Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị
lãnh tụ rất gần gũi và vô cùng vĩ đại.
- Đoạn thơ được xem như một lời bình luận trữ tình . Tác giả chỉ gợi mở về
cái lẽ thường tình, tạo nên liên tưởng, làm xúc động tâm hồn người đọc về tình
nhân ái, về đạo đức, về nhân cách cao đẹp của Người.
* Cho điểm:
- Cho 1,5-2,0 điểm : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
- Cho 0,75-1,25 điểm : Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc, tinh tế.
- Cho 0,25-0,5 điểm : Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3 ( 4,5 điểm)
a. Mở bài ( 0,5 điểm).
* Yêu cầu:
- Giới thiệu chung khung cảnh mùa hè với hàng phượng vĩ, tiếng ve
trong thời điểm và địa điểm cụ thể ( ở sân trường…).
* Cho điểm:
- Cho 0,5 điểm: Như yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
b. Thân bài ( 3,5 điểm).
* Yêu cầu : Bài viết cần miêu tả cụ thể theo một trình tự nhất định ( trình tự
thời gian, không gian ).

- Tả bao quát ( khi nhìn từ xa ) : Hình ảnh hàng hoa phượng đỏ rực trên nền
lá xanh non hoà lẫn màu xanh của trời, âm thanh tiếng ve ngân giữa trưa hè…
- Tả cụ thể ( khi lại gần ) : Có thể chọn một cây tả với những chi tiết về
gốc, thân, cành , lá, hoa…Mỗi chi tiết cụ thể từ hình dáng đến màu sắc ( sử dụng
tính từ miêu tả với những liên tưởng,Tưởng tượng, so sánh, ví von, nhân hoá…,
lồng cảm xúc ).
- Quang cảnh xung quanh : bầu trời, ánh nắng, thời tiết mùa hè,…
- ý nghĩa của những hình ảnh đó đối với trường em, với mọi người nói
chung và bản thân em nói riêng.
* Cho điểm :
- Cho 3- 3,5 điểm : Bài viết được trình bày theo một trình tự hợp lí , thể
hiện sự quan sát, liên tưởng, so sánh độc đáo, nêu bật được ấn tượng về cảnh định
tả.
- Cho 2,5- 2,75 điểm : Bài viết được trình bày theo một trình tự tương đối
hợp lí , thể hiện sự quan sát, biết liên tưởng, so sánh, nêu được ấn tượng về cảnh
định tả.
- Cho 1,5- 2,25 điểm : Bài viết đảm bảo ý theo yêu cầu. Tuy nhiên cách
miêu tả còn mờ, liên tưởng hoặc so sánh còn gượng ép, chưa tự nhiên , hợp lí.
- Cho 0,5- 1,25 điểm : Bài viết có ý chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
c. Kết bài ( 0,5 điểm).
- Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đó ( hoa phượng rực rỡ và tiếng ve râm
ran mỗi dịp hè về ).
* Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
- Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Lưu ý chung: - Giáo viên vận dụng linh hoạt để cho điểm từng phần bài làm
của học sinh.
- Tổng điểm toàn bài chỉ để lẻ tới 0,5 điểm.
ĐỀ 9
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2011- 2012
MÔN : NGỮ VĂN 6
( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I : Trắc nghiệm(2 điểm)
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu
trả lời đúng nhất ?
Câu 1 : Câu thơ sau đây sử dụng phép tu từ nào ?
‘‘ Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ’’
A. Nhân hóa B. So sánh
C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 2 : Văn bản ‘‘Cây tre Việt Nam’’ của Thép Mới thuộc thể loại gì ?
A. Kí B. Truyện ngắn
C. Thơ D. Tiểu thuyết
Câu 3 : Văn bản ‘‘Vượt thác’’ của Võ Quảng có nội dung gì ?
A. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn và miêu tả hình ảnh
con người lao động.
B. Ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng, sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên
nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
C. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp
hùng dũng và sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn,
hùng vĩ.
Câu 4 : Câu ‘‘Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột
phấn trên da quả nhót’’ có mấy vị ngữ ?
A. Hai vị ngữ B. Ba vị ngữ
C. Bốn vị ngữ D. Năm vị ngữ
Câu 5 : Trong những câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn ?
A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu.
B. Chim én về theo mùa gặt.
C. Tôi đi học còn em bé đi nhà trẻ.

D. Những dòng sông đỏ lặng phù sa.
Câu 6 : Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc thể kí ?
A. Cây tre Việt Nam B. Bức tranh của em gái
tôi
C. Cô Tô D. Lao xao
Câu 7 : Câu nào sau đây ghi đúng trình tự của một bài tập làm văn miêu tả ?
A. Tả chi tiết và giới thiệu đối tượng.
B. Tả chi tiết đối tượng theo một thứ tự nhất định.
C. Nêu nhận xét và tả chi tiết đối tượng.
D. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định, nêu
nhận xét, cảm nghĩ.
Câu 8 : Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật bài thơ ‘‘Lượm’’ của Tố Hữu ?
A. Thể thơ tự do, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
B.Thể thơ năm chữ, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
C.Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
D.Thể thơ lục bát, nhiều từ láy và giàu âm điệu.
Phần II : Tự luận(8 điểm).
Câu1 :(1 điểm). Thế nào là câu trần thuật đơn ? Lấy ví dụ và phân tích chủ ngữ, vị
ngữ ?
Câu 2 : (2 điểm). Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
‘‘Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh’’.
( Trích ‘‘ Đêm nay Bác không ngủ’’ của Minh Huệ)
Câu 3 :( 5 điểm). Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha vui mừng, khi biết em vừa
làm được một việc tốt.
BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
NĂM HỌC 2011- 2012
Tổng điểm cho cả bài thi : 10 điểm : Phân chia như sau :

Phần I : Trắc nghiệm( 2 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A C B C B D C
* Cách cho điểm :
Thực hiện đúng mỗi yêu cầu trên cho : 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh hai chữ
cái trở lên cho 0 điểm.
Phần II : Tự luận ( 8 điểm).
Câu 1 :(1 điểm).
Nêu đúng khái niệm câu trần thuật đơn cho : 0,5 điểm, thiếu hoặc sai cho 0 điểm.
Yêu cầu : Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để giới
thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
- Lấy ví dụ đúng cho :0,25 điểm, phân tích đúng chủ ngữ, vị ngữ cho :0,25 điểm.
Câu 2 ( 2 điểm).
* Yêu cầu :
Cảm nhận được :
Đây là đoạn kết của bài thơ bộc lộ sự vỡ lẽ của nhà thơ trước sự kiện‘‘Đêm nay
Bác không ngủ’’.
Thì ra Bác không ngủ vì thương bộ đội, dân công và còn ‘‘Vì một lẽ thường tình-
Bác là Hồ Chí Minh’’, là một lãnh tụ có tình yêu thương bao la, ‘‘Nâng niu tất cả chỉ
quên mình’’ ( Tố Hữu).
Lí lẽ lời thơ thật mộc mạc, bình dị mà đã tạo được sự bất ngờ, thú vị, làm bừng
sáng nhận thức cùng tình cảm sâu sắc của nhà thơ về Bác kính yêu.
Cùng với nhiều nhà thơ khác, Minh Huệ với bài thơ ‘‘Đêm nay Bác không ngủ’’,
thêm một lần, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về Bác kính yêu. Bác Hồ sáng mãi
trong lòng chúng ta.
* Cách cho điểm :
- Điểm 1,5-> 2,0 : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt sáng rõ.
- Điểm 0,75-> 1,25 : Cảm nhận khá đầy đủ, có ý sâu sắc.
- Điểm 0,25-> 0,5 : Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Câu 3 : ( 5 điểm).
1, Mở bài : ( 0,5 điểm).
* Yêu cầu :
Giới thiệu người mẹ hoặc người cha được chọn để miêu tả cùng với thiện cảm
của mình.
* Cho điểm :
- 0,5 điểm : Đạt như yêu cầu.
- 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
2. Thân bài : (4 điểm).
* Yêu cầu :
Chủ yếu dùng phương thức biểu đạt miêu tả để thể hiện một cách tự nhiên, sinh
động, có hệ thống những chi tiết, nét đặc sắc, cử chỉ, lời nói, điệu bộ, tâm lí kết
dệt nên bức chân dung của người mẹ hoặc cha rạng rỡ niềm vui vì biết con mình
vừa làm được một việc tốt.
Người viết thể hiện được một năng lực quan sát khoáng đạt, tinh tế, một óc liên
tưởng phong phú, nhạy cảm và quan tâm sử dụng các từ ngữ giàu sức gợi tả( như
so sánh, ẩn dụ, tượng hình, tượng thanh ).
* Cách cho điểm :
- Điểm 3,25-> 4,0 : Miêu tả đúng, phong phú và sinh động.
- Điểm 2,25-> 3,0 : Miêu tả đúng, nhiều chỗ tạo được sự hấp dẫn, sinh động.
- Điểm 1,25-> 2,0 : Miêu tả đúng nhưng sơ sài, thiếu sự hấp dẫn, sinh động.
- Điểm 0,25-> 1,0 : Quá nghèo chi tiết, thậm chí có chỗ sai lạc.
- Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
3. Kết bài : ( 0,5 điểm).
* Yêu cầu :
Thể hiện cảm nghĩ sâu đậm nhất của mình về người được miêu tả.
* Cách cho điểm :
- Điểm 0,5 : Đạt như yêu cầu.
- Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
* Chú ý :

1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế chất lượng bài làm của học sinh, giám khảo
linh hoạt cho điểm thích hợp.
2. Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, từ, chính tả thì trừ
0,5 ; nếu mắc từ 11 lỗi câu, từ, chính tả trở lên thì trừ 1,0 điểm.

×