Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề thi chọn học sinh giỏi bộ môn địa lý chọn lọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.14 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐÔNG LỚP 9 THCS, năm học 2007-2008
Môn thi: Địa lý
Số BD: Phòng: Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 03điểm).
Vị trí địa lý nước ta nằm hoàn toàn ở vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, thiên về chí tuyến
hơn là xích đạo, lại ở bờ đông bán đảo Đông Dương. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với
việc hình thành các đặc điểm địa lý tự nhiên độc đáo của nước ta?

Câu 2: ( 02 điểm)
Em hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với ngành giao thông vận tải
nước ta?
Câu 3: ( 03 điểm)
Vì sao phát triển kinh tế nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 4: ( 03 điểm)
Vì sao vùng Đông Nam Bộ có sức hút mạnh vốn đầu tư của nước ngoài?
Câu 5: ( 03 điểm)
Nhờ vào những điều kiện nào mà thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất
đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 6: ( 03 điểm)
Hãy nhận xét về chất lượng lao động ở Việt Nam?
Câu 7: ( 03 điểm)
Việc phát triển dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế- xã
hội ở Việt Nam?
-Hết-
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐÔNG LỚP 9 THCS, năm học 2007-2008
Môn thi: Lịch sử
Số BD: Phòng: Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 03điểm).


Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển nhanh chóng nhờ vào những nhân tố nào? Theo em
nhân tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 2: ( 02 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN? Hãy kể tên theo thứ
tự thời gian gia nhập của những thành viên trong tổ chức ASEAN?
Câu 3: ( 03 điểm)
Tại sao nói: “ Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối
với các dân tộc?
Câu 4: ( 03 điểm)
Tại sao lại nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời
của chính Đảng vô sản ở Việt Nam?
Câu 5: ( 03 điểm)
Trong phong trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh, theo em căn cứ
vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ- Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam?
Câu 6: ( 03 điểm)
Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì mới so với những nhà
yêu nước chống Pháp trước đó? Tại sao người lại không đi theo con đường cứu nước của các
vị tiền bối trước đó mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới?
Câu 7: ( 03 điểm)
Hoàn cảnh ký kết, nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm
dứt chiến tranh ở Việt Nam?
-Hết-
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐÔNG LỚP 9 THCS, năm học 2007-2008
Môn thi: Ngữ văn
Số BD: Phòng: Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 01điểm). Hãy giải thích tại sao câu thứ hai trong 3 câu sau đây, ghép thì thích hợp
hơn là được tách thành 2 câu đơn trong trường hợp này.

Cơn mưa kéo từ bờ bên kia sang. Những tia chớp làm quang cả bầu trời, mây hiện
lên lộng lẫy như một bức tranh sơn mài. Gió quất mưa ầm ĩ trên mặt sông
( Đỗ Chu)
Câu 2: ( 02 điểm)
Hãy tìm câu có từ ngữ chỉ chủ thể đứng sau động từ, tính từ trong các câu sau đây và bình
luận xem tại sao ở đó tác giả viết như thế?
a, “ Về thì đâm đầu vào đâu? Để chồng bị trói đến bao giờ nữa? Thôi, trời bắt tội, cũng
đành nhắm mắt liều ” Bên tai chị Dậu văng vẳng có tiếng như vậy.
( Ngô Tất Tố)
b, Bổng nổi lên một mùi khét beo béo như mùi thịt loài thú rừng bị lửa vây lại trong trận đốt
nương cỏ tranh mùa xuân.
( Nguyễn Tuân)
Câu 3: ( 02 điểm) Cho câu:
Dân giàu, nước mạnh.
Thử dùng 4 quan hệ từ khác nhau để làm bộc lộ những kiểu quan hệ có thể có giữa
hai vế của câu này. Đặt 4 ví dụ trong đó dùng câu cho trên theo những kiểu quan hệ giữa các
vế câu đã tìm được, nhưng không dùng quan hệ từ giữa các vế của câu này?
Câu 4: ( 02 điểm)
Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu?
Câu 5: ( 03 điểm)
Ghi lại khổ thơ đầu và khổ cuối của bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt, được nhắc đến bao nhiêu
lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và khi nhớ về bà là nhớ đến
hình ảnh bếp lửa?
Câu 6: ( 02 điểm)
Ghi lại bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương?
Câu 7: ( 08 điểm)
Dựa vào nội dung bài thơ “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, em tưởng
tượng đóng vai của tác giả để kể về cuộc hành hương ra thăm lăng Bác Hồ.
-Hết-

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
NAM ĐÔNG LỚP 9 THCS, năm học 2007-2008
Môn thi: Ngữ văn
Câu 1: ( 01điểm).
Những tia chớp làm quang cả bầu trời, mây hiện lên lộng lẫy như một bức tranh sơn mài.
Đây là câu ghép thì thích hợp hơn là được tách thành 2 câu đơn, vì hai vế của câu ghép này
có quan hệ nguyên nhân- kết quả, thiếu các từ kết nối: vì nên, bởi nên
Câu 2: ( 02,5 điểm).
a, “ tiếng như vậy” là tổ hợp từ chỉ chủ thể đứng sau động từ “có”.(0,5 điểm)
Bình luận: Học sinh nêu ngắn gọn để hiểu và cảm làm nổi bậc ý đồ của tác giả.(0,75 điểm)
b, “ một mùi khét beo béo như mùi thịt loài thú rừng bị lửa vây lại trong trận đốt nương cỏ
tranh mùa xuân” là phần câu chỉ chủ thể đứng sau động từ “nổi lên”.(0,5 điểm)
Bình luận: Học sinh nêu ngắn gọn để hiểu và cảm làm nổi bậc ý đồ của tác giả.(0,75 điểm)
Câu 3: ( 02 điểm).
a, Dùng 4 quan hệ từ khác nhau để làm bộc lộ những kiểu quan hệ giữa hai vế của câu:
Nếu dân giàu thì nước mạnh.
Dân giàu và nước mạnh.
Nhờ dân giàu nên nước mạnh.
Vì dân giàu nên nước mạnh.
Đó là ví dụ, học sinh làm đúng mỗi câu cho: 0,25 điểm.
b, Đặt các ví dụ trong đó dùng câu cho trên đây theo những kiểu quan hệ giữa các vế câu đã
tìm được, nhưng không dùng quan hệ từ giữa các vế của câu này:
Ví dụ:
Đảng và Nhà nước ta đang ra sức phấn đấu để dân giàu, nước mạnh.
Từ xưa đến nay, các nhà lãnh đạo đều cho rằng dân giàu, nước mạnh.
Đó là ví dụ, học sinh làm đúng mỗi câu cho: 0,25 điểm.
Câu 4: ( 02 điểm)
Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.
a, Tác giả:( 01 điểm): Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 quê ở Can
Lộc, Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội 2

cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Ông làm thơ từ năm 1947, thơ ông chỉ viết về hình ảnh người lính và chiến tranh. Tập thơ “
Đầu súng trăng treo” là tác phẩn chính.
Thơ ông toát lên cảm xúc, dồn nén, đắc sắc, ngôn ngữ hình ảnh chọn lọc, hàm súc( phong
cách thơ).
Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b, Hoàn cảnh sáng tác: ( 01 điểm)
Bài thơ được viết vào đầu năm 1948, tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiên
sdịch Việt Bắc( Thu Đông 1947). Đánh bại âm mưu lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
Bài thơ “ Đồng chí” là một tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn
học thời kháng chiến chống Pháp( 1946-1954).
Câu 5: ( 03 điểm)
a, Ghi lại khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp ui nồng đợm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
. . .
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Ghi đúng mỗi khổ thơ cho 0,5 điểm.
b, Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến 10 lần. Ghi đúng cho 0,5 điểm.
c, Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và khi nhớ về bà là nhớ đến hình
ảnh bếp lửa? Một số gợi ý sau: (phần này cho 1,5 điểm)
Bài thơ là lời tâm sự của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỷ niệm với bà. Sự hồi
tưởng bắt đầu từ hình ảnh ấm áp thân thương về bếp lửa. Kỷ niệm về bà và những năm tháng
tuổi thơ gắn với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, là chỗ dựa tinh thần,
sự cưu mạng đùm bọc chăm chút của bà. Nói lên lòng kính yêu và suy nghĩ về bà, cũng là
đối với gia đình, yêu quê hương đất nước. Bếp lửa- bà, bà- bếp lửa luôn gắn bó máu thịt

không thể tách rời trong suy nghĩ, trong cuộc đời của tác giả.
Câu 6: ( 02 điểm)
Ghi lại bài thơ “ Viêng lăng Bác” của Viễn Phương?
Ghi đúng mỗi khổ thơ cho 0,5 điểm.
Câu 7: (08 điểm)
Bài thơ “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
1/ Một số gợi ý về bài thơ:
Mạch cảm xúc đi theo trình tự vào lăng Bác:
Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên
lăng gợi về hình ảnh quen thuộc làng quê.
Tiếp là cảm xúc hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào viếng Bác. Xúc cảm và suy
nghĩ về Bác bằng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh
Cuối bài thơ là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, tác giả
như muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
Cả bài thơ là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót
đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Cùng với giọng điệu suy tư, trầm lắng là nỗi
đau xót lẫn nỗi tự hào.
2/ Đây là đề văn mở. Học sinh có thể dựa vào ý của bài thơ, tưởng tượng để kể về cuộc hành
hương ra thăm lăng Bác Hồ.
Hoặc học sinh có thể từ tứ thơ, từ mạch cảm xúc tưởng tượng kể theo ý nghĩ của riêng cá
nhân học sinh.
Tát cả đều toát lên được niềm cảm xúc thiêng liêng, thành kính lòng biết ơn, về lãnh tụ kính
yêu, niềm tự hào. Bằng một phong cách viết văn giàu cảm xúc mà chân thật.
3/ Cho điểm: Bài viết: 08 điểm. Giáo viên tuỳ theo thực tế bài viết của học sinh mà cho
điểm. Không nên công thức, tránh máy móc. Đây là đề bài văn mở. Nên tôn trọng suy nghĩ
riêng độc đáo và sáng tạo của học sinh./.
-Hết-
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
NAM ĐÔNG LỚP 9 THCS, năm học 2007-2008
Môn thi: Địa lý

Câu 1: ( 03điểm).
Phần đất liền nước ta có toạ độ địa lý từ 8
0
30

B đến 23
0
22

B và từ 102
0
Đ đến 109
0
Đ .
Do vị trí như vậy nên nước ta có những dặc điểm sau:( 0,5 điểm)
Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đia nhiệt đới của nửa cầu bắc, ở phía Đông Nam của
châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt dới điển hình nên khí hậu nóng ẩm quanh năm, một năm
có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.( 0,5 điểm)
Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc hoá như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á và
Châu Phí.( 0,5 điểm)
Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm.
Đặc biệt vị trí đó là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn - Miến từ phía Tây sang Mã lai- In đô
nê xi a từ phía Nam tới. ( 0,75 điểm)
Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng vịnh. Ngoài biển có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa
chứa nhiều tài nguyên có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hằng
năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt. ( 0,75 điểm)
Câu 2: ( 02điểm).
a, Thuận lợi: (1 điểm)
Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á và giáp biển có thuận lợi về giao thông đường biển
trong nước và với các nước trên thế giới.(0,5 điểm)

Ở phần đất liền địa thế nước ta kéo dài theo hướng Bắc- Nam, có dãi đồng bằng gần như liên
tục ven biển và bờ biển dài trên 3.200km nên việc giao thông giữa các miền Bắc, Trung,
Nam khá dễ dàng. (0,5 điểm).
b, Khó khăn: (1 điểm)
Hình thể nước ta hẹp ở miền Trung và có nhiều đồi núi, cao nguyên chạy theo hướng Tây
Bắc- Đông Nam làm cho việc giao thông theo hướng Đông - Tây có phần trở ngại.( 0,5
điểm).
Sông ngoài nước ta dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc xây dựng và bảo vệ
dường sá, cầu sống đòi hỏi tốn kém nhiều công sức và tiền của; Cơ sở vật chất kỹ thuật còn
thấp, vốn đàu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài tốn nhiều ngoại tệ(0,5
điểm).
Câu 3: ( 03điểm).
Phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển dân số đông đúc, gây ô nhiễm và phá vỡ cảnh
quan tự nhiên do khí thải công nghiệp, rác, nước thải dân dụng là nhiễm bẩn không khí,
nguồn nước sinh hoạt(0,5 điểm)
Khai thác tài nguyên khoáng sản, đất, rừng ồ ạt không có kế hoạch sẽ dẫn đến khoáng sản,
rừng cây cạn kiệt, đất bạc màu, đá ong hoá ( 0,5 điểm)
Tài nguyên khoáng sản nước ta tuy dồi dào nhưng không phải vô tận và phải mất thời gian
hàng thế ký mới tái tạo được(0,5 điểm)
Vậy để phát triển kinh tế và nâng cao đời sóng các dân tộc một cách bền vững cần phải:
Khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên phải có kế hoạch lâu dài và tiết kiệm, không khai
thác bừa bãi tràn lan, thừa thải.( 0,75 điểm)
Có kế hoạch bảo vệ môi trường thiên nhiên như xử lý nước thải, khí thải công nghiệp , bảo
vệ rừng sẵn có và trồng rừng ở những nơi đất trống đồi trọc (0,75 điểm)
Câu 4: ( 03 điểm)
Dựa vào:
Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn lao động có tay nghề cao ( 1 điểm)
Chính sách phát triển kinh tế thông thoáng ( 1 điểm)
Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện ( 1 điểm)
Câu 5: ( 03 điểm)

Điều kiện:
Nhờ vị trí địa lý đến cơ sở công nghiệp( 1 điểm)
Vai trò của cảng Cần Thơ( 0,5 điểm)
Nằm gần thành phố Hồ Chí Minh, cách 200km về phía Tây Nam( 0,5 điểm)
Vai trò khu công nghiệp Trà Nóc( 0,5 điểm)
Đại học Cần Thơ( 0,5 điểm)
Câu 6: ( 03 điểm)
Chất lượng lao động ở Việt nam:
Với thang điểm 10, Việt nam được quốc tế chấm 3,79 điểm về nguồn nhân lực.
78,8% lao động Việt Nam chưa qua đào tạo.
Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam rất thấp, khả năng thích ứng với điều kiện tiếp
cận công nghiệp thông tin còn kém.
Lao động Việt Nam hạn chế về sức khoẻ và thể lực.
Sức cạnh tranh quốc tế của lao động Việt Nam chưa cao.
Chính vì vậy hiện nay chúng ta đang thiếu lao động có kỹ thuật, trình độ đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đạo hoá đất nước và cạnh tranh quốc tê.
Căn cứ vào nội dung gợi ý đó, giáo viên cho điểm theo thực tế bài làm học sinh.
Câu 7: ( 03 điểm)
Là phương tiện quan trọng để tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Cung cấp kịp thời các thông tin cho việc điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội.
Phục vụ vui chơi giải trí và học tập của nhân dân.
Góp phần nhanh chóng đưa nước ta hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Căn cứ vào nội dung gợi ý đó, giáo viên cho điểm theo thực tế bài làm học sinh.
-Hết-
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
NAM ĐÔNG LỚP 9 THCS, năm học 2007-2008
Môn thi: Lịch sử
Câu 1: ( 03điểm).
Những nhân tố quan trọng làm cho nền kinh tế Nhật bản phát triển nhanh chóng:
Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật Bản sẵn sàng tiếp thu những giá trị

tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.( 0,5 điểm)
Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật bản.( 0,5 điểm)
Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng
thời cơ và sự điều tiết cần thiết đẻ đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.( 0,5 điểm)
Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ
luật và coi trọng tiết kiệm.( 0,5 điểm)
Trong những nhân tố trên, nhân tố con người Nhật Bản là quan trọng nhất, vì: Một đất nước
muốn phát triển thì điều đầu tiên con người trong đất nước đó phải được đào tạo chu đáo, có
ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh, cần cù lao động, đề cao kỷ luật, và coi trọng tiết kiệm.
con người Nhật Bản hội tụ những điều kiện nêu trên.( 1 điểm)
Câu 2: ( 02điểm).
Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức Asean:
Hoàn cảnh ra đời:
Sau khi giành được độc lập, những nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên
minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các
cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
Ngày 08/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á( viết tắt theo tiếng Anh là Asean) được
thành lập tại Băng cốc( Thái lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđonêxia, Malaixia,
Philippin, Xingapo, và Thái Lan( 0,5 điểm)
Mục tiêu hoạt động:
Đoàn kết hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá giữa các thành viên, duy trì hoà bình, ổn định
khu vực.
Dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.(0,5 điểm)
Kể tên theo thứ tự những thành viên của tôe chức Asean.( 1 điểm)
Ngày 08/8/1967: 5 nước: Inđonêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, và Thái Lan.
Năm 1984: Brunây.
Tháng 7/1995: Việt Nam.
Tháng 7/1997: Lào, Mianma.
Tháng 4/1999: Campuchia.
Câu 3: ( 03điểm).

Thời cơ:
Từ sau chiến tranh lạnh, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận
lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh
kinh tế khu vực(0,5 điểm)
Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của
thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát
triển đất nước.( 0,5 điểm)
Thách thức:
Phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và
chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.(0,5 điểm)
Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay bên
ngoài(0,5 điểm)
Việc giữ gìn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống
và hiện đại.(0,5 điểm)
Nắm bắt thời cơ thì kinh tế xã hội của đất nước phát triển, còn không sẽ bị tụt hậu. Nếu nắm
bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ đánh mất bản
sắc văn hoá dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế- xã
hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc.(0,5 điểm)
Câu 4: ( 03điểm).
Chuẩn bị về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài báo và tác phẩm vạch trần tội ác của
chủ nghĩa thực dân Pháp, đề cập đến các phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam. Vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân và nông dân ở các nước
thuộc địa, đã thúc đẩy việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam.( Nguyễn Ái
Quốc đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự
do, dân chủ quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Sáng lập Hội liên
hiệp thuộc địa, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lên nin vào các dân tộc thuộc địa, Báo người cùng
khổ, Báo nhân đạo, Báo đời sống công nhân, cuốn sách Bản án chế độ thực dân ( 2 điểm)
Chuẩn bị về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên ( Mở lớp huấn luyện chính trị một số thanh niên Việt Nam, chọn người đi học ở trường
Đại học Phương Đông Liên Xô, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh ( 1 điểm)

Câu 5: ( 03điểm).
Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng
vì:
Tháng 9/1930 phong trào công nông ở Nghệ Tĩnh phát triển tới đỉnh cao. Khẩu hiệu đấu
tranh chính trị được kết hợp với các khẩu hiệu kinh tế( đá đảo chủ nghĩa đế quốc, bỏ sưu
thuế, chia ruộng đất ) ( 0,75 điểm)
Các tổ chức cách mạng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm
chủ, các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông
thôn làm nhiệm vị của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết( 0,75 điểm)
Chính quyền cách mạng trấn áp bọn phản cách mạng, bải bỏ các thứ thuế do đế quốc và
phong kiến đặt ra. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Các tổ chức quần
chúng từ hình thức thấp đến hình thức cao đều phát triển mạnh.(0,75điểm)
Việc tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng được tổ chức rộng rãi mỗi làng
đều có đội tự vệ vũ trang.
Từ những dẫn chứng trên, Xô- Viết Nghệ -Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.( 1 điểm)
Câu 6: ( 03điểm).
Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì mới so với những nhà
yêu nước chống Pháp trước đó:
Các sĩ phu phong kiến mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong
kiến.( 0,5 điểm)
Các sĩ phu tân học trẻ tuổi mong muốn của họ giải phóng dân tộc đi theo con đường dân chủ
tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hoà.( 0,5 điểm)
Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình
và thự chất của các từ “ Tự do- Bình đẳng- Bác ái”. Xác định con đường cứu nước đúng cho
dân tộc.( 0,5 điểm)
Tại sao Người lại không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối trước đó mà quyết
định đi tìm con đường cứu nước mới.
Người tuy khâm phục các bậc tiền bối nhưng không nhất trí với những chủ trương, con
đường cứu nước mà các bậc tiền bối lựa chọn. Người đã nhận xét con đường cứu nước:

Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh không khác “ Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa
sau”.
Cụ Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách không khác xin giặc rủ lòng thương.(1,5 điểm)
Câu 7: ( 03điểm).
Hoàn cảnh ký kết:
Nhằm thực hiện ý đồ buộc ta ký Hiệp định do Mỹ đưa ra chính quyền Mỹ mở cuộc tập kích
không quân bằng máy bay B52 vào hà Nội, Hải phòng nhưng bị đánh bại.( 0,25 điểm)
Thất bại trên chiến trường, quyết định thất bại của chúng tren bàn Hội nghị buộc Mỹ phải ký
vào Hiệp định do ta đưa ra.( 0,25 điểm)
Nội dung cơ bản:
Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam.(0,5 điểm)
Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đội đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam
kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ cuả Miền Nam.( 0,5 điểm)
Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của hộ. các
bên công nhận Miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng
chính trị.( 0,5 điểm)
Các bên ngưng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường. Hoa kỳ cam kết góp phần hàn gắn
vết thương chiến tranh(0,5 điểm)
Ý nghĩa:
Buộc Mỹ phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và rút về nước.
Là thắng lợi quan trọng tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn Miền
Nam( 0,5 điểm)
-Hết-

×