Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

đánh giá hiện trạng giao thông và tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển long biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 63 trang )

Mục Lục
MỤC LỤC
1
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
1
Danh mục bảng biểu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Dự báo thị phần VTHKCC các năm
Bảng 2.2 Dự báo thị phần các phương tiện đến 2020
Bảng 2.3 Hệ thống bến xe ở Hà Nội
Bảng 2.4 Chủng loại phương tiện xe buýt hoạt động
Bảng 2.5 Các điểm trung chuyển hiện nay ở Hà Nội
Bảng 2.6 Lưu lượng phương tiện chiều từ nút Long Biên – Nam Chương Dương
Bảng 2.7 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nam Chương Dương – Nút Long Biên
Bảng 2.8 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Long Biên – dốc Hàng Than
Bảng 2.9 Lưu lượng phương tiện chiều từ dốc Hàng Than – Nút Long Biên
Bảng 2.10 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Long Biên – Nam Chương Dương
Bảng 2.11 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nam Chương Dương – Nút Long Biên
Bảng 2.12 Lưu lượng phương tiện chiều từ Nút Long Biên – Dốc Hàng Than
Bảng 2.13 Lưu lượng phương tiện chiều từ Dốc Hàng Than – Long Biên
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Hình 1.1 Độ rộng và mức chi tiết của quy hoạch
Hình 1.2 Quá trình lập quy hoạch
Hình 2.1 Phân bố lý do đi lại
Hình 2.2 Cơ cấu phương tiện
Hình 3.1 Khu vực nghiên cứu của dự án
Hình 3.2 Phương án phía Bắc
Hình 3.3 Phương án phía Nam
Hình 3.4 Mặt bằng quy hoạch dự kiến
Hình 3.5 Bố trí mặt bằng xây dựng
Sơ đồ 1.1 Các nội dung chính trong quy hoạch GTVT đô thị


Sơ đồ 1.2 Vị trí điểm trung chuyển trong hệ thống GTVT đô thị
Sơ đồ 13 Mô hình tổ chức quản lý GTVT đô thị ở Hà Nội
2
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
2
Danh mục các từ viết tắt
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VTHKCC Vận tải hành khách công cộng
GTVT Giao thông vận tải
PTVT Phương tiện vận tải
GTĐT Giao thông đô thị
QHGTVT Quy hoạch giao thông vận tải
GTVTĐT Giao thông vận tải đô thị
3
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
3
Lời mở đầu
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh mẽ, việc gia
nhập WTO năm 2006 đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển và giao lưu quốc tế trên
nhiều lĩnh vực. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đặc biệt ở các thành phố lớn kéo theo đó
dân số đô thị và số lượng phương tiện cá nhân tăng lên nhanh chóng. Điều này làm cho nhu
cầu đi lại tăng lên, nhưng với hệ thống giao thông còn yếu kém không thể đáp ứng đủ nhu cầu
đã gây nên tình trạng ùn tắc giao thông nhất là vào giờ cao điểm, tai nạn giao thông, ô nhiễm
không khí, tiếng ồn…….Để giải quyết vấn đề này cần có sự vào cuộc của các bộ ngành liên
quan bắt tay vào việc quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đô thị, cải tạo đường cũ và xây
dựng mới nhằm quản lý và từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông.
Là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước, thủ đô Hà Nội đang đứng trước
nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Để hòa nhập và phát triển nhanh chóng, vững chắc thì

Hà Nội cần giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc. Trong đó, bài toán giao thông đang
làm đau đầu nhiều cấp chính quyền, có thể nói đó là một vướng mắc lớn của một đô thị đang
phát triển như Hà Nội, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế và xã hội của Thủ đô.
Cầu Long Biên nằm ở phía đông thành phố Hà Nội, là cửa ngõ đi các tỉnh phía Đông
Bắc, tại đây tập trung lượng phương tiện tham gia giao thông lớn và có rất nhiều tuyến xe
buýt hoạt động kết nối với hầu hết với các tuyến buýt của Hà Nội. Theo Sở Giao thông công
chính Hà Nội hiện tại khu vực gầm cầu Long Biên có tới 28 điểm xung đột giao cắt gây ùn tắc
và tai nạn giao thông. Tại đấy còn có Ga Yên Phụ và Bến xe Long Biên với lượng hành khách
lớn, lượng hành khách này sử dụng vận tải hành khách công cộng băng xe buýt là chủ yếu. Do
đó tại khu vực này, cần xây dựng trạm trung chuyển xe buýt để tạo thuận lợi cho người dân đi
lại bằng xe buýt, đồng thời giảm tai nạn và ùn tắc giao thông.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đồ án
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Đoạn đường dài 2 km nằm trên đường Yên Phụ và đường Trần Nhạt Duật.
- Nút giao thông tại khu vực gầm cầu Long Biên – Hàng Đậu
- Lưu lượng và thành phần giao thông tại nút
- Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất khu vực và quy hoach phát triển kinh tế xã
hội ,quy hoach sử dung đất và GTVT Hà Nội mới.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lập quy hoạch tổ chức giao thông điểm trung
chuyển vận tải hành khách công cộng tại khu vực gầm cầu Long Biên, địa phận Quận Hoàn
Kiếm.
- Thời gian nghiên cứu và đánh giá từ năm 2000 - 2008, chiến lược phát triển phục vụ nhu
cầu đến năm 2025
4
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Lời mở đầu
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đồ án
- Phân tích các bước lập quy hoạch xây dựng điểm trung chuyển vận tải hành khách công
cộng tại khu vực gầm cầu Long Biên đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai ( tính đến năm

2025).
- Xem xét tác động của việc lập quy hoạch xây dựng điểm trung chuyển Long Biên đối với
dòng giao thông và các yếu tố Kinh tê - Xã hội.
- Đề ra các giải pháp kèm theo nhằm nâng cao khả năng phục vụ của vận tải hành khách công
cộng tại điểm trung chuyển Long Biên.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu sẵn có.
- Điều tra thực tế, thu thập các tài liệu liên quan (lưu lượng giao thông, thành phần tham gia
giao thông, vận tốc dòng giao thông ).
- Thu thập thông tin, sử dụng các hàm thống kê và công cụ tin học để xử lý số liệu.
5. Cấu trúc của đồ án.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đồ án gồm 3 chương :
Chương I: Cơ sỏ lý luận về quy hoach và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải.
Chương II: Đánh giá hiện trạng giao thông và tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển Long
Biên.
Chương III: Đề xuất phương án quy hoạch điểm trung chuyển Long Biên.
5
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Lời mở đầu
6
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
CHƯƠNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH VÀ TỔ
CHỨC ĐIỂM TRUNG CHUYỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1 Hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị:
1.1.1. Vận tải hành khách công cộng.
 Khái niệm
- VTHKCC: là loại hình vận chuyển hành khách trong đô thị, có thể đáp ứng khối lượng
lớn nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên liên tục trong thời gian xác định
theo hướng tuyến ổn định trong 1 thời kỳ nhất định.

Ở Việt Nam theo “Quy định tạm thời về vận chuyển khách công cộng trong các thành
phố “ của Bộ GTVT thì : VTHKCC là tập hợp các phương thức , PTVT vận chuyển hành
khách đi lại trong thành phố ở cự ly <50 km và có sức chứa >8 hành khách (Không kể lái xe).
- Tuyến VTHKCC: là đường đi của phương tiện để thực hiện chức năng vận chuyển xác
định. Tuyến VTHKCC là một phần của mạng lưới giao thông thành phố được trang bị các cơ
sở vật chất chuyên dụng như: Nhà chờ, biển báo để tổ chức các hành trình vận chuyển bằng
phương tiện VTHKCC, thực hiện chức năng vận chuyển hành khách trong thành phố, đến các
vùng ngoại vi và các đô thị vệ tinh nằm trong quy hoạch tổng thể của thành phố.
 Vai trò của vận tải hành khách công cộng
Cùng với đô thị hoá, vai trò của hệ thống VTHKCC ngày càng trở nên quan trọng. Một
hệ thống VTHKCC hoạt động có hiệu quả là động lực thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Ngựơc
lại với một hệ thống VTHKCC yếu kém sẽ là lực cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở các
đô thị. Vai trò của VTHKCC được thể hiện trên các phương diện chủ yếu sau :
- VTHKCC tạo thuận lợi cho việc phát triển chung của đô thị .
Đô thị hoá luôn gắn liền với việc phát triển các khu dân cư, khu công nghiệp thương
mại, văn hoá kèm theo sự gia tăng cả về phạm vi lãnh thổ và dân số đô thị . Từ đó dẫn đến
xuất hiện các quan hệ vận tải với công suất lớn và khoảng cách xa. Khi đó chỉ có hệ thống
VTHKCC nhanh, sức chứa lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu đó .
Ngược lại, nếu không thiết lập được một mạng lưới VTHKCC hợp lý tương ứng với
nhu cầu thì sức ép về giải quyết mối giao lưu giữa các khu chức năng đô thị phân bố cách xa
trung tâm với công suất luồng hành khách lớn sẽ là lực cản đối với quá trình đô thị hoá. Giới
hạn không gian đô thị càng mở rộng thì vai trò của VTHKCC càng thể hiện rõ qua việc rút
ngắn thời gian đi lại và đáp ứng nhu cầu của dòng hành khách công suất lớn .
- VTHKCC là nhân tố chủ yếu để tiết kiệm thời gian đi lại của người dân đô thị, góp
phần tăng năng suất lao động xã hội.
Trong đô thị tần suất đi lại cao và cự ly đi lại bình quân lớn nên tổng hao phí thời gian
đi lại của một người dân là đáng kể . Nếu lấy mức đi đi lại bình quân của một người trong
7
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải

thành phần đi lại tích cực của Hà Nội là 2,2 – 2,5 chuyến/người/ngày và thời gian một chuyến
đi là 40 phút thì hao phí thời gian đi lại chiếm 15 - 20 % tổng quỹ thời gian lao động tích cực .
Ảnh hưởng rõ rệt và trực tiếp của VTHKCC là tác động đến việc tăng năng suất lao
động xã hội. Theo tính toán của các chuyên gia GTĐT : Nếu mỗi chuyến xe chậm đi mười
phút thì dẫn đến tổng năng suất lao động xã hội giảm đi từ 2,5 - 4%, năng suất lao động của
công nhân có cự ly đi làm 5km giảm 12% và trên 5km giảm từ 10 - 25% so với những công
nhân sống gần nơi làm việc ( Chỉ cần đi bộ ).
- VTHKCC đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho người đi lại.
An toàn giao thông gắn liền với hệ thống PTVT và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông. Hàng
năm trên thế giới có chừng 800.000 người thiệt mạng do tai nạn giao thông. Riêng Việt Nam,
mỗi năm xảy ra 8000-12.000 vụ tai nạn giao thông làm thiệt mạng từ 3000-8000 người, trong
đó tỷ lệ đáng kể thuộc hệ thống giao thông đô thị . ở các thành phố nước ta do số lượng xe
đạp, xe máy tăng quá nhanh, mật độ đi lại dày đặc là nguyên nhân chính gây ra tai nạn .
- VTHKCC góp phần bảo vệ môi trường đô thị
Không gian đô thị thường chật hẹp, mật độ dân cư cao, trong khi mật độ xe có động cơ
lại dày đặc. Bởi vậy VTHKCC phải gắn liền với các giải pháp bảo vệ môi trường. Công cộng
hoá phương tiện đi lại là một trong những giải pháp hữu hiệu mang tính khả thi nhằm thiểu
hoá tác động tiêu cực của GTĐT đến môi trường. Trước hết việc thay thế PTVT cá nhân bằng
phương tiện VTHKCC sẽ góp phần hạn chế mật độ ô tô, xe máy – những phương tiện thường
xuyên thải ra một lượng lớn khí xả chứa nhiều thành phần độc hại như: Cacbuahiđrô,
ôxitnitơ, chì
Uỷ ban môi trường thế giới đã khẳng định tác động đáng kể ( Gần 50%) trong việc huỷ
hoại môi trường là do khí xả các PTVT gây ra. Như vậy hiệu quả sâu sắc của VTHKCC phải
kể đến cả khả năng giữ gìn bầu không khí trong sạch cho các đô thị, hạn chế khí thải, giảm
mật độ bụi và chống ùn tắc
- VTHKCC là nhân tố đảm bảo trật tự an toàn và ổn định
Một người dân thành phố bình quân đi lại 2-3lượt/ ngày, thậm chí cao hơn (Cự ly từ
1,5-2Km trở lên ). Vì vậy nếu xảy ra ắc tắc thì ngoài tác hại về kinh tế, còn ảnh hưởng tiêu
cực đến tâm lý chính trị, trật tự an toàn xã hội và ổn định xã hội. Hiệu quả của hệ thống
VTHKCC trong lĩnh vực xã hội cũng rất quan trọng và nhiều khi không thể tính hết được .

 Phân loại Vận tải hành khách công cộng
- Vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện ngầm
- Vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện bánh hơi, bánh sắt
- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
 Sự cần thiết phải phát triển hệ thống Vận tải hành khách công cộng
8
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
Như ta đã phân tích ở trên về hiệu quả của VTHKCC từ đó thấy rằng VTHKCC có một
vai trò rất quan trọng với thành phố Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung.
Ngày nay xã hôi ngày càng phát triển văn minh hiện đại thì nhu cầu của con người ngày
càng cao, gắn liền với nó là nhu cầu đi lại với nhiều mục đích khác nhau ngày một tăng. Hơn
thế nữa quá trình đô thị hoá kèm theo sự gia tăng về quy mô lãnh thổ, dân cư đô thị và gắn
liền với quá trình phát triển các khu chức năng khu công nghiệp thương mại, khu dân cư văn
hoá…xuất hiện các quan hệ vận tải với công suất luồng hành khách lớn. Khi đó chỉ có hệ
thống VTHKCC mới đáp ứng được những nhu cầu đó.
Đi kèm với sự phát triển đó là những hậu quả để lại như: ách tắc giao thông, ô nhiễm
môi trường, tai nạn giao thông ngày một gia tăng. Hầu hết các vụ tai nạn đều xảy ra ở các đô
thị đặc biệt là những đô thị lớn và chủ yếu do phương tiện cá nhân gây ra. Do đó việc tăng
cường hơn nữa hoạt động xe buýt về : Thời gian phục vụ, chất lượng phục vụ, mạng lưới
tuyến….
Từ những phân tích trên nhận thấy không còn cách nào khác để giải quyết vấn đề bức
xúc của xã hội là hệ thống VTHKCC. Việc phát triển VTHKCC là rất cần thiết và cấp bắch.
VTHKCC không chỉ khắc phục những hậu quả do quá trình đô thị hoá mang lại mà nó
còn có nhiều tác động đến lĩnh vực đời sống của một đô thị:
+ Tác động tới nền kinh tế đô thị: Ngành công nghiệp xây dựng, ngành dịch vụ
+ Tiết kiệm chi phí: Chi phí đi lại, chi phí do sử dụng phương tịên cá nhân, chi phí sử
dụng đất …
+ Tác động về mặt xã hội: Tạo nhiều việc làm giải quyết lao động dư thừa cho xã hội,
giảm thiểu tai nạn tạo niềm tin vững chắc cho người lao động, tạo thói quen sử dụng phương

tiện giao thông công cộng cho người dân…giảm ùn tắc hạn chế ô nhiễm không khí, ô nhiễm
tiếng ồn góp phần bảo vệ đô thị trong sạch văn minh.
Ngược lại, nếu ta không thiết lập được mạng lưới VTHKCC hợp lý giải quyết nhu cầu
đi lại và những hậu quả để lại thì sức ép về việc giải quyết mối giao lưu giữa các khu chức
năng đô thị với công suất luồng hành khách lớn sẽ là lực cản đối với quá trình đô thị hoá.
1.1.2 Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
 Khái niệm:
- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: là loại hình VTHKCC sử dụng xe ô tô có
sức chứa lớn làm phương tiện vận chuyển, hoạt động theo biểu đồ và hành trình đã được quy
định sẵn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố, thu tiền cước theo giá quy
định
- Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe: là một công cụ quản lý thường được sử dụng trong
Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, được xây dựng dựa trên các thông số hoạt động
của tuyến, như là: thời gian, cự ly hoạt động, giãn cách chạy xe, cự ly của các điểm dừng đỗ
9
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
trên tuyến. Giúp cho công tác quản lý lái, phụ xe, và quản lý phương tiện khi hoạt động trên
hành trình của tuyến.
 Các hình thức chạy xe buýt trong thành phố
- Xe buýt thông thường: xe buýt sẽ lần lượt dừng lại ở tất cả các điểm dừng trên hành
trình, giúp cho hành khác có thể lên xuống tại bất cứ điểm nào đó trên tuyến.
- Xe buýt nhanh: xe chỉ dừng lại ở một số điểm dừng chủ yếu trên tuyến, bỏ qua một số
điểm dừng
- Xe buýt tốc hành: Số điểm dừng trên tuyến ít, chỉ dừng lại ở một số điểm dừng chính,
chủ yếu là những điểm trung chuyển.
- Xe buýt hoạt đông theo hành trình rút ngắn: theo không gian, theo thời gian, xe buýt
không chạy hết hành trình quy định, mà chỉ hoạt động trên một đoạn của hành trình.
 Đặc điểm của Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
- Về phạm vi hoạt động (Theo không gian và thời gian).

+ Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC thường có cự ly trung bình và ngắn trong
phạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhu
cầu của hành khách.
+ Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC chủ yếu vào ban
ngày do phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên như đi học, đi làm
- Về phương tiện VTHKCC
+ Phương tiện có kích thước thường nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận tải đường
dài nhưng không đòi hỏi tính việt dã cao như phương tiện vận chuyển hành khách liên tỉnh .
+ Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọc tuyến có
mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên đòi hỏi
phải có tính năng động lực và gia tốc cao.
+ Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên phương
tiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng. Thông thường chỗ ngồi không quá 40% sức chứa
phương tiện , chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên phương tiện. Cấu tạo cửa và số cửa,
bậc lên xuống và số bậc lên xuống cùng các thiết bị phụ trợ khác đảm bảo cho hành khách lên
xuống thường xuyên, nhanh chóng, an toàn và giảm thời gian phương tiện dừng tại mỗi trạm
đỗ .
+ Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện thường bố trí
các thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều
(Người lái- Hành khách) đầy đủ.
10
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
+ Do hoạt động trong đô thị, thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn hành khách cho
nên phương tiện thường đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường ( Thông gió, tiếng
ồn, độ ô nhiễm của khí xả )
+ Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu thẩm
mỹ. Hình thức bên ngoài, màu sắc,cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hành khách dễ nhận
biết và gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của phương tiện
- Về tổ chức vận hành.

Yêu cầu hoạt động rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt đảm bảo độ
chính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách,
giữ gìn trật tự an toàn GTĐT . Bởi vậy để quản lý và điều hành hệ thống VTHKCC đòi hỏi
phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại.
- Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành
Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi phí
đầu tư trang thiết bị phục vụ VTHKCC khá lớn ( Nhà chờ, điểm đỗ , hệ thống thông tin, bến
bãi ) .
Chi phí vận hành lớn, chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác .
- Về hiệu quả tài chính
Năng suất vận tải thấp , do cự ly ngắn, phương tiện dừng tại nhiều điểm, tốc độ thấp ,
nên giá thành vận chuyển cao. Giá vé do nhà nước quy định và giá vé này thường thấp hơn
giá thành để có thể cạnh tranh với các loại phương tiện cơ giới cá nhân đồng thời phù hợp với
thu nhập bình quân của người dân. Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà
đầu tư vào VTHKCC thấp, vì vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Bởi vậy Nhà nước
thường có chính sách trợ giá cho VTHKCC ở các thành phố lớn.
 Những ưu nhược điểm của Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
- Ưu điểm
+ Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản
trở và dễ nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố.
+ Khai thác, điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt trong thời
gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến .
+ Hoạt động có hiệu quả với dòng hành khách có công suất nhỏ và trung bình. Đối với
các luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian vận tải có thể giải
quyết thông qua viêc lựa chọn xe thích hợp và một biểu đồ vận hành hợp lý.
+ Vận tải xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến (Đường phố) khác
nhau trên cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung.
11
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải

+ Chi phí đầu tư tương đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại. Cho phép
tận dụng mạng lưới đường hiện tại của thành phố. Chi phí vận hành thấp nhanh chóng đem lại
hiệu quả.
- Nhược điểm:
+ Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai thác còn thấp
(15-16km/h) so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm Khả năng vận tải thấp trong giờ cao
điểm vì dùng bánh hơi.+ Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiết bị, do dừng ở
bến, thiếu hệ thống thông tin nên không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tiện
nghi, độ tin cậy,
+ Động cơ đốt trong có cường độ gây ô nhiễm cao do : Khí xã, bụi, hoặc nhiên liệu và
dầu nhờn chảy ra, ngoài ra còn gây tiếng ồn và chấn động .
 Mạng lưới hành trình của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
- Một số khái niệm:
+ Hành trình: là đường đi của phương tiện từ điểm đầu đến điểm cuối để hoàn thành
nhiệm vụ vận tải theo biểu đồ đã quy định, hành trình phải mang tính ổn định lâu dài, để
thuận tiện cho quá trình sử dụng của người dân.
+ Mạng lưới hành trình: là tập hợp của nhiều hành trình, phải đảm bảo tính liên thông.
- Những yêu cầu cơ bản của một tuyến xe buýt trong thành phố:
+ Chiều dài của tuyến phải nằm trong giới hạn hợp lý, thường gấp 2-3 lần chiều dài
trung bình một chuyến đi của hành khách.
+ Lộ trình của tuyến thì phải được thiết kế đi qua nhiều điểm thu hút hành khách trong
thành phố, để phục vụ, được nhiều hành khách hơn.
+ Các tuyến xe buýt phải được thiết kế có khả năng nối dài trong tương lai.
+ Cơ sở vật chất trên tuyến phải mang tính đồng bộ, sử dụng trong khoảng thời gian dài.
- Điểm dừng trên tuyến:
Là những điểm dừng của xe buýt để hành khách lên xuống trên tuyến. Tại điểm dừng
phải có những thông tin đầy đủ và cần thiết cho hành khách, giúp cho hành khách thuận tiện
trong việc sử dụng xe buýt trong các chuyến đi của thành phố.
 Vai trò của xe buýt trong hệ thống vận tải hành khách công cộng
Ôtô buýt là một trong những lực lượng chính để vận chuyển hành khách trong thành

phố. Nó có thể phục vụ hành khách ở nhiều điểm trong thành phố do tính linh động và tính
linh hoạt cao hơn các phương thức vận tải khác. Đặc biệt là đối với các thành phố có mật độ
dân cư lớn đang phát triển khả năng đầu tư cho giao thông đô thị còn hạn chế thì ôtô buýt thực
sự là đối tượng để lựa chọn. Vì có nhiều ưu điểm như:
12
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
+ Có tính cơ động cao không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray không cản
trở và dễ hoà nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố.
+ Khai thác điều hành đơn giản có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt, thay xe
trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến.
+ Hoạt động có hiệu quả với dòng hành khách có công suất nhỏ và trung bình.Đối với
luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian vận tải có thể giải quyết
thông qua việc lựa chọn thời gian thích hợp và một biểu đồ vận hành hợp lý.
+ Vận tải cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến khác nhau trên cơ sở mạng lưới
đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung.
+ Có chi phí đầu tư tương đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại. Cho phép
tận dụng mạng lưới đường của thành phố. Chi phí vận hành thấp nhanh chóng đem lại hiệu
quả.
1.2 . Tổng quan về quy hoạch GTVT đô thị
1.2.1 Khái niệm
- Quy hoạch: Quy hoạch là bố trí sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lí trong từng thời gian
làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn.
-
Quy hoạch đô thị: Quy hoạch đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian, trọng tâm
nghiên cứu về các vấn đề phát triển và quy hoạch giao thông đô thị, các điểm dân cư, các khu
vực chức năng đô
thị và kiểu đô thị.
Đô thị hóa kéo theo sự gia tăng số lượng và dân cư, đòi hỏi sự gia tăng về đất đai xây dựng.
Chức năng và hoạt động của đô thị ngày càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu của xã hội và con

người ngày càng cao. Quy hoạch đô thị là những hoạt động định hướng của con người tác
động vào không gian, kinh tế, và xã hội theo những mục đích của con người, tạo ra môi
trường sống văn hóa, tiện lợi và kinh tế, thỏa mãn hài hòa những nhu cầu của con người. Quy
hoạch đô thị cần phải đạt được 3 tiêu chuẩn

sau
:
+ Tạo lập tối ưu các điều kiện không gian cho quá trình mở rộng của xã hội.
+ Phát triển tổng hợp và toàn diện những điều kiện sống, điều kiện lao động và những
tiền đề phát triển nhân cách, mối quan hệ cộng đồng của con người.
+ Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên, khai thác và bảo
vệ tài nguyên môi trường.
- Quy hoạch đô thị vừa nghiên cứu giải quyết những vấn đề tổng thể chung, vừa nghiên cứu
và giải quyết những vấn đề riêng rẽ của đô thị nhằm tạo nên một cơ cấu đô thị thống nhất cân
đối và hài hòa.
13
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
-
Quy hoạch giao thông vận tải đô thị: là một phần trong quy hoạch đô thị, bao gồm tất cả
những hoạt động có định hướng tác động lên hệ thống giao thông vận tải nhằm đạt được
những mục đích nhất định, thõa mãn nhu cầu của người dân đô thị
1.2.2 Mục đích, yêu cầu của quy hoạch GTVT đô thị
a. Mục đích
- Trong bất kỳ một đô thị nào thì việc đánh giá trình độ phát triển về kinh tế, xã hội
đều có thể được đánh giá thông qua hệ thống GTVT của đô thị đó. Khó có thể nói rằng một
đô thị là phát triển nếu hệ thống GTVT của nó không thoả mãn được nhu cầu vận chuyển cả
về hành khách cũng như hàng hoá của khách hàng tức là những người có nhu cầu về vận tải.
- Mặt khác khi định hướng phát triển một đô thị thì yếu tố quan trọng cần chú ý đó là
quy hoạch hệ thống GTVT trong đô thị ấy. Công tác này được thực hiện nhằm mục đích đảm

bảo sự giao lưu trong nội đô, giữa nội đô với bên ngoài nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tin
cậy, đạt trình độ hiện đại và văn minh ngang tầm với sự phát triển của đô thị. Các mục đích
này được cụ thể hoá như sau:
+ Về mạng lưới giao thông (giao thông động, giao thông tĩnh và các cơ sở vật chất
khác với tất cả các loại hình vận tải đô thị) phải có cơ cấu thích hợp và hoàn chỉnh tạo ra sự
giao lưu hợp lý trong toàn bộ đô thị để đáp ứng tốt nhất quá trình vận chuyển.
+ Về vận tải, đặc biệt là vận tải công cộng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận
chuyển hàng hoá nhanh chóng, an toàn, thuận tiện. Đảm bảo các chỉ tiêu vận tải đạt được phải
tương xứng với quy mô của đô thị.
+ Sự phát triển và tổ chức GTVT phải đảm bảo tương xứng với trình độ phát triển kinh
tế xã hội của đô thị và đạt hiệu quả về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trường và góp phần giữ
gìn trật tự kỷ cương đô thị làm giảm tối đa thiệt hại do tai nạn, ùn tắc giao thông…
b.Yêu cầu
Nhằm đạt được những mục đích trên thì quy hoạch GTVT đô thị phải tuân theo những
nguyên tắc sau:
- Quy hoạch GTVT đô thị phải được tiến hành theo một quy hoạch thống nhất phù hộp
với sự phát triển đô thị.
+ Khi đề ra chiến lược nhằm phát triển đô thị thì chiến lược này phải đảm bảo tính tổng
thể toàn diện và đồng bộ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống đô thị, tức là các nghành, các
khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị…mà giao thông vận tải đô thị ở đây là bộ
phận quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Do đó, khi quy hoạch hệ thống GTVT đô
thị phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đô thị.
+ Xu thế đô thị hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển và chậm
phát triển. Quá trình cũng kéo theo hàng loạt sự thay đổi lớn về mọi mặt kinh tế xã hội đô thị
như sự thay đổi về công nghiệp, thương mại, dịch vụ ,văn hóa,… và đặc biệt là GTVT đô thị.
14
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
GTVT đô thị là một ngành giữ vai trò hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến sự thay
đổi của các ngành, các lĩnh vực khác trong đô thị . Nhằm đạt được sự phát triển đồng bộ, toàn

diện của các ngành, các lĩnh vực trong đô thị thì phải đặt quy hoạch GTVT đô thị trong một
quy hoạch tổng thể chung thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển đô thị .
- Quy hoạch GTVT đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, liên thông và bền vững.
+ Quan điểm này phải được quán triệt trong khi quy hoạch cải tạo, xây dựng phát triển
hệ thống GTVT đô thị nhằm tạo nên tính đồng bộ, thông suốt trong hệ thống, nhằm đảm bảo
khai thác có hiệu quả về mọi mặt kinh tế xã hội cũng như về mặt môi trường xã hội và tính
dân tộc…Tính hệ thống và đồng bộ phải được thể hiện khi xây dựng các công trình kiến trúc
văn hóa phải hài hòa, cân đối với các công trình giao thông trước mắt cũng nhằm lâu
dài.Ngay trong hệ thống GTVT đô thị cũng phải giải quyết cân đối hài hòa và đồng bộ giữa
mạng lưới đường, phương tiện vận tải và các công trình phục vụ dể nhanh chóng phát huy
hiệu quả của vốn đầu tư nhằm tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn, kết hợp giữa các
phương thức vận tải trong đô thị một cách thống nhất, thông suốt và đều khắp.
+ Ngay ở mỗi lĩnh vực, phạm vi thì tính hệ thống, đồng bộ về phương diện kỹ thuật
cũng mang ý nghĩa quan trọng, giữa công trình nổi và công trình ngầm, giữa đầu tư cho đ-
ường xá và phương tiện vận tải, giữa vận tải công cộng và vận tải cá nhân, giữa đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật và trình độ quản lý kể các biện pháp giáo dục nâng cao nếp sống văn hóa văn
minh đô thị .
- Trong quy hoạch GTVT đô thị cần chú trọng quy hoạch GTVT đường bộ, tức là cần
phát triển cân đối giữa đường cao tốc, đường thành phố và đường khu vực theo các tuyến
hướng tâm, các tuyến vành đai ngoại vi và ven đô cũng như các trục tuyến liên kết nhằm tạo
ra quá trình vận tải nhanh chóng và rộng khắp thành phố.
- Quy hoạch GTVTđô thị phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế , xã hội, môi trường tổng hợp:
+ Nếu xét theo hiệu qur kinh tế đơn thuần thì việc đầu tư cho quy hoạch GTVT đô thị
khó có thể đánh giá được vì GTVT đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân và mang tính xã hội rộng lớn và sâu sắc.Hiệu quả mà GTVT đô thị đem lại không
chỉ đơn giản là hiệu quả của riêng ngành mà còn tạo ra hiệu quả cho tất cả các ngành khác
như: công nghiệp thương mại , dịch vụ….và tác động trực tiếp đến người dân trong đô thị.
1.2.3 Bản chất và tiến trình phát triển của quy hoạch giao thông vận tải
a. Bản chất của quy hoạch
Lập quy hoạch là :

• Sự định hướng cho tương lai
• Là quá trình liên tục và lặp lại
• Dễ bị tác động của các lợi ích chủ quan
15
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
• Cần đảm bảo tính khách quan và toàn diện
• cần sự phối hợp của nhiều ngành khoa học
nguồn:Bài giảng QHGTVT , TS Khuất Việt Hùng
b. Tiến trình phát triển của quy hoạch giao thông vận tải
Sự phát triển của quy hoạch giao thông vận tải qua các thời kỳ được thể hiện trên các
phương diện như quy mô, mục tiêu , tư duy …
c. Độ rộng và chiều sâu của quy hoạch
nguồn:Bài giảng QHGTVT , TS Khuất Việt Hùng
Hình 1.1 : Độ rộng và mức chi tiết của quy hoạch
16
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
ĐỘ RỘNG VÀ CHIỀU SÂU CỦA QUY HOẠCH
Quy hoạch dịch vụ giao thông vận tải
- Khu giao thông đi bộ
- Tuyến VTHKCC
- Nút giao thông, điểm đỗ xe,
điểm trung chuyển
M
ức
chi
tiế
t
củ
a

qu
y
ho
ạc
h
Quy hoạch trục giao
thông quốc gia
Quy hoạch phát triển
GTVT vùng
Quy hoạch phát triển giao
thông vận tải đô thị
Q
u
y

Độ rộng của không gian quy hoạch
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG GTVT ĐÔ THỊ
Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị Quy hoạch vận tải đô thị Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh
Mạng lưới đườngThiết kế nút giao thôngQuản lý giao thôngVận tải HKCCVTHK cá nhânVận tải hàng hóaCác cơ sở công trình phục vụ
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
1.2.4 Nội dung của quy hoạch GTVT đô thị
Tuỳ theo mục đích mà nội dung quy hoạch GTVTĐT có thể là khác nhau nhưng xét về
mặt tổng quát thì nội dung của quy hoạch GTVTĐT có thể mô phỏng như hình vẽ:
Sơ đồ1.1: Các nội dung chính trong quy hoạch GTVT đô thị
Bất kỳ một đô thị nào trên thế giới hiện nay đều có các kế hoạch phát triển của riêng mình
trong tương lai. Điều này được thể hiện thông qua định hướng phát triển đô thị. Trong đó bao
gồm định hướng phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch,
dịch vụ, kiến trúc…và GTVT. Như vậy, muốn quy hoạch hệ thống GTVTĐT trước hết chúng
ta phải xuất phát từ định hướng phát triển GTVT của đô thị. Sau khi nghiên cứu định hướng

phát triển ngành chúng ta sẽ tiến hành đi vào quy hoạch tổng thể hệ thống GTVT. ở đây yêu
cầu đối với quy hoạch tổng thể là tính đồng bộ thống nhất và hiệu quả.
Tính đồng bộ được hiểu là quy hoạch toàn diện song song về mọi mặt từ cơ sở hạ tầng
kỹ thuật ngành, mạng lưới đường, các phương thức vận tải cho đến phương thức phục vụ.
Tính thống nhất được hiểu là việc quy hoạch được tiến hành sao cho không có sự chồng chéo
chức năng giữa các phương thức vận tải, đảm bảo sự tương thích giữa vận tải và giao thông
tạo ra sự liên hoàn nhằm cải thiện tình trạng ách tắc giao thông cũng như lãng phí trong
GTĐT.
Đối với tính hiệu quả của quy hoach GTVT không những chúng ta chỉ xét riêng về mặt
kinh tế một cách đơn thuần mà còn phải xét đến các yếu tố xã hội, môi trường và văn hoá của
17
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
đô thị. Từ quy hoạch tổng thể ngành và xuất phát từ mục đích quy hoạch chúng ta sẽ đi sâu
vào quy hoạch chi tiết.
Nội dung của quy hoạch chi tiết gồm có ba phần :
- Quy hoạch giao thông đô thị, bao gồm:
+ Quy hoạch mạng lưới đường nhằm đảm bảo mức độ phục vụ như khả năng thông xe,
tốc độ phương tiện…
+ Thiết kế chi tiết như thiết kế nút giao thông, hệ thống đèn điều khiển.
+ Quản lý giao thông trước tiên là kiện toàn tổ chức quản lý song song với việc đề ra
luật lệ và các quy định.
+ Nghiên cứu khả thi nhằm đánh giá các dự án.
- Quy hoạch vận tải đô thị.
+ Quy hoạch về vận tải hàng hoá.
+ Quy hoạch về vận tải hành khách công cộng.
+ Quy hoạch về vận tải hành khách cá nhân.
- Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh.
+ Quy hoạch nhà ga, bến bãi, nhà chờ…
+ Quy hoạch hè đường…

1.2.5 Quá trình lập quy hoạch GTVT đô thị
Tuỳ theo mục đích và nội dung quy hoạch mà quy trình lập quy hoạch GTVTĐT có thể là
khác nhau nhưng xét về mặt tổng quát thì nội dung của quá trình lập quy hoạch GTVTĐT có
thể mô phỏng như hình vẽ:
18
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải

nguồn:Bài giảng QHGTVT , TS Khuất Việt Hùng
Hình 1.2 : Quá trình lập quy hoạch
Bước 1: Định hướng quy hoạch . Điều này được thể hiện thông qua định hướng phát triển đô
thị. Trong đó bao gồm định hướng phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại, du lịch, dịch vụ, kiến trúc…và GTVT. Như vậy, muốn quy hoạch hệ thống GTVTĐT
19
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
QUÁ TRÌNH LẬP QUY HOẠCH
Đinh hướng quy hoạch
Căn cứ vào : Các quy hoạch cấp trên các
văn bản, yêu cầu có tính pháp quy
Bước 1 : Định hướng QH
Phân tích vấn đề
Nghiên cứu hướng
dẫn tiêu chuẩn và
xác định mục tiêu
Đánh giá hiện trạng
Bước 2 : Phân tích vấn đề
QH
Xác định các thiếu hụt, thách thức và cơ hội
Xác định phương án quy hoạch
Bước 3 : Xác định phương

án QH
Thẩm định tác
động
Xây dựng các
phương án quy
hoạch
Đánh giá tổng thể
Bước 4 : So sánh và ra
quyết định
So sánh và ra quyết định
Bước 5 : Thực hiện và
kiểm soát tác động
Quy trình thực hiện QH
Thực hiện bước 1
thực hiện bước 2
Thực hiện và kiểm soát tác động
Kiểm soát tác
động
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
trước hết chúng ta phải xuất phát từ định hướng phát triển GTVT của đô thị, căn cứ vào quy
hoạch của cấp trên, các văn bản yêu cầu có tính chất pháp quy .
Bước 2 : Phân tích các vấn đề quy hoạch : Để phân tích rõ được các vấn đề cần quy hoạch
thì trước tiên ta cần thực hiện các vấn đề sau:
* Phân tích & đánh giá hiện trạng
* Nghiên cứu tiêu chuẩn và xác định các mục tiêu
* Nhiệm vụ: Xác định một hệ thống mục tiêu làm tiêu chuẩn để đánh giá hiện trạng và
làm định hướng để xác định phương án quy hoạch.
* Xác định các thiếu hụt thách thức và cơ hội
Bước 3 : Xác định phương án quy hoạch
* Lập các phương án quy hoạch

* Đánh giá tác động ( Thẩm định tác động)
Việc đánh giá tác động cũng được trình bày theo một nguyên tắc , tuỳ theo từng đối tượng ,
mục đích cụ thể mà việc đánh giá có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung đều
được tuân theo một trình tự
* Đánh giá tổng thể
Bước 4 : So sánh và ra quyết định :
Sau khi đã hoàn tất bước 3 là xác định các phương án quy hoạch thì ở bước này là việc
đưa ra các so sánh giữa các phương án và đưa ra sự lựa chọn phương án thích hợp cho công
tác quy hoạch
Bước 5 : Thực hiện và kiểm soát tác động
Đây là quá trình áp dụng vào thực tế các phương án đã lựa chọn quy trình thực hiện được thực
hiện theo các bước đã đặt ra trong phương án đã lựa chọn . Trong quá trình thực hiện ta phải
thường xuyên kiển tra đánh giá các tác động của nó đối với các yếu tố bên ngoài.
1.3 Các biện pháp khi tổ chức giao thông
1.3.1 Khái niệm
Tổ chức giao thông là sử dụng có hiệu quả hệ thống đường, các trang thiết bị trên
đường nhằm tăng khả năng thông qua của mạng lưới tránh ùn tắc giao thông trong thành phố,
nâng cao chất lượng phục vụ giao thông đặc biệt cho những người sử dụng các phương tiện
giao thông công cộng đảm bảo an toàn giao thông, giảm các vụ tai nạn đặc biệt là các tai nạn
nghiêm trọng, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm lượng khí thải, tiếng ồn, bụi giữ vệ sinh môi
trường cho nhân dân thành phố. (Nguồn: Bùi Xuân Cậy, năm 2003)
20
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
1.3.2 Các biện pháp tổ chức giao thông gồm:
(1) Các biện pháp liên quan đến quy hoạch mạng lưới đường và phát triển giao thông (các
biện pháp vĩ mô)
Tổ chức giao thông muốn có hiệu quả thì ngay từ khi làm quy hoạch xây dựng thành
phố, mạng lưới đường đã được đề cập tới. Phải phân định ngay chức năng và có quy mô phù
hợp: Đâu là đường vành đai cho các xe không có nhiệm vụ đi vào thành phố, đâu là đường

chính, quy hoạch giao thông tĩnh cho từng khu vực.
Cơ cấu hợp lý các phương tiện giao thông, có tỷ lệ thích hợp giữa những người sử dụng
phương tiện và phương tiện cá nhân. Nâng cao chất lượng phục vụ của các phương tiện giao
thông công cộng sẽ giảm phương tiện cá nhân trên đường. Muốn vậy nhà nước phải có chính
sách đúng đắn đối với phát triển VTHKCC như bù lỗ, trợ giá, giảm thuế.
Tổ chức hợp lý hệ thống nhà ga, bến tàu hạn chế trung chuyển cho hành khách. Phối
hợp các cơ sở làm công tác vận tải trong thành phố để dử dụng hieuj quả phương tiện, tiết
kiệm thời gian đi lại cho hành khách. Phân luồng phân tuyến cho các phương tiện khác nhau,
bố trí hợp lý hành trình, thời gian để hành khách dễ dàng chuyển từ phương tiện này sang
phương tiện khác.
(2) Các biện pháp liên quan đến phân luồng phân tuyến.
Phân chia giao thông giữa nội thành và giao thông ngoại thành, tổ chức các đường vành
đai cho các xe không có nhiệm vụ đi vào thành phố. Quy định ô tô tải chỉ được phép đi vào
một số giờ nhất định hay cấm trên một số tuyến đường.
Tách các phương tiện có vận tốc khác nhau, đặc biệt là tách xe thô sơ để tăng vận tốc và
khả năng thông qua cho xe cơ giới, an toàn cho xe thô sơ. Trên một số tuyến đường chính
trong điều kiện có thể nên tổ chức điều khiển theo làn sóng xanh.
Tổ chức các tuyến đường một chiều trên các đường có mặt cắt hẹp, tăng khả năng thông
qua, giảm xung đột tại các nút. Tổ chức giao thông đường một chiều có thể tăng khả năng
thông qua 50%. Nhưng tổ chức đường một chiều chỉ áp dụng với cặp đường song song nhau
cách nhau không quá 250m vì khi tổ chức đường một chiều làm tăng hành trình chạy xe nói
chung, khó khăn cho tổ chức giao thông công cộng và khó cho lái xe không quen đường phố.
Tổ chức làn đường riêng cho xe buýt khi lượng xe nhỏ hơn 5 phút có một chuyến, thiết
kế điểm dừng các xe để tăng khả năng thông qua và hạn chế ảnh hưởng tới các phương tiện
khác.
(3) Các biện pháp liên quan đến trang thiết bị trên đường
Sử dụng có hiệu các biển báo hiệu, các trang thiết bị được quy định trong “Điều lệ biển
báo hiệu đường bộ Việt Nam”. Các biển chỉ dẫn, biển báo hiệu nguy hiểm, biển hiệu lệnh
phải rõ ràng ngay cả điều kiện vào ban đêm để lái xe dễ dàng nhận biết. sử dụng có hiệu quả
21

Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
các vạch, mũi tên chỉ hướng bằng sơn trên đường, các đảo dẫn hướng (bằng sơn hay vỉa) tại
các nút giao thông để người lái xe dễ dàng nhận biết hướng ra vào
Bố trí hệ thống đèn tín hiệu tại các nút giao thông để tăng khả năng thông qua, giảm ùn
tắc và tạo nên văn minh trong giao thông đô thị. Tại thành phố lớn có thể trang bị các trung
tâm điều khiển cho khu vực hay toàn thành phố, từ trung tâm người chỉ huy có thể nắm được
tình hình và có biện pháp xử lý kịp thời.
(4) Các điều kiện đảm bảo tổ chức giao thông có hiệu quả
Hoàn thiện luật giao thông đường bộ theo kịp sự phát triển giao thông và hội nhập quốc
tế. phổ biến sâu rộng đến mọi người dân, đua việc giáo dục luật giao thông vào trong trường
học, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Những người tham gia giao thông phải chú ý thực hiện luật giao thông đường bộ, những
người điều khiển phải có đủ sức khỏe, bằng lái phù hợp với phương tiện.
Nâng cao chất lượng thiết kế, xây dựng theo đúng quy trình quy phạm hiện hành để các
con đường đảm bảo yêu cầu với tốc độ thiết kế.
Công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo đường không có hư hỏng gây nguy
hiểm trong quá trình khai thác.
Phải có đủ kinh phí mua sắm trang thiết bị, đảm bảo các trang thiết bị hoạt động và có
trả lương cho những công tác tổ chức, thanh tra giao thông. Lực lượng cảnh sát, thanh tra giao
thông phải có trang thiết bị hiện đại, nắm vững luật và thực hiện đúng luật.
Với các điều kiện cơ bản trên thì việc tổ chức giao thông mới mang lại hiệu quả.
1.4 Tổng quan về điểm trung chuyển :
1.4.1. Khái niệm điểm trung chuyển:
a, Vị trí của điểm trung chuyển trong hệ thống giao thông vận tải đô thị:
Hệ thống giao thông vận tải đô thị là tập hợp hệ thống giao thông và hệ thống vận tải nhằm
đảm bảo sự liên hệ giao lưu các khu vực khác nhau trong đô thị. Giao thông vận tải giữ vị trí
quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố hiện đại, chức năng của nó là đảm bảo sự
liên hệ thường xuyên và thống nhất giữa các khu vực chức năng chủ yếu của đô thị với nhau
như: Khu dân cư, khu hành chính, khu công nghiệp, khu thương mại và khu vui chơi giải trí


22
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Hệ thống giao thông vận tải đô thị
Hệ thống giao thông đô thị Hệ thống vận tải đô thị
Hệ thống giao thông độngHệ thống giao thông tĩnh vận tải công cộng vận tải cá nhân Vận tải chuyên dụng
Gara, bải đỗ xe Các điểm đầu cuốiCác điểm dừng dọc đườngCác điểm trung chuyển Các công trình khác
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
Sơ đồ 1.2 Vị trí của điểm trung chuyển trong hệ thống GTVT đô thị
b, Khái niệm điểm trung chuyển:
Điểm trung chuyển là nơi dùng để chuyển tải hàng hoá và hành khách trong cùng một
phương thức vận tải hoặc giữa các phương thức vận tải trong quá trình vận tải đa phương
thức. Trong các đô thị điểm trung chuyển vận tải hành khách nội đô có ý nghĩ rất quan trọng
trong hệ thống giao thông tĩnh.
1.4.2 Cấu tạo, chức năng của điểm trung chuyển.
Các điểm trung chuyển của vận tải xe buýt được bố trí gần các đầu mối giao thông của nhiều
phương thức vận tải. Trong thực tế người ta thường bố trí các điểm trung chuyển giữa xe buýt
với các phương thức vận tải khác như: Troleybus, Metro, Tramway và vận tải liên tỉnh, cũng
có thể bố trí điểm trung chuyển tại nơi có nhiều tuyến xe buýt đi qua.
Về quy mô điểm trung chuyển thường có các dịch vụ phục vụ hành khách, dịch vụ phục vụ
phương tiện và dịch vụ phục vụ lái xe. Tính toán điểm trung chuyển trung bình thường phục
vụ cho khoảng 4 – 5 tuyến buýt hoặc giữa các tuyến buýt với các phương thức vận tải khác
có diện tích từ khoảng 200 – 300 m
2
.
Thông tin các điểm trung chuyển gồm: Lộ trình các tuyến, khoảng cách chạy xe của từng
tuyến, giá vé và các điểm bán vé và các quy định trong trường hợp đặc biệt (ngày lễ, đối
tượng ưu tiên…).
Điểm trung chuyển có vị trí quan trọng đối với vận tải hành khách công cộng, đối với toàn bộ
mạng lưới nếu điểm trung chuyển được bố trí ở vị trí hợp lý sẽ có tác dụng làm giảm tải cho

toàn bộ hệ thống đặc biệt vào giờ cao điểm tránh tình trạng các phương tiện phải nối đuôi
nhau gây tắc nghẽn giao thông, bên cạnh đó tác dụng thiết lập và hoàn thiện các tuyến vận tải.
23
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
Đối với hành khách, việc bố trí hợp lý các điểm trung chuyển sẽ tạo điều kiện thực hiện các
chuyến đi giảm thời gian chờ đợi và thời gian chuyển tuyển.
Mục tiêu của việc xây dựng điểm trung chuyển cho xe buýt đó là:
Cải thiện chất lượng vận hành, tao sự liên thông cho các tuyến xe buýt, tạo điều kiện thuận
lợi, an toàn cho hành khách tiếp cận xe buýt tại điểm trung chuyển.
Nâng cao năng lực hoạt động của xe buýt và tổ chức hợp lý các tuyến xe buýt tại các điểm
trung chuyển.
Sử dụng không gian hợp lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần giảm thiểu ùn tắc
giao thông, giảm tai nạn giao thông.
Tổ chức cho xe buýt vận hành trong không gian nhất định, tách dòng xe buýt tránh tình trạng
ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm khi xe buýt dừng đón, trả khách
1.4.3 Phân loại điểm trung chuyển.
Có cách phân loại điểm trung chuyển sau:
a, Phân loại theo đối tượng phục vụ:
- Điểm trung chuyển hành hóa: Nơi chuyển tải hàng hóa từ phương tiện này sang phương tiện
khác của cùng 1 phương thức vận tải hoặc phương tiện của phương thức vận tải khách. Ví dụ
như bãi container, cảng hàng hóa.
- Điểm trung chuyển hành khách: Nơi chuyển tải hành khách từ phương tiện này sang phương
tiện khác của cùng 1 loại phương thức vận tải hoặc phương tiện của phương thức khác. Ví dụ:
điểm trung chuyển Cầu giấy, điểm trung chuyển Long Biên.
- Điểm trung chuyển kết hợp giữa hàng hóa và hành khách: Phục vụ cho cả đôi tượng hàng
hóa và hành khách.
b, phân loại theo phương thức vận tải:
- Điểm trung chuyển 1 phương thức: là điểm trung chuyển phục vụ cho 1 loại phương thức
nhất định. Ví dụ điểm trung chuyển Cầu Giấy chỉ phục vụ cho xe buýt.

- Điểm trung chuyển đa phương thức: Phục vụ cho 2 phương thức trở lên.
c, Loại theo khu vực xây dựng:
- Điểm trung chuyển nội đô.
- Điểm trung chuyển kết nối ngoại thành và nội đô.
- Điểm trung chuyển ngoại thành.
d, Phân loại theo quy mô kiến trúc:
- Điểm trung chuyển đầy đủ: Điểm trung chuyển có đầy đủ các khu chức năng như khu
thương mại, dịch vụ và thông tin khách hàng, bãi đỗ xe, xưởng sửa chữa phương tiện và cung
cấp nhiên liệu, quản lý hàng hóa (đối với điểm trung chuyển có dịch vụ hàng hóa).
- Điểm trung chuyển nhỏ: Chỉ phục vụ luân chuyển hàng hóa hoặc hành khách, khu đỗ xe,
xưởng sử chữa và cung cấp nhiên liệu.
24
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch và tổ chức điểm trung chuyển giao thông vận tải
1.4.4 Mục tiêu của việc xây dựng điểm trung chuyển cho xe buýt.
Cải thiện chất lượng dịch vận hành, tạo sự liên thông cho các tuyến xe buýt, tạo điều
kiện thuận lợi, an toàn cho hành khách tiếp cận xe buýt tại điểm trung chuyển.
Nâng cao năng lực hoạt động của xe buýt và tổ chức hợp lý các tuyến xe buýt tại các
điểm trung chuyển.
Sử dụng không gian hợp lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần giãm thiểu
ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.
Tổ chức cho xe buýt vận hành trong không gian nhất định, tách dòng xe buýt tránh tình
trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm khi xe buýt dừng đón trả khách
Các điểm trung chuyển trên tuyến thường được kết hợp với các điểm dừng nơi tập
trung nhiều tuyến xe buýt đi qua, không có công trình phụ trợ. Tại một số điểm trung chuyển
lớn, tấn suất hoạt động của các tuyến buýt cao nhưng chỉ có một điểm dừng xe buýt nên xảy
ra tình trạng các xe buýt phải chờ, nối đuôi nhau vào điểm dừng gây ùn tắc giao thông.
1.4.5 Các bước lập quy hoạch điểm trung chuyển.
Quy hoạch điểm trung chuyển nằm trong quy hoạch GTVT đô thị, việc quy hoạch
điểm trung chuyển mang tính chất đơn lẻ song nó phải phù hợp và thống nhất với nguyên tắc

quy hoạch GTVT đô thị thì công tác quy hoạch mới đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.
Bước 1: Xác định vấn đề quy hoạch: Dựa vào định hướng quy hoạch của thành phố, của Nhà
nước về giao thông vận tải để có được định hướng chính xác đúng đắn phù hợp với quy hoạch
tổng thể mạng lưới giao thông đô thị và trong cả nước
Bước 2:: Phân tích vấn đề quy hoạch: Tiến hành phân tích các vấn đề tại nút: tình trạng giao
thông tại nút, tình trạng kỹ thuật của nút giao thông, dân cư, điều kiện sử dụng đất khu vực.
Xác định các thiếu hụt cho quy hoạch điểm trung chuyển
Từ đó các thiếu hụt và thách thức cũng như cơ hội sẽ cho chúng ta hiểu rõ và đưa ra được các
mục tiêu cụ thể tiến hành lập các phương án.
Bước 3: Xây dựng các phương án quy hoạch: Các phương án quy hoạch điểm trung chuyển là
việc lựa chọn và thiết kế điểm trung chuyển dựa trên kết quả phân tích. Các phương án về xây
dựng diểm trung chuyển, tổ chức phân làn giao thông,
Bước 4: So sánh và ra quyết định: So sánh các phương án quy hoạch thiết kế, tổ chức giao
thông, lựa chọn ra quy hoạch tốt nhất
Bước 5: Thực hiện và kiểm soát tác động:
Xây dựng điểm trung chuyển ,tổ chức giao thông tại điểm trung chuyển và kiểm tra đánh giá
tác động đến giao thông tại nút
25
Trần Nam Vũ Lớp QH&QLGTĐT K46

×