Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

đánh giá mô hình đql thủy sản trong vùng ao vây lưới xã phú mỹ, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 89 trang )

Lời Cảm Ơn
Được sự phân công của nhà trường và khoa Khuyến Nông và PTNT,
cùng với sự đồng ý của UBND xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế, tôi đã thực hiện đề tài: “ Đánh giá mô hình ĐQL thủy sản trong vùng ao
vây lưới xã Phú Mỹ, Thừa Thiên Huế”.
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nổ lực hết mình của bản thân,
tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy PGS.TS Trương Văn Tuyển, người đã trực tiếp
hướng dẫn và luôn tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành được khoá luận của
mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong UBND xã
Phú Mỹ, các hộ dân ở thôn Định Cư đã luôn tạo điều kiện để cho tôi có thể
học hỏi, nắm được các kiến thức thực tế phục vụ cho bài viết của mình được
hoàn thiện hơn.
Cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Huế đã trang bị
cho tôi rất nhiều kiến thức chuyên ngành và xã hội trong bốn năm qua.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nổ lực trong suốt quá trình thực hiện đề
tài, song một mặt do bản thân kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm còn kém,
mặt khác việc thực hiện kết hợp so sánh giữa lý luận và thực tiễn chưa nhiều
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong sự chỉ bảo, góp
ý của quý thầy cô cùng các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Phúc

1
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐQL Đồng quản lý
NTTS Nuôi trồng thủy sản
QLNCDVCĐ Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng


QLDVCĐ Quản lý dựa vào cộng đồng
KTTS Khai thác thủy sản
CHNC Chi hội nghề cá
UBND Ủy ban nhân dân
2
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 9
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 9
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 10
Phần 2 11
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
2.1 Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản 11
2.1.1 Khái niệm về quản lý 11
2.1.2 Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản 11
2.2 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng 13
2.3 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và ĐQL 14
2.3.1 Khái niệm Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng 14
2.3.2 Cơ sở pháp lý giao quyền quản lý mặt nước cho chi hội nghề cá 14
2.3.3 Quá trình hình thành mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam 16
2.4 Đồng Quản Lý tài nguyên thủy sản 17
2.4.1 Khái niệm Đồng Quản Lý 17
2.4.2 Xung đột và giải quyết xung đột 18
2.4.3 Xây dựng mô hình ĐQL thủy sản phá Tam Giang – Cầu Hai 19
Phần 3 21
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Nội dung nghiên cứu 21
3.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 21
3.1.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá 21
3.1.3 Cải tiến quản lý và xây dựng ĐQL tại Phú Mỹ 21
3.1.4 Đánh giá kết quả ĐQL đối vơi sản xuất thủy sản và tài nguyên môi trường 22

3.1.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1.2 Đặc điểm của hộ khảo sát 26
4.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá 28
3
4.2.1 Đặc điểm tài nguyên, phân vùng quản lý và sử dụng 28
4.2.2 Hoạt động KTTS ở đầm phá Phú Mỹ 31
4.2.3 Hoạt động NTTS và khai thác trong vùng ao vây 33
4.3 Cải tiến quản lý và xây dựng ĐQL tại Phú Mỹ 36
4.3.1 Tiến trình xây dựng ĐQL tại Phú Mỹ 36
4.3.2 Đánh giá cải tiến cơ chế quản lý 47
4.4 Đánh giá kết quả ĐQL đối với sản xuất thủy sản và tài nguyên môi trường 55
4.4.1 Kết quả NTTS qua các năm 55
4.4.2 Bảo vệ sản xuất và giải quyết mâu thuẩn 58
4.4.3 Kết quả thực hiện ĐQL đối với tài nguyên môi trường 59
4.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ 60
Phần 5 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Kiến nghị 65
DANH MỤC BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ 9
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 9
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 10
Phần 2 11
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
2.1 Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản 11
4

2.1.1 Khái niệm về quản lý 11
2.1.2 Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản 11
2.2 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng 13
2.3 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và ĐQL 14
2.3.1 Khái niệm Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng 14
2.3.2 Cơ sở pháp lý giao quyền quản lý mặt nước cho chi hội nghề cá 14
2.3.3 Quá trình hình thành mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam 16
2.4 Đồng Quản Lý tài nguyên thủy sản 17
2.4.1 Khái niệm Đồng Quản Lý 17
2.4.2 Xung đột và giải quyết xung đột 18
2.4.3 Xây dựng mô hình ĐQL thủy sản phá Tam Giang – Cầu Hai 19
Phần 3 21
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Nội dung nghiên cứu 21
3.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 21
3.1.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá 21
3.1.3 Cải tiến quản lý và xây dựng ĐQL tại Phú Mỹ 21
3.1.4 Đánh giá kết quả ĐQL đối vơi sản xuất thủy sản và tài nguyên môi trường 22
3.1.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 25
4.1.2 Đặc điểm của hộ khảo sát 26
4.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá 28
4.2.1 Đặc điểm tài nguyên, phân vùng quản lý và sử dụng 28
4.2.2 Hoạt động KTTS ở đầm phá Phú Mỹ 31
4.2.3 Hoạt động NTTS và khai thác trong vùng ao vây 33
4.3 Cải tiến quản lý và xây dựng ĐQL tại Phú Mỹ 36
4.3.1 Tiến trình xây dựng ĐQL tại Phú Mỹ 36

4.3.2 Đánh giá cải tiến cơ chế quản lý 47
4.4 Đánh giá kết quả ĐQL đối với sản xuất thủy sản và tài nguyên môi trường 55
4.4.1 Kết quả NTTS qua các năm 55
5
4.4.2 Bảo vệ sản xuất và giải quyết mâu thuẩn 58
4.4.3 Kết quả thực hiện ĐQL đối với tài nguyên môi trường 59
4.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ 60
Phần 5 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Kiến nghị 65
DANH MỤC BẢN ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 9
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 9
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 10
Phần 2 11
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
2.1 Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản 11
2.1.1 Khái niệm về quản lý 11
2.1.2 Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản 11
2.2 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng 13
2.3 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và ĐQL 14
2.3.1 Khái niệm Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng 14
6
2.3.2 Cơ sở pháp lý giao quyền quản lý mặt nước cho chi hội nghề cá 14
2.3.3 Quá trình hình thành mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam 16
2.4 Đồng Quản Lý tài nguyên thủy sản 17
2.4.1 Khái niệm Đồng Quản Lý 17
2.4.2 Xung đột và giải quyết xung đột 18
2.4.3 Xây dựng mô hình ĐQL thủy sản phá Tam Giang – Cầu Hai 19

Phần 3 21
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Nội dung nghiên cứu 21
3.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 21
3.1.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá 21
3.1.3 Cải tiến quản lý và xây dựng ĐQL tại Phú Mỹ 21
3.1.4 Đánh giá kết quả ĐQL đối vơi sản xuất thủy sản và tài nguyên môi trường 22
3.1.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 25
4.1.1 Đặc điểm cộng đồng thủy sản vùng nghiên cứu 25
4.1.2 Đặc điểm của hộ khảo sát 26
4.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá 28
4.2.1 Đặc điểm tài nguyên, phân vùng quản lý và sử dụng 28
4.2.2 Hoạt động KTTS ở đầm phá Phú Mỹ 31
4.2.3 Hoạt động NTTS và khai thác trong vùng ao vây 33
4.3 Cải tiến quản lý và xây dựng ĐQL tại Phú Mỹ 36
4.3.1 Tiến trình xây dựng ĐQL tại Phú Mỹ 36
4.3.2 Đánh giá cải tiến cơ chế quản lý 47
4.4 Đánh giá kết quả ĐQL đối với sản xuất thủy sản và tài nguyên môi trường 55
4.4.1 Kết quả NTTS qua các năm 55
4.4.2 Bảo vệ sản xuất và giải quyết mâu thuẩn 58
4.4.3 Kết quả thực hiện ĐQL đối với tài nguyên môi trường 59
4.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ 60
Phần 5 64
7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64

5.2 Kiến nghị 65
Phần 1
8
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thừa Thiên Huế là một tỉnh của miền Trung với đặc trưng là hệ đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai có chiều dài khoảng 70km, diện tích khoảng 22.000 ha
(lớn nhất Đông Nam Á). Là vùng đất ngập nước tiêu biểu cho các vùng đất
ngập nước ven biển, nước lợ, nhiệt đới gió mùa. Là nơi sinh sống của hơn
300.000 dân, chiếm gần 30 % dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế gắn liền với
việc khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn lợi, tài nguyên đầm phá.
Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là một hệ sinh thái rất nhiều thế
mạnh, tài nguyên phong phú thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy
sản (NTTS). Trong những năm gần đây phong trào NTTS đặc biệt là hình
thức nuôi ao vây đã phát triển nhanh cả về diện tích và số lượng tham gia.
Ao vây là hoạt động sinh kế duy nhất dựa vào tài nguyên đầm phá đặc
biệt là ngư dân xã Phú Mỹ. Hoạt động này ban đầu chỉ tiến hành trên một số
hộ với hình thức tự phát, tự chiếm dụng mặt nước. Diện tích và vị trí đặt lưới
vây không có quy định, ai đến trước thì chiếm dụng trước tùy vào khả năng
đầu tư của hộ. Số lượng ao vây ngày càng tăng, NTTS ở đây chủ yếu là tự
phát, mạnh ai nấy làm, không có quy hoạch nên ảnh hưởng đến dòng chảy, ô
nhiễm môi trường.
Các hoạt động NTTS của ngư dân trong ao vây không có sự quản lý của
chính quyền, các hộ hoạt động độc lập không có ai liên quan với nhau. Đồng
thời do bản chất của các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản và sự đóng
góp của chúng, xung đột thường xuyên xảy ra giữa các hộ khai thác và NTTS,
giữa các hộ khai thác thủy sản (KTTS) với nhau.
Trước những khó khăn và thách thức đó, đòi hỏi phải có một phương
thức quản lý phù hợp với tình hình hoạt động nuôi trồng và KTTS của người
dân nơi đây, cũng như đảm bảo quyền lợi, tăng cường sự tham gia và tăng vai

trò của cộng đồng trong tất cả các hoạt động, tính bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản bền vũng.
Các hoạt động quản lý và cải tiến phương thức nuôi dựa vào cộng đồng
được thực hiện, khi chi hội nghề cá Phú Mỹ ra đời vào năm 2005, nỗi bật nhất
là khi tiến hành xây dựng mô hình "đồng quản lý thủy sản" vào năm 2009 tại
9
xã Phú Mỹ với sự tham gia của người dân chủ yếu là hội viên chi hội nghề cá,
chính quyền xã, huyện, trường Đại Học Nông lâm.
Mô hình thực hiện nhằm tăng tính tự lực, tạo cơ hội mới về việc làm, huy
động nguồn lực và kỹ năng chưa sử dụng của cộng đồng; nâng cao nhận thức và
quan trọng nhất là trách nhiệm đối với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa
phương, từ đó giúp cho công tác quản lý khai thác và sử dụng nguồn lợi đi vào
nề nếp, giảm bớt tranh chấp khai thác và góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Đồng thời về mặt lợi ích cộng đồng, tăng cường sự tham gia của người
dân trong quản lý và giám sát các hoạt động sử dụng nguồn lợi, giúp chính
quyền giải quyết một phần trách nhiệm quản lý ở địa phương mình và phát
triển kinh tế xã hội địa phương.
Với việc tìm hiểu hiệu quả mang lại của quá trình phát triển và trao
quyền khai thác của mô hình đồng quản lý, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh gia mô hình đồng quản lý thủy sản trong vùng ao vây lưới xã Phú
Mỹ, Thừa Thiên Huế”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng, thay đổi về nuôi trồng và khai thác thủy sản trong
vùng ao vây lưới tại xã Phú Mỹ - huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu tiến trình xây dựng mô hình đồng quản lý và đánh giá hoạt
động của chi hội nghề cá trong vùng ao vây lưới tại xã Phú Mỹ.
- Đánh giá kết quả thực hiện đồng quản lý đối với chất lượng tài nguyên
môi trường đầm phá và cải thiện sinh kế người dân.
10
Phần 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản
2.1.1 Khái niệm về quản lý
Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính
phủ) đều có nó gồm 5 yếu tố tạo thành: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh
và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều
chỉnh và kiểm soát đó [3].
“Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều kiển các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt được
mục đích và đúng với ý chí của người quản lý” (Quản lý nhà nước, 2000).
Quản lý nguồn lợi thủy sản hệ đầm phá Tam Giang bao gồm trên cả hai
lĩnh vực quản lý tự nhiên và quản lý xã hội.
2.1.2 Chuyển biến quản lý tài nguyên thủy sản
Qua hai thập kỷ tăng trưởng, sự phát triển và mở rộng nhanh chóng cùng
với quá trình thâm canh hóa trong sản xuất và nuôi trong thủy sản đã làm thay
đổi hệ đầm phá Tam Giang.
Những thách thức trong quản lý hệ sinh thái ven biển đặc biệt phức
tạp vì những vấn đề liên quan đến lợi ích mà đầm phá mang lại trong phát
triển nuôi trong thủy sản, những thách thức về kiểm soát dịch bệnh tại các
vùng nuôi trồng, và sự phức tạp về các quy chế quản lý của nhà nước
trong nuôi trồng thủy sản.
Những thay đổi về luật đất đai năm 2003 cũng đã giúp thực hiện các quy
hoạch hợp lý hơn, thiết kế các ao hồ nuôi trồng thủy sản cũng như các hướng
dẫn về nuôi trồng thủy sản ở mức độ huyện dễ dàng hơn.
Luật thủy sản cũng đã tạo điều kiện tăng cường sự hợp tác giữa nhà nước
và các tổ chức quản lý thủy sản tại địa phương trong việc quản lý tài nguyên
nuôi trồng thủy sản.
Quyết định 942/2009 của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phú Lộc
(tháng 3 năm 2009) bao gồm sự phân bổ quyền quản lý đánh bắt cho các tổ
chức cơ quan thủy sản, thành lập quyền sở hữu tập thể chính thức trên các

vùng đánh bắt thủy sản, và phân bổ 993 ha vùng mặt nước tại đầm phá cho
11
hội đoàn thủy sản Vinh Giang (sau đây gọi là chi hội nghề cá Vinh Giang). Sự
phân bổ này đã giúp thành lập quyền sở hữu tài sản và đưa ra sự sắp xếp đồng
quản lý thủy sản mới giữa các nhà chức trách xã và huyện, và chi hội nghề cá.
Những cải tiến về thể chế này đã tạo ra sự khích lệ lớn đối với người sử
dụng và người quản lý tài nguyên đầm phá trong việc giải quyết các vấn đề
mà họ quan tâm và điều kiện sinh thái tại đầm phá và sự chuyển dịch dần dần
tiếp cận quản lý tài nguyên tại vùng này [4].
Sở thủy sản tỉnh và các nhà chức trách huyện đã sử dụng phương pháp
tiếp cận từ trên xuống trong nổ lực giải quyết các vấn đề tài nguyên đầm phá
và đã đạt được một số thành công nhất định. Ví dụ, tại một số địa điểm ở đầm
phá trong năm 2000 và 2006, việc xắp xếp và bố trí đường ranh giới đánh bắt
và nuôi trồng đã được hoàn tất.
Các công cụ đánh bắt và vùng nuôi trồng không hợp lý đã được loại bỏ
để mở rộng đường thủy đạo và cải thiện chất lượng nước, cũng như gia tăng
cố hội tiếp cận sử dụng tài nguyên của các đổi tượng đánh bắt di động
Sự xuất hiện mạng lưới thể chế này tạo ra một bối cảnh rộng hơn cho sự
biến đổi và cung cấp điều kiện cần thiết cho các nhân tố khác nhau tại đầm phá,
chẳng hạn như sự chuyển dịch phương pháp tiếp cận lịch sử đối với quản lý tài
nguyên ven biển và ven biển. Chẳng hạn, các thanh viên chi hội nghề cá đã xác
định các nhân tố kích thích sự hinh thành mạng lưới thể chế bao gồm việc cải
thiện tiếp cận đường thủy đạo tại đầm phá và những cơ hội mới để làm sáng tỏ
quyền và sự phân bổ mặt nước đầm phá để gia tăng các hoạt động sử dụng tài
nguyên. Đây là điều quan trọng và là vấn đề đối với các ngư dân đánh bắt di
động. Những điều này cũng mang lại lợi ích cho thành viên chi hội nghề cá (FA)
bởi vì chúng giúp làm tăng sự theo giỏi và tuần tra, do vậy giảm chi phí của các
hoạt động so với khi các hộ thực hiện một cách đơn lẽ [4].
Thể chế đồng quản lý (ĐQL) đã ra đời cách đây một thập niên đã tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch trong quản lý các vấn đề biển

và ven biển ở đầm phá. Phân bổ quyền sử dụng trong bối cảnh ĐQL là một
khía cạnh quan trọng của sự chuyển dịch này vì quyền tài sản ở đầm phá Tam
Giang đang có nhiều sự chồng chéo, không rõ ràng và phức tạp. [4]
12
Sự đa dạng trong các loại hình đánh bắt trong khia thác di động và cố
định, số lượng ngư dân và ngư cụ xuất hiện trên đầm phá ngày còn tăng, sự
phức hợp của các loại hình NTTS (thâm canh và bán thâm canh) và sự dịch
chuyển thay đổi các hoạt động của người dân giữa đánh bắt và nuôi trồng.
2.2 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là một hình thức hợp tác giữa
cộng đồng với nhà chức trách trong việc chia sẽ quyền, trách nhiệm trong
quản lý và lợi ích
Những vấn đề chính trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản
lý nguồn lợi ven biển ở đầm phá Tam Giang là do sự phát triển kinh tế xã hội
nhanh chóng, việc giới thiệu và áp dụng nhanh chóng các công nghệ mới (đặc
biệt là việc NTTS ngày càng mạnh), và thay đổi về thể chế và các quy định về
môi trường xuất phát từ vấn đề này.
Ứng phó với việc khai thác quá mức và sự xuống cấp của nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú ở đầm phá Tam Giang và các khu vực ven biển
khác ở Việt Nam, IDRC (Canada) đã hỗ trợ một nghiên cứu có sự tham gia
trong thời gian dài để nghiên cứu các vấn đề trong quản lý tài nguyên.
Mối đe doạ chung đối với ranh giới vùng đất ngập nước là vấn đề khiếu
nại diện tích đất và thuỷ vực bị sử dụng trái với quy định, trong đó có việc
xây dựng hoặc chuyển đổi đất thành ao NTTS, chủ yếu là nuôi tôm và việc
tập trung khai thác tài nguyên đất ngập nước đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến
đa dạng sinh học.
Những người sử dụng tài nguyên địa phương phụ thuộc sinh kế vào tài
nguyên thiên nhiên được xem như là áp lực chính.
Người dân và các tổ chức cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong
quản lý. Các tổ chức, đại diện cho các bên liên quan chính và có thể được

phân loại như sau:
(1) Được thành lập dựa vào cộng đồng mà không có cơ sở pháp lý chính
thức như: các nhóm cùng mối quan tâm hoặc các tổ chức tự quản nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
(2) Các tổ chức của nhà nước về chính trị - xã hội như Hội nông dân, Hội
phụ nữ
13
(3) Tổ chức xã hội nghề nghiệp như FA được hỗ trợ để đảm nhận vai trò
trong đồng quản lý dựa vào cộng đồng ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Các tổ chức này ngày càng có vai trò lớn hơn trong việc tổ chức các hoạt
động ở cấp cơ sở nhằm phát triển mưu sinh, sử dụng và bảo vệ nguồn lợi.
Trong bối cảnh việc quản lý từ trên xuống là rất phổ biến, thì vai trò quản
lý của những tổ chức này rất hạn chế.
Nghiên cứu thuộc chương trình VEEM (1998-2001) chỉ ra rằng việc áp
dụng quản lý dựa vào cộng đồng ở đầm phá Tam Gang là một bước tiến so
với các khu vực ngập nước khác. [9]
2.3 Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và ĐQL
2.3.1 Khái niệm Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng
Thuật ngữ “Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng” (CBFM: Communit
Based Fisheries Management) sử dụng đầu tiên tại hội đàm của Nhật
Bản/FAO và phát triển hệ thống quản lý nghề cá ven bờ ở Châu Á – Thái
Bình Dương, tổ chức tại Kobe từ ngày 8- 12/6/1992.
Định nghĩa kiểu Nhật bản hiện nay là: “ Hệ thống quản lý nghề cá
dựa vào cộng đồng là hệ thống quản lý nghề cá được phát triển bởi một
nhóm ngư dân dựa trên quyền đánh cá ( Fishing Rights) và được thực hiện
dưới sự sáng tạo của ngư dân”. (T.Yamaoto, 1998: Chủ tịch hội nghiên
cứu nghề cá Quốc Tế - Nhật Bản). [2]
2.3.2 Cơ sở pháp lý giao quyền quản lý mặt nước cho chi hội nghề cá
Khái niệm về quyền khai thác thủy sản và cấp quyền khai thác thủy sản
đang còn chưa được cụ thể hóa và nghiên cứu đầy đủ. Khung pháp lý cho việc

xác định quyền khai thác thủy sản và cấp quyền khai thác thủy sản đang còn
thiếu. Một số địa phương trao quyền khai thác thủy sản cho cộng đồng, nhóm
hay tổ chức ngư dân là vận dụng cơ sở pháp lý trao quyền sử dụng đất theo
chức năng của chính quyền các cấp nhằm tăng cường chia sẻ quyền lợi và
trách nhiệm trong bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên. Trường hợp cấp
quyền khai thác thủy sản cho Chi hội nghề cá Giang Xuân (phá Tam Giang –
Cầu Hai, Thừa Thiên Huế) mới chỉ là một ví dụ về thực hành trao quyền trong
vùng mặt nước nội địa. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý và hướng dẫn
14
cấp quyền khai thác thủy sản là đòi hỏi cấp bách cho việc cải thiện khả năng
bền vững của hoạt động đồng quản lý đã được xây dựng.[2]
Nguyên tắc sắp xếp nò sáo dựa vào hệ thống pháp luật quản lý thủy sản
và quy định của các ngành liên quan, như: giao thông thủy, môi trường, … từ
Trung ương, đặc biệt dựa vào Quyết định số 3677/QĐ-UB ngày 25/10/2004
của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể quản
lý khai thác thuỷ sản vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010" và Quyết
định số 4260/2005/QĐ-UB ngày 19/12/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
về "Quy chế quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế”.
Quy chế quản lý khai thác thủy sản của UBND tỉnh chỉ rõ rằng tổ chức
ngư dân các cấp trong hệ thống hội nghề cá Việt Nam là những đối tác chính
để xây dựng ĐQL thủy sản. Hội nghề cá là “tổ chức xã hội nghề nghiệp”. Tại
Thừa Thiên Huế có hội nghề cá cấp tỉnh (HUEFIS) và các chi hội nghề cá cơ
sơ (FAS) tổ chức tại cấp thôn hoặc cấp xã. Năm 2008, đã có 32 chi hội nghề cá
cơ sở được thành lập với gần 1500 thành viên là đại diện các nhóm hộ sử dụng
nguồn lợi đầm phá.
Quy định của UBND tỉnh cũng nêu rõ Nhà nước sẽ trao quyền khai
thác và quản lý thủy sản trong những khu vực đầm phá nhất định cho các
chi hội nghề cá cơ sở. Các chi hội quy định các hoạt động khai thác thủy
sản của các thành viên, cụ thể:
Các hội viên trực tiếp tổ chức sắp xếp ngư cụ xem xét tiếp cận truyền

thống của các hộ phù hợp với quy hoạch tổng thể và lợi ích của cộng đồng.
Các hội nghề cá có vai trò quản lý thuế thủy sản đầm phá, quản lý và bảo
vệ các tài nguyên thủy sản và giao thông vận tải qua ngư trường,…
Các hội nghề cá có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về ngư trường
và tài nguyên giữa các cá nhân hoặc các hộ thành viên. Chỉ khi nào việc giải
quyết tranh chấp thất bại thì chính quyền mới can thiệp.
Các hội nghề cá được trao quyền đánh bắt trong thời hạn 10 năm ở các
thủy vực thông thường và 5 năm ở các thủy vực nhạy cảm. Ở những thủy vực
nhạy cảm đặc biệt, UBND xã tổ chức đấu thầu khai thác.
Các hội nghề cá xây dựng các quy định của mình để bảo vệ các tiểu vùng
bảo tồn và tái tạo tài nguyên thủy sản trong vùng họ quản lý. [7]
15
* Cấp quyền sử dụng mặt nước đầm phá:
- Hiện trạng sản xuất nò sáo: Thống kê, phân loại nò sáo; danh sách hộ
nghề và ngư cụ; vẽ bản đồ ngư trường.
- Quy hoạch phân vùng: Phân vùng, định vị các điểm mốc, ranh giới, vẽ
bản đồ mô tả nò sáo sau khi sắp xếp.
- Tiến hành cấp quyền khai thác theo Quy chế đã được UBND tỉnh ban
hành tại Quyết định số 4260/2005/QĐ-UB ngày 19/12/2005.[6]
2.3.3 Quá trình hình thành mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam
Mô hình ĐQL nghề cá được thực hiện nhằm tăng cao hiệu lực quản lý,
các hành vi vi phạm sẽ ít đi nhờ các quy định quán triệt ở cấp cộng đồng, hơn
nữa tổ chức cộng đồng sẽ tự quản lý nên việc ngăn ngừa các hành vi vi phạm
sẽ kịp thời, đứng mức, giảm chi phí quản lý và nhân lực của nhà nước, tăng
ngân sách và phát triển cộng đồng.
Phương thức ĐQL với lợi thế là có thể huy động sức mạnh tổng hợp một cách
thống nhất của các bên liên quan tham gia quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ môi
trường, tiềm năng nguồn lợi nói chung, tiềm năng nguồn lợi thủy sản nói riêng tại
những vùng nước xác định. Do đó, phương thức này có khả năng mang lại hiệu quả
cao trong quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ môi trường, tiềm năng nguồn lợi

cũng như góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm thủy sản.
Chính vì vậy, việc tìm ra phương thức quản lý nghề cá quy mô nhỏ phù
hợp với điều kiện của Việt Nam là cần thiết và thực tế cho thấy Việt Nam đã
tiếp nhận phương thức này trong một thập kỷ qua, minh chứng cho điều đó.
Đồng quản lý/quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng (QLNCDVCĐ) có lẽ sẽ là
con đường tất yếu để phát triển bền vững nguồn lợi vùng ven bờ.
Trước những thành công của phương thức QLDVCĐ/ĐQL nguồn lợi ven
biển nói chung, quản lý nghề cá nói riêng, của thế giới, Bộ NN & PTNT (Bộ
Thuỷ sản cũ) đã rất quan tâm đến phương thức quản lý này và ngay từ những
năm đầu của thập kỷ 90 (1991),
Bộ thuỷ sản đã cho phép Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản hợp tác với
các tổ chức quốc
Bằng nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước, của các địa
phương, đến nay đã có 34 mô hình ĐQL/QLNCDVCĐ đã được triển khai và
16
áp dụng tại Việt Nam bao gồm cả nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tại 18 tỉnh,
thành phố ở 7 vùng sinh.
Từ năm 2007 đến nay, với sự hỗ trợ của Dự án SCAFI có rất nhiều hoạt
động về đồng quản lý đã và đang được triển khai ở Trung ương và tiến hành
xây dựng 9 mô hình ĐQL tại 9 tỉnh điểm gồm: Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ
An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắc Lắc, Bến Tre, An Giang và Cà Mau.[2]
2.4 Đồng Quản Lý tài nguyên thủy sản
2.4.1 Khái niệm Đồng Quản Lý
Đồng quản lý (ĐQL) – CM (Co – Management) là tiến trình xây dựng và
thực hiện các dàn xếp quản lý một cách phù hợp, qua đó một số nhóm người
có lợi ích liên đới được xác định trước cùng hợp tác với chính phủ để đưa ra
và thực thi các quyết định và biện pháp quản lý nghề cá.
ĐQL là một thuật ngữ chung trong đó quản lý có sự tham gia của người
sử dụng tài nguyên hoặc người sở hữu quá trình quản lý. Việc quản lý với các
mức độ tham gia và can thiệp khác nhau của các cơ quan nhà nước với tư

cách là đối tác. Do đó, ĐQL cần mức độ hợp tác và tham gia nhất định của
các đối tác vì hiệu quả quản lý phụ thuộc lớn vào những hành động và mối
quan hệ qua lại của nhóm sử dụng tài nguyên/cộng đồng về nghề cá và thể
chế hiện có (Sunil, 2007). Các điều kiện ảnh hưởng đến thành công của ĐQL
áp dụng ở ba cấp độ khác nhau: cộng đồng ở trên, cộng đồng và cá nhân
(Pomeroyetal.,2001).[8]
ĐQL được hiểu như là một quá trình chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn
giữa các cấp chính quyền và cộng đồng để cùng nhau quản lý, sử dụng và bảo
vệ nguồn lợi/ tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và bền vững. Sự chia
sẻ này mang tính hệ thống bao gồm hỗ trợ nâng cao năng lực và quyền cho
đối tác, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý, xác định cơ chế và tiến trình phối
hợp giữa các đối tác, thể chế hóa quyền và hoạt động quản lý.[5]
Trong bối cảnh Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, ĐQL được xem như bản
đồ hướng đến quyết định và thực hiện quá trình quản lý cùng với sự thống nhất
và hợp tác tích cực của các bên liên quan. Việc thiết lập mô hình quản lý là việc
chuẩn bị cho việc tổ chức hợp tác, điều phối giữa chính quyền địa phương, và
17
các bên liên quan. Việc áp dụng này làm tăng hiệu quả quản lý bằng việc huy
động sự tham gia của cộng đồng và người dân. Ngoài ra, chính quyền có thể chia
sẽ vai trò quản lý của mình với cộng đồng. Những yêu cầu của ĐQL đó là sự
công nhận và tin tưởng vào vai trò, khả năng của cộng đồng trong quản lý. [8]
* Lợi ích của ĐQL:
Gia tăng hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kết hoạch
cũng như các quy định quản lý thông qua huy động sự tham gia của cộng
đồng và người dân vào toàn bộ tiến trình quản lý. Cùng với việc xây dựng
năng lực cộng đồng, chính quyền có thể chia sẽ gánh nặng quản lý làm tăng
khả năng thực thi các sáng kiến và giảm thiểu chi phí đầu tư vào quản lý.
Cộng đồng địa phương có thể chủ động liên kết thu hút hỗ trợ từ các cơ
quan hữu quan. Lợi ích quan trọng khác là thúc đẩy nhận thức cải tiến về môi
trường, hình thành thái độ tận tâm, ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với

việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên.
ĐQL giúp giảm thiểu các xung đột xã hội, tăng cường liên kết và sử
dụng kiến thức cộng đồng trong quản lý tài nguyên và phát triển sinh kế.
2.4.2 Xung đột và giải quyết xung đột
Xung đột là vấn đề phổ biến và có thể xảy giữa ngư dân với nhau, giữa
ngư dân và các nghề khác như NTTS, nông nghiệp. Xung đột ngư dân thường
phát sinh do (i) tranh chấp diện tích hoặc vùng đánh bắt, (ii) nhiều người dùng
nhiều loại ngư cụ khác nhau (như nò sáo và lưới bén), nhưng chủ yếu vẫn là
giữa ngư dân dùng ngư cụ hợp pháp và ngư dân dùng ngư cụ bất hợp pháp,
mang tính hủy diệt. Xung đột càng dễ xảy ra hơn giữa người trong xã và
người ngoài xã.
Giải quyết xung đột được đề cập trong các quy định khác nhau. Hầu hết
chức năng trực tiếp giải quyết xung đột do thôn, nhóm tự quản và chi hội
nghề cá (CHNC) đảm nhận thông qua hòa giải và vận động. UBND xã là cơ
quan nhà nước trực tiếp xử lý tranh chấp. Xã ban hành các quy định pháp lý
do cộng đồng xây dựng để giải quyết tranh chấp tại địa phương. Các tranh
chấp không xử lý được theo phương thức hòa giải được chuyển đến các cấp
có thẩm quyền theo các Luật dân sự hiện hành. [10]
18
2.4.3 Xây dựng mô hình ĐQL thủy sản phá Tam Giang – Cầu Hai
Mô hình đồng quản lý được hình thành thông qua việc trao quyền khai
thác và chức năng quản lý phù hợp cho tổ chức cộng đồng, là chi hội nghề cá
cơ sở, với các mục tiêu chính:
- Tăng cường quyền và trách nhiệm cho chi hội nghề cá trong khai thác,
quản lý đầm phá.
- Tăng khả năng kiểm soát hoạt động đầm phá hướng đến giảm mức độ khai
thác.
- Tăng cường bảo tồn và bảo vệ tài nguyên duy trì nguồn sinh kế cho cộng
đồng.[1]
* Tiến trình xây dựng đồng quản lý:

1. Xây dựng kế hoạch thiết lập ĐQL cấp huyện.
Nhằm đánh giá tính khả thi ĐQL, tiến hành chọn điểm xây dựng mô hình
ĐQL, thống nhất kế hoạch xây dựng và hình thức phối hợp hoạt động
2. Quy hoạch phân vùng các đơn vị quản lý tài nguyên.
Tiến hành khảo sát quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá tại điểm xây
dựng mô hình ĐQL, hội thảo phân vùng quản lý giữa các chi hội, phân hội trong
chi hội.
3. Vận động thành lập chi hội/các CHNC trong xã.
Tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào hoạt động của chi hội,
thành lập chi hội, bầu ban chấp hành tạm thời, xây dựng điều lệ chi hội trên
cơ sở điều lệ mẫu, sau đó ra mắt chi hội.
4. Kiện toàn cơ cấu tổ chức và xây dựng năng lực chi hội.
Phân vùng cho các tiểu vùng tương ứng với từng phân hội, phát triển
thêm hội viên trong chi hội và phân hội, tiếp tục hoàn thiện điều lệ hội và tiến
hành đại hội chi hội. Tuyên truyền cho người dân biết về lợi ích của việc tham
gia vào hoạt động chi hội và ĐQL tài nguyên.
5. Quy hoạch chi tiết quản lý tài nguyên trong vùng quản lý của chi hội
Lập bản đồ phân vùng và quy hoạch chi tiết cho từng phân hội, phóng
tuyến và cắm mốc ranh giới.
6. Xây dựng quy chế quản lý trong vùng quản lý của chi hội
19
Xây dựng các quy định về hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên của
các nhóm hộ khác nhau về địa điểm, thời gian, quy mô khai thác,… Các quy
định về giám sát và giải quyết đối với các hộ vi phạm quy chế, các hộ khai
thác hủy diệt, cách thức giải quyết xung đột.
7. Xây dựng kế hoạch quản lý, phát triển sinh kế, hoạt động hội
8. Thành lập ban ĐQL và phân công trách nhiệm.
Bao gồm các ban ngành khác nhau và tiến hành phân công trách nhiệm
cho phù hợp với từng ban ngành khác nhau.
9. Trao quyền khai thác và chức năng cho chi hội.

Chuẩn bị hồ sơ đề nghi trao quyền khia thác, các cơ quan chức năng tiến
hành thẩm định và trao quyền.
10. Thực hiện đồng quản lý, giám sát và đánh gia. [1]
20
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
Tình hình dân cư, cộng đồng xã Phú Mỹ, thôn Định Cư ven phá Tam
Giang - cầu Hai:
- Tình hình phân bố dân cư, đặc điểm hoạt động sản xuất của cộng đồng
NTTS xã Phú Mỹ và các hộ khảo sát.
- Diễn biến số hộ, số khẩu, trình độ văn hóa, phương thức sử dụng tài
nguyên đầm phá.
3.1.2 Hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá
* Đặc điểm tài nguyên, phân vùng quản lý và sử dụng.
- Diện tích tài nguyên đầm phá Phú Mỹ, hoạt động sản xuất trong ao vây,
hoạt động sử dụng tài nguyên của người dân, chuyển đổi nuôi xen ghép.
- Phân vùng quản lý và hoạt động sử dụng tài nguyên của từng phân hội,
diện tích sử dụng, hoạt động sản xuất của hội viên.
* Hoạt động KTTS ở đầm phá Phú Mỹ.
Các hoạt động KTTS (khai thác cố định/ khai thác di động), diện tích
thủy đạo sử dụng trong khai thác, hộ tham gia khai thác. Những thay đổi sản
lượng, diện tích, số hộ khai thác qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011.
* Hoạt động NTTS và khai thác trong vùng ao vây
Các hoạt động NTTS (nuôi xen ghép, nuôi chuyên tôm, nuôi tôm bốt)
của người dân. Số hộ tham gia, diện tích, sản lượng, thu nhập. Mốc thời gian
chuyển đổi từ nuôi chuyên tôm sang nuôi xen ghép, vì sao lại có sự chuyển
đổi? Sản lượng NTTS qua các năm 2008, 2009, 2010.
3.1.3 Cải tiến quản lý và xây dựng ĐQL tại Phú Mỹ

* Tiến trình xây dựng ĐQL tại xã Phú Mỹ:
- Tiến trình xây dựng và kiện toàn tổ chức: Thành lập CHNC, tính pháp
lý, ổn định tổ chức, điều lệ hội, phân công trách nhiệm, kinh phí hoạt động,…
21
- Phân vùng quy hoạch quản lý có sự tham gia của cộng đồng: Phân vùng
quy hoạch (vùng nuôi, thủy đạo), sắp xếp ngư cụ, sự hưởng ứng và tham gia
quy hoạch của người dân.
- Xây dựng quy chế bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng: Quy chế bảo vệ
và sử dụng ngư cụ trong khai thác, quy định ngư cụ sử dụng trong khai thác,
kích thước mắt lưới,…
- Trao quyền và vai trò của các bên liên quan trong quản lý thủy sản; Xác
định ranh giới trao quyền, thời gian trao quyền,…
* Đánh giá cải tiến cơ chế quản lý
- Nhận thức của người dân về hoạt động quản lý tài nguyên đầm phá:
Quy hoạch, xây dựng quy chế, sắp xếp nò sáo,… Thực trạng thực hiện so với
mong muốn của người dân như thế nào?
- Xây dựng chi hội: Tiến trình xây dựng, hoạt động, thông tin về hội viên
(số hội viên, trình độ, hoạt động sử dụng tài nguyên đầm phá,…)
- Phân vùng quy hoạch
- xây dựng quy chế
- Hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn cho hội viên
- Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý
3.1.4 Đánh giá kết quả ĐQL đối vơi sản xuất thủy sản và tài nguyên môi
trường
- Kết quả NTTS qua các năm 2008, 2009, 2010 (diện tích ao vây, ao đất,
sản lượng, tổng thu, tổng chi, lãi)
- Bảo vệ sản xuất và giải quyết mâu thuẫn: Thành lập tổ tự quản, cách
thức quản lý và sử lý vi pham,…
- Kết quả thực hiện ĐQL đối vơi tài nguyên môi trường: Trước và sau
khi chưa có quy hoạch, sắp xếp ngư cụ thực trạng tài guyên môi trường, đặc

biệt từ khi có ĐQL, những thay đổi tích cực và tiêu cực về chất lượng tài
nguyên môi trường đầm phá, nhận thức của người dân.
22
3.1.5 Thay đổi về sinh kế và thu nhập của hộ
- Thay đổi sinh kế (về xã hội, con người, tài chính, tài nguyên, vật chất),
thay đổi nhận thức của người dân như thế nào?, các hoạt động mang tính
cộng đồng, áp dụng kỹ thuật vào nuôi trồng.
- Thay đổi thu nhập giữa các nhóm hộ (NTTS, KTTS, nuôi trồng và
KTTS) qua các năm 2008, 2009, 2010.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
* Chọn điểm nghiên cứu
Điểm nghiên cứu được chọn là thôn Định Cư, xã Phú Mỹ, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thuộc vùng ven Phá Tam Giang – Cầu Hai. Đảm
bảo các tiêu chí:
- Là xã có hoạt động thủy sản trong vùng ao vây lưới, Có hoạt động
ĐQL, vấn đề phát triển CHNC và trao quyền diễn ra mạnh.
- Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu.
* Chọn mẫu nghiên cứu
- Tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu:
+ Chọn các hộ có hoạt động nuôi trồng và KTTS trong vùng ao vây lưới,
thôn Định Cư, Phú Mỹ.
+ Hộ am hiểu về các hoạt động NTTS của cộng đồng và hoạt động quản
lý của chi hội để nghiên cứu mô hình ĐQL
- Dung lượng mẫu: Đề tài chọn khảo sát 60 hộ dân (40 hộ nuôi trồng
thủy sản, 13 hộ vừa nuôi trồng vừa khai thác và 7 hộ khai thác thủy sản), 10
người am hiểu.
- Phương pháp chọn mẫu: Thu thập danh sách hộ từ những người am
hiểu thông tin tại cộng đồng như chủ tịch CHNC, cán bộ phụ trách thủy sản,
phân hội trưởng, phòng văn thư,… sau đó tiến hành chọn ngẫu nhiên bằng
cách bốc thăm dựa trên dah sách.

- Thu thập thông tin thứ cấp:
+ Các thông tin về mô hình ĐQL thủy sản phá Tam Giang – Cầu Hai
thông qua internet, sách, báo và các nghiên cứu có liên quan,…
+ Thu thập các thông tin về hoạt động kinh tế xã hội qua các năm 2008,
2009, 2010 và định hướng phát triển năm 2011.
23
+ Thu thập các báo cáo về tình hình hoạt động của CHNC, quy chế, điều
lệ hội, quy hoạch đầm sam chuồn, mở rộng thủy đạo, sắp xếp ngư cụ, phương
án cấp quyền, hoạt động NTTS trong vùng ao vây lưới,…
* Phân tích sử lý số liệu
- Tất cả các số liệu điều tra được mã hóa, nhập và xử lý bằng phần mềm
Excel, data/sotr, data/subtotal, data/ fileter. Sử dụng hàm count, sum, average.
- Chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích định tính để so sánh và số
liệu định lượng tính ra giá trị trung bình nhằm phân tích thực trạng NTTS và
khai thác theo vùng ao vây, hoạt động ĐQL, vấn đề trao quền.
- Tiến hành phân tích so sánh giữa các nhóm hộ có hoạt động nuôi trồng
và KTTS khác nhau.
24
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm cộng đồng thủy sản vùng nghiên cứu
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính huyện Phú Vang
Xã Phú Mỹ là xã đồng bằng ven phá, thuộc huyện Phú Vang, cách thành
phố Huế 12 km về phía Tây – Tây Nam.
Có tổng dân số khoảng 11.127 người.

Số người trong độ tuổi lao động
chiếm khoảng 47,8% tổng số dân.
Người dân ở đây sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu, trồng trọt chủ

yếu là trồng lúa và các loại hoa mầu ngắn ngày với diện tích 853 ha. Chăn
nuôi ở đây cũng phát triển, chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn, trâu, bò, già,
vịt chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình.
Xã có diện tích mặt trên phá Tam Giang gần 200 ha, thuộc đầm Sam
Chuồn, tập trung chủ yếu tại thôn Định Cư. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển hoạt động thủy sản của người dân.
25

×