Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

đánh giá thực trạng và tìm giải pháp phát triển cho nghề làm muối ở xã hộ độ huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.76 MB, 68 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
“Hạt muối là sản phẩm kết tinh từ thiên nhiên, là khoáng chất thiết yếu
của con người, là sản phẩm văn minh của nhân loại”[1]. Ngoài giá trị trong
cuộc sống hằng ngày muối cũng còn được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
và y học. Trong đời sống văn hóa dân tộc người Việt Nam, nghề làm muối đã
xuất hiện từ rất lâu đời và đây có thể xem là một nghề truyền thống tồn tại mãi
với thời gian.
Việt Nam có bờ biển dài trên 3200km và có khí hậu nhiệt đới gió mùa là
một quốc gia có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. Ngành muối vốn được
xem là một ngành kinh tế trọng điểm trong phát triển nông nghiệp của Việt
Nam nhưng thực tế ngành muối hiện đang còn nhiều tồn tại. Diêm dân Việt
Nam đời sống còn rất nhiều vất vả, thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá muối
không ổn định. Nghề làm muối lại vất vả và phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên
người dân nhiều nơi không còn mặn mà với nghề, mặt khác các chính sách
đầu tư cho nghề muối còn nhiều hạn chế, chưa thật sự được quan tâm. Chất
lượng muối nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu muối sản xuất công nghiệp. Dẫn
đến tình trạng nước ta phải nhập khẩu muối ăn và muối dùng trong công
nghiệp chế biến thực phẩm và hóa chất. Đây là một thực tế đáng buồn.
Xã Hộ Độ một xã nằm ở phía Nam huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng là
một địa phương có truyền thống lâu đời trong nghề làm muối. Với điều kiện tự
nhiên thuận lợi và những kinh nghiệm làm nghề quý báu do cha ông để lại nên
muối nơi đây được đánh giá có chất lượng cao và được nhiều nơi ưa chuộng.
Những năm trước kia nghề muối đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân, là một
nguồi cung cấp muối quan trọng cho các vùng lân cận và đi xa hơn nữa. Những
năm trước đây làm muối là nghề nghiệp chính của bà con diêm dân nơi đây.
Mặc dù hiện nay cơ cấu sản xuất đã có rất nhiều thay đổi nhưng nghề làm muối
vẫn là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình để bám trụ lại với làng quê
của mình. Thế nhưng, những năm qua cùng với những bất cập chung với nghề
1


muối của cả nước trước biến động của giá cả thị trường, ảnh hưởng của khí
hậu, thời tiết khiến nghề làm muối của người dân xã Hộ Độ đang đứng trước
những khó khăn, thách thức rất lớn. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn của địa
phương và để tìm hiểu rõ hơn về nghề sản xuất muối từ đó có cái nhìn tổng
quát hơn và đề xuất một số giải pháp cho bà con diêm dân ở nơi đây tôi đã
chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và tìm giải pháp phát triển cho nghề làm
muối ở xã Hộ Độ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối của địa
phương trong các năm 2008, 2009, 2010 và giai đoạn hiện nay.
- Xác định và phân tích các yếu tố tác động tới nghề muối.
- Xác định các giải pháp của chính quyền địa phương các cấp các ngành
để phát triển nghề làm muối.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về nghề muối
2.1.1 Một số khái niệm của nghề muối
Theo báo cáo tham luận hội thảo khoa học quốc gia ngành muối
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thách thức, cơ hội và triển vọng
đã định nghĩa:
"Ngành muối là ngành cổ xưa, đồng thời là ngành vĩnh hằng và phát
triển cùng với sự phát triển của nhân loại"
Đây là một định nghĩa phổ biến nhưng rất tổng quát, toát lên quy luật
phát triển tất yếu của ngành hàng đặc thù này trong mọi thời đại.
Trong dự thảo nghị định của chính phủ tháng 12/2010 về sản xuất và
kinh doanh muối đã đưa ra một số định nghĩa như sau:
1. Muối: Là hợp chất, có thành phần chính là NaCl (tên quốc tế
Soudium chloride), được làm ra từ nước biển; khai thác từ mỏ muối; sử dụng
được cho ăn, uống và làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp,

hóa chất, thực phẩm, y tế, mỹ phẩm
2. Muối thô: Là muối được sản xuất ra trên đồng muối hoặc khai thác ở
mỏ muối.
3. Muối tinh: Là muối được chế biến từ nguyên liệu muối thô theo
phương pháp nghiền rửa, hoặc tái kết tinh.
4. Muối công nghiệp: Là muối có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền công bố dùng làm nguyên liệu cho ngành sản
xuất công nghiệp, hóa chất, thực phẩm, y tế, mỹ phẩm và một số lĩnh vực khác.
5. Sản xuất muối: Là quá trình làm ra muối từ nước biển, nguồn nước
mặn trong lòng đất hoặc khai thác từ mỏ muối.
3
6. Sản xuất muối thủ công: Là quá trình sản xuất được thực hiện trên
những đồng muối nhỏ lẻ, sử dụng sức lao động của con người, không sử dụng
thiết bị theo dây chuyền sản xuất.
7. Sản xuất muối công nghiệp: Là quá trình sản xuất muối thực hiện trên
đồng muối được thiết kế, xây dựng phù hợp theo yêu cầu công nghệ trên diện
tích tập trung, quy mô lớn và được vận hành theo một quy trình, công nghệ
bắt buộc. Hoặc sản xuất muối mỏ theo quy trình công nghiệp.
8. Chế biến muối: Là quá trình sử dụng thiết bị, kỹ thuật để làm ra loại
muối có chất lượng phù hợp, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong các lĩnh vực từ
nguyên liệu muối thô.
9. Kinh doanh muối: Bao gồm các hoạt động chế biến, mua, bán, xuất
nhập khẩu, dự trữ và vận chuyển lưu thông muối.[2]
2.1.2 Một số nghiên cứu về nghề muối
Trước năm 1960 có rất ít tài liệu công trình nghiên cứu đề cập đến nghề
làm muối truyền thống cũng như kỹ thuật sản xuất muối. Cho đến cuối năm 70
của thế kỷ XX, tác giả Vũ Bội Truyền xuất bản 2 tác phẩm:”kỹ thuật sản xuất
muối ăn” (1978), hai công trình này giới thiệu kỹ thuật sản xuất muối ăn theo 2
phương pháp chủ yếu là phương pháp phơi cát và phương pháp phơi nước, đây
là cách làm muối đặc trưng của hai miền nam bắc nước ta. Năm 2005 tác giả

Bùi Song Châu viết cuốn “kỹ thuật sản xuất muối khoáng” một lần nữa cho
chúng ta có thêm những hiểu biết mới về kỹ thuật sản xuất làm muối nước nhà.
Bên cạnh đó còn có một số tài liệu được đăng trên các báo tạp chí tiêu biểu là
công trình nghiên cứu “Các làng muối ở Huế xưa: Diêm Trường và Phụng
Chính” (1995), và Việc sản xuất muối ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” (1998)
của Nguyễn Quang Trung Tiến, Ngành muối Việt Nam với phát triển kinh tế
biển cần tầm nhìn mới” của Nguyễn Gia Hùng….Đặc biệt trong những năm
gần đây Phân viện Văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam tại Huế đã giành nhiều quan
tâm tới nghề làm muối với “Nghề làm muối ở Hải Bình (huyện Tĩnh Gia tỉnh
Thanh Hóa)” của Trần Đức Sáng, “Con đường muối” của Bảo Đàn…Những
thành tựu nghiên cứu ấy đã cho chúng ta biết được thăng trầm nghề làm muối
trong lịch sử cũng như những vất vả của người diêm dân.
4
Đề tài về nghề làm muối có rất ít người nghiên cứu. Trong “Danh mục
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ giai đoạn 2009/2012” không có đề tài nào
liên quan đến nghề làm muối.
Đến thời điểm này tại Hà Tĩnh chưa có nghiên cứu nào một cách đầy đủ
về thực trạng nghề muối. Các đơn vị liên quan đến nghề muối như Công ty
muối Hà Tĩnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cấp chính quyền
địa phương hầu như chưa có các thông tin và số liệu chính thức gì liên quan
đến lĩnh vực này. Ngay như Chi cục phát triển nông thôn Hà Tĩnh là đơn vị
được phân cấp quản lý về diêm nghiệp (nghề muối), mặc dù trong vài năm
gần đây cũng đã được thực hiện nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư
phát triển nghề muối nhưng tại văn phòng Chi cục củng không có hệ thống
thông tin đầy đủ, hoặc là số liệu theo dõi rất sơ sài.
Nghề làm muối ở Hộ Độ hiện nay cũng chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ chỉ có một vài bài viết phản ánh
một phần nhỏ như “Triển khai cải tạo đồng muối cho dân xã Hộ Độ”, “Hiệu
quả mô hình sản xuất muối sạch ở xã Hộ Độ” của trung tâm khuyến nông
khuyến ngư Hà Tĩnh”…Một vài bài báo viết về những nhọc nhằn của người

diêm dân (người sản xuất muối), và những khó khăn trong đời sống của họ
như “Mặn mòi làng muối Hộ Độ” của Võ Đức Báu, 1996, báo Hà Tĩnh, số
20,2. “Đôi điều trăn trở về làng muối Hộ Độ” của Nguyễn Trường Biên,
1999, báo Hà Tĩnh, số 3846.
2.2 Thực trạng của nghề muối
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ muối trên thế giới
“Muối là ngành hàng lớn có tầm quan trọng trong thương mại. Hằng
năm có khoảng 90 triệu tấn muối lưu thông giữa các châu lục. Về khối lương
lưu thông trên biển chỉ đứng sau dầu thô và quặng sắt”[3]
Hiện nay hầu như 111 quốc gia có biển đều làm muối. Bao gồm từ công
nghệ phơi nước truyền thống bằng năng lượng mặt trời, đến các công nghệ
khai thác khác trong việc khai thác nguồn nước ngầm, khai thác mỏ đá muối,
chưng cất các nồi cô chân không. Ở các nước có vĩ độ cao dùng phương pháp
5
đông lạnh (Nga, Thụy Điển) còn Nhật Bản chủ yếu dùng phương pháp chiết
điện thấm[4]
Muối được sản xuất từ ba nguồn muối mỏ, nước biển và các hồ nước
mặn trong đất liền. sản lượng muối toàn thế giới hàng năm đạt mức 200 triệu
tấn, 1/3 trong số này được sản xuất từ nước biển, 1/3 từ nước mặn trong đất
liền, số còn lại là muối mỏ.
Muối mỏ và muối biển chiếm phần lớn, đạt mức gần tương đương nhau.
Muối mỏ tập trung chủ yếu ở châu Âu, trong khi đó, muối biển có nhiều tại
châu Á, châu Phi và châu Úc, Nam Mỹ có cả hai loại muối này. Thống kê cho
thấy, hàng năm, sản lượng muối biển trên toàn thế giới đạt gần 70 triệu tấn;
muối mỏ đạt 60 triệu tấn; muối từ nguồn nước mặn đạt 70 triệu tấn/ năm.
Trong số đó, Australia và Mexico là hai quốc gia cung cấp muối lớn nhất trên
thế giới, với tổng sản lượng muối của riêng Australia đã là 14 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, nếu tính theo đầu người, thì Canada là quốc gia tiêu thụ nhiều
muối nhất trên thế giới, 360 kg/người/năm.[7]
Cũng theo thống kê, sản lượng muối (bao gồm cả muối biển và muối

mỏ) sản xuất hàng năm tại các khu vực, châu Âu: 73,6 triệu tấn, Bắc Mỹ: 56,2
triệu tấn, châu Á:6,5 triệu tấn, Trung và Nam phi:6 triệu tấn Và, theo đánh
giá của các chuyên gia, chất lượng muối của Australia và Mexico hiện nay tốt
nhất trên thị trường quốc tế. Tuy sản xuất nhiều muối, nhưng chất lượng muối
của ấn Độ (đánh giá thông qua hàm lượng NaCl và hàm lượng các hợp chất
của Ca và Mg) thấp hơn nhiều lần so với hai loại muối trên.
Cơ cấu tiêu dùng muối trên thế giới là 60% muối ăn công nghiệp, 30%
chế biến thành phẩm ăn trực tiếp và 10% tiêu dùng khác.
Hiện nay nhiều nước đã xác định tầm quan trọng của nghề muối và đưa
ra các chính sách để ưu tiên ngành muối. Những quốc gia có ngành muối phát
triển mạnh hiện nay là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Astralia, Thái Lan.[4]
Nghề làm muối trên thế giới qua hàng ngàn năm, đã thực sự có những
chuyển biến to lớn về kỹ thuật và chất lượng. Ngày nay với việc áp dụng các
thành tựu khoa học tiên tiến, việc sản xuất muối trở nên dễ dàng hơn, sản xuất ra
nhiều hơn, chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người hiện đại.
6
2.3 Thực trạng nghề làm muối trong những năm gần đây ở Việt Nam
2.3.1 Vai trò của nghề làm muối ở nước ta
Muối là một trong những thực phẩm không thể thiếu được của con
người, muối không chỉ là thành phần khoáng dinh dưỡng mà còn là tác nhân
cho nhiều phản ứng sinh lý và sinh hoá. Muối đóng vai trò cân bằng giữa axít
và bazơ trong cơ thể. Ngoài ra, muối là nguyên liệu quan trọng của các ngành
công nghiệp, y tế, chế biến bảo quản nông sản, thuỷ sản. Theo thống kê, muối
có tới 14.000 ứng dụng. Có 8% muối công nghiệp dùng cho lĩnh vực thực
phẩm (mỗi người trong cuộc đời sử dụng tới 14 tấn muối).
Sản xuất muối, tuy là một ngành sản xuất không lớn về kinh tế của Việt
Nam, song lại có những tác động không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước.
Trước hết, đó là một ngành sản xuất có thể tận dụng được nhiều lợi thế
của đất nước như có bờ biển dài, có khí hậu phù hợp cho quá trình sản xuất

muối từ nước biển.
Thứ hai, đây là một ngành sản xuất ra sản phẩm thiết yếu phục vụ đời
sống con người và là sản phẩm có tác động lớn đến an sinh xã hội trong hoà
bình cũng như khi có chiến tranh xảy ra.[4]
Thứ ba, ngành này cũng sản xuất ra những loại nguyên liệu quan trọng
phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ muối ăn,
người ta có thể điện phân để lấy kim loại Natri (Na) nguyên chất, xút
(NaOH), Clo (Cl
2
), Hyđro (H
2
), axít Clohyđric (HCl) và những hoá chất cơ
bản dùng để sản xuất ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp khác. Muối ăn còn
dùng trong việc sản xuất thuốc nhuộm, thuốc nổ, Natri Carbonat (Na
2
CO
3
),
phân bón Amon Clorua (NH
4
Cl) xà phòng và bột giặt. Ngoài ra, trong quá
trình làm muối, người ta còn có thể thu được Magie Oxit (MgO), Magie
Clorua (MgCl) sử dụng trong công nghiệp sản xuất gốm sứ, thủy tinh… Và
cuối cùng, đây là ngành sản xuất có liên quan đến sinh kế của hàng vạn
diêm dân, những người vốn đã rất nghèo khó và ít có điều kiện vươn lên
trong cuộc sống.[5]
7
2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ muối ở nước ta
Nghề làm muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn
chặt với nguồn nước biển và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí

hậu, thời tiết, nhiệt độ, nắng trời ở các vùng ven biển.[15]
Cho đến nay, cả nước có 20 tỉnh, thành ven biển có những hoạt động sản
xuất muối biển với tổng diện tích 14.988 ha (có 2.719,1 ha sản xuất công
nghiệp, chiếm 18,1% tổng diện tích đồng muối cả nước), năng suất bình quân
đạt 60-80 tấn/ha và sản lượng bình quân đạt từ 800 nghìn tấn đến 1,2 triệu tấn
muối/năm, tạo việc làm và thu nhập cho gần 80 nghìn lao động.
Nhìn chung, các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam trở vào chiểm đến trên
80% diện tích sản xuất muối của cả nước. Trong đó, Bạc Liêu là tỉnh có diện
tích sản xuất muối lớn nhất cả nước với 3.205 ha (chiếm 21,3% tổng diện tích
muối cả nước), kế đó là Ninh Thuận (10,22%) Thành phố Hồ Chí Minh
(10,11%), Bến Tre (10,04%) Khánh Hòa (8,01%) và Bà Rịa-Vùng Tàu
(7,53%). Ở các tỉnh phía Bắc, muối được sản xuất chủ yếu ở Nam Định
(5,73% diện tích muối cả nước) và Nghệ An (5,58% diện tích muối cả nước).
Sản lượng muối của các tỉnh phía Bắc chiểm khoảng gần 30% sản lượng muối
của cả nước, với Nam định sản xuất khoảng 82.059 tấn (chiếm 10,25% sản
lượng muối cả nước), Nghệ An- 79.586,5 tấn (9,94 sản lượng muối cả nước).
Tỉnh có sản lượng muối lớn nhất cả nước là Ninh Thuận với 135.000 tấn
(chiếm 16,8% sản lượng muối cả nước). Trong khi sở hữu một diện tích sản
xuất muối lớn nhất cả nước, nhưng Bạc Liêu chỉ làm ra khoảng 39.661 tấn
muối/năm (chiếm khoảng 4,95 sản lượng muối cả nước).
Muối được sản xuất theo mùa vụ trong năm. Vùng Đồng bằng sông
Hồng và Trung Bộ mùa vụ sản xuất muối từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm
(riêng vùng Trung Bộ vào năm có mùa mưa đến muộn hoặc không gặp lũ
muộn, có thể bắt đầu vụ sản xuất từ trung tuần tháng 1 và kéo dài đến tận
trung tuần tháng 9), vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thời
gian làm muối bắt đầu từ tháng 12 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm
sau (riêng tỉnh Ninh Thuận có thể bắt đầu từ tháng 11 năm trước, kéo dài
đến tận tháng 8 năm sau).
8
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng muối của các địa phương năm 2009

STT Địa phương Diện tích Sản lượng
Diện tích
thực (ha)
Tỷ lệ (% so
cả nước)
Sản lượng
thực
(tấn/niên vụ)
Tỷ lệ (%
so cả
nước)
1 Bạc Liêu 3.205,00 21,30 39.661,0 4,95
2 Sóc Trăng 317,00 2,10 4.600,0 0,58
3 Bến Tre 1.505,25 10,04 54.972,0 6,86
4 Bình Thuận 1.012,77 6,75 86.977,0 10,86
5 Khánh Hòa 1.2.01,15 8,01 50.984,0 6,37
6 TP Hồ Chí Minh 1.516,00 10,11 65.256,0 8,15
7 Trà Vinh 301,20 2,01 11.640,0 1,45
8 Bà Rịa -
Vũng Tàu
1.128,50 7,53 68.563,0 8,56
9 Ninh Thuận 1.531,00 10,22 135.000,0 16,80
10 Phú Yên 180,00 1,20 13.975,0 1,75
11 Bình Định 218,90 1,45 22.921,0 2,86
12 Quảng Ngãi 135,00 0,90 6.054,0 0,75
13 Quảng Nam 35,00 0,23 3.900,0 0,49
14 Quảng Bình 96,50 0,04 6.272,0 0,78
15 Hà Tĩnh 243,00 1,62 25.465,0 3,18
16 Nghệ An 836,62 5,58 79.586,5 9,94
17 Thanh Hóa 417,89 2,78 27.896,0 3,48

18 Nam Định 858,16 5,73 82.059,0 10,25
19 Thái Bình 61,41 0,41 2.561,0 0,32
20 Hải Phòng 188,09 1,25 12.542,6 1,57
Tổng cộng 14.988 100,00 800.885,1 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất muối ao gồm các đê ngăn mặn, đê
ngăn nước ngọt; hệ thống kè, cống, trạm bơm, mương cấp và hồ chứa nước
mặn; mương thải nước ngọt; đường đi lại nội đồng; kho tạm trữ muối trên
9
đồng… Hiện tại, trong 20 tỉnh sản xuất muối của cả nước có 358 km đê
ngăn mặn (một số tỉnh có hệ thống đê ngăn mặn dài như Nghệ An, Bình
Định, Nam Định, Bà Rịa-Vũng Tàu); 138 km đê ngăn lũ (đê ngọt); 1.473 km
mương, trong đó có 960 km mương cấp và 513 km mương thoát; khoảng
gần 5000 trạm bơm cấp nước và khoảng 164.613 m
3
hỗ chứa nước mặn;
1.640 km đường vận chuyển nội đồng và khoảng 463.896 tấn kho muối dự
trữ, lưu thông. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi phục vụ làm muối đều đã
xuống cấp nghiêm trọng. Đa phần cống, mương đều bị xuống cấp, bị bồi lấp,
bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp chế biến, không
đảm bảo nhiệm vụ tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất. Mặc dù các công trình
đầu mối như đê, kè, cống, kênh cấp 1 được hỗ trợ của nhà nước trong tu bổ,
nhưng chưa đảm bảo sự kiên cố cần thiết, lại bị bão lớn tàn phá gần đây nên
chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Các công trình thuỷ lợi nội đồng
đều do diêm dân tự làm nên có đến 70-80% công trình cần được cải tạo,
nâng cấp và đồng bộ hoá. Hầu hết các cống đầu mối đều không xây dựng bể
lắng cát nên hàng năm đều phải tốn nhiều công cho nạo vét. Hệ thống
mương cấp, thoát nước, giao thông nội đồng cũng như hệ thống kho dự trữ
lưu thông muối đều xuống cấp, yếu kém, không đồng bộ và không thuận tiện
cho quá trình sản xuất.[6]

Việt Nam có hai phương pháp sản xuất từ muối biển là sản xuất theo
phương pháp phơi cát ở miền Bắc và sản xuất theo phương pháp phơi nước ở
miền Nam. Cả hai phương pháp này nếu sản xuất theo cách thức truyền thống
hầu như không tách được hết tất cả tạp chất từ nước biển. Các tạp chất tan
như gốc sunfat, magiê, canxi… cần chất trợ lọc để loại bỏ.
Hiện tại, Tổng Công ty Muối Việt Nam có nhiều cơ sở ứng dụng phương
pháp sản xuất mới (dùng bể lọc) tách được cả tạp chất tan và không tan, tuy
nhiên qui mô chưa lớn. Chỉ một số cơ sở ứng dụng được công nghệ cao này như
Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Thuận… còn đa phần vẫn theo phương pháp
truyền thống lạc hậu, thiếu máy móc.
Vai trò của muối ăn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân rất quan trọng,
sự phát triển mau chóng của các ngành công nghiệp hoá chất đòi hỏi một
10
lượng lớn muối ăn với độ tinh kiết khá cao; nhưng hiện nay, phương pháp sản
xuất muối của nước ta còn thô sơ và lạc hậu, độ tinh khiết của muối còn kém,
mức sản xuất còn thấp so với khả năng của diện tích và nhân lực.
2.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh
muối ở nước ta hiện nay
Việt Nam được đánh giá là nơi “địa lợi” cho nghề muối, bởi có khoảng
hơn 3.000 km bờ biển và khí hậu nhiệt đới. Thế nhưng vài năm trở lại đây,
nhập khẩu muối ngày càng tăng. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất
cân đối cung cầu của ngành muối được đánh giá là do thiếu “thiên thời” và
“nhân hòa”. Có 3 yếu tố chính tác động tới nghề muối là yếu tố chính sách,
yếu tố điều kiện tự nhiên và yếu tố thị trường.[8]
2.3.3.1 Yếu tố chính sách
Chính sách nông nghiệp nông thôn: là tổng thể các biện pháp kinh tế
hoặc phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và các ngành có
liên quan đến nông nghiệp nông thôn theo một định mức với một mục tiêu
nhất định”[9].Chính sách nông nghiệp nông thôn không chỉ là chính sách đơn
thuần về nông nghiệp, nông thôn mà là các chính sách, các biện pháp tác động

vào tất cả các lĩnh vực các ngành có liên quan đến nông nghiệp nông thôn.
 Các chính sách của chính phủ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất muối
+ Các chính sách mang tính vĩ mô, QĐ số 153/1999/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về “Chính sách phát triển ngành muối”. NĐ số 19/1999/NĐ-
CP ngày 10/04/1999 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng muối Iốt
cho người ăn. QĐ số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu
thụ muối cho diêm dân.
+ Các quyết định cho Tổng Công ty Muối: QĐ số 1111/1999/QĐ-TTg
ngày 30/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án khu kinh
tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ - Ninh Thuận. QĐ số
65/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt phương án sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, Tổng Công ty Muối vẫn là
doanh nghiệp nhà nước.
11
Từ những căn cứ trên cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với
ngành muối nhằm thúc đẩy cho ngành muối và các ngành công nghiệp hóa
chất phát triển.
Từ thực tiễn ngành muối trong ba năm qua, Bộ NN & PTNT đã kiến
nghị với Thủ tướng Chính phủ nhiều vấn đề nhằm giảm bớt khó khăn cho bà
con diêm dân. Trước hết, phải tăng cường quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu
muối. Hỗ trợ các hộ diêm dân trong vùng quy hoạch sản xuất muối được vay
vốn tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội, được hỗ trợ
lãi suất với thời hạn vay là 36 tháng và số vốn được vay từ 40 đến 50 triệu
đồng/ ha. Có các chính sách hỗ trợ lâu dài cho diêm dân để đời sống của bà
con bớt khó khăn; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng muối gắn với đầu tư
xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa
học phục vụ sản xuất, chế biến và đa dạng hoá các sản phẩm muối.[8]
2.3.3.2 Yếu tố thị trường
Thị trường là yếu tố quan trọng, có những lúc thị trường trở thành yếu
tố quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tốc độ sản xuất. Khi thị

trường phát triển hàng hóa xuất ra bán giá cao, người sản xuất thu được
nhiều lợi nhuận, khi đó nó thúc đẩy phát triển với tốc độ cao, quy mô sản
xuất được mở rộng và ngược lại[9]. Hiện nay thị trường tiêu thụ muối của
nước ta đang có nhiều bất cập, giá muối bấp bênh, người dân sản xuất ra
không tiêu thụ được còn chính phủ mấy năm gần đây phải đi nhập khẩu
muối dùng cho công nghiệp.
Việc Việt Nam xin gia nhập WTO vào cuối năm 2005 cũng như những
kết quả và triển vọng sau 5 năm trở thành thành viên chính thức của diễn đàn
Á - Âu APEC trong “Tuần lễ APEC tại Việt Nam” tháng 10 vừa qua là cơ hội
và thách thức rất lớn cho sản phẩm muối Việt Nam. Trong xu thế hội nhập
này, đòi hòi Tổng công ty muối phải nâng cao và cải tạo công nghệ hiện có để
tạo ra được những sản phẩm muối chất lượng hơn, tương đương các nước
trong khu vực và Quốc tế để xâm nhập vào thị trường nước ngoài nâng cao
thương hiệu VISALCO.
12
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là một nước có nền kinh tế
“dựa vào các yếu tố”- có nghĩa là một nền kinh tế mà sự tăng trưởng dựa vào
các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lực lượng lao động chủ yếu
giản đơn. Như vậy, đối với ngành muối Việt Nam với truyền thống khai thác
theo phương pháp thủ công dựa vào sức lao động của diêm dân thì chất lượng
muối Việt Nam sẽ là một lợi thế cần khai thác triệt để. Với tốc độ tăng trưởng
GDP hơn 7%, mức sống của người dân Việt Nam đang dần được nâng cao
cùng với tâm lý thích tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao, các sản phẩm
muối chất lượng cao của Tổng công ty muối đang ngày càng thu hút. Trong
những năm tới với nhu cầu càng cao của người dân đòi hỏi một sự đầu tư
không chỉ về chất lượng mà còn là hình thức của sản phẩm muối Việt Nam.[8]
2.3.3.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất muối
Do đặc điểm của nghề làm muối là phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết
nên tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến nghề sản xuất muối. Tự nhiên là nhân tố
khó dự đoán nhất do tình hình thời tiết những năm gần đây thay đổi thất

thường, nhiều bão lụt gây khó khăn cho việc sản xuất muối của diêm dân cũng
như khó khăn cho Tổng công ty Muối Việt Nam trong việc thu mua muối.
 Một số yếu tố tác động lên hoạt động sản xuất và hiệu quả sản xuất
của diêm nghiệp
- Nồng độ nước biển và mực thuỷ triều
Nước biển là nguyên liệu chính để sản xuất ra muối biển. Thuỷ triều cao
và đều đặn sẽ tạo khả năng lấy nước biển vào đồng muối dễ dàng hơn. Ngược
lại cần phải sử dụng các trạm bơm để lấy nước biển vào đồng muối, chi phí sản
xuất cao hơn. Tuy nhiên, nếu mức thuỷ triều quá cao sẽ phải xây đê biển kiên
cố để điều hoà lượng nước lấy vào đồng muối. Việc này sẽ tạo ra nhiều chi phí
cho xây dựng và vận hành. Nước biển có nồng độ NaCl càng cao thì nhiệt năng
cần bay hơi để tạo ra một đơn vị khối lượng muối càng thấp và ngược lại.
- Địa hình và đặc điểm đất đai khu vực sản xuất muối:
+ Địa hình đồng muối nếu bằng phẳng và rộng thì có thể xây dựng đồng
muối tập trung, tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất. Khi đồng muối có độ dốc
13
khoảng 1:1000-1:10.000 có thể sử dụng biện pháp cho nước biển tự chảy vào
các ô phơi nước, giảm được chi phí sản xuất.
+ Sóng biển không dồn quá mạnh, nhất là ở chính diện đồng muối để
giảm thiểu chi phí đắp đê ngăn sóng.
+ Không gần sông nước ngọt hoặc nguồn chứa nước ngọt quy mô lớn. có
thể làm giảm độ mặn của nước biển.
+ Không có đồi núi cao che chắn làm giảm sự bay hơi nước.
+ Kết cấu đất phải đủ chắc chống thấm cao, không mềm, nhão làm ảnh
hưởng kết cấu các khu chế nước chạt và chất lượng muối. Đất nên có độ pH
thấp hơn 7,0 và không chứa các ion kim loại như Mn
2+
, Fe
2+
…làm ảnh hưởng

đến chất lượng muối.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bay hơi như: nhiệt độ, độ ẩm không
khí; hướng và sức gió… là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều trong sản xuất
muối. Lượng bay hơi càng lớn thì thời gian và hiệu quả sản xuất muối càng
cao và ngược lại. Nơi sản xuất muối cần có độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ
không khí cao, thời gian nắng dài và có hướng gió thổi từ lục địa thổi tới với
cấp gió vừa phải (cấp 4-5).
- Lượng mưa: lượng mưa có ảnh hưởng lớn trong sản xuất muối. Lượng
mưa lớn phải xây dựng các thiết bị tháo nước ngọt, mất thời gian và chi phí để
tháo nước ngọt, khôi phục sản xuất, cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các
cơ sở hạ tầng đồng muối.
- Bão: bão có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất muối. Ngoài việc khắc
phục những ảnh hưởng do mưa lớn gây ra, bão còn làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến
cơ sở hạ tầng của đồng muối, nhất là các cống lấy nước, mương dẫn nước…
- Số lần mưa ít, số lượt nắng liền nhiều: Số lần mưa ít, mặc dù lượng
mưa cao mà số lượt nắng liền có nhiều thì ảnh hưởng đối với sản xuất muối
không cao nếu số lần mưa nhiều (cho dù lượng mưa nhỏ), số lượt nắng liền ít
thì ảnh hưởng nhiều đến sản xuất muối vì khi đó không đủ thời gian nắng để
muối kết tinh. Nếu hàng năm, mưa chỉ tập trung vào một số tháng trong năm
thì ảnh hưởng xấu của mưa tới sản xuất muối biển ở đồng muối sẽ không
14
nhiều bằng khi mưa rải đều trong các tháng của vụ sản xuất. Bởi vì mỗi khi có
mưa, diêm dân phải mất nhiều thời gian và chi phí để phơi khô mặt ô bay hơi
và đưa nước chạt về nơi sản xuất… Mưa, nhất là mưa bất thường cũng thường
làm mất đi phần nước biển đã được cô đặc đến những nồng độ nhất định trong
quá trình bay hơi trước đó, đôi khi còn làm mất đi lượng muối đã được sản
xuất trước đó do đa phần các kho chứa trong đồng muối đều là kho tạm.[6]
2.4 Thực trạng sản xuất muối ở Hà Tĩnh
Theo báo cáo của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Hà Tỉnh cho biết Hà
Tĩnh có 137 km bờ biển, có 08 xã thuộc 4 huyện có hộ dân làm nghề muối,

với diện tích đất sản xuất muối là 328 ha, diện tích thực tế sản xuất 252 ha,
sản lượng hàng năm 25.000 - 30.000 tấn, giá trị bình quân 42 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Diện tích đất sản xuất muối trên toàn tỉnh Hà Tĩnh
Huyện (xã) Diện tích sản xuất muối
Huyện Lộc Hà (3 xã) gồm 148 ha
Hộ Độ 93 ha
Mai Phụ 25 ha
Thạch Châu 30 ha
Kì Anh (1 xã) gồm 73 ha
Kì Hà 73 ha
Thạch Hà (1 xã) gồm 35 ha
Thạch Bàn 35 ha
Cẩm Xuyên (3 xã) gồm 26 ha
Cẩm Long 5 ha
Cẩm Nhượng 7 ha
Cẩm Lĩnh 14 ha
Nguồn: Theo báo cáo của chi cục phát triển nông thôn Hà Tĩnh
Việc tiêu thụ muối chủ yếu thông qua các doanh nghiệp trong tỉnh
khoảng 28.000 tấn, bán cho tư thương các tỉnh khác 1.200 tấn và người dân tự
tiêu thụ trong tỉnh 800 tấn.
15
Trong những năm gần đây như năm 2008 từ nguồn vốn nhà nước, Chi
cục phát tiển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư các xã bình quân 150 - 200
triệu đồng/mỗi xã để đầu tư nâng cấp hệ thống sản xuất muối kiên cố bằng bê
tông xi măng. Tuy nhiên theo phương thức đầu tư này thì số hộ dân được
hưởng lợi còn hạn chế. Vì chỉ một số ít người dân làm muối được đầu tư. [10]
Cùng với thực trạng chung của nghề muối cả nước nghề muối ở Hà Tĩnh
cũng đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức
Giá muối liên tục biến động tăng giảm. Trúng mùa thì giá thấp và ngược
lại là cái điệp khúc đeo đuổi diêm dân cả chục năm qua khiến cuộc sống của

họ ngày càng điêu đứng. Trong khi đó, Nhà nước phải đi nhập khẩu muối để
cân bằng cung cầu.
Không chỉ phập phồng với giá muối "nóng lạnh", người làm muối gần
như phải tự xoay sở trước hàng loạt khó khăn: Thiếu vốn đầu tư, phương tiện
vận chuyển, dự trữ
Do phải vay vốn với lãi suất cao, nhiều diêm dân còn phải bán "muối
non" để trả nợ, sau một vụ sản xuất, người dân lãi rất thấp. Không được hỗ trợ
đúng mức, người làm muối phải tự cứu mình bằng cách bỏ nghề quay sang
tìm kiếm nghề khác.
Bước sang năm 2011 tình hình lại khó khăn hơn. Nguyên nhân trước hết
do giá muối trên thị trường đều hạ xuống mức thấp chưa từng có, từ giá bán
ra 1.500 đồng/kg xuống còn 1.000 đồng/kg
Không những rớt giá mà còn khó tiêu thụ nên tình trạng muối tồn kho
ngày một nhiều. Trong khi đó mùa vụ mới đã cận kề nhưng diêm dân nhiều
xã không mặn mà với nghề muối, bỏ bê ô nại, kéo nhau lên thành phố làm
cửu vạn hoặc vào Nam tìm kế sinh nhai.[11]
16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ sản xuất muối ở xã Hộ Độ
huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời gian nghiên cứu từ : 01/2011 đến 05/2011
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của nghề sản xuất
muối trong 3 năm trở lại đây.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành ở xã Hộ Độ huyện
Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh.

3.2 Nội dung nghiên cứu
-Tìm hiểu vai trò của nghề làm muối đối với đời sống vật chất và tinh
thần người dân xã Hộ Độ- Lộc Hà-Hà Tĩnh.
- Thực trạng của nghề làm muối của xã.
- Xác định tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nghề làm muối.
+ Yếu tố chính sách
+ Yếu tố thị trường
+Yếu tố tự nhiên
- Giải pháp để phát triển nghề muối
+ Đối với chính quyền địa phương
+ Đối với các ban ngành có liên quan
+ Đối với các hộ diêm dân
17
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chọn mẫu
Qua kết quả tìm hiểu, phỏng vấn cán bộ xã thì toàn xã có 13 xóm trong
đó có 12 xóm có diện tích sản xuất muối. Trong 12 xóm đó có 2 xóm có diện
tích sản xuất muối lớn nhất đó là xóm Vĩnh Yên, xón Trung Châu. Để thực
hiện mục tiêu nghiên cứu tôi tiến hành chọn 2 xóm này để khảo sát. Đây củng
là 2 xóm có những chương trình, dự án đầu tư cho nghề làm muối
Chọn ngẫu nhiên 40 hộ làm muối. Xóm Vĩnh Yên 20 hộ. Xóm Trung
Châu 20 hộ.
Các hộ ở đây được chọn theo tiêu chí là những hộ đang sản xuất muối
trong xóm, có nhiều năm gắn bó với nghề.
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Các thông tin số liệu được thu thập thông qua:
- Một số thông tin về điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu, tài nguyên
thiên nhiên, đất đai của xã.
- Các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Các báo cáo tổng kết và định

hướng phát triển kinh tế của UBND xã Hộ Độ các năm 2008, 2009, 2010
- Sách, báo, internet các vấn đề liên quan đến nghề muối
- Các chương trình, dự án phát triển nghề muối của xã, huyện, tỉnh, của
các tổ chức phi chính phủ
- Các nghị định liên quan tới ngành muối của chính phủ.
 Thu thập thông tin sơ cấp:
•Phỏng vấn sâu người am hiểu:
Nghiên cứu đã tiến hành 07 cuộc phỏng vấn sâu trong đó có chủ tịch xã,
phó chủ tịch, 4 người có thâm niên trong nghề làm muối, và 2 xóm trưởng
các xóm Vĩnh Yên và Trung Châu.
18
+ Nội dung: Tìm hiểu nghề làm muối, thực trạng và giải pháp.
+ Công cụ: Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp với nói chuyện.
•Thu thập thông tin cấp hộ:
Quan sát, phỏng vấn theo bảng hỏi bán cấu trúc là những công cụ được
áp dụng để thu thập các thông tin liên quan đến thực trạng của nghề muối.
Số lượng mẫu thu thập qua bảng hỏi bán cấu trúc cụ thể như sau:
- Tổng số mẫu điều tra là 40 mẫu
- Tổng số nhân khẩu trong 40 mẫu điều tra là: 189 nhân khẩu với 117 lao
động đang làm việc.
- Số người được phỏng vấn trực tiếp là 40 người
- Số người được phỏng vấn gián tiếp thông qua 40 người trên là: 149
người
3.3.4. Phương pháp phân tích
 Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp này được sử dụng để mô tả tổng quát về địa bàn nghiên
cứu, thực trạng sản xuất muối, thực trạng tiêu thụ của nghề muối tại địa bàn
nghiên cứu.
- Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu thô và lập bảng phân phối tần số. Tần số là số lần thực hiện của

một quan sát.
- Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã
thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, củng là bảng trình bày kết quả
nghiên cứu.
 Phương pháp phân tích SWOT
- Phương pháp này được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ
bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu để tìm ra điểm
mạnh, điểm yếu cơ hội thách thức của nghề làm muối trong giai đoạn hiện
nay. Từ đó nhìn nhận vấn đề trên nhiều khía cạnh.
19
- Để sử dụng phương pháp này, hai cuộc thảo luận nhóm được tiến
hành tại hai xóm Vĩnh Yên và Trung Châu. Ở mỗi cuộc thảo luận chon 6
người tham gia gồm: xóm trưởng và 5 người trong thôn có nhiều am hiểu
về nghề muối.
 Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu định được xử lý thông qua phần mềm Excel
20
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Hộ Độ là một xã nằm ở vùng biển cửa, là trung tâm kinh tế phía Nam
huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, có tổng chiều dài đường địa giới hành chính là
132.220m, có diện tích tự nhiên 668,96 ha (2007).
Ảnh từ Google Earth
- Phía Bắc giáp xã Thạch Mỹ, xã Mai Phụ huyện Lộc Hà.
- Phía Nam giáp xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh.
- Phía Đông giáp xã Thạch Bàn, thạch Đỉnh huyện Thạch Hà.
- Phía Tây giáp xã Thạch Tượng, Thạch Long, Thạch Sơn, huyện Thạch Hà.

21
Hộ Độ nằm cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh 7km về phía Bắc, có dòng
sông Hạ Hoàng thông ra biển qua cửa Sót, nơi đây là một địa bàn thuận lợi
cho việc giao thông đi lại bằng đường thủy. Hiện nay, khu vực này là một
trong những địa điểm hoạt động kinh tế sôi động, có tuyến đường tỉnh lộ 9 đi
qua, là cửa ngõ để vào huyện Lộc Hà cũng như ra biển lớn.
4.1.1.2 Địa hình
Nhìn chung Hộ Độ có địa hình nhỏ gọn, tương đối thấp, bằng phẳng. Ba
phía được bao bọc bởi sông Hộ Độ và sông Đò Điệm. Dạng địa hình chủ yếu
là đồng bằng ven sông, phù sa chính đã tạo nên những dãi đồng bằng này.
4.1.1.3 Khí hậu
Thuộc vùng duyên hải miền Trung nên xã có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
trong năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô, phù hợp với 2 thời kì
xâm nhập của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Mùa khô kéo dài
từ tháng 4 tháng 9, với nhiệt độ trung bình là 32
0

C, có khi lên tới 39
0

C đến
40
0

C, thời gian này gió phơn Tây Nam thổi từ Tây Trường Sơn qua (hay còn
gọi là gió Lào) thổi vào tạo nên nhiệt độ rất khô và nóng vào đầu mùa hạ.
Vùng đồng bằng Nghệ An, Hà Tĩnh là hai nơi thời tiết gió Tây phát triển rất
mạnh, hằng năm quan sát được 20 đến 30 ngày. Với đặc trưng khô nóng,
hằng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, gió nhiều, bốc hơi mạnh, là
điều kiện lý tưởng để hạt muối kết tinh nhanh.

Lượng mưa trung bình trên địa bàn xã hàng năm khoảng 2.955
mm
, năm
cao nhất lên tới 4.927
mm
, năm thấp nhất khoảng 1.850
mm
. Số ngày mưa bình
quân/năm khoảng 140 ngày, chiếm 40% số ngày trong năm. Mưa tập trung
nhiều vào đầu tháng 9 đến tháng 12 hàng lượng mưa những tháng này thường
chiếm từ 70 - 75% lượng mưa của cả năm.
Vào cuối mùa hạ, khoảng tháng 9, 10 thường có bão lụt. Đây cũng là
thời gian người dân không làm muối nữa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 dến
tháng 3 năm sau, có gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn và lạnh, nhiệt độ
bình quân xuống dưới 20
0

C, có lúc tụt xuống còn 10
0

C đến 12
0

C.
22
Đầu mùa khí hậu tương đối mát mẻ, thuận lợi cho động thực vật phát
triển, nhưng vào giữa mùa đông thì rất lạnh. Vùng đất này cũng là nơi hứng
chịu nhiều trận lũ lụt và các cơn bão thường tập trung từ tháng 8 đến tháng 12
âm lịch, vì ở ven sông địa hình thấp nên thường sau mỗi trận lại bị ngập úng,
giao thông đi lại khó khăn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
4.1.2.1 Tài nguyên đất
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 668,96 ha (2007), nhìn chung đất đai ở
Hộ Độ khá đa dạng. Theo tài liệu điều tra nông hóa thổ nhưỡng tỉnh Hà Tĩnh
năm 1976 và tài liệu điều tra bổ sung thì đất đai chủ yếu có các loại sau
Đất cát nhẹ: Chiếm khoảng 25% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Loại
đất này bao quanh xã.
Đất mặn trung bình do nước mạch mặn: chiếm 50% tổng diện tích đất tự
nhiên, phân bố ở khu vực giữa địa bàn xã. Đây là loại đất tốt và chủ yếu để
sản xuất muối.
Đất mặn không trồng trọt được: loại đất này phân bố tập trung ở xóm
Nam Hà, chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên. Thực tế, đây cũng là loại
đất có thể làm muối, tuy nhiên không tốt bằng loại đất trên
Đất mặn chua: chiếm đến 20% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở phía
Bắc giáp xã Mai Phụ. Đất mặn chua cũng có thể sử dụng để làm muối, nếu
gia công làm giảm bớt độ chua và tăng thêm độ mặn của đất.
Nhìn chung, với phương pháp sản xuất muối theo phương pháp phơi
cát thì chủ yếu là lấy chất mặn từ đất đã phơi với nước mặn, nên đất có độ
mặn càng lớn càng tốt. Tuy vậy, nếu đất bị mặn thì không có khả năng làm
nông nghiệp. Trên thực tế, xã nhà đã tận dụng loại đất này để trồng rừng
phòng hộ.[12]
23
Bảng 4.1: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất của xã 2 năm
2005 và 2010.
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2005 Năm 2010
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Tổng diện tích
đất tự nhiên
Ha 668,96 100 668,96 100

Tổng diện tích đất
sản xuất nông
nghiệp
Ha 303,42 45,35 259,24 38,75
Tổng diện tích đất
phi nông nghiệp
Ha 331,44 49,54 343,21 51.3
Tổng diện tích đất
chưa sử dụng.
Ha 34,10 0,511 30,51 0.45
Nguồn: Báo cáo thuyết minh, kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng năm 2010
Qua bảng 3 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã năm 2005 là
668,96ha, hiện tại đất đang sử dụng cho các mục đích là 638,45 ha chiếm
94,89% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp là 303,42ha
chiếm 45,35% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 331,44ha
chiếm 49,54% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 34,10ha chiếm
0,511% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Đến năm 2010 diện tích đất sản
xuất nông nghiệp giảm xuống bởi trong các năm từ 2005-2010 xã đã
chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích khác. Bên cạnh đó
thì tổng diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chiếm 51,3% so với tổng
diện tích đất tự nhiên.
24
4.1.2.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý gần biển, ba phía giáp
sông nước mặn, nên nguồn nước mặt của xã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, hệ
thống kênh mương là nước mặn, không có mương dẫn nước ngọt từ nơi khác
tới. Mặc dù sông Hạ Hoàng có trữ lượng nước mặt lớn và khá ổn định, song
đây lại là nước mặn nên không có giá trị trong sản xuất nông nghiệp cũng như
sinh hoạt khác.

Nguồn nước ngầm: Hầu như trong xã, nguồn nước ngầm đều nhiễm mặn.
Mức độ nông sâu thay đổi tùy thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm.
4.1.2.3 Tài nguyên biển
Xã Hộ Độ cách biển 6 km nhưng có dòng sông Hạ Hoàng thông ra với
biển nên người dân đã lợi dụng chế độ thủy triều để lấy nước phục vụ cho
nghề muối. Độ mặn của nước cộng với độ mặn của đất, qua các thao tác sản
xuất sẽ tạo ra hạt muối tinh khiết.
4.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Do đặc thù của vùng nên diêm nghiệp là ngành kinh tế chính của xã.
Bình quân năng suất hằng năm năng suất đạt 80 tấn/ha. Thu nhập bình quân
đầu người năm 2010 đạt 9,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của xã
thời điểm tháng 12 năm 2010 là 11% (theo chuẩn nghèo mới của cả nước)
Hạ tầng kinh tế - xã hội của xã đang nằm ở tốp trung bình của tỉnh. Hầu như
mọi người dân đều được sử dụng nước sạch nhờ chương trình đưa nước sạch về
với người dân được thực hiện từ năm 2007. Trình độ quản lý, năng lực lãnh đạo
của hệ thống chính trị ở xã: Đảm bảo đạt chuẩn theo tiêu chí của Nhà nước.
- Đặc điểm nguồn nhân lực.
Diện tích đất ở là 38ha. Dân số toàn xã ước tính có 1890 hộ với 7845
khẩu chia làm 13 xóm, Nhìn chung dân cư tập trung khá đông. Cụm dân cư
bố trí khá hợp lý, hầu như xóm nào cũng có diện tích làm muối
Hiện xã có khoảng 2790 người trong độ tuổi lao động, trong đó tỷ lệ nam
49%, nữ 51%.
25

×