Chuyên đề thực tập
Mục Lục
1.2.1. Chức năng ....................................................................................................................................... 5
1.2.2.Nhiệm vụ .......................................................................................................................................... 5
1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh ................................................................................................ 7
2.3.2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân ...................................................................................... 37
3.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy kinh doanh dịch vụ tại Công ty Công ty
Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) .................................................................................... 44
3.2.1 Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh các dịch vụ tại công ty SSI .................................... 45
3.2.2. Các giải pháp cụ thể đối với từng dịch vụ: .................................................................................... 54
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước. .................................................................... 63
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lí cho hoạt động dịch vụ của CTCK. ........................................................ 63
3.3.2. Tăng cung cho thị trường chứng khoán cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. ..................... 63
3.3.3. Cần có quy định cụ thể, rõ ràng về phương thức, tổ chức hoạt động của TTGDCK Hà Nội. ........ 64
3.3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK. ..................... 65
3.3.5. Tăng cường chế độ công bố thông tin. ......................................................................................... 66
3.3.6. Phát triển các tổ chức phụ trợ. ..................................................................................................... 67
3.3.7. Bổ sung chính sách ưu đãi thuế cho các CTCK. ............................................................................. 68
3.3.8. Tạo điều kiện cho bên nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. ................. 69
Danh mục bảng biểu
Bảng 1:Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCPCK Sài
Gòn (SSI) từ 2006 – 2009
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 1
Chuyên đề thực tập
Bảng 2: số liệu doanh thu của công ty CPCK Sài Gòn (SSI)
qua 2 năm 2008 -2009
Bảng 3: Cơ cấu trình độ học vấn nhân sự tại SSI
Bảng 4: số liệu hoạt động môi giới chứng khoán qua các
năm của của công ty CPCK Sài Gòn (SSI)
Bảng 5: Doanh thu dịch vụ môi giới chứng khoán
Bảng 6: Doanh thu dịch vụ bảo lãnh phát hành
Bảng 7: Doanh thu dịch vụ quản lý danh mục đầu tư
Bảng 8: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPCK
Sài Gòn (SSI) từ 2006 - 2009
Chương I: Khái Quát chung về công ty
chứng khoán SSI
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
SSI là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, được thành
lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056679 do Sở Kế hoạch Đầu tư
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 2
Chuyên đề thực tập
Tp Hồ chí Minh cấp ngày 30/12/1999. Vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng.SSI là
Công ty Chứng khoán đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.SSI đồng thời là thành
viên của hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán: Trung tâm giao dịch chứng
khoán Hà Nội và Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp HCM (nay là Sở Giao
dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh).
Năm
30/12/1999: SSI được thành lập với trụ sở
chính tại TP. HCM với hai nghiệp vụ Môi
giới và Tư vấn đầu tư chứng khoán.
1999
30/12/1999: Vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ
đồng.
07/2001: SSI có 4 nghiệp vụ chính: Tư vấn
Đầu tư, Môi giới, Tự doanh và Lưu ký chứng
khoán.
2001
02/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 9 tỷ
đồng
07/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ
đồng
09/07/2002: Mở chi nhánh tại Hà nội, mở
rộng hoạt động kinh doanh chứng khoán trên
địa bàn từ Bắc vào Nam.
2002
2004
4/2004: SSI tăng vốn điều lệ lên 23 tỷ
đồng
2/2005: SSI có 5 nghiệp vụ chính: Tư vấn
đầu tư, Môi giới, Tự doanh, Lưu ký chứng
khoán và Quản lý danh mục đầu tư.
6/2005: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được
bổ sung
2005
2/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 26 tỷ
đồng
6/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ
đồng
15/12/2006: Cổ phiếu SSI đăng ký giao
dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
Hà Nội
2006: SSI được vinh danh ‘Vietnam
Excellent Brand” của tạp chí Vietnam
Economic Times
2006
02/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ
đồng.
05/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ
đồng, trở thành công ty chứng khoán có
quy mô vốn lớn nhất trên thị trường
chứng khoán Việt nam tại thời điểm đó.
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 3
Chuyên đề thực tập
09/2006: Vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng.
3/8/2007: công ty Quản lý Quỹ SSI, công ty
TNHH một thành viên của SSI được thành
lập
29/10/2007: SSI chính thức niêm yết tại
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh).
2007: SSI đã được vinh danh với những giải
thưởng uy tín nhất về kinh tế: giải thưởng
“Thương hiệu mạnh Việt Nam”, là 1 trong
100 doanh nghiệp được vinh danh “Sao vàng
Đất Việt” 2007 (công ty duy nhất trong lĩnh
vực chứng khoán), được tạp chí Euro Money
bình chọn là Nhà thu xếp số 1 trong nước về
trái phiếu nội địa năm 2007, được World
Bank bình chọn là một trong 10 cổ phiếu có
giá trị nhất tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.
HCM
2007
07/2007: SSI tăng vốn điều lệ lên
799.999.170.000 đồng
03/2008: cổ phiếu SSI được Merrill Lynch
chọn là 1 trong số 50 cổ phiếu là thành phần
cấu thành của chỉ số ML Frontier Index, chỉ
số này nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư
những cơ hội tốt nhất tại các thị trường mới
nổi và có tiềm năng nhất tại châu Âu, Trung
Đông, châu Phi và châu Á.
2008: SSI được vinh hạnh nằm trong top 20
doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, do Trung
tâm Thông tin tín dụng – CIC – Ngân hàng
Nhà nước VN cùng Hãng tin danh tiếng
D&B (Mỹ), được giải thưởng Nhà môi giới
tốt nhất Việt Nam do tạp chí danh tiếng
FinanceAsia trao
2008
03/3/2008: SSI tăng vốn điều lệ lên
1.199.998.710.000 đồng
16/4/2008: SSI tăng vốn điều lệ lên
1.366.666.710.000 đồng.
2009: SSI được tạp chí danh tiếng
2009
30/01/2009: SSI tăng vốn điều lệ lên
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 4
Chuyên đề thực tập
FinanceAsia trao giải “Nhà môi giới tốt nhất
Việt Nam” và “Nhà tư vấn tốt nhất Việt
Nam”
1.533.334.710.000 đồng
1.2. Chức năng và nhiệm vụ
1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) có các chức năng chủ yếu sau:
- Tạo ra một cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi với
người sử dụng vốn.
- Cung cấp cơ chế giá cả hợp lý cho giao dịch.
- Tạo ra tính thanh khoản tốt cho chứng khoán.
- Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường chứng khoán.
1.2.2.Nhiệm vụ
Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) có các nhiệm vụ khác nhau đối với các
chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán:
Đối với thị trường chứng khoán: Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết
định, tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng thì người mua và người bán phải
thông qua các CTCK vì họ không được trực tiếp tham gia vào thị trường. Do đó,
Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) góp phần làm cầu nối giữa người mua và
người bán. Thêm vào đó các CTCK là những thành viên của thị trường, do vậy
cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Giá cả của mỗi loại
chứng khoán đều có sự tham gia định giá của các công ty chứng khoán. Trên thị
trường sơ cấp các CTCK cùng các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Với
việc thực hiện nghịêp vụ bảo lãnh phát hành, CTCK đã tham gia vào quá trình tạo
hàng hoá cho thị trường. Trên thị trường thứ cấp, bằng nghiệp vụ môi giới và tư
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 5
Chuyên đề thực tập
vấn, CTCK giúp các nhà đầu tư có thể mua bán trao đổi chứng khoán một cách dễ
dàng. Do vậy chứng khoán trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, từ đó tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục phát hành trên thị trường sơ cấp.
Đối với các tổ chức phát hành: Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) sẽ giúp
các doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí phát hành đồng thời giảm rủi ro sau
khi phát hành chứng khoán. Với kinh nghiệm và kỹ năng về lĩnh vực tài chính của
mình Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản
trị điều hành, củng cố công tác tài chính kế toán, quản lý nhân sự, giúp các doanh
nghiệp đáp ứng được yêu cầu, tuân thủ các quy định khi tham gia niêm yết trên
thị trường chứng khoán. Hơn nữa, Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) là một
kênh thông tin thị trường, tài chính với các dịch vụ như: quản lý danh mục đầu tư,
tư vấn đầu tư…. Sẽ tạo cho các doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn để tối ưu hoá
hoạt động tài chính của mình.
Đối với các nhà đầu tư: Khi đầu tư vào chứng khoán, các nhà đầu tư không
thể tự đến Sở giao dịch để mua bán chứng khoán. Mặt khác, họ cũng ít có trình độ
chuyên môn, chưa nắm vững các quy tắc giao dịch, quy trình nghiệp vụ. Sự biến
động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm
cho các nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước
khi quyết định đầu tư. Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn, quản lý
danh mục đầu tư Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) sẽ giúp các nhà đầu tư thực
hiện có hiệu quả.
Đối với các cơ quan quản lý thị trường: Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI)
có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lý
thị trường. Các thông tin đó bao gồm: thông tin về các giao dịch mua bán trên thị
trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và tổ chức phát hành, thông tin về
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 6
Chuyên đề thực tập
các nhà đầu tư,…. Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể
kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn và bóp méo thị trường.
Đối với xã hội: Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) góp phần giảm chi phí
giao dịch, lưu thông các dòng chảy tài chính, từ đó thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư
cho phát triển kinh tế. Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) tạo ra những dịch vụ
mới trong nền kinh tế, tạo việc làm và làm phong phú môi trường đầu tư. Sự góp
mặt của các CTCK nói chung và sự góp mặt của Công ty Cổ phần CK Sài Gòn
(SSI) nói riêng trên thị trường tài chính làm mất đi tính độc quyền của các ngân
hàng trong quá trình huy động vốn, tạo ra môi trường cạnh tranh, góp phần nâng
cao hiệu quả của hệ thống tài chính quốc gia.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh
Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) có cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo công
ty bao gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc và các phó giám đốc, trong đó có Phó
giám đốc trực tiếp phụ trách hoạt động chi nhánh TP HCM.
Công ty Cổ phần CK Sài Gòn (SSI) có trụ sở chính ở Hà Nội, chi nhánh ở
Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây
1.3.1.Đặc điểm kinh doanh
Công ty chứng khoán luôn gắn liền với nhiệm vụ là cầu nối giữa người mua
và người bán chứng khoán trên thị trường.Vì vậy mọi sản phẩm của công ty
chứng khoán đều nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người mua và người
bán.Cũng như các sản phẩm dịch vụ khác,các sản phẩm dịch vụ của công ty
CPCK Sài Gòn (SSI) cũng có những đặc điểm chung của các hoạt động dịch vụ
Thứ nhất,các hoạt động dịch vụ của công ty cần được diễn ra kịp thời nhanh
chóng,đáp ứng được yêu cầu về thời gian của khách hàng.Như đã biết,đặc điểm
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 7
Chuyên đề thực tập
của thị trường chứng khoán là chỉ một sự chậm trễ nhỏ về thời gian cũng có thể
gây tổn hại rất lớn.Do vậy,các hoạt động dịch vụ của công ty luôn diễn ra khẩn
trương,đặc biệt là dịch vụ môi giới chứng khoán và các dịch vụ bổ xung như cho
vay cầm cố,bảo lãnh chứng khoán.
Thứ hai,đặc điểm của dịch vụ của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) là thường
xuyên phải tiếp xúc với khách hàng,do vậy sự đánh giá của khách hàng về các
hoạt động của công ty phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giao tiếp của nhân
viên.Nhưng hiện nay,công ty chưa có hay chưa đào tạo cho nhân viên về khả
năng giao tiếp với khách hàng mà đa phần là nhân viên làm ở bộ phận nào thì trực
tiếp tiếp xúc với khách hàng của mình.
1.3.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những
năm gần đây
Có thể nói,sau hơn 4 năm kể từ ngày niêm yết trên sàn chứng khoán năm
2007,công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã bước đầu xay dựng được các
quy trình nghiệp vụ và tích lũy được 1 số kinh nghiệm trong kinh doanh chứng
khoán.Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm có sự gia tăng đáng kể
Bảng 1:
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) từ 2006 - 2009
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
Doanh thu 379.095 1291.685 1017995 1189.385
Chi phí 75.795 342.692 740.176 233.474
Lợi Nhuận 303.300 948.993 277.819 955.911
(nguồn: báo cáo tài chính hằng năm của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) )
Năm 2006 công ty đạt mức lợi nhuận là 303 tỷ, doanh từ hoạt đọng tự doanh
chứng khoán chiếm phần lớn với giá trị là 194 tỷ và đây cũng là năm thị trường
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 8
Chuyên đề thực tập
chứng khoán chuẩn bị bước vào thời kì “sốt” với sự tăng giá mạnh của 1 loạt các
cổ phiếu trên thị trường.Nghiệp vụ môi giới chứng khoán của công ty CPCK Sài
Gòn (SSI) đạt 49 tỷ chiếm 12% doanh thu
Sang năm 2007 lợi nhuận của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) tăng đột biến lên
948 tỷ gấp 3 lần so với năm 2006. Trong đó lợi nhuận từ môi giới chứng khoán là
250 tỷ và từ tự doanh chứng khoán 690 tỷ. Cũng trong năm này,sự đẩy mạnh hoạt
động của các cổ phiếu,tính thanh khoản gia tăng và hoạt động giao dịch cổ phiếu
cũng tăng liên tục,mọi người kì vọng rất nhiều về lãi từ cổ phiếu mang lại,điều
này đã giúp cho công ty CPCK Sài Gòn (SSI) có 1 khoản thu không nhỏ từ hoạt
động môi giới giao dịch
Sang đến năm 2008 mức lợi nhuận giảm di rất nhiều từ 948 tỷ xuống chỉ còn
277 tỷ nguyên nhân là do trong mục chi phí, công ty CPCK Sài Gòn (SSI) đã tăng
cường thêm tiền vào quỹ dự phòng chứng khoán trước những biến động khó
lường của thị trường chứng khoán năm 2008
Sang năm 2009 lợi nhuận lại được đẩy lên cào vì lúc này quỹ dự phòng chứng
khoán đã được rút xuống ,điều này làm giảm chi phí,tăng doanh thu lợi nhuận
tăng
Qua những con số trên chúng ta có thể thấy công ty CPCK Sài Gòn (SSI) phải
trai qua 1 thời gian biến động rất lớn của thị trường chứng khoán đi từ tăng
trưởng mạnh mẽ đột biến xuống suy thoái khó lường.Cùng với sự tăng trường của
thị trường chứng khoán là lợi nhuận và sự suy thoái là thua lỗ,tuy nhiên với
những bước đi đúng đăn và đội ngũ nhân viên có chuyên môn trình độ cao,công
ty CPCK Sài Gòn (SSI) đã từng bước khẳng định mình trên thị trường môi giới
và đầu tư chứng khoán!
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 9
Chuyên đề thực tập
Chương II: Thực trạng kinh doanh các
dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI
2.1. Sự cần thiết khách quan phải phát triển kinh doanh các
dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI
Là cầu nối trung gian giúp người mua và người bán chứng khoán giao dịch
mua bán chứng khoán với nhau 1 cách dễ dàng nhất với chi phí thấp nhất.
Các dịch vụ kinh doanh chứng khoán của CTCK góp phần giảm bớt những
chi phí thông tin và giao dịch lớn của mỗi cá nhân ,tổ chức và toàn bộ nền kinh tế
Các dịch vụ của công ty chứng khoán giúp đáp ứng đầy đủ kịp thời yêu cầu
của người cần vốn và người có vốn.
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 10
Chuyên đề thực tập
Các dịch vụ của CTCK giúp tư vấn,tài trợ và phòng ngừa rủi ro cho hoạt động
kinh doanh của người đầu tư trên TTCK
2.2 .Phân tích thực trạng kinh doanh các dịch vụ tại công ty
chứng khoán SSI
2.2.1. Khái quát về các dịch vụ tại công ty chứng khoán SSI
2.2.1.1.Dịch vụ môi giới chứng khoán
Dịch vụ môi giới chứng khoán là dịch vụ mà công ty chứng khóan (CTCK)
đứng ra làm trung gian hoặc đại diện mua bán chứng khóan cho khách hàng để
hưởng hoa hồng. Theo đó, CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch tại
Sở Giao dịch Chứng khóan (SGDCK) mà chính khách hàng phải chịu trách
nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình.
Dịch vụ môi giới chứng khóan bao gồm các dịch vụ nhỏ:
Mở tài khoản cho khách hàng: Khách hàng được công ty hướng dẫn thủ tục
mở tài khoản, điền thông tin cá nhân vào “giấy mở tài khoản” bao gồm các thông
tin theo luật định và thông tin cần yêu cầu thêm. Thông tin yêu cầu có thể bao
gồm: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, nghề nghiệp…Bộ phận quản lí tài khoản
khách hàng của công ty phải kiểm tra tính chính xác của thông tin. Sau khi mở tài
khoả, CTCK sẽ cung cấp cho khách hàng một mã số tài khoản và mã truy nhập và
tài khoản để kiểm tra sau mỗi lần giao dịch.
Nhận lệnh từ khách hàng: Đối với mỗi lần giao dịch, khách hàng phải phát
lệnh theo mẫu in sẵn. Lệnh giao dịch phải được khách hàng điền đầu đỷ theo các
nội dung theo đúng qui định. Đó là các điều kiện đảm bảo an toàn cho côn ty
cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi phát lênhj. Việc ra lệnh có
thể theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, telex, fax tùy thuộc vào
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 11
Chuyên đề thực tập
sự phát triển của thị trường. CTCK khi nhận lệnh phải kiểm tra tính khả thi của
lệnh. Nếu là lệnh mua, công ty phải kiểm tra số tiền kí quỹ của khách hàng trên
tài khoản. Còn nếu là lệnh bán, công ty phải kiểm tra số chứng khóan hiện có của
khách hàng để đảm bảo rằng các giao dịch sẽ được thực hiện không vi phạm qui
định của cơ quan quản lý.
Thực hiện lệnh: CTCK kiểm tra lại lệnh của khách hàng, sau đó với mạng lưới
thông tin trực tiếp từ trụ sở chính và các chi nhánh đến phòng sở giao dịch, các
lệnh này được truyền trực tiếp đến phòng giao dịch của sở chứng khoán tương
ứng.
Nếu loại chứng khóan mua bán là loại chứng khoán niêm yết trên Sở giao
dịch thì phiếu lệnh sẽ được chuyển đến nàh môi giới tại sàn, môi giới tại sàn
chuyển lệnh cho các nhà môi giới của chính CTCK đó tại sở giao dịch. Đến khi
ghép lệnh, nhà môi giới của công ty tại Sở giao dịch thông báo kết quả cho môi
giới tại sàn. Từ đây, kết quả giao dịch được gửi về công ty.
Xác nhận kết quả: Sau khi nhận được kết quả chuyển đến từ Sở giao dịch, nhà
môi giới tại sàn sẽ báo về cho phòng giao dịch của CTCK với các nội dung chính:
Số hiệu nhà môi giới tại sàn, số hiệu lệnh, đã mua hay bán, mã chứng khoán, số
lượng, giá, thời gian.
Phòng giao dịch chuyển phiếu lệnh có giao dịch tới phòng thanh toán. Cuối
mỗi buổi giao dịch, phòng thanh tóan căn cứ vào kết quả giao dịch lập báo cáo
kết quả giao dịch và chuyển kết quả đến trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ
chứng khóan để tiến hành quá trình thanh tóan.
Đồng thời, sau khi nhận kết quả giao dịch, CTCK sẽ chuyển cho khách hàng
một phiếu xác nhận đã thực hiện xong lệnh. Xác nhận này có vai trò như một hóa
đơn hen ngày thanh toán với khách hàng.
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 12
Chuyên đề thực tập
Thanh tóan và hòan tất giao dịch. Đến ngày thanh toán, các thủ tục chuyển
tiền và giao nhận chứng khóan sẽ được hòan tất.
Như vậy, Thông qua dịch vụ môi giới chứng khóan, CTCK sẽ chuyển đến
khách hàng những sản phẩm dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán
chứng khóan với nhà đầu tư mua chứng khoán.
2.2.1.2. Dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khóan.
Tư vấn đầu tư chứng khoán là dịch vụ mà theo đó CTCK thông qua các hoạt
động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực
hiện một dịch vụ khác có liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho
khách hàng. Có hai dạng tư vấn đầu tư là tư vấn đầu tư cho cá nhân và tư vấn đầu
tư cho tổ chức.
Đối với tư vấn đầu tư cho cá nhân: CTCK thông qua các nhân viên tư vấn
của mình cung cấp cho khách hàng các thông tin, cách thức, đối tượng chứng
khoán, thời điểm và các vấn để có tính qui luật của hoạt động đầu tư chứng
khoán. Dịch vụ này đòi hỏi nhiều kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm chuyên môn
mà không cần nhiều vốn.
Ban đầu, CTCK và khách hàng cùng tìm hiểu khả năng của nhau. Công ty
phải tìm hiểu rõ khách hàng, số tiền định đầu tư, khả năng thu nhập trong tương
lai, lợi nhuận mong đợi, thời hạn đầu tư. Đồng thời, công ty cũng cần chứng minh
cho khách hàng thấu được khả năng chuyên môn cũng như khả năng kiểm soát
nội bộ của mình.
Tiếp theo, công ty khác hàng sẽ ký kết hợp đồng tư vấn. Nội dung hợp đồng
cần quy định quyền hạn và trách nhiệm của công ty, phí tư vấn công ty được
hưởng. Ngoài ra, hợp đồng cũng có thể quy định số tiền và thời hạn ủy thác, mục
tiêu đầu tư và qui trình đầu tư.
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 13
Chuyên đề thực tập
Tiếp theo là thực hiện hợp đồng tư vấn. Công ty và nhân viên cần vận dụng
tất cả các kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của mình khi thực hiện
hợp đồng tư vấn. Lợi ích của khách hàng phải được đặt lên hàng đầu, mục tiêu tối
ưu là thu lợi nhuận tối đa cho khách hàng.
Cuối cùng là thang lý hợp đồng. Khách hàng có thể chấm dứt hợp đồng với
công ty nếu họ cảm thấy việc tư vấn không hiệu quả, hoặc muốn đổi chiến lược
đầu tư họ có thể làm lại hợp đồng mới.
Đối với tư vấn cho nhà đầu tư tổ chức thì đây là công việc tư vấn cổ phần
hóa, niêm yết, bảo lãnh phát hành. Công việc này đòi hỏi CTCK phải hiểu rõ quy
trình tư vấn, các luật lệ có liên quan, tìm hiểu các khách hàng có hội đủ những
điều kiện yêu cầu của quy định pháp luật liên quan hay không, hiểu rõ thực trạng
tình hình thị trường cũng như khả năng tiếp nhận thêm cổ phiếu của chúng. Đồng
thời, dịch vụ này yêu cầu CTCK phải có vốn lớn để có thể thực thi dịch vụ bảo
lãnh phát hành.
Tư vấn cổ phần hóa là việc CTCK thực hiện hoạt động dịch vụ để chuyển một
công ty trở thành một công ty cổ phần.
Quy trình thực hiện dịch vụ tư vấn cổ phần hóa:
Bước một, CTCK tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng tu vấn cổ phần hóa.
Bước hai, CTCK làm dịch vụ tư vấn giúp khách hàng tập hợp đầy đủ hồ sơ tài
liệu để tiến hành cổ phần hóa.
Bước ba, CTCK giúp khách hàng lập hồ sơ xin phép cổ phần hóa và gửi đến
các cơ quan chức năng.
Bước bốn, CTCK giúp khách hàng bổ sung chỉnh sửa bộ hồ sơ cổ phần hóa
nếu cần.
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 14
Chuyên đề thực tập
Bước năm, sau khi được phép cổ phần hóa CTCK giúp khách hàng công bố
thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và tiến hành các công việc
trước khi cổ phần hóa - phát hành chứng khóan ra công chúng.
Cuối cùng, khi tiến hành cổ phần hóa, CTCK giúp khách hàng thực hiện các
côn việc: Đăng ký kinh doanh cổ phần, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu của
công ty cổ phần, làm thủ tục phát hành cổ phiếu cho công ty cổ phần và cấp phát
sổ chứng nhận cổ đông cho các cổ đông.
Tư vấn niêm yết là việc tư vấn cho các công ty cổ phần có đủ những yêu cầu
theo luật chứng khóan xin phép cơ quan quản lý trở thành một công ty niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán.
Quy trình thực hiện dịch vụ tư vấn niêm yết bao gồm:
Bước một, CTCK tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng tư vấn niêm yết.
Bước hai, CTCK cùng khách hàng hoàn thành thủ tục xin phép niêm yết bao
gồm các giấy tờ: Giấy phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi, giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, các báo cáo tài chính, chính sách kinh
doanh…
Bước ba, CTCK cùng khách hàng lập và gửi hồ sơ xin đăng ký niêm yết đến
cơ quan quản lý.
Bước bốn, CTCK cùng khách hàng sửa những sai sót trogn hồ sơ xin đăng ký
niêm yết nếu có.
Bước năm, sau khi được phép niêm yết CTCK giúp khách hàng côgn bố
thông tin trên các phương tiện thôgn tin đại chúng và tiến hành niêm yết chứng
khoán.
Sau khi niêm yết thì công ty chứng khoán vẫn cần tư vấn cho công ty xin
niêm yết trong việc cung cấp tài liệu, hướng dẫn công bố thông tin cũng như tiếp
tục hợp tác với nhau về lâu dài và tiếp tục các dạng tư vấn khác.
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 15
Chuyên đề thực tập
2.2.1.3. Dịch vụ tư vấn chứng khoán.
Đây là dịch vụ lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các
tài khoản lưu ký chứng khoán. Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khóan cho
khách hàng. Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí
chuyển nhượng chứng khoán.
Để thực hiện dịch vụ này, công ty đăng là thành viên của trung tâm lưu ký và
có cán bộ thực hiện công tác lưu ký chứng khoán. Việc lưu ký có thể so khách
hàng mang chứng khoán đến công ty hoặc cán bộ lưu ký nhận chứng khoán tại địa
điểm khách hàng yêu cầu. Sau khi nhận lưu ký của khách hàng, công ty thực hiện
tái lưu ký các chứng khóan tại trung tâm lưu ký để đảm bảo điểu kiện giao dịch
cho chứng khoán.
2.2.1.4. Dịch vụ bảo lãnh phát hành.
Để thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng đòi hỏi
tổ chức phát hành phải cần đến các CTCK tư vấn cho đợt phát hành và thực hiện
việc bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng. Bảo lãnh phát hành là việc
CTCK giúp các tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng
khóan, tổ chức phân phối chứng khóan và giúp bình ổn giá cả chứng khoán trong
giai đoạn đầu sau khi phát hành. CTCK sẽ được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ
hoa hồng nhất định trên số tiền thu được. Các phương thức bảo lãnh phát hành là
cam kết chắc chắn, cố gắng tối đa, bán tất cả hoặc không. Ngoài ra còn có một số
phương thức bảo lãnh khác như: bảo lãnh tối thiểu - tối đa, bảo lãnh dự phòng…
Dịch vụ bảo lãnh phát hành bao gồm các bước:
Ký kết hợp đồng tư vấn quản lý: Khi một tổ chức muốn phát hành chứng
khoán thì tổ chức này sẽ gửi yêu cầu bảo lãnh phát hành đến CTCK. Sau đó,
CTCK có thể sẽ ký một hợp đồng tư vấn quản lý để tư vấn cho tổ chức phát hành
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 16
Chuyên đề thực tập
về loại chứng khoán cần phát hành, số lượng chứng khoán cần phát hành, định giá
chứng khoán và phương thức phân phối chứng khoán đến các nhà đầu tư thích hợp.
Đệ trình phương án bán: Để được phép bảo lãnh phát hành thì CTCK phải
đệ trình một phương án bán và cam kết bảo lãnh lên cơ quan quản lý.
Phân tích định giá chứng khoán.
Ký hợp đồng bảo lãnh.
Đăng ký phát hành chứng khoán: Sau khi ký kết hợp đồng bảo lãnh thì tổ
chức bảo lãnh phải trình lên cơ quan quản lý đơn xin đăng ký phát hành cùng một
bản cáo bạch thị trường và phải có đầy đủ chữ ký của tổ chức phát hành, tổ chức
bảo lãnh, công ty luật.
Phân phối chứng khoán trên cơ sở phiếu đăng ký.
Thanh tóan: đến đúng ngày theo hợp đồng thì tổ chức bảo lãnh phải giao
tiền bán chứng khóan cho tổ chức phát hành.
2.2.1.5. Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư.
Quản lý danh mục đầu tư là việc xây dựng một danh mục các loại chứng
khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và sau đó thực hiện theo dõi
điều chỉnh các danh mục này nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Yếu tố quan trọng
đầu tiên mà khách hàng quan tâm đó là mức độ rủi ro mà họ chấp nhận, và đây là
điều kiện cơ sở để CTCK thực hiện quản lý danh mục đầu tư, xác định danh mục
đầu tư sao cho lợi ích thu được là lợi ích tối đa
2.2.2 Phân tích tình hình kinh doanh các dịch vụ của công ty
chứng khoán SSI
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 17
Chuyên đề thực tập
Trong 2009.VNIndex tăng 57% so với mức giảm 66% năm 2008,Chứng kiến
sự hồi phục của Thị trường Chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) sau thời kỳ suy
thoái 2008.công ty CPCK Sài Gòn (SSI) cũng có những bước phát triển nhảy vọt
sau thời kì suy thoái nặng nề của nền kinh tế
Tổng số tài khoản mới mở tăng thêm 9000 tài khoản ,tăng thêm 23% so với
năng 2008.Lợi nhuận từ việc môi giới chứng khoán tăng từ 121 tỷ đồng năm 2008
lên 198 tỷ đồng năm 2009.Còn về hoạt động bảo lãnh và phát hành của công ty
CPCK Sài Gòn (SSI) ,lợi nhuận tăng từ 18 tỷ đồng năm 2008 lên 60 tỷ đồng năm
2009.Dịch vụ quản lý quỹ cũng có nhưng bước nhảy vọt đáng kể,lợi nhuận tăng
từ 45 tỷ đồng năm 2008 lên 88 tỷ đồng năm 2009
Bảng2: số liệu doanh thu của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) qua 2 năm 2008 -2009
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 18
Chuyên đề thực tập
Năm 2008 2009
Môi giới chứng khoán 121 198
Bảo lãnh phát hành 18 60
Quản lý quỹ 45 88
Đơn vị: tỷ đồng
Công ty CPCK Sài Gòn (SSI) theo sát chiến lược đồng đầu tư và đồng hành
cùng doanh nghiệpDM đầu tư, phân bổ hợp lý giữa các công cụ thị trường tiền tệ,
trái phiếu, trái phiếu CĐ và cổphiếu.Trong năm 2009, doanh thu thuần từ đầu tư
và kinh doanh vốn của công ty CPCK Sài Gòn (SSI) đạt 776 tỷ đồng, trong đó
doanh thu từ đầu tư đạt 603 tỷ đồng , chiếm 53% tổng doanh thu của SSI; doanh
thu từ kinh doanh vốn đạt 172 tỷđồng, chiếm26% tổng doanh thu của SSI.Tổng
giá trị nguồn vốn SSI quản lý lên đến gần 7000 tỷ đồng, tăng 29% so với
2008.Ngoài hoạt động kinh doanh và điều hòa vốn bảo đảm thanh khoản, SSI còn
cung cấp các dịch vụ khác như môi giới, đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu,
thu xếp vốn cho nhà đầu tư
2.2.3. Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh các dịch vụ tại
công ty chứng khoán SSI
2.2.3.1 Phân tích nguồn lực của công ty chứng khoán SSI
2.2.3.1.1.Về con người
Tính đến thời điểm 30/06/2009, toàn bộ Công ty có 269 nhân viên ký hợp
đồng lao động chính thức trong đó tại TP Hồ chí Minh có 136 người, Hà nội có
121 người, Hải Phòng có 12 người. Công ty CP Chứng khoán Sài gòn luôn luôn
đề cao giá trị của nguồn nhân lực. Với chính sách lương và chế độ đãi ngộ mang
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 19
Chuyên đề thực tập
tính cạnh tranh, Công ty đã thu hút được nhân lực có trình độ cao. Công ty tạo
điều kiện về thời gian và đảm nhiệm chi phí cho nhân viên tham gia các khóa học
chuyên ngành do Trung tâm đào tạo của UBCK tổ chức, và các khóa học nâng
cao trình độ chuyên môn như làm bằng thạc sỹ, tiến sỹ, bằng CFA v.v....
Bảng 3: Cơ cấu trình độ học vấn nhân sự tại SSI
Số lượng
nam Nữ
Phân theo trình độ học vấn
1. Trên đại học
2. Đại học
3. Trung cấp
4. Cao đẳng
5. Trường dạy nghề
6. PTTH
17
72
0
4
7
7
9
136
6
4
0
7
(nguồn: báo cáo hằng năm của công ty CPCK Sài Gòn (SSI))
2.2.3.1.2 Về vốn
Tính đến năm 2007 với số vốn điều lệ hiện tại 799.999.170.000 (bảy trăm
chín mươi chín tỷ chín trăm chín mươi chín triệu một trăm bảy mươi nghìn) đồng
cùng với mạng lưới liên kết với hệ thống các ngân hàng sâu rộng như
Viettinbank. Công ty CPCK Sài Gòn (SSI) có 1 tiềm lực to lớn và luôn là đầu tàu
trong lĩnh vực môi giới chứng khoán
2.2.3.1.3 Về công nghệ
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn nhận thức được việc đầu tư vào IT là
yêu cầu sống còn. Một mặt, nó đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty đối với mạng
lưới ngày một mở rộng, số lượng khách hàng và khối lượng giao dịch ngày một
tăng. Mặt khác, IT sẽ tạo nên những công cụ, phương tiện giao dịch hiện đại, theo
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 20
Chuyên đề thực tập
kịp yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán, cũng như nhu cầu tiện lợi, cập nhật và
chính xác của các khách hàng. SSI đã trình Đại hội đồng cổ đông, và đã được sự
phê duyệt, trong đó khoản chi cho IT là khoản chi có kế hoạch, định hướng cho
nhiều năm liên tiếp, và là khoản chi lớn nhất trong
SSI đã và đang đầu tư toàn diện cho IT, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, về các giải
pháp giao dịch và nhân sự cho IT.
Hạ tầng kỹ thuật
Được xây dựng trên cơ sở mạng nội bộ (LAN Gigabit), dùng đường truyền
tốc độ cao (lease line), bảo mật tốt với công nghệ V lane có dự phòng nóng (hot
redundant) ở tất cả các vị trí. Mạng này thường xuyên được nâng cấp, đảm bảo
phục vụ nhu cầu ngày càng cao của các ứng dụng mới, và do khối lượng tăng cao
của các giao dịch của khách hàng cũng như nội bộ công ty. Để đảm bảo quản lý
và xử lý dữ liệu, SSI đã có hệ thống máy chủ (server) đa dạng. Tùy theo mỗi ứng
dụng sẽ có những series máy chủ phù hợp do các hãng IBM, HP hoặc DELL sản
xuất đảm bảo sự ổn định, hiệu quả. Đặc biệt, dùng cho phần ứng dụng lõi môi
giới
chứng khoán, SSI đã đầu tư vào hệ thống P series của IBM, nổi tiếng về sự ổn
định và tincậy. Hệ thống máy chủ này cũng sử dụng kỹ thuật dự phòng (back up)
tiên tiến của hãng IBM (gọi là TIVOLI) dự phòng, sao chép dữ liệu đề phòng
những rủi ro không nhìn thấy trước. Nhằm tránh những hư hỏng, thất thoát dữ
liệu do những ảnh hưởng vật lý (như cháy, nổ) hay trong những trường hợp
không tính trước được, SSI đã xây dựng 2 Trung tâm dữ liệu (data center) tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh với sự bảo mật cao, có thể thay thế nhau trong
trường hợp cần thiết.
Các giải pháp giao dịch
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 21
Chuyên đề thực tập
Từ khi thành lập SSI đã dùng giải pháp giao dịch lõi của FPT phát triển, gọi là
BOSC. Giải pháp này liên tục được nâng cấp, mở rộng thêm ứng dụng đáp ứng
nhu cầu giao dịch và kết nối của SSI và khách hàng. Trước nhu cầu phát triển cả
về bề rộng cũng như bề sâu, SSI đã nhận thức được phải phát
triển phần mềm lõi mới, có khả năng ứng dụng các giao dịch hiện đại, có khả
năng kết nối đồng nhất với các Trung tâm Giao dịch chứng khoán/Sở Giao dịch
chứng khoán, với các công ty thành viên khác, với các ngân hàng và có khả năng
kết nối với quốc tế. Từ tháng 5, SSI bắt đầu triển khai phần mềm lõi mới hiện đại
được phân ra 3 lớp đáp ứng nhu cầu quản lý, mở rộng, cũng như khả năng linh
hoạt trong việc áp dụng các ứng dụng hiện đại trên cơ sở Internet online. Phần
mềm mới sẽ dựa trên công nghệ và kỹ thuật của IBM, do Công ty Freewill của
Thái Lan triển khai. Nó sẽ có khả năng bảo mật cao, mở rộng phạm vi và mạng
lưới giao dịch, cho phép các ứng dụng qua Internet, điện thoại di động, tin nhắn
bên cạnh các giao dịch cổ điển. Giải pháp mới sẽ theo chuẩn quốc tế, nên khả
năng tích hợp và kết nối với các hệ thống khác là hoàn toàn khả thi và dễ thực
hiện (theo chuẩn FIX)
Ngoài phần mềm lõi, SSI cũng tập trung phát triển các giải pháp khác như
ORACLE cho kế toán, WEB cho giao diện công bố thông tin chung, nhân sự để
chuẩn bị cho dự án Quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) nhằm phát triển đồng
nhất, đảm bảo khai thác tốt nhất hiệu quả của cả hệ thống công nghệ thông tin.
Nhân sự kỹ thuật
Để có thể tiến hành đầu tư sâu rộng cho IT, SSI cần nhiều chuyên gia giỏi
cũng như đội ngũ IT đông đủ để vận hành hiệu quả hệ thống. SSI mở cửa với các
chuyên gia IT giỏi và có kinh nghiệm trong các lĩnh vực IT mà SSI quan tâm. Đội
ngũ chuyên gia IT của SSI bao gồm những chuyên gia người Việt Nam và những
chuyên gia nước ngoài dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực IT. Bên cạnh những
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 22
Chuyên đề thực tập
chuyên gia này, SSI cũng tuyển dụng các cán bộ trẻ, mới tốt nghiệp đại học để
đào tạo, tạo nên lớp kế thừa bền vững cho công ty. Hiện nay, số cán bộ IT của
SSI là 30 người và sẽ còn tăng lên trong thời gian ngắn trước mắt. SSI đang xây
dựng 2 trung tâm IT mạnh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tập trung cán
bộ để đáp ứng nhu
2.2.3.2 .Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh các dịch vụ
của công ty chứng khoán SSI
2.2.3.2.1.Dịch vụ môi giới chứng khoán
Hoạt động môi giới chứng khoán bao giờ cũng là hoạt động chủ dạo,hoạt
động đặc trưng của các công ty chứng khoán.Cũng như hầu hết các công ty chứng
khoán ở Việt Nam hiện nay, công ty CPCK Sài Gòn (SSI) đã nghiên cứu ban
hành quy trình nghiệp vụ môi giới riêng cho hoạt động nhằm hiện hóa hệ thống
giao dịch!
Tính đến năm 2006, công ty CPCK Sài Gòn (SSI) đã tổ chức thành công mô
hình chuyên môn hoá đối tượng khách hàng: đội ngũ MG phục vụ khách hàng nói
tiếng Hoa-Anh-Nhật; KH trong nước và nước ngoài, KH tổ chức và cá nhân.
công ty CPCK Sài Gòn (SSI) tổng số tài khoản đạt hơn 20.000 (chiếm khoảng
20% thị phần) (tới 03/2007 đã đạt trên 25.000 tk),Trong đó có 1.300 tk nhà
ĐTNN.Nhiều KH là các quỹ đầu tư quốc tế lớn: Prudential VN, KIMTC, HSBC,
MG, BNP, Credit Suisse, Deutch Bank AG London… và là nhà quản lý tài khỏan
môi giới của SCIC Thị phần giao dịch CP tại SSI trên HOSTC khoảng 20%;
HASTC khoảng 25%. Năm 2006 Doanh thu đạt trên 50 tỷ đồng (gần 15% tổng
doanh thu), gấp 13 lần DT từ DVCK năm 2005
sang năm 2007, công ty CPCK Sài Gòn (SSI) vẫn tiếp tục duy trì phong cách
phục vụ chuyên nghiệp với các đội môi giới chuyên trách –nhóm khách hàng nói
tiếng Anh, Nhật, Hoa và Việt . Cải thiện cơ sở vật chất phục vụ KH tại các sàn
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 23
Chuyên đề thực tập
giao dịch với hệ thống bảng điện tử hiện đại, wireless, infoTV, Bloomberg hỗ trợ
cung cấp thông tin.Số lượng tài khoản quản lý tới cuối 2007 là 31000 TK, tới nay
là gần 40.000 TK chiếm gần 10% số lượng TK toàn thị trường, Riêng số lương tk
NĐTNN tới cuối 2007 đạt 2.600 tk, và nay là trên 3.500 TK NĐTNN –chiếm
30% tổng số TK NDTNN, Thị phần giao dịch duy trì mức 17% tại Sở GDCK
HCM và 17% tại TTGDCK HN. Thời điểm cao đạt thị phần 20% tại HOSE và
18% tại HASTC.công ty CPCK Sài Gòn (SSI) hiện quản lý tk của nhiều tổ chức
lớn như Deutsch Bank London, HSBC, Citigroup, Credit Suisse, KIMTC, SCIC,
Prudential, Manulife, Barclays, Prevoir, Daiwa, Societe Generale, Maxford
Growth Fund,…
Năm 2008, Duy trì phong cách phục vụ chuyên nghiệp với các đội môi giới
chuyên trách khách hàng nói các thứ tiếng khác nhau, đã thành lập thêm bộ phận
môi giới tiếng Hàn Quốc để phục vụ khối nhà đầu tư Hàn Quốc.Tổng giá trị giao
dịch đạt 85.000 tỷ tăng 14,86% so với 2007, trong đó giao dịch cổ phiếu giảm
42%, giao dịch trái phiếu tăng gấp 8 lần,Số lượng tài khoản quản lý tới cuối 2008
là gần 40.000 TK, trong đó số lượng tk NĐTNN là hơn 3.000 tk. Thị phần giao
dịch giảm do cạnh tranh gay gắt của hơn 90 CTCK khác, nhưng vẫn duy trì ở
mức đứng đầu thị trường, khoảng 14,5%, riêng mảng môi giới cho NDT NN
chiếm 39% thị phần. Tiếp tục giành được sự tin cậy của nhiều tổ chức nước ngoài
lớn; một số tổ chức nước ngoài mới đến mở tài khoản trong 2008 như Fidelity,
Bankinvest, Morgan Stanley..Tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ KH tại các
sàn giao dịch; phân tích và cung cấp thông tin thị trường đều đặn và kịp thời hàng
ngày; tổ chức các buổi trình bày cơ hội đầu tư, ... Trong tình hình thị trường biến
động xấu, công ty đã tiến hành tái cơ cấu quy mô, tinh giản nhân sự trên 20%.
Năm 2008 thực sự là 1 năm khó khăn của SSI .thứ nhất,tăng thêm số lượng
CTCK đi vào hoạt động, gây sức ép cạnh tranh.Thứ hai,Một số CTCK có yếu tố
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 24
Chuyên đề thực tập
nước ngoài có ưu thế cạnh tranh về kinh nghiệm từ nước ngoài.Thứ ba, Một số
CTCK có thế mạnh về công nghệ.Thứ tư,Do tình hình khủng hoảng kinh tế ở
nước ngoài, nhiều NDT nước ngoài đã giảm đáng kế giao dịch
Năm 2009, công ty CPCK Sài Gòn (SSI) tiếp tục nâng cao chất lương chính
sách khách hàng, kết hợp với các tổ chức niêm yết lớn và các định chế tài chính
quốc tế để tổ chức nhiều hội thảo nhận định thị trường và giới thiệu cơ hội đầu tư
cho khách hàng tục duy trì phong cách phục vụ chuyên nghiệp với các đội môi
giới chuyên trách khách hàng nói các thứ tiếng Anh , Nhật, Hàn quốc, Hoa,
Việt,Bắt đầu và tiếp tục triển khai chính sách khách hàng linh hoạt, tăng cường
cung cấp các dịch vụ sản phầm hỗ trợ tài chính cho khách hàng.Công ty CPCK
Sài Gòn (SSI) tiếp tục mở rộng mạng lưới sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư trên 1
quy mô rông khắp các thành phố lớn, 2 chi nhánh mở mới trong Q1 năm 2009 là
Quảng Ninh và Nha trang đã tăng số lượng sàn giao dịch lên 12.năm 2009,SSI đạt
mức doanh thu lớn nhất thị trường 197,9 tỷ đồng gia tăng mạnh về khối lượng
giao dịch và số tài khoản mở mới,Tổng số tài khoản mở mới đạt hơn 9000 tài
khoản, tăng 23% so với 2008,nhưng thị phần môi giới trượt xuống vị trí thứ 2 do
sự cạnh tranh gay gắt trong năm2009 và SSI duy trì chính sách thận trọng trong
việc cung cấp đòn bẩy tài chính.Tuy nhiên, riêng mảng khách hàng nước ngoài,
SSI tiếp tục giữ vững vị trí số 1 (30% thịphần).Năm 2009, SSI tiếp tục giành giải
thưởng “Nhà môi giới tốt nhất Việtnam” do tạpchí Finance Asia bình chọn.năm
2009 với khó khăn từ sức ép cạnh tranh tăng lên mạnh mẽ từ những CTCK có thế
mạnh từ công nghệ, những CTCK chấp nhận rủi ro cao trong việc cung cấp đòn
bẩy tài chính ở tỷ lệ rất cao cũng như các sản phẩm dịch vụ chứa đựng nhiều yếu
tố rủi ro pháp lý,công ty CPCK Sài Gòn (SSI) đã khắc phực bằng cách xây dựng
bộ phận Nghiên cứu, phát triển thị trường và marketing để hỗ trợ xây dựng sản
phẩm và quy trình sản phẩm chuyên nghiệp và sáng tạo
Sinh viên thực hiện: Phan Xuân Dương Page 25