Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

hiệu quả của phương thức chăn nuôi bò bán thâm canh tại huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.7 KB, 51 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, chăn nuôi bò có vai trò quan trọng với người nông dân, đây
là một hoạt động sản xuất có truyền thống từ lâu đời. Việc phát triển chăn
nuôi bò trong nông thôn không những tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cho đời
sống con người như: thịt, sữa, da mà còn góp phần khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực (lao động, đất đai, vốn…), tăng thu nhập cho nông hộ,
tham gia vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, góp phần xoá đói
giảm nghèo mang lại thu nhập lớn cho người sản xuất. Chăn nuôi bò là cơ sở
để phát huy triệt để các tiềm năng sẵn có cùng các lợi thế so sánh của vùng,
đặc biệt là vùng trung du miền núi, cung cấp sức kéo cho sản xuất nông
nghiệp và cung cấp lượng phân chuồng khá lớn giúp cải tạo đất, làm đa dạng
hoá sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện,
bền vững.
Tuyên Hóa là huyện chăn nuôi bò phát triển mạnh của tỉnh Quảng Bình, có
nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi bò như diện tích rừng lớn, cỏ tự nhiên phát
triển mạnh. Nhiều chương trình dự án đầu tư phát triển chăn nuôi bò của huyện,
nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân địa phương. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
ra các huyện và các tỉnh lân cận. Đồng thời đây cũng là vùng có điều kiện cho
việc phát triển ngành trồng trọt (lúa, sắn, ngô, lạc ) là nguồn thức ăn phong phú
cho chăn nuôi. Nhờ khai thác nguồn tiềm năng sẵn có mà hoạt động chăn nuôi ở
đây phát triển mạnh, số lượng đàn bò của huyện tăng trong những năm gần đây.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành chăn nuôi bò hiện nay còn gặp
nhiều vấn đề như: phương thức chăn nuôi còn hạn chế, chất lượng con giống thấp,
qui mô nuôi nhỏ lẻ, manh mún mang tính tự phát là chính thiếu định hướng phát
triển lâu dài. Mặt khác, với sức ép của dân số, sự phát triển nhanh của các cơ sở hạ
tầng và thay đổi chính sách đã làm cho diện tích bãi chăn thả bị suy giảm. Người
dân ở đây chăn nuôi bò theo phương thức quảng canh ngày càng gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy, chăn nuôi bò theo phương thức nuôi nhốt, nuôi bán thâm canh kết
hợp với trồng cỏ đang phát triển mạnh ở Tuyên Hóa.
1


Đây là phương thức chăn nuôi mới, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của
nền kinh tế sản xuất hàng hóa hiện nay. Nhưng tại đây vẫn chưa có một nghiên
cứu nào đánh giá hiệu quả của hoạt động chăn nuôi bò bán thâm canh. Để góp
phần thúc đẩy hoạt động này phát triển mang lại thu nhập cao và ổn định cho
nhiều hộ nông dân trên địa bàn. Xuất phát từ thực tế đó đề tài tiến hành nghiên
cứu: “Hiệu quả của phương thức chăn nuôi bò bán thâm canh tại huyện
Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình chăn nuôi bò ở nông hộ tại huyện Tuyên Hóa
Đánh giá hiệu quả của phương thức chăn nuôi bò bán thâm canh trong nông hộ
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết qủa thực hiện và
các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả
đó trong những điều kiện nhất định.
Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương
án hành động.
Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều gốc độ khác nhau và đã hình thành
nhiều khái niệm khác nhau: Hiệu quả tổng hợp, hiêu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội, hiệu quả môi trường. Ngoài ra còn có hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián
tiếp, hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối…
2.1.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản
xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương
quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu
phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất – kinh doanh, nhằm
đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích đánh giá,

có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chi phí khác nhau như năng suất lao
động, hiệu suât sử dụng vốn, hàm lượng vật tư sản phẩm, lợi nhuận so với vốn,
thời gian thu hồi vốn,… Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được
so với tổng số vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu HQKT là tỉ
trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội. Trong nhiều trường hợp, để
phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính
hiệu quả kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội (như tạo thêm việc làm,
giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cũng cố sự
đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, và sự công bằng xã hội), từ đó
có khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội. (Theo Bách khoa toàn thư)
3
Hồ Vĩnh Đào lại cho rằng: “ Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế là
so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động
vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được” [13]
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt
động kinh tế phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các
nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra và là
thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả
kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật
năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại,đạt kết
quả nhất định với chi phí tối thiểu.
2.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Để xác định hiệu quả kinh tế phải dựa trên cơ sở kết quả đạt được và chi phí
bỏ ratrong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí bỏ ra là những chi phí như đất
đai, lao động, tiền vốn, nguyên liệu, vật liệu…, tùy theo mục đích phân tích và
nghiên cứu mà có thể tính toàn bộ chi phí hoặc từng yếu tố chi phí.
Tùy vào hoàn cảnh, mục tiêu mà hiệu quả kinh tế có thể được tính toán, phân

tích theo các phương pháp khác nhau, nhưng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc về sự thống nhất giữa mục tiêu và chỉ tiêu hiệu quả: Theo
nguyên tắc này thì chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phải thống nhất với mục tiêu, chỉ
tiêu được đưa ra dựa trên cơ sở mục tiêu đánh giá hiệu quả.
Nguyên tắc về sự thống nhất giữa các lợi ích: Một phương án được xem là có
hiệu quả nhất khi nó kết hợp hài hòa giữa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
Nguyên tắc về tính chính xác khoa học: Đây là nguyên tắc cơ bản, then chốt
trong phân tích hệu quả kinh tế, Nguyên tắc này đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu
quả kinh tế phải xác định một cách chính xác, khoa học, tránh chủ quan, tùy tiện.
Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế: Theo nguyên tắc này những
phương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên những số
liệu thực tế, đơn giản dễ hiểu.
4
Khi xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính
được hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên có thể xác định hiệu quả kinh tế theo hai
phương pháp sau:
Thứ nhất, hiệu quả so sánh về mặt lượng giữa giá trị sản xuất và chi phi sản
xuất. Phương pháp này có hai dạng là dạng thuận và dạng nghịch.
Dạng thuận: H = Q/C. Dạng nghịch: H = C/Q
Trong đó: Q là tổng giá trị sản xuất
C là tổng chi phí sản xuất
Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực. Xem xét
được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, hay để sảm xuất
một đơn vị kết quả cần sử dụng bao nhiêu nguồn lực. Vì vậy phương pháp này giúp
ta so sánh ở các quy mô khác nhau cho ta hiệu quả khác nhau như thế nào.
Thứ hai, hiệu quả cận biên là so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được
và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Phương pháp này cũng có hai dạng:
Dạng thuận: H
b
= Q/C. Dạng nghịch: H = C/Q

Trong đó:
H
b
: hiệu quả cận biên
Q: Kết quả thu thêm
C: Chi phí bỏ ra thêm
Phương pháp này xác định kết quả thu thêm một đơn vị cần tăng thêm bao
nhiêu đơn vị nguồn lực, hay khi tăng thêm một đơn vị nguồn lực thì thu được
bao nhiêu đợn vị kết quả.
Như vậy mỗi phương pháp đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu
quả. Vì vậy, tùy theo mục đích nghiên cứu và phân tích mà ta chọn phương pháp
phân tích hiệu quả kinh tế cho phù hợp. Thông thường ta nên dùng cả hai
phương pháp để xem xét đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn.
2.1.2. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò ở nông hộ
2.1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của nông hộ
Có ý kiến cho rằng : “Hộ là những người cùng sống chung trong một mái
nhà, cùng ăn chung và cùng có chung một ngân quỹ” [3]. Quan điểm khác lại
cho rằng: “Hộ là tập hợp những người có chung huyết thống, có quan hệ mật
5
thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra một vật phẩm để bảo tồn chính bản
thân họ và cộng đồng” [6].
Hộ hay còn gọi là hộ gia đình là khái niệm dùng để chỉ hình thức tồn tại của
một nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức
kinh tế có tính chất hành chính và địa lý [5].
Trong nông thôn, gia đình và hộ gia đình có mối quan hệ hữu cơ với nhau
nhưng không phải là một. Có hộ đợc thân nhưng chưa phải là một hộ gia đình
theo đúng nghĩa của nó. Hộ gia đình là một nhóm các cá nhân xã hội chủ yếu
chung nhau về kinh tế, sinh hoạt, ăn uống chung nhau. Trong thực tế, các hộ gia
đình bao gồm nhiều gia đình, đôi khi trong một gia đình lại chia thành nhiều hộ.
Ngày nay, do tác động của nền kinh tế thị trường các hộ gia đình được phân

loại thành hộ thuần nông, hộ hỗn hợp (nông nghiệp và phi nông nghiệp), hộ phi
nông nghiệp. [5]
Hộ gia đình ở nông thôn sống dựa vào nông nghiệp được gọi là nông hộ, là
đơn vị kinh tế xã hội chủ yếu ở nông thôn nước ta hiện nay. Nông hộ có những
đặc trưng cơ bản như sau:
Đất đai là đặc điểm cơ bản để phân biệt hộ nông dân với những người lao
động không có đất hoặc với công nhân đô thị. Đất là tư liệu sản xuất quan trọng
của hộ là nguồn lực đảm bảo cuộc sống lâu dài của nông dân và là một bộ phận
về vị trí xã hội của gia đình trong phạm vi làng xã hay cộng đồng.
Lao động là đặc tính nổi bật của người nông dân, lao động của hộ chủ yếu
là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, mang tính chất mùa vụ. Tình trạng thiếu
việc làm vào thời điểm nông nhàn là vấn đề nóng ở nông thôn nước ta hiện nay.
Vì vậy, việc nâng cao trình độ, đào tạo tay nghề, phát triển sản xuất tại địa
phương nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người dân là vấn đề cấp bách cần
giải quyết.
Vốn và sự tiêu dùng: Trong nông hộ, không có sự phân biệt giữa lợi nhuận
và doanh thu với tiền công lao động của hộ. Bởi lao động trong nông hộ là lao
động cho chính họ, họ vừa là chủ sở hữu, vừa là người lao động. Từ đó có thể
thấy rằng sản xuất và tiêu dùng của nông hộ là khó có thể tách rời, người lao
động làm những công việc của gia đình mình chứ không phải kinh doanh thuần
túy, khác biệt hoàn toàn với đơn vị kinh doanh khác.
6
Hoạt động sản xuất nhỏ lẻ và manh mún. Đây là đặc tính chung của nông
thôn Việt Nam, hoạt động sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp, nếu có sản xuất
hàng hóa thì cũng rất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, khả năng cạnh tranh kém, hiệu quả
kinh tế thấp.
Hộ là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay, hộ có quyền quyết định trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình, cũng như việc quyết định quản lý, khai thác sử dụng các nguồn lực của hộ.
Từ những đặc trưng trên có thể thấy rằng, nông hộ là một đơn vị kinh tế xã

hội chủ yếu ở nông thôn. Là tập hợp một nhóm người cùng ăn, cùng ở sinh hoạt
và cùng chung một ngân quỹ. Vì vậy, cần nắm rõ những đặc trưng đó để vận
dụng vào việc phát triển kinh tế vủa nông hộ và đánh giá về nông hộ một cách
khách quan và chính xác.
2.1.2.2. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn lực trong
chăn nuôi bò của nông hộ. Kết quả chăn nuôi bò ở nông hộ được biểu hiện bằng
hệ thống các chi phí sau:
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của
nông dân được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Giá trị
sản xuất bò là giá trị sản phẩm bò tạo ra trong năm nghiên cứu.
Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất trong một chu kỳ sản xuất.
Chi phí vật chất bao gồm: Nguyên vật liệu chính, giá trị công cụ sản xuất
nhỏ được phân bổ hàng năm, sữa chữa tài sản cố định thường xuyên, thiệt hại tài
sản lưu động và các chi phí vật chất khác… Trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ
chi phí vật chất bao gồm các khoản sau: giống, thức ăn, thú y, khấu hao chuồng
trại, sữa chữa chuồng hàng năm và một số chi phí khác
Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động chăn
nuôi trong thời kỳ nhất định ( thường là một năm) của nông hộ: VA = GO – IC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
IC là chi phí trung gian
7
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là một bộ phận của giá trị gia tăng sau khi đã trừ
đi thuế nông nghiệp và khấu hao tài sản cố định. Đây là thành phần thu nhập
thuần túy bao gồm công lao động của nông hộ. MI = VA – (C
1
+ T)
Trong đó : C
1

là khấu hao tài sản cố định
T là thuế nông nghiệp
Hệ số thu nhập: là chỉ tiêu đánh giá xem một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập/tổng chi phí = MI/TC
MI/IC : là chỉ tiêu đánh giá xem mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng thu nhập
GO/IC: để đánh giá xem với một đồng chí phí trung gian tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất từ nuôi bò
VA/IC : là chỉ tiêu phản ánh giá trị gia tăng so với chi phí trung gian bỏ ra
trong hoạt động sản xuất trong một năm.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Đặc điểm của ngành chăn nuôi bò
Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở
nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài nguồn thức ăn ở các
đồng cỏ tự nhiên ra thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành
trồng trọt cung cấp.
Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu
khoa học – kỹ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với
các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn cho
gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
Bò chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi, thường được chuyên
môn hoá theo ba hướng: lấy thịt, lấy sữa hay lấy thịt - sữa. Bò thịt được nuôi phổ
biến trên các đồng cỏ tươi tốt ở châu Âu, châu Mĩ theo hình thức chăn thả.
Trước khi đưa vào lò mổ, bò được vỗ béo ở các chuồng trại với thức ăn chế biến
tổng hợp. Bò sữa được nuôi chủ yếu trong các chuồng trại, được chăm sóc chu
đáo, áp dụng những thành tựu chăn nuôi hiện đại.[14]
8
Đàn bò của thế giới vào đầu thế kỉ XXI có trên 1,3 tỉ con, với sản lượng thịt
gần 50 triệu tấn/năm. Nước có đàn bò đông nhất là Ấn Độ, nhưng bò ở nước này

được nuôi dưỡng kém, sức sinh sản thấp. Những nước sản xuất nhiều thịt bò và
sữa bò nhất là Hoa Kì, Bra-xin, các nước EU, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na. [14]
Bò thuộc nhóm động vật nhai lại, có dạ dày “kép” gồm có 4 ngăn đó là: Dạ
cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Nhờ vi sinh vật ở dạ cỏ có khả năng tiêu
hóa các loại thức ăn như: rơm, cỏ, phụ phế phẩm nông nghiệp… thành những
chất dinh dưỡng cho cơ thể [1]. Vì vậy phát triển chăn nuôi bò không tạo ra sự
cạnh tranh thức ăn giữa người và các loài vật nuôi khác. Bên cạnh đó nếu biết
tận dụng hợp lý các nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp, công nghiệp, và thức ăn
có sẵn ở địa phương. Kết hợp với đầu tư đúng mức cho chăn nuôi bò sẽ đảm bảo
phát triển bền vững và lâu dài trong tương lai.
Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình
thức (từ chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi từ chuồng trại đến chăn
nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, len, trứng…)
Ở nông thôn Việt Nam chăn nuôi bò chủ yếu theo phương thức truyền
thống chăn dắt và tận dụng thức ăn. Sử dụng lao động nhàn rỗi của mọi lứa tuổi
trong gia đình để tham gia vào việc chăn nuôi. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện tự
nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi vùng, mà ngành chăn nuôi bò phát triển ở
mức độ khác nhau với những phương thức khác nhau. Căn cứ vào mức độ đầu
tư cho chăn nuôi hiện nay có thể chia thành 5 phương thức nuôi chính gồm có:
Phương thức thả rông: Đây là phương thức chăn thả truyền thống, lâu đời
của người dân phản ánh trình độ lạc hậu trong sản xuất. Với phương thức này,
người chăn nuôi hạn chế đến mức thấp nhất việc đầu tư chi phí, chủ yếu tận
dụng diện tích đồng cỏ và thảm thực vật tự nhiên. Mức độ đầu tư chỉ dừng lại ở
chi phí giống và công thăm nuôi định kỳ, công vận chuyển đàn. Phương thức
này khá phổ biến trong thời gian dài tại đồng cỏ lớn, đặc biệt là ở khu trung du,
miền núi, và vùng sâu, nơi sản xuất chưa thực sự phát triển.
Phương thức chăn thả hoàn toàn: Thực chất là phương thức thả rông có
sự giám sát của người chăn nuôi. Chi phí cho chăn nuôi thấp, bao gồm công
chăn dắt và chi phí chuồng trại tạm bợ, vật liệu rẻ tiền như: dây thừng, cọc tre
nhỏ, mái tranh cột nhỏ… Nhờ có sự chặt chẽ của người chăn dắt nên hình thức

9
này có thể mở rộng phạm vi nuôi, bao gồm vùng sâu vùng xa, vùng trung du
miền núi, vùng ven đô thị, nông thôn… nơi có bãi chăn thả đủ cho nhu cầu của
vật nuôi.
Phương thức bán chăn thả (phương thức bổ sung thức ăn): Đây là bước
chuyển giữa phương thác chăn nuôi quảng canh sang dần đầu tư thâm canh.
Người chăn nuôi đã chú trọng đến khâu chăm sóc vật nuôi như: đầu tư xây
dựng chuồng trại bán kiên cố, hàng rào, chăm sóc thú y. Phương thức chăn
nuôi này khá tiến bộ; một mặt đảm bảo sức sản xuất của vật nuôi, mặt khác
tận dụng phụ phế phẩm trong nông nghiệp, biến quy trình sản xuất nông hộ
thành chu trình khép kín, giảm chi phí chăn nuôi. Tuy nhiên, phương thức này
chưa đạt đến trình độ sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong điều kiện nông hộ nước ta giai đoạn 2006 – 2008 đây là phương thức
các nông hộ áp dụng khá phổ biến trên mọi miền đất nước.
Phương thức bán thâm canh: Phương thức này gần đây được người dân
mạnh dạn áp dụng và ngày càng nhân rộng, đặc biệt hộ có tiềm lực kinh tế
lớn, có quy mô đàn cao và định hướng sản xuất theo kiểu hàng hoá. Hình thức
này đang dần vượt khỏi quy mô hộ và hình thành ở quy mô trang trại từ hàng
chục đến hàng trăm con. Có thể nói, đây là phương thức chăn nuôi bò tiến bộ
nhất tính thời điểm hiện nay. Nguồn thức ăn tự nhiên được chuyển từ thức ăn
chủ yếu sang nguồn thức ăn bổ sung. Thay vào đó các hộ chăn nuôi đã đầu tư
các loại thức ăn tinh như: cám gạo, bột sắn và các chế phẩm nông nghiệp như:
rỉ mật, ure, thức ăn khoáng… Mức đầu tư còn thể hiện ở khâu kiến thiết
chuồng trại kiên cố, đúng quy trình kỹ thuật, lai tạo giống mới, chăm sóc theo
đối tượng… Với chủ trương lai hoá đàn bò nuôi, phương thức này đang
khuyến khích mở rộng các tỉnh thành của cả nước. mặc dù chi phí chăn nuôi
cao hơn phương thức cũ nhưng chất lượng bò nuôi đã đáp ứng nhu cầu càng
cao của thị trường. Hình thức này thể hiện năng lực sản xuất của các hộ dân
đã và đang cải thiện đáng kể.
Phương thức nuôi thâm canh: Là phương thức nuôi nhốt hoàn toàn,

nguồn thức ăn chủ yếu được cung cấp ngay tại chuồng. Phương thức này áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, và hiện nay được áp dụng phổ biến tại các
trang trại với quy mô lớn số lượng gia súc 15-20 con. Với hệ thống chăn nuôi
10
khép kín, đầu tư kỹ thuật cao sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức
ăn xanh. Sản xuất với mục đích lấy sữa, thịt, sản xuất hàng hóa. Phương thức
này thường áp dụng ở những nơi cư dân đông, không có nơi chăn thả, hoặc
tận dụng phân chuồng làm Biogas.
2.2.2. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam
Bò là loài vật nuôi ăn cỏ, có thể lợi dụng tốt đồng cỏ và các phụ phẩm nông
- công nghiệp để tạo thành thịt, sữa, sức kéo. Đàn bò phân bố ở nhiều vùng sinh
thái nông nghiệp khác nhau nhưng tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền Trung (45,5% tổng đàn), 5 vùng sinh thái còn lại chiếm 54,5%, riêng
Tây Nguyên đất đai rộng, điều kiện thuận lợi nhưng đàn bò chỉ chiếm 10,8%.
Đàn bò phần lớn nuôi trong nông hộ (2 - 3 con/hộ) theo phương thức quảng
canh, bán thâm canh. Bò sữa được quan tâm phát triển mạnh trong những năm
gần đây chủ yếu ven các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh và được nuôi
thâm canh. Thịt bò chỉ chiếm 8% tổng lượng thịt các loại, lượng sữa sản xuất ra
còn ít, mới chỉ chiếm 8,6% lượng sữa tiêu thụ ở Việt Nam [4]
Để đáp ứng với nhu cầu cuộc sống hàng ngày càng phát triển, chúng ta
cần nhanh chóng nâng cao tầm vóc đàn bò, tăng khả năng cho thịt, sữa, phù
hợp nhu cầu thị trường. Một bước đi quan trọng là “Sind hoá đàn bò” là lai
giữa hai giống bò đực Sind x Cái vàng Việt Nam tạo ra con lai F1 (hay ta cho
lai với các giống bò thuộc nhóm Zêbu như bò Sahiwal, Brahman, …), vì đàn
bò lai sind có tầm vóc to, tăng trưởng nhanh, năng suất thịt, sữa cao. Bò lai
Sind có hình dáng, màu sắc đẹp vàng cánh ván đến vàng đỏ phù hợp thị hiếu
người chăn nuôi và với điều kiện sống của nước ta. Bò lai sind có trọng
lượng trưởng thành: ở con cái trọng lượng trưởng thành: 230 – 250 kg. Ở con
đực trọng lượng trưởng thành: 280 - 300 kg. Trong khi đó bò vàng của chúng
ta có tầm vóc nhỏ. Bò cái trọng lượng trưởng thành: 170 – 180 kg; Bò đực

trọng lượng trưởng thành: 200 - 220 kg [15].
Lịch sử quá trình Sind hoá được ghi nhận vào năm 1920, bò Red Sindhi
thông qua người Pháp vào Việt Nam. Quá trình lai tạo tự phát thành nhóm bò
lai Sind. Năm 1960-1970, Viện Chăn nuôi tiến hành đánh giá khoa học đàn
bò lai Sind, khởi xướng chương trình Sind hóa bò địa phương. Năm 1980, ta
11
chủ động nhập Red Sindhi và Sahiwal từ Pakistan (thông qua Mông Cổ). Chủ
động lai tạo bò lai Zebu. Tiếp tục nghiên cứu công thức lai cấp tiến bò cái
Vàng với bò đực Zebu. Con lai cho năng suất cao hơn khi tỷ lệ máu bò Zebu
cao. Một dự án Phục hồi nông nghiệp (Cr. 2561 VN) từ 1995-1998 với 10
triệu USD để Sind hóa đàn bò trong cả nước.
Kết quả 40 năm chương trình Sind hoá đàn bò cho thấy: Bò lai Sind có
năng suất thịt tinh 90-100kg/con, gấp gần 2 lần so với bò Vàng (bảng 1), trong
khi vẫn sinh sản tốt và dễ nuôi (thích nghi với khí hậu nóng ẩm Việt Nam).
Đến năm 2003 bò lai Sind chiếm khoảng 30% tổng đàn. Đàn cái nền lai Sind là
nguyên liệu quý cho lai tạo bò sữa (từ 1985) và lai tạo bò thịt gần đây.
Bảng 1. Chỉ tiêu sản xuất của bò lai Sind
Chỉ tiêu ĐVT Bò cái Bò đực
Khối lượng sơ sinh kg 14 16
Khối lượng 6 tháng kg 90 95
Khối lượng 12 tháng kg 150 160
Khối lượng 24 tháng kg 230 280
Khối lượng trưởng thành kg 250 320
Tỷ lệ thịt xẻ % 46 48
Tỷ lệ thịt tinh 36 37
Khối lượng thịt xẻ kg/con 105 134
Nguồn: (Đinh Văn Cải, 2007)
Trong vòng 5 năm trở lại đây, số trang trại nuôi bò thịt tăng nhanh. Nhiều
hộ nông dân đã đầu tư nuôi bò lai Sind sinh sản để lai tạo bò thịt, bán bê giống,
bò thịt. Nhiều trang trại đã đầu tư nuôi bò sinh sản với quy mô lớn cũng với mục

đích bán bê giống và bò thịt. Giá bò cái tơ giống lai Sind tại thời điểm 2010
khoảng 100 ngàn đ/kg khối lượng sống. Nhà nước với các chương trình Sind hóa
bò Vàng, các dự án phát triển nông thôn về phát triển chăn nuôi bò sinh sản bò
thịt trong những năm gần đây là những dấu hiệu khởi đầu cần thiết để phát triển
một ngành chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong tương lai [1]. Nuôi bò lai Sind
đang là chủ trương lớn của cả nước. Đây là bước đi lớn tiến hành cho việc
phát triển bò sữa, bò giống chuyên thịt cao sản sau này. Nâng cao tầm vóc đàn
12
bò, tăng khả năng cho thịt, sữa để từng bước tiến hành sản xuất hàng hoá,
từng bước đi đến công nghiệp hoá nghề chăn nuôi bò [15].
13
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ chăn nuôi bò LaiSind theo phương thức
bán thâm canh ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Thời gian nghiên cứu từ: 01/2011 – 5/2011
3.2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò tại huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình
Đánh giá hiệu quả chăn nuôi bò trong nông hộ
Xác định những khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chăn
nuôi bò của nông hộ
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu
a) Chọn điểm nghiên cứu:
Điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu cả về mặt
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và cả tình hình hoạt động chăn nuôi bò bán
thâm canh ở huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình.
Dựa vào báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của huyện, những
thông tin cơ bản của các xã trực thuộc huyện, những thông tin từ phòng nông
nghiệp huyện để chọn ra địa bàn nghiên cứu

Dựa theo những tiêu chí trên, được sự tư vấn của cán bộ phòng Nông
nghiệp huyện chúng tôi chọn 4 xã đại diện cho vùng nghiên cứu đó là: xã
Tiến Hoá, Thạch Hoá, Sơn Hoá, Kim Hoá. Đây là những xã đại diện cho vùng
sinh thái của huyện, có chăn nuôi bò bán thâm canh theo quy mô chăn nuôi: 1
xã chăn nuôi mạnh (Tiến Hóa), 2 xã chăn nuôi trung bình (Thạch Hóa, Sơn
Hóa), 1xã chăn nuôi yếu (Kim Hóa).
b) Chọn mẫu điều tra:
Chúng tôi chọn 60 hộ nuôi bò để tiến hành điều tra, các tiêu chí chọn
mẫu điều tra như sau:
- Hộ có chăn nuôi bò laiSind bán thâm canh
14
- Hộ thuộc loại hộ nghèo, cận nghèo, trên nghèo
- Số lượng mẫu nghiên cứu điều tra của mỗi hộ được xác định tương ứng
theo tỉ lệ nghèo đã được phân loại ở tiến hành điều tra
Cách tiến hành:
- Chọn danh sách những hộ có nuôi bò trong xã
- Xác định số lượng mẫu mã loại hộ (theo tỉ lệ giàu nghèo đã được phân
loại ở xã nghiên cứu)
Từ những tiêu chí và cách chọn mẫu đã nêu, chúng tôi tiến hành điều tra
với số lượng mẫu thể hiện ở bảng sau:
Giống bò Loại hộ Số mẫu Số hộ/xã
LaiSind
Khá 20 5
Cận nghèo 20 5
Nghèo 20 5
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
Tuyên Hóa
- Thông tin về tình hình chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò LaiSind

bán thâm canh nói riêng ở huyện Tuyên Hóa
Nguồn số liệu được thu thập thông qua việc tiếp cận và xin báo cáo từ
các nguồn cung cấp thông tin của xã, phòng nông nghiệp huyện, Trung tâm
khuyến nông và phòng thống kê. Ngoài ra các báo cáo khoa học và kết quả
nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên các sách báo, tạp chí nông nghiệp,
internet…
3.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp phỏng vấn hộ
Nguồn thông tin được thu thập thông qua bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc
đã chuẩn bị trước. Tiến hành phỏng vấn thử 1-2 hộ và chỉnh sửa phiếu phỏng
vấn hộ. Hoàn chỉnh phiếu phỏng vấn hộ xong sẽ tiến hành phỏng vấn hộ.
15
b) Phỏng vấn người am hiểu:
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn không có cấu trúc để tiến hành
phỏng vấn 7 cán bộ: Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tuyên Hóa, 2 Phó
Chủ tịch xã phụ trách nông nghiệp, 2 cán bộ phụ trách thú y, 2cán bộ khuyến
nông xã, nhằm thu thập các thông tin về các hoạt động chuyển giao khoa học
kỹ thuật, tìm hiểu tình hình chăn nuôi bò thịt ở địa phương
3.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu thu được từ phiếu phỏng vấn hộ được tổng hợp và
quản lý bằng Excel và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 for windows để tính
các tham số thống kê và độ tin cậy (P).
- Giá trị trung bình: Là tỷ số giữa tổng lượng trị số của cá thể với tổng số
các cá thể của đám đông. Ký hiệu:
X
Công thức tính:
- Độ lệch chuẩn hay độ lệch tiêu chuẩn: là một đại lượng thống kê mô tả
dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần
số. Có thể tính ra độ lệch chuẩn bằng cách lấy căn bậc hai cuả phương sai.
Ký hiệu: S

x
Công thức tính:
- P: Độ tin cậy
Với: - P<0,05: sai số có ý nghĩa thống kê
- P>0,05: sai số không có ý nghĩa thống kê
16
),30(
)(
1
2


=

=
n
n
xx
Sx
n
i
i
n
i
X
n
i

=
=

1
X
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tuyên Hóa
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tuyên Hóa là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Bình trên tọa độ
địa lý 17
o
42

– 18
o
05 vĩ độ Bắc, 105
o
38

– 106
o
18 kinh độ Đông,

bao gồm 19 xã
và một thị trấn. Phía Bắc giáp huyện Hương Khê và huyện Kỳ Anh tỉnh Hà
Tỉnh, phía Nam giáp huyện Minh Hóa và huyện Bố Trạch, phía Đông giáp
huyện Quảng Trạch, phía Tây giáp nước CHDCND Lào và tỉnh Hà Tĩnh.
Bản đồ hành chính huyện Tuyên Hóa
Tuyên Hóa là huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích
tự nhiên 115.098ha, chiếm 14,27% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trên
17
Địa điểm

nghiên cứu
đường đường quốc lộ 12A, quốc lộ 15, có đường sắt Bắc Nam chạy qua với 9
ga trung chuyển hàng hóa, ngoài ra huyện còn có sông Gianh, sông Nguồn
Nậy là tuyến đường thủy quan trọng. Với đặc điểm vị trí địa lý này, huyện rất
thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, thương mại với các tỉnh và
thành phố trong cả nước, cũng như các huyện khác trong tỉnh.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Do sông Gianh chảy dọc theo chiều dài của huyện vì vậy lát cắt địa hình
của huyện Tuyên Hóa có dạng hình lòng máng, hai bên cao, giữa thấp, nước
đỗ về sông Gianh. Bề ngang hẹp vì thế địa hình nơi đây thường có độ dốc
ngang lớn, địa hình chia cắt mạnh. Có thể chia địa hình huyện Tuyên Hóa
thành các tiểu vùng chính sau:
- Vùng núi cao và trung bình: là vùng có độ dốc cao từ 400m – 1000m,
chạy dọc theo ranh giới tạo vùng vành đai 3 phía Bắc, Đông, Tây của huyện
Tuyên Hóa. Đây là vùng núi không cao, nhưng có độ dốc lớn, địa hình bị chia
cắt mạnh do hệ thống sông dày đặc.
- Vùng gò đồi: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng,
đặc trưng với dạng địa bát úp, có độ cao dưới 400m. Dạng địa hình này chiếm
phần lớn diện tích tự nhiên của huyện, đất quy hoạch sản xuất cho lâm nghiệp
chủ yếu tập trung ở vùng này.
- Vùng đồng bằng: là những dải đất hẹp phân bổ dọc 2 bên khe suối và
dọc theo 2 bên bờ sông Gianh, càng về cuối thượng nguồn sông Gianh diện
tích càng lớn. Địa hình nơi đây tương đối bằng phẳng, độ cao thấp.
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu thời tiết của huyện mang một số đặc điểm như sau: Tuyên hoá
chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng khí hậu
nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều. Một năm có 2 mùa rõ rệt:
 Mùa khô: Từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ không khí cao, chịu ảnh
hưởng của gió mùa Tây Nam, thời tiết thường khô nóng kéo dài, nhiệt độ bình
quân lớn hơn 25

o
C.
 Mùa mưa: Từ tháng 9 năm trước đến tháng 3năm sau. Thời gian này
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thời tiết thường lạnh, mưa nhiều, độ
ẩm không khí cao, nhiệt độ bình quân trên 20
o
C.
18
- Lượng mưa: Trung bình từ 2.000 – 2.300mm/năm, tập trung chủ yếu từ
tháng 8 đến tháng 11 (chiếm 70% lượng mưa cả năm). Lượng mưa phân bố
không đều, cường độ mưa lớn thường gây lũ lụt, xói mòn đất là điều kiện bất
lợi cho công tác sản xuất lâm nghiệp.
- Gió: Chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: Gió Tây Nam (khô, nóng)
bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 và gió mùa Đông Bắc (lạnh, ẩm) bắt đầu từ
tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
- Chế độ ẩm: Có 2 thời kỳ khác nhau. Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau,
trùng với mùa mưa và thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc giá lạnh. Độ
ẩm trung bình thời kỳ này từ 85 - 90%. Từ tháng 5 đến tháng 8là thời kỳ khô
nóng độ ẩm biến động từ 70 – 80%, trong những đợt có gió Tây khô nóng độ
ẩm có thể xuống tới 50%, dẫn đến nguy cơ khô hạn trên diện rộng. Kết quả
được thể hiện ở bảng 2:
Bảng 2: Đặc điểm khí hậu, thời tiết của huyện Tuyên hóa
Chỉ tiêu Đặc điểm
Nhiệt độ
- Trung bình năm: 24
o
C
- Cao nhất: 41,8
o
C

- Thấp nhất: 10,5
o
C
- Nhiệt độ TB mùa đông: 22
o
C
- Nhiệt độ TB mùa hè: 25
o
C
- Lượng bức xạ mặt trời trung bình: 123Kcal/cm
2
/năm.
- Tổng số giờ nắng: 1.790 giờ/năm
Lượng
mưa
- Bình quân hàng năm: 2.181 mm/năm
- Số ngày mưa trung bình của huyện: 169 ngày
- Tập trung tháng 8,9,10,11: 65-70% lượng mưa cả năm
- Khô hạn tháng 4,5,6,7: chiếm 20-24% lượng mưa cả năm
Độ ẩm
- Bình quân năm: 83%
- Mùa mưa cao hơn mùa khô 10-15%
Gió - Chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và
gió mùa Tây Nam
(Nguồn: phòng thống kê huyện Tuyên Hóa, 2010)
19
4.1.1.3. Thủy văn
Hệ thống sông suối Tuyên Hóa tương đối phong phú, trong đó sông Gianh
là hệ thống sông chính kéo chảy dài theo chiều dọc của huyện. Mật độ khe suối
phân bố tương đối lớn. Do đặc điểm địa hình nên hệ thống sông suối ở đây

thường ngắn, độ dốc lớn, nên nguy cơ gây ra lũ quét vào mùa mưa là rất lớn.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Vấn đề dân số và lao động là những vấn đề có tác động lớn đến đến sự
phát triển về kinh tế xã hội của một địa phương. Việc tìm hiểu cơ cấu dân số
và lao động giúp nắm bắt được tiềm năng và sự phân bố về nguồn nhân lực
của địa phương trong các lĩnh vực sản xuất và địa bàn dân cư. Kết quả nghiên
cứu về dân số và lao động của huyện được trình bày ở bảng 3:
Bảng 3: Cơ cấu dân số và lao động của huyện Tuyên Hóa
TT
Năm
Cơ cấu
Đơn vị 2008 2009 2010
1. Tổng dân số người 76,994 77,427 77,660
- Nông thôn người 71,600 72,008 72,124
- Thành thị người 5,394 5,419 5,546
2. Số người trong độ tuổi lao động người 43,474 44,780 45,558
- Nam người 21,601 22,524 22,627
- Nữ người 21,873 22,256 22,329
3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,12 1,08 0,93
4. Mật độ dân cư Người/km
2
66 67 67
5. Lao động nông nghiệp người 32,120 32,553 32,983
6. Lao động phi nông nghiệp người 11,354 12,227 13,575
(Nguồn: Số liệu thống kê huyện Tuyên Hóa, 2010)
Số liệu bảng 3 cho thấy: Dân số của huyện đều tăng qua các năm, năm
2010 toàn huyện có 77.660 người, dân số sống chủ yếu ở vùng nông thôn
(92,87%). thành thị (7,13%), gây sức ép lớn về vấn đề đất đai và việc làm.
Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, năm 2010 tổng số lao động

của huyện là 44.958 người (chiếm 58,6% trong tổng số dân). Lao động chủ
yếu tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm 72,4%), đây là nguồn lao động dồi
20
dào cho phát triển kinh tế nói chung và chăn nuôi bò nói riêng. Tuy nhiên, do
tính chất mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp nên tình trạng lao động
thất nghiệp xảy ra thường xuyên. Với thực trạng lao động trên đòi hỏi việc
phát triển các ngành nghề, phát triển chăn nuôi, phân công lao động sản xuất
trong nông nghiệp tạo công ăn việc làm cho người lao động là hết sức cần
thiết. Vì vậy việc phát triển chăn nuôi bò là một trong những hướng tạo việc
làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
4.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tuyên Hóa
Đất đai là nguồn tài nguyên quý báu của con người. Đất là nơi diễn ra
mọi hoạt động sản xuất và đời sống xã hội của con người. Đối với sản xuất
nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Đất có sự hạn chế về
quy mô nhưng khả năng sản xuất không bị hạn chế nếu biết khai thác sử dụng
và bảo vệ đất hợp lý. Tình hình sử dụng đất của huyện Tuyên Hóa được thể
hiện ở bảng 4.
Bảng 4 cho thấy: Tuyên Hóa có 101504.11 ha diện tích đất nông nghiệp
(theo nghĩa rộng) chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên của huyện
(88,2). Trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 93803.59 ha (chiếm 92,41% so
với tổng diện tích đất nông nghiệp). Tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp chỉ
chiếm 7,54%, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm (58,81% trong tổng
diện tích đất sản xuất nông nghiệp), đây là nguồn thức ăn chủ yếu của hoạt
động chăn nuôi bò với các loại cây trồng phổ biến như lúa nước (chiếm
37,67% trong tổng số), ngô, lạc, khoai, sắn và một số rau màu khác.
21
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất của huyện Tuyên Hóa
TT Các loại đất và khả năng sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 115098,44 100
1. Đất nông nghiệp 101504,11 88,2

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 7651,90 7,54
- Đất trồng cây hàng năm 4499,81 58,81
Đất trồng lúa 1695,11 37,67
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 155,94 3,47
Đất trồng cây hàng năm khác 2648,76 58,86
- Đất trồng cây lâu năm 3152,09 41,19
1.2. Đất lâm nghiệp 93803,59 92,41
Đất rừng sản xuất 62123,60 66,23
Đất rừng phòng hộ 31679,99 33,77
1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 48,62 0,05
2. Đất phi nông nghiệp 6199,74 5,39
2.1. Đất ở 652,51 10,52
2.2. Đất chuyên dùng 2869,34 46,28
2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 6,80 0,12
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 319,29 5,15
2.5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2351,80 37,93
3. Đất chưa sử dụng 7394,59 6,42
3.1. Đất bằng chưa sử dụng 1481,01 20,03
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 3176,74 42,96
3.3. Núi đá không có rừng cây 2736,84 37,01
(Nguồn: Số liệu thống kê phòng địa chính huyện Tuyên Hóa)
Trong những năm qua huyện đã có các chính sách cải tạo và sử dụng hợp lý
nên quỹ đất của huyện được sử dụng khá triệt để. Nhưng còn có 7394.59 ha diện
tích đất chưa sử dụng gồm đất bằng, đất đồi núi. Nếu được đầu tư và khai thác tốt,
những diện tích đất này có thể sử dụng vào mục đích chăn nuôi như mở các trang
trại, trồng cỏ và các loại cây thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò, lợn….
22
4.1.2.3. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Cây trồng ở Tuyên Hóa khá phong phú và đa dạng, nhưng chiếm phần
lớn diện tích chủ yếu là lúa, ngô, lạc

Tình hình sản xuất các loại cây trồng này được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính của
huyện năm 2010
TT Loại cây trồng Diện tích (ha) N.suất (tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Lúa 2.757 40,8 11.245
2 Ngô 1.081 46,7 5.05
3 Khoai lang 360 67,3 2.422
4 Khoai khác 210 75 1.575
5 Sắn 397 74,5 296
6 Lạc 1.220 24,8 3.030
7 Rau 370 65 2.394
8 Cây thức ăn gia súc 274 1.820 49.868
Nguồn: (Báo cáo UBND huyện Tuyên Hóa, 2006-2010)
Bảng số liệu trên cho thấy rằng: Lúa vẫn đang là cây trồng chủ lực và
không thể thay thế trên địa bàn huyện, năng suất lúa ở đây chỉ đạt mức trung
bình 40,8 tạ/ha. Cây có diện tích gieo trồng sau lúa là lạc, lạc cũng được xem
là thế mạnh của Tuyên Hóa. Đây là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và đóng
vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngành chăn nuôi của huyện. Thân lá
của lạc với năng suất 5-10 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch quả) có thể dùng
chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò…mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Ngoài giá trị kinh tế của lạc, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo
đất do khả năng cố định đạm (N) của nó. Cũng như các loại họ cây đậu khác,
rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình
thành đó là vi khuẩn Rhizobium vigna. Rhizôbium vigna có thể tạo nốt sần ở
rễ một số cây họ đậu. Nhưng với lạc thì tạo được nốt sần lớn và khả năng cố
định đạm cao hơn cả.
Theo nhiều tác giả, lượng đạm cố định của lạc có thể đặt 70-
110kgN/ha/vụ. Chính nhờ có khả năng này mà hàm lượng của prôtêin ở hạt

23
và các bộ phận khác của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Cũng nhờ khả
năng cố định đạm, sau khi thu hoạch thành phần hóa tính của đất trồng được
cải thiện rõ rệt, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật hảo khí trong
đất được tăng cường có lợi đối với cây trồng sau [8].
Cây ngô đang được nông dân trồng với một diện tích khá lớn (1.081ha).
Với sản lượng 5.05 tấn mỗi năm đây là loại cây trồng có nguồn thức ăn tiềm
năng đáng kể về chất lượng để phát triển chăn nuôi bò. Thân lá, lõi tươi làm
thức ăn cho bò rất tốt vì trong chúng có chứa hàm lượng tinh bột và đường
khá cao (Hàm lượng đường bột chiếm: 34,9% so với trọng lượng lõi ngô). Hạt
ngô là nguồn thức ăn dự trữ quan trọng cho chăn nuôi trong mỗi hộ gia đình
vào những tháng thời tiết mưa, rét khan hiếm thức ăn.
Cây cỏ là nguồn thức ăn chính cho bò nhưng chiếm diện tích nhỏ
(274ha). Trong những năm gần đây, diện tích đồng cỏ ở Tuyên Hóa ngày
càng bị thu hẹp nhiều hơn do phần lớn diện tích trước đây được sử dụng trồng
cỏ, thì nay họ chuyển sang trồng cây lâm nghiệp với hiệu quả kinh tế cao hơn.
Diện tích đồng cỏ thu hẹp đã phần nào ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò
ở đây, khi mà phương thức chăn nuôi của người dân địa phương chủ yếu là
chăn nuôi tận dụng
4.1.2.4. Tình hình chăn nuôi
Hiện nay huyện Tuyên Hóa có 4 loại vật nuôi chính đó là trâu, bò, lợn và
gia cầm, ngoài ra còn có dê nhưng cũng chỉ mới phát triển trong những năm
gần đây và số lượng không đáng kể. Huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản
xuất để từng bước nâng cao số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Năm
2010, giá trị kinh tế của ngành chăn nuôi chiếm 45,4% giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp. Cùng với sự quan tâm đầu tư cho ngành chăn nuôi của nhà
nước, Tuyên Hóa đã và đang thực hiện các chính sách nhằm phát triển nâng
cao hiệu quả chăn nuôi cho huyện nhà, triển khai thực hiện các chương trình
“nạc hóa đàn lợn”, “cải tạo đàn bò”. Trong những năm qua trên địa bàn huyện
có nhiều chương trình, dự án cũng chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực chăn

nuôi này như dự án an toàn lương thực, ADB, ECHO,…
Diễn biến tình hình chăn nuôi của huyện được thể hiện ở bảng 6.
24
Bảng 6: Số lượng đàn vật nuôi của huyện qua các năm
Đvt: con
TT Loại vật nuôi 2008 2009 2010
1 Đàn trâu 7.929 8.280 8.699
2 Đàn bò 18.839 19.330 17920
3 Đàn lợn 33.791 32.993 28.372
4 Đàn dê 3.352 2.990 1.560
4 Đàn gia cầm 166.000 185.000 190.570
(Nguồn: Số liệu thống kê huyện Tuyên Hóa, 2010)
Số liệu ở bảng 5 cho thấy: Tình hình chăn nuôi của huyện đều tăng qua các
năm. Trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng hơn vào phát triển đàn bò
và đàn lợn, hiện nay thì trong tổng số 17920 con bò thì bò lai Sind có khoảng
3.096 con (50% máu ngoại). Đối với đàn lợn thì năm 2010 toàn huyện có 28.372
con trong đó tỉ lệ lợn ngoại hoặc 50% máu ngoại trở lên có 1.728 con.
Chăn nuôi gia cầm đang dần phát triển trở lại sau dịch cúm gia cầm vừa
qua. Năm 2010 đạt 190.570 con, tăng hơn 7.000 con so với năm 2009, đây là
dấu hiệu mừng cho sự trở lại của chăn nuôi gia cầm của địa phương.
Tuy nhiên, năm 2010 do điều kiện thời tiết khắc nghiệt rét đậm rét hại
kéo dài đã ảnh hưởng đến số lượng vật nuôi của huyện. Tổng đàn gia súc năm
2010: 56.909 con, đạt 75,8% kế hoạch, so với năm 2009 giảm 6.684 con.
Trong đó đàn lợn giảm 4.621 con, đàn dê giảm 1.430 con.
4.1.2.5. Tình hình sản xuất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên của toàn
huyện với (92,41%) bao gồm rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Hàng năm
đóng góp một phần thu nhập khá lớn trong tổng thu nhập của huyện. Năm
2010 doanh thu từ lâm nghiệp đạt 9.480 triệu đồng. Huyện đã tăng cường
công tác trồng, khoanh nuôi, chăm sóc rừng tái sinh, tập trung chỉ đạo trồng

rừng năm 2010 đạt trên 400 ha, nâng tổng diện tích rừng trồng của toàn huyện
trên 5.000 ha. Khai thác có hiệu quả rừng trồng, sản lượng gỗ khai thác đạt
trên 7000m
3
, gỗ khai thác chủ yếu làm nguyên liệu giấy.
25

×