Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế người dân phường xuân phú thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.98 MB, 61 trang )

PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông
thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực NN. Khu vực nông thôn
có 13 triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất NN. Vì thế
đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân là vấn đề được quan tâm nhiều
trong nông thôn khi mà hiện nay quá trình CNH - HĐH ngày càng diễn ra với
tốc độ nhanh chóng. Quá trình phát triển khu công nghiệp đã mang lại nhiều
kết quả tốt, giúp nhiều địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch
vụ. Tuy nhiên cùng với đó là việc thu hồi đất sản xuất đã có tác động đến đời
sống của hàng ngàn hộ gia đình có sinh kế phụ thuộc chính vào NN. Việc thu
hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế đặc biệt quan
trọng là đất đai mà còn làm mất đi địa vị, các cơ hội, nguồn thực phẩm, thu
nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội.
Không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất NN, nông dân phải tìm cách
kiếm sống mới. Nhiều người phải di cư ra thành thị để kiếm việc làm và đối
mặt với rủi ro của cuộc sống nơi đô thị, một số ít lao động trẻ được tuyển
dụng vào làm việc trong khu công nghiệp, một số lao động tìm kiếm việc làm
tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây dựng nhà ở
cho thuê ). Bên cạnh đó những nông dân không bị thu hồi đất cũng bị tác
động đến sản xuất của mình, một phần lao động trong gia đình chuyển sang
làm việc trong nhà máy hoặc dịch vụ trong khu công nghiệp.
Cùng với quá trình CNH - HĐH đang diễn ra trên khắp cả nước thì
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đang nằm trong sự vận động đổi mới
chung đó. Những chuyển biến của công cuộc đổi mới đó chính là sự xuất hiện
các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp, các khu qui hoạch đô thị Sự
phát triển tích cực đó đã dẫn đến tình trạng một số diện tích lớn đất NN bị thu
hồi cụ thể: khu qui hoach làng Đại học Huế đã thu hồi 100 ha đất sản xuất NN
của người dân xã Thuỷ An, 170,2 ha đất NN tại 3 thôn Kế Sung, Mỹ Khánh,
1


Thanh Dương (xã Phú Diên) bị thu hồi, cho phép Công ty cổ phần Sông
Hương thuê để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản Từ năm 2004 đến
nay, toàn tỉnh có hơn 2.400 hộ bị thu hồi đất, trong đó, 450 hộ bị thu hồi hết
đất ở và 500 hộ bị thu hết đất sản xuất NN [7].
Xuân Phú là một trong những phường của thành phố Huế có diện tích đất
NN bị thu hồi khá lớn trong những năm qua [1]. Theo kết quả của nhiều công
trình, khảo sát, nghiên cứu cứ 1 ha đất NN thu hồi ảnh hưởng đến việc làm của
13 lao động [6]. Trên phương diện tích cực và tiêu cực việc thu hồi đất ảnh
hưởng rất lớn đến việc làm cũng như nguồn sinh kế của người dân nơi đây.
Để làm rõ những tác động đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế người dân
phường Xuân Phú thành phố Huế"
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng thu hồi đất NN trên địa bàn phường Xuân Phú
- Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân trong
vùng nghiên cứu
1.3. Ý nghĩa đề tài
Thấy rõ thực trạng sinh kế của người dân sau thu hồi đất NN từ đó góp
phần đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho họ.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái quát đất NN
2.1.1.1. Khái niệm về đất NN
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất NN thường
được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và những
loại cây được coi là cây lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất
NN tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà
còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản hay để trồng

cây lâu năm.
Luật đất đai năm 1993 quy định về đất NN tại Điều 42 như sau: “Đất
NN là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất NN như trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về NN.”
Trong những nghiên cứu gần đây khái niệm đất NN được mở rộng với
tên gọi “Nhóm đất NN” thay cho “ Đất NN” trước đây. Theo quy định của
Luật đất đai năm 2003 có thể hiểu nhóm đất NN là tổng thể các loại đất có
đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ
cho mục đích sản xuất NN, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm
về NN, lâm nghiệp.
2.1.1.2. Phân loại nhóm đất NN
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật đất đai năm 2003 nhóm đất NN được
chia thành 6 loại đất bao gồm: (1) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất
đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; (2) Đất trồng cây
lâu năm; (3) Đất rừng sản xuất; (4) Đất rừng phòng hộ; (5) Đất rừng đặc
dụng; (6) Đất nuôi trồng thuỷ sản.
3
2.1.2. Những tác động của thu hồi đất đến sinh kế người dân ở các nghiên
cứu trước đây
2.1.2.1. Khái niệm sinh kế
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế tuỳ theo quan điểm và bối
cảnh đưa ra định nghĩa cũng như những khía cạnh quan tâm khác nhau trong
quá trình thực hiện công tác phát triển.
Theo Chamber and Conway (1992): một sinh kế bao gồm khả năng, tài
sản - (các nguồn dữ trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp
cận)- và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống. Một sinh kế bền
vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy
các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi
không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên [12].

Sinh kế cũng có thể được mô tả như tổng hợp của nguồn lực và năng lực
liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người hoặc một nhóm
người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của
mình. Tiêu chí sinh kế bền vững bao gồm: an toàn lương thực, cải thiện điều
kiện môi trường tự nhiên, cải thiện môi trường cộng đồng – xã hội, cải thiện
điều kiện vật chất, tránh rủi ro và các cú sốc [8].
Andrew Barnett (2005) đã đưa ra sơ đồ “Chiến lược khung sinh kế và
các nhân tố liên quan” để xem xét các mối quan hệ giữa các nhân tố với trung
tâm là các chiến lược khung sinh kế. Không có nhân tố nào trong sơ đồ có thể
tách biệt ra khỏi quan hệ với các nhân tố khác [13].
4
Hình 2.1: Khung sinh kế và các nhân tố liên quan
Nguồn: Andrew Barnett (2005)
Như vậy sinh kế của một hộ gia đình gồm khả năng, tài sản và các hoạt
động của hộ đảm bảo cho việc kiếm sống, nó chịu tác động của nhiều yếu tố.
Một sinh kế bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi từ những tác động
bên ngoài.
2.1.2.2. Khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững là một phương pháp tiếp cận toàn diện về các
vấn đề phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến thảo luận đến sinh kế của con
người. Nó có nguồn gốc từ phân tích của Amartya Sen về các quyền trong
mối quan hệ với nạn đói, đói nghèo và gần đây được Cục Phát triển Quốc tế
Anh (DFID) phát triển cũng như được các học giả cùng với cơ quan phát triển
ứng dụng rộng rãi [11].
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến
sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Sử dụng
sinh kế bền vững để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh
giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại.
5
Các chiến lược

sinh kế
Các nguồn tài
nguyên thiên
nhiên
Sở hữu và sử dụng nguồn
tài nguyên vật chất
Thời gian sử dụng và
thời gian của người
nghèo
An ninh Nguồn nhân
lực
Tổ chức và môi
trường chính sách
Thu nhập và tiêu
dùng
Trao quyền và tham
gia thực hiện
Bối cảnh tổn
thương
Sốc và
khủng hoảng
Những xu
hướng kinh
tế-xã hội và
môi trường
Thể chế,
chính sách
Chính sách và
pháp luật
Các cấp chính

quyền
Dịch vụ nhà
nước
tư nhân
Luật
Tập quán
Những thay đổi
trong thực
trạng tài sản
Chiến lược sinh kế
Kết quả sinh
kế
Thu nhập tốt
hơn
Đời sống
nâng cao
Khả năng
tổn thương
giảm
An ninh
lương thực
củng cố
Sử dụng tài
nguyên thiên
nhiên bền
vững
Tự nhiênTài chính
Vật chấtXã hội
Con người
Hình 2.2: Khung sinh kế bền vững của DFID

(Nguồn: Andrew, 2005)
Theo quan điểm của tổ chức quốc tế vương quốc Anh DFID khung sinh
kế có thể chia làm năm hợp phần chính: bối cảnh tổn thương, các tài sản sinh
kế, những chính sách thể chế và tiến trình, các chiến lược sinh kế và kết quả
sinh kế. Tài sản sinh kế là một hợp phần chính trong khung phân tích sinh kế
bền vững, đây là những tài sản sinh kế mà các loại hình sinh kế được xây
6
Vốn tự nhiênVốn tài chính
Vốn tài chínhVốn vật chất
Vốn con người
dựng trên đó. Các tài sản này được chia làm năm loại (hay loại vốn), đó là:
vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn xã hội). Hay còn
gọi là ngũ giác tài sản sinh kế được thể hiện theo hình 2.3
Hình 2.3: Tài sản sinh kế
Nguồn: ( Andrew, 2005)
- Vốn con người: bao gồm kỹ năng kiến thức và giáo dục của từng cá
nhân và các thành viên trong gia đình, sức khoẻ, thời gian và khả năng làm
việc để họ có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và
đạt được những mục tiêu sinh kế của họ. Ở mức độ gia đình nguồn vốn con
người được xem là số lượng và chất lượng lao động sẵn có. Nguồn vốn con
người là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai. Nó được xem là nền tảng hay
phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập. Cải thiện phương thức tiếp cận
với giáo dục, thông tin, công nghệ, nâng cao dinh dưỡng và sức khỏe sẽ góp
phần phát triển nguồn vốn con người.
- Vốn xã hội: đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tổ chức xã hội
và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ
đó có những kết quả sinh kế.
- Vốn tự nhiên: là các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc của cộng
động) mà con người trông cậy vào. Khung sinh kế bền vững coi đất đai là một
tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế người dân nông thôn. Quyền

đất đai đóng một vị trí rất quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở để người nông
dân tiếp cận các loại tài sản khác và những lựa chọn sinh kế thay thế.
7
- Vốn tài chính: là các nguồn lực tài chính mà con người có được như
nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các
nguồn thu nhập tiền mặt như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những
trợ cấp của nhà nước…để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn
vốn tài chính chủ yếu: là vốn sẵn có và dòng tiền vào thường xuyên.
Vốn vật chất: gồm tài sản tư nhân như gia súc và công cụ canh tác nhằm
hỗ trợ sinh kế để sản xuất đạt hiệu quả hơn, tài sản công cộng như đường sá,
cơ sở hạ tầng và xã hội cơ bản… là môi trường vật chất giúp con người tiếp
nhận được với nhu cầu thiết yếu của họ và đạt năng suất cao hơn. Những yếu
tố của cơ sở hạ tầng thường có ý nghĩa cho sinh kế bền vững: vận chuyển, nơi
cư trú, cấp và thoát nước, cung cấp năng lượng và tiếp cận thông tin.
Những tài sản sinh kế kết nối với nhau tạo theo vô số cách để tạo ra kết
quả sinh kế có lợi. Việc sở hữu một loại tài sản giúp người dân tự tạo thêm
các loại tài sản khác. Ví dụ người dân có thể dùng tiền (vốn tài chính) để mua
sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật thể).
2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng thu hồi đất và kinh nghiệm thu hồi đất của một số nước
trên thế giới
Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên toàn thế
giới. Để đáp ứng nhu cầu về đất đai cho phát triển công nghiệp và đô thị thì
thu hồi đất NN là cách thức thường được thực hiện, mỗi quốc gia có cách làm
riêng của mình để có thể hài hoà được lợi ích của xã hội, tập thể và cá nhân.
Một đất nước rộng lớn và có tốc độ ĐTH diễn ra khá nhanh trong những năm
qua điển hình như Trung Quốc, trong giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 6-
2005 diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị thu hồi lên tới 7,3 triệu ha,
thực trạng này đi ngược với nguyên tắc bảo vệ đất canh tác "lấy đi bao nhiêu,
khai hoang bấy nhiêu" mà Chính phủ Trung Quốc đề ra. Theo thống kê, hiện

nay số nông dân bị thu hồi đất ở Trung Quốc đã lên tới 40 triệu người, mỗi
năm số nông dân bị thu hồi đất tăng thêm từ 2,5 đến 3 triệu người. Theo dự
báo đến năm 2030 số lượng nông dân mất đất của Trung Quốc tăng từ 40
triệu người hiện nay lên tới 110 triệu người và có khoảng trên 50 đến 80 triệu
8
người rơi vào hoàn cảnh mất đất và thất nghiệp, đây là nguy cơ tiềm ẩn và
ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định xã hội của Trung Quốc. Để giải quyết
những vấn đề tồn tại trong thu hồi đất NN, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra
các giải pháp gồm: cải cách chế độ sở hữu ruộng đất nông thôn, làm rõ nội
hàm của "lợi ích công cộng", khắc phục tình trạng bất cập về giá đất, đảm
bảo cuộc sống lâu dài cho người nông dân, giải quyết kịp thời việc làm cho
người nông dân bị thu hồi đất [2], [10].
Theo Nguyễn Thành Lợi thì chính sách bồi thường khi thu hồi đất ở Thái
Lan được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân từ đó định
giá đền bù. Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự
án mang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với
giá thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá
nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường [10].
Bên cạnh đó thì Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia đang đối
mặt với tình trạng di dân ồ ạt từ các vùng nông thôn vào đô thị. Để giải quyết
nhà ở cho dân nhập cư, chính quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của
nông dân vùng phụ cận. Việc đền bù được thực hiện thông qua các công cụ
chính sách như hỗ trợ tài chính, cho quyền mua căn hộ do thành phố quản lý
và chính sách tái định cư [10].
Tóm lại để phục vụ cho việc xây dựng và mở rộng đô thị, xây dựng
CSHT, khu công nghiệp các nước đều phải lấy một diện tích lớn đất NN và
nhiều nước đã bồi thường cho người có đất bị thu hồi với giá cao. Nhìn chung
ĐTH ở các nước trên thế giới cũng đã làm nảy sinh những vấn đề cần giải
quyết như việc bồi thường cho nông dân bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết việc
làm, ổn định xã hội và vấn đề môi trường.

2.2.2. Thực trạng thu hồi đất NN ở nước ta
Trong quá trình thực hiện CNH, ĐTH các địa phương đã thu hồi một
diện tích lớn đất NN. Đất NN từ thu hồi, cả nước đã xây dựng được hơn 200
khu công nghiệp, nâng cấp và xây dựng mới CSHT ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhiều đô thị được nâng cấp mở rộng, từng bước thực hiện mục tiêu chiến
lược phát triển đô thị Việt Nam, kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thu hút,
giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu lao động với mức thu nhập khá [2].
9
Theo kết qủa kiểm kê đất đai năm 2005, diện tích đất NN của nước ta là
24.822.560 ha. Trong diện tích đất NN thì đất sản xuất NN chỉ khoảng
9.300.000 ha, trong đó đất trồng lúa là 4.100.000 ha [9].
Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất NN đã thu hồi là
366.440 ha (chiếm 3,89% đất NN đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất NN
đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39.560
ha, xây dựng đô thị là 70,32 ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136.170 ha.
Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất NN thu hồi lớn
nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa
phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương,
Quảng Nam, Cà Mau, Hà Nội, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc.
Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại 16
tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất NN bị thu hồi chiếm khoảng 89%
và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích
đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất NN, tỷ lệ này ở Đông
Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác dưới 0,5%.
Mặc dù diện tích đất NN, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ
trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào
một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích đất NN bình quân đầu người
thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh tác.
Bảng 2.1: Thống kê diện tích đất NN thu hồi qua các năm ở một số tỉnh
Đơn vị tính: ha

Tỉnh Năm Diện tích thu hồi
Tiền Giang 2001 – 2005 20.308
Đồng Nai 2001 – 2005 19.752
Bình Dương 2001 – 2005 16.627
Quảng Nam 2001 – 2005 11.812
Cà Mau 2001 – 2005 13.242
Hà Nội 2001 – 2005 7.776
Hà Tĩnh 2001 – 2005 6.391
Vĩnh Phúc 1997 – 2008 5.573
Bắc ninh 2001 – 2008 3.000
(Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008)
10
Các tỉnh nằm ngoài những vùng trọng điểm về phát triển kinh tế, diện
tích đất sản xuất và đất ở bị thu hồi còn tương đối nhỏ và nằm trong khoảng
từ vài trăm tới dưới 1.000 ha.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong 7 năm từ
2001 đến năm 2007, diện tích đất NN cả nước giảm 500.000 ha, riêng năm
2007 thu hồi 120.000 ha, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm tại các
vùng đồng bằng, ven các đô thị do xây dựng công nghiệp và đô thị [5].
Kết quả thống kê đất đai đến ngày 1 tháng 1 năm 2007 cho thấy, diện
tích trồng lúa cả nước là 4.130.945 ha, giảm 10.810 ha so với năm 2006, giảm
34.332 ha so với năm 2005, mức độ giảm thực tế bằng 1,46 lần so với kế
hoạch giảm diện tích đất trồng lúa.
Tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2008, theo số liệu thống kê của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, đất trồng lúa của cả nước còn 4.098.285 ha, giảm còn
30.643 ha so với năm 2000. Mức độ giảm thực tế bằng 1,1 lần so với kế
hoạch giảm diện tích đất trồng lúa nước năm 2006 – 2007.
Nhìn chung, diện tích đất trồng lúa nước giảm chủ yếu do chuyển sang
đất phi NN cao hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội quyết định.
Trong đó, chuyển sang xây dựng các khu, cụm công nghiệp khoảng 18.000

ha, tập trung ở các vùng: Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15.000 ha, đồng
bằng sông Hồng khoảng 8.000, Đông Nam bộ khoảng 6.600 ha, Bắc Trung bộ
2.340 ha.
Như vậy, trong giai đoạn vừa qua ở nước ta diện tích đất NN bị thu hồi
rất lớn. Việc chuyển mục đích từ đất NN sang đất phi NN ở nước ta đã mang
lại nhiều chuyển biến tích cực và tạo điều kiện để phát triển đô thị, công
nghiệp, cơ sở hạ tầng nhưng làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.
2.2.3. Việc làm và sinh kế của người dân bị thu hồi đất NN
Lực lượng lao động ở nông thôn dư thừa ngày càng nhiều, việc làm
thiếu, đời sống của nông dân bị thu hồi đất sẽ rất khó khăn, trong khi thu hồi
đất NN để phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa là một tất yếu của
thời kỳ CNH – HĐH. Đây đang là những khó khăn, thách thức lớn đối với xã
hội, nhất là ở khu vực nông thôn [7].
11
Tính đến 31- 12- 2006 ở 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bị thu
hồi đất nhiều nhất đã giải quyết được việc làm cho 22,3 vạn lao động, chỉ
bằng 28% tổng số lao động mất việc làm do thu hồi đất NN (Hà Nội: 25.000
người, Hà Tĩnh: 29.068 người, Quảng Nam: 21.517 người, Đồng Nai: 69.670
người ). Theo báo cáo của Chính phủ tháng 10- 2007, chỉ có 6% lao động bị
thu hồi đất chuyển sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 9% số lao
động chuyển sang làm dịch vụ, còn tới 60% vẫn tiếp tục làm NN [7].
Theo khảo sát năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ở
vùng Đồng bằng Sông Hồng trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động
mất việc làm, bình quân mỗi ha đất NN bị thu hồi có khoảng 13 lao động NN
mất việc làm phải chuyển đổi nghề mới [3], [2].
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy việc thu
hồi đất nông nghiệp trong 5 năm (2003 -2008) đã tác động đến đời sống của
trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người.
Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ
thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải

quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư Tuy nhiên, trên
thực tế có tới 67% lao động NN vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khu bị thu hồi
đất, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có
việc làm nhưng không ổn định. Thực trạng này cũng là nguyên nhân dẫn đến
kết quả 53% số hộ dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước đây, chỉ
có khoảng 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước [9].
Theo kết quả điều tra thì số lao động không có việc làm sau thu hồi đất
tăng nhanh tại các tỉnh có khảo sát, tại Hà Nội tỷ lệ lao động không có việc
làm trước khi thu hồi đất là 4,7% đã tăng lên 12% sau thu hồi đất, hai tỷ lệ
tương ứng của các tỉnh khác như Hải Phòng là 5,1% và 10,8%, Bắc Ninh
5,3% và 7,9%. Số người không có việc làm tăng lên, cơ cấu ngành nghề cũng
thay đổi, số người chuyển sang buôn bán tăng 2,72%, chuyển sang làm thuê
và xe ôm tăng 3,64%, số người làm các việc khác cũng tăng 4,1%, số người
gắn với các khu công nghiệp chỉ tăng 2,79% [4].
Từ số liệu này cho thấy, người dân mất đất chủ yếu tự tìm việc làm để
đảm bảo sinh kế của mình, số lao động NN được tuyển dụng vào làm việc
12
trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Thực trạng trên cho thấy, chủ
trương của Nhà nước đề ra về việc giải quyết việc làm cho người bị thu hồi
đất NN chưa được các địa phương thực hiện tốt. Vấn đề này có nhiều nguyên
nhân quan trọng là việc đào tạo lao động không được quan tâm đúng mức,
phát triển công nghiệp, đô thị chưa gắn với kế hoạch đào tạo nghề cho nông
dân. Lao động lớn tuổi chiếm phần lớn nên khó khăn cho việc chuyển đổi
nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, ở nông thôn, quá trình phân hóa thu nhập, giàu nghèo diễn
ra với tốc độ nhanh hơn, giữa những hộ có thu nhập tăng lên nhanh chóng nhờ
có cơ hội tiếp cận được những ngành nghề phi NN và biến động tăng giá đất
với những hộ không có được cơ hội trên. Hơn nữa, sự bất bình đẳng về thu
nhập đang diễn ra gay gắt ngay tại địa bàn nông thôn, giữa những người mất
đất NN (tư liệu sản xuất chính) không kiếm được việc làm với các nhà doanh

nghiệp (sử dụng đất NN thu hồi của nông dân).
Mặt khác, trong quá trình ĐTH, CNH cũng nảy sinh những bất cập trong
công tác quản lý xã hội của cấp chính quyền cơ sở và phá vỡ thiết chế cộng
đồng truyền thống của dân cư nông thôn. Đó là, ĐTH, CNH thúc đẩy quá
trình nhập cư ồ ạt, gia tăng dân số cơ học… gây mất trật tự an ninh xã hội,
quản lý nhân sự khó khăn, nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện.
Môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc xử lý chất thải
(sinh hoạt và công nghiệp) từ các khu công nghiệp hoặc khu đô thị mới thải ra
không tương xứng với hạ tầng cơ sở về bảo vệ môi trường [10].
Ngoài những tác động trên thì việc thu hồi đất còn dẫn đến tình hình
tranh chấp mâu thuẫn trong đời sống xã hội của người dân. Theo thống kê của
Cơ quan an ninh, ở Việt Nam có đến 70 - 80% số vụ việc khiếu kiện, thắc
mắc, tranh chấp liên quan đến vấn đề đất đai [10].
Việc đền bù trong nhiều trường hợp chưa thỏa đáng, thời hạn đền bù kéo
dài trong nhiều năm, tình trạng tham nhũng của cán bộ liên quan đến đất
đai… đang dẫn đến nhiều vụ khiếu kiện, biểu tình kéo dài trước trụ sở các cơ
quan công quyền từ Trung Ương đến địa phương. Theo báo cáo của Vụ Tiếp
dân và xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ, trong năm 2007, Trụ sở Tiếp
công dân của TƯ Đảng và Nhà nước đã tiếp 18.068 lượt cá nhân và 373 lượt
13
đoàn đông người đến từ 35 tỉnh, thành phố, trình bày 6.775 vụ việc, trong đó
có trên 5.000 vụ việc là khiếu nại, tố cáo, trong đó có gần 3.000 vụ liên quan
đến đất đai. Nhìn chung, người dân thường khiếu nại về giá đền bù và sản
phẩm trên đất thấp, việc bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất chưa tương
xứng và chậm trễ, thiếu việc làm, không chuyển đổi được nghề, thu nhập
giảm…
Chính sách đền bù đất thu hồi phục vụ ĐTH, CNH tại các địa phương
chưa bám sát giá thị trường như Luật Đất đai quy định mà thông thường chỉ
bằng 20 - 30% giá thị trường [10].
Theo PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, trong quá trình thực hiện chính sách thu

hồi đất, nhiều nơi chính quyền có trao đổi, lấy ý kiến của dân chúng, nhưng
chủ yếu thông báo về tiền đền bù hoặc quyền lợi vật chất cụ thể, và khi không
đạt được sự đồng thuận, việc giải quyết theo kiểu tiếp cận từ trên xuống, chưa
chú ý đầy đủ đến quyền lợi của dân chúng địa phương chưa phản ánh đúng
nguyện vọng của nhân dân… nên tính chất xung đột, bức xúc của người dân
càng trở nên gay gắt hơn [10].
Tóm lại, việc chuyển đổi từ đất NN sang đất phi NN trong quá trình
ĐTH ở nước ta hiện nay là xu hướng tất yếu. ĐTH tạo cơ sở, nền tảng cho sự
phát triển KT- XH để thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến
thực trạng đời sống, việc làm và thu nhập của người nông dân sau khi bị thu
hồi đất để từ đó có những giải pháp thực hiện tốt CĐĐĐ và đảm bảo sinh kế
cho người cố đất NN bị hồi.
14
PHẦN 3
NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân, nguồn lực sinh kế, các
hoạt động tạo thu nhập, sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất ruộng, thu
nhập và đời sống của các hộ dân ở phường Xuân Phú thành phố Huế.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Vùng nghiên cứu: phường Xuân Phú - một phường có diện tích đất NN
bị thu hồi nhiều nhất của thành phố Huế.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 03/01/2011 - 06/05/2011.
15
Tỉnh Thừa
Thiên Huế
Phường
Xuân

Phú
Hình 3.1: Vị trí vùng nghiên cứu
3.1.2. Nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này nội dung nghiên cứu tập trung vào 5 vấn đề chính:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường.
- Tình hình cơ bản của các hộ nghiên cứu.
- Hiện trạng đất đai ở vùng nghiên cứu.
- Phân tích ảnh hưởng của thu hồi đất NN đến sinh kế người dân bao
gồm:
+ Đối với thu nhập bình quân đầu người.
+ Sự thay đổi các loại tài sản trong gia đình của hộ.
+ Đối với việc làm của hộ trước và sau thu hồi đất.
+ Đối với an ninh lương thực của hộ trước và sau thu hồi đất.
+ Đối với các vấn đề xã hội.
+ Đối với môi trường.
- Giải pháp để đảm bảo sinh kế cho người dân có đất NN bị thu hồi.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu
- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu được chọn là phường Xuân Phú, đầu năm 2004 diện
tích đất NN của phường là 62,4 ha, hiện nay diện tích đất sản xuất chỉ còn
43,42 ha. Vì vậy đây được xem là vùng có diện tích đất NN bị thu hồi nhiều
nhất của thành phố Huế, trong quá trình đô thị hoá việc thu hồi đất NN ảnh
hưởng đến sinh kế của người dân trong vùng.
Căn cứ vào tình hình thực tế và số liệu thống kê về đất đai của phường,
chọn khu vực 4 là khu vực có diện tích đất NN bị thu hồi nhiều nhất trong
năm 2008 đến nay.
- Phương pháp chọn hộ nghiên cứu
Để đánh giá việc thu hồi đất ảnh hưởng đến sinh kế của người dân chúng
tôi chọn điều tra các hộ dân có đất NN bị thu hồi tại các dự án xây dựng đang

được tiến hành trên địa bàn của phường.
- Phương pháp chọn mẫu
+ Tiêu chí chọn mẫu : chọn các hộ tham gia sản xuất và có diện tích đất
NN bị thu hồi toàn bộ hoặc một phần.
+ Dung lượng mẫu điều tra: chọn 40 hộ có diện tích đất NN bị thu hồi từ
danh sách các cá nhân hộ gia đình có đất NN trong khu vực giải toả để thực
hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu, tài
liệu về hiện trạng sử dụng đất, các quyết định thu hồi đất của tỉnh đối với
phường, tình hình biến động đất đai qua các năm tại các phòng ban của
phường Xuân Phú để có được thông tin về vùng nghiên cứu.
Thu thập những văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa
phương về chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, cho người dân có đất
NN bị thu hồi, chính sách giải quyết việc làm cho người có đất NN bị thu hồi
từ các cơ quan Nhà nước.
Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những
báo cáo, bài báo, tài liệu hội thảo, thu thập thông tin từ Internet để có số liệu về
tình hình thu hồi đất, việc làm, sinh kế của người dân trong nước.
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Thảo luận nhóm: tiến hành thảo luận nhóm 5 người bao gồm tổ trưởng
tổ dân phố 13 và 4 hộ nông dân có đất NN bị thu hồi ở tổ 13 để phác thảo bản
đồ chung của phường và khu vực nghiên cứu, xác định vị trí các vùng đất NN
còn lại, vùng đất NN đã và đang bị thu hồi, các vùng thu hồi đang được quy
hoạch. Đồng thời thông qua buổi thảo luận nhóm chúng tôi đã xác định được
các loại hình sinh kế của người dân trước và sau thu hồi.
17
- Phỏng vấn sâu:
+ Phỏng vấn cán bộ xã để nắm xu hướng phát triển của phường trong

những thời gian sắp tới.
+ Phỏng vấn người am hiểu (cán bộ địa chính, chủ nhiệm HTX, các tổ
trưởng tổ dân phố) để biết tình hình diện tích đất đai bị thu hồi, những dự án
cần thu hồi đến đất NN, hoạt động sinh kế chính của người dân trước và sau
khi có đất NN bị thu hồi.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc: phỏng vấn các nhóm hộ gia đình bằng phiếu
điều tra soạn sẵn. Các hộ được chọn phỏng vấn một cách ngẫu nhiên trong danh
sách thống kê các hộ có đất NN bị thu hồi của khu vực 4. Số hộ phỏng vấn là 40
hộ có đất bị thu hồi ở 6 tổ dân phố, nội dung phỏng vấn hộ bao gồm: (1)
Thông tin chung của hộ; (2) Tình hình sử dụng đất NN;(3) Tài sản gia đình
của hộ trước và sau thu hồi đất; (4)Tình hình việc làm của các lao động trước
và sau thu hồi đất; (5) Thu nhập của hộ trước và sau thu hồi đất; (6) An ninh
lương thực của hộ trước và sau thu hồi đất; ( 7) Tình hình môi trường sau thu
hồi đất; (8) Các vấn đề xã hội sau thu hồi đất; (9) Ý kiến và đề xuất của người
dân về việc đền bù.
- Phương pháp quan sát
Tiến hành đi thực địa, quan sát nhằm kiểm tra thông tin thu thập của hộ
về việc sử dụng nguồn vốn đất đai, tài sản, đời sống của nông hộ.
3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu bằng Exel: nhập thông tin từ phiếu điều tra,
tiến hành tính các chỉ tiêu bình quân, chỉ tiêu tương ứng về thông tin hộ, diện
tích đất sử dụng và thu hồi, thu nhập của các nhóm hộ điều tra.
- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được sử dụng để mô
tả tổng quát về địa bàn nghiên cứu, thực trạng sử dụng đất, thực trạng ĐTH,
các nguồn lực sinh kế các nông hộ tại vùng nghiên cứu.
18
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xuân Phú là phường nằm ở phía Đông thành phố Huế, là vùng nằm ở
vùng thấp trũng, vừa làm NN, vừa làm các dịch vụ ngành nghề phi NN khác.
Phía Bắc giáp phường Vĩ Dạ và xã Thuỷ Vân (huyện Hương Thuỷ), phía Đông
giáp với xã Thuỷ An (Thành phố Huế), phía Tây giáp với phưòng Phú Hội.
Chính vị trí địa lý thuận lợi như vậy cho nên trong quá trình ĐTH thì
Xuân Phú được xem là khu vực phát triển tiềm năng nhất. Vì vậy trong những
thời gian gần đây thì diện tích đất NN của phường có sự suy giảm rõ rệt.
4.1.1.2. Địa hình, đất đai
Phường Xuân Phú có vị trí sát với trung tâm thành phố Huế, có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển KT – XH cho nên trong những năm gần đây
quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ ngay tại khu vực phường .
Vì vậy đây được xem là một trong những phường nằm trong diện được
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND thành phố Huế chủ trương quy hoạch
của khu vực phía Đông thành phố. Hiện nay đất đai của phường luôn có biến
động về quy hoạch.
Qua bảng 4.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của phường không thay đổi từ
năm 2008 đến năm 2010 vẫn là 176,99 ha nhưng diện tích đất NN có sự suy
giảm rõ rệt. Đặc biệt là sự suy giảm diện tích đất sản xuất NN và đất trồng
lúa. Diện tích đất đất sản xuất NN năm 2008 là 47,47 ha nhưng đến năm 2010
giảm xuống còn 43,42 ha (tức giảm 5,5 ha) tương tự đất trồng lúa năm 2008
là 41,7 ha nhưng năm 2010 giảm còn 36,24 ha. Tình hình biến động đất đai
tại phường Xuân Phú được thể hiện ở bảng 4.1.
19
Bảng 4.1: Tình hình biến động đất đai tại phường Xuân Phú
Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã
Diện tích
năm 2010
So với năm 2010
Diện tích

năm 2008
(ha)
Tăng (+)
giảm (-)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) - (5)
Tổng diện tích tự nhiên 176,99 176,99
1 Đất NN NNP 43,42 48,92 -5,5
1.1 Đất sản xuất NN SXN 41,96 47,47 -5,5
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 41,79 42,29 -0,5
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 36,24 41,74 -5,5
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC
1.1.1.3
Đất trồng cây hằng
năm khác
HNK 5,55 5,55
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,17 0,17
(Nguồn: Thống kê, kiểm kê đất đai của phường Xuân Phú năm 2010)
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Nông nghiệp
Diện tích đất NN đầu năm 2007 của phường là 62,4 ha, do quá trình đô
thị hoá, hiện nay diện tích đất sản xuất chỉ còn 43,42 ha. Chỉ đạo HTXNN
động viên nông dân gieo cấy lúa năm 2010 với diện tích 43,42 ha. Năng suất
lúa bình quân cả năm đạt 121,8 tạ/ha/năm, giá trị thu nhập 61.200.000
đ/ha/năm, tiến hành chi trả tiền miễn giảm thuỷ lợi phí cho nông dân năm
2010 với tổng số tiền 49.217.000 đ.
Tình hình chăn nuôi trong khu vực có xu hướng giảm mạnh trong 2 năm
gần đây nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất NN ở một số hộ gia đình suy
giảm cho nên nguồn lương thực chỉ đủ phục vụ cho con người, vì vậy không
chăn nuôi hoặc giảm chăn nuôi là những giải pháp mà các hộ gia đình ở đây
lựa chọn để đảm bảo an ninh lương thực cho mình, một nguyên nhân khác

20
nữa là do dịch bệnh tai xanh phát tán cho nên số lượng đàn lợn nái và lợn thịt
giảm so với năm 2009.
4.1.2.2. Các ngành tiểu thủ công nghiệp - thương nghiệp dịch vụ
Trong những năm qua, tình hình sản xuất các ngành dịch vụ - tiểu thủ
công nghiệp ổn định, có hướng tăng trưởng thu hút được lao động, tổng doanh
thu hằng năm ước tính tăng từ 10 - 15%. Tuy nhiên, năm 2010 tình hình giá
cả có nhiều biến động, cắt điện luân phiên đã ảnh hưởng sản xuất kinh doanh
trên địa bàn phường nhưng nhìn chung đời sống của người nông dân khá ổn
định.
Tình hình kinh doanh mua bán tại chợ Cống có chiều hướng phát triển
và ổn định, đại bộ phận tiểu thương chấp hành các chủ trương, nội qui, qui
chế đề ra và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho nhà nước. Hằng năm đã khai
thác được nguồn thu cơ bản cho ngân sách phường.
4.1.2.3. Lao động, việc làm
Hàng năm phường đều triển khai kiểm tra độ tuổi lao động để phục vụ
cho việc thu các loại quỹ theo pháp lệnh như: qũy ANQP, đền ơn đáp nghĩa,
phòng chống thiên tai…
Phối hợp với công ty xuất khẩu lao động để tổ chức nhiều buổi tư vấn về
xuất khẩu lao động và tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh nội bộ của
phường. Những năm qua đã có 23 hồ sơ đăng ký xuất khẩu lao động ra nước
ngoài (MaCao) và đến các trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố. Số lao
động được giới thiệu việc làm trong năm 2010 là 105 lao động vượt so với chỉ
tiêu đề ra là 80 lao động.
4.2. Tình hình cơ bản của các hộ nghiên cứu
Phân tích số liệu ở bảng 4.2 ta thấy số người học cấp 2 chiếm tỷ lệ cao
nhất 34,64%, tiếp đó là số người học cấp 3 chiếm tỷ lệ 31,42%, số người
KĐH/CĐH chiếm tỷ lệ khá cao 11,42%. Tuy nhiên trong các hộ được điều tra
thì cũng có một số người có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm
8,57%. Theo số liệu điều tra nông hộ sau khi thu hồi đất, bình quân nhân khẩu

trung bình trên hộ gia đình là 7,0 người/hộ, bình quân lao động trên hộ gia
đình là 5,0 lao động/hộ, trong đó lao động NN bình quân là 1,92 lao động.
21
Qua thông tin thu thập cho thấy bình quân lao động NN chiếm gần 50% số
lao động của các nhóm hộ.
Bảng 4.2: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra sau thu hồi đất
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Số hộ điều tra Hộ 40
2. Giới tính
- Nam % 51,42
- Nữ % 48,58
3. Trình độ văn hóa, chuyên môn
- Cấp 1 % 13,92
- Cấp 2 % 34,64
- Cấp 3 % 31,42
- Đại học, cao đẳng, trung cấp % 8,57
- Sau đại học % 0
KĐH/CĐH/KB % 11,42
5. Thông tin về nhân khẩu, lao động
- Số nhân khẩu/hộ Người 7,0
- Số lao động/hộ Lao động 5,0
-Lao động nông NN/ hộ Lao động 1,92
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)
Nhìn vào hình 4.1 ta thấy số lao động có độ tuổi trên 35 đối với nữ và
nam giới chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, hầu hết các lao động lớn tuổi đều là các
lao động NN, do đó khả năng chuyển đổi nghề nghiệp đối với nhóm này rất
khó khăn còn lao động trong độ tuổi từ 15 -18 chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp
5,5%. Những lao động này đang trong độ tuổi đi học nhưng do không chịu
khó học hành, bị bạn bè rủ rê lôi kéo, một số ít gia đình quá khó khăn không
có điều kiện cho con đi học tiếp. Ở các hộ điều tra thì được biết một số lao

động trong độ tuổi này ở nhà làm nông, một số ít đi làm các nghề phụ như:
thợ hồ, phụ xe , một số ở nhà làm việc vặt. Tuy nhiên cơ hội việc làm đối với
nhóm lao động NN trong độ tuổi này cũng không quá khó khăn hơn so với
22
các lao động lớn tuổi, vì sau khi thu hồi đất nhóm này có khả năng học nghề
để chuyển đổi nghề nghiệp, mặc dù ở độ tuổi từ 15 - 17 thì các lao động này
cũng bị hạn chế vào làm ở các công ty trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Nhóm
tuổi từ 18 - 35 chiếm tỷ lệ khá cao 44,5%, những lao động NN trong độ tuổi
này sau khi có đất bị thu hồi thì khả năng chuyển đổi nghề nghiệp thuận lợi
nhất. Dưới đây là biểu đồ biểu hiện tỷ lệ lao động trong các độ tuổi.
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ % độ tuổi lao động sau thu hồi đất
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)
4.3. Hiện trạng đất đai ở vùng nghiên cứu

Hình 4.2: Đất NN thu hồi đang được xây dựng
23
Việc sử dụng đất hàm chứa nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng, là một
phương tiện sản xuất, một nguồn thu nhập và một loại tài sản có giá trị của
người nông dân. Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực thành phố nhưng sinh
kế của người dân ở đây tương đối giống với vùng ven đô. Sinh kế của người
dân phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất từ đất đai. Dựa vào số liệu thu
thập được ở phường trước khi chưa tiến hành thu hồi đất vào năm 2007 thì
chúng tôi được biết diện tích đất NN của phường Xuân Phú là 62,4 ha nhưng
sau khi tiến hành thu hồi đất từ năm 2008 đến nay thì diện tích đất NN của
phường chỉ còn lại là 43,42 ha.
Phân tích, tổng hợp số liệu từ điều tra nông hộ ở khu vực nghiên cứu
chúng tôi thấy rằng cũng như thực trạng đất đai chung của phường thì tại khu
vực 4 tình hình đất NN có sự suy giảm.
Tổng diện tích đất NN trước thu hồi ở các hộ điều tra là 99862,1m
2

như
vậy trung bình một hộ có 2496,55m
2
nhưng sau khi thu hồi thì diện tích đất
còn lại là 43537,4m
2
tương đương với một hộ còn lại 1088,45 m
2
. Điều này
chứng tỏ rằng diện tích đất NN ở khu vực 4 có sự suy giảm đáng kể sau thu
hồi, trung bình một hộ mất 1408,1m
2
, qua điều tra chúng tôi được biết tổng số
hộ có diện tích thu hồi từ 70% trở lên chiếm đến 45%, trong đó 20% số hộ
mất 100% diện tích đất NN. Đây là một trong những tổn thất lớn đối với các
hộ chuyên sản xuất NN.
24
Hộp 1: Thông tin về một số hộ có 100% diện tích đât NN bị thu hồi
Phường Xuân Phú nói chung và khu vực điều tra nói riêng thì diện tích
đất NN được người dân trồng chủ yếu ở đây là lúa và một diện tích nhỏ là rau
muống, rất ít diện tích trồng cây hàng năm khác. Sau thu hồi đất thì với diện
tích đất NN còn lại bình quân 565,42m
2
một lao động và với thu nhập như
hiện tại thì các hộ gia đình rất khó để đảm bảo đời sống cho gia đình mình. Vì
vậy một số hộ đã chủ động đi thuê đất ở phường An Đông và xã Thủy
Thanh để trồng trọt, đây cũng là một hình thức sản xuất nhằm duy trì sinh
kế của người dân nơi đây.
Đối với người nông dân, tư liệu sản xuất đất NN được xem là sinh kế
duy nhất, khi bị mất phương tiện kiếm sống đại đa số người dân gặp nhiều

khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thu nhập để duy trì sinh kế. Hiện tại trên
địa bàn thành phố Huế nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng không còn
quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các
25
1. Hộ ông Lê Bá Dũng tổ 13 A khu vực 4, phường Xuân Phú:
- Hộ gồm 5 nhân khẩu, 1 lao động tuổi từ 18 - 35, 2 lao động tuổi trên
35(nữ), 40 (nam).
- Diện tích đất NN bị thu hồi 3000m
2
, thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật khu dân cư khu vực 4 tại phường Xuân phú, thành phố
Huế, tỉnh thừa thiên Huế.
- Tổng số tiền bồi thường hỗ trợ là 114 triệu
- Sử dụng nguồn vốn bồi thường hỗ trợ: chi tiêu hàng ngày, xây sửa nhà
2. Hộ ông Lê Tất Tý tổ 13 khu vực 4, phường Xuân Phú:
- Hộ gồm 3 nhân khẩu, 1 lao động tuổi từ 18 - 35, 2 lao động tuổi trên
35(nữ), 40(nam)
- Diện tích bị thu hồi 1500m
2,
thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật khu dân cư khu vực 4 tại phường Xuân phú, thành phố Huế, tỉnh
thừa thiên Huế
- Tổng số tiền bồi thường hỗ trợ 60 triệu
- Sử dụng nguồn vốn bồi thường hỗ trợ: gửi tiết kiệm

×