Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

nghiên cứu cấu trúc và khả năng hấp thụ cacbon của trạng thái rừng keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis ) tại trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy huyện hàm yên – tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 99 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo đại học khóa học 2007 – 2012, được
sự nhất trí của Trường Đại học Lâm Nghiệp – Khoa Lâm học và dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo Th.S Bùi Mạnh Hưng, em thực hiện khóa luận tốt nghiệp :
“Nghiên cứu cấu trúc và khả năng hấp thụ cacbon của trạng thái rừng Keo
lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis ) tại Trung tâm nghiên cứu và
thực nghiệm cây nguyên liệu giấy huyện Hàm Yên – Tỉnh Tuyên Quang”
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, em đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp, các thầy cô trong
khoa Lâm Học,Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy Hàm
Yên, nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường
Đại học Lâm Nghiệp, khoa Lâm học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa.
Đặc biệt là thầy giáo Th.S Bùi Mạnh Hưng – đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp
cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng và cô
Nguyễn Thị Hằng đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu trong phòng thí
nghiệm.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu,
người dân tại địa phương , gia đình và bạn bè để em có thể hoàn thành luận văn
này.
Do còn nhiều hạn chế trong trình độ và kinh nghiệm thực tiễn cũng như
thời gian có hạn, dù đã hết sức cố gắng nhưng khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, phê bình của các thầy
cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Ma Thị Ngọc Bích
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i


MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
v
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC ẢNH vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng 3
1.1.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ cacbon của rừng 5
1.1.3 Nghiên cứu về Keo lai 7
1.2 Ở Việt Nam 8
1.2.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng 8
1.2.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ cacbon của rừng 9
1.2.3 Nghiên cứu về Keo lai 12
1.3. Nhận xét và đánh giá chung 13
14
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU 15
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 15
2.1.1 Mục tiêu lý luận 15
2.1.2 Mục tiêu thực tiễn 15
2.2 Đối tượng nghiên cứu 15
2.3 Giới hạn nghiên cứu 15
2.4 Nội dung nghiên cứu 15
2.4.1 Nghiên cứu cấu trúc của lâm phần Keo lai thông qua các chỉ tiêu D1.3
và Hvn 15
2.4.2 Nghiên cứu sinh khối của lâm phần Keo lai 15

2.4.3 Nghiên cứu lượng cacbon tích lũy trong lâm phần Keo lai 15
2.5 Phương pháp nghiên cứu 16
2.5.1 Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài 16
2.5.2 Phương pháp ngoại nghiệp 16
2.5.3 Phương pháp nội nghiệp 20
CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 29
KHU VỰC NGHIÊN CỨU 29
3.1 Điều kiện tự nhiên 29
3.1.1 Vị trí địa lý 29
3.1.2 Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng của Trung tâm thực nghiệm cây NLG
Hàm Yên 30
3.1.3 Khí hậu – thủy văn 32
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33
3.3 Điều kiện tài nguyên thiên nhiên 33
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 35
35
4.1 Đặc điểm cấu trúc rừng Keo lai qua các tuổi 35
4.1.1. Chỉ tiêu cấu trúc lâm phần Keo lai 35
4.1.2. Phân bố số cây theo đường kính N/D1.3 35
4.1.3. Phân bố số cây theo chiều cao N/Hvn 40
4.1.4 Tương quan giữa đường kính và chiều cao trong lâm phần 43
4.2 Sinh khối của trạng thái rừng Keo lai 46
4.2.1 Sinh khối khô của tầng cây cao 46
4.2.2 Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng dưới tán rừng Keo lai 47
4.2.3 Tổng sinh khối toàn lâm phần Keo lai 50
4.3 Xác định lượng cacbon hấp thụ của trạng thái rừng Keo lai 53
4.3.1 Lượng cacbon hấp thụ trên mặt đất 53
4.3.2 Lượng cacbon hấp thụ dưới mặt đất 56
4.3.2.1 Nghiên cứu lượng cacbon tích lũy trong đất rừng trồng Keo lai 56
4.3.3 Lượng cacbon tích lũy toàn lâm phần rừng trồng Keo lai 60

CHƯƠNG 5 62
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Tồn tại 64
5.3 Khuyến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
D
1.3
Đường kính ngang ngực
Hvn
Chiều cao vút ngọn
OTC Ô tiêu chuẩn
ODB Ô dạng bản
N Mật độ tầng cây cao
D Dung trọng đất
W
i-CBTT
Sinh khối tươi hoặc sinh khối khô của cây bụi, dây leo, thảm
tươi và rễ trong 5 ODB
W
CBTT
Sinh khối tươi hoặc sinh khối khô của cây bụi thảm tươi
W
i-VRR
Sinh khối tươi hoặc sinh khối khô của thân, cành, lá, hoa quả
rơi rụng, thảm mục trong 5 ODB
W
VRR
Sinh khối tươi và sinh khối khô của vật rơi rụng

M
k
Sinh khối khô
Mc Trữ lượng cacbon hấp thụ
M
CO2
Trữ lượng CO
2
hấp thụ
CDM Cơ chế phát triển sạch
UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
JI Cơ chế Đồng thực hiện
ET Cơ chế Mua bán phát thải
AR - CDM Trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch
CBTT Cây bụi thảm tươi
VRR Vật rơi rụng
CHC Chất hữu cơ
NLG Nguyên liệu giấy

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên Bảng Trang
4.1 Chỉ tiêu mật độ của lâm phần Keo lai tại khu vực nghiên cứu 35
4.2
Kết quả lập phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính ngang
ngực N/D
1.3
36
4.3
Kết quả mô hình hóa theo phân bố Weibull về số cây và đường
kính ngang ngực

37
4.4 Kết quả lập phân bố thực nghiệm số cây theo chiều cao vút ngọn 40
N/H
vn
4.5
Kết quả mô hình hóa theo phân bố Weibull về số cây và chiều
cao vút ngọn
41
4.6
Kết quả đánh giá tương quan giữa đường kính ngang ngực và
chiều cao vút ngọn
44
4.7 Sinh khối tầng cây cao của trạng thái rừng Keo lai 47
4.8 Sinh khối tươi cây bụi thảm tươi dưới tán rừng trồng Keo lai 47
4.9 Sinh khối khô cây bụi thảm tươi dưới tán rừng trồng Keo lai 48
4.1
0 Sinh khối tươi vật rơi rụng dưới tán rừng trồng Keo lai
49
4.11 Sinh khối khô vật rơi rụng dưới tán rừng trồng Keo lai 49
4.12 Cấu trúc sinh khối tươi toàn lâm phần Keo lai 50
4.13
Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần Keo lai
52
4.14
Lượng cacbon hấp thụ của tầng cây cao trong trạng thái rừng Keo lai
54
4.15
Lượng cacbon hấp thụ của cây bụi thảm tươi trong trạng thái
rừng Keo lai
55

4.16 Lượng cacbon hấp thụ của vật rơi rụng trong trạng thái rừng Keo lai 55
4.17
Lượng cacbon tích lũy trong đất rừng trồng Keo lai (Điểm lấy mẫu
1)
57
4.1
8
Lượng cacbon tích lũy trong đất rừng trồng Keo lai (Điểm lấy mẫu
2)
58
4.19 Lượng cacbon tích lũy toàn lâm phần rừng trồng Keo lai 60
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên Hình Trang
2.1 Sơ đồ bố trí OTC và các ô dạng bản 17
2.2 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu 29
DANH MỤC CÁC ẢNH
TT Tên Ảnh Trang
1 Sấy mẫu CBTT và VRR trong phòng thí nghiệm 18
2 Hong mẫu đất trước khi làm thí nghiệm 19
3 Xác định dung trọng và hàm lượng mùn trong phòng thí 19
nghiệm
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT Tên Biểu Đồ Trang
4.1
Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết
N/D1.3 của lâm phần Keo lai tại OTC 1 – 2 Tuổi
37
4.2
Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết
N/D1.3 của lâm phần Keo lai tại OTC 2 – 2 Tuổi

38
4.3
Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết
N/D1.3 của lâm phần Keo lai tại OTC 1 – 6 Tuổi
38
4.4
Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết
N/D1.3 của lâm phần Keo lai tại OTC 2 – 6 Tuổi
39
4.5
Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết
N/Hvn của lâm phần Keo lai tại OTC 1 – 2 Tuổi
41
4.6
Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết
N/Hvn của lâm phần Keo lai tại OTC 2 – 2 Tuổi
41
4.7 Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết
N/Hvn của lâm phần Keo lai tại OTC 1 – 6 Tuổi
42
4.8
Biểu đồ thể hiện phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết
N/Hvn của lâm phần Keo lai tại OTC 2 – 6 Tuổi
42
4.9
Biểu đồ tương quan giữa D1.3 và Hvn tại vị trí chân đồi (OTC
1 – cấp tuổi 2)
44
4.10
Biểu đồ tương quan giữa D1.3 và Hvn tại vị trí đỉnh đồi (OTC

2 – cấp tuổi 2)
45
4.11
Biểu đồ tương quan giữa D1.3 và Hvn tại vị trí sườn đồi (OTC
1 – cấp tuổi 6)
45
4.12
Biểu đồ tương quan giữa D1.3 và Hvn tại vị trí đỉnh đồi (OTC
2 – cấp tuổi 6)
46
4.13 Cấu trúc sinh khối tươi toàn lâm phần Keo lai 51
4.14 Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần Keo lai 53
4.15 Cấu trúc CO
2
tích lũy toàn lâm phần rừng trồng Keo lai 61
ĐẶT VẤN ĐỀ

Biến đổi khí hậu hiện nay không còn chỉ là mối quan tâm của một quốc gia,
một tổ chức nào đó mà là của toàn thế giới. Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến
đổi khí hậu và sự nóng lên của bầu không khí là do nồng độ khí nhà kính (chủ
yếu là CO2) đang có xu hướng gia tăng rất nhanh. Chỉ hơn 100 năm qua, nồng
độ CO2 trong khí quyển đã tăng từ 250 ppm lên tới 360 ppm vào năm 2000
(IPCC, 2001) và 385 ppm vào năm 2007 (Trevor , 2008). Ở giai đoạn hiện nay,
nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm (UNFCCC, 2005).
Theo dự báo của các chuyên gia , nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt
khí thải nhà kính thì nhiệt độ mặt đất sẽ tăng lên
0 0
1,8 6,4

vào năm 2100, lượng

mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở 2 cực và các vùng núi cao sẽ tan nhiều hơn, mực
nước biển sẽ dâng lên khoảng 70-100 cm và sẽ gây ra những hậu quả sẽ rất nặng
nề cho con người.
Đứng trước nguy cơ đó, 160 quốc gia trong đó có cả Việt Nam họp tại Rio
de janeiro (Brazil) năm 1992 đã thông qua công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu (UNFCCC, 2005) với mục tiêu cao nhất là ổn định khí nhà
kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được của con người với hệ thống
khí hậu. Không chỉ dừng lại ở đó với sự nỗ lực không mệt mỏi của nhiều nước,
tại COP3 họp ở Kyoto - Nhật Bản năm 1997 đã thông qua nghị định thư Kyoto
với 3 cơ chế quan trọng là : cơ chế đồng thực hiện (JI); cơ chế phát triển sạch
(CDM) và cơ chế mua bán phát thải (ET). Trong đó cơ chế phát triển sạch là cơ
chế mềm dẻo nhất và đem lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển như
Việt Nam.
Nghiên cứu cấu trúc và sinh khối của rừng là một trong những lĩnh vực quan
trọng trong hoạt động lâm nghiệp. Nắm được đặc điểm cấu trúc và sinh khối,
người kinh doanh có thể phác họa một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng cũng
như sức sản xuất của rừng ở những thời điểm nhất định, từ đó chủ động xây
1
dựng các kế hoạch và biện pháp kinh doanh rừng, nhằm sử dụng tài nguyên rừng
hợp lý.
Điều đáng quan tâm hiện nay là làm thế nào ước lượng dự báo khả năng hấp
thụ cacbon của rừng. Theo đó một số nước phát triển sẽ đáp ứng một số mục
tiêu giảm phát thải nước họ bằng cách mua các tín dụng cacbon của các nước
đang phát triển từ những cánh rừng hấp thụ CO2. Nghiên cứu hấp thụ cacbon
của rừng trên thế giới đã được nhiều tổ chức quốc tế xây dựng phương pháp.
Tuy nhiên các nước này cần tiếp tục phát triển với các hệ sinh thái rừng nhiệt
đới để đưa ra phương pháp xác định, dự báo lượng cacbon tích lũy một cách
khoa học và có tính thực tiễn.
Riêng ở nước ta cho đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh về
việc xác định sinh khối và khả năng tích lũy cacbon của các trạng thái rừng

Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc và khả năng hấp thụ
cacbon của trạng thái rừng Keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis) tại Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu
giấy huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang” là cơ sở cho việc tính toán sinh
khối cũng như việc xác định khả năng tích lũy cacbon của trạng thái rừng này.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.1.1.1 Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây (N/D
1.3
)
Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính ( N/D) là một trong các chỉ
tiêu quan trọng nhất của cấu trúc rừng và đã được nghiên cứu khá đầy đủ từ cuối
thế kỷ trước. Để nghiên cứu mô tả quy luật này, hầu hết các tác giả đã dùng
phương pháp giải tích, tìm các phương trình toán học dưới dạng nhiều phân bố
xác suất khác nhau. Các công trình tiêu biểu về lĩnh vực này có thể kể đến các
công trình sau:
Balley (1973) sử dụng hàm Weibull. Schiffel (Phạm Ngọc Giao, 1995).
Naslund ( 1936, 1937 ) xác lập quy luật phân bố Charlier cho phân bố N/D của
lâm phần thuần loài, đều tuổi sau khép tán (Phạm Ngọc Giao, 1995) ; Drachenco
, Svalov sử dụng phân bố Gamma biểu thị phân bố số cây theo đường kính lâm
phần Thông ôn đới.
Đặc biệt để tăng tính mềm dẻo, một số tác giả đã dùng họ hàm khác nhau
như : Loetch (1973) ( Phạm Ngọc Giao, 1995 ) dùng họ hàm Beeta; Roemisch,
K (1975) nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi của
phân bố đường kính cây rừng theo tuổi. Lembeke, Knapp và Dittima ( Phạm
Ngọc Giao , 1995) sử dụng phân bố Gamma với các tham số thông qua các
phương trình biểu thị mối tương quan giữa tuổi và chiều cao tầng trội như sau:

(1.1)

(1.2)
(1.3)
3
0 1 2
2
2
0 1 2
0 1 100 2 3 100
1 1
. .
. .
. . . .
b a a a
A A
P a a A a A
a a a h a A a A h
= + +
= + +
= + + +
Clutter, J.L và Allison, B.J (1973) ( Phùng Nhuệ Giang , 2003) dùng đường
kính bình quân cộng , sai tiêu chuẩn đường kính và đường kính nhỏ nhất để tính
các tham số của phân bố Weibull với giả thiết các đại lượng này quan hệ với
tuổi. mật độ lâm phần.
1.1.1.2 Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây
Đây cũng là một trong những quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống
các quy luật cấu trúc lâm phần.
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi cỡ
kính luôn tăng theo tuổi , đó là kết quả tự nhiên của sinh trưởng. Trong mỗi cỡ

kính xác định, ở các cấp tuổi khác nhau cây rừng sẽ thuộc các cấp kính sinh
trưởng khác nhau. Khi nghiên cứu sự biến đổi theo tuổi của quan hệ giữa chiều
cao và đường kính ngang ngực , Tiourin, A.V (1972) ( Phạm Ngọc Giao , 1995)
đã rút ra kết luận: “ Đường cong chiều cao thay đổi và luôn dịch chuyển lên phía
trên khi tuổi tăng lên”. Kết luận này cũng được Vagui, A.B (1955) khẳng định.
Pordan, M (1965); Haller, K.E (1973) cũng phát hiện ra quy luật: “Độ dốc
đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng lên”. Critis, R.O
(1967) đã mô phỏng quan hệ giữa chiều cao với đường kính và tuổi theo dạng
phương trình:

1 2 3
1 1 1
log . . .
.
h d b b b
d A d A
= + + +
(1.4)
Kelen, R (1971) kiến nghị : Để mô phỏng sự biến đổi của quan hệ giữa chiều
cao và đường kính theo tuổi trước hết tìm phương trình thích hợp cho lâm phần.
sau đó xác lập mối quan hệ của tham số theo tuổi.
Một số tác giả khác như: Tovstolesse, D.I (1930) sử dụng cấp đất; Tiourin,
A.V (1931); Krauter, G (1958) sử dụng cấp đất và cấp tuổi làm cơ sở để nghiên
cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực.
Naslund, M (1929); Asmann, E (1936); Hodenald, W (1936); Michailov, F
(1934, 1952); Pordan, M (1944); Krenn, K (1946); Mayer, H.A (1952)… dùng
phương pháp giải tích toán học và đề nghị các dạng phương trình dưới đây:
4
h = a + b
1

.d + b
2
.d
2
(1.5)
h = a + b
1
.d + b
2
.d
2
+ b
3
.d
3
(1.6)

2
2
1,3
( . )
d
h
a b d
− =
+
(1.7)
h = a + b.logd (1.8)
h = a + b
1

.d + b
2
.logd (1.9)
h = k.d
b
(1.10)

1,3 .
b
d
h a e

− =
(1.11)
Như vậy, để biểu thị tương quan giữa chiều cao với đường kính có thể sử
dụng nhiều dạng phương trình khác nhau sử dụng phương trình thích hợp nhất
cho đối tượng nào đó thì cần được nghiên cứu cụ thể. Nhìn chung để biểu thị
đường cong chiều cao thì phương trình Parabol và phương trình Logarit được sử
dụng nhiều nhất.
1.1.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ cacbon của rừng
Trong chu trình cacbon toàn cầu, lượng cacbon lưu trữ trong thực vật thân
gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5 Tt* (bao gồm trong đất, sinh khối tươi và vật
rơi rụng), khí quyển chỉ chứa 0,8 Tt. Dòng cacbon trao đổi do sự hô hấp và
quang hợp của thực vật là 0,61 Tt và dòng trao đổi giữa không khí và đại dương
là 0,92 Tt.
Theo chu trình C, trong tổng số 5,5 Gt* - 6,6 Gt lượng cacbon thải ra từ các
hoạt động của con người, có khoảng 0,7 Gt được hấp thụ bởi các hệ sinh thái
bên trên bề mặt trái đất, và hầu hết lượng cacbon trên trái đất được tích lũy trong
đại dương và các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới… Một số năm
gần đây các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế trên thế giới đã quan tâm đến

việc tích tụ cacbon trong rừng để làm giảm bớt khả năng tích tụ khí gây hiệu
ứng nhà kính trong bầu khí quyển (Adams et al., 1993 ; Adams et al ,1999 ;
IPCC ,1996, 2000) .
* 1 terra ton (Tt) = 10
12
tấn = 10
8
g
* 1 giga ton (Gt) = 10
9
tấn = 10
15
g
5
Tổng lượng cacbon dự trữ của rừng trên toàn thế giới khoảng 826 tỷ tấn
chủ yếu ở cây và trong lòng đất (Brown ,1997), con người hoàn toàn có thể
chuyển dịch các cacbon từ khí quyển thông qua một số bước nhằm tăng các bể
chứa cacbon này. Các bước này có thể bao gồm tăng khối lượng cacbon dự trữ
cho một ha thông qua quản lý mật độ hoặc tuổi rừng (Hoen and Solberg, 1994;
Van Kooten et al 1995; nad Murray, 2000) hoặc tăng diện tích rừng (Stavins,
1999; Plantinga et al, 1999) bằng phương pháp này đã đưa ra nhiều triển vọng
làm giảm giá thành cắt giảm khí nhà kính trong khí quyển và mối lo ngại toàn
cầu.
Cacbon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung ở 4 bộ phận chính: thảm
thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất rừng. Vì vậy việc xác
định lượng cacbon trong rừng thường thông qua xác định sinh khối rừng (Mc
Kenzie, 2001).
Tại Indonesia rừng có lượng cacbon hấp thụ từ 161 – 300 tấn/ha trong phần
sinh khối trên mặt đất (Murdiyarso D, 1995). Trung tâm nghiên cứu phát triển
và bảo tồn rừng của Indonesia đã nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon của rừng

trồng Keo tai tượng, Thông trên đảo Java. Nghiên cứu đã được tiến hành cho các
đối tượng rừng trồng ở các tuổi khác nhau kết quả cho thấy khả năng hấp thụ
CO
2
của Thông cao hơn Keo tai tượng (22,09 tấn CO
2
/ha/year ; 18,59 tấn
CO
2
/ha/year) (Ika Heriansyah and Chairil, 2005). Năm 2000, Noordwijk đã
nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của các rừng thứ sinh, các hệ thống nông
lâm kết hợp và thâm canh cây lâu năm trung bình 2,5 tấn/ha/năm và đã nghiên
cứu mối quan hệ giữa điều kiện xung quanh với loài cây: khả năng tích lũy
cacbon này biến động từ 0,5 – 12,5 tấn/ha/năm, rừng Quế 7 tuổi tích lũy từ 4,49
– 7,19 kg C/ha.
Sabarudi và các cộng sự (2003), nghiên cứu về khả năng hấp thụ cacbon
của một số loài cây trồng chính, trên cơ sở đó đã xây dựng mô hình kinh tế cho
các loài cây này, trong đó có loài Keo tai tượng đã đưa ra được phương trình
tính lượng cacbon có trong sinh khối cây với loài Keo tai tượng:
6
0.5*0.53*
*1.15
0.75
Vt
Bt
 
=
 
 
(1.12)

Vt: là thể tích cây tính theo tuổi
Vt = 194.2[1 – Exp (-1.926 (1 – 0.806 )t]
1/1- 0.806
(Với
α
= 5.356) (1.13)
Tại Philippines (1999), Lasco R. cho thấy ở rừng tự nhiên thứ sinh có 86 –
201 tấn C/ha trong phần sinh khối trên mặt đất; ở rừng già là 370 – 520 tấn
sinh khối /ha (tương đương 185 – 260 tấn C/ha), lượng cacbon ước chiếm 50%
sinh khối). Rừng sản xuất cây mọc nhanh tích lũy được 0,5 – 7,82 tấn C/ha/năm
tùy theo loài cây và tuổi; Lasco (2003), Noonpragop K đã xác định lượng
cacbon trong sinh khối trên mặt đất tại Thái Lan là 72 – 182 tấn/ha. Tại
Malaysia, lượng cacbon trong rừng biến động từ 100 – 160 tấn/ha và tính cả
trong sinh khối và đất 90 – 780 tấn/ha (Abu Bakar, 2002).
1.1.3 Nghiên cứu về Keo lai
Keo lai được Hepburn và Shim phát hiện năm 1992 tại Sook , Sabah và
Malaysia. Năm 1976 Tham đã chứng minh rằng Keo tai tượng (Acacia
mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis ) có thể thụ phấn chéo, kết quả
tao ra cây lai có sinh trưởng hơn hẳn bố mẹ chúng. Tại hội nghị Lâm nghiệp ở
Malaysia năm 1986 Rufeld và Lopongan đã trình bày nhũng phát hiện của họ về
Keo lai và năm sau Rufeld đã công bố những kết quả nghiên cứu cây lai có
nguồn gốc khác nhau bằng iso-zym. Cũng vào năm 1991, Wickneswari và
Norwat bằng cách phân tích sinh hóa hạt giống đã báo cáo sự khác nhau về mặt
di truyền Josue ở Sabah để nghiên cứu ra hoa kết quả của Keo lai.
Ở vùng Châu Á Thái Bình Dương, Keo lai được phát hiện ở Thái Lan
(Kijika, 1992), ở Indonesia từ năm 1992 đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai
từ mô phân sinh cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm (Ombuh et al ,1993). Keo lai
tự nhiên còn tìm thấy trong vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) của
trạm nghiên cứu Jon – Pu (Viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan) (Kiang Tao et
al,1998) và ở khu trồng Keo tai tượng Ở Quảng Châu (Trung Quốc).

7
Kowanigh (1972) ở Thái Lan đã nêu lên sự cần thiết nghiên cứu có kiểm tra
về thụ phấn chéo giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis). Năm 1987 Trung tâm hạt giống cây rừng Asean –Canada đã
phát hiện hạt từ cây Keo tai tượng trồng gần cây Keo lá tràm mọc ra các cây con
có đặc tính khác bố mẹ chúng.
1.2 Ở Việt Nam
1.2.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.2.1.1 Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây (N/D
1.3
)
Tác giả Đồng Sỹ Hiền (1974) đã chọn hàm Pearson với 7 họ đường cong
khác nhau để biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính rừng tự nhiên.
Nguyễn Hải Tuất (1975, 1982, 1990) sử dụng hàm Mayer, khoảng cách biểu
diễn cấu trúc rừng thứ sinh. Nguyễn Văn Trương (1983) sử dụng phân bố
Poison nghiên cứu, mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính thân cây rừng cho
đối tượng rừng hỗn giao. khác tuổi .
Nghiên cứu của Vũ Văn Nhâm (1988) và Vũ Tiến Hinh (1990) cho thấy, có
thể dùng phân bố Weibull với 2 tham số để biểu thị phân số N/D cho những lâm
phần thuần loài đều tuổi như Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), Thông nhựa
(Pinus merkusii), Mỡ (Manglietia glauca) và Bồ đề (Styrax tonkinensis).
Phạm Ngọc Giao (1995) khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông đuôi ngựa
vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và xây dựng mô
hình cấu trúc đường kính cho lâm phần Thông đuôi ngựa.
Nguyễn Ngọc Lung (1999) đã thử nghiệm 3 hàm phân số: Poisson,
Charlier, Weibull khi nghiên cứu phân bố số cây theo cỡ đường kính cho rừng
Thông ba lá ở Việt nam đã rút ra kết luận : Hàm Charlier là hàm phù hợp nhất,
tính toán đơn giản hơn.
1.2.1.2 Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây
Phạm Ngọc Giao (1995) sử dụng phương trình Logarit một chiều để mô tả

quan hệ H/D của các lâm phần Thông đuôi ngựa:
h = a + b.logd (1.14)
8
Tác giả Bảo Huy (1993) đã sử dụng 4 phương trình tương quan H/D:
h = a + b.d
1.3
(1.15)
h = a + b.logd
1.3
(1.16)
log h = a + b. d
1.3
(1.17)
log h = a + b.logd
1.3
(1.18)
cho từng loài ưu thế là: Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo và Chiêu liêu ở rừng rụng
lá và nửa rụng lá. Tác giả chọn được phương trình thích hợp nhất là:
log h = a + b.logd
1.3
(1.19)
1.2.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ cacbon của rừng
Những nghiên cứu về khả năng hấp thụ cacbon của rừng ở nước ta mới chỉ
được tiến hành trong một vài năm trở lại đây. Song những kết quả thu được
bước đầu là rất lớn, có giá trị và phần nào đã phản ánh được khả năng hấp thụ
cacbon của rừng ở nước ta.
Ngô Đình Quế (2005 ) khi Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí , chỉ tiêu
trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam đã tiến hành đánh giá khả
năng hấp thụ CO2 thực tế của một số loại rừng trồng ở Việt Nam gồm : Thông
nhựa, Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm và Bạch đàn Uro ở các tuổi khác

nhau. Kết quả tính toán cho thấy khả năng hấp thụ CO2 của các lâm phần khác
nhau tùy thuộc vào năng suất lâm phần đó ở các tuổi nhất định. Để tích lũy 100
tấn CO2 /ha Thông nhựa phải đạt đến tuổi 16-17 ,Thông mã vĩ và Thông ba lá ở
tuổi 10, Keo lai 4-5 tuổi, Keo tai tượng 5-6 tuổi , Bạch đàn uro ở tuổi 4-5. Kết
quả nghiên cứu này là rất quan trọng nhằm làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng
trồng. xây dựng các dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch CDM. Tác giả
đã lập được các phương trình tương quan hồi quy tuyến tính giữa yếu tố lượng
CO
2
hấp thụ hàng năm với năng suất gỗ và năng suất sinh học. Từ đó tính ra
được khả năng hấp thụ CO
2
thực tế ở nước ta đối với 5 loài cây trên.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2005) tại núi Luốt –
ĐHLN cho thấy rừng Thông mã vĩ thuần loài 20 tuổi có lượng cacbon tích lũy
là 80,7 – 122 tấn/ha; giá trị tích lũy cacbon ước tính đạt 28,5 – 39 triệu VNĐ/ha
. Rừng Keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng lượng cacbon tích lũy là
9
62,5 – 103,1 tấn/ha; giá trị cacbon ước tính đạt 20 – 33 triệu VNĐ/ha. Tác giả
cũng đã xây dựng được bảng tra lượng cacbon tích lũy của 2 trạng thái rừng
trồng Keo lá tràm và Thông mã vĩ theo mật độ , Dg và H
L
Ngô Đình Quế (2006) cho biết, với tổng diện tích 123,95 ha sau khi trồng
Keo lai 3 tuổi , Quế 17 tuổi, Thông 3 lá 15 tuổi, Keo lá tràm 12 tuổi thì sau khi
trừ đi tổng lượng cacbon của đường cơ sở,lượng cacbon thực tế thu được qua
việc trồng rừng theo dự án CDM là 7533,6 tấn cacbon hoặc 27721,9 tấn CO
2
.
Vũ Tấn Phương (2006) tính toán trữ lượng cacbon trong sinh khối thảm
tươi cây bụi tại Hòa Bình và Thanh Hóa là 20 tấn/ha với lau lách, 14 tấn/ha với

cây bụi cao 2 – 3m , khoảng 10 tấn/ha với cây bụi dưới 2 m và Tế guột; 6,6
tấn/ha với cỏ lá tre; 4,9 tấn/ha với cỏ tranh; cỏ chỉ, cỏ lông lợn là 3,9 tấn/ha. Đây
là một kết quả nghiên cứu rất quan trọng không chỉ đóng góp cho phương pháp
luận nghiên cứu sinh khối cây bụi thảm tươi mà còn là căn cứ khoa học để xây
dựng kịch bản đường cơ sở cho các dự án trồng rừng CDM sau này.
Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân đã sử dụng công thức tổng quát của
quá trình quang hợp để tính ra hệ số chuyển đổi từ sinh khối khô sang CO
2
đã hấp
thụ là 1,630/1. Căn cứ vào biểu quá trình sinh trưởng và biểu Biomass các tác giả
tính được 1 ha rừng Thông 60 tuổi ở cấp đất III chứa đựng 707,75 tấn CO
2
.
Theo Vũ Tấn Phương (2007) thì khả năng hấp thụ cacbon của cây cá lẻ
Keo tai tượng là khá lớn, ở tuổi 10 lượng CO
2
hấp thụ trong cây là 655,03 kg
cacbon/cây; đối với Keo lá tràm thì khả năng hấp thụ CO
2
của cây cá lẻ thấp
hơn, cây ở tuổi 12 hấp thụ 93,5 kg CO
2
/cây; với Bạch đàn urophylla ở tuổi 6 là
169,84 kg/cây.
Các tác giả thường thiết lập mối quan hệ giữa lượng cacbon tích lũy của
rừng với các nhân tố điều tra cơ bản như đường kính, chiều cao vụt ngọn, mật
độ.… cụ thể như Nguyễn Văn Dũng (2005) đã lập phương trình cho 2 loài
Thông mã vĩ và Keo lá tràm; Ngô Đình Quế (2005) đã xây dựng mối quan hệ
cho các loài Thông nhựa, Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tram, Bạch đàn urô. Vũ
Tấn Phương (2006) xây dựng các phương trình quan hệ cho Keo lai, Keo tai

10
tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn urophylla, Quế. Đây là những cơ sở quan trọng
cho việc xác định nhanh lượng cacbon tích lũy của rừng trồng ở nước ta thông
qua điều tra một số chỉ tiêu đơn giản.
Khả năng hấp thụ cacbon của rừng tự nhiên cũng được quan tâm nghiên
cứu.Vũ Tấn Phương (2006) đã nghiên cứu trữ lượng cacbon theo các trạng thái
rừng cho biết: rừng giàu có tổng trữ lượng cacbon 694,9 – 733,9 tấn CO
2
/ha.
rừng trung bình 539,6 – 577,8 tấn CO
2
/ha, rừng nghèo 387,0 – 478,9 tấn
CO
2
/ha, rừng phục hồi 164,9 – 330,5 tấn CO
2
/ha và rừng tre nứa là 116,5 –
277,1 tấn CO
2
/ha.
Phạm Tuấn Anh (2007) đã nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon của các
loại cây rừng khác nhau trong rừng tự nhiên. Kết quả cho thấy khả năng hấp thụ
cacbon của các loại cây rừng là rất khác nhau. Một số cây có khả năng hấp thụ
CO
2
lớn như Dẻ (3493,1 kg CO
2
/cây), Chò sót (2638,7 kg CO
2
/cây) nhưng cũng

có cây chỉ thấp hơn như Trâm (20,6 kg CO
2
/cây), Ba soi (27,5 kg CO
2
/cây).
Theo Hoàng Xuân Tý (2004), nếu tăng trưởng rừng đạt 15 m
3
/ha/năm.
Tổng sinh khối tươi và chất hữu cơ của rừng sẽ đạt xấp xỉ 10 tấn/ha/năm tương
đương 15 tấn CO
2
/ha/năm, với giá thương mại cacbonic tháng 5/2004 biến động
từ 3-5 USD/tấn CO
2
, thì 1 ha rừng như vậy có thể đem lại 45-75 USD (tương
đương 675000 -1.120000 đồng Việt Nam).
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
và cải tạo đất của rừng trồng
Keo lai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc” của Nguyễn Viết Khoa (2010) đã xác
định được cấu trúc lượng cacbon hấp thụ trong cây cá thể và lâm phần Keo lai
tính trung bình cho các tuổi và cấp đất như sau:
+ Cấu trúc lượng cacbon hấp thụ trong cây cá thể Keo lai: thân 54,31%.
rễ 16,4% ; cành 15,16% ; lá 8,58% ; vỏ 5,54%.
+ Cấu trúc lượng cacbon hấp thụ trong lâm phần Keo lai: đất rừng chiếm
67,74% ; tầng cây gỗ 27,58%; tầng cây bụi thảm tươi chiếm 1,48% và vật rơi
rụng chiếm 3,2%.
11
Võ Đại Hải và cộng sự (2009) trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả
năng hấp thụ và giá trị thương mại cacbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu

ở Việt Nam” đã nghiên cứu và xác định được cấu trúc lượng cacbon trong cây
cá thể. Trong lâm phần các loài cây Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Keo lai, Keo
lá tràm, Bạch đàn Uro… Bên cạnh đó, các tác giả còn xác định được mối quan
hệ tương quan giữa lượng cacbon hấp thụ với sinh khối cây cá lẻ, sinh khối cây
bụi thảm tươi, thảm mục dưới tán rừng…
1.2.3 Nghiên cứu về Keo lai
Ở Việt Nam Keo lai được tìm thấy ở Ba Vì (Hà Tây),Thống Nhất (Đồng
Nai), sông Bé và một số tỉnh miềnTrung như : Quảng Nam, Đà Nẵng , Khánh
Hòa ngoài ra còn phát hiện thấy lác đác ở khắp cả nước, như ở Nam Bộ (Tân
Tạo, Trảng Bom, Sông Mây, Trị An). Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa). Ở Bắc Bộ( Hà Tây, Hòa Bình, Phú
Thọ). Keo lai được trung tâm giống cây rừng đã có những nghiên cứu về chọn
và nhân giống Keo lai ở Thống Nhất (Đồng Nai) , Ba Vì (Hà Tây) đã chọn 26
dòng trong đó có được 8 dòng có đặc điểm sinh trưởng tốt hơn hẳn Keo lá tràm
và Keo tai tượng đó là các dòng 5, 10, 16, 23, 27, 29, 32, 33.
Keo lai mang đặc điểm trung gian giữa hai loài cây bố và mẹ, có thân thẳng,
tròn, tán lá dày, kích thước lá trung bình (lá nhỏ hơn lá Keo tai tượng và lớn hơn
lá Keo lá tràm), lá có 4 gân chính, cây tỉa cành tự nhiên tốt. Hệ rễ phát triển, rễ
có nhiều nốt sần do vi khuẩn Rhizobium cộng sinh cố định đạm tạo nên. Do đó
cây có thể được trồng làm cây che phủ, bảo vệ, cải tạo đất rất tốt.
Đặc biệt nhờ sự kết hợp chọn lọc cây trội có kiểm tra hậu thế bằng cây hom
trong thời gian qua đã chọn lọc được một số dòng Keo lai có năng suất cao, thân
cây thẳng, cành nhánh nhỏ, sinh trưởng nhanh như các dòng K5, K10, K32,
K33…Năm 1992 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam đã phối hợp một số đơn vị khác, tiến hành các nghiên cứu
của Keo lai như chọn giống, nhân giống, khảo nghiệm dòng vô tính, nghiên cứu
khả năng cung cấp bột giấy và nghiên cứu tính chất vật lý cơ học của gỗ Keo lai
12
Theo Lê Đình Khả (1999) đặc điểm nổi bật của giống Keo lai là có ưu thế
lai hết sức rõ rệt về sinh trưởng. Ưu thế này đã được thể hiện rõ ở cả Ba Vì lẫn

Đông Nam Bộ và nhiều nơi khác. Kiểm tra sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng
có xuất hiện Keo lai tại Ba Vì cho thấy Keo lai có sinh trưởng nhanh hơn Keo
tai tượng 1,2 – 1,6 lần về chiều cao và 1,3 – 1,8 lần về đường kính. Ở giai đoạn
4 tuổi rưỡi Keo lai có thể tích gấp 2 lần Keo tai tượng. Tại sông Mây (Đồng Nai)
khi so sánh với Keo lá tràm cùng tuổi đã thấy rằng Keo lai sinh trưởng nhanh
hơn Keo lá tràm 1,3 lần về chiều cao và 1,5 lần về đường kính.
Lê Đình Khả (2003) đã tiến hành nhân giống Keo lai bằng nuôi cấy mô và
giâm hom, nghiên cứu lai giống giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm và khảo
nghiệm Keo lai cho kết quả: Keo lai đời F
1
sinh trưởng nhanh, song khi lấy hạt
để trồng rừng sẽ có hiện tượng phân ly và thoái hóa nên năng suất và chất lượng
giảm xuống. Vì vậy để giữ được tính đồng nhất và ưu thế lai ở đời F
1
phải dùng
phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
Nguyễn Trọng Bình (2003) đã tiến hành lập biểu sinh trưởng và sản lượng
tạm thời cho rừng trồng Keo lai thuần loài. trong đó tác giả đã phân chia sinh
trưởng Keo lai thành 4 cấp đất khác nhau. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho
việc gây trồng, kinh doanh rừng trồng Keo lai.
1.3. Nhận xét và đánh giá chung
Điểm qua các công trình trong nước và trên thế giới về các vấn đề liên
quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét:
Ở trên thế giới , các công trình nghiên cứu về sinh khối và khả năng hấp thụ
CO
2
của rừng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu và đã đạt được những
thành tựu đáng kể trong việc lượng hóa năng suất rừng cũng như giá trị hấp thụ
CO
2

của nhiều thảm thực vật mang lại. Các nghiên cứu có sự chuyển hướng từ
những nghiên cứu mang tính định tính sang nghiên cứu định lượng với độ chính
xác cao. Sự áp dụng khoa học công nghệ hiện đại như ảnh vệ tinh, công nghệ
GIS vào trong nghiên cứu sinh khối cũng như khả năng hấp thụ CO
2
của rừng
thể hiện sự phát triển của khoa học hiện đại đã phát triển lên một tầm cao mới và
13
là những tài liệu tham khảo tốt cho các nước phát triển sau trong đó có Việt
Nam.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sinh khối đặc biệt là nghiên cứu khả năng hấp
thụ CO
2
của rừng được thực hiện khá muộn so với trên thế giới nhưng bước đầu
cũng đạt được những thành công đáng kể thể hiện sự kế thừa có chọn lọc những
tri thức khoa học của thế giới. Chúng ta đã định lượng được năng suất sinh khối
cũng như khả năng hấp thụ CO
2
của hầu hết các dạng rừng trồng phổ biến của
nước ta như: Mỡ, Keo các loại, Thông mã vĩ, Thông nhựa, Bạch đàn Uro tạo
tiền đề cho việc tri trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở đó là
chưa đủ,Việt Nam là một quốc gia có diện tích rừng rất lớn, phân bố ở các vùng
sinh thái khác nhau và sự tồn tại hay mất đi của các trạng thái rừng này có ảnh
hưởng quyết định tới các vấn đề môi trường của nước ta. Tuy nhiên cho tới nay,
các công trình nghiên cứu về sinh khối cũng như lượng hóa giá trị hấp thụ CO
2
của các trạng thái rừng rất ít được thực hiện và trở thành một khoảng trống lớn
cần phải được quan tâm nghiên cứu.
Keo lai là một cây trồng thích hợp cho phủ xanh đất trống đồi núi trọc, là
loài cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng rừng. Tuy nhiên các nghiên

cứu của tác giả còn tản mạn, chưa tập trung. Nhiều nghiên cứu do thời gian
nghiên cứu dài nên chưa thể hoàn thành quá trình khảo nghiệm; các kết quả
nghiên cứu về Keo lai hầu hết chỉ được kiểm tra trong giai đoạn vườn ươm, ít có
nghiên cứu có sự kiểm chứng ở điều kiện thực tiễn.


14
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu lý luận.
Góp phần củng cố lý luận về việc xác định được cấu trúc và khả năng hấp
thụ cacbon của rừng trồng Keo lai thuần loài.
2.1.2 Mục tiêu thực tiễn
Nghiên cứu cấu trúc, sinh khối và khả năng tích lũy cacbon của rừng Keo
lai thuần loài ở cấp tuổi 2 và cấp tuổi 6.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Rừng Keo lai trồng thuần loài ở giai đoạn tuổi 2 và tuổi 6 thuộc Trung tâm nghiên
cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy huyện Hàm Yên- Tỉnh: Tuyên Quang.
2.3 Giới hạn nghiên cứu
- Về địa bàn: chỉ giới hạn trong phạm vi rừng trồng Keo lai thuần loài tại
Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy huyện Hàm Yên-
Tỉnh Tuyên Quang.
- Về nội dung: Nghiên cứu cấu trúc, sinh khối và khả năng hấp thụ cacbon
của trạng thái rừng Keo lai tại Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây
nguyên liệu giấy huyện Hàm Yên- Tỉnh Tuyên Quang.
2.4 Nội dung nghiên cứu
2.4.1 Nghiên cứu cấu trúc của lâm phần Keo lai thông qua các chỉ tiêu D
1.3

và Hvn
2.4.2 Nghiên cứu sinh khối của lâm phần Keo lai
- Sinh khối tầng cây cao của trạng thái rừng Keo lai
- Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng dưới tán rừng trồng Keo lai
- Sinh khối toàn lâm phần rừng trồng Keo lai
2.4.3 Nghiên cứu lượng cacbon tích lũy trong lâm phần Keo lai
15
- Nghiên cứu lượng cacbon tích lũy trong tầng cây cao rừng trồng Keo lai
- Nghiên cứu lượng cacbon tích lũy trong cây bụi thảm tươi và vật rơi
rụng dưới tán rừng trồng Keo lai
- Nghiên cứu lượng cacbon tích lũy trong đất rừng trồng Keo lai
- Nghiên cứu lượng cacbon tích lũy toàn lâm phần rừng trồng Keo lai
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài
- Khả năng hấp thụ CO
2
của rừng được hiểu là khả năng thu giữ CO
2
ngoài không khí để chuyển thành sinh khối cơ thể thực vật thông qua quá trình
quang hợp. Khi đã được chuyển hóa thành sinh khối cơ thể thực vật thì lượng
CO
2
hấp thụ đã được chuyển thành một dạng hợp chất khác dưới dạng phân tử
C
6
H
12
O
6
khi đó giá trị hấp thụ CO

2
của thực vật rừng được hiểu là giá trị tích lũy
cacbon của rừng. Vì vậy, lượng cacbon tích lũy được trong rừng càng nhiều có
nghĩa là khả năng hấp thụ CO
2
của rừng càng tốt.
- Khả năng hấp thụ cacbon có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất sinh
khối của rừng, vì vậy cách tiếp cận trong nghiên cứu này sẽ dùng để xác định
năng suất sinh khối của rừng từ đó xác định lượng carbon hấp thụ và giá trị
thương mại cacbon cho rừng.
- Công tác tính toán và dự báo lượng CO
2
mà trạng thái rừng Keo lai hấp
thụ là rất quan trọng, vì vậy ngoài việc nghiên cứu xác định các giá trị CO
2
hấp
thu thực tế cần phải xây dựng mối quan hệ giữa lượng CO
2
hấp thụ với các nhân
tố điều tra.
- Tổng lượng CO
2
hấp thụ trong lâm phần bao gồm các thành phần sau:
lượng CO
2
hấp thụ trong tầng cây gỗ, cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng và trong
đất dưới tán rừng.
2.5.2 Phương pháp ngoại nghiệp
2.5.2.1 Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu
16

- Các tài liệu, công trình khoa học đã công bố có liên quan tới việc xác
định cấu trúc, trữ lượng CO
2
hấp thụ của rừng và những nghiên cứu về Keo lai
ở cả trên thế giới và Việt Nam.
- Tài liệu liên quan đến phương pháp xác định sinh khối,xác định cacbon
tích lũy ở rừng trồng.
- Kế thừa các tài liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
khu vực nghiên cứu.
2.5.2.2 Phương pháp lập OTC
a. Phương pháp bố trí thí nghiệm
+ Khảo sát sơ bộ trạng thái rừng ở tuổi 2 và tuổi 6 của khu vực nghiên cứu.
+ Lập 4 OTC tương ứng với 2 trạng thái là: lập 2 OTC ở trạng thái rừng
Keo lai 2 tuổi; lập 2 OTC ở trạng thái rừng Keo lai 6 tuổi. Mỗi OTC có diện tích
500m
2
(20m x 25m), OTC phải là những ô đại diện và mang tính chất điển hình
cho khu vực.
Trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản diện tích 1m
2
(1m x 1m) để điều tra cây
bụi,thảm tươi và vật rơi rụng.
Tổng số OTC là: 2 OTC x 2 trạng thái = 4 OTC
Tổng số ô dạng bản: 4 OTC x 5 ô dạng bản/OTC = 20 ô dạng bản.

Hình 2.1 Sơ đồ phối trí OTC và các ô dạng bản
b. Phương pháp thu thập số liệu
17
25m
20 m

1 m
1 m
1 m

×