ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SAU ĐẠI HỌC
Chuyên ngành đào tạo: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Ngành đào tạo: MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Về kiến thức
Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học ở trình độ đại học về cơ sở khoa học môi trường,
cập nhật kiến thức về những vấn đề và thành tựu mới của khoa học môi trường, cung cấp kiến
thức chuyên sâu về một số lĩnh vực chuyên ngành và định hướng chuyên môn hẹp thuộc khoa
học môi trường và một số kiến thức liên ngành cần thiết.
1.2. Về kỹ năng
Nâng cao kỹ năng phát hiện, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề môi trường; nắm được
phương pháp nghiên cứu chuyên sâu về một số lĩnh vực của khoa học môi trường; có thể vận
dụng những kiến thức và phương pháp được trang bị vào hoạt động quản lý, điều hành, giảng
dạy và nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực môi trường.
1.3. Về năng lực đầu ra
Người có bằng Thạc sĩ Khoa học Môi trường có thể làm công tác giảng dạy và nghiên
cứu khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu; làm chuyên viên ở các Bộ, các Sở
liên quan đến công tác quản lý môi trường (Khoa học-Công nghệ, Tài nguyên-Môi trường,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...); làm cán bộ và chuyên gia môi trường cho các dự án
phát triển,...
Người có bằng Thạc sĩ Khoa học Môi trường sẽ được dự tuyển đào tạo bậc Tiến sĩ ở các
chuyên ngành môi trường trong và ngoài nước (ví dụ: Chương trình đào tạo Tiến sĩ Môi
trường và phát triển bền vững ở ĐHQG Hà Nội).
2. Thời gian đào tạo
Chương trình đào tạo được thiết kế cho 2 năm học (4 học kỳ) với tiến độ học tập bình
thường. Việc đăng ký học vượt, rút ngắn thời gian học sẽ do Hiệu trưởng quyết định và nếu
được chấp nhận, chỉ được phép rút ngắn tối đa 1 học kỳ (tức tối thiểu phải theo học 1,5 năm).
3. Đối tượng dự tuyển
Đối tượng dự tuyển là mọi công dân Việt Nam và công dân nước ngoài thành thạo tiếng
Việt, có đủ các điều kiện dự tuyển như quy định ở mục 4 bên dưới.
4. Điều kiện dự tuyển
Các điều kiện dự tuyển theo quy định tại Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban
hành kèm theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là quy chế 45). Cụ thể:
4.1. Về văn bằng
a) Đã tốt nghiệp đại học đúng ngành Khoa học Môi trường hoặc các ngành phù hợp như
Công nghệ Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Quản lý
Môi trường.
b) Người có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần như Sinh học, Địa lý, Địa chất,
Hoá học, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Y học cộng đồng,... phải học bổ sung kiến thức
trước khi dự thi.
Nội dung kiến thức học bổ sung được xác định dựa trên sự đối chiếu giữa chương trình
đào tạo Cử nhân Khoa học Môi trường hiện hành với chương trình đại học mà đối
tượng dự thi đã tốt nghiệp (căn cứ trên danh mục học phần ở Bảng điểm đại học). Tổng
thời lượng kiến thức bổ sung trong khoảng 4-8 tín chỉ.
4.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn
Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành Khoa học Môi trường
hoặc các ngành phù hợp như Công nghệ Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Công nghệ
Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Môi trường được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực
chuyên môn Khoa học hoặc Công nghệ/Kỹ thuật môi trường kể từ ngày có quyết định
công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
4.3. Có đủ sức khoẻ để học tập.
4.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở đào tạo
5. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Tổng khối lượng kiến thức phải tích lũy trong chương trình là 55 tín chỉ (bao gồm 44
tín chỉ học phần và 11 tín chỉ luận văn tôt nghiệp)
6. Điều kiện tốt nghiệp
Điều kiện tốt nghiệp theo quy định tại điều 39 và 42 quy chế 45. Cụ thể, phải tích lũy
đủ 44 tín chỉ các học phần và hoàn thành luận văn tốt nghiệp đạt yêu cầu.
7. Thang điểm
Thang điểm áp dụng cho mỗi học phần và điểm tích lũy tính theo thang điểm 10
(10/10).
8. Nội dung chương trình
Nội dung chương trình đào tạo được liệt kê ở Bảng 1.
Bảng 1. Khung chương trình đào tạo Thạc sĩ Khoa học Môi trường
T
T
Mã học
phần
Tên học phần
Số tín
chỉ
A PHẦN KIẾN THỨC CHUNG 7
1 KH.KM.501 Triết học 4
2 KH.KM.502 Ngoại ngữ 3
B PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH 14
Học phần bắt buộc (10)
3 KH.KM.503 Các nguyên lý khoa học môi trường 2
4 KH.KM.504 GIS và viễn thám ứng dụng 3
5 KH.KM.505 Thống kê trong nghiên cứu môi trường 2
6 KH.KM.506 Hệ thống thông tin môi trường 3
Học phần tự chọn (chọn 2 trong 4 học phần) (4)
7 KH.KM.507 Kinh tế tài nguyên và môi trường 2
8 KH.KM.508 Năng lượng và môi trường 2
9 KH.KM.509 Các vấn đề môi trường toàn cầu 2
10 KH.KM.510 Quan trắc và đánh giá chất lượng nước và không khí 2
C PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 23
Học phần bắt buộc (16)
11 KH.KM.511 Phân tích môi trường ứng dụng 3
12 KH.KM.512 Đánh giá rủi ro môi trường 2
13 KH.KM.513 Kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp 2
14 KH.KM.514 Kiểm soát ô nhiễm môi trường nông nghiệp và nông thôn 2
15 KH.KM.515 Chiến lược và chính sách môi trường 2
16 KH.KM.516 Suy thoái và hồi phục đất 2
17 KH.QM.512 Quản lý tổng hợp lưu vực sông* 2
18 KH.KM.517 Seminar chuyên đề 1
Học phần tự chọn (chọn 3 trong 8 học phần) (07)
19 KH.KM.518 Sinh thái ứng dụng 3
20 KH.KM.519 Các công cụ quản lý môi trường 2
21 KH.KM.520 Chỉ thị sinh vật môi trường 2
22 KH.QM.519 Quản lý xung đột duyên hải* 2
23 KH.KM.521 Công nghệ sinh học môi trường 3
24 KH.KM.522 Các quá trình vận chuyển và chuyển hóa chất ô nhiễm
trong môi trường
2
25 KH.KM.523 Xử lý nước thải chi phí thấp 2
26 KH.KM.524 Hóa học môi trường nâng cao 2
D LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 11
TỔNG SỐ TÍN CHỈ 55
Ghi chú: Các học phần đánh dấu * là học phần đăng ký học ở chương trình đào tạo khác.