Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty dệt – may hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.57 KB, 81 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt kèm theo những
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mang đến cho các doanh nghiệp
nhiều cơ hội cũng như thách thức, để có thể tồn tại và phát triển doanh
nghiệp không chỉ cần có một cơ sở vật chất vững chắc, một đội ngũ công
nhân lành nghề mà doanh nghiệp còn phải quan tâm đến yếu tố con người
đặc biệt là những người quản lý phải tỏ rõ vai trò của mình đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một trong những nhiệm vụ và mục tiêu mà doanh nghiệp phải quan tâm
đó là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp là thước đo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được
thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế.
Trong suốt quá trình thực tập tại công ty Dệt - May Hà Nội, cùng với sự
hướng dẫn giúp đỡ tận tình của cô giáo Phan Y Lan cũng như sự giúp đỡ của
cán bộ công nhân viên công ty, em đã hiểu rõ hơn về thực tế các hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung và tại công ty Dệt - May nói riêng. Vì vậy em
xin được đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất biện
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Dệt – May Hà Nội” làm đồ
án tốt nghiệp của em.
Đồ án của em gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chương II: Vài nét giới thiệu về công ty Dệt – May Hà Nội.
Chuơng III: Phân tích hiệu quả SXKD của Công ty Dệt - May Hà Nội
Chương IV: Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của
Công ty Dệt – May Hà Nội.
Thông qua đồ án tốt nghiệp em tập trung làm rõ bản chất hiệu quả sản
xuất kinh doanh cũng như tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả SXKD
trong doanh nghiệp, đồng thời hi vọng những phân tích và đánh giá của
mình có thể giúp được một phần nhỏ trong công việc của công ty Dệt - May
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Chương 1:


CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH.
1.1.KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SXKD:
Hiệu quả là một phạm trù có vai trò quan trọng trong khoa học kinh tế và
trong quản lý kinh tế. Bởi lẽ mọi hoạt động kinh tế đều được đánh giá thông
qua các chỉ tiêu hiệu quả. Hiệu quả là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp để lựa
chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất
thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực và tại các thời điểm khác nhau. Chỉ
tiêu hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của hoạt động đề ra
so với chi phí đã bỏ vào để có kết quả về số lượng, chất lượng và thời gian.
Công thức đánh giá hiệu quả chung:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
Công thức này phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu
đầu vào được tính cho tổng số và cho phần riêng gia tăng.
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng
doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp. . .
Yếu tố đầu vào bao gồm tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở
hữu, vốn vay. . .
Hiệu quả SXKD có thể được tính bằng cách so sánh nghịch đảo:
Yếu tố đầu vào
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Công thức trên phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là
để có 1 đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết bao nhiêu đơn vị chi phí (vốn) ở
đầu vào.Hiệu quả SXKD phản ánh trình độ tổ chức, quản lý SXKD của
doanh nghiệp. Hiệu quả SXKD càng cao, càng có điều kiện mở rộng và phát
triển sản xuất đầu tư TSCĐ, nâng cao mức sống của công nhân viên, thực
hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.

Hiệu quả SXKD của mỗi doanh nghiệp phải được xem xét 1 cách toàn
diện cả về không gian và thời gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả sản xuất kinh doanh giữ vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy,
kích thích người lao động làm việc với hiệu suất cao hơn, góp phần từng
bước cải thiện nền kinh tế quốc dân.
1.2.Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SXKD:
Phân tích hiệu quả SXKD không những là công cụ để phát hiện những
khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất để khai thác chúng một cách có
hiệu quả nhất mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý công ty.
Nhờ phân tích hoạt đông kinh doanh một cách toàn diện giúp cho công ty
đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động SXKD trong trạng thái thực của
chúng. Trên cơ sở đó nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các
mục tiêu đồng thời phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không
hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động tác động lẫn nhau giữa chúng từ
đó có thể đánh giá đầy đủ mặt manh. mặt yếu trong công tác quản lý doanh
nghiệp và giúp cho các nhà doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để
tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động
mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai. . . vào quá trình SXKD để
nâng cao kết quả SXKD của công ty.
1.3.PHÂN BIỆT CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ VÀ CHỈ TIÊU KẾT QUẢ,
CHỈ TIÊU THỜI ĐIỂM VÀ CHỈ TIÊU THỜI ĐOẠN:
1.3.1. Chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu kết quả SXKD:
♦ Kết quả phản ánh về mặt số lượng công việc đã thực hiện sau một thời
gian hoạt động nhất định. Kết quả có thẻ là sản lượng, doanh thu, lợi
nhuận. . .
♦ Hiệu quả là khái niệm phản ánh trình độ quản lý SXKD, chất lượng của
công tác kinh doanh trong thời kỳ đang xét, là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả
đạt dược với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Các

chỉ tiêu hiệu quả bao gồm hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, lao động, hiệu
quả sử dụng vốn, tài sản, chi phí.
1.3.2. Chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời đoạn:
♦ Chỉ tiêu thời đoạn phản ánh kết quả đạt được sau một thời gian SXKD.
Các chỉ tiêu hiệu quả, kết quả cuối cùng của doanh nghiệp đều là các chỉ tiêu
thời đoạn (Bảng kết quả hoạt động SXKD).
♦ Chỉ tiêu thời điểm phản ánh số lượng yếu tố đầu vào tại một thời điểm
nào đó. Khi so sánh chỉ tiêu thời đoạn với các chỉ tiêu thời điểm phải lấy số
bình quân để so sánh (Bảng cân đối kế toán).
1.4.HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SXKD:
1.4.1. Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp:
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả SXKD của doanh
nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao trùm mọi chỉ
tiêu khác. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, sức hao phí cũng
như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công
thức đánh giá hiệu quả:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả SXKD =
Giá trị đầu vào
Công thức này phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu đâu
vào, đặc trưng cho kết quả nhận được trên một đơn vị chi phí với mục tiêu là
cực đại hoá chỉ tiêu này. Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: gía
trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách. . .còn giá
trị đầu vào bao gồm: tư liệu lao động, lao động, đối tượng lao động, vốn cố
định, vốn lưu động. . .
Hiệu quả SXKD còn được tính theo công thứ sau:
Giá trị đầu vào
Hiệu quả SXKD =
Kết quả đầu ra
Công thức này phản ánh sức hao phí của chỉ tiêu đầu vào nghĩa là: để có

một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí, mục tiêu là
cực tiểu hoá chỉ tiêu này.
Bên cạnh đó để phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty chúng ta cần
quan tâm thêm các chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROA: phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế.
ROE: phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào kinh doanh mang
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
1.4.2. Các nhóm chỉ tiêu hiệu quả trong SXKD:
1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:
Nhóm chỉ tiêu này gồm hiệu suất sử dụng lao động và tỷ suất lợi nhuận lao
động.
♦ Hiệu suất sử dụng lao động (H

): phản ánh 1 lao động trong kỳ tạo ra
dược bao nhiêu đồng doanh thu. Về thực chất đây là chỉ tiêu năng suất lao
động (W), tính theo công thức:
Tổng doanh thu trong kỳ
H

= = W
Tổng số lao động trong kỳ
♦ Tỷ suất lợi nhuận lao động (R


): phản ánh 1 lao động trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận, được tính như sau:
Lợi nhuận trong kỳ
R

=
Tổng số lao động trong kỳ
Hai chỉ tiêu này có mối quan hệ như sau:
LN LN D
T
R

= = x = R
DT
x H

LD D
T
LD
Trong đó: LN: Lợi nhuận trong kỳ
D
T
: Tổng doanh thu trong kỳ
LD: Tổng số lao động trong kỳ
R
DT
= LN/D
T
: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (doanh lợi sản
xuất) biểu thị 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.4.2.2.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Vốn kinh doanh: là nguồn vốn của chủ sở hữu được hoạch định dùng
vào mục đích kinh doanh bao gồm nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu
động. Nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản cố
định và tai sản lưu động.
♦ Hiệu suất sử dụng vốn (H
V
): Là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ (D
T
) và
tổng số vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ:
Tổng doanh thu trong kỳ
H
V
=
Tổng số vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn bỏ ra để SXKD sẽ đem lại bao
nhiêu đồng doanh thu, nghĩa là biểu thị khả năng tạo ra kết quả SXKD của 1
đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Vốn SXKD gồm vốn cố định (V

) và vốn lưu động (V

). Nên ta có thêm
các chỉ tiêu sau:
• Hiệu suất sử dụng vốn cố định (H
VCĐ
):
Tổng doanh thu trong kỳ
H

VCĐ
=
Tổng số vốn cố định trong kỳ
Khi phân tích tình hình sử dụng vốn cố định (hay TSCĐ) của công ty ta
cần tính thêm các chỉ tiêu sau:
Tổng mức khấu hao bình quân
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Hệ số này càng gần tới 1 thì TSCĐ của doanh nghiệp càng mới, còn
ngược lại hệ số này càng xa 1 thì TSCĐ của doanh nghiệp càng cũ. Khi đó
công ty cần có chính sách và kế hoạch thanh lý, đổi mới TSCĐ.
• Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (H
VLĐ
):
Tổng doanh thu trong kỳ
H
VLĐ
=
Tổng số vốn lưu động trong kỳ
Khi phân tích đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong quá trình
SXKD thì việc phân tích, đánh giá tốc độ luan chuyển vốn lưu động cũng rất
quan trọng. Vốn lưu động vận động không ngừng và thường xuyên qua các
giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho
doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường dùng các
chỉ tiêu sau:
▪ Số vòng quay của vốn lưu động (V
VLĐ
)

Tổng doanh thu thuần
V
VLĐ
=
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong 1 kỳ
SXKD, ngoài ra chỉ tiêu này còn cho biết cứ 1 đồng TSLĐ bỏ ra thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu. Hay nói cách khác 1 đồng vốn sẽ tạo được
bao nhiêu đồng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Nếu vòng quay nhiều chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi theo 1 tên
gọi khác là “Hệ số luân chuyển”.
▪ Số vòng quay khoản phải thu: Kỳ thu tiền bình quân từ khoản phải thu
(V
Nợ
):
Doanh thu thuần
V
Nợ
=
Bình quân khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả việc thu hồi nợ. Nếu số vòng quay của nợ
phải thu tăng cao thì doanh nghiệp thu hồi nợ nhanh và ngược lại. Nhưng
V
Nợ
dù cao hay thấp quá cũng không tốt do phương thức thanh toán quá chặt
chẽ hay lỏng lẻo.
▪ Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động: N (ngày)
Số ngày kỳ phân tích 360
N = =
Số vòng quay khoản phải thu V

KPT
Chỉ tiêu này nói lên: phải thu mất bao nhêu ngày thì được khoản phải thu,
với N càng nhỏ càng tốt và ngược lại.
Thời gian kỳ phân tích
T
VLĐ
=
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được 1
vòng. Thời gian của 1 vòng quay vốn lưu động càng ngắn thì thể hiện tốc độ
luân chuyển vốn càng lớn, đồng nghĩa với hiệu quả cao.
Nâng cao chỉ tiêu tốc độ luân chuyển TSLĐ là nhân tố quan trọng để nâng
cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp vì nó có nội dung kinh tế là giảm sử
dụng vốn đối với 1 đơn vị sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động
cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được vốn và có thể sử dụng vốn đó để mở
rộng kinh doanh.
♦ Tỷ suất lợi nhuận của vốn (R
V
):
Tổng lợi nhuận trong kỳ
R
V
=
Tổng vốn trong kỳ
Chỉ tiêu trên nói lên 1 đồng vốn SXKD trong kỳ sinh ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
▪ Sức sinh lời của vốn cố định (R
VCĐ
):
Lợi nhuận sau thuế

R
VCĐ
=
Tổng số vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu sức sinh lợi cho biết 1 đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợi
nhuận thuần hay lãi gộp.
▪ Sức sinh lợi của vốn lưu động (R
VLĐ
):
Lợi nhuận sau thuế
R
VLĐ
=
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động tạo ra mấy đồng lợi nhuận
thuần hay lãi gộp trong kỳ.
Trong nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD có mối quan hệ giữa 2
chỉ tiêu hiệu suất và doanh lợi vốn SXKD như sau:
LN LN D
T
R
V
= = x = R
DT
x H
V
V D
T
V
Trong đó : V: Tổng số vốn SXKD trong kỳ

1.4.2.3.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí (H
CP
):
Nhóm chỉ tiêu này bao gồm hiệu suất sử dụng chi phí và tỷ suất lợi
nhuận chi phí trong SXKD.
♦ Hiệu suất sử dụng chi phí (H
CP
):
Tổng doanh thu trong kỳ
H
CP
=
Tổng chi phí trong kỳ
Chỉ tiêu trên cho thấy được chi phí bỏ ra cho SXKD trong kỳ thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
♦ Tỷ suất lợi nhuận chi phí (R
CP
):
Tổng lợi nhuận trong kỳ
R
CP
=
Tổng chi phí trong kỳ
Đây là chỉ tiêu phản ánh 1 đồng chi phí SXKD trong kỳ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Trong nhóm này ta có mối quan hệ :
LN LN D
T
R
V

= = x = R
DT
x H
CP
TC D
T
TC
Với TC : Tổng chi phí trong kỳ.
Như vậy tỷ suất lợi nhuận chi phí bằng tích số lợi nhuận doanh thu và
hiệu suất sử dụng chi phí.
Để đánh giá tính hiệu quả 1 cách chính xác,người ta cần tính ra những
chỉ tiêu trên rồi so sánh giữa năm nay với năm trước (kỳ thực tế với kỳ gốc),
nếu các chỉ tiêu trên càng cao thì công ty hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao
còn trái lại thì thấp.
1.4.2.4. Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu tài chính:
Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu tài chính cho phép nhận định
được một cách tổng quát tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp,
hiệu quả kinh tế tài chính của doanh nghiệp cũng như khả năng thanh toán,
khả năng vay tín dụng, sự hình thành vốn kinh doanh ban đầu cũng như sự
phát triển của vốn qua các thời kỳ giúp người ra quyết định lựa chọn phương
án kinh doanh tốt và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh
nghiệp.
a. Các chỉ tiêu tình hình tài chính:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ
về mặt tài chính, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính
của doanh nghiệp cao (thường là ≥ 80%) vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp
đều được đầu tư bằng số vốn của mình.

Tài sản cố định đã và đang đầu tư
Hệ số tự đầu tư =
Tổng số tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung
và máy móc, thiết bị nói riêng. Chỉ tiêu còn cho biết năng lực sản xuất và xu
hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
b. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Tổng số nợ phải thu x 100
Hệ số công nợ =
Tổng số nợ phải trả
Hệ số này = 1 là tối ưu vì nó tạo mối liên kết bền vững giữa doanh
nghiệp với khách hàng và nhà cung ứng, nếu khác 1 thì cần đảm bảo các mối
quan hệ công nợ không rơi vào tình trạng xấu.
Vốn bằng tiền
Hệ số thanh toán tức thời =
Các khoản nợ ngắn hạn
Nếu hệ số này ≥ 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn ≤
0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ do đó có thể
phải bán gấp hàng hoá để trả nợ vì không có đủ tiền mặt để thanh toán. Tuy
nhiên, nếu hệ số này quá cao thì lại không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều làm
cho vòng quay tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Vốn bằng tiền
Hệ số khả năng thanh =
toán vốn lưu động Tổng số vốn lưu động
Hệ số này phản ánh tỷ trọng của vốn bằng tiền so với tổng số tài sản lưu
động và khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động. Hệ số này nằm
trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì tốt, nếu ≥ 0,5 thì lượng tiền mặt quá nhiều, còn
≤ 1 thì quá ít.
Các khoản dùng để thanh toán
Hệ số khả năng =

thanh toán chung Các khoản nợ phải trả
Nếu hệ số này ≥ 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình
tài chính là bình thường, khả quan. Nếu < 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có
khả năng thanh toán, còn = 0 thì doanh nghiệp phá sản, không có khả năng
thanh toán.
1.5.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SXKD:
1.5.1. Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.
Phương pháp so sánh được thực hiện bằng cách sử dụng các con số về 1 chỉ
tiêu nào đó để so sánh giữa các thời kỳ với nhau nhằm đánh giá kết quả, xác
định xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Khi tiến hành phân tích
cần: xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so
sánh.
♦ Xác định số liệu gốc để so sánh: Số gốc là số chỉ tiêu của 1 kỳ được lựa
chọn để so sánh. Việc xác định số gốc phụ thuộc vào mục đích cụ thể của
phân tích, có thể là số liệu năm trước, kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng
phát triển của chỉ tiêu phân tích các mục tiêu đã dự kiến (theo kế hoạch, dự
toán, định mức. . .)
Các chỉ tiêu của ngành kinh doanh, nhu cầu đơn hàng nhằm thỏa mãn vị
trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu, các chỉ tiêu của kỳ trước
được so sánh với kỳ gốc gọi là chỉ tiêu thực hiện hay kết quả mà doanh
nghiệp đạt được.
Các trị số của chỉ tiêu kỳ trước, kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước gọi chung
là trị số kỳ gốc, thời kỳ chọn làm gốc so sánh gọi là kỳ gốc, thời kỳ chọn để
làm phân tích gọi là kỳ phân tích.
♦ Điều kiện so sánh: Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là
các chỉ tiêu sử dụng phải đồng nhất. Điều kiện có thể so sánh được giữa các
chỉ tiêu kinh tế cần quan tâm cả mặt không gian và thời gian.
- Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong 1 khoảng thời gian,
hạch toán phải thống nhất trên 3 mặt sau:

+ Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế.
+ Phải cùng 1 phương pháp tính toán.
+ Phải cùng 1 đơn vị đo lường.
- Về mặt không gian: Các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và
điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
- Đảm bảo tính đồng nhất: Cần quan tâm đếnn phương tiện xem xét đồng
nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác phải có, thời gian phân tích được
cho phép.
♦ Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến đọng
tuyệt đối hay tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phhân tích.
- Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số tuyệt đối
của chỉ tiêu trong 2 kỳ: Kỳ phân tích C
1
và kỳ gốc C
0
.
±ΔC = C
1
– C
0
Trong đó: ±ΔC: là mức chênh lệch tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
C
1
: là số liệu kỳ phân tích (báo cáo)
C
0
: là số liệu kỳ gốc.
- Mức biến động tương đối là kết quả so sánh giữa số thực tế C
1
với số

gốc C
0
đã được điều chỉnh theo 1 hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng
quy định quy mô của các chỉ tiêu phân tích:
C
1
ΔC (%) = x 100
C
0
Trong đó: ΔC :là mức chênh lệch tương đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
1.5.2. Phương pháp thay thế liên hoàn (phương pháp loại trừ) :
Đây là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
sự biến động của các chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt số liệu
gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế thu thập được, sau đó lấy kết
quả trừ đi chỉ tiêu khi chưa biến đổi của nhân tố nghiên cứu sẽ xác định
được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này.
Các bước thực hiện phân tích phương pháp thay thế liên hoàn :
Bước 1 : Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân
tích với kỳ gốc.
Nếu gọi Q
1
: chỉ tiêu kỳ phân tích.
Q
0
: chỉ tiêu kỳ gốc.
Đối tượng phân tích được xác định : ΔQ = Q
1
– Q
0
.

Bước 2 : Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, sắp
xếp các nhân tố.
Giả sử có 3 nhân tố a, b, c đều có quan hệ phân tích số với chỉ tiêu Q, thiết
lập mối quan hệ.
Q
1
= a
1
x b
1
x c
1
Q
0
= a
0
x b
0
x c
0
Bước 3 : Lần lượt thay thế từng nhân tố của kỳ phân tích vào kỳ gốc theo
trình tự sắp xếp ở bước 2 :
Thay thế lần 1: a
1
x b
0
x c
0
Thay thế lần 2: a
1

x b
1
x c
0
Thay thế lần 3: a
1
x b
1
x c
1
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân
tích:
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: a
1
x b
0
x c
0
– a
0
x b
0
x c
0
= Δa
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: a
1
x b
1
x c

0
– a
1
x b
0
x c
0
= Δb
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: a
1
x b
1
x c
1
– a
1
x b
1
x c
0
= Δc
→ a
1
x b
1
x c
1
– a
0
x b

0
x c
0
= Δa + Δb + Δc = Q
1
– Q
0
= ΔQ

1.5.3. Phương pháp đồ thị:
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tươnggj kinh tế dưới dạng
khác nhau của đồ thị: biểu đồ hình tròn, hình cột . . .
Phương pháp này có tính khái quát cao. Có tác dụng thuận lượi khi mô tả và
phân tích các hiện tượng kinh tế tổng quát, trừu tượng như đồ thị quan hệ
cung cầu về hàng hóa, quan hệ giữa chi phí và quy mô sản xuất kinh doanh
của công ty . .
1.6. NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SXKD:
Để đạt hiệu quả trong phân tích hiệu quả SXKD của công ty, ta phải trải
qua 4 bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau theo từng đối
tượng phân tích. Tính toán hiệu quả chung của doanh nghiệp (chỉ số ROE,
ROA).
Nhận xét kết quả tính ở trên.
Bước 2: Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động, chi phí, vốn.
Bước 3: Thông qua các kết quả tính toán ở trên nhận xét, đưa ra kết luận và
tìm ra nguyên nhân nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Dựa vào sự so sánh
giữa số liệu thực tế năm nay với năm trước của công ty, sự so sánh số liệu
thực tế của công ty với đối thủ cạnh tranh, với tiêu chuẩn ngành hoặc mức
trung bình ngànhtừ đó đánh giá kết quả phân tích xem tốt hay xấu, cao hay
thấp để đưa ra giải pháp.

Bước 4: Thực hiện giải pháp để hạn chế những điểm yếu của doanh nghiệp
và phát huy những điểm mạnh nhằm nâng cao hiệu quả SXKD trong năm
tới.
1.7. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SXKD:
1.7.2. Yếu tố khách quan:
- Yếu tố từ thị trường: đây là yếu tố quan trọng, nó có tác động trực tiếp
và thường xuyên nhất tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp luôn chịu tác động từ 2 thị trường: thị trường các yếu tố
đầu vào và thị trường tiệu thụ các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra.
Thị trường các yếu tố đầu vào ( thị trường cung ứng ) cung cấp cho doanh
nghiệp nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị để doanh nghiệp tiến
hành sản xuất. Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì những chi phí này
chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí giá thành sản phẩm ( khoảng 80% ), do đó
nếu có bất kỳ sự biến động nào thì từ thị trường này sẽ tác động trực tiếp tới
chi phí đầu vào của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD. Vì
vậy việc thường xuyên theo dõi sự biến động cung cầu của thị trường, tìm
kiếm cho mình những nhà cung cấp có chất lượng tốt, ổn định với chi phí
thấp là điều mà các doanh nghiệp luôn phải làm để đạt hiệu quả kinh doanh
cao và lợi thế cạnh tranh theo sản phẩm.
- Những yếu tố từ chính phủ: đó là những thay đổi về thuế, về chính sách
quản lý hành chính, về mức lương tối thiểu hay về chiến lược phát triển kinh
tế sẽ tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp tới hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp như việc quyết định tăng mức lương cơ bản của Bộ Tài Chính
sẽ làm tăng chi phí tiền lương của doanh nghiệp do đó nó làm giảm hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
- Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật: sự phát triển của khoa học kỹ thuật
sẽ làm tăng hao mòn vô hình đối với các cộng nghệ sản xuất đồng thời làm
giảm nhanh chu kỳ sống của sản phẩm. Nên nếu doanh nghiệp không biết
xây dựng cho mình một chiến lược công nghệ hợp lý để có thể theo kịp sự
phát triển của khoa học kỹ thuật thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

sẽ thấp và ngược lại.
- Những yếu tố về văn hoá, xã hội: những yếu tố này ảnh hưởng nhiều tới
những hành vi mua bán của người tiêu dùng, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới
doanh số bán và hiệu quả kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp có
hoạt động kinh doanh ở các nước có nền văn hoá khác nhau.
1.7.3. Yếu tố chủ quan:
Đó là những yếu tố phát sinh từ bản thân doanh nghiệp
- Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh: là khả năng phối kết hợp các
nguồn lực trong doanh nghiệp sao cho quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh được liên tục. Trình độ quản lý sản xuất càng cao tức là việc kết hợp
các nguồn lực tốt sẽ làm chất lượng sản phẩm đầu ra và tiết kiệm được tối đa
các chi phí, do đó hiệu quả hoạt động ngày càng tăng.
- Trình độ sử dụng lao động: là khả năng khai thác sử dụng lao động và
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trình độ sử dụng vốn: là khả năng khai thác, sử dụng nguồn vốn của
doanh nghiệp.
- Trình độ sử dụng và khai thác các nhân tố khách quan: đây chính là khả
năng nhận biết và nắm bắt các cơ hội cũng như thách thức của ban lãnh đạo
doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm, kinh nghiệm và trình độ
của những người quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Biết nắm bắt, tạo ra
những cơ hội cho mình thì sẽ luôn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Chất lượng các yếu tố đầu vào: là các thuộc tính vốn có của các yếu tố
đáp ứng được các yêu cầu của quá trình sản xuất, chất lượng các yếu tố đầu
vào như nguyên vật liệu, lao động, các thiết bị mà tốt thì sẽ nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất thông qua việc giảm phế phẩm và chi
phí hoạt động, do đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ:
1.8 . PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD:
Hiệu quả SXKD là một chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến các khâu, các quá
trình trong hoạt động kinh doanh, vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động

SXKD, tiến hành một cách đồng bộ, nâng cao hiệu quả của các khâu. Nhưng
qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ở trên, để tăng hiệu quả hoạt
động kinh doanh thì các doanh nghiệp phải không ngừng:
- Giảm chi phí bỏ ra cho một đơn vị sản phẩm.
- Tăng năng suất lao động.
- Tìm cách tăng kết quả SXKD thông qua việc nắm bắt rõ nhu cầu thị
trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, tổ chức tốt quá trình tiêu
thụ từ đó xây dựng những phương án kinh doanh cho phù hợp.
Trong từng khâu, quá trình trên ta có biện pháp cụ thể sau:
♦ Đối với nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:
- Tối ưu hoá bộ máy quản lý, sử dụng đúng người đúng việc
Những
yếu tố từ
chính phủ
Yếu tố cung
cầu của thị
trường
Những tiến
bộ về khoa
học kỹ thuật
Những yếu
tố về văn
hoá xã hội
Trình độ sử dụng
và khai thác các
nhân tố
Trình độ
sử dụng
lao động
Trình độ

quản lý
sản xuất
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chất lượng
của các yếu
tố đầu vào
Trình độ
sử dụng
vốn
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chuyên môn, các cuộc thi
tay nghề, tận dụng thời gian làm việc, xây dựng tác phong làm việc công
nghiệp để nâng cao năng suất công việc.
- Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Về lâu dài phải xây
dựng một văn hoá riêng cho doanh nghiệp.
♦ Đối với nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn:
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn
- Sử dụng tối đa công suất của các thiết bị máy móc
- Lên kế hoạch sản xuất hợp lý để có thể chủ động về vốn, giảm chi phí
trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
♦ Các biện pháp làm tăng doanh thu và lợi nhuận: Để tăng lợi nhuận,
doanh thu cần tăng khối lượng hàng tiêu thụ, do đó:
- Phải mở rộng sản xuất để nâng cao sản lượng
- Mở rộng thị trường tiêu thụ
- Tìm mọi cách tiết kiệm chi phí kinh doanh
♦ Các biện pháp làm giảm chi phí:
- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong giá thành sản phẩm nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu sẽ tác
động rất lớn tới lợi nhuận và hiệu quả hoạt động SXKD. Tiết kiệm bằng
cách thực hiện đúng tiêu hao nguyên vật liệu, đầu tư các thiết bị, công
nghệ hiện đại vào sản xuất, lập kế hoạch sản xuất hợp lý, mở rộng thị

trường thu mua để giảm giá nguyên vật liệu đầu vào và có nguyên vật
liệu chất lượng cao.
- Giảm chi phí trong lưu thông, bảo quản bằng cách chọn kho và sử dụng
kho hợp lý giữa địa điểm thu mua nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ.
- Quản lý và sử dụng tiết kiệm các nguồn lực.
Chương 2:
VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
DỆT – MAY HÀ NỘI:
- Tên công ty : Công ty Dệt May Hà Nội
- Tên giao dịch :Hanoi textile Garment company (Hanosimex)
- Trụ sở chính : Số 1 Mai Động, quận Hai Bà Trng, thành phố Hà Nội
- Điện thoại : 04.8621024; 8621470
- Fax : 04.8622334
- Email :
- Web site : Http://www. Hanosimex.com.vn
Vào những năm 70 của thế kỷ trớc đất nớc còn nghèo, vải mặc cho dân
còn phải phân phối từng mét bằng tem phiếu, các nhà máy dệt không có sợi
để dệt vải. Nhăm giải quyết tình trạng kho khăn do cung không đủ cầu,
Chính phủ quyết định cho xây dựng một nhà máy kéo sợi với quy mô 10 vạn
cọc sợi, năng lực sản xuất 8.300 tấn sợi/năm có tên gọi là nhà máy Sợi Hà
Nội (tiền thân cua Hanosimex hiện nay).
Ngày mùng 7 tháng 4 năm 1978, hợp đồng xây dựng đợc ký kết giữa
Technoimport Vietnam và hãng Unionmatex (CHLB Đức)
Tháng 2 năm 1979, công trình đợc khởi công xây dựng với sự tham gia
làm việc của các công nhân xây dng Việt Nam và chuyên gia CHLB Đức, ý,
Bỉ. Hàng triêu m
3
vật liệu xây dựnghàng ngàn tấn thiết bị đợc tập kết về công
trình, cùng với các phơng tiện thi công hối hả làm việc ngày đêm, đánh dấu

sự khởi đầu tạo nền móng cho một công trình hiện đại của ngành Dệt, góp
phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc.
Ngày 21 tháng 11 năm 1984, sau 5 năm làm việc, lễ bàn giao đợc ký kết
trong niềm hân hoan của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng nh bè bạn
trong và ngoài ngành.
Trải qua các thời kỳ phát triển công ty đã có nhiều lần chuyển đổi về tổ
chức để ngày nay đợc mang tên Công ty Dệt May Hà Nội:
- Theo Quyết định số 138-CNN-TCLĐ ngày 30.4.1991, nhà máy Sợi Hà
Nội chuyển đổi thành xí nghiệp liên hợp Sợi Dệt kim Hà Nội.
- Theo Quyết định số 840-TCLĐ ngày 19.6.1995, xí nghiệp liên hợp Sợi
Dệt kim Hà Nội chuyển đổi thành Công ty Dệt Hà Nội.
- Theo Quyết định số 103-HĐQT ngày 28.2.2000, Công ty Dệt Hà Nội đổi
tên thành Công ty Dệt May Hà Nội ngày nay với tên giao dịch viết tắt là
Hanoisimex.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Dệt May Hà
Nội
Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nớc. Bao gồm
nhiều đơn vị thành viên đóng trên khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây và
Thành phố Vinh.
Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán
bộ có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của Công ty luôn đạt
chất lợng cao, uy tín trên thị trờng đã đợc trao tặng nhiều huy chơng vàng và
bằng khen tại các Hội chợ triển lãm kinh tế.
2.2.1 Chức năng:
Công ty sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm nh sau:
Các loại sợi đơn và sợi xe nh của các hệ kéo sợi khác nhau: Sợi cotton,
sợi Peco, sợi PE có chỉ số từ Ne 06 đến Ne 60;các loại sợi kiểu và sợi co giãn
Các loại vải dệt kim thành phẩm: Rib, Interlok, Single. Lacost; Các sản
phẩm dệt may bằng vải dệt kim; dệt thoi.
Các loại khăn bông

Các loại vải bò và sản phẩm may bằng vải bò Jean.
May các loại áo dệt kim, vải ka ki theo đơn đặt hàng của khách hàng
Công ty luôn duy trì và phát triển sản xuất, gia công, trao đổi hàng hoá,
sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong và ngoài nớc để đầu t thiết bị hiện
đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lợng
sản phẩm.
2.2.2 Nhiệm vụ:
- Sản xuất các sản phẩm sợi phục vụ cho tiêu thụ trên thị trờng và cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy dệt trong nội bộ công ty
- Sản xuất và tiêu thụ các loại vải dệt kim dệt thoi, để phục vụ cho thị tr-
ờng và cung cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ công ty. Sản xuất và
tiêu thụ khăn bông , khăn tay và các sản phẩm sản xuất từ vải khăn
- May và gia công các sản phẩm may cho thị trờng nội địa, xuất khẩu theo
các đơn đặt hàng của các khách hàng trong và ngoài nớc.
- Sản xuất 1 số sản phẩm phụ: nh lõi ống, sáp, hơi nớc, khí nén phục vụ
cho sản xuất của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ công ty
- Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng dệt may thông qua hệ thống các cửa
hàng .
Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tổng công ty dệt may Việt
nam cùng kinh doanh thơng mại thông qua siêu thị.
2.2.3. Quy trỡnh cụng ngh sn xut mt s hng hoỏ ch yu ca cụng
ty:
Hỡnh 2.1. S sn xut si PE
Ni dung cỏc bc cụng vic trong quy trỡnh cụng ngh:
- công đoạn đầu: Xơ PE đợc công nhân xé nhỏ thành từng miếng có
khối lợng khoảng 100 150 gam đợc đóng thành từng kiện, sau đó các kiện
xơ PE đợc xếp thành dãy 10 kiện. Tiếp theo xơ PE đợc đa vào máy bông để
làm tơi và loại bỏ tạp chất.
- Từ máy bông các loại bông, xơ đợc đa sang máy chải bng hệ thống ống
dẫn. Tại đây, Bông đợc loại trừ tối đa tạp chất và duỗi thẳng xơ PE và tạo

thành cúi chải.
- Máy ghép sơ bộ sẽ ghép các cúi chải vào với nhau để làm đều tạo ra các
cúi ghép.
- Máy ghép có tự động làm đều có tác dụng: Làm đều tự động cúi, việc
pha trộn tỷ lệ cotton, PE đợc tiến hành ở giai đoạn này.
- Máy thô: Tại đây các cúi ghép đợc kéo nhỏ lại thành sợi thô.
- Máy sợi con: kéo nhỏ sợi thô thành sợi có chỉ số và độ săn nhất định sau
đó se săn cuốn thành búp sợi con. Đây là công đoạn cuối của quá trình gia
công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm là các ống sợi con.
- Máy đánh ống: đánh nhiều quả sợi con thành quả sợi ống có kích thớc
lớn 1,6kg
- Quả sợi ống PE: là sản phẩm cuối cùng sẽ đợc bao gói, đóng tải hoặc
đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng v nhập kho.
2.3. C CU T CHC B MY QUN Lí CA CễNG TY:

PE
Máy
ghép
sơ bộ
Máy
chải
PE
Máy
ghép có
tự động
làm đều
Máy
thô
Máy
sợi

con
Máy
đánh
ống
Quả
sợi
ống
PE

×