Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

đánh gía công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đối với đời sống nông hộ tại xã lăng thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.21 KB, 54 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở một đất nước mà tài nguyên đất bị hạn chế như ở Việt Nam, quá trình đô
thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Cùng với sự gia tăng dân số đặt ra cho người dân và
chính quyền các cấp một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là việc sử dụng tài nguyên
đất của quốc gia một cách bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, Nghị định 64/CP đã
ra đời với việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân nhằm khuyến khích họ
tích cực đầu tư thâm canh, cải tạo ruộng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân trên một đơn vị diện tích và từng
bước cải thiện bộ mặt của nông thôn.
Hiệu quả đất theo phương thức” Có tốt, có xấu, có gần ,có xa” theo nghị định
64/CP lúc đầu được nông dân ủng hộ, song ngày càng bộc lộ nhiều yếu điểm đó là:
Tình trạng đất đai manh mún nhỏ lẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng đất không còn phù
hợp với nhu cầu phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá thị trường. Trong lúc
người nông dân muốn phát triển sản xuất các loại hàng hoá nông sản như: lúa, ngô,
lạc ,sắn…với quy mô lớn thì ruộng đất của họ lại quá nhỏ và manh mún nằm rải
rác ở các xứ đồng khác nhau. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản
xuất của các hộ.
Nhận thấy sự cấp bách của việc manh mún ruộng đất, Đảng và Nhà nước ta
đã chủ trương dồn điền đổi thửa. Nhằm điều chỉnh lại việc sử dụng đất cho phù
hợp với nhu cầu sản xuất, theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn thực sự
là một việc làm có ý nghĩa đúng đắn và cấp thiểt. Thực hiện chỉ thị 02/CT ngày
05/04/2002 của Ban thường vụ tỉnh uỷ và thông tư 02/CT-HU ngày 09/04/2002
của Ban thường vụ Huyện uỷ Yên Thành đã tổ chức triển khai thực hiện dồn điền
đổi thữa.UBND huyện đã tiến hành thực hiện dồn điền đổi thữa và thu được nhiều
thành công to lớn.Trong đó xã Lăng Thành là một trong những xã hàon thành tốt
công tác dồn điền đổi thữa. Để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và làm sao
1
nâng cao được hiệu quả sử dung đất một cách tố nhất để nhân rông raở các địa
phương khác thì cần phải có những đánh giá nghiêm túc. Cho đến nay, mặ dù công


tác dồn điền đổi thữa đã thực hiện được ở rất nhiều đia phươg .Tuy nhiên, công tác
đánh giá vẫn cò chưa đươc quan tâm đúng mức,còn nhiều vấn đề bât cập của cán
bộ UBND các cấp , nhiều hộ gia đình vẫn còn băn khoăn thắc mắc.Xuất phát từ
nhu thực tiễn , được sự đông ý của khoa Khuyến Nông &Phát Triển Nông Thôn
Trường ĐHNL Huế và thầy giáo hướng dẫn T.s Trương Văn Tuyển ,tôi đã chọn
đề tài “Đánh gía công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đối với đời sống
nông hộ tại xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An” làm đề tài thực
tập của mình.
1.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của đề tài là đánh giá hiệu quả dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp đến đời sống nông hộ
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tiến trình về phương pháp tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp ở xã Lăng Thành.
- Đánh giá thực trạng thay đổi đất đai và sử dung đất của nông hộ và toàn xã
- Đánh giá thay đổi sinh kế nông hộ sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Thực tế manh mún ruộng đất và sự cấn thiểt phải thực hiên dồn điền đổi
thửa:
Thực hiện việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo nghị định 64/CP của chính phủ. Đến nay
100% số hộ đã được giao ruộng đất và 100% số hộ đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, là cơ sở để nhà nước bảo hộ các quyền lợi hợp pháp của nông
dân đồng thời để người dân thực sự làm chủ trong quá trình sử dụng đất. Đây là
một trong những chủ trương của Đảng đã được nhân dân đồng tình ủng hộ và tạo
được những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp,… Người nông dân
đã mạnh dạn đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật trong sản xuất
nông nghiệp, tích cực chuyền dịch cơ cấu cây con, tăng cường sản xuật vụ Đông

đã làm cho sản lượng lương thực, thực phẩm và giá trị thu nhập trên một đơn vị
diện tích không ngừng gia tăng. Vì vậy mà đời sốngnhân dân ngày càng được cải
thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đồng thời đất đai ngày càng được quản
lý chặt chẻ hơn. Bên cạnh những chuyển biến tích cực nêu trên, nghị định 64/CP
của chính phủ ngày càng bộc lộ những tồn tại và yếu điểm của nó, cản trở đáng kể
việc tổ chức thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn đó là: ruộng đất giao
cho nông dân quá manh mún, bình quân mỗi hộ có từ 7-15 thửa, thậm chí có hộ
trên 20 thửa, nhiều thửa có diện tích 30-50m
2
và chiều rộng chỉ 2m. Đây thực sự
là yếu tố hạn chế cản trở tới quá trình cơ giới hoá nông nghiệp. mặt khác trình độ
năng lực trong thời kỳ tổ chức thực hiện giao đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân
theo nghị định 65/CP còn rất thấp. Đặc biệt là trình độ năng lực sản xuất thâm
canh và chuyên canh theo hướng hàng hoá lớn. bên cạnh đó hệ thống giao thông
nội đồng chưa hoàn thiện ruộng đất chia cho nông dân “có tốt, có xấu, có xa có
gần” nên dẫn tới tình trạng mạnh mún và phức tạp. điều đó đã bộc lộ những khó
khăn trở ngại cho công tác quy hoạch giao thông, thuỷ lợi quy hoạch bố trí vùng
3
sản xuất chuyên canh và thâm canh theo hướng hàng hoá. Thêm vào đó đất đai bị
xói mòn diễn ra nhiều nơi nhất là những vùng có địa hình dốc và phức tạp.
Vì vậy trong giai đoạn hiện nay việc chuyển đổi ruộng đất, xoá bỏ tình trạng
đất đai phân tán và manh mún là một trong những yêu cầu cấp bách của nông dân
nhằm thực hiện từng bước sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn
2.2 Cơ sở thực tiễn của công tác dồn điền đổi thửa:
2.2.1. Công tác dồn điền đổi thửa ở Việt Nam:
Thực hiện nghị định 64/CP của chính phủ về giao đất ổn định lâu dài cho hộ
gia đình, cá nhân thì nhìn chung các tỉnh đều giử nguyên hiện trạng từ khoán 10
chuyển sang (phần lớn không tiến hành đo lại diện tích cho nông dân) đồng thời
quỹ đất công ích chưa quy hoạch cho hộ gia đình, tình trạng manh mún và phân
tán ruộng đất hầu như phổ biến ở các tỉnh thành trong cả nước nhất là các tỉnh

vùng đồng bằng Bắc bộ ruộng đất quá manh mún và phân tán nhiều hộ có tới 35
tới 36 thửa, có thửa chỉ vài chục m
2
tình trạng này đã gây cản trở cho quá trình
Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất của Đảng và nhà nước ngay
trong 1993-1994 các tỉnh Phía Bắc đã thực hiện dồn điền đổi thửa và thu được
nhiều thành quả to lớn. Năm 1994 nông dân trong các xã ở một số huyện của hà
tây đã thực hiện triển khai dồn điền đổi thửa,… tiếp theo là các tỉnh ở Hải Dương
và Nam Định, Thái Bình, Thừa Thiên Huế,… hầu hết sau dồn điền đổi thửa số
thửa của các tỉnh đã được giảm xuống một cách rõ rệt. Phần lớn hộ nông dân đều
nhận ruộng từ 2-5 thửa chỉ còn một tỷ lệ nhỏ hộ nhận tối đa từ 8-9 thửa. Đây được
coi là một trong những thành công to lớn của công tác dồn điền đổi thửa. Đặc biệt
Hà Nam là tỉnh thực hiện dồn điền đổi thửa chậm hơn nhưng đã giành đươc nhiều
thắng lợi tương đối toàn diện và triệt để. Đến nay Hà Nam đã trở thành tỉnh sớm
nhất trong cả nước hoàn thành công tác theo nghị quyết TW lần thứ V của Đảng.
Kết quả cụ thể: Sau khi chuyển đổi giảm 52,16% số thửa so với trước
chuyển đổi. Bình quân số thửa trước chuyển đổi là 8,3 thửa sau khi chuyển đổi đã
giảm 3,89 thửa (tức giảm 4,41 thửa). Hộ từ 5 thửa trở xuống chiếm 90,02% trong
4
đó số hộ 2 thửa có 29.740 hộ chiếm 13,12%. Đây thực sự là một thắng lợi có ý
nghĩa quan trọng làm tiền đề và khích lệ các địa phương khác triển khai thực hiện
công tác dồn diền đổi thửa:(bảng 1 phần phụ lục).
2.2.2 Công tác dồn điền đổi thửa ở Nghệ An và Huyện Y ên Thành
Trong những năm qua, thực hiện nghị định 64/CP của chính phủ, các cấp uỷ
đảng, chính quyền trong tỉnh đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính
sách cảu đảng, pháp luật của nhà nước về quản lý sử dụng đất đai. Đến nay toàn
tỉnh có 100% số hộ và 100% diện tích đất nông nghiệp, đã giảm và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Nhờ vậy mà sản lượng lương thực tăng nhanh, nông sản
phẩm càng đa dạng và phong phú, đồng thời đời sống của người dân từng bước

được cải thiện. Song bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý sử dụng
đất địa phương ngày càng bộc lộ nhiều tồn tại, gây trở ngại cho quá trình CHN,
HĐH nông nghiệp nông thôn, tình trạng ruộng đất phân tán và manh mún rất phổ
biến. Trước tình trạng trên ban thường vụ tỉnh uỷ, các cấp uỷ, tổ chức đảng, các
cấp lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình
trạng phân tán và manh mún ruộng đất, đồng thời đảm bảo cho các hộ gia, đình cá
nhân có vùng ruộng tập trung, để tạo điều kiện cho người sản xuất thâm canh và
chuyên canh. mặt khác tỉnh phấn đấu bình quân số thửa của mổi hộ đồng bằng từ
1-3 thửa. Riêng các xã thuộc huyện miền núi có địa hình phức tạp thì số thửa của
mổi hộ từ 4-6 thửa, trường hợp ruộng bậc thang không quá 5 vùng. Để triển khai
công tác trên ngày 05/04/2001 Ban thường vụ tỉnh uỷ, ra chỉ thị số 02/CT-TU về
việc vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất để thực hiện CNH-HĐH nông
nghiệp nông thôn và kế hoạch 150/KH-UB của uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển
khai dồn điền đổi thửa. Các chỉ thị về kế hoạch này được thông báo sâu rộng trong
nhân dân nên đã được nhân dân trong tỉnh đồng tỉnh và ủng hộ vì thế các huyện đã
tổ chức triển khai và thu được những kết quả đáng khích lệ.
Trong năm 2001 toàn tỉnh có150 xã, phường, thị trấn triển khai công tác
dồn điền đổi thửa trong đó có 50 xã đã hoàn thành việc giao đất thực địa cho hộ
nông dân thực hiện vụ đông sản xuất vụ đông xuân 2001-2002 cụ thể: Huyện Đô
5
Lương có 12 xã, huyện Yên Thành có 10 xã, huyện Nghi Lộc có 8 xã, huyện
Thanh Chương có 9 xã và huyện Nam Đàn có 11 xã. Đồng thời Bình quân số thửa
trên hộ trước và sau dồn điền đổi thửa như bảng số liệu sau:(bảng 2 phần phụ lục)
Nhìn chung sau dồn điền đổi thửa bình quân diện tích trên mổi thửa đã tăng lên
một cách rõ rệt, nhiều thửa đã tăng lên 1 ha, sự tăng lên đó thể hiện rỏ qua bảng sau:
Trong những năm qua thực hiện nghị điịnh 64/CP của chính phủ, các cấp uỷ
Đảng đã chỉ đạo tích cực cho 37 xã, thị trấn, đến nay cơ bản các hộ trên địa bàn
huyện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc giao đất ổn định lâu
dài cho hộ nông dân đã tạo động lực mạnh mẽ, nông dân yên tâm phát triển sản
xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo, đời sống

nông dân được nâng lên rõ rệt với những kết quả như sau:
Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn Huyện: 16720 ha trong đó:
- Đất nông nghiệp của các tổ chức kinh tế sử dụng 68 ha
-Đất nông nghiệp cân đối chia theo NĐ 64/CP 16652 ha, diện tích giao ổn
định lâu dài: 15404 ha, diện tích đất công ích 776 ha chiếm 4,6% quỹ đẩt, diện tích
xa xấu, khó giao: 482 ha chiếm 2,9% quỹ đất cân đối theo NĐ 64/CP.
Theo kết quả tổng kiểm kê đất năm 2000 thì diện tích đất công ích+xa xấu do
UBND các xã quản lý là 1374 ha chiếm 8% so với đất nông nghiệp hiện nay (tăng
126 ha).
Số xã, số hộ được giao đất: số xã 37/37 đạt 100%
- số hộ được giao đất 55466 hộ đạt 100%
Bình quân một nhân khẩu: 638 m
2
đất nông nghiệp
Bình quân mỗi hộ có 10 thửa trên hộ, những xã miền núi có nhiều hộ 25-30
thửa, diện tích bình quân một thửa 300 m
2
.
Kết quả lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Lập hồ sơ địa chính đầy đủ 35/37 xã
Số GCNQSĐ đã cấp 54501/55466 đạt 98,2%
6
Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 965 hộ chiếm
1,8% cụ thể là: Thị Trấn: 220 hộ, Mã Thành: 60 hộ, Xuân Thành: 32 hộ, Hoa
Thành: 100 hộ, Vĩnh Thành:173 hộ, Lý Thành: 380 hộ.
2.3 Tình hình quản lý đất đai
2. 3.1 Thời kỳ trước luật đất đai năm 1993
Trước khi luật đất đai ra đời các chủ trương chính sách của nhà nước thường
xuyên thay đổi và chưa thống nhất nên đất đai được sử dụng theo hợp tác xã.Do
đó tình trang sử dụng đất đai theo mục đích ,kém hiệu quả vẫn thường xuyên xảy

ra .Mặc dù ban lãnh đạo xã đã co nhiều cố gắng,song mọi cố găng của họ vẫn
không thay đổi tình trạng trên .Tình trạng quản lí buông lỏng trong giai đoạn này
không chỉ xảy ra ở xã Lăng Thành mà còn phổ biến trong toàn Huyện và trong
toàn Tỉnh.
Tuy đang còn nhiều mặt tồn tại trong công tác quản lí đất đai,song xã Lăng
Thành cũng đã hoàn thành một số nội dung theo nghị quyết số 210/QĐ-CP của
chính phủ ngay 10/7/1980 và lập bản đồ giải thửa theo chỉ thị số 299/TTG ngày
10/11/1980 của thủ tướng chính phủ và thực hiện kịp thời công tác lập hồ sơ địa
chính cho các hộ gia đình. Đây thực sự là cơ sở pháp lí vững chắc góp phần nâng
cao hiêu quả công tác quản lí đất đai.
2.3.2 Thời kì có luật đất đai năm 1993 đến nay:
Sau khi luật đất đai năm1993 đến nay được ban hành thì công tác quản lí đất
đã từng bước đi vào ổn định và có nề nếp. Xã đã tiến hành giao đất cho từng hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, từ đó người dân đã mạnh dạn đầu tư thâm
canh để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, từng bước cải thiện đời sống của mình.
Bên cạnh những thuận lợi do luật đất đai mang lại thì công tác quản lí đất đai vẫn
còn một số tồn tại chưa khắc phục được đó là:
- Việc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất được tiến hành khẩn
trương kịp thời song quá trình đó vẫn còn nhiều sai lầm nên đã gây ra những tranh
chấp trong nhân dân. Mặt khác, nhiều hộ gia đình đã tiến hành chuyển nhượng tự
7
do không thông qua xã nên đã gây khó khăn cho công tác quản lí và theo dõi biến
động đất đai.
-Tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch vẫn thường xuyên
xảy ra đặc biệt là đối với đất ở. Nguyên nhân này là do khi cấp đất xã không căn
cứ vào quy hoạch mà chỉ căn cứ vào đơn do đó dẫn đến tình trạng các cấp có thẩm
quyền thu hồi đất của người dân khi họ đang sử dụng , điều này đã gây khó khăn
cho người dân .
- Việc kê khai đăng kí quyền sử dụng đất của xã không được thực hiện
thường xuyên qua các năm nên ban lãnh đạo xã không thể kiểm soát hết quỹ đất

đai của mình. Do đó tình trạng sử dụng đất sai mục đích , lấn chiếm đất vẫn còn
phổ biến, điển hình là sự lấn chiếm quỹ công ích của xã.
- Việc hoàn chỉnh hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn gặp
nhiều khó khăn do vướng mắc trong phân chia đất đai qua các thời kì và gấy tờ
không hợp lệ của hộ nông
Nói tóm lai ,từ khi có luật đất đai năm 1993 ra đời đến nay thì công tác
quản lí đất đai của xã đã có những chuyển biến tích cực.Song vẫn còn tồn tại nhiều
mặt cần khắc phục, đồng thời góp phần làm tốt công tác quản lí của nhà nước về
đất đai thì trước hết cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ địa chính xã. Để tránh được tình trạng cán bộ địa
chính thiếu sự hiểu biết gây nên sai sót trong khi thực hiện nhiệm vụ gây mất lòng
tin và hoang mạng cho người sử dụng đất.
Riêng ở xã Lăng Thành kết quả phản ánh qua các số liệu sau:
Tổng diện đất tự nhiên trong toàn xã 4935,8 ha
Tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp là 393,44 ha trong đó giao ổn định
cho hộ gia đình là 369,60 ha, đất công ích xa xấu là 23,84 ha
Tổng số được giao đất là 1357 hộ, tổng số khẩu được giao đất 6160 khẩu.
diện tích canh tác bình quân là: 600 m
2
Tổng số thửa đất (không kể đất mạ và công ích 14,5 thửa/hộ)
8
Diện tích canh tác bình quân mỗi thửa là: 196 m
2,
thửa có diện tích lớn nhất
là 1016 m
2
, thửa có diện tích nhỏ nhất là 50 m
2
. Hộ có nhiều thửa nhất là 30 thửa
(nếu tính cả thửa ruộng đã khai hoang được giao là 37 thửa ).

Tuy vậy việc giao đất theo nguyên tắc khoán 10 (có gần, có xa, có tốt có
xấu) đã bộc lộ nhiều hạn chế như ruộng đất qua manh mún, phân tán gây khó khăn
cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ, đưa cơ giới hoá vào sản xuất và
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; trở ngại cho việc quy hoạch đồng ruộng , xây dựng cơ
sở hạ tầng; không tạo được vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, kìm hảm sự phát
triển kinh tế hộ và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của từng vùng xã và toàn
Huyện . khó khăn cho việc thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất theo yêu cầu phát
triển kinh tế- xã hội.
Trong vài năm gần đây, có một số hộ nông dân đã tự chuyển đổi ruộng đất
cho nhau, hoặc cho mượn ruộng đất các hộ liền kề nhau để tằng vụ( lúa + cá)
nhưng đang tự phát , chưa có sự chỉ đạo định hướng nên hiệu quả còn thấp.
Thực hiện chỉ thị 03 ngày 05/04/2001 c ủa ban thường vụ tỉnh uỷ , ban
thường vụ huyện uỷ Yên Thành yêu cầu các cấp uỷ Đảng lãnh đạo tốt công việc
vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất. Kế hoạch 150/KH-UB ngày 09/11/2001
của UBND Huyện uỷ Yên Thành và hướng dẫn số 225/HD-ĐC ngày 05/06/2001
của sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Nghệ An phấn đấu đến năm 2003 hoàn
thành việcchuyển đổi ruộng đất trên toàn Huyện. để tiến hành nhân rộng ngày
27/07/2001 ban thường vụ huyện uỷ đã chọn xã Nam Thành làm xã điểm chỉ đạo
chuyển đổi ruộng đất để có thể rút ra những đánh giá bước đầu và những bài học
kinh nghiệm.
2.4 Mối liên hệ giữa công tác dồn điền đổi thửa với quy hoạch sử dụng quản
lý đất đai .
2. 4.1 Với quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng của quá trình thực hiện
dồn điền đổi thửa. cụ thể là rà soát lại quy hoạch giúp chúng ta xác định lại các
tuyến giao thông, thuỷ lợi nội đồng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dồn điền
9
đổi thửa. Đồng thời quá trình tính toán diện tích giành cho các nhu cầu trong
phương án quy hoạch sẽ là cơ sở để điều chỉnh lại diện tích đất trong khi thực hiện
dồn điền đổi thửa. cũng chính nhờ quy hoạch mà trong quá trình thực hiện đồng

ruộng được thiết kế và cải tạo để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn. Mặt khác, việc thực hiện dồn điền đổi thửa phải căn cứ vào định hướng
phát triển, cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi trên cơ sở quy hoạch của ngành nông
nghiệp để bố trí hợp lý vùng sản xuất chuyên canh cũng như quy hoạch làng nghề,
tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi, quy hoạch quỹ đất công ích,
các công trình phúc lợi công cộng và quy hoạch cùng đất nuôi trồng thuỷ sản.
Tóm lại: việc chuyển đổi ruộng đất gắn lền với quy hoạch lại đồng ruộng
thực chất là điều chỉnh bổ sung quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội đồng. đồng thơì
thông qua việc chuyển đổi ruộng đất sẽ thấy hệ thống kinh mương bờ thửa không
còn phù hợp với quy hoạch sản xuất ở từng khu vực trên cơ sở đó chính quyền
UBND sẽ có kế hoạch cải tạo để đưa vào sản xuất.
2.4.2 Với công tác quản lý và sử dụng đất
Quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa là dịp để thực hiện tổng kết kiểm kê
đất đai và qua đó công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , lập hồ sơ địa
chính cũng được tiến hành một các nhanh chóng kịp thời chính xác và hợp lí, giúp
cho công tác quản lí đất đai được thuận lợi và chặt chẽ hơn.Việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa. Là một việc làm rất
cần thiết, được các ban ngành liên quan hướng dẩn giúp đở nên hầu hết là kịp thời
và đúng tiến độ. Đồng thời các trường hợp vi phạm trong quá trình sử dụng đất
được giải quyết một cánh triệt để thông qua bước rà soát quy hoạch. Ngoài ra quỷ
đất công ích được quy hoạch thành vùng tập trung đã làm cho việc quản lý đất đai
được thuận lợi hơn nhiều và tránh được tình trạng lấn chiếm đất công ích.
Quá trình dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc cơ giới hoá trong sản
xuất, hình thành được các vùng chuyên canh thâm canh. Đồng thời chuyển dịch
cây trồng hợp lý, bà con yên tâm hơn trong sản xuất do đó làm cho hiệu quả sử
dụng đất ngày càng nâng cao
10
PHẦN 3
ĐỐi TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘi DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Là tài nguyên đất và sinh kế của nông hộ
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
-Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ ngày
02/01/2007-07/05/2007
-Về phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành điều tra khảo sát và đánh giá
toàn bộ đất đai và nông hộ về kinh tế- xã hội trên địa bàn xã Lăng Thành.
3.3 Nội dung nghiên cứu:
-Điều tra, khảo sát và đánh giá điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã
Lăng Thành
-Đánh giá tình hình sử dụng , quản lý đất đai trên địa bàn xã
- Tìm hiểu nộng dung, quy trình và các bước thực hiện phương án dồn điền
đổi thửa ở xã Lăng Thành
- Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa đất nồng nghiệp
- Đánh giá hiểu quả công tác dồn điều đổi thửa mang lại đối với việc sử dụng
đất của nông hộ
3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu:
* Phương pháp chọn điểm:
Điểm nghiên cứu được chọn là xã Lăng Thành huyện Yên Thành , tỉnh
Nghệ An. Đây là xã bán sơn địa mang tính đặc thù của Huyện, là xã thực hiện dồn
điền đổi thửa thành công. Từ một xã còn gặp nhiều khó khăn đã vươn lên trở
thành một trong những xã đi đầu trong mọi hoạt động của toàn huyện.
* Phương pháp chọn hộ:
Để tiến hành điều tra đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa tôi đã
chọn hộ gia đình là những hộ tham gia quá trình dồn điền đổi thửa, có những hộ đã
11
vươn lên thoát cảnh nghèo nàn trở nên giàu có và những hộ còn gặp nhiều khó
khăn .
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
Các số liệu này được thu thập từ các số liệu liên quan đến các văn bản về
đất đai và các tài liệu hướng dẩn sử dụng đất tại phòng nông nghiệp của huyện,

UBND xã , phòng địa chính, các báo cáo tổng kết. Các số liệu này được thu thập ở
mức độ cộng đồng.
* Phương pháp điều tra:
Để tiến hành điều tra thông qua các tài liệu về phiếu điều tra, bộ công cụ
đánh giá điều tra nông thôn, điều tra sinh kế hộ, các phương pháp đã được học tại
nhà trường được chọn lựa và tổng hợp lại. Số liệu được thu thập bằng cách phỏng
vấn trực tiếp nông hộ, những người am hiểu ( như trưởng thôn, cán bộ địa chính
lảnh đạo địa phương …) với bảng câu hỏi đã được thiết kết và chuẩn bị sẳn cho
mục đích nghiên cứu.
Dựa vào thu nhập của 30 hộ điều tra, tôi phân thành 3 nhóm trong đó có 8
hộ khá giàu, 17 hộ trung bình và 5 hộ nghèo. Tiêu chí để phân các loại hộ nghèo
hiện nay ở địa phương được căn cứ vào thu nhập trung bình / người/ tháng theo
chuẩn nghèo mới hiện nay thì đối với nông thôn vùn đồng bằng:
Nhóm hộ nghèo: thu nhập dưới 200.000 đồng/ người/ tháng
Nhóm hộ trung bình khoảng từ 200-300.000 đồng/ người/ tháng
Còn trên 300.000 đồng/ người/ tháng là nhóm hộ khá_giàu
* Phương pháp thảo luận nhóm:
-Thảo luận với cán bộ địa chính về diện tích đất đai, số thửa, cách tổ chức
thực hiện
- Sau đó thảo luận với bà con nông dân để kiễm tra thông tin có chính xác
không, đồng thời trao đổi ý kiến về tình hình sản xuất, cơ cấu cây trồng, cơ cấu thu
nhập của các hộ.
12
* Phương pháp phân tích xử lý số liệu:
Các số liệu sau khi được thu thập được xử lý thông qua phương pháp thống
kê, mô ta, phân tích đính lượng và định tính, số liệu được xử lý thông qua máy
tính các phần mềm excel.
* Chỉ tiêu nghiên cứu:
Để đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa mang lại đối với nông hộ tôi
đã dùng các chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản xuất bình quân/sào (GO/sào
Trong đó: GO là giá trị sản xuất/sào
KI: là năng suất bình quân/sào
P: là đơn giá bình quân/kg
- Giá trị gia tăng bình quân sào (VA/IC)
Trong đó: VA: là giá trị gia tăng/sào
IC: là chi phí trung gian/sào
- Hiệu suất GO/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo
ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả.
- Hiệu suất VA/IC: thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo
ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng thu nhập.
ua


13
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình kinh tế -xã hội
4.1.1 Dân số lao động:
Dân số và lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế nói
chung và nông nghiệp nói riêng. Nếu dân số và lao động phát triển không hơp lý,
không đi đôi với các giải pháp kinh tế thì không những làm cho cuọc sống của
người dân nghèo đi mà còn kéo lùi sự phát triển kinh tế của nước nhà. Xã lăng
thành là một xã đông dân số 7254 người, mật độ dân số 151 người/km
2
, tỷ lệ tăng
dân số ngày một giảm đi chỉ còn 0,91%. Đây là kết quả của sự tích cực trong việc
thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình của xã trong những năm qua. Trong
những năm tới xã có phương hướng hạ tỷ lệ tăng dân số xuống còn 0,8%. Nhìn
chung dân cư phân bố không đều do địa hình đồi núi, hộ và khẩu cũng như thành

phần dân cư của xã được phân chia như sau.
Bảng 3: Hộ, Khẩu và thành phần lao động của xã Lăng Thành
TT ĐVT 2005 2006
1 Tổng dân sô Người 7234 7254
2 Số hộ Hộ 1590 1600
3 lực lượng lao động Người 3145 3149
4 Số hộ nông nghiệp Hộ 1247 1255
5 Số hộ phi nông nghiệp Hộ 250 260
6 Số lao động nông nghiệp Người 3346 3346
7 Lao động phi nông nghiệp Người 450 460
8 Lao động xuất khẩu Người 31 42
(Nguồn: theo số liệu của UBND xã Lăng thành năm2006)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy dân số năm 2005 là 7234 năm 2006 là
7254 tăng 20 người. Đây là một mức độ tăng dân số chậm phù hợp với sự phát
triển kinh tế.
14
Nguồn lao động của xã chiếm gần 50% tổng dân số, đây là nguồn lao động
dồi dào
Tỷ lệ lao động tham gia vào nông nghiệp tuy có tăng nhưng không đáng kể,
số hộ phi nông nghiệp tuy tăng nhưng mức tăng còn chậm, số lao động xuất khẩu
trong năm 2006 là 42 người là nguồn thu nhập tương đối lớn cho gia đình và cho
toàn xã.
Như vậy muốn nâng cao dời sống của người dân thì điều kiện đặt ra là phải
kế hoạch hoá dân số đi đôi với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đẻ nâng cao hiệu
quả sử dụng đất góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đồng
thời phái có kế hoạch sử dụng hiệu quả hơn diện tích đất lâm nghiệp là 2908,8 ha
và số diện tích chưa sử dụng 1096,71 ha của toàn xã.
4.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh
Trong năm 2006 xã vẩn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế khá với tốc độ
tăng trưởng là 15,8% giá trị xuất khẩu đạt 33.518400 triệu đồng.

* Nghành nông lâm nuôi trồng thuỷ sản: giá trị sản xuất đạt 20457940 tăng so
với năm 2005 = 12,4%.
-Về trồng trọt: toàn xã gieo trồng được 741,3 ha trong đó: vụ Đông Xuân
376,3 ha, vụ Hè Thu 306,01 ha, vụ mùa 50,29 ha , cây ngô 70 ha giảm so với kế
hoạch, cây lạc 45 ha, cây đậu xanh 27,5 ha, cây sắn 85 ha, rau màu 20 ha.
Xã cũng đã xây dựng đồ án cánh đồng 50 triệu đồng ở các xóm 3+4+6, cơ
cấu các loại cây trồng lạc+ đậu xanh, dưa hấu, rau màu hiệu quả cao.
Nghành trồng trọt năng suất lúa đạt 5,7 tấn/ha với sản lượng lương thực lúa
409519 giảm so với năm 2005 = 230,81 tấn
Năng suất ngô 40 tạ/ ha với sản lượng 300 tấn, cây lạc 16 tạ / ha với sản lượng
43,3 tấn, cây dứa 20 tấn/ ha, cây mía 30 tấn/ ha.
Để đạt được những kết quả trên Đảng uỷ- HĐND-UBND xã-HTXNN đã chỉ
đạo tốt công tác sản xuất trong năm, chú trong khâu chuẩn bị sản xuất, đôn đốc
làm thuy lợi , đưa tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất như giống lúa khải
15
phong, sắn cao sản, xây dựng cánh đồng 50 triệu, làm tốt công tác phong trừ sâu
bệnh.
- Về chăn nuôi: Trong năm 2006 có bước phát triển mạnh, tổng đàn trâu
bò 1.471 con, tổng đàn gia cầm 20.551 con, đội ngũ thú y thường xuyên kiểm tra
tình hình dịch bệnh , tiêm phòng kịp thời
-Về thuỷ sản: hàng năm xã có chu trương nạo vét hồ đập và các gia đình
đã đào ao nuôi cá nhưng diện tích không đáng kể. năm 2006 tổng gia tri sản lượng
là 25 tấn.
-Về lâm nghiệp: là xã miền núi nên diện tích đât lâm nghiệp của xã là rất
lớn nhưng nguôn thu nhập từ lâm nghiệp mang lại chưa cao. Tuy nhiên xã luôn
chú trong công tác chăm sóc diện tích rừng hiện có, làm tốt công tác phòng cháy
chữa cháy, 13 tố phòng cháy chữa cháy ở 13 xóm, sẵn sàng huy động khi có sự cố.
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản:
Nghành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có chiều hướng mở rộng và phát
triển. Một số ngành như may, xay xát, buôn bán nhỏ, hang điện tử dân dụng thu

hút phần nào lực lượng lao động dư thừa ở địa phương và cũng là nghành có tiềm
năng phát triển rất lớn.
Bảng 4: Các hộ có nghành nghề công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp ở xã
Lăng Thành năm 2005- 2006
TT Năm
Chỉ tiêu
2005 2006
1 chế biến lương thực 51 63
2 Chế biến lâm sản 10 12
3 Cơ khí xây dựng 26 33
4 dịch vụ khác 143 152
( Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế- xã hội UBND xã Lăng Thành năm 2006)
Bên cạnh đó trong năm 2006 xã thường xuyên tu bổ các tuyên đường liên
huyện, liên xã, xây dựng đường bê tông thôn xóm, kè kênh mương giá trị là 826
triệu đồng. Đầu tư xây dựng trường học , nhà nội trú, nhà văn phòng một cửa giá
trị 560,6 triệu đồng.
16
* Văn hoá- giáo dục:
- Giáo dục: Nghành giáo dục có nhiều chuyển hướng tích cực, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học tiếp tục được
tăng cường, thường xuyên tổ chức thi đua dạy tốt học tốt thực hiện kiện toàn đội
ngủ giáo viên, can bộ quản lý theo hướng chuẩn hoá.
Năm học 2005-2006 có 87 em học sinh giỏi Huyện, 4 em học sinh giỏi
Tỉnh, 25 em đậu vào các trường đại học
Trường tiểu học số 1 đạt trường chuẩn quốc gia, trong năm xã đã thành lập được
trung tâm học tập cộng đồng.
- Văn hoá: phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tiếp tục
được thực hiện ,giữ vững 2 làng văn hoá số lượng gia đình văn hoá luôn duy trì nề
nếp sinh hoạt. hoật đông thể dục thể thao phát triển mạnh nhất là hội phụ nữ, đoàn
thanh niên Xã cũng đã có hệ thống truyền thanh tiếp phát đến các xóm.

Hoạt động y tế luôn được quan tâm , trung tâm y tế xã phối hợp với trạm y
tế ở các thôn xóm thưòng xuyên tiêm chung mở rộng, khám định kỳ cho trẻ em,
người tàn tật
- Dân số- gia đình và trẻ em: Được sự quan tâm chỉ đạo , triển khai lịp thời
các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Xã đã đẩy mạnh công tác tuyên
truyền và vận động KHHGĐ, số trẻ em sinh trong năm là 88 cháu.
- Công tác chính sách- quóc phòng an ninh:
Các chính sách xã hội thực hiện đầy dủ, kịp thời chi trả lương phụ cấp chho
người có công, tổ chức thăm hỏi kịp thời các đối tượng chính sách vào các ngày lể,
tết, xoá nhà tranh dột nát, cấp thẻ bảo hiểm cho người nghèo.
Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, xây dựng phương án đấu tranh
phòng ngừa các loại tội phạm hình sự và ma tuý, tuyên truyền đến học sinh không
vi phạm phát luật, hoàn thành chỉ tiêu khám tuyển nghĩa vụ quân sự và giao quân
100%.
17
* Đánh giá chung về tình hình kinh tế- xã hội của Xã:
Nhìn chung tinh hình kinh tế của Xã đang ở mức trung bình, tốc độ phát
triển khá nhanh chỉ trong vài năm trở lại đây nhưng không đều. Lực lượng lao
động dồi dào song cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất ở mức quá khiêm tốn. Sản
xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào cây lúa, các loại cây trông khác hiệu quả inh tế
còn chưa cao. Mặt khác sản xuất nông nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai,
thời tiết vì thế hiệu quả kinh tế chưa cao.
Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn gây khó khăn trong việc vận chuyển và đặc
biệt là ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của
người dân.
4.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
4.2.1 Tài nguyên đất của xã Lăng Thành
Với chiều dài 15 km, chiều rộng nhất 8,5 km, chiều hẹp nhất 250m, điểm
cao nhất Động Trám 449m, điểm thấp nhất Lục Đạt bằng 0 so với mực nước biển.
Lăng thành là một xã chủ yếu đồi núi và đất lâm nghiệp, phía Nam là trung

tâm của xã có địa hình tương đối bằng phẳng hơn và đất sản xuất nông nghiệp tập
trung ở vùng này. Ngoài ra là xã đồi núi nhưng xã có hệ thống giao thông đảm bảo
cho xe cơ giới có trọng tải hạng nặng ra vào tốt, nối liền với đường huyện lộ
(đường 33, đường lên huyện, đường 22) và đường lộ tỉnh, đến các trung tâm giao
dich hàng hoá của huyện. với tổng diện tích được phân bố trên các độ dốc như sau:
-Từ 0-8
0
551 ha
-Từ 8-15
0
1109 ha
- Từ 15-20
0
1496 ha
-Lớn hơn 25
0
1779,82 ha

18
Trong tổng số diện tích này được cơ cấu như sau (Bảng 5)
Bảng 5: Diện tích và cơ cấu các loại đẩt của xã Lăng Thành năm 2006
TT Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
1 Tổng diện tích đất tự nhiên 4935,82 100,0
2 Đất Feralit trên núi cao lớn hơn 170 m 2937,00 59,5
3 Đất Feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét 1278,00 25,9
4 đất phù sa xen đồi núi 244,82 5,0

5 Đất phù sa cổ có hiện tượng bạc màu 249,00 5,0
6 Đất phù sa không được bồi đắp, không
có glay hoặc glay yếu
148,00 3,0
7 Đất phù sa không được bồi đắp có glay
trung bình
59,00 1,2
8 Đất sông suối 20,00 0,4
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An năm 2003)
Căn cứ vào bảng trên chi thấy: Điều kiện đất đai của xã cho phép phát triển
mô hình nông lâm ngư nghiệp nhưng thế mạn là nông lâm đặc biệt là lâm nghiệp
vì đất có khả năng lâm nghiệp chiếm 85%. như vậy trong chuyển dịch cơ cấu cây
trồng phải chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng của đất.
* Hiện trạng sử dụng đất:
Trong tổng số 4935,82 ha đất tự nhiên được sử dụng vào các mục đích:(bảng 6)
Qua bảng số liệu cho thấy : qua 4 năm diện tích đất tự nhiên của xã Lăng
Thành không thay đổi, đất nông nghiệp tăng lên sau 4 năm là 136,92 ha tức tăng
lên( 2,77%). Diện tích đất lâm nghiệp năm 2003 là 1237,40 ha chiếm 25,07% năm
2006 là 2098,80 ha chiếm 42,52%.
Qua 4 năm diện tích đất lâm nghiệp của xã tăng lên 861,4 ha tăng 17,45%
nguyên nhân là do xã thực hiên dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc và dự án
trông thông, cây bạch đàn để phục vụ cho công nghiệp
Đất chuyên dùng và đất thổ cư, đất hồ đầm không tăng hoặc có tăng nhưng không
đáng kể.
19
Bảng 6: Diện tích và phân bố sử dụng các loạ đất đai của xã Lăng Thành qua
một số nămtừ 2003- 2006
T
T
Năm

Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006
Diện
tích (ha)
Tỷ lệ
%
Diện
tích
(ha)
Tỷ lệ
%
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
%
Diện
tích (ha)
Tỷ lệ
%
* Tổng diện
tích đất tự
nhiên
4935,82 100 4935,82 100 4935,82 100 4935,82 100
1 Đất nông
nghiệp
470.93 99,54 505,86 10,25 522,96 10,6 607,85 12,30
2 Đất
chuyên
dùng
255,92 5,18 256,42 5,19 256,92 5,2 152,63 3,09

3 Đất thổ

43,95 0,98 44,72 0,9 44,47 0,9 45,59 0,92
4 Đất chưa
sử dụng
2907,62 58,92 2851,87 57,78 2823,27 57,21 1096,1 22,21
5 Đất hồ
đầm
20,00 0,40 20,00 0,40 20,00 0,40 20,00 0,40
6 Đất lâm
nghiệp
1237,40 25,07 1257,40 25,47 1268,20 25,7 2098,80 42,52
( Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai phòng địa chính xã Lăng Thành)
Đất chưa sử dụng của xã năm 2003 là 2907,62 ha chiếm 58,91% năm 2006
là 1096,1 ha chiếm 22,21% giảm 36,7%. Nguyên nhân là do sự mở rộng của đất
thổ cư, sự mở rộng của đất sản xuất nông nghiệp , là do tổng đội thanh niên xung
phong 6 đóng ở quỳnh tam đã khai phá vùng đât chưa sử dung tại Động Cầu của
xã để đưa vào sản xuất dứa và rau màu, thưc hiện dự an phủ xanh đất trống đồi núi
trọc,trồng các loại cây lâm sản để phục vụ cho công nghiệp chế biến nên diện tích
đất lâm nghiệp tăng lên.
Như vậy đất chưa sử dụng của xã chiếm gần 22,21% diện tich đất tự nhiên,
tuy qua 4 năm đã có sự cải tạo để phục vụ cho sản xuất nhưng diện tích còn bỏ
hoang hoá quá nhiều . Tuy tổng diện tích đất chưa sử dụng đến năm 2006 giảm so
với năm 2005 là 1825,56 ha. Xã đã quy hoạch vùng đất sản xuất tích cực vận động
bà con ở dưới trung tâm xã lên vùng kinh tế mới, mở rộng quy mô sản xuất các
trang trại hộ gia đình, chú trọng phát triển cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc gia
20
cầm. Nhưng xã cần có một định hướng trong tương lai đẻ phát huy thế mạnh của
mình đồng thời khai phá cải tạo vùng đất ở vùng bằng phẳng phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, vùng đồi núi chuyển sang chăn nuôi và trồng cây lâm nghiệp.

4.2.2. Điều kiện thời tiết khí hậu:
Cây trồng sinh trưởng và phát triển có quan hệ chặt chẽ với thời tíêt khí hậu.
nếu khồn nắm chắc quy luật của nó để bố trí cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý thì
sản lượng cây trồng bị giảm thậm chí không cho thu hoạch Lăng Thành nằm trong
vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió
mùa với các yếu tố cụ thể sau. Qua bảng 6 cho thấy: Nhiệt độ bình quân dao động
từ 24,82-27,28 nhiệt độ tối cao về mùa hè là 34,36-36,620C nhiệt độ tối thấp 10,5-
11,120 nóng nhất vào các tháng 5,6,7,8 và lạnh nhất vào tháng 11 và 12 và tháng
1;2 năm sau gây ảnh hưởng đến sản xuất .
Ẩm độ không khí bình quân các tháng trong năm 2004-2007 dao động bình
quân từ 85-87%. ẩm độ cao nhất và tháng 2 đến tháng 3 tới 91-92% và thấp nhất
vào tháng 6 là 79%
Lượng mưa bắt đấu từ tháng 4-11 lượng mưa tập trung vào các tháng
9,10,11 nên hàng năm thường gây lũ lụt trong 3 tháng này. Lượng mưa trung bình
hàng năm 1300-1400 mm các tháng mùa khô đạt 0,9% lượng mưa cả năm. Trong
năm mưa ít nhất vsò tháng 11 và 2. Đây là điều kiện khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp
Số giờ nắng: Các tháng có giờ nắng nhiều nhất là 5,6,7,8 lên tới (179,2-
196,8). Các tháng có giờ nắng yếu nhất là tháng 1,2,3 có lúc xuống (63,2-64). tổng
tích nhiệt bình quân khoảng 6000 rất thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển cây
trồng nhất là cây lúa.
Chế độ gió trong năm thường có các loại gió: Gió Đông Nam, gió Tây
Nam, gió Đông Bắc vào mùa hè gió Tây Nam hoạt động mạnh làm khô hạn xảy ra
dẫn đến tình trạng cây thiếu nước thậm chí bị chết. Mùa đông gió mùa Đông Bắc
hoạt động mạnh làm nhiệt độ môi trường xuống thấp có lúc xuống 8-9
0
C (tháng
1,2) làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém thậm chí chết hàng loạt. Mùa
21
mưa thường kéo dài kèm theo gió bão làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và

cây trồng nói riêng.
Với những thuận lợi và khó khăn do thời tiết như vậy người dân đã đa dạng
hoá cây trồng, vật nuôi để phát huy những thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
4.2.3 Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Tuy là xã miền núi nhưng nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lại
có thế mạnh riêng. Con sông đào chảy qua, con sông này được xây dựng từ thời
pháp thuộc, lấy nguồn nước của sông Lam đẻ tưới tiêu cho 4 Huyện (Đô Lương,
Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh lưu). Lượng nước sông Đào tưới tiêu đảm bảo ổn
định cho 60% diện tích đất nông nghiệp chuyên lúa của xã. Ngoài ra xã có một hệ
thống hồ đập địa phương, hai trạm bơm với công suất 2000m
3
/giờ, với Bàu Sừng
uốn khúc quanh co các làng vừa làm nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt ,vừa là
nguồn nước phục vụ cho trạm bơm điện . Cùng với đập Đồng Húng ,Học Bà Nha,
Trổ Chảy, Bồng Sơn,Cánh Cạn đảm bảo nhu cầu nước cho diện tích còn lại. Bên
cạnh những thuận lợi trên, số diện tích thuộc lòng Hồ Vách Bắc do yêu cầu của
công trình mùa mưa lũ bị ngập lụt vì thế việc tổ chức sản xuất để né tránh thiên tai
là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn.
4.3 Nội dung, quy trình dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại xã Lăng Thành
4.3.1 Tình hình giao đất cho hộ nông dân theo nghị định 64/CP của chính phủ:
Sau khi chính phủ ban hành nghị định 64/CP của chính phủ ngày 27/9/1993,
thực hiện chỉ thị số 02/CT-TU ngày 5/4/2001 của ban thường vụ huyện uỷ và
quyết định của UBND huyện . Đảng uỷ xã Lăng Thành đã họp và quán triệt nội
dung nghị đinh trong cán bộ toàn xã và toàn bộ nhân dân để triển khai tổ chức giao
đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dung đất ổn định, lâu dài vào mục đích sản
xuất nông nghiệp. Đến năm1994 toàn xã đã giao ruộng đất đến từng hộ gia đình,
cá nhân với kết quả như sau:Tổng số hộ được giao theo nghị định 64/CP là 1357
hộ với số khẩu là 6160 và tổng số thửa là 24210. Trong quá trình thực hiện giao
đất xã đã trích ra 18,65 ha dùng vào mục đích công ích. Số diện tích nay phân bố
đều trên cả 13 xóm và ở các xứ đồng ở trong xã với hình thức quản lí là cho thuê

22
hay còn gọi là khoán cho nông dân để làm quỹ.Xã cũng đã đưa ra chỉ tiêu bình
quân số thử trên hộ là 6 thữa bình quân diện tích thữa 450m
2
.Nhưng do việc giao
đất theo phương thức”có tốt ,có xấu,có xa, có ,gần”nên dẫn đến các chỉ tiêu đó
không thực hiện được.
Việc giao đất ổn định lâu dài theo Nghị định 64/CPcủa chính phủ đã tao ra
những bước chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp.Người dân đã chủ
động đầu tư thâm canh , áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất kinh
doanh,tích cực chuyển dịch cơ cấu cây con, tăng cường sản xuất vụ đông nên làm
cho sản lượng lương thực ,thực phẩm và giá trị thưc phẩm trên một đơn vị diện
tích không ngừng tăng.Vì vậy hiệu quả sử dung đất cũng như đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện, đồng thời bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã nói ở trên thì việc gao đất theo nghị
định 64/CP ngày càng bộc lộ những tồn tại gây trở ngai cho việc công nghiệp hoá
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ,tình trạng ruộng đất giao cho nông hộ quá
phân tán manh mún bình quân một hộ có từ 9-16 thữa thậm chí có hộ trên 20 thữa
nhiều thữa diện tích chỉ vài chục m
2
và chiều rộng có khi chỉ 2-3m .Do đó đã gây
khó khăn cho việc đầu tư thâm canh đồng thời làm tăng chi phí sản xuất và làm
cản trở tổ chức thực hiên công nghiệp hoá.Ngoài ra đất đai đang bị xói mòn diễn ra
nhiều nơi nhất là những nơi có địa hình dốc và phức tạp.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác
tiềm năng lợi thế theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng bộ Huyện thì trước hết
Xã cần phải nắm được toàn bộ quỷ đất của mình đồng thời tiến hành điều tra khảo
sát thực địa để nắm chắc lại diện tích đã giao ổn định cho hộ nông dân, quỷ đất
công ích , đất quy hoạch cho đất ở, đất giao thông thuỷ lợi và đât xây dựng các
công trình công cộng. Bên cạnh đó, xã cần phải tiến hành rà soát lại quy hoạch kế

hoạch nhằm quy hoạch lại đồng ruộng , đảm bảo vùng chuyên canh lớn và chuyển
đổi đươc từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn. Đây là nhiệm vụ toàn Đảng toàn dân nhằm
thực hiên tốt nghị quyết trung ương V khoá IX của Đảng.
23
4.3.2 Tình hình biến động đất đai từ khi thực hiện dồn điền đổi thửa:
Sau khi thực hiện giao đất lâu dài cho nông dân theo nghị định 64/CP của
chính phủ thì đất đai xã Lăng Thành đã đượ sử dụng hợp lý , có hiệu quả, năng
suất cây trồng ngày càng cao, tình hình biến động đất đai qua các năm đã giảm
hẳn. Mặt khác, việc quản lý đất đai cũng thuận lợi hơn nhiều, tình trạng “đất vô
chủ” không còn nữa. Quá trình điều tra thu thập số liệu năm 2005 và năm 2006
thể hiện qua bảng số liệu sau:

24
Bảng 7: tình hình biến động đất đai từ năm 2005 so với năm 2006
Loại sử dụng
Diện tích
năm 2006
Diện tích
năm 2005
Tăng(+)
Giảm(-)
Tổng diện tích đất tự nhiên 4935,82 4935,82 0
1. Đất nông nghiệp 3661,13 3516,88 +144,25
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 607,85 632,1 +24,25
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 437,47 641,72 +24,25
1.1.1.1 Đất trồng lúa 382,79 383,84 -1,05
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác. 78,93 53,63 +25,30
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 170,38 2908.80 0
1.2 Đất lâm nghiệp 3028,8 2908,80 +120,00
1.2.1 Đất rừng sản xuất 1402,1 1282,10 +120,00

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1626,70 1626,70 0
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,23 0,23 0
2. Đất phi nông nghiệp 323,48 322,23 +1,25
2.1 Đất ở 45,59 44,99 +0.60
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 45,59 44,99 +0,60
2.1.2 Đất ở tại đô thị
2.2 Đất chuyên dùng 153,28 152,63 +0,65
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan công trình
sự nghiệp
2,56 2,56 0
2.2.2 Đất quốc phòng an ninh 0,20 0,20 0
2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,50 0,50 0
2.2.4 Đất có mục đích công cộng 150,02 149,37 +0,65
2. 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,10 0,10 0
2. 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,51 3,51 0
2 5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 121,00 121,00 0
3. Đất chưa sử dụng 951,21 1906,91 -145,50
3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 951,21 1906,91 -145,50
3.2 Đất bằng chưa sử dụng
(Nguồn:thống kê biến động đất đai theo mục đích sử dụng năm 2007)
Qua bảng số liệu trên cho thấy : Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng được
mở rộng năm 2006 là 607,85 ha tăng 24,25 ha so với năm 2005 tuy nhiên đất trồng
lúa có xu hướng giảm đị cụ thể là giảm 1.05 ha trong khi đó cây tròng khác tăng
25,3 ha. Đất lâm nghiệp cũng tăng nhanh (120 ha) so với năm 2005, đất phi nông
nghiệp tăng 1,25 ha, đất có mục đích công cộng cũng tăng 0,65 ha. Điều đó cho
25

×