Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tái định cư các hộ thuỷ diện thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.38 KB, 69 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Huế là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, nổi tiếng với các di
tích lịch sử như lăng, chùa, thành cổ, và là một thành phố Festival..., hàng năm thu
hút một lượng lớn du khách trong và ngồi nước đến tham quan, du lịch. Trong đó
sơng Hương góp phần tạo nên một thành phố du lịch một với vẻ đẹp tự nhiên và nét
thơ mộng của những chuyến đị ngược xi của những người Thủy Diện sống trên
sông nước. Đây là một bộ phận cư dân không nhỏ của thành phố với 1070 hộ, 6136
khẩu sống tại các phường Phú Bình, Phú Hiệp, Phú Cát, Kim Long, Vĩ Dạ, phường
Đúc. Sinh kế chủ yếu gắn liền với sông nước như khai thác cát sạn, đánh bắt cá.
Ngồi ra cịn có sinh kế trên cạn với các nghề như: xích lơ, bán vé số, bán hàng
rong, làm thuê trong chợ... Tất cả tạo nên một nét văn hóa riêng, khác biệt với cộng
đồng người sống trên đất liền [8].
Tuy nhiên cộng đồng này có nhiều vấn đề xã hội nhức nhối cần giải quyết như:
đông con, mù chữ, đói nghèo... Đặc biệt với đặc điểm sống trên các đị, bè, cộng
đồng này đã và đang gây ơ nhiễm môi trường sông nước, gây mất mỹ quan đô thị,
ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thành phố Festival, thành phố du lịch và sự phát
triển chung của thành phố Huế. Hơn nữa thành phố Huế nằm ở khu vực miền trung,
hàng năm chịu ảnh hưởng nhiều của lũ, lụt. Cộng đồng Thủy Diện trên sơng Hương
phần lớn có cuộc sống khó khăn, kinh tế thiếu thốn, đị, bè nhỏ, hẹp, xuống cấp dễ
bị ảnh hưởng lớn của lũ, lụt.
Việc tái định cư các hộ Thủy Diện là cần thiết và cấp bách để trả lại mỹ quan
cho thành phố, đồng thời giảm thiểu các rủi ro khi phải sống trên sơng nước của
cộng đồng này.
Về phía những người dân, họ rất mong muốn tái định cư. Nhưng vì q nghèo
nên có rất ít hộ tái định cư dựa vào chính khả năng kinh tế của hộ được.
Về phía chính quyền địa phương, để giải quyết những vấn đề trên thành phố
Huế cũng đã có nhiều nỗ lực tái định cư cho các hộ dân Thủy Diện. Các khu tái
định cư đã được xây dựng như: khu tái định cư Trường An, Kim Long, Bãi Dâu, Vĩ
Dạ. Nhưng kết quả của những hoạt động đó mang lại chưa cao. Theo tạp chí Dân Số
Và Phát Triển (2004), nhiều hộ tái định cư ở Trường An đã bán đất được cấp để trở


về với sơng nước. Bên cạnh đó thành phố Huế cũng đang có dự án đưa dân Thuỷ

1


Diện lên tái định cư giai đoạn 2006 – 2011, nhưng đến thời điểm này dự án vẫn
đang nằm trên giấy và một thực trạng là dân Thuỷ Diện vẫn chưa tái định cư được.
Vì vậy với kỳ vọng có thể tìm ra được nguyên nhân và giải pháp tái định cư
cho các hộ dân Thuỷ Diện mà để tài “nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tái định
cư các hộ Thuỷ Diện thành phố Huế” trường hợp nghiên cứu tại phường Phú Bình
được thực hiện.
1.2.

-

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, xã hội, sinh kế và tình hình tái định cư của các hộ dân

Thuỷ Diện ở phường Phú Bình – thành phố Huế

-

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tái định cư các hộ Thuỷ

Diện phường Phú Bình - thành phố Huế.

2



PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.

Hộ Thủy Diện
Theo khái niệm chính thức của Cục Thống Kế Quốc Gia 1999 thì hộ gia đình

bao gồm một hay nhiều nhóm người ở chung và ăn chung. Những người này có
hoặc khơng có quỹ thu, chi chung; có thể có hoặc khơng có mối quan hệ ruột thịt
nhưng có tên trong một sổ hộ khẩu chung được chính quyền địa phương cấp. Trong
một nhà hay một căn hộ có thể có một hoặc nhiều hộ. Xuất phát từ những đặc trưng
riêng về xã hội của cộng đồng dân Thủy Diện ở phường Phú Bình, nghiên cứu sử
dụng khái niệm hộ kinh tế là đơn vị điều tra chính. Khái niệm hộ kinh tế được hiểu
là một hay nhiều người có đóng góp chung về thu nhập.
2.2.

Tái định cư hộ Thủy Diện
Tái định cư: là việc lập cư tại một chỗ ở mới cho một cộng đồng đã tái định cư

ở một nơi khác [3, 43].
Tái định cư hộ Thủy Diện: là việc chuyển từ ở các đị, bè trên sơng nước lên ở
cố định trên đất liền
Tái định cư tự do: hiểu là người dân tái định cư chỉ dựa vào khả năng kinh tế
hộ là chính, khơng có sự hổ trợ của nhà nước hay của bất kỳ một tổ chức nào.
Tái định cư theo kế hoạch: là dạng tái định cư có sự hổ trợ của nhà nước,
chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức khác...
2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tái định cư
Tái định cư là quá trình chuyển nơi sống từ nơi ở cũ sang nơi ở mới nên nó


cũng mang những đặc điểm tương tự như sự di cư. Tuy nhiên trong di cư, khoảng
cách giữa nơi ở cũ và nơi ở mới là khá xa nhau, còn trong trường hợp tái định cư
của nghiên cứu này thì chưa hẳn như vậy. Đối với người dân Thuỷ Diện khoảng
cách giữa nơi ở cũ và nơi ở mới là không đáng kể. Hầu hết những người dân Thủy
Diện đã tái định cư thì nơi ở mới cũng nằm trong phạm vi của thành phố Huế hay
các huyện lân cận. Tuy nhiên phần lớn người dân Thủy Diện thiếu phương tiện đi
lại, do vậy khoảng cách trên cũng là một trở ngại lớn. Ngồi ra cịn có một số các
yếu tố khác ảnh hưởng đến tái định cư.
Thứ nhất là thu nhập, nó là một trong những yếu tố thúc đẩy chuyển cư hay tái
định cư, nhưng cũng là trở ngại lớn của q trình này. Những người có mức thu
nhập thấp thường muốn chuyển đến những nơi có cơ hội nâng cao thu nhập. Tuy

3


nhiên, việc chuển cư đến nơi mới và ổn định cuộc sống ở đó cần một khoản chi phí
cho việc vận chuyển và sắm sửa đồ đạc mới bên cạnh chi phí cho đất và nhà ở. Với
mức thu nhập thấp thì đây là khó khăn rất lớn, số tiền họ đầu tư cho cuộc sống mới
thường là khoản tích luỹ từ thu nhập sau khi chi trả cho chi tiêu thiết yếu hàng ngày.
Như vậy, quyết định chuyển cư cùng với sự thay đổi về sinh kế có thể dẫn họ tới
những rủi ro về tài chính nếu ở nơi mới họ vẫn khơng tìm được cơng việc mong
muốn trong khi khơng cịn khoản tích luỹ nào khác. Thậm chí đối với họ, việc chi
tiền mua mới các loại đồ đạc sinh hoạt cho phù hợp với nơi ở mới cũng gây ra nhiều
khó khăn đáng kể. Để thuận tiện trong vận chuyển, họ nên bán bớt các loại đồ đạc
và tất nhiên số tiền bán này không thể giúp họ có lại những đồ đạc khác giống vậy ở
nơi mới. Những khó khăn về tiền bạc sau chuyển cư sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho
việc tái sản xuất sau đó. Mong muốn di cư để có cuộc sống tốt hơn nhưng nếu
khơng thận trọng thì có thể khiến cuộc sống xấu đi so với trước đó [3].
Thứ hai là văn hóa cộng đồng của nơi đến. Cho dù khoảng cách giữa nơi ở cũ
và nơi di cư đến không xa, nhưng người chuyển cư chắc chắn sẽ gặp phải trở ngại

về sự khác biệt trong lối sống cộng đồng. Thậm chí, có thể những người ở nơi mới
khơng hồ đồng với những người nhập cư. Đây khơng phải là trường hợp hi hữu.
Sự hoà đồng với cộng đồng nơi đến là một yếu tố quan trọng nhằm ổn định cuộc
sống của những người sau khi tái định cư. Khi thiếu đi sự hồ hợp này thì những
người nhập cư đã thiếu đi một trong năm tài sản sinh kế quan trọng đó là vốn xã
hội. Do vậy người chuyển cư bao giờ cũng cân nhắc đến yếu tố văn hóa này [3].
Thứ ba là trình độ của người tái định cư, nó quyết định cơ hội nghề nghiệp của
họ ở nơi mới. Nếu trình độ hay khả năng làm việc kém thì khả năng rủi ro càng cao.
Bởi nếu họ không thể kiếm được công việc ở nơi mới thì có thể dẫn đến hiện tượng
quay trở về nơi cũ. Những người có trình độ hay tay nghề bao giờ cũng có cơ hội di
cư thành cơng và nhanh chóng ổn định cuộc sống hơn
Bên cạnh đó có thể xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tái định cư của người
dân Thủy Diện dựa theo một số yếu tố ảnh hưởng đến sự di cư theo thuyết lực đẩy –
hút của Ravenstein (1889).
Theo lý thuyết này, một số người di cư vì họ bị xơ đẩy ra khỏi nơi cư trú ban
đầu, số khác di cư là do sức hút và sự cám dỗ của nơi ở mới. Đối với di cư, sức hút
thường mạnh hơn sức đẩy; ngược lại đối với tị nạn thì sức đẩy mạnh hơn sức hút.

4


Con người thường bị ước muốn sống tốt đẹp hơn thơi thúc di cư hơn là trốn chạy
khỏi tình thế không thỏa mãn hiện thời. Người di cư bao giờ cũng cân nhắc thiệt
hơn giữa lực đẩy và lực hút và quyết định di cư nếu lực hút lớn hơn. Do đó di cư
khác tị nạn ở chỗ đa phần là sự ra đi tự nguyện. Tuy nhiên, vì sợ “sểnh nhà ra thất
nghiệp” nên trên thực tế số người ra đi thường ít hơn số người muốn đi[3, 30].
2.4.

Tình hình tái định cư các hộ Thuỷ Diện ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á: Tam Giang – Cầu Hai.


Đây là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sơng ngịi rộng lớn, nguồn tài
ngun thủy sản dồi dào. Nên xa xưa, hình thành nên cộng đồng dân Thủy Diện
sống trên các đò, thuyền với sinh kế gắn liền với sông nước như đánh bắt cá, khai
thác cát sạn. Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Việt Nam 2008, có
1.800 hộ Thuỷ Diện trên tồn tỉnh. Trong đó ở thành phố Huế là 1070 với 6136
nhân khẩu [8].
Sự tồn tại của các hộ dân Thuỷ Diện này đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề xã
hội phức tạp. Sinh kế sông nước không ổn định với thu nhập thấp khiến cho phần
lớn số hộ này ở trong tình trạng nghèo đói, thiếu thốn. Tình trạng mù chữ ở người
lớn và bỏ học ở trẻ em là vấn đề đã được giới khoa học cũng như truyền thông đề
cập đến. Đặc biệt với đời sống trên sông nước, điều kiện đò ở nhỏ hẹp cộng với
những biến đối khí hậu thất thường, lụt bão ngày càng tăng thì ngày càng đe dọa
tính mạng của nhứng người dân sống trên sơng nước.
Chính vì thế mà trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện nhiều
dự án tái định cư các hộ dân Thủy Diện. Ví dụ, “Dự án định canh định cư dân Thủy
Diện ở huyện Quảng Điền” đã được thực hiện trong 5 năm từ 2004 – 2008 với tổng
kinh phí lên đến 15,077.370 tỉ đồng. Dự án định cư cho 210 hộ thuộc các xã Quảng
Phước, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng An, Quảng Thành với tổng diện tích các
khu định cư lên tới 104.047,5 m2. Các khu định cư đều được đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng đầy đủ như hệ thống điện, đường giao thơng, hệ thống cấp thốt nước và
một trường mầm non hai lớp. Nhà ở do các hộ tự xây dựng và được chương trình
mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho mỗi nhà 2,7 triệu đồng. Ngoài ra, sau khi tái định cư
thì những hộ này cũng nhận được những hộ trợ khác như được huyện giao đất, mặt
nước nuôi trồng thủy sản không thu tiền, được ưu tiên vay vốn của chương trình xóa
đói xóa đói giảm nghèo, vay vốn của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, vay vốn bình

5



thường của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, được hổ trợ xây
dựng đê bao nuôi trồng thủy sản thuộc chương trình phát triển ni trồng thủy sản
của Chính Phủ. [1].
Năm 2003 tỉnh cũng đã xây dựng khu tái định cư Đơng Hải thuộc xã Lộc Trì –
huyện Phú Lộc cho 53 hộ dân Thủy Diện. Ông Lê Minh Hùng - văn phịng UBND
xã Lộc Trì cho biết trong năm 2008 tỉnh dự định sẽ xây thêm 1 khu tái định cư tại
thôn Trung An cho khoảng 54 hộ.
Với nỗ lực đưa toàn bộ dân Thủy Diện lên bờ, trong thời gian qua thành phố
Huế cũng đã thực hiện nhiều chính sách tái định cư. Năm 1979 chính quyền tỉnh đã
triển khai một chương trình tái định cư cho dân Thuỷ Diện lên ở một số vùng núi.
Tuy nhiên, vì bệnh tật và khó khăn về kinh tế nên người dân quay về với sông nước
(Lê Hiền 2008 trích từ Phương 2004, trích từ Vọng 2001). Năm 1992, chính quyền
địa phương xây dựng khu tái định cư Trường An cho 100 hộ dân Thuỷ Diện ở sông
An Cựu với 650 khẩu [15]. Tại khu tái định cư Kim Long, diện tích quy hoạch rộng
gần 10ha, chính quyền hỗ trợ xây dựng toàn bộ hạ tầng gồm đường giao thơng, hệ
thống điện, nước, sau đó mới cấp đất làm nhà. Hội Bretagne-Việt Nam tại Pháp
cũng đã đầu tư kinh phí gần 1 tỉ đồng giúp xây dựng tại khu tái định cư Kim Long
một trạm xá khám chữa bệnh cho dân Thuỷ Diện, một nhà trẻ 4 lớp học, và 1
trường tiểu học 5 lớp. Hội cịn có kế hoạch xây dựng tiếp 50 căn hộ ở đây để bố trí
cho dân Thuỷ Diện đang gặp khó khăn lên bờ tái định cư. Từ năm 1994 đến nay, tại
khu tái định cư Kim Long đã bố trí được 335 hộ, gồm 1.700 nhân khẩu đến tái định
cư, cuộc sống họ dần đổi thay và ổn định. Năm 1999 với khu tái định cư Bãi Dâu,
thành phố Huế đầu tư 2,7 tỉ đồng để xây dựng 78 căn hộ, loại 24 m 2 và 42 m2 bố trí
cho các hộ thuộc khu giải tỏa bờ hồ và dân Thuỷ Diện đến ở. Ngoài các khu tái định
cư trên, một số khu tái định cư khác cũng được xây dựng như khu tái định cư Vĩ Dạ
năm 1989, Phú Bình và Phú Hậu năm 1985 [13].
Tuy nhiên, do tính chất nóng vội trong chủ trương tái định cư của thành phố
nên dự án này đã gặp những thách thức đáng kể. Theo tạp chí dân số và phát triển
(2004) ở lần tái định cư tại Trường An, sau 1 - 2 năm nhiều hộ đã bán đất được cấp
để trở về với sông nước. Theo Phương (2004), sự thất bại này là do khu tái định cư

Trường An quá xa hệ thống sơng ngịi và các trung tâm bn bán, là những nơi có
sự liên quan mật thiết đến sinh kế của họ. Theo Lê Hiền (trích từ Crure 2001, trích

6


từ Phương 2004) cho rằng việc bán đất là do việc giá đất không ngừng tăng trong
giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1998. Việc tăng giá đất đã tạo động cơ cho người
dân bán đất để xây nhà hoặc lấy tiền để trở về sông nước.
Mặc dù bước đầu gặp một số thách thức trong tái định cư, nhưng thành phố đã
cũng kịp thời điều chỉnh. Các khu tái định cư cho nhóm hộ có sinh kế gắn liền với
sơng nước đều được bố trí gần các con sơng, trên bến dưới thuyền, để người dân khi
lên bờ tái định cư, vẫn có thể tiếp tục gắn với sơng nước, tiếp tục duy trì các nghề
làm ăn, sinh sống. Nhờ đó mà khu tái định cư Kim Long khơng có hộ nào quay trở
về với cuộc sống cũ trên sông nước.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố Huế trong giai đoạn tới,
thành phố sẽ thực hiện tái định cư cho tất cả các hộ Thuỷ Diện còn lại. Mới đây vào
tháng 10 - 2007, ông Jean-Louis Schiltz - Bộ Trưởng hợp tác và hoạt động nhân đạo
Luxembourg có chuyến thăm Huế và đã hứa cho vay khoảng 15 triệu Euro nhằm
giúp tái định cư dân Thủy Diện trong thành phố. Cùng với nguồn vốn đó, UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép được tạm
ứng tối đa không quá 50 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung Ương để tái định cư dân
Thủy Diện ở Huế.
Hiện tại thành phố đang xây dựng dự án tái định cư cho các hộ Thủy Diện tại
phường Hương Sơ (thành phố Huế) và xã Phú Mậu (huyện Phú Vang) với tổng kinh
phí lên đến trên 50 tỉ đồng. Dự án hồn thành có thể tái định cư được khoảng 570
hộ với gần 4.000 người.
Khu tái định cư hương sơ có vốn đầu tư 29 tỉ đồng với diện tích 84.000m 2 được
chia làm 336 lơ (diện tích mỗi lơ từ 72-115m 2) và dành 1,3ha đất xây chung cư. Tại
đây sẽ xây dựng 12 tuyến đường ngang và dọc phục vụ người dân, hệ thống cấp thoát

nước, hệ thống điện chiếu sáng, trường học... Để tái định cư cho khoảng 360 hộ.
Còn tại khu tái định cư ở thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang có diện
tích 5,69ha. Trong đó đất phân lô là 1,9ha, đất tái định cư tại chỗ 0,4ha, đất trường
mẫu giáo 0,2ha; đất giao thông 2,3ha và dành gần 1ha đất làm âu thuyền neo đậu
tàu thuyền. Xây dựng hai tuyến đường chính dài 720m, mặt đường rộng 5,5m và
một tuyến đường dài 76m, rộng 3,5m từ tỉnh lộ 2 vào phục vụ phần đất bố trí tái
định cư tại chỗ; hệ thống thoát nước, hệ thống trạm biến áp và đường dây trung hạ

7


thế để cấp điện. Khu tái định cư này sẽ có 210 hộ dân Thuỷ Diện lên sinh sống với
kinh phí 21 tỉ đồng.
Cả hai khu tái định cư này sẽ được triển khai khoảng tháng 3 hoặc tháng 42008 và năm 2009 nhằm đưa người dân Thuỷ Diện hai phường Phú Bình và Phú
Hiệp vào ở. Theo ơng Nguyễn Đình Cáng - giám đốc Ban Quản Lý Dự Án Các
Cơng Trình Xây Dựng thành phố Huế, khu tái định cư ở Hương Sơ sẽ dành cho các
hộ dân làm nghề chạy xích lơ, xe thồ và quen bn bán trên bờ. Còn khu tái định cư
Phú Mậu dành cho những hộ sống bằng nghề sông nước như đánh bắt cá, vận
chuyển vật liệu xây dựng vì có âu thuyền nên họ ít xáo trộn về nghề nghiệp. Bên
cạnh đó dự án cịn dành một khoản kinh phí để đào tạo nghề cho con em họ, người
dân được nợ tiền đất và nhà trong 5-10 năm với hình thức trả góp, được hỗ trợ gạo
trong sáu tháng đầu để ổn định cuộc sống [9], [13].
2.5. Tình hình đời sống của các hộ Thuỷ Diện đã tái định cư tại thành phố Huế
Dân Thuỷ Diện ở thành phố là một bộ phận dân cư của thành phố, nhưng xuất
hiện vào thời gian nào thì chưa có lời giải thích chính xác. Có nhiều giả thuyết khác
nhau, nhưng theo Phương (2004) đó là năm 1847. Theo số liệu thống kê của Phòng
Kinh Tế Thành Phố, đến tháng 9 năm 2006, tổng số hộ dân Thuỷ Diện trong thành
phố là 1070 hộ với 6136 nhân khẩu, cư trú trên 7 phường của thành phố Huế, đó là
phường Đúc, Kim Long, Vĩ Dạ, Phú Hiệp, Phú Cát, Phú Bình, và Hương Sơ. Trong
đó phường có dân Thuỷ Diện đơng nhất là phường Vĩ Dạ (427 hộ), tiếp đến là các

phường Phú Bình và Phú Hiệp với các con số lần lượt là 235 và 230 hộ. Các hộ
được phân chia thành các tổ dân phố, có tổ trưởng và tổ phó quản lý.
Nơi ở là đị và bè, tuy nhiên hiện nay chưa có thống kê nào về số lượng đò, bè
cụ thể. Theo khảo sát của Viện Quy Hoạch Đô Thị Và Nông Thơn (2002) với với số
hộ điều tra là 925 thì có 762 hộ có 01 thuyền, 154 hộ có 02 thuyền, số cịn lại thuộc
nhóm khơng có thuyền hoặc có trên 02 thuyền.
Hoạt động sinh kế của các hộ khá đơn giản, có thể chia thành hai nhóm chính
là sinh kế trên cạn và sinh kế sông nước.
Sinh kế trên cạn là loại sinh kế mà hoạt động kiếm sống của người dân diễn ra
trên bờ, thường tập trung ở các trung tâm của thành phố như chợ, ga tàu, xe. Nam
giới thường đi xích lơ (183 hộ), khn vác ở chợ; Phụ nữ thường buôn bán nhỏ (129
hộ), và cũng khuân vác ở các chợ, đặc biệt là chợ Đông Ba. Trẻ em thường đi bán

8


vé số, bán bưu phẩm hay hàng lưu niệm cho khách du lịch nhưng chủ yếu là bán
rong. Hiện nay, tình trạng trẻ em hay những người bán hàng rong chèo kéo khách
du lịch đang là một vấn đề nhức nhối của thành phố, bởi điều này làm giảm mỹ
quan và gây ấn tượng xấu về hình ảnh du lịch Huế.
Sinh kế sông nước là các hoạt động tạo thu nhập của người dân được thực hiện
trên sông. Hoạt động chủ yếu là: đánh cá (343 hộ) và khai thác cát, sạn ở thượng
lưu Sông Hương (241 hộ). Đây là hoạt động truyền thống của hầu hết cư dân Thuỷ
Diện, cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên cộng đồng cư dân này
từ xa xưa.
Theo thống kê, sinh kế dưới nước chiếm 64%. Số còn lại 36% thuộc sinh kế
trên cạn. Về thu nhập, theo dự án tái định cư của UBND thành phố Huế (2007)
thì trên 50% số người được điều tra (606/1033 hộ) có thu nhập từ hoặc dưới 300
nghìn đồng trên tháng. Với chuẩn nghèo áp dụng cho thành phố (dưới 260 nghìn
đồng/ người/ tháng) thì hơn 50% số hộ này ở mức nghèo và cận nghèo.

Về vấn đề giáo dục, theo tạp chí dân số và phát triển 2004 thì hầu hết cư dân
Thuỷ Diện, đặc biệt là tầng lớp trên 30 tuổi bị mù chữ. Ở phường Phú Bình, hầu hết
những người trên 20 tuổi đều bị mù chữ. Cũng theo tạp chí này, vào thời điểm đó,
“tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học của phường là 180 nhưng chỉ có 35 em đang
theo học cấp 1 và cấp 2, và 35 em khác đang theo học lớp tình thương [2].
2.6. Tình hình thực hiện các chính sách tái định cư các hộ Thuỷ Diện ở Phú Bình
Năm 1998, Hội Bretagne -Việt Nam tại Pháp đã tài trợ cho phường Phú Bình
triển khai dự án tái định cư cho 13 hộ Thuỷ Diện ở tổ 12. Đối tượng thụ hưởng của
dự án là những hộ có hồn cảnh khó khăn bao gồm hộ đơng con, hộ nghèo, hộ có đị
bị hư hỏng nặng. Địa điểm tái định cư được chọn là phường Kim Long, diện tích
tồn bộ khu quy hoạch là 10 ha và được hổ trợ đầy đủ về cơ sở hạ tầng: có đường
giao thơng, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, một trạm xá khám chữa bệnh,
một nhà trẻ 4 lớp học, và 1 trường tiểu học 5 lớp. Mỗi gia đình đựợc mua nhà trả
góp dài hạn một căn nhà cấp 4 trị giá 28 triệu đồng. Họ chỉ cần trả góp mỗi tháng
30.000 đồng , khi trả đủ số tiền trên mỗi hộ sẽ được cấp giấy chứng nhận sở hữu
ngơi nhà. Bên cạnh đó sau khi tái định cư tại nơi ở mới, dự án cịn hổ trợ mỗi gia
đình 2,7 triệu đồng để mua lương thực. Nhưng vấn đề là quyết định vẫn chưa được
thực thi. Đến nay người dân vẫn chưa nhận được số tiền hổ trợ ban đầu đó. Nhưng

9


có thể nói đây là một dự án khá thành cơng, 13 hộ dân Thuỷ Diện khó khăn của
phường Phú Bình đã phần nào ổn định được cuộc sống, có nơi ở an tồn khi mưa
bão, có điều kiện tốt trong sinh hoạt đời sống. Ngoài ra đến đầu năm 2008, quyết định
trả góp tiền nhà của dự án đã thay đổi. Thay vì phải trả góp 30.000 đồng/ tháng cho
đến hết nợ, bây giờ người dân phải trả đủ 11,5 triệu đồng trong năm 2008 để xoá nợ
hoặc trả theo năm là 950 nghìn đồng/ năm. Như vậy số tiền trả góp đã tăng thêm
590.000 đồng/ năm, nhưng nếu người dân hoàn trả ngay toàn bộ số nợ trong năm
2008 thì họ chỉ cần trả 11,5 triệu đồng, trong khi số nợ còn lại của họ là 22 triệu

đồng. Đây là một sự ưu tiên cho người dân. Tuy nhiên khơng phải hộ dân nào cũng
có đủ điều kiện để nhận sự ưu tiên đó. Bởi vì phần lớn những hộ này đang khó khăn
về kinh tế, tích luỹ hàng năm thấp nên họ khó có đủ số tiền 11,5 triệu đồng để trả. Do
vậy họ phải chấp nhận cách thứ hai, mỗi năm chi trả 950.000 đồng. Điều này đang là
những vướng mắc mà họ gặp phải. Bởi vì với mức thu nhập thấp thì số tiền chi thêm
đó là quá lớn đối với họ.
Đến tháng 6 năm 1999 thành phố Huế có chủ trương sắp xếp lại các hộ dân
sống tạm bợ ven sông Đông Ba phường Phú Bình nhằm đảm bảo tính mạng các hộ
dân này trước mừa mưa lũ, đồng thời đảm bảo mỹ quan của khu vực. Đây là các hộ
dân Thuỷ Diện trước kia sống trên đò, bè nhưng do mưa lũ nên đò, bè đã bị hư hỏng
và họ che tạm các khu nhà sát bờ để ở. Những ngôi nhà này được làm bằng cách
đóng các cọc gỗ xuống sơng để làm móng, vách và mái được làm bằng các phên tre
hay tơn nên rất nguy hiểm, khi có nước lớn hoặc gió to rất dễ bị cuốn đi. Những
ngơi nhà này được người dân gọi là nhà chồ. Nhận thấy những nguy hiểm đó,
UBND thành phố Huế di dời họ sang khu tái định cư mới ở khu vực Bãi Dâu thuộc
phường Phú Hậu. Khi tái định cư, mỗi hộ nhận được một diện tích đất 36m 2 và 500
nghìn đồng tiền hổ trợ vận chuyển. Cơ sở hạ tầng của nơi tái định cư mới này rất
thiếu thốn: không có điện, nước và đường giao thơng. Người dân phải tự cải tạo đất
để làm nhà ở, do nơi đây là một vùng đất ruộng thấp, trũng. Với điều kiện kinh tế
khó khăn, phần lớn các hộ dân chỉ có thể dựng những căn nhà bằng cọc tre và phên
tạm bợ. 5/5 hộ được phỏng vấn cho biết họ phải vay 5 - 10 triệu đồng để ổn định
cuộc sống ban đầu, chủ yếu là tiền dựng nhà và tiền mua đồ dùng. Và 3 trong 5 hộ
đến nay vẫn chưa trả hết được nợ. Năm đầu tiên lúc mới đến, người dân sống trong
cảnh khơng có điện, nước phải đi gánh nước cách đó 500m. Năm thứ hai đựơc bắt

10


dây điện với giáo xứ Phú Hậu. Năm 2003, tổ chức tầm nhìn Thế Giới đã hổ trợ bắt
nước máy cho 12 hộ. Năm 2004, do điều kiện nhà ở tạm bợ, mùa mưa bão khơng an

tồn nên giáo xứ Phú Hậu hỗ trợ cho mỗi hộ 4 cộc bê tông chắc chắn để làm nhà.
Đến nay, những hộ này đã phần nào bớt được khó khăn, bắt đầu đi vào ổn định cuộc
sống, tiết kiệm được tiền để xây nhà. Bên cạnh đó những hộ này sau khi chuyển đến
nơi tái định cư mới đã gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục hành chính. Đó là khơng
cắt được hộ khẩu nên không làm đựơc hộ khẩu tại phường Phú Hậu. Trong suốt thời
gian 9 năm sau khi tái định cư các hộ này không nhận được sự hổ trợ nào từ các
chính sách hổ trợ dành cho cộng đồng Thuỷ Diện Phú Bình với lý do là khơng cịn
sinh sống tại phường Phú Bình và cũng khơng nhận bất cứ một sự quan tâm nào từ
chính quyền phường Phú Hậu vì khơng có hộ khẩu tại phường. Chính vì thế, đã có
một hộ bỏ đi nơi khác sinh sống. Điều này đã làm cho những hộ dân Thuỷ Diện
chưa tái định cư rất lo ngại trước những “kiểu” tái định cư này.
Các nghiên cứu trên cho thấy: Việc thực hiện tái định cư các hộ Thủy Diện ở
thành phố Huế là một chủ trương đúng đắn. nó trả lại sự trong sạch của các con
sông, cải thiện mỹ quan khu vực sông Hương, mỹ quan của một thành phố du lịch.
Đồng thời cải thiện điều kiện sống của các hộ dân Thủy Diện, sử dụng nguồn nước
máy đảm bảo vệ sinh thay thế cho nước sông bị ô nhiễm trong các hoạt động sinh
hoạt thường ngày như: tắm, giặt, nấu ăn, uống…và giảm thiểu các thiệt hại về
người và tài sản trong các đợt lũ, lụt.
Cộng đồng Thủy Diện ở thành phố Huế hầu hết là những người có mức thu
nhập thấp, việc tái định cư nhờ vào nổ lực của chính họ phải mất một thời gian rất
dài, thậm chí là khơng thể thực hiện được. Với sự hổ trợ của thành phố trong tái
định cư sẽ nhanh chóng đưa tồn bộ các hộ Thủy Diện lên tái định cư trên đất liền.
tuy nhiên trong tái định cư, các khu quy hoạch không gần nơi làm ăn cũ, xa trung
tâm thành phố, trong khi các hộ Thủy Diện có nơi làm khác nhau, thường gần nơi
sinh sống và thiếu phương tiện đi lại thì các khu tái định cư đó sẽ khơng thuận lợi
cho tất cả các hộ trong việc đi lại trong làm ăn.
Những chương trình tái định cư đầu tiên do thiếu kinh nghiệm, không xem xét
đến sinh kế của hộ nên gặp một số thất bại nhất định. Những hộ có sinh kế sơng
nước lại được tái định cư ở nơi xa nơi làm ăn thường ngày làm cho một số hộ đã
quay trở về nơi ở cũ. Rút ra bài học thất bại đó, các lần tái định cư sau đã xem xét,


11


phân nhóm hộ theo sinh kế trên cạn và sinh kế sơng nước để bố trí các khu tái định
cư phù hợp với sinh kế của mỗi nhóm hộ. những hộ có sinh kế sơng nước được bố
trí gần sơng để thuận lợi làm ăn. Những hộ có sinh kế trên cạn được bố trí gần các
nơi làm ăn cũ. Nhờ đó mà những lần tái định cư sau khơng có hộ nào quay trở về
cuộc sống sơng nước.
Nhưng thành phố chỉ tái định cư được cho một bộ phận nhỏ các hộ Thủy Diện,
hiện tại vẫn còn nhiều hộ chưa tái định cư. Nguyên nhân là thiếu kinh phí cho công
tác tái định cư, các dự án đã lập nhưng chưa thực thi.

12


PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ Thuỷ Diện chưa tái định cư tại phường Phú Bình
Các hộ Thuỷ Diện đã tái định cư, sống tại các phường: Phú Bình, Phú Hậu,
Phú Hiệp, Kim Long.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đựợc tiến hành với hai vùng nghiên cứu chính:
Vùng nghiên cứu thứ nhất là phường Phú Bình với cộng đồng dân Thuỷ Diện
sống trên sông Đông Ba và sông Hồ Đào thuộc hai tổ 12 và 14. là cộng đồng Thuỷ
Diện đông thứ hai thành phố Huế. “Nhà ở”có đặc điểm rất đặc biệt là các đị, bè trơi
nổi trên sơng. Sinh kế chính là sinh kế trên đất liền và sinh kế sông nước.
Vùng nghiên cứa thứ hai là các phường có các hộ dân Thủy Diện đã tái định cư.
Có nhà ở ổn định, sinh kế chính là sinh kế đất liền, một số hộ cịn có sinh kế sơng nước
như làm cát sạn.

3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, xã hội và sinh kế người dân Thủy Diện chưa tái
định cư và đã tái định bao gồm:


Những thông tin chung về cộng đồng Thủy Diện ở Phú Bình



Điều kiện tự nhiên khu vực cộng đồng Thủy Diện Phú bình



Tình hình tái định cư các hộ dân Thủy Diện Phú Bình



Đặc điểm nhân khẩu và lao động



Điều kiện nhà ở và phương tiện sinh hoạt



Tình trạng giáo dục



Rủi ro về sức khỏe và tai nạn của các hộ Thủy Diện




Hoạt động sinh kế và mức thu nhập theo ngành nghề



Tinh hình Thu nhập của các hộ Thủy Diện



Chi tiêu và tích luỹ của các nhóm hộ



Đặc thù văn hóa xã hội cộng đồng dân Thuỷ Diện Phú Bình



Những yêú tố thúc đẩy tái định cư



Yếu tố hổ trợ tái định cư thành công

13





Những trở ngại của tái định cư



Các giải pháp hổ trợ tái định cư các hộ Thủy Diện

3.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp: so sánh đời sống của hai nhóm
hộ đã tái định cư và nhóm hộ Thuỷ Diện chưa tái định cư.
3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Với cộng đồng Thủy Diện ở thành phố Huế sinh sống ở nhiều phường khác nhau
nhưng sinh kế chủ yếu được chia làm hai loại là sinh kế sông nước và sinh kế trên cạn.
cộng đồng Thủy Diện ở Phú Bình có dân số đơng thứ hai trong cộng đồng Thủy Diện ở
thành phố Huế và có cả hai loại sinh kế trên nên được chọn làm điểm nghiên cứu. điều
này sẽ mang tính đại diện rất cao cho cộng đồng Thủy Diện thành phố Huế.
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
- Thu thập và phân tích thơng tin thứ cấp: thơng tin này được thu thập từ các cơ
quan nhà nước như: UBND phường Phú Bình, các trang web chính thức của các tổ
chức như: UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố Huế, Trung Tâm Khí
Tượng Thuỷ Văn Thừa Thiên Huế, Bộ Xây Dựng... và các nghiên cứu trước của các cá
nhân, tổ chức đi trước.
- Thu thập thông tin sơ cấp:


Quan sát trực tiếp cộng đồng



Điều tra hộ: với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và có sự kiểm tra, đánh


giá chéo thông tin về nguyên nhân chưa tái định cư và tái định cư được giữa hai hai
nhóm hộ phương. Sử dụng phương pháp chọn mẫu như sau:


Chọn 20 hộ thuỷ diện chưa tái định cư: chọn theo tỉ lệ hộ của hai tổ, chọn

ngẫu ngiên từ danh sách hộ.





Chọn 10 hộ tái định cư tự do: chọn ngẫu nhiên từ danh sách 45 hộ
Chọn 10 hộ tái định cư theo kế hoạch: chọn ngẫu nhiên từ danh sách 25 hộ

Thảo luận nhóm: với 10 người dân Thuỷ Diện, sử dụng cơng cụ cây vấn đề để

tìm ngun nhân chưa tái định cư và đề ra các giải pháp


Phỏng vấn sâu người am hiểu trong mỗi nhóm về nguyên nhân chưa tái định cư.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phép thống kê mơ tả, phân tích tương quan, ANOVA, trên phần mềm Excel

14


Bảng đồ: Vị trí của phường Phú Bình trong thành phố Huế


Nguồn: UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế

15


PHẦN 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Cộng đồng Thủy Diện Phú Bình
Cộng đồng Thủy Diện ở Phú Bình là cộng đồng Thủy Diện đông thứ hai của
thành phố với 235 hộ,1.332 khẩu; sinh sống trên sông Hồ Đào và sông Đơng Ba.
Hình thành nên hai tổ Thủy Diện đặc thù của Phường là tổ 12 và tổ 14. Tổ 12 với số
hộ 102 ít hơn tổ 14 (133 hộ), dùng bè làm phương tiện nhà ở chủ yếu với 91 bè, 11
đị; sinh kế hồn tồn trên cạn. Tổ 14 hầu hết có sinh kế gắn liền với sơng nước nên
sống ở đò là chủ yếu với 98 đò, 35 bè. Tuy nhiên số hộ Thủy Diện có hộ khẩu
khơng nhiều. Trong số 97 hộ của phường chưa có hộ khẩu thì số hộ Thủy Diện
chiếm rất cao (62 hộ). Nguyên nhân là người dân chưa ý thức được việc làm hộ
khẩu là cần thiết. Bên cạnh đó, năm 2006 chính quyền địa phương ngừng khơng
làm mới hộ khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tái định cư sau này. Bởi
vì chính sách tái định cư sẽ dựa vào chỉ tiêu là số hộ (hộ theo quản lý nhà nước) để
cấp đất tái định cư. Cũng vì chưa ý thức được việc làm giấy khai sinh là quan trọng
nên trong số 677 người chưa có giấy khai sinh của tồn phường thì số người Thủy
Diện chưa có giấy khai sinh chiếm đa số, 88,1%.
Ngoài ra cộng đồng này có số hộ nghèo chiếm rất cao. Số hộ Thủy Diện chỉ
chiếm 13,6% số hộ của phường nhưng số hộ nghèo chiếm chiếm phần lớn số hộ
nghèo của phường (30%). Do đó, những hộ nghèo này cũng đã được nhà nước quan
tâm trong việc chăm sóc sức khỏe, số người được khám bảo hiểm miễn phí là 548
người.
Đây cũng là một cộng đồng có nguồn lao động dồi dào. Số người trong độ tuổi
lao động chiếm phần lớn trong trong dân số của cộng đồng (86%). Tuy nhiên lực
lượng lao động nam (770 người) cao hơn nhiều so với lực lượng lao động nữ (379
người). Nhưng trong số lực lượng lao động đó thì tỉ lệ người trực tiếp tham gia lao

động là chưa cao chỉ mới 60%. Mặt khác, vì là một cộng đồng nghèo, để tăng thêm
thu nhập cho gia đình nên một số hộ đã cho trẻ em đi làm sớm. Bằng chứng là số
người 6 – 9 tuổi tham gia lao động là 4 người; số người từ 10 – 15 tuổi tham gia lao
động là 20 người. Tuy nhiên số trẻ em đi làm sớm này là thấp so với các năm trước
đó. Nguyên nhân là nhờ vào sự hổ trợ, giúp đỡ về đời sống của một số tổ chức nên
điều kiện kinh tế của các hộ Thủy Diện có phần cải thiện và số trẻ em đi làm sớm

16


cũng dần ít đi. Ngồi ra các cuộc vận động, tuyên truyền về việc không cho trẻ em
đi làm sớm cũng có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đó.
Bảng 1: Tình hình cơ bản các hộ Thủy Diện Phú Bình năm 2007
Tổng
Chỉ tiêu
Tổ 12 Tổ 14
số
Số hộ
102
133
235
Số hộ có hộ khẩu
82
91
173
Số khẩu
576
756
1.332
Số đị

11
98
109
Số bè
91
35
126
Hộ nghèo
40
30
70
Hộ chính sách
1
0
1
Số người khơng có giấy khai sinh
Số người được khám bảo hiểm miễn phí
Số nam trong tuổi lao động
Số nữ trong tuổi lao động
Số người 6 – 9 tuổi tham gia lao động
Số người 10 – 14 tuổi tham gia lao động
Số người từ 15 tuổi tham gia lao động
Số hộ buôn bán
Chạy đò du lịch
Dịch vụ khác trên bờ
Làm thuê cát sạn
Đánh bắt cá
Xích lơ
Xe ơm
Phụ nề

Số người đang học tiểu học
Số người đang học trung học cơ sở
Số người đang học trung học phổ thông
Mù chữ
Số trẻ từ 7 – 10 tuổi mù chữ
Số hộ không dùng điện
Số hộ chỉ dùng nước sơng

253
342
296
152
4
3
254
14
0
7
25
60
58
4
2
89
24
5
198
4
0
0


344
206
474
227
0
1
438
6
1
31
0
0
8
16
3
124
14
2
271
10
35
7

597
548
770
379
4
7

692
20
1
38
25
60
66
20
5
213
38
7
469
14
35
7

Phường Phú
Bình
1725
1.628
11.085

239
53
667
2.248
6.521
2.997
4

20
416
317

118
56
1.073
386
174
652
17
35

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Phường và phỏng vấn các tổ trưởng, tổ phó của
hai tổ Thủy Diện

17


Về nghề nghiệp của những hộ này cũng rất đa dạng, có cả nghề trên cạn và
nghề sơng nước. Trong đó nghề xích lơ và nghề đánh bắt cá có nhiều hộ tham gia
nhất, lần lượt là 66 hộ và 60 hộ. Nghề xích lơ chủ yếu là các hộ ở tổ 12 tham gia;
nghề đánh bắt cá chỉ có các hộ ở tổ 14 tham gia. Các dịch vụ khác trên bờ cũng có
số người tham gia đơng với 38 hộ. Nhưng số hộ tham gia các dịch vụ này lại có quy
mơ nhỏ hơn rất nhiều so với các hộ khác trong phường.
Về giáo dục, có thể nói đây là một cộng đồng có trình độ giáo dục kém. Số
người mù chữ chiếm 35% dân số, chiếm 72% số người mù chữ của tồn phường.
Trong đó trẻ em cũng có hiện tượng mù chữ với 14 người chiếm 2,9% số người mù
chữ của cộng đồng này, chiếm 82,35% số trẻ mù chữ của phường. Tỉ lệ trẻ em đi
học các cấp cũng thấp. Đặc biệt là tỉ lệ người đang học cấp 2 và cấp 3 rất thấp

chiếm 9,8% và 4% so với số người đang học cấp 2 và cấp 3 của toàn phường.
Về đời sống sinh hoạt hàng ngày của các hộ cũng rất khó khăn. Cịn 35 hộ
chưa có điện dùng trong tổng số 1332 hộ Thủy Diện. Tuy nước máy đã về với cộng
đồng nhưng người dân vẫn có thói quen dùng nước sơng, cá biệt có 7 hộ hồn tồn
khơng dùng nước máy mà chỉ dùng nước sơng. Trong hai tổ thì tổ 14 là tổ có tỉ lệ
dùng nước sơng cao hơn. Trong các hoạt động khác như nấu ăn, giặt, tắm... Nước
sông vẫn được dùng cho các hoạt động này.
Về sự biến động số hộ, số đò của các hộ Thủy Diện qua các năm được trình
bày ở bảng 2.
Bảng 2: Sự biến động số hộ Thủy Diện giai đoạn năm 2000 – 2007
Tổ12
Tổ 14
Tổng số
Năm
Số hộ
Số hộ
Số hộ
2000

87

129

216

2001

89

135


224

2002

91

136

227

2003

89

132

221

2004

93

132

225

2005

95


134

229

2006

99

137

236

2007

102

133

235

Nguồn: Số liệu phỏng vấn các tổ trưởng của hai tổ đò, tổng hợp các báo cáo.

18


Theo kết quả nghiên cứu, sự biến động số hộ qua các năm là khơng đáng
kể. Năm 2000 có 216 hộ với 216 đị, trung bình mỗi năm tăng thêm 3 - 4 hộ.
Riêng năm 2001 tăng thêm 8 hộ là do có 6 hộ từ nơi khác đến tạm trú, năm
2006 tăng 7 hộ là để đối phó với quy định của phường về việc cấm phát sinh đò

mới. Trong vòng 8 năm từ 2000 – 2007 số hộ tăng thêm chỉ là 19 hộ. Nguyên
nhân là vì trong giai đoạn này có khoảng 16 hộ đã tái định cư lên đất liền. Tuy
nhiên năm 2003 và năm 2007 số hộ lại giảm so với năm trước đó. Điều này
được giải thích là: hai năm này số hộ tái định cư nhiều và nhiều hơn số hộ phát
sinh. Năm 2003 số hộ tái định cư là 8 hộ trong khi đó số hộ phát sinh chỉ có 2
hộ, năm 2007 số hộ định là 4 hộ và số hộ phát sinh là 3 hộ.
Nói chung sự biến động về số hộ, cũng như biến động về số đò của cộng
đồng Thuỷ Diện ở Phú Bình trong giai đoạn 2000 – 2007 là thấp do số hộ tái
định cư và số hộ mới phát sinh là tương đương nhau.
Đò, bè là phương tiện làm nhà ở của người dân, nhưng do diện tích nhỏ
nên mỗi đị, bè chỉ đủ cho một hộ sinh sống. Tuy nhiên, hiện nay các hộ lại
khơng được phép phát sinh thêm đị, bè mới. Đây là quy định của UBND
phường Phú Bình năm 2006 đưa ra nhằm hạn chế sự mất mỹ quan của các con
đị đối với dịng sơng. Điều này đã làm cho người dân gặp rất nhiều khó khăn
khi có nhiều hộ mới phát sinh mà khơng được có đị mới. Do vậy đã xảy ra tình
trạng nhiều hộ dân đóng đị ở nơi khác kéo về, trốn chính quyền khơng khai báo.
4.2. Điều kiện tự nhiên khu vực cộng đồng Thủy Diện Phú Bình
4.2.1. Vị trí địa lý
Phú Bình là phường nằm ở phía Bắc thành phố Huế, cách chợ Đơng Ba và
cầu Trường Tiền 2km về phía Nam. Đây là phường có hai nhánh của Sơng
Hương chảy qua là sơng Đông Ba và sông Hồ Đào, là không gian sinh sống của
cộng đồng dân Thuỷ Diện hình thành từ lâu đời. Xi theo Sơng Hương về phía
Bắc khoảng 3 km là nơi người dân khai thác cát sạn và đánh bắt chủ yếu, khu
vực này thuộc các xã là Phú Mậu, Phú Thanh của huyện Phú Vang và Hương
Vinh, Hương Phong của huyện Hương Trà.
Mặt khác, phía Nam và phía Tây của phường giáp với các trung tâm kinh
tế lớn của thành phố. Nhất là chợ Đông Ba, là khu chợ lớn nhất thành phố đã
thu hút một số lượng lao động lớn của phường tham gia buôn bán nhỏ và làm

19



thuê. Khu vực phía tây giáp với Nội Thành - địa điểm du lịch lớn của thành
phố. Nơi tạo ra việc làm cho một lượng lớn lao động như xích lơ, xe ơm…
4.2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
Lưu vực Sông Hương là lưu vực sông lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế,
có chiều dài sơng chính là 104 km với tổng diện tích lưu vực là 2.830 km 2,
trong đó hơn 80% diện tích là đồi núi. Độ cao lưu vực trung bình là 330m, độ
dốc trung bình là 28,5%, bề rộng trung bình là 44,6m, mật độ mạng lưới sơng
trung bình khơng q cao (khoảng 0,6 km/km 2). Sơng Hương có 3 nhánh sơng
chính đó là sơng Tả Trạch, Hữu Trạch Và Sơng Bồ.
Tồn bộ lưu vực Sơng Hương nằm trong tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc vùng
khí hậu đặc trưng của khu vực miền Trung với nhiều chế độ thủy văn khắc
nghiệt: mùa khô hạn kéo dài, mùa lũ ngắn nhưng tập trung lượng dòng chảy lớn.
Đây là vùng có lượng mưa lớn nhất Việt Nam, với lượng mưa tối đa hơn
5.000mm/ năm ở các vùng núi cao và 3.000mm ở thành phố Huế. Lượng mưa
trung bình hàng năm khu vực ven biển thuộc lưu vực Sông Hương khoảng
2.500mm, vùng đầu nguồn khoảng 3.500mm.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, chủ yếu 3 tháng mưa là các
tháng 9, 10, 11 với tổng lượng là 1.850mm, khoảng 65.9% lượng mưa năm.
Lượng mưa tháng 10 đạt 796mm, chiếm khoảng 43% lượng mưa mùa mưa.
Lượng mưa trong 3 ngày tối đa là 600 - 1000 mm tương ứng với tần suất 5% ở
lưu vực Sông Hương.
Bão, áp thấp nhiệt đới thường gây nên lũ lớn ở Sông Hương. Các khối
khơng khí lạnh hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp với bão, áp thấp nhiệt đới cũng
có thể gây nên lũ ở mức báo động 3.
Hàng năm, khu vực này chịu nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như
bão, áp thấp nhiệt đới gây ra mưa lớn với lượng mưa rất cao. Bên cạnh đó, địa
hình của lưu vực Sông Hương cũng thay đổi đột ngột, từ vùng thượng lưu trên
núi cao đổ xuống đồng bằng và ra hệ thống đầm phá lớn, gần như khơng có

vùng chuyển tiếp dẫn đến lượng dòng chảy cao trong mùa mưa, lũ lớn và ngập
lụt trên diện rộng. Về mùa cạn, độ xâm nhập mặn rất sâu vào trong sơng về
phía thượng lưu, thậm chí cao hơn cả cầu Bạch Hổ.

20


Những đặc điểm trên đây cho thấy lưu vực Sông Hương và tỉnh Thừa Thiên
Huế rất dễ bị ảnh hưởng và nhạy cảm với thiên tai và các tác động của biến đổi
khí hậu. Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế và lưu vực Sông Hương đã
chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều trận thiên tai như bão lớn, mưa to, lũ lụt và
hạn hán với cường độ và tần suất tăng lên đáng kể, gây ra những thiệt hại lớn về
kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ở hạ lưu, gây tổn thất về
tài sản và cuộc sống của người dân [11].
4.2.3. Khí hậu ở lưu vực Sơng Hương
Sự biến đổi khí hậu trong tương lai được nghiên cứu dựa trên các kịch bản phát
thả khí nhà kính do IPCC đề xuất. Với kịch bản trung bình thì đến cuối thế kỷ này
nhiệt độ trung bình năm có thể tăng khoảng 2,5 0C - 2,60C, nhưng sẽ tăng đáng kể
trong các tháng 1 và tháng 2 (2,6 0C- 2,70C), các tháng 6 và 7 (2,450C - 2,50C) là hai
tháng nóng nhất.
Theo với kịch bản phát thải cao (high emission) (a1fi), nhiệt độ có thể tăng lên
tới 390C và trong các tháng 3, 4, 5 có thể lên tới 47 0C. Với mức độ tăng nhiệt độ cao
này, nó có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế xã hội và hệ
sinh thái. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão...
chắc chắn sẽ xảy ra thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn. Chúng có thể gây nên
những thảm hoạ cho các vùng ven Sơng Hương.
Lượng mưa bình qn năm tại Huế trong trường hợp mơ phỏng tốt nhất có thể
tăng khoảng 7%, nhưng trong mùa khơ có thể giảm từ 10 - 15% (từ tháng 2 đến
tháng 5). Ngược lại, trong mùa mưa tăng từ 10 - 24% (từ tháng 9 đến 11). Lượng
mưa vào tháng đầu mùa mưa (tháng 8) tăng ít nhất (2,5 - 3%). Mùa mưa sẽ kéo dài

hơn. Trong trường hợp mô phỏng theo kịch bản phát thải cao (a1fi), lượng mưa
trong mùa mưa có thể tăng đến 24,7%, nhưng trong những tháng đầu mùa khô
(tháng 12 đến tháng 2) có thể giảm xuống 23,4%. Việc sụt giảm lượng mưa trong
mùa khô thường gây nên hiện tượng hạn hán kéo dài. Hạn hán kéo dài và khốc liệt
sẽ đe doạ nguồn cung cấp nước cho thành phố Huế, thiếu nước sạch cho các hoạt
động kinh tế xã hội và môi trường sinh thái [11].

21


4.3. Tình hình tái định cư hộ Thuỷ Diện phường Phú Bình
Bảng 3: Số hộ, số khẩu Thủy Diện tái định cư theo thời gian ở phường Phú Bình
Tổ 12
Tổ 14
Phú Bình
Năm
Số hộ
Số khẩu
Số hộ
Số khẩu
Số hộ
Số khẩu
1985
0
0
2
9
2
9
1986

1
10
1
8
2
18
1988
6
25
2
7
8
32
1990
1
6
0
0
1
6
1992
1
6
0
0
1
6
1994
1
7

0
0
1
7
1995
3
17
3
12
6
29
1997
1
7
2
9
3
16
1998
13
93
5
17
18
110
1999
12
68
0
0

12
68
2000
1
5
0
0
1
5
2002
1
5
2
8
3
13
2003
3
17
5
20
8
37
2007
0
0
4
20
4
20

Tổng số
44
266
26
110
70
376
Nguồn: Số liệu phỏng vấn các tổ trưởng, tổ phó của hai tổ và sổ quản lý hộ 2008
Qua số liệu điều tra, từ năm 1985 – 2007 phường Phú Bình có 70 hộ Thủy
Diện với 376 khẩu đã tái định cư lên đất liền. Năm có số hộ tái định cư nhiều là
năm 1988 với 8 hộ, năm 1998 và 1999 là 30 hộ, năm 2003 là 8 hộ. Hai năm 1988 và
2003 có số hộ tái định cư tự do nhiều do trước các năm này đều xảy ra các hiện
tượng tiên tai lớn: cơn bão lịch sử năm 1985 và trận đại hồng thuỷ năm 1999.
Những biến động môi trường này tạo ra áp lực thúc đẩy tái định cư. Mặc dầu vậy họ
phải cần 3 năm mới đủ thời gian chuẩn bị cho tái định cư. Sự chuẩn bị này bao gồm
chuẩn bị về tiền mua đất xây nhà và tìm kiếm nơi tái định cư phù hợp.
Bảng 4: Số hộ, số khẩu Thủy Diện tái định cư theo khu vực ở phường Phú Bình
Phường Phú
Phường Phú
Phường Kim
Các phường
Chỉ tiêu
Bình
Hậu
Long
khác
Số hộ
20
12
13

25
Số khẩu
108
68
93
107
Nguồn: Số liệu phỏng vấn các tổ trưởng, tổ phó của hai tổ Thủy Diện.

22


Có nhiều khu vực được chọn để tái định cư, nhưng tái định cư ngay tại phường
Phú Bình nhiều nhất 20 hộ với 108 khẩu. Phường Kim Long 13 hộ và những hộ này
là hộ đông nhân khẩu (7,15 khẩu/ hộ) nên đã được chọn tái định cư thí điểm. Các
phường: Phú Hậu, Phú Hiệp, An Cựu – thành phố Huế và các xã: Hương Vinh
(huyện Hương Trà), Phú Mậu, Phú Thượng (huyện Phú Vang) cũng được chọn làm
nơi tái định cư của các hộ còn lại. Giữa hai tổ đị thì tổ 12 có số hộ tái định cư nhiều
hơn (44/70 hộ) bởi vì ngồi số hộ tái định cư tự do có thêm 25 hộ được tái định cư
theo kế hoạch.
4.4. Đặc điểm nhân khẩu và điều kiện sinh hoạt của các hộ Thủy Diện đã tái định
cư và chưa tái định cư.
4.4.1. Đặc điểm nhân khẩu và lao động
Nhân khẩu và lao động là hai đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt
đời sống hộ, mặt khác bản thân chúng cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố đó.
Kết quả ở bảng 5 cho thấy, cả hai nhóm hộ đã tái định cư và chưa tái định cư
đều có trung bình số khẩu khơng khác nhau nhiều: nhóm chưa tái định cư là 5,6
khẩu/ hộ, nhóm đã tái định cư là 5,15 khẩu/ hộ. Tuy nhiên sự biến động là khác
nhau, đối với nhóm chưa tái định cư giá trị trung bình khẩu có độ lệch chuẩn là 2,14
trong khi nhóm đã tái định cư là 1,84. Như vậy, tuy cùng giá trị trung bình nhưng số
nhân khẩu của nhóm hộ chưa tái định cư biến động nhiều hơn và kém đồng đều hơn

nhóm hộ đã tái định cư. Mặt khác số khẩu xuất hiện nhiều nhất của nhóm chưa tái
định cư là 6, lớn hơn số khẩu xuất hiện nhiều nhất của nhóm đã tái định cư là 4.
Chứng tỏ rằng, các hộ chưa tái định cư phần lớn có số khẩu nhiều hơn hẳn các hộ
đã tái định cư.
Bên cạnh đó ngay trong nhóm đã tái định cư, đặc điểm nhân khẩu cũng khác
nhau giữa những hộ tái định cư tự do và tái định cư theo kế hoạch. Trong khi số
khẩu trung bình của hộ tái định cư tự do là 4,9 thì các hộ tái định cư theo kế hoạch
là 5,4. Sự khác biệt này là do các hộ tái định cư theo kế hoạch vốn là những hộ có
hồn cảnh khó khăn, đơng con nên được chính quyền ưu tiên tái định cư trước. Kết
quả điều tra số nhân khẩu trung bình trên hộ ở nhóm chưa tái định cư (phường Phú
Bình) rất phù hợp số liệu của UBND thành phố Huế năm 2006 là 5,73 khẩu/ hộ.
Về lao động, cũng như đặc điểm nhân khẩu, giá trị trung bình lao động/ hộ
giữa hai nhóm là như nhau: 2,65 lao động/ hộ. Tuy nhiên sự biến động này là khác

23


nhau. Giá trị lao động trung bình trên hộ của nhóm chưa tái định cư có độ lệch
chuẩn là 0,87 trong khi của nhóm đã tái định cư là 1,12. Nhưng cả hai nhóm hộ đều
có số lượng hộ có 2 lao động là nhiều nhất. Nói chung, số lao động của nhóm đã tái
định cư biến động lớn hơn nhóm chưa tái định cư. Số hộ có nhiều lao động cũng lớn
hơn, đây cũng là một yếu tố thuận lợi giúp các hộ này có điều kiện kinh tế khá hơn.
Phân tích cũng cho thấy, trong nhóm Thủy Diện số hộ có 2 lao động chiếm đa
số (55%) và khơng có hộ nào chỉ có một lao động. Ở nhóm hộ đã tái định cư thì hộ
có 2 lao động cũng chiếm đa số 35% nhưng không lớn lắm bỡi những hộ khơng có
lao động, có 3 lao đơng, có hơn 3 lao động chiếm tỉ lệ tương đương nhau lần lượt là
15%, 30%, 20%. Trong đó các nhóm hộ định cư theo kế hoạch cũng có đặc điểm
tương tự như nhóm hộ Thủy Diện. Số hộ có 2 lao động chiếm 60%, khơng có hộ
nào có trên 3 lao động. Trong khi nhóm định cư tự do lại có số lao động phân bố
đồng đều hơn. Có 15% số hộ có trên 3 lao động. Điều này cho thấy, nhóm chưa tái

định cư và đã tái định cư theo kế hoạch có nhiều đặc điểm tương đồng nhau. Do
nhóm định cư theo kế hoạch có xuất phát điểm cũng giống như nhóm chưa định cư
và họ cũng khơng thể nào định cư được bằng khả năng nội tại của mình nếu khơng
có sự hổ trợ từ các dự án, chương trình tái định cư.
Bảng 5: Đặc điểm nhân khẩu và lao động của hộ
Chỉ tiêu

Chưa tái định cư

Đã tái định cư

Số khẩu/ hộ

5,6

5,15

Số lao động/ hộ

2,65

2,65

Số lao động nam/ hộ

1,3

1,4

Số lao động nữ/ hộ


1,35

1,25

0

20

100

100

45

52

Tỉ lệ hộ có lao động trẻ
em (%)
Tỉ lệ chủ hộ là nam giới
(%)
Tuổi của chủ hộ
Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ 2008

So sánh lao động theo giới cho thấy ở nhóm hộ đã tái định cư có số lao động
nam trung bình trên hộ là 1,4 lao động/ hộ, trong khi số lao động nam trung bình

24



của nhóm hộ Thủy Diện là 1,3 lao động/ hộ. Sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ là
khơng nhiều. Tuy nhiên, nhóm hộ tái định cư tự do lại có số lao động nam là 1,87
lao động/ hộ, cịn nhóm hộ tái định cư theo kế hoạch là 1,08 lao động nam/ hộ.
Chính sự chênh lệch này đã làm cho trung bình số lao động nam của nhóm tái định
cư không cao hơn nhiều so với số lao động nam trung bình của nhóm hộ Thủy Diện.
Như vậy, chỉ có nhóm hộ tái định cư tự do và nhóm hộ Thủy Diện mới có sự khác
nhau rõ rệt về số lao động nam trên hộ.
Về lao động nữ, số lao động nữ trung bình trên hộ ở nhóm hộ Thủy Diện là
1,35 lao động/ hộ cao hơn nhóm hộ đã tái định cư (1,25 lao động/ hộ). Trong đó số
lao động nữ trung bình hộ ở tổ 14 là 1,56 cao hơn tổ 12 (1,1 lao động nữ/ hộ). Như
vậy nhóm hộ Thủy Diện có số lao động nữ cao là ở tổ 14, ngược lại nhóm hộ tái
định cư có số lao động nam cao là ở nhóm hộ tái định cư tự do.
Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ có lao động trẻ em ở các nhóm hộ trên cũng khác nhau.
Nhóm đã tái định có tỷ lệ hộ có lao động trẻ em là 20%, trong khi nhóm hộ Thủy
Diện lại khơng có hộ nào. 20% số hộ này (4 hộ) có 2 hộ là tái định cư theo kế hoạch
ở Bãi Dâu, sau khi tái định cư họ gặp nhiều khó khăn hơn do chi tiêu cho sinh hoạt
tăng, phải vay nợ xây nhà, lại ít nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Đây là các hộ
làm nghề lượm ve chai, điều kiện kinh tế rất khó khăn, và họ buộc phải để con cái
đi làm để phụ giúp gia đình. Cịn 2 hộ cịn lại là hộ tái định cư tự do, làm nghề cát
sạn. Các hộ này có nhiều trẻ em nam (3 trẻ em nam/ hộ), do vậy khi những trẻ em
này lớn khoảng 13 – 14 tuổi thì phải đi làm phụ giúp gia đình. Cũng nhờ số lao
động trẻ em này mà các hộ trên mới tái định cư được.
Còn đối với nhóm hộ Thủy Diện, tuy cuộc sống cịn khó khăn nhưng những
năm gần đây nhận thức về vấn đề lao động trẻ em đã có nhiều thay đổi. Đây là kết
quả của các tổ chức phi chính phủ trong việc vận động không cho trẻ em lao động
sớm trên địa bàn phường. Người dân nơi đây cũng khơng có áp lực trong chi tiêu
gia đình như nhóm hộ đã tái định cư, và cũng khơng có mong muốn tăng thu nhập
để tái định cư vì họ nghĩ chỉ có sự nỗ lực bản thân thì cũng khơng đủ tiền lên bờ.
Chủ yếu số hộ này thường trông chờ sự hỗ trợ tái định cư của nhà nước.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, cả hai nhóm hộ đều có tỷ lệ chủ hộ là nam là

100%. Điều này cho thấy nam giới là người đại diện chính và có vai trò rất cao
trong mọi hoạt động của hộ. Tuổi của chủ hộ trung bình ở nhóm đã tái định cư là

25


×