Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau an toàn tại xã quảng thành – quảng điền – thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.99 KB, 66 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống xã hội ngày càng được
nâng cao thì nhu cầu về rau càng tăng lên về số lượng và chất lượng để bảo vệ
sức khỏe cho con người và môi trường.
Giá trị của rau còn được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống. Rau xanh
không chỉ là thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, gia cầm, nguyên
liệu cho chế biến thực phẩm mà còn là một mặt hàng có giá trị kinh tế lớn.[2]
Rau xanh nói chung và rau an toàn nói riêng là cây trồng mang lại hiệu
quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống, tạo việc làm, tăng thu nhập xóa
đói giảm nghèo, cải tạo môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe con người,
ngoài ra nó còn góp phần làm tăng nhanh kim nghạch xuất khẩu của đất nước.
[4]
Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế rất quan tâm đến sản xuất rau an
toàn và phát triển trên diện rộng, nhưng đến nay việc mở rộng diện tích sản
xuất rau an toàn ra toàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng. Đó là quy
hoạch sản xuất rau an toàn chưa hợp lý về cơ cấu chủng loại, tổ chức sản xuất,
các quy định, chính sách sản xuất rau an toàn vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng, thế mạnh của vùng, khâu chế biến và xuất khẩu rau còn yếu kém, khâu
phân phối và kênh tiêu thụ rau an toàn còn nhỏ lẻ và đơn điệu.
Xã Quảng Thành - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế là một xã có kinh
nghiệm trồng rau nhiều năm nay và thuận lợi là đất đai phì nhiều, tươi xốp,
nguồn nước dồi dào rất thuận lợi cho mô hình trồng rau xanh. Chính vì vậy
hiện nay toàn xã đã tổ chức sản xuất được 68 ha rau, trong đó có 1,6 ha sản
xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Trong vài năm tới xã sẽ chuyển
dịch từ trồng lúa sang trồng rau an toàn lên khoảng 2,2 ha.
Mặc dù vậy, sản xuất rau an toàn tại xã Quảng Thành chưa thực sự phát
triển, thu nhập của người sản xuất rau an toàn vẫn chưa cao bởi quá trình tiêu
thụ rau an toàn còn gặp phải một số khó khăn, trở ngại vì người tiêu dùng
chưa thực sự tin tưởng sản phẩm rau là rau an toàn. Quá trình tiêu thụ sản
phẩm rau an toàn còn mang tính tự phát, chưa có hệ thống nên người dân sản


xuất rau an toàn ra chưa tìm được nơi tiêu thụ thật ổn định, mà chủ yếu nguời
1
dân mang ra chợ bán như rau thường, đặc biệt là một số chính sách ưu tiên,
tìm kiếm thị trường cho người sản xuất rau an toàn chưa có cho dù đã có sự
quan tâm của các cấp chính quyền. Do vậy mà phần lớn lượng rau an toàn
sản xuất ra vẫn phải tiêu thụ với giá rau thường hoặc thấp hơn rau thường,
không có dấu hiệu an toàn, nên đã gây ảnh hưởng rất lớn hiệu quả sản xuất
của người dân. Điều này làm cho việc phát triển sản xuất rau an toàn chậm,
không ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu của tiêu dùng hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau an toàn tại xã Quảng Thành –
Quảng Điền – Thừa Thiên Huế”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu quy mô, đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến và tiêu thụ rau
an toàn tại xã Quảng Thành - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế
- Mô tả và phân tích chuỗi giá trị của ngành hàng rau an toàn từ người
sản xuất đến người tiêu dùng, liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi
giá trị
- Phân tích chi phí, lợi nhuận phát sinh trong chuỗi giá trị ngành hàng rau
an toàn tại xã Quảng Thành – Quảng Điền – Thừa Thiên Huế.


2
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm chuỗi giá trị và ngành hàng
2.1.1. Chuỗi sản xuất - cung ứng
Đây là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị trường với mục tiêu
chính là sản xuất hàng hóa theo ngành hàng. Từ các quan điểm của các nhà
kinh tế khác nhau chúng tôi cho rằng, một chuỗi sản xuất được hiểu đó là tất
cả các bên tham gia vào một hoạt động kinh tế có sử dụng các yếu tố đầu vào

để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và chuyển giao sản phẩm đó tới người tiêu
dùng cuối cùng.[11]
Trong một chuỗi sản xuất - cung ứng: Dòng luân chuyển thông tin
thường không phải là chủ yếu mà mục tiêu chính hướng đến là chi phí và giá.
Chiến lược sản xuất thường tập trung vào các sản phẩm, hàng hoá cơ bản.
Định hướng của chuỗi sản xuất - cung ứng chủ yếu là hướng cung Vấn đề
trọng tâm của chuỗi sản xuất chính là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
và kết cấu tổ chức trong chuỗi là các tác nhân tham gia độc lập.[11]
2.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị hàng hóa - dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để
biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm khác nhau, đến
khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.
Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt
động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi.[11]
Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng.[11]
Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết
dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một
chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt
động thực hiện trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất
định. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất
với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản phẩm
cuối cùng.
3
Nếu hiểu Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt
động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu
thô thành thành phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm
đã được bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối,
các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau
trong chuỗi.

2.1.3. Khái niệm về ngành hàng
Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử
dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông
nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ
thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương
mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích
ngành hàng được sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách
của ngành nông nghiệp, sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sung
thêm sự tham gia của các vấn đề thể chế trong ngành hàng.
Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng
là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia
vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa
các yếu tố trên cũng như với bên ngoài" (J.P Boutonnet, INRA.France).
Theo Fabre “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ
trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã
vạch ra sự kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối
cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai
đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn
chỉnh ở mức độ người tiêu thụ”. Nói cách khác “Ngành hàng là tập hợp những
tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công sản
phẩm, chế biến và đi đến một thị trường hoàn tất của các sản phẩm nông
nghiệp.[11]
Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết
chặt chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến
4
phân phối sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khác hàng. Chúng
ta thấy rằng ngành hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng
là một chuỗi những thị trường, nó kéo thoe những luồng vật chất và những bù
đắp những giá trị tiền tệ.[11]

2.1.4. Khái niệm về tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự
quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những
doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động
kinh tế của họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại:
Tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng.
Nếu theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có
cùng một hoạt động.[11]
2.1.5. Khái niệm sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra một sản phẩm riêng của
mình, trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác
chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả của hoạt
động kinh tế, là đầu ra quá trình sản xuất, của từng tác nhân. Do tính chất
phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường
chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng
thường lấy tên sản phẩm của tác nhân của tác nhân đầu tiên. [11]
2.2. Khái niệm rau an toàn
Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn
củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm
lượng các chất hóa độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu
chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn.[10]
Rau an toàn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau không chứa các dư
lượng dưới đây vượt ngưỡng cho phép
+ Thuốc bảo vệ thực vật
+ Hàm lượng nitrat
5
+ Kim loại nặng
+ Vi sinh vật gây hại

Trong đó mức độ an toàn về chất lượng thực phẩm là quan trọng nhất.
[10]
Quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng GAP (Good Agricultural
Practices) do bộ nông nghệp và phát triển nông thôn hoặc các cơ quan có
thẩm quyền thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành, được xây
dựng theo hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt GAP (Good Agricultural
Practices).[8]
2.2.1. Các quy định về sản xuất và chế biến rau an toàn
Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế
RAT khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Nhân lực
+ Có ít nhất một cán bộ chuyên ngành trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở
lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất RAT.
+ Người sản xuất RAT được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ
chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về quy định quản lý và quy trình sản
xuất RAT.
- Đất trồng và giá thể
+ Có đặc điểm lý, hoá tính phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây rau.
+ Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt
từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang,
đường giao thông lớn.
+ Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất hoặc giá thể không vượt
quá mức cho phép tại Phụ lục 1 của Quy định này[10]. Trước khi sản xuất
RAT và trong quá trình sản xuất khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm phải lấy
mẫu đất để kiểm tra.
- Nước tưới
+ Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ bệnh viện, khu dân cư,
trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc chưa qua xử lý; nước phân tươi, nước
giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau.
6

+ Nước tưới cho rau không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hoá chất độc hại,
hàm lượng một số hoá chất không vượt quá mức cho phép tại Phụ lục 2 của.
[10]
Trước khi sản xuất RAT và trong quá trình sản xuất khi thấy có nguy cơ
gây ô nhiễm phải lấy mẫu nước kiểm tra. Phương pháp lấy mẫu nước theo
Tiêu chuẩn TCVN 6000:1995 đối với nước giếng, nước ngầm, hoặc Tiêu
chuẩn TCVN 5996:1995 đối với nước ao, hồ, sông rạch.
- Quy trình sản xuất RAT
Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT phải cam kết thực hiện các quy trình sản
xuất RAT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tỉnh, thành phố
nơi tiến hành sản xuất ban hành.
Trong thời gian chờ soát xét, chuyển đổi các quy trình sản xuất RAT
hiện có cho phù hợp với Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn và Hướng dẫn thực
hành nông nghiệp tốt (GAP), các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng các quy
trình sản xuất RAT hiện có do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
tỉnh, thành phố đã ban hành.
- Điều kiện sơ chế rau
+ Có địa điểm, nhà xưởng, nguồn nước rửa, dụng cụ sơ chế, phương
tiện vận chuyển, bao gói sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn theo QTSXRAT.
+ Người lao động không bị bệnh truyền nhiễm và được tập huấn về sơ
chế RAT.[9]
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế giới
Theo số liệu thống kê năm 2006, thì diện tích trồng rau trên thế giới là
3.137.682,4 ha với năng suất đạt 219,88 tạ/ ha và tổng sản lượng đạt
68.991380 tấn. trồng rau lớn nhất là Trung Quốc 1.720.050 ha, đứng thứ hai
là Ấn Độ với 290.300 ha và Liên Bang Nga đứng thứ ba với 164.160 ha.
Chính vì thế mà sản lượng Trung Quốc đứng đầu thế giới với 34.826.150 tấn
chiếm 50,48% sản lượng rau toàn thế giới, sau đó là Ấn Độ chiếm 8,91%,
đứng thứ ba là Liên Bang Nga chiếm 5,90%. Bên cạnh đó, việc áp dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều loại rau đạt năng suất cao làm cho năng suất
7
một số nước tăng lên đáng kể. Năng suất lớn nhất là Áo 574,34 tạ/ ha kế đến
là New Zealand 571,42 tạ/ ha và Đức 498,72 tạ/ ha[1]
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng rau một số nước trên thế
giới năm 2006
Tên nước
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
Thế giới
3.137.682,40 219,88 68.991.380
Trung Quốc
1.720.050 202,47 34.826.150
Ấn Độ
290.300 211,77 6.147.700
New Zealand
700 571,42 400.000
Áo 1.674 574,34 96.145
Liên Bang Nga
164.160 248,12 4.073.240
Đức
14.787 498,72 737.458
(Nguồn FAOSTAT, năm 2007)[1]
Trước nhu cầu rau ngày càng tăng, một số nước trên thế giới đã có
những chính sách nhập khẩu rau khác nhau. Năm 2005, nước nhập khẩu lớn
nhất là Pháp đạt 145,224 nghìn tấn, sau Pháp là các nước như Canada

(143,332 nghìn tấn), Anh (140, 839 nghìn tấn), Đức (116,866 nghìn tấn).
Trong đó 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu lớn nhất thế giới chi tiêu nhập khẩu
rau lớn trên thế giới là: Đức(149.140 nghìn USD), Pháp 132.942 nghìn USD;
Canada 84.496 nghìn USD ; Trung quốc 80.325 nghìn USD; Nhật Bản 75.236
nghìn USD
Nhiều nước trên thế giới ngày càng có nhiều chủng loại rau, tăng diện
tích và năng suất để đáp ứng nhu cầu về rau xanh ngày một tăng. Theo FAO,
dự báo thị trường rau của thế giới thì thị trường rau quả vẫn không đủ cầu.
Thời kỳ 2000 đến 2010 nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trên thế giới
sẽ tăng do mức tăng tiêu thụ rau bình quân, dự báo nhu cầu tăng 3,6% trong
khi mức tăng sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%.[2]
8
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
Nước ta có lịch sử nghề trồng rau lâu đời, quá trình phát triển nghề trồng
rau gắn liền với công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước qua nhiều
thời đại: Theo sổ sách ghi chép từ đời Hùng Vương, bầu bí đã được trồng
trong các vườn rau gia đình. Rau được nhập vào nước ta từ thời Lý thế kỷ thứ
X. Năm 1721- 1783 Lê Quý Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau
và thấy trước thế kỷ XIX rau được trồng nhiều ở các vùng phụ cận thủ đô
Thăng Long nay là Hà Nội.[2]
Theo số liệu của FAO 2006, diện tích trồng rau là 40.000 nghìn ha tăng
70,06 % so với năm 2001 (23.456 nghìn ha), bình quân hằng năm tăng 14,092
%. Trong những năm gần đây nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại
trong quá trình sản xuất do đó năng suất có tăng lên tuy nhiên so với mức
trung bình của thế giới thì còn thấp. Tính đến năm 2006 năng suất đạt 175 tạ/
ha, đạt 76,58 % so với mức trung bình của thế giới là 219,88 tạ/ha. Sản lượng
đạt 700.000 nghìn tấn tăng 54,22 % so với năm 2001 và đây là năm có năng
suất trung bình cao nhất từ trước đến nay. Tổng sản lượng rau cả nước năm
2006 đạt 700.000 nghìn tấn, đạt giá trị 144.000 tỷ đồng, chiếm 9 % GDP của
nông nghiệp Việt Nam, trong khi diện tích chỉ chiếm 6%. Với khối lượng

trên, bình quân sản lượng rau sản xuất trên đầu người đạt 115 kg/người/năm,
tương đương mức bình quân toàn thế giới và đạt loại cao trong khu vực, gấp
đôi trung bình của các nước ASEAN(57kg/người/ năm). [2]
Năm 2007 diện tích trồng rau trên đất nông nghiệp của cả nước đạt gần
670.000 ha. Với năng suất 150 tạ/ha, chúng ta có sản lượng 10,05 triệu tấn
đảm bảo cho bình quân đầu người 130 kg/năm, bằng số trung bình toàn thế
giới và gấp đôi các nước trong ASEAN. Tuy nhiên, do sản lượng rau chủ yếu
tập trung vào vụ đông xuân (trừ những nơi có độ cao 750m so với mặt nước
biển trở lên có thể trồng rau quanh năm nhiều loại rau ôn đới), một nửa thời
gian còn lại (tháng 4-9) chủng loại rau đơn điệu, phần lớn là rau nước. Rau
trồng trong mùa mưa, nắng nóng thường cho năng suất, chất lượng thấp, giá
thành cao và mức độ an toàn thực phẩm suy giảm do sử dụng nhiều loại háo
chất để phòng trứ sâu bệnh và phân bón hóa học được hấp thụ triệt để hơn.[2]
9
Biểu đồ 1 : Diện tích, năng suất và sản lượng rau của Việt Nam
(Nguồn FAOSTAT,năm 2007).[1]
Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam hiện nay theo nhiều nhà dinh dưỡng
học của Việt Nam cũng như Thế giới nghiên cứu về khẩu phần cho Việt Nam
đã tính, hàng ngày chúng ta cần khoảng 1.300 – 1.500 calo năng lượng để
sống và hoạt động. Để có được năng lượng này chúng ta cần phải tiêu dùng
rau hàng ngày trung bình cho một người vào khoảng 250 -300g/người/ngày.
Theo số liệu thống kê điề tra của Diolle năm 1942 thì lượng rau cần thiết cho
người Việt Nam khoảng 360g/ngày(khoảng 10,8 kg/ tháng.[5]
Theo số liệu thống kê hiện nay tính bình quân cho cả nước ta mới sản
xuất được khoảng 4- 4,5 kg/người/tháng( không tính phần sản xuất tự túc
trong dân)
Theo FAO, nhu cầu về rau của người Việt Nam ngày càng cải thiện và
có khuynh hướng tăng dần năm 1975: 50,2 kg/người/năm; năm 1985:
52,7kg/người/năm; 1986: 54 kg/người/ năm.
Theo tính toán tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh

hiện tại lao động trong một ngày hoạt động nặng cần dùng 400 - 500g rau; lao
động nhẹ cần 300 - 350g rau, lứa tuổi 10 - 13 cần dùng 150 – 200g rau. Theo
hội thảo rau trái vụ ở miền trung cho thấy được lượng rau tiêu thụ bình quân
10
trên đầu người/ năm tăng liên tục, đặc biệt là năm 2000 lượng rau tiêu thụ
tăng nhanh đạt 82,3kg/người/năm so với 1997 là 64,9kg/người/năm.
Qua bảng cho ta thấy việc sử dụng rau ở Việt Nam chủ yếu là rau ăn lá.
Rau ăn lá chiếm trên 80% tổng số loại rau. Có mức chênh lệch tiêu thụ giữa
các vùng trong đó Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng là nhưng
nơi có lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người lớn nhất cả nước. [7]
Bảng 2: Mức tiêu thụ rau của một số Thành phố lớn [3],[7]
Thành phố Tổng (kg) Cơ cấu các loại rau thêo tỉ lệ %
Ăn lá Ăn quả Ăn củ Rau gia vị
Hà Nội
112 82 6 8 4
Hồ Chí Minh
98 80 12 6 2
Hải Phòng
103 85 4 6 5
Huế
73 90 2 4 4
Đà Nẵng
82 92 2 2 2
Cũng theo thống kê kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước trong tháng
4/2008 đạt 29,6 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 4
tháng đầu năm 2008 tăng lên 118,1 triệu USD, tăng 148% so với cùng kỳ năm
2007. Phần lớn rau quả nước ta xấu khẩu chủ yếu sang các thị trường Đài
Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Bang Nga…trong đó lượng rau xuất khẩu
sang EU chiếm một phần rất nhỏ. Các loại rau chủ yếu xuất sang thị trường
EU là ớt, khoai môn, bắp cải, dưa leo, cà tím cũng chiếm một vị trí rất khiêm

tốn, trung bình mỗi năm chỉ khoảng 5,5-6 tấn.[1]
Theo nhận định của các nhà kinh tế, nhiều loại rau quả Việt Nam đang
tiếp tục được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, ngày một tăng trong những
tháng đầu năm 2008 là dấu hiệu tốt để hướng đến mục tiêu đạt giá trị xuất
khẩu đến năm 2010 là 700 triệu USD. Theo các chuyên gia, rau quả Việt Nam
đã xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã quy hoạch diện tích trồng rau
trong cả nước đến năm 2010 là 1 triệu ha, sản lượng khoảng 10 triệu tấn.
11
Trong đó diện tích dành cho xuất khẩu khoảng 255.000 ha. Theo bộ trưởng
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, thời gian tới bộ sẽ rà soát lại quy
hoạch và tập trung cho khâu nghiên cứu, lai tạo giống raucho năng suất và
chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng, nâng cấp thương
hiệu, đổi mới công nghệ.[1]
3.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm trong khu vực Bắc miền trung, nên chịu
ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Cho nên việc sản xuất nông
nghiệp nói chung, rau nói riêng gặp nhều khó khăn trở ngại do khô hạn về
mùa khô và ngập úng về mùa mưa. Tuy nhiên trong những năm qua được sự
quan tâm của tỉnh thì ngành trồng rau đã phát triển đáng kể.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh sản xuất rau cũng khá phát triển về chủng
loại và về quy mô. Thừa Thiên Huế có đến 52 loại rau thuộc 70 loại rau đã
được điều tra ở Việt Nam bao gồm nhóm rau ăn lá, nhóm rau gia vị, nhóm rau
ăn quả, hạt và nhóm rau ăn củ.[4]
Theo số liệu thống kê thì những năm trở lại đây thì diện tích trồng rau
của các huyện đều tăng lên đáng kể. Tổng diện tích toàn tỉnh năm 2006 là
4.752 ha đã tăng lên 44,13% so với năm 2002 là 3.297 ha. Huyện Phú Vang
tăng 57,94%, huyện Quảng Điền tăng 1.136 ha gấp đôi diện tích so với năm
2002 (550ha).
Chính vì thế, sản lượng rau ở Phú Vang đứng đầu toàn tỉnh với 12.088

tấn rau, thứ hai Quảng Điền 9.943 tấn rau và thứ ba là TP Huế với 6.832 tấn.
12
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng rau tại các địa phương tại
Thừa Thiên Huế
Tên huyện,
thành phố
Diện tích
(ha)
Sản lượng
( tấn)
Năng suất
(tạ/ha)
Năm
2002 2006 2002 2006 2002 2006
Tổng số
3.297 4.750 29.914 43.485 90,70 91,50
TP Huế
560 560 1.849 6.832 140,2 122,00
Phú Vang
856 1.352 7.233 12.088 84,50 89,40
Hương Trà
424 529 3.843 5.477 90,60 105,40
Hương
Thủy
280 312 2.830 2.677 85,00 85,10
A Lưới
90 158 602 1.054 66,90 66,70
Phú Lộc
156 205 1.399 1.799 87,70 88,00
Nam Đông

72 130 487 890 67,60 68,50
Quảng Điền
520 1.136 3.858 9.943 74,20 87,50
(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2006)
- Tình hình sản xuất rau an toàn tại Thừa Thiên Huế
Tại Thừa Thiên Huế ngay từ năm 1995 bằng nguồn vốn Khoa học, của
Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường tỉnh đã xây dựng mô hình trồng 1
ha rau an toàn.Trong đó có 500m
2
rau trồng trong nhà lưới, kết quả được đánh
giá cao song người tiêu dùng ít hiểu biết nên khó bán. Do đó mới chỉ dừng lại
ở mô hình chưa nhân rộng.[4]
Năm 2000 đến nay nhiều cơ quan tổ chức đã đầu tư xây dựng các mô
hình sản xuất rau an toàn tại các phường nội thành và ven Thành Phố, đến nay
đã hình thành các HTX sản xuất rau an toàn cung ứng ổn định cho thị trường
thị trường tiêu thụ ở thành phố như HTX Kim Thành – Quảng Thành – Quảng
Điền, HTX Điền Lộc xã Điền Lộc – Phong Điền xây dựng 1000m
2
rau an
toàn, HTX Nông Nghiệp Hương Long – Thành Phố Huế có 1 ha rau an toàn,
13
các phường Thuận Thành, Tây Lộc đã hình thành rau sạch phục vụ cho du
lịch và tiêu dùng.[4],[6]
3.7. Tình hình sản xuất rau tại huyện Quảng Điền
Huyện quảng điền có diện tích gieo trồng hằng năm khoảng 10.800 ha
trong đó diện tích trồng rau các loại khoảng 1.200-1.300 ha
Diện tích rau tập trung chủ yếu ở các xã Quảng Thành và Quảng Thọ 96
ha, chiếm 45,7% trên tổng diện tích rau của toàn huyện. Hệ số gieo trồng rau
trên năm tương đối lớn, dao động từ 7-9 lần. Diện tích còn lại nằm rải rác ở
các xã khác

Riêng ở Quảng Thành có 68 ha canh tác rau các loại trong đó các loại
rau chủ lực là rau cải, xà lách, tần ô, rau thơm. Trong đó diện tích sản xuất rau
an toàn là 1,6 ha.
Ở Quảng Thọ, tập trung ở HTX Quảng Thọ 2 gồm chủ lực là rau má và
một số loại rau khác như: cải, xà lách, và các loại cà, bầu bí ….

14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng:
Là các hộ tham gia sản xuất rau an toàn, tác nhân thu gom, các tác nhân
bán buôn, bán lẻ.
3.2. Nội dung
- Điều kiện tự nhiên của xã Quảng Thành - Quảng Điền – Thừa Thiên Huế
(Vị trí địa lý, đất đai, các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, đất
đai, thủy lợi)
- Tình hình kinh tế xã hộ xã Quảng Thành - Quảng Điền – Thừa Thiên
Huế (dân số, lao động việc làm, thu nhập, tập quán trồng trọt)
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các hộ tại xã Quảng
Thành - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế (diện tích, năng suất, sản lượng, tình
hình tiêu thụ, các biện pháp kỹ thuật áp dụng, khả năng đầu tư)
- Đặc điểm của thị trường rau của xã Quảng Thành - Quảng Điền – Thừa
Thiên Huế.
- Đặc điểm của các tác nhân tham gia thị trường rau an toàn ở Quảng
Thành
- Hình thành giá sản phẩm, chi phí, phân chia lợi nhuận qua các tác nhân.
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ rau an toàn
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu
- Phương pháp chọn điểm

Chọn xã Quảng Thành - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế làm điểm nghiên
cứu vì đây là xã có diện tích rau lớn nhất trong toàn huyện, với 68 ha và mô
hình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích 1,6 ha do Phòng
nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Quảng Điền thực hiện.
- Dung lượng mẫu khảo sát:
+ Các hộ sản xuất 21 hộ
15
Dự án sản xất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap do Phòng Nông
Nghiệp Phát Triển Nông Thôn huyện Quảng Điền làm chủ dự án tại vùng sản
xuất Thế Lại Thôn Thành Trung xã Quảng Thành bước đầu có 12 hộ tham gia
sản xuất với tổng diện tích 1,6 ha, nhưng do một số hộ nhân đất nhưng điều
kiện sản xuất không cho phép nên chuyển cho một số hộ khác sản xuất.
+ Tác nhân thu gom : 6 hộ
+ Các hộ bán buôn và bán lẻ : 6 hộ
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp và diện tích sản
xuất trong huyện tại phòng Nông nghiệp
- Thu thập các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội và tình hình sản xuất
nông nghiệp và diện tích sản xuất tại xã Quảng Thành - Quảng Điền.
- Thu thập các báo cáo về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại xã Quảng
Thành - Quảng Điền
3.3.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn người am hiểu
Phó chủ tịch xã Quảng Thành
- Thông tin thu thập:
+ Tình hình sản xuất nông nghiệp và diện tích sản xuất xã Quảng Thành
+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ, các kênh tiêu thụ rau an toàn tại xã Quảng
Thành
Thôn trưởng các thôn tại xã Quảng Thành
- Thông tin thu thập:

+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ, các kênh tiêu thụ và những thuận lợi khó
khăn trong tiêu thụ rau an toàn của người dân.
- Phỏng vấn hộ (phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc)
- Phỏng vấn tác nhân thu gom (phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc)
- Phỏng vấn tác nhân bán lẻ (phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc)
- Thảo luận nhóm
Tiến hành hai cuộc thảo luận nhóm nông dân và thảo luận nhóm bán
buôn bán lẻ
16
Lần 1: Với số hộ tham gia là 8 hộ, trong đó có sự tham gia của thôn
trưởng thôn Thành Trung ông Nguyễn Quang Hòa và chủ Doanh nghiệp hóa
châu ông Nguyễn Đình Định nhằm tìm hiểu về tình tình sản xuất rau an toàn,
các kênh tiêu thụ rau và lượng rau bán qua các kênh, thuận lợi khó khăn mà
họ đang gặp phải.
Lần 2: Tiến hành thảo luânh nhóm tác nhân thu gom, bán buôn bán lẻ
với số tác nhân tham gia là 4 người trong đó có chủ doanh nghiệp hóa châu là
tác nhân thu gom bán tại các siêu thị nhà hàng. Với mục đích tìm hiểu các
kênh tiêu thụ rau an toàn tại địa phương, mối quan hệ giữa các tác nhân giữa
các kênh tiêu thụ, lượng rau tiêu thụ của các kênh tiêu thụ, thuận lợi khó khăn
và những ý kiến đề xuất nhằm phát tiển hệ thống kênh phân phối rau tại địa
phương. Trong quá trình thảo luận nhóm có sử dụng công cụ thẻ màu lấy ý
kiến người dân.
3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích số liệu
Các thông tin định tính và một số thông tin thứ cấp được tổng hợp, phân tích
và kiểm chứng qua phỏng vấn hộ và các bên liên quan đến thông tin đó.
- Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được mã hóa, và xử lý trên phần mềm Excel.

17

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thông tin chung về xã Quảng Thành - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế
4.1.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu.
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu
Xã Quảng Thành là xã đồng bằng nằm về phía Đông Nam của huyện
Quảng Điền, ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Quảng An, huyện Quảng Điền
- Phía Nam giáp xã Hương Vinh, huyện Hương Trà
- Phía Đông giáp xã Hương Phong, huyện Hương Trà
- Phía Tây giáp xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền
Diện tích tự nhiên: 1074,82 ha, chiếm khoảng 6,63% diện tích toàn
huyện.
- Địa hình
18
Quảng Thành có địa hình thấp trũng, tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt
và nghiên theo hướng Đông Nam. Nhìn chung địa hình của xã mang đặc điểm
chung của vùng canh tác lúa nước và hoa màu, hàng năm thường xuyên bị
ngập úng vào mùa mưa, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp và xây dựng
cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn đi lại khó khăn vào mùa mưa.
- Đặc điểm về khí hậu
Quảng Thành nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền Trung nên khí hậu
thời tiết tương đối khắc nghiệt, khí hậu trong năm phân thành hai mùa rõ rệt:
Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8; Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2
năm sau.
- Nhiệt độ Mùa khô thường chịu sự tác động, ảnh hưởng của gió Tây
nam nên thường khô và nắng nóng; Mùa mưa chịu ảnh hưởng của các đợt gió
mùa Đông bắc, trời nhiều mưa và lạnh kèm theo các đợt lụt. Nhìn chung khí
hậu Quảng Thành có nền nhiệt độ tương đối cao và không ổn định, nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 25

0
c do vậy phù hợp cho sản xuất nông nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản.
- Mật độ nắng bình quân trên địa bàn xã Quảng Thành khoảng 1952
giờ/năm, tuy nhiên có sự chênh lệch giữa hai mùa khoảng 100 - 120 giờ chiếu
sáng, số giờ chiếu sáng bình quân mùa nắng cao hơn mùa mưa từ 3 - 4 giờ.
- Lượng mưa trung bình trên địa bàn xã hàng năm khoảng 2.955
mm
, năm
cao nhất lên tới 4.927
mm
, năm thấp nhất khoảng 1.850
mm
. Số ngày mưa bình
quân/năm khoảng 160 ngày, chiếm 43% số ngày trong năm. Mưa tập trung
nhiều vào đầu tháng 9 đến tháng 12 hàng năm và thường xảy ra lũ lụt do
lượng mưa những tháng này thường chiếm từ 70 - 75% lượng mưa của cả
năm.
4.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Tình hình dân số và lao động
Toàn xã hiện có 2.625 hộ trong đó có khoảng 11.862 nhân khẩu, người
trong độ tuổi lao động khoảng 6.012 người
Đặc điểm lao động của địa phương tương đối trẻ, chiếm khoảng 60%
tổng số lao động trong độ tuổi. Lực lượng này phần lớn có trình độ và có
19
khoảng 30% đã qua đào tạo nghề. Tuy nhiên đa số lực lượng này đã đi làm ăn
ở ngoại tỉnh, số lao động trẻ trong nông nghiệp còn lại rất ít.
Hộ tham gia sản xuất nông nghiệp là rất lớn 2016 hộ chiếm khoảng 76,8
% số hộ trong toàn xã. Hộ tham gia sản xuất rau là 600 hộ. Trong đó có 12 hộ
tham gia dự án trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGiap.

Bảng 4: Đặc điểm về nhân khẩu và lao động của xã Quảng Thành
Chỉ Tiêu ĐVT Qui mô
Tổng số hộ Hộ 2.625
Tổng số nhân khẩu Người 11.862
Tổng số lao động Người 6.012
Lao động nông nghiệp % 40
Lao động phi nông nghiệp % 60
Hộ nông nghiệp Hộ 2.016
Hộ trồng rau Hộ 600
Hộ phi nông nghiệp Hộ 609
Tỷ lệ hộ nghèo % 16,70%
(Nguồn: báo cáo xã Quảng Thành, 2010)
- Tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 1.074,82ha, hiện tại đất đang sử dụng
cho sản xuất nông nghiệp là 693,88 ha. Trong đó chủ yếu là trồng lúa với 529,
78 ha chiếm 76,35% trong cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài
ra xã còn tổ chức sản xuất một số loại cây trồng hằng năm khác như cây lạc,
rau với diện tích Lạc là 4 ha. Đặc biệt hiện nay, xã tổ chức chuyển dịch cơ cấu
cây trồng từ trồng lúa sang trồng rau, với diện tích sản xuất khoảng 68 ha, góp
phần nâng cao thu nhập, giãi quyết công ăn việc làm cho người dân.
Có sự khác biệt là diện tích các loại đất không cố định mà có sự biến đổi qua
các năm. Đất Quảng Thành phì nhiêu, màu mỡ do được bồi bởi hệ thống sông
Hương rất thích hợp cho việc trồng lúa và các cây màu (cải, xà lách, tần ô, rau
thơm).
20
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Quảng Thành.
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ(%)
I. Đất nông nghiệp 693,88 100
1. Đất sản xuất nông nghiệp 601,94 86,75
1.1. Đất trồng cây hằng năm 601,78 86,72

1.1.1. Đất trồng lúa 529,78 76,35
1.1.2. Đất trồng cây hằng năm khác 72 10,37
1.2. Đất trồng cây lâu năm 0,16 0,03
2. Đất nuôi trông thủy sản 91,94 13,25
(Nguồn: báo cáo xã Quảng Thành, 2010)
- Quảng Thành là một xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp thể hiện qua cơ
cấu thu nhập từ nông nghệp, diện tích sản xuất Năm 2010 toàn xã đã gieo
cấy 1.020 ha, năng suất lúa đạt 133 tạ/ha, với tổng sản lượng cả năm là 6.783
tấn, đã mang lại nguồn thu rất lớn trong cơ cấu thu nhập của người dân trong
xã.
Xã Quảng với lợi thế là vùng có kinh nghiệm trong trồng rau và họ hiểu
được cây rau là cây trồng có giá trị thu nhập cao nên tổ chức chuyển đổi cơ
cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng rau. Do đó hiệu quả mà cây rau mang
lại là rất cao và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành trồng trọt chỉ đứng sau cây
lúa. Năm 2010 toàn xã đã tổ chức sản xuất với diện tích 68 ha, năng suất
trung bình đạt 51,47 tạ/ha, sản lượng đạt 3.500 tấn, và hiện đang thực hiện đa
dạng hóa sản phẩm, rau trái vụ, phù hợp thị trường tiêu thụ và điều kiện canh
tác.
Năm 2010 xã đưa vào sản xuất 4 ha Lạc tại vùng cao Thanh Hà, với sản
lượng thu hoạch được 2,6 tấn.
21
Bảng 6: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của
xã năm 2010
Cây trồng Diện tích (ha) Năng xuất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Lúa
1.020
133
6.783
Đông xuân 510
133

3.392
Hè thu 510 133 3.392
Lạc 4 65 2.60
Rau 68 51,47 3.500
(Nguồn: báo cáo xã Quảng Thành, 2010)
- Năm 2010 toàn xã trồng trọt toàn xã mang lại 42,77 tỷ đồng chiếm 61,56 %
cơ cấu thu từ các hoạt động nông nghiệp khác. Như vậy cho ta thấy hoạt động
sản xuất nông nghiệp ở đây tạo nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ lệ rất lớn
trong cơ cấu thu nhập của người dân, và đặc biệt là cây rau trong mấy năm
gần đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao 12,24 tỷ đồng chiếm 17,61
% trong cơ cấu nguồn thu từ nông nghiệp, góp phần giãi quyết công ăn việc
làm và mang lại thu nhập cho nông dân. Các hoạt động sản xuất quan trọng
khác như chăn nuôi cũng chiếm tỷ lệ lớn 28,06 % trong cơ cấu nguồn thu từ
nông nghiệp. Ngoài ra còn các hoạt động khác như nôi trồng thủy sản cũng
mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân (7,2 tỷ đồng chiếm 10,38 % trong
cơ cấu nguồn thu từ nông nghiệp).

22
Bảng 7: Sản lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp của xã năm 2010
Hoạt động Đvt Sản lượng Giá trị sản lượng
(tỷ đồng)
Cơ cấu tỷ lệ
(%)
Trồng trọt
- Lúa
- Lạc
- Rau
Tấn
Tấn
Tấn

6.783
2,6
3500
42,77
30,5
0,03
12,24
61,56
44
0,04
17,54
Chăn nuôi
- Trâu
- Bò
- Lợn
-Gia cầm
Con
Con
Con
Con
218
250
8.500
65.000
19,5
2,30
2,50
10,20
4,50
28,06

3,30
3,60
14,68
6,48
Thủy sản
-Cá nước ngọt
-Vùng nước lợ
- Đánh bắt song đầm

Ha
Tấn
Tấn

7
37,5
12
7,2
0.9
2,8
3,5
10,38
1,30
4,03
5,03
Tổng cộng
69,47 100
(Nguồn: báo cáo xã Quảng Thành,
2010)
4.2. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau của xã Quảng Thành
4.2.1. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn xã

Quảng Thành là một xã có kinh nghiệm trồng rau từ lâu đời, gắn với sản
xuất nông nghệp của vùng và đây là cây trồng mang lại thu nhập cao cho
người dân và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân nhằm tăng
thêm thu nhập. Đến nay trong toàn xã tổ chức sản xuất được gần ha, 68 ha với
nhiều loại rau khác nhau như rau xà lách, rau cải xanh, rau tần ô (rau cúc), rau
thơm, rau dền, rau mồng tơi….Nhưng trong đó có bốn loại rau chủ lực là rau
cải, rau xà lách, tần ô, rau thơm. Ngoài ra xã còn xã còn chỉ đạo sản xuất 1,6
ha rau an toàn ở vùng Thế Lại để sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap và
bước đầu có 12 hộ tham gia vào dự án của Phòng nông nghiệp và phát triển
23
nông thôn huyện Quảng Điền. Nhờ vậy đã nâng cao thu nhập 1ha trồng rau
lên đến 150 – 200 triệu đồng/ha/năm. Tổng giá trị từ vùng sản xuất rau 10,5 tỷ
đồng, đồng thời giải quyết việc làm cho gần 600 hộ với trên 1.200 lao động
tại địa phương.
4.2.2. Mô tả chuỗi giá trị ngành hàng rau an toàn
Sơ đồ 1: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng rau an toàn tại xã Quảng Thành

10% 60% 30%
8%
2%
20% 6% 8% 24% 22%

(Nguồn: thảo luận nhóm 2011)
Trong chuỗi giá trị bắt đầu từ Hợp Tác Xã ( HTX) đóng vai trò cung
ứng nguồn đầu vào như: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thục vật cho hộ nông
24
Người
trồng rau
Người bán lẻ
tại chợ Tây Ba

Thu gom tại địa
phương
Thu gom ngoài
địa phương
Siêu thị,
nhà hàng
Người bán lẻ tại
chợ Bãi Dâu
Người bán lẻ tại
trung tâm thương
mại Quảng Điền
Người bán lẻ tại
Đông Ba, Tây
Lộc
Người
tiêu dùng
Người
tiêu dùng
Người
tiêu dùng
HTX
dân cũng như một số hoạt động khác như tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật,
hỗ trợ kinh phí nhằm hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất.
- Sản phẩm rau an toàn từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng chủ yếu đi qua ba
con đường chính.
+ Thứ nhất là các hộ tự bán lẻ tại chợ Tây Ba
Sở dĩ người sản xuất tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị là do lượng rau mà
các tác nhân tham gia thu gom không lớn so với lượng rau mà họ sản xuất ra.
Như vậy lượng rau mà người sản xuất bán lẻ tại chợ vào khoảng 10 % lượng
rau họ sản xất được.

+ Thứ hai là qua thu gom tại địa phương
Những người thu gom tại điạ phương thường bán rau ở các siêu thị( siêu
thị Thuận Thành, CoopMark, siêu thị Big C, nhà hàng, nhưng lượng rau tiêu
thụ là không lớn chiếm khoảng 2% so với 60 % lượng rau mà tác nhân thu
gom mua của người sản xuất. Hoặc họ tham gia bán tại chợ trong huyện(6%),
chợ đầu mối Bãi Dâu(20),chợ trên thành phố(24%), chợ địa phương (8%),
cho các tác nhân bán lẻ tại những chợ đó, một phần không hết họ sẽ bán lẻ tại
các chợ mà họ tham gia bán.
Với đặc điểm là những người ngay trong xã tham gia thu gom nên thuận lợi
hơn về đi lại, giá cả và mối gắn kết quan trọng hơn là sự quen biết giữa người
sản xuất và tác nhân thu gom ngay tại địa phương đó. Vì vậy mà lượng rau họ
thu mua là lớn hơn chiếm khoảng 60% lượng rau do người sản xuất bán ra.
+ Thứ ba là thu gom ngoài địa phương
Những người thu gom ngoài xã thường bán tại các chợ trong huyện và
thành phố. Lượng rau họ mua chiếm khoảng 30%, sau đó họ bán lại cho các
tác nhân bán lẻ tại cho trong huyện(8%), chợ thành phố(22%).
Các tác nhân thu gom họ đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng sản
phẩm từ người dân đến với người tiêu dùng.
4.2.2.1. Các tác nhân tham gia và hoạt động của chuỗi giá trị
- Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị
25

×