Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

nghiên cứu tác động của xóa thủy lợi phí đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã tân ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.91 KB, 55 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thết của đề tài.
Lương thực là một trong những nhu cầu tối cần thiết để duy trì sự tồn tại
và phát triển của nhân loại, quyết định sự tồn vong của mỗi quốc gia. Chúng ta
nói đến sản xuất lương thực là nói tới sản xuất nông nghiệp và người nông dân.
Muốn đảm bảo được vấn đề về lương thực, thực phẩm thì trước hết phải quan
tâm chăm lo cho người nông dân có cuộc sống ổn định vì họ chính là người trực
tiếp làm ra sản phẩm. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập để phát triển
là vấn đề tất yếu đối với mỗi quốc gia. Tham gia tổ chức thương mại thế giới
(WTO) nước ta có rất nhiều cơ hội mới nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách
thức đặt ra như: Phải cắt bỏ trợ cấp cho nhiều mặt hàng trong nước, đặc biệt là
hàng nông sản có sức cạnh tranh kém sẽ đứng trước nguy cơ phải đối mặt với
rất nhiều mặt hàng ngoại nhập tràn vào thị trường trong nước. Trong khi đó, giá
vật tư nông nghiệp không ổn định và liên tục tăng cao, góp phần tăng thêm chi
phí trong sản xuất của người nông dân. Sản phẩm làm ra bán với giá rẻ hoặc bị
tư thương ép giá, làm cho người dân điêu đứng, thu nhập và mức sống đã thấp
nay còn thấp hơn. Để giảm bớt gánh nặng đó và cũng đáp ứng được sự mong
mỏi chờ đợi của người dân, tạo điều kiện cho họ giảm một khoản chi phí và có
thêm nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, do đó chính sách miễn thuỷ lợi phí cho
nông nghiệp của chính phủ là rất cần thiết. Sự ra đời của chính sách thực sự là
tin vui cho bà nông dân cả nước nói chung, Quảng Bình nói riêng. Tuy nhiên,
khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí để hỗ trợ nông dân thì ngân sách nhà nước phải bù
đắp khoản kinh phí này. Trong điều kiện nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp,
thì khoản thu nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc vận hành, sửa chữa, xây
dựng mới các công trình thủy lợi, cũng như trả lương cho đội ngũ cán bộ, nhân
viên thủy nông. Theo lý thuyết, sau khi miễn thủy lợi phí, nguồn ngân sách nhà
nước sẽ cân đối cho các hoạt động nêu trên. Quảng Bình là một tỉnh nghèo, lại
thường xuyên chịu sự tác động của lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng các công trình cũng như sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện
Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình với phần đa nông dân chủ yếu sản xuất nông


nghiệp lúa nước rất cần hệ thống tưới tiêu. Sau khi chính sách xóa thủy lợi phí
được đưa vào cuộc sống bà con qua 3 năm thực hiện hệ thống tưới tiêu trên địa

1
bàn có những thay đổi nào? Các hoạt động sản xuất trên đồng ruộng diễn ra như
thế nào sau khi xóa thủy lợi phí?
Căn cứ tình hình thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu tác động của xóa thủy lợi phí đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã
Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động cung ứng dịch vụ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Tìm hiểu những thay đổi về chất lượng dịch vụ trước và sau khi xóa bỏ
phí thủy lợi.
Đánh giá tác động của chất lượng dịch vụ thủy lợi đến sản xuất nông
nghiệp.

2
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp được hiểu là những hoạt
động tạo điều kiện và cung cấp (đáp ứng) những yếu tố cần thiết hoặc cần cho
một quá trình sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó trong nông nghiệp (ví
dụ như cung cấp giống cây trồng vật nuôi; cung cấp phân bón thuốc bảo vệ thực
vật thuốc thú y…) mà người sản xuất không có sẵn không thể làm được hoặc
nếu tự làm cũng không có hiệu quả. Cho nên phải tiếp nhận các điều kiện bên
ngoài bằng cách thức khác nhau như mua bán, trao đổi thuê mướn hoặc nhờ. [1]

2.1.1.2. Đặc điểm về dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp
- Dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, vì vậy hoạt
động dịch vụ mang tính thời vụ rõ nét. Có ý nghĩa là việc cung ứng, sử dụng
dịch vụ đầu vào sản xuất chỉ xuất hiện tại thời điểm hiện tại trong năm đặc biệt
rõ nhất thể hiện trong ngành trồng trọt.
- Dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp được cung cấp từ nhiều
nguồn khác nhau và mang tính chất cạnh tranh cao.
Trong thị trường dịch vụ nông thôn, các thành phần kinh tế khác nhau
tham gia dịch vụ ngày càng đông đảo, do đó cạnh tranh dành giật khách hàng,
chiếm lĩnh thị trường ngày càng gay gắt. Các đơn vị dịch vụ này muốn mở rộng
dịch vụ có hiệu quả không còn cánh nào khác là phải tìm cách cạnh tranh thắng
lợi, phù hợp với thế mạnh của mình như nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm dịch vụ, cung cấp kịp thời thuận tiện hoạc có cách tiếp thị phù hợp.
- Dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi
thực hiện trên phạm vi rộng lớn.
Một số dịch vụ như dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ
cung ứng giống muốn thục hiện tốt phải tiến hành đồng bộ trên phạm vi sản
xuất rộng. do đó đòi hỏi tính hợp tác trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ, để
dể dàng thực hiện cung ứng và giảm chi phí sản xuất của người sản xuất. Muốn
làm được điều đó phải phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.dịch vụ để huy
động sự tham gia của các xã viên vào quá trình cung cấp dịch vụ.

3
- Một số dịch vụ đầu vào trong sản xuất nông nghiệp rất khó định lượng.
Sản xuất nông nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố như thời tiết khí
hậu, dịch bệnh, thị trường nên nhu cầu về đầu vào luông biến động do vậy việc
cung ứng dịch vụ đầu vào này rất khó dự đoán trước về số lượng.[2]
2.1.1.3. khái niệm thuỷ lợi và thủy lợi phí
Thuỷ lợi là sự tổng hợp các biện pháp khai thác sử dụng nguồn nước trên

mặt đất và nước ngầm, đấu tranh phòng chống những thiệt hại do nước gây ra
đối với nền kinh tế quốc dân và với dân sinh đồng thời làm tốt công tác bảo vệ
môi trường.[3]
Công trình thuỷ lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng chống
tác hại do nước gây ra bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
Hệ thống thuỷ lợi là tập hợp các công trình thuỷ lợi từ đầu mối tới mặt ruộng,
nó có mối liên hệ mật thiết liên hoàn, tương hỗ, phụ thuộc nhau để phục vụ
công tác tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Cấp nước cho dân sinh, cho công
nghiệp và các ngành tham gia lợi dụng tổng hợp nguồn nước của các hệ thống
công trình thuỷ lợi, nó bao gồm: Công trình đầu mối, mạng lưới kênh mương,
mạng lưới kênh chứa, máy bơm, trạm bơm. Các công trình này thường nằm
ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên, chịu sự phá hoại
của sinh vật và sự tác động của con người.
Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi “Thủy lợi phí" là phí
dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công
trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc
quản lý, duy trì, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi. [4]
Mọi cá nhân và tổ chức được hưởng lợi về tưới nước và tiêu nước hay
các dịch vụ khác từ các công trình thuỷ nông do nhà nước quản lý đều phải trả
tiền thuỷ lợi phí cho các dịch vụ thuỷ nông. Để đảm bảo và duy trì và khai thác
tốt các công trình thuỷ nông bằng sự đóng góp công bằng, hợp lý của những
diện tích được hưởng lợi về nước.
Thuỷ lợi phí bao gồm các khoản thu có liên quan đến cung ứng dịch vụ
thuỷ lợi như: Tưới tiêu nước cho lúa, mạ, màu, cây công nghiệp, sử dụng mặt
nước làm phương tiện giao thông và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Các khoản
khấu hao, chi phí sửa chữa thường xuyên các máy móc, thiết bị nhà xưởng, kho
tàng, các phương tiện khác dùng vào việc duy trì, khai thác, quản lý các công
trình thuỷ lợi, chi về điện, xăng dầu, chi lương cho cán bộ nhân viên và chi phí

4

quản lý của các dịch vụ thuỷ lợi.
Đối với người dân thuỷ lợi phí là một phần chi phí sản xuất được tính
ngay từ đầu hay chính là phần chi phí đầu vào của một quá trình sản xuất. Theo
nghị định 112/HĐBT ngày 25/8/1984 thì mức thu thuỷ lợi phí cao hay thấp là
tuỳ thuộc vào điều kiện từng vùng, từng địa phương. [5]
Đối với công ty, HTX dịch vụ thuỷ lợi thì thuỷ lợi phí chính là giá sản phẩm mà
công ty làm dịch vụ cho người dân. Nó được dùng để nộp cho nhà nước và
trang trải cho các khoản chi trong công ty.
2.1.2. Vai trò của thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp
Nước ta là một nước nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp liên quan
tới cây trồng, vật nuôi nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Câu thành
ngữ “ Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” đã được nhân dân ta đúc kết từ
ngàn đời nay, trong đó yếu tố về nước đóng vai trò quan trọng nhất có khả
năng làm thay đổi kết quả trong sản xuất.
Thuỷ lợi có nhiệm vụ điều hoà tưới nước cho phù hợp với yêu cầu của
sản xuất nông nghiệp. Củng cố và bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn sản xuất
cho người và của cải xã hội, chinh phục tự nhiên nhằm sử dụng triệt để các
nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cải tạo đất, hạn trừ úng, từ đó mới
có điều kiện mở rộng diện tích đất canh tác, thâm canh tăng vụ. Nâng cao hệ số
sử dụng đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt năng suất sản
lượng cao. Do đó ở đâu có hệ thống thuỷ lợi đảm bảo ở đó đời sống nhân dân
được ổn định, nông thôn phát triển. Các chính sách đổi mới nông nghiệp có cơ
sở để hoàn thiện và phát huy sức mạnh, những vùng nông thôn có mục tiêu xoá
đói giảm nghèo thường là những vùng còn nhiều khó khăn do chưa có hệ thống
thuỷ lợi phát triển. Ngoài việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi
còn phục vụ các ngành khác như: Giao thông đường thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản,
phát điện, dịch vụ du lịch, cung cấp nước cho các ngành công nghiệp.Vì vậy
trong quá trình thực hiện nhằm đưa nông nghiệp phát triển lên một bước thì
việc đẩy mạnh các biện pháp phát triển thuỷ lợi là hết sức cần thiết.
2.1.3. Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuỷ lợi phí

Mô hình trợ giá đầu vào cho nông dân
Đất nước hội nhập với nền kinh tế chung toàn thế giới, đòi hỏi tất cả các
ngành kinh tế cũng phải chuyển mình theo. Nhưng đối với nông dân đây là việc
làm hết sức khó khăn, không thể nói là làm được ngay. Hội nhập kéo theo đó là

5
không có bất cứ một hình thức trợ cấp trợ giá nào cho riêng các sản phẩm trong
nước. Do đó miễn thuỷ lợi phí được coi là một hình thức trợ giá đầu vào cho
nông dân vừa thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta mà không vi phạm hiệp ước
về thương mại giữa các nước.
Tác động của chính sách trợ giá đầu vào:
P
1
, S
1
là giá và cung nông sản trước trợ giá
P
2
, S
2
là giá và cung nông sản sau trợ giá
- Giá giảm: ∆P = P
1
– P
2
- Sản lượng tăng: ∆Q = Q
2
– Q
1
Do giá đầu vào thấp nên nông dân tăng sản xuất. Sản phẩm tăng lên từ Q

1
lên
Q
2
. Lợi ích người sản xuất tăng từ a lên a + b + c
b là phần thặng dư tăng thêm do tiết kiệm được chi phí ở mức sản lượng cũ
(khoản chi của Chính phủ)
c là phần thặng dư tăng thêm do tăng sản lượng
d là phần chi phí tăng thêm để sản xuất ra lượng sản phẩm từ Q
1
lên Q
2
* Xét về mặt an sinh xã hội: Thặng dư người sản xuất tăng thêm là b + c; Chính
phủ phải chi cho trợ giá là b + c + e => An sinh xã hội bị giảm một lượng là e.
* Xét về mặt dịch chuyển tài nguyên: Do trợ giá đầu vào cho sản xuất nên
nguồn lực sẽ được sử dụng thêm là c + d + e; Tiết kiệm được ngoại tệ là phần c
+ d => Tài nguyên được sử dụng thêm là e

P
1
P
Q
Q
1
Q
2
S
1
c
s

s
s
s
P
2
a
b
S
2
d
e
6
Vậy trợ giá đầu vào cho sản xuất Nông nghiệp mãi mãi là không tốt, chúng ta
chỉ trợ giá cho một số mặt hàng thiết yếu không nên trợ giá cho tất cả các mặt
hàng.[6]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1.Tình hình sử dụng dịch vụ thủy lợi
Hiện trạng thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp.Sau nhiều năm đầu tư, với mục
tiêu chủ yếu là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia tiến tới xuất khẩu. Đến
nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi
nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất
và công sức nhân dân đóng góp). Các hệ thống thuỷ lợi năm 2000 đã đảm bảo
tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu 1.4 triệu ha đất tự nhiên ở các tỉnh bắc bộ,
ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1.6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng sông Cửu
Long. Năm 2000, diện tích lúa được tưới cả năm gần 7 triệu ha chiếm 84% diện
tích lúa. Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công
nghiệp và cây ăn quả. Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp rất lớn. Theo tính
toán năm 1985 đã sử dụng 41 tỷ m
3
chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, năm

1990 sử dụng 46,9 tỷ m
3
chiếm 90% và năm 2000 khoảng trên 60 tỷ m
3
Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong
vòng 10 năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1.1 triệu tấn/năm. Tổng
sản lượng lương thực năm 2000 đạt 34,5 triệu tấn, đưa bình quân lương thực
đầu người 330 kg năm 1990 lên 444 kg năm 2000. Việt Nam từ chỗ thiếu lương
thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn với mức gần 4 triệu tấn/năm [7]
2.2.2. Thực trạng phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam
 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Từ sau cách mạng tháng Tám – 1945 nhà nước đã có nhiều chuyển biến
về chế độ chính trị, cũng như về kinh tế, nền kinh tế ngày càng được phát triển
đặc biệt là kinh tế nông nghiệp – nền kinh tế chủ yếu của nước ta. Bởi thế công
tác thuỷ lợi và thuỷ lợi phí luôn có sự thay đổi, cho đến nay Chính phủ đã ban
hành nhiều chính sách, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư như
sau: về việc “Ấn hành kế hoạch thực hành các công tác thuỷ nông và thể lệ bảo
vệ công trình thuỷ nông nhằm huy động người dân, bằng cách giúp đổi công và
của vào việc xây dựng, tu bổ và khai thác công trình thuỷ nông”.
Nghị định 66/CP ra đời ngày 5/6/1962. Nghị định này quy định mức thu
thuỷ lợi phí từ 80 – 140kg thóc/ha được tưới nước đủ cả vụ. Đối tượng trả thuỷ

7
lợi phí là HTX nông nghiệp, nhà nước thu và quản lý số thóc qua ngành lương
thực và ngành tài chính.”
Nghị định 141/CP ngày 26/9/1963 Chính phủ ban hành nghị định này
kèm theo điều lệ quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ nông. Bước
đầu thực hiện việc phân công, phân cấp, phát huy vai trò của người dân tham
gia quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và trả thuỷ lợi phí.
Đối với các hệ thống thuỷ nông loại nhỏ và tiểu thuỷ nông có liên quan

đến nhiều hợp tác xã trở lên, các chi phí về quản lý tu bổ, khai thác đều do HTX
và nông dân có ruộng đất hưởng mức cùng nhau thoả thuận đóng góp.
Nghị định số 112/HĐBT ngày 25/8/1984: Về thu thuỷ lợi phí thực hiện
trong phạm vi cả nước, thay cho nghị định số 66/CP. Đây là nghị định đầu tiên
được áp dụng chung trong cả nước kể từ khi đất nước thống nhất. Mục đích của
nghị định nhằm đảm bảo: Duy trì và khai thác tốt công trình thuỷ nông bằng sự
đóng góp công bằng hợp lý của những diện tích được hưởng lợi về nước. Nghị
định quy định thuỷ lợi phí thu bằng thóc và được quy đổi thành tiền theo giá
thóc do nhà nước quy định. Mức thu theo tỷ lệ phần trăm năng suất lúa bình
quân trên đơn vị diện tích hec-ta được tưới theo mùa vụ, loại công trình (từ 4%
- 8%).
Nghị định 143/2003 NĐ-CP: “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của
pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi”. Trong đó quy định việc giao
công trình thuỷ lợi cho tổ chức hợp tác dùng nước, cá nhân quản lý. Đặc biệt Nghị
định quy định mức thu thuỷ lợi phí đối với tất cả các hộ sử dụng nước từ công trình
thuỷ lợi, nhằm giảm bớt mức thu đối với đối tượng sử dụng nước tưới cây lương
thực và đảm bảo sự công bằng trong việc sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi.
Khung mức thủy lợi phí, tiền nước quy định tại khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh
Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được quy định cụ thể như sau:
a) Thủy lợi phí được thu bằng đồng Việt Nam.
Đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được
miễn thủy lợi phí.
Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì giảm từ 50% đến 70%
mức thủy lợi phí.
b) Khung mức thủy lợi phí đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước trồng lúa, rau,
màu, cây vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày
Khung mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa.

8
Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 50% đến

70% mức trên.
Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu thì thu bằng 40% đến 60% mức trên.
Trường hợp lợi dụng thủy triều để tưới tiêu thì thu bằng 70% mức tưới
tiêu bằng trọng lực ở vùng không chịu ảnh hưởng thủy triều.
Đối với diện tích trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả
cây vụ đông thì mức thu thủy lợi phí tối thiểu thu bằng 30% đến 50% mức
thu tưới lúa.
c) Khung mức thủy lợi phí áp dụng đối với việc sản xuất muối tính bằng 2% giá
trị muối thành phẩm.
d) Khung mức tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch
vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất
lương thực.
e) Đối với đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi đầu tư bằng
vốn ngân sách nhà nước được cấp bù số tiền do thực hiện miễn thuỷ lợi phí tính
theo mức thu quy định tại điểm a, b, c và các tiết 3, 4 của Biểu mức thu tiền
nước tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
f) Đối với đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình đầu tư bằng nguồn
vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc có một phần vốn ngân sách nhà
nước và thu thuỷ lợi phí theo thoả thuận được cấp bù số tiền do thực hiện
miễn thuỷ lợi phí tính theo mức thu quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định
này.
Nghị định số 154/2007 NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2007
về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28
tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định một số điều:
- Miễn thuỷ lợi phí đối với:
Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông nghiệp,
bao gồm: đất do nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng
hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các
hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng

Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư được miễn thuỷ
lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào nông nghiệp, lâm

9
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; không phân biệt trong hay ngoài hạn
mức giao đất.
Mức miễn thu thuỷ lợi phí được xác định theo khung mức thuỷ lợi phí
quy định tại điểm b, c và các mục 3, 4 và 5 của điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị
định số 143/2003/NĐ-CP.
- Không miễn thuỷ lợi phí đối với:
Diện tích đất vượt hạn mức giao cho hộ gia đình, cá nhân;
Các doanh nghiệp hoạt động cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp,
tiêu nước cho sản xuất công nghiệp, nước cấp cho các nhà máy nước sạch, thuỷ
điện, kinh doanh du lịch, vận tải qua cống, âu thuyền và các hoạt động khác
được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi.
Các tổ chức, cá nhân nộp thuỷ lợi phí cho tổ chức hợp tác dùng nước theo
thoả thuận để phục vụ cho hoạt động của các tổ hợp tác dùng nước từ vị trí cống
đầu kênh của hợp tác dùng nước đến mặt ruộng. [8]
Bộ máy quản lý và tổ chức sử dụng hệ thống thuỷ lợi
Tổ chức bộ máy quản lý
Đối với các công trình công cộng, hiện nay vấn đề quản lý sẽ là yếu tố quyết
định đến việc phát huy công suất tăng tuổi thọ công trình từ đó làm tăng hiệu
quả sử dụng công trình. Công trình thuỷ lợi có đặc điểm riêng là nằm trên diện
tích lớn, đi qua nhiều địa phương, nhiều vùng dân cư và có nhiều người cùng
sử dụng. Việc sử dụng của hộ này gây ảnh hưởng tới sử dụng của hộ khác ví dụ:
Các hộ ở đầu nguồn tuyến kênh nếu lấy quá nhiều nước với thời gian dài cho
ruộng nhà mình sẽ làm cho các hộ ở phía cuối kênh thiếu nước hoặc chậm thời
vụ. Do vậy công tác quản lý mang tính cộng đồng nhiều hơn là cá nhân các hộ
dùng nước. Công tác tổ chức bộ máy quản lý cần đảm bảo công trình có chủ thể

quản lý, phục vụ đúng đối tượng, tiết kiệm và công bằng trong cộng đồng
những người dùng nước. Đây sẽ là yếu tố cơ bản để đảm bảo giữ vững công
trình thuỷ lợi, phát huy tối đa công suất phục vụ hiệu quả cho sản xuất. Để quản
lý, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi có các tổ chức sau:
Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi:
Tính đến ngày 31/12/2006, toàn quốc có 110 doanh nghiệp làm nhiệm vụ
quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi.
Về hình thức tổ chức của các doanh nghiệp, hiện nay có các loại hình sau:
- Công ty Nhà nước quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (96 DN);

10
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên (9DN);
- Công ty cổ phần quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (3DN);
- Công ty xây dựng tham gia quản lý khai thác (2DN).
Các loại hình khác
Ngoài loại hình trên, còn có một số loại hình tổ chức khác thuộc nhà nước cũng
tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi như :
- Chi cục Thuỷ lợi (Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cà Mau);
- Trung tâm Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (An Giang, Vĩnh Long, Bạc
Liêu);
- Ban Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (Tuyên Quang);
- Trạm quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thuộc các huyện (Yên Bái).
Tổ chức hợp tác dùng nước
Cùng với các tổ chức thuộc Nhà nước, hiện nay còn có các tổ chức hợp tác
dùng nước tham gia quản lý, khai thác công trình thuỷ nông nội đồng, gồm các
loại hình:
- Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ tổng hợp hoặc chuyên khâu.
- Ban quản lý thuỷ nông.
- Tổ đường nước, đội thuỷ nông.
- Hội dùng nước.

- Một số công trình nhỏ ở một số nơi được giao trực tiếp cho người dân quản
lý.
Tổ chức sử dụng
Tổ chức sử dụng tốt là yếu tố quyết định đến việc phát huy tối đa công sức thiết
kế và kéo dài tuổi thọ công trình. Trong bối cảnh hiện nay do điều kiện giao
ruộng cho từng hộ nông dân và khoán sản phẩm đến từng hộ nông dân. Sự điều
hành không còn như thời kỳ HTX, công trình thuỷ lợi có nhiều địa phương,
nhiều hộ nông dân cùng sử dụng vì vậy việc tổ chức sử dụng, khai thác công
trình thuỷ lợi rất khó khăn. Nó bao gồm quản lý các đối tượng theo mục đích sử
dụng, lập kế hoạch khai thác sử dụng nguồn lợi từ công trình thuỷ lợi, tổ chức
tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm nguồn nước. Thực hiện phương châm “Nhà nước và
nông dân cùng làm” để đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa nguồn lực sẵn có.[19]

11
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Dịch vụ thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp.
- Các hộ sử dụng dịch vụ thủy lợi.
- Cơ quan cung cấp, điề hành dịch vụ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình cơ bản của xã Tân Ninh.
- Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh.
- Mức thu và phân và phân bổ kinh phí từ dịch vụ thủy lợi trước đây.
- Nhu cầu về cung cấp dịch vụ thủy lợi và khả năng cung ứng dịch vụ
thủy lợi trên địa bà xã Tân Ninh.
-Chi phí cho các hoạt động cung cấp dịch vụ thủy lợi trước và sau xóa
thủy lợi phí.
-Tác động của xóa thủy lợi phí đến sản xuất nông nghiệp.
-Trách nhiệm quyền lợi của các bên liên quan trong sử dụng dịch vụ thủy

lợi.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn điểm, chọn mẫu
Chọn điểm:
Tân Ninh là một trong những xã sản xuất nông nghiệp sử dụng dịch vụ
thủy lợi của chi nhánh trạm thủy nông Cẩm Ly từ tháng 6 năm 2010 về trước.
Hiện nay thuộc chi nhánh trạm Rào Đá thuộc công ty trách nhiệm hữu một
thành viên khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình. Do đó Tân Ninh cũng
giống như những xã khác chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách xóa thủy lợi
phí của nhà nước được áp dụng từ đầu năm 2008.
Chọn hộ:
Tiêu chí chọn hộ: các hộ tham gia sản suất nông nghiệp trên địa bàn xã
Tân Ninh.
Phương pháp chọn mẫu: Thu thập danh sách hộ qua các trưởng thôn theo
3 nhóm hộ. Tiến hành chọn ngẫu nhiên.
Dung lượng mẫu. 30 hộ chia đều cho 2 thôn.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
 Thu thập số liệu thứ cấp.

12
- Thông qua các báo cáo tổng hợp kinh tế sản xuất nông nghiệp các năm.
- Thông qua các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hộ của ủy ban nhân dân
xã Tân Ninh các năm.
- Các số liệu thông quan niên giám thống kê huyện Quảng Ninh các năm.
Thu thập số liệu sơ cấp.
- Phỏng vấn 30 hộ có sử dụng bảng hỏi.
- Phỏng vấn 2 chủ nhiệm hợp tác xã, một cán bộ thủy nông chi nhánh trạm Rào
Đá.
Quan sát thực địa.
Tiến hành quan sát thực địa tình hình giao thông thủy lợi, chủ yếu là hệ

thống kênh mương trên địa bàn xã, cách thức điều tiết nội đồng của các hợp tác
xã.
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu ở phần mềm excel.

13
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu.
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Vị trí địa lý và địa hình đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước
trên đồng ruộng. Đặc biệt địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế các công
trình thủy lợi.
Xã Tân Ninh nằm phía tây nam huyện Quảng Ninh cách thị trấn Quán
Hàu 15 km về phía nam, trung tâm xã cách đường quốc lộ 1 A 6 km.
Vị trí địa lý cụ thể của xã Tân Ninh được xác định cụ thể như sau:
-Phía Nam giáp với xã Vạn Ninh,
-Phía Đông Nam giáp xã Hồng Thủy của huyện Lệ Thủy.
-Phía Đông giáp xã Gia Ninh.
-Phía Bác giáp xã Duy Ninh.
-Phía Tây giáp xã Hiền Ninh.
Toàn xã có 5 thôn: Quảng Xá, Hòa Bình, Nguyệt Áng, Thế Lộc và Hữu
Tân. Trung tâm xã nằm ở ngã tư thuộc 4 thôn: Quản Xá, Thế Lộc, Hòa Bình,
Nguyệt Áng.
Trên địa bàn của xã có tuyến đường của huyện nối liền quốc lộ 1A với
các xã lân cận thuận lợi cho việc giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa. Hệ
thống kênh chính của công ty cung cấp dịch vụ thủy lợi chạy qua địa bàn của xã
thuận lợi cho việc tưới tiêu, cung cấp nước sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.2. Địa hình.
Xã Tân Ninh có địa hình tương đối đơn giản không có đồi núi và

trung du chỉ có đồng bằng. rất thuận lợi cho việc canh tác cây lúa nước.
4.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu.
Thời tiết là điều kiện đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu thời tiết của vùng sẽ tạo điều kiện thuận tiện
cho việc sản xuất giống cây trồng vật nuôi cũng như hoạt động điều tiết nước
trên đồng ruộng. Làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó góp
phần xây dựng kế hoạch phòng chống bảo lũ, hạn hán giảm nhẹ thiên ta và đảm
bảo nguồn nước vào mùa khô.
Xã Tân Ninh nằm trong chế độ nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt.

14
+Mùa mưa từ khoảng tháng 9 đến tháng 3 năm sau.Lượng mưa trung
bình hàng năm 2.000-2.300 mm/ năm. Thời gian mưa tập trung vào tháng 9, 10,
và tháng 11.
+Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24- 25
0
C. Ba
tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8.
Ngoài ra ở địa phương còn chịu tác động của các đợt bảo, áp thấp nhiệt
đới, có cường độ mạnh kèm theo mưa lớn vào tháng 9, 10, thường gây nên lũ
lụt. Có những năm mùa mưa lũ xảy ra sớm ảnh hưởng đến thu hoạch lúa đông
xuân. Vào mùa đông trên địa bàn xã thường chịu tác động của gió mùa đông
bắc hoạt động mạnh vào tháng 12, 1, 2 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp và sức khỏe con người.
Với điều kiện thời tiết như trên xã Tân Ninh sản xuất nông nghiệp chủ
yếu 2 vụ chính: vụ đông xuân bắt đầu từ cuối tháng 11 và kết thúc vào tháng 5.
Vụ mùa bắt đầu từ cuối tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 8. Do đặc điểm tự
nhiên nên Tân Ninh chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng hoạt động mạnh
vào tháng 6, 7 cho nên vụ mùa thường thiếu nước sản xuất nông nghiệp. Vụ
đông xuân phải đối chọi với gió mùa đông bắc ảnh hưởng đến quá trình canh

tác và sức sống của cây trồng.
4.1.1.3. Tình hình sử dụng đất của xã Tân Ninh.
Đối với sản xuất nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng
và không thể thiếu được. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất
có tính giới hạn theo bề mặt không gian. Quy mô và trình độ sử dụng nguồn lực
này có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp vì vậy việc tìm hiểu tình
hình sử dụng đất đai rất quan trọng. Nó giúp chúng ta bố trí cây trồng hợp lý
cũng như cung cấp đầy đủ hệ thống tưới tiêu phù hợp với từng đối tượng cây
trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Để tìm hiểu hoạt động sản xuất của xã Tân Ninh chúng ta xem bảng số
liệu sau:

15
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Tân Ninh trong 4 năm
(Đơn vị: ha)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng diiện tích đất tự
nhiên
1156,75 1156,75 1156,75 1156,75
1. Đất nông nghiệp 667,26 666,61 669,80 669,80
Lúa(2 vô) 703,5 693,0 690,0 743,5
Ngô 0,2 0 0 0
Khoai 21 78 80 67
Sắn 8 63 70 70
Các loại rau 53,6 17 18 19
2. Lâm nghiệp 13.4 13.4 13.4 13.4
3. Đất chưa dùng 62,09 62,95 61,14 61.14
4. Đất NTTS 17,10 24,4 30,2 24,2
( Nguồn: niên giám thống kê huyện Quảng Ninh qua các năm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là

1156,75 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Trong sản xuất nông
nghiệp diện tích lúa chiếm đại đa số có sự dao động qua cá năm, chủ yếu diện
tích vụ hè thu thay đổi do điều kiện thời tiết khí hậu, tình hình nước canh tác ở
địa phương. Diện tích lúa 2 vụ của xã Tân Ninh năm 2006 là 703,5 ha năm
2007 giảm xuống còn 693 ha, tiếp tục giảm 3 ha còn 960 ha, tăng lên 743,5 ha
năm 2009. Diện tích ngô chỉ trồng vào năm 2006 với diện tích rất khiêm tốn 0,2
ha. Khoai lang diện tích cao vào năm 2007 tăng 2 ha vào năm 2008 đạt 80 ha
năm 2009 giảm xuống còn 67 ha. Các loại rau loại rau màu năm 2006 diện tích
khá lớn chiếm 53, 6 %, giảm mạnh đến năm 2007 chỉ còn 17 ha, năm 2009,
2009 diện tích hoa màu có tăng nhưng không đáng kể. Đất chưa dùng tuy có
giảm qua các năm nhưng vẫn còn chiếm lượng lớn. Diện tích nuôi trồng thủy
sản đúng vị trí thứ 3 sau diện tích đất lâm nghiệp và có dao động nhưng không
đáng kể.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.2. Tình hình dân số và gia tăng dân số trên địa bàn xã Tân Ninh
Vấn đề dân số và lao động là tài sản quyết định đến nền kinh tế địa
phương. Một mặt nó là tiềm lực để phát triển, mặt khác nó làm hạn chế sự phát
triển khi vấn đề việc làm và đời sống người dân không được đảm bảo. Với ý

16
nghĩa đó tôi đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu lao động và dân số của xã Tân
Ninh.
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm.
Chỉ tiêu ĐVT
2008 2009 2010
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số

lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ
I. Tổng số hộ
1. Hộ nông nghiệp
2. Hộ phi nông nghiệp
Hộ
Hộ
Hộ
992
786
176
100
77,4
22,6
996
797
199
100
80.0
20
998
789
169
100
79,0
21,0
II. Tổng nhân khẩu
1. Nam

2. Nữ
Người
Người
Người
5605
2758
2847
100
49,2
50,8
5542
2730
2812
100
49,3
50,7
5161
2555
2606
100
49,5
50,5
III. Tổng số lao động
1. Lao động NN
2. Lao động phi NN



3257
2994

354
100
91,9
18,1
3251
2988
263
100
91,9
18,1
3274
2989
285
100
91,3
19,2
IV.Bình Quân.
1. BQ khẩu/ hộ
2. Lao động/ hộ
3. Lao động NN/ hộ
Khẩu


5,6
3,2
3,0
5,9
3,2
3,0
5,5

3,3
2,9
(Nguồn:báo cáo kinh tế xã hội của xã Tân ninh)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số hộ trong toàn xã tăng lên hàng năm 2008
tổng số hộ là 992 hộ, năm 2009 có 996 hộ, năm 2008 có 998 hộ. Số hộ lao động
trong lỉnh vực nông nghiệp tăng không đáng kể. Tổng số nhân khẩu trong xã
giảm năm 2008 là 5605 người, trong đó nam 49,2 %, nữ 50,8 %. Năm 2009 số
nhân khẩu giảm còn 5542 người, số năm tăng 49,3 %. Năm 2010 số nhân khẩu
tiếp tục giảm còn 5161 người, trong đó nam chiếm 49,5 %. Tỷ lệ nam, nữ trong
xã gần bằng nhau, nhưng tỷ lệ nữ luôn lớn hơn nam và có xu hường giảm dần.
% dân số lao động trong ngành nông nghiệp hầu như không thay đổi năm 2008
tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 91,9 %, giữu nguyên trong năm
2009, đến năm 2010 giảm 0,6% còn 91,3%. Bình quân số hộ trên khẩu thay đổi
qua các năm cụ thể như; năm 2008 là 5,6 khẩu/hộ, năm 2009 là 5,9 năm 2010
giảm xuống còn 5,5 %.
4.1.2.2. Tình hình cơ bản về hệ thống giao thông, thuỷ lợi

17
Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản
xuất. Nó biểu hiện sự phát triển khó khăn hay thuận tiện của một vùng, một đơn
vị. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp giao thông thủy lợi là 2 yếu tố quyết
định đến hiệu quả của quá trình sản xuất.
+ Giao thông :
Với phương cách thức nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều tuyến
đường trong xã được nâng cấp và mở rộng với chất lượng cao. Đến nay trên địa
bàn xã có nhưng tuyến đường liên thôn liên xã được bê tông hóa với tổng khối
lượng thực hiện là 14909 m trong đó năm 2009 thực hiện 2702 m với tổng giá
trị thực hiện tính năm 2009 là 5770 triệu đồng. Góp phần phục vụ giao thông đi
lại và vận chuyển hàng hóa trong và ngoài xã.
+ Thủy lợi:

Từ năm 1960 đến đầu năm 2010 phần lớn diện tích đất kênh tác trên địa
bàn xã Tân Ninh sử dụng nguồn nước từ hồ Cẩm Ly. Hè thu 2010 công trình hồ
Rào Đá được đưa vào sử dụng trên địa bàn xã Tân Ninh. Tính đến nay trên toàn
xã có 13198 m kênh mương được bê tông hóa, có trên 90% đất nông nghiệp chủ
động được tưới tiêu, hầu như có tới 100 % diện tích đất sản xuất lúa chủ động
được nước.
4.2. Sự phân bổ mạng lưới dịch vụ thủy lợi
4.2.1. Tình hình tổ chức và vận hành hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện
Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình, có 25 hồ chứa nước có dung tích từ một triệu m3 trở lên và
hành chục hồ chứa nhỏ. Các hồ chứa được xây dựng đều khắp nơi đã tạo nguồn
nước sinh hoạt cho nhân dân và chuyển đổi nhiều diện tích lúa vụ 10 sang làm
vụ 8, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa vụ hè thu toàn tỉnh. Trong số
các hồ chứa đó có 15 công trình do Công ty TNHH một thành viên quản lý,
khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình vận hành. có những công trình mới
xây dựng, có công trình đã hơn 20 năm, riêng hồ Cẩm Ly đã hơn 40 năm. Các
công trình mới xây dựng sau này như Phú Vinh, An Mã, Phú Hòa, Rào Đá có
chất lượng tốt, tràn sự cố hoạt động hiệu quả, có đường vào đầu mối công trình
thuận lợi. Hầu hết những công trình nhỏ do ủy ban nhân dân xã và hợp tác xã
quản lý, phân phối nguồn nước trên địa bàn mình. [10]
Trên địa bàn huyện Quảng Ninh hiện có hai hệ thông công trình thủy lợi
lớn và khoảng chục hồ chứa, trạm bơm nhỏ tưới cho toàn bộ 7645,26 ha đất sản

18
xuất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu tưới cho 4805 ha lúa vụ chiêm và 2536 ha
lúa vụ hè thu của 13 xã. Công trình thủy lợi hồ Ráo Đá mới đưa vào sử dụng
năm tháng 6 năm 2010 cung cấp nước cho khu vực bắc huyện Lệ Thủy và nam
Quảng Ninh gồm các xã Vạn Ninh, An Ninh, xuân Ninh, Tân Ninh, Hiền Ninh,
Duy Ninh, Hàm Ninh. Một số xã còn lại sử dụng nước từ hồ An Mã, và nước từ
thượng nguồn sông Nhật Lệ. Tính đến nay trên địa bàn huyện Quảng Ninh có

95038 m kênh mương được bê tông hóa, nâng cao chất lượng tưới tiêu trên địa
bàn huyện.
Các hồ chứa nước, trạm bơm hoạt động giống như một doanh nghiệp
cung cấp nước dưới sự quản lý của nhà nước. Một số công trình lớn do công ty,
các công trình nhỏ trên địa bàn xã do UBND xã và hợp tác xã quản lý và điều
điều phối nước. Đơn vị quản lý nguồn nước trên địa bàn có trách nhiệm phân
phối nguồn nước, bảo vệ và nâng cấp công trình thủy lợi trên địa bàn đó. Các
đơn vị cung cấp nước có trách nhiệm thu tiền nước từ đơn vị dùng nước. Tiên
nước được tính theo diện tích cung cấp nước sau khi thanh lý hợp đồng dùng
nước. Số tiền đó được dùng để chi cho các hoạt động vận hành nước, trả lương
cho cán bộ, chi phí cho các hoạt động tu sử công trình.
4.2.1. Cách thức quản lý và điều tiết nước tại địa phương.
Sơ đồ điều tiết nước và quản lý hệ thông thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh.

19
C.
TY TNHH
MTV
KTCTTL
Chi Nhánh
Tổ phụ trách
HTX
Xã viên
Hồ Cẩm Ly/ Hồ Rào đá
Trạm trung gian
Kênh chính
Kênh cấp 1
Các kênh nhỏ khác
Nguồn thu thủy lợi phí
Nguồn cung cấp nước

Điều hành
Quản lý
Qua sơ đồ ta thấy nguồn nước được cung cấp chính trên địa bàn xã Tân
Ninh từ hồ Cẩn Ly trước những năm 2010 với dung tích 43 triệu m
3
tưới cho cả
năm. Từ tháng 6 năm 2010 đến nay hồ Cẩm Ly được thay thế bàng hồ Rào Đá
với dung tích 82,462 triệu m
3
do công ty TNHH MTV KTCTTL điều hành. Từ
hồ lớn nước được phân bổ qua cá trạm trung gian, trên địa bàn huyện Quảng
Ninh nước được phân bổ qua trạm Cẩm Ly do bác Nguyễn Văn Đấu làm trưởng
trạm. Bác là người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành nước ở khu vực nam
huyện Quảng Ninh. Ở mỗi chi nhánh có nhiều tổ phụ trách điều tiết nước vào
kênh cấp 1 quản lý cụm xã. HTX có nhiệm vụ nhận nước từ kênh chính và điều
tiết nước ở kênh cấp 1 vào ruộng hộ xã viên.
Trên Địa bàn xã Tân Ninh có hệ thống kênh chính chạy dài từ k9 đến k12
do tổ 1 phụ trách, trực thuộc chi nhánh Cẩm Ly. Toàn xã có 6 kênh cấp 1: kênh
Cây Đa , kênh Chăn Nuôi, Quảng Xá, Thế Lộc, Hòa Bình lần lượt thuộc quyền
điều hành của các hợp tác xã Nguyệt Áng, Quảng Xá, Thế Lộc, Hòa Bình. Và
một kênh Tân Thành lấy nước từ hồ An Mã thông qua trạm bơm Tân Thành.
Trạm bơm này do tổ dịch vụ nông nghiệp Hữu Tân quản lý. HTX bao gồm ban
quản trị hợp tác xã đại diện cho hộ xã viên trực tiếp tiến hành ký hợp đồng và
điều tiết nội đồng thuộc phạm vi quản lý của hợp tác xã như đã quy định.
Công việc điều tiết nước của ban quản trị HTX như sau: nhận nước từ
kênh chính vào kênh cấp 1 do cán bộ thủy nông cung cấp. Điều tiết nước vào
ruộng hộ xã viên theo nguyên tắc cao xa trước thấp gần sau. Điều chỉnh tưới
tiêu nước trên đồng ruộng, tổ chức tu sửa và nạo vét kênh mương nội đồng.
Riêng đối với thôn Hữu Tân nước từ trạm bơm trực tiếp dẫn vào kênh cấp 1
đồng thời cũng là hênh chính của hệ thống trạm bơm Tân Thành. Tổ dịch vụ

nông nghiệp Hữu Tân trực tiếp quản lý điều tiết nước nội đồng và trạm bơm
Tân Thành.

20
4.2.2. Hình thức cung cấp dịch vụ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh trước
và sau xóa thủy lợi phí.
Việc cung cấp dịch vụ thủy lợi được tiến hành như sau:
- HTX và người đại diện phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước tiến
hành ký kết hợp đồng dùng nước.
- Phía doanh nghiệp lập kế hoạch điều tiết nước.
- Thông báo thời gian mở nước theo hợp đồng đã ký và hướng dẫn lịch
thời vụ của phòng nông nghiệp.
- Thực hiện kế hoạch mở tưới nước theo hợp đồng đã ký.
- Thực hiện kế hoạch mở và nhận nước theo hợp đồng đã ký.
- Kết thúc tưới tiêu tiến hành thăm đồng và đánh giá năng suất của HTX.
- Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đã ký.
Trách nhiệm của đơn vị dùng nước và đơn vị cung cấp nước như
sau:
+ Công ty trực tiếp cung cấp nước, chi nhánh trạm thủy nông Cẩm Ly:
- Tu sửa và bảo vệ công trình
Chịu trách nhiệm bồi túc, nạo vét, tu sửa bảo vệ kênh chính, sửa chữa
công trình do công ty và chi nhánh trạm quản lý.
- Quản lý và phân phối nước
Chị trách nhiệm tưới tiêu nước cho diện tích hợp đồng theo lịch sản xuất
được quy định tại điều 1 trong bản hợp đồng này, đảm bảo cho cây trồng phát
triển trong điều kiện thời tiết bình thường. Những năm thời tiết khó khăn ngoài
mức đảm bảo của công trình thì hai bên cùng phối hợp để khắc phục.
+ Đơn vị dùng nước:
- Tu sửa bảo vệ công trình.
Chịu trách nhiệm tu sửa và bảo vệ kênh, công trình trên kênh do mình

quản lý. Đối với kênh chính và kênh cấp 1 huy động công lao động kịp thời tu
bổ sửa chữa công trình sau mỗi vụ sản xuất như khi có sự cố thiên tai, bão lụt
xảy ra để đảm bảo khả năng phục vụ của công trình. Có trách nhiệm bảo vệ
kênh và công trình trên kênh đi qua địa bàn mình.
- Quản lý điều phối nước:
Nhận nước đầu kênh, quản lý và dẫn nước đến mặt ruộng, quản lý hệ
thống kênh nội đồng. Khi thay đổi lịch tưới tiêu theo hợp đồng. Đơn vị dùng
nước phải báo cho chi nhánh trạm thủy nông biết trước 5 ngày.

21
Trước những năm 2008 sau khi kết thúc tưới tiêu HTX người đại diện
cho nông dân trả toàn bộ thủy lợi phí theo hợp đồng đã ký và chi tiết nghiệm
thu hợp đồng với diện tích bơm tát 488000 đ/ sào /vụ, diện tích tự chảy 824000
đ/ ha /vụ. Riêng đối với thôn Hữu Tân không sử dụng dịch vụ thủy lợi từ phí
công ty nên không phải trả thủy lợi phí cho doanh nghiệp theo mức giá trên.
Thôn Hữu Tân sử dụng nước từ hồ An Mã nên phải trả tiền nước với mức thu
2,5 kg thóc /sào. Đồng thời đơn vị dùng nước thôn Hữu Tân chi trả toàn bộ tiền
bơm nước và tiền tu sửa máy bơm.
Mức thu thủy lợi phí của các hợp tác xã với xã viên như sau: xã viên xây
dựng bậc điểm theo thửa ruộng tự chảy thuận lợi từ 20 điểm (16 kg /sào/ vụ)
giảm dần đến vùng lấy nước khó khăn nhất vào ruộng hộ xã viên với mức điểm
thấp nhất là 6 điểm (4,8 kg/ sào /vụ). Tương đương với 1 bậc điểm 0,8 kg thóc
tính trông 1 vụ. Các khoản thu trên phần lớn được chi trả cho nông giang theo
hợp đồng đã định, một phần nhỏ bổ sung vào công tác điều hành nước nội đồng
và một tỉ lệ nhất định cho công tác nạo vét tu sửa kênh mương.
Hiện tại sau khi áp dụng chính sách miễn thủy lợi phí hợp đồng ký kết
giữa HTX và đại diện phía doanh nghiệp diễn ra như thường lệ. Nông dân
không phải nộp thóc theo mức điểm như trước. Về phía đơn vị dùng nước Hữu
Tân được xóa toàn bộ tiền nước tổ dịch vụ đại diện cho nông dân phải chi trả
2,5 kg thóc /sào và tiền bơm nước vào kênh cấp 1 cũng do nhà nước thanh toán.

Có thể nói tuy 2 đơn vị dùng nước ở các doanh nghiệp dùng nước khác nhau,
khi xóa thủy lợi phí quyền lợi được hưởng về các khoản nộp phí dịch vụ thủy
lợi tương đối giống nhau.
Sau khi chính sánh xóa thủy lợi phí được ban hành và áp dụng các đơn vị
dùng nước giảm đi một gánh nặng phải chi trả tiền nước do đơn vị doanh
nghiệp, công ty cung cấp nước. Mặc dù nông dân không phải chi trả tiền nước
cho công ty, nhưng họ vẫn phải chi trả tiền dịch vụ thủy lợi nội đồng. Có thể
thấy người dùng nước không trả tiền nước cho người cung cấp nước tại đầu
kênh mà chỉ chi trả tiền nước cho người cung cấp nước vào ruộng hoặc gần vào
ruộng của mình. Phí dịch vụ thủy lợi nội đồng gồm công tác điều hành nước,
phí giao dịch với cán bộ thủy nông thu theo bình quân đầu sào 1kg thóc/ sào/
vụ, và một số vấn đề phát sinh khác như nạo vét, tu sửa kênh mương nội đồng.
Như vậy ruộng lấy nước thuận tiện hay khó khăn phải chịu chi phí thủy lợi nội
đồng như nhau.

22
4.3. Cơ sở hạ tầng thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh
4.3.1.Quy mô cung cấp dịch vụ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh
Hiện tại trên địa bàn xã Tân Ninh có 4 thôn sử dụng nước của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình,
với hệ thống kênh chính chạy dài từ k9 đến k12( Đường kênh mương đi qua địa
bàn xã từ km số 9 đến km số 12, tức hệ thống kênh chính đi qua địa bàn xã dài
3 km) và một thôn sử dụng nước từ hồ An Mã. Cung cấp toàn bộ hệ thống đồng
ruộng trên địa bàn xã với diện tích đất nông nghiệp 669,8 ha và 24,2 ha diện
tích nuôi trồng thủy sản.
Trên nội đồng xã Tân Ninh có 6 hệ thông kênh cấp 1, trong đó có 5 hệ
thống kênh cấp 1 dẫn nước từ kênh chính thuộc hệ thống kênh của doanh
nghiệp. Và một kênh chính dẫn nước từ hồ An Mã cung cấp nước chủ yếu cho
khu vực thôn Hữu Tân tất cả đều được bê tông hóa. Hệ thống kênh mương trên
địa bàn xã tương đối dày đặc: có khoảng 20 km kênh mương lớn có bề rộng 3 m

chạy dài trên đồng ruộng được thông với kênh cấp 1 và các kênh cấp 2, kênh
nhỏ khác bằng cống dẫn nước. Đây là cơ sở để hợp tác xã điều tiết nước ở các
vùng khác nhau trên đồng rộng. Ngoài ra ở đây có hàng ngàn kênh mương nhỏ
ở mỗi đầu thửa ruộng cung cấp nước vào mỗi thửa ruộng. Nhìn chung hệ thống
kênh mương trên địa bàn xã Tân Ninh tương đối hoàn chỉnh.
Nước từ kênh cấp 1 phần lớn được đổ vào hệ thống kênh mương lớn trên
địa bàn xã, 1 phần đổ vào ruộng các hộ hai bên. Như vậy ruộng của những hộ
hai bên kênh chính lúc nào cũng được cung cấp nước trước và đầy đủ. Việc
điều tiết nước nội đồng chủ yếu dựa vào hệ thống kênh lớn chạy dài từ đầu cánh
đồng đến cuối cánh đồng.
4.3.2. Tình hình sử dụng dịch vụ thủy lợi trên địa bàn xã Tân Ninh trước
và sau xóa thủy lợi phí
Việc cung cấp dịch vụ thủy lợi được tiến hành sau khi hợp đồng được ký
kết. Căn cứ vào diện tích tưới trên hợp đồng từ phía công ty có kế hoạch và thời
gian, thời lượng nước cần thiết. Sau khi kết thúc tưới tiêu các bên liên quan tiến
hành thăm đồng đánh giá năng suất cây trồng, diện tích, hiệu quả của việc tưới
tiêu đồng thời tiến hành thanh lý hợp đồng tưới tiêu. Bởi vậy thông qua diện
tích hợp đồng, diện tích nghiệm thu sau khi tưới biết được mức độ dùng nước
của địa phương, tình hình sử dụng dịch vụ trên địa bàn. Cũng thông qua đó xác

23
định được số tiền mà đơn vị dùng nước phải trả cho đơn vị cung cấp nước.
Được thể hiện thông qua bảng số liệu sau.
Căn cứ vào bảng số liệu biết được mức độ dùng nước của các hợp tác xã
trên địa bàn Tân Ninh. So sánh tổng diện tích dùng nước trước và sau xóa thủy
lợi phí ta xác định được số tiền chênh lệch mà đơn vị dùng nước phải trả thông
qua đơn giá. Để biết thêm chi tiết mức độ dùng nước trên địa bàn xã Tân Ninh
chúng ta hãy so sánh số liệu gữa tổng diện tích, diện tích tưới tự chảy và diện
tích tưới tạo nguồn trước và sau xóa thủy lợi phí.
Bảng 4.3: Diện tích hợp đồng, nghiệm thu trước và sau miễn thủy lợi phí của

đơn vị dùng nước trên địa bàn xã Tân Ninh vụ đông xuân.
Đơn vị tính: ha
Diễn dải
Đơn
vị
dùng
nước
Trước khi xóa thủy lợi phí
Diện tích hợp đồng các đơn
vị dùng nước.
Diện tích nghiệm thu sau khi
kết thúc hợp đồng
Tổng Tự chảy Tạo nguồn Tổng Tự chảy Tạo nguồn
Quảng Xá 98 64 25 98 64 25
Hòa Bình 52 25 27 52 25 27
Thế Lộc 89 25 64 89 25 64
Nguyệt Áng 100,5 30 70,5 100,5 30 70,5
Tổng 339,5 144 186,5 339,5 144 186,5
Sau khi xóa thủy lợi phí
Quảng Xá 98 64 25 98 74 15
Hòa Bình 52 25 27 53 28 25
Thế Lộc 89 25 64 90 60 30
Nguyệt Áng 133 110 23 135 120 15
Tổng 372 224 139 376 282 85
( Nguồn: cán bộ thủy nông tổ1chi nhánh rạm Rào Đá)
Trước khi xóa thủy lợi phí diện tích có trong hợp đồng cung cấp nước
bằng với diện tích nghiệm thu sau khi kết thúc hợp đồng, về tổng diện tích, diện
tích ruộng tưới tự chảy, diện tích tưới phải tạo nguồn. Tổng diện tích tưới của
các hợp tác xã trên địa bàn xã Tân Ninh trước khi xóa thủy lợi phí 339,5 ha.


24
trong đó diện tích tưới tự chảy là 144 ha, diện tích tưới tạo nguồn là 186,5 ha.
Trong số các đơn vị dùng nước thì HTX Hòa Bình có diện tích dùng nước ít
nhất là 52 ha. Tiếp đến HTX Thế Lộc với diện tích là 89 ha, tiếp đến là HTX
Quảng Xá với diện tích 98 ha. cuối cùng là đơn vị dùng nước Nguyệt Áng với
diện tích tưới lớn nhất là 100,5 ha. Sau khi xóa thủy lợi phí tổng diện tích tưới
của các đơn vị dùng nước trên địa bàn xã Tân Ninh có sự thay đổi như sau: tổng
diện tích diện tích dùng nước tăng lên 43 ha đạt 372 ha. diện tích tưới tự chảy
tăng sau khi xóa thủy lợi phí, tăng từ 144 ha lên 224 ha sau khi xóa thủy lợi phí.
Diện tích tưới tạo nguồn giảm 47,5 ha. Sở dĩ có sự thay đổi trên là do sau khi
xóa thủy lợi phí các HTX được dùng nước miễn phí nên tăng diện tích dùng
nước lên nhiều hơn so với trước.
Sau khi xóa thủy lợi phí không những diện tích hợp đồng dùng nước tăng
mà, diện tích nghiện thu sau khi kết thúc hợp đồng tăng nhiều hơn diện tích hợp
đồng tưới trước đó. Tổng diện tích nghiệm thu sau khi kết thúc hợp đồng tăng 4
ha so với diện tích hợp đồng tưới trước đó. Tổng diện tích tưới tự chảy tăng sau
nghiệm thu hợp đồng tăng 10 ha so với diện tích hợp đồng tưới, và tăng 138 ha
so với trước khi chưa xóa thủy lợi phí. Diện tích tưới tạo nguồn giảm so trước
101,5 ha. Diện tích hợp đồng là căn cứ để xác định lượng nước cung cấp, thời
gian cung cấp. Diện tích nghiệm thu là căn cứ để xác định số tiền mà hợp tác xã
phải trả cho công ty cung cấp nước. Như vây, tăng diện tích hợp đồng đơn vị
dùng nước có thể yêu cầu đơn vị cung cấp nước tăng thêm lượng nước. Diện
tích nghiệm thu sau khi kết thúc tưới một phần cho thấy phục nước tưới tốt hơn,
nhưng nó thể hiện rõ số tiền mà đơn vị dùng nước phải trả cho đơn vị cung cấp
nước. Thực tế, nếu như hợp tác xã trả tiền cho công ty theo giá đã quy định
trong hợp đồng thì khoản trả của hợp tác xã sau thủy lợi phí sẽ tăng lên. Trong
hợp đồng ghi rõ đơn vị dùng nước trả tiền dịch vụ nước với diện tích bơm tát
bằng 60 % diện tích tự chảy tương đương với diện tích bơm tát là 494000
đ/ha/vụ diện tích tự chảy là 824000 đ/ ha /vụ. Như vậy với diện tích tự chảy
giảm 1 ha diện tích bơm tát tăng 1 ha số tiền hợp tác xã tiết kiệm được là

824000 – 494000 = 330000 đồng. Sau khi xóa thủy lợi phí hợp đồng được ký
nhưng hợp tác xã không phải trả tiền nước mà nhà nước bù lỗ sau khi nghiệm
thu hợp đồng cho nông dân. Điều này chứng tỏ khoản tiền nhà nước bù lỗ lớn
hơn số tiền mà nông dân chi trả cho đơn vị cung cấp nước.

25

×