Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

nghiên cứu tác động về mặt xã hội của hoạt động ntts ở xã hương phong, huyện hương trà, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.4 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông
Lâm, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình và tiếp thu được một
lượng kiến thức nhất định. Để có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực phấn
đấu của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên của gia đình, sự hướng
dẫn, giảng dạy của thầy cô giáo trong nhà trường và sự giúp đỡ chia sẻ của
bạn bè. Nhất là trong kỳ thực tập và làm khoá luận cuối khoá, sự động
viên, hướng dẫn, giúp đỡ đó đối với tôi thực sự quý báu.
Để có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình, tôi xin trân
trọng cảm ơn thầy giáo Th s. Nguyễn Ngọc Truyền, người đã trực tiếp
hướng dẫn và luôn tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành được khoá luận
của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong UBND xã
Hương Phong, các hộ dân ở hai xã đã luôn tạo điều kiện để cho tôi có thể
học hỏi, nắm được các kiến thức thực tế phục vụ cho bài viết của mình
được hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân và thời gian thực tập còn hạn
chế nên nội dung đề tài không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết,
kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn thêm của các thầy cô giáo
và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Tấn Vũ

DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Thay thế
NTTS Nuôi trồng thủy sản
FAO Tổ chức nông lương liên hợp quốc (viết tắc của food and
agriculture organization)
NAV (Nordic Assistance to Vietnam) là một tổ chức phi chính


phủ Bắc Âu
PRA Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia
UBND Uỷ ban nhân dân
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
USD Đô la mỹ (united states dollar)
VNĐ Việt Nam đồng
NC Nghiên cứu
LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
ND Nông dân
PN Phụ nữ
LĐ Lao động
ĐVT Đơn vị tính
TC Thâm canh
BTC Bán thâm canh
QC Quảng canh
QCCT Quảng canh cải tiến

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
Phần 1. MỞ ĐẦU 6


Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

!"#$%&
'(
)'*+,$*-.))/*012*341
)55.))/+67,4
89:0,2:;&,$8
<)'*+2=367,4>

>?@@A>
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 17
8"4B2,+&
8"4B
8C+&
8.!@
8$7:DEF*3.))/&!22!G
8)7:D2$!H:0H7.))/&!!.))/
88$IJ!K71.))/IJL4C3
8<47*74B$F,$,M&,$:$$!N'O+0$!
'@33+!P*GH:F&7+
88C4,$,
8
88C4,$,3&Q
88C4,$,,P
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
<)P67-&R
<)2:R
<.G'IJ!
<8.G'34S8
<<.G'>
<>.G'2T
<-&$!4B#F3$
<)55.))/+IJL4C38R
<$7:DEF*3.))/&!22!G8
<$$!H:0H7.))/&!22!G8
<$6UDVK72'W*B"1P*GH:FXE-8<
<8)7:D2$!H:0H7.))/&!!.))/8>
<8Y-&H7$!2@3:-7.))/8>

<8$7:DEF*3.))/XE-&!!.))/8
<88L%KFH7$3+!#02&"H7$!.))/8
<8<,T3+2#FZN[:H7$!.))/XE-8
<<$IJ!K71.))/XE-L4C38\
<</'7&7H7123$P%H7!.))/8\
<<)0,%2&<R
<<8)0,"7:3.))/H7$!<R
<<<)0,$3@<
<<>)0,$@6:02Z&V#]X<
<<)0,$@6OF*TO@6<
<
<<)7:D,3$"<
<< $&AQVK71.))/<
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
>^0<
>6<
Bảng 8: Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Vinh Giang và Hương Phong trong
giai đoạn 2007 - 2009 55
>
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng sản
lượng bình quân trong thập niên vừa qua là 7,6%, 6% và 13% ở tầm mức thế
giới. Thừa Thiên Huế là nơi có tiềm năng lớn cho phát triển nông nghiệp nói
chung và NTTS nói riêng.
Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được hợp thành từ 3
phần khác nhau: phá Tam Giang rộng 52 km
2
, kéo dài 24 km từ cửa sông Ô
Lâu đến cửa sông Hương; đầm Sam và đầm Thuỷ Tú rộng 60 km

2
, kéo dài
khoảng 33 km từ cửa sông Hương đến cửa sông Truồi; đầm Cầu Hai tiếp nối
như một lòng chảo lớn hình bán nguyệt rộng 104 km
2
, kéo dài khoảng 13km
từ cửa sông Truồi đến chân núi Vĩnh Phong. Vùng đất ngập nước đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai phân bố trên chiều dài gần 70 km, có tổng diện tích
248,7 km
2
, chiếm khoảng một nửa tổng diện tích đầm phá ven bờ Việt Nam
(480,5km
2
). Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2008 đạt 5.362 ha, bằng 99,3%
so cùng kỳ; trong đó nuôi nước lợ 3.711 ha, bằng 96%;
Riêng diện tích nuôi tôm 2.602 ha, bằng 85,5% so cùng kỳ. Sản lượng thu
hoạch 6 tháng đầu năm 2008 ước đạt 1.822 tấn, tăng 3,5% so cùng kỳ; trong
đó cá các loại 1.135 tấn, tăng 6,4%; tôm các loại 510 tấn, bằng 94,6%; sản
xuất 229 triệu tôm giống, 26 triệu cá giống, cá bột các loại.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản ven đầm phá Tam Giang đã là nguồn sinh kế
chính cho người dân của 31 xã ven phá lâu nay. Những hiệu quả về mặt xã
hội đã góp phần thay đổi diện mạo của một bộ phận lớn dân cư ở đây.
Bên cạnh những tác động tích cực đã và đang đóng góp cho sự phát triển kinh
tế xã hội của xã Hương Phong, huyện Hương Trà và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các hoạt động NTTS trong những năm qua cũng tạo nên nhiều áp lực đối với
tình hình kinh tế- xã hội và môi truờng. Ðây là những thách thức lớn đối với
mục tiêu phát triển bền vững của toàn ngành, của vùng và quốc gia. Những
cuộc nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của các hoạt động NTTS thường chỉ

tập trung đến các khía cạnh kinh tế - kỹ thuật và môi truờng sinh thái. Còn
thiếu vắng những nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá một cách hệ thống với
những tác động về mặt xã hội của NTTS như: bất bình đẳng về giới, phân hóa
giàu nghèo, tiếp cận các nguồn lực xã hội và các hiện tượng di cư không
mong đợi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên
cứu tác động về mặt xã hội của hoạt động NTTS ở xã Hương Phong,
huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế”.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Mô tả, đánh giá tác động của các hoạt động NTTS đến vấn đề xã hội
trên địa bàn nghiên cứu thông qua việc xem xét đánh giá tác động của các mô
hình nuôi chủ yếu.
- Tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố tác động đến thực trạng xã hội
theo các cấp độ Hộ NTTS - Cộng đồng NTTS – Ngành thủy sản.
- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt xã hội
và góp phần đảm bảo tính bền vững cho các hoạt động NTTS.

Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về giới:
Giới không nói đến nam hay nữ mà nói đến mối quan hệ giữa họ. Giới không
phải là sự xác định sinh học – như kết quả của đặc điểm giới tính của nam và
nữ, mà giới là do xã hội xác lập nên. Nó có nguyên tắc tổ chức xã hội có thể
kiểm soát tiến trình sản xuất, tái sản xuất, tiêu thụ và phân phối (FAO, 1997)
Giới chỉ mối quan hệ xã hội và tương quan giữa địa vị xã hội của nữ và nam
trong bối cảnh xã hội cụ thể. Khi nói đến giới, là nói đến các điều kiện và yếu tố
xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong hoàn cảnh cụ thể (Trần
Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng,1996)
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về giới nhưng nhìn chung tất cả các
khái niệm về giới đều đề cập đến quan hệ xã hội giữa nam và nữ về góc độ xã

hội, các đặc điểm khác nhau do xã hội quyết định, các mối quan hệ giữa nam và
nữ do xã hội xác lập nên. [3]
2.1.1.2. Khái niệm về bình đẳng giới và bất bình đẳng giới
Bình đẳng giới là sự đối xử ngang bằng giữa hai giới nam và nữ, cũng như
giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội, có xét đến đặc điểm riêng của nữ giới,
được điều chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ một cách hợp lý.[3]
Bất bình đẳng là sự không bình đẳng (không ngang nhau) về các cơ hội hoặc
lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm
trong xã hội.[12]
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng vấn đề bất bình
đẳng giới vẫn đang còn tồn tại không chỉ trong việc tiếp nhận TBKT mà còn
ở nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Sự bất bình đẳng đó thể

hiện qua khả năng tiếp cận giáo dục và các nguồn lực, sự phân công lao động,
quyền quyết định và hưởng thành quả lao động….[4]
2.1.1.3. Khái niệm về sự phân hóa giàu nghèo:
Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia,
nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế. [7]
Phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia
xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác
biệt nhau; là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh
lệch giữa các nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống. [7]
2.1.1.4. Khái niệm về di cư (di dân)
Di cư thường được hiểu là chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một
khoảng cách đủ lớn buộc người di cư phải thay đổi hộ khẩu thường trú:
chuyển đến một thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác. [8]
Di dân cũng tác động đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Do những người di cư từ nông thôn lên kiếm công ăn, việc làm ở các thành
phố nên phần đông những người nhập cư là không có nhà ở. Để có thể ở lại
thành phố, những người mới nhập cư sống tạm bợ, cảnh màn trời, chiếu đất,

tạo nên những khu định cư mới, nhưng không nằm trong chương trình quy
hoạch. Việc hình thành những khu định cư mới, nhưng không nằm trong
chương trình quy hoạch. Việc hình thành những khu định cư mang tính tự
phát tạo nên sự thay đổi rất lớn hệ sinh thái môi trường thành phố, phá vỡ
những cảnh quan thiên nhiên vốn có của một địa bàn dân cư. Trong thành phố
hình thành những cụm dân cư sống dưới mức nghèo khó, thiếu mọi cơ sở và
tiện nghi tối thiểu cho đời sống cư dân thành thị. Tình hình đó không loại trừ
thành phố nào, nhất là những thành phố lớn. [14]
2.1.1.5. Khái niệm về sự phân công lao động theo giới .
\
Sự phân công lao động theo giới là nghiên cứu các vai trò khác nhau của nam
và nữ. Sự phân công lao động theo giới là nguyên lý nổi bật để tách và phân
biệt những việc nam và nữ giới đảm nhận. [3]
Sự khác biệt giữa nam và nữ giới trong công việc là yếu tố quan trọng trong
quan hệ giới, góp phần tạo ra sự chia rẽ và đôi khi nảy sinh đối kháng giữa
nam và nữ giới. Nhưng sự khác biệt này cũng góp phần tạo ra sự trao đổi, lệ
thuộc lẫn nhau, hợp tác với nhau trong việc duy trì cuộc sống và mưu sinh
cho gia đình. Phụ nữ là người đóng góp chính cho kinh tế và đời sống của gia
đình, nhưng thường thường công việc của họ đem lại ít thu nhập hơn nam
giới. [4]
Sự phân công lao động theo giới có thể khác nhau trong các nền văn hóa hoặc
thời đại khác nhau. Điều này chứng tỏ các công việc của nam và nữ giới
không do giới tính quy định mà là do bối cảnh xã hội, phong tục tập quán,
giáo dục và gia đình. [4]
2.1.1.6. Khái niệm về quyền tiếp cận tài nguyên đầm phá
Khái niệm tiếp cận: tiếp cận là cơ hội được sử dụng các nguồn lực và được
hưởng các lợi ích. Tiếp cận nguồn lực trả lời câu hỏi ai được sử dụng cái gì và
ai được hưởng lợi? Các loại tiếp cận đến nguồn lực là tiếp cận các nguồn lực
qua công việc và tiếp cận qua hệ thống hỗ trợ. [15]
Loại nguồn lực có thể tiếp cận qua công việc là tiền mặt hoặc các loại

hiện vật khác. Năng suất phụ thuộc vào vốn, đất đai, công việc, thiết bị, gia
súc, và kỷ thuật mà người lao động được sử dụng, cũng như phụ thuộc vào
trình độ học vấn của người lao động. Tiếp cận qua hệ thống hỗ trợ như mối
quan hệ họ hàng, sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức khác và mạng lưới
giúp đỡ lẫn nhau.
Mọi loại công việc đều phải sử dụng các nguồn lực để thực hiện các
công việc đó. Một trong những vấn đề quan trọng là xác định được ai là người
R
có cơ hội tiếp cận các nguồn lực hiện có trong hộ cũng như cộng đồng? Ai
được hưởng thụ các sản phẩm làm ra của gia đình hoặc cộng đồng? Trong các
hộ gia đình khác nhau, các thành viên có thể có cơ hội khác nhau về tiếp cận
với các công việc của họ hoặc kiểm soát các nguồn này để sử dụng theo mong
muốn cũng như tiếp cận các sản phẩm của họ làm ra.
Cơ hội tiếp cận các nguồn lực khác nhau như đất đai, mặt nước, hệ thống
thủy nông, cầu đường, tín dụng, giáo dục, y tế và các dịch vụ khuyến nông -
lâm, các hoạt động đào tạo, của các thành viên liên quan chặt chẽ đến việc
sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của gia đình hoặc cộng đồng để xây
dựng nông thôn. Một trong những nhân tố cản trở để tăng năng suất, thu nhập
của các thành viên, và quản lý tài nguyên kém hiệu quả là sự tiếp cận kém đến
các nguồn lực sản xuất như đất, nước, tín dụng [15]
2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1.Thực trạng phát triển NTTS trên thế giới và trong nước
2.2.1.1. Trên thế giới
Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thủy sản được bắt đầu từ những năm
thập niên 1970. Đến nay, nghề nuôi thủy sản vẫn liên tục phát triển đa dạng
lẫn thâm canh hóa. Nếu như năm 1970, tốc độ tăng trưởng hằng năm về sản
lượng là 3,9%, thì năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 36%. Sự phát triển nhanh
chóng của nghề nuôi đã góp phần tăng tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm thủy sản nuôi
trồng từ 0,7kg/người/năn vào năm 1970 lên 7,8 kg/người/năm vào năm 2006.
Sản phẩm thủy sản nuôi trồng chiếm 46% tổng sản phẩm thủy sản tiêu dùng

hàng năm.
Trên thế giới, Châu Á cho sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm 89%
tổng sản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng thế giới năm
2006. Mười nước đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản theo thứ
tự gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh,

Chile, Nhật Bản, Na Uy và Philippines. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của
Việt Nam là 1,67 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới.[16]
Nghề nuôi trồng thủy sản nội địa tiếp tục đóng góp chính cho nghề nuôi thủy
sản nói chung, với hơn 61% sản lượng và 53% tổng giá trị sản phẩm nuôi
trồng.[16] Nuôi trồng thủy sản cũng mang lai thu nhập cao, cải thiện đáng kể
chất lượng cuộc sống cho ngư dân. Song nó cũng mang lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng mỗi khi mất mùa, đó là các vấn đề về xã hội như di cư, thất học
ở trẻ em,… đã đặt ra những vấn đề cần phải lưu tâm giải quyết cho chính
quyền, các cơ quan liên quan.
2.2.1.2. Ở Việt Nam.
Nghề nuôi thủy sản cũng phát triển rất năng động. Nghề nuôi thủy sản truyền
thống bắt đầu từ thập niên 1960, tuy nhiên trong vòng 10 năm nay, nghề nuôi
thủy sản có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. cả nước có tổng cộng trên
524.619 ha, đạt sản lượng 480.767 tấn. Năm 2005, cả nước có gần 1.000.000
ha nuôi thủy sản, đạt sản lượng 1.437.356 tấn, trong đó, sản lượng nuôi thủy
sản nước lợ - măn là 546.716 tấn, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 890.650 tấn.
[16] Hiện nay, đối tượng nuôi và mô hình nuôi thủy sản ở Việt Nam khá
phong phú, tuy nhiên, chủ lực nhất vẫn là nuôi cá tra thâm canh ở vùng nước
ngọt và nuôi tôm ở vùng nước lợ ven biển. Đặc biệt, năm 2007, sản lượng
nuôi cá tra và basa đạt trên 1.200.00 tấn và sản lượng tôm nuôi đạt 307.000
tấn. Theo kế hoạch, đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước là
1.000.000 ha, đạt sản lượng 2.000.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt
2.500.000 USD, thu hút 2.800.000 lao động nuôi trồng thủy sản [16]
2.2.2. Tình hình NTTS tại địa phương.

Xã Hương Phong có tổng diện tích mặt nước là 668,9 ha và có tiềm năng phát
triển nuôi trồng thuỷ sản. Đây được xem như là ngành kinh tế chính theo kế
hoạch phát triển của xã. Nuôi tôm là hoạt động nuôi trồng thuỷ sản chính với

sự tham gia chủ yếu của nông dân các thôn Thuận Hoà và Vân Quật Đông
ven phá Tam Giang. Theo người dân địa phương, đây là một hoạt động sinh
kế quan trọng do mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng dễ gặp rủi ro và tổn thất
khi bệnh tôm xảy ra. Người dân địa phương đang phải đối mặt với những khó
khăn do bệnh tôm gây nên, ô nhiễm nước, dụng cụ đánh bắt huỷ diệt và giá
tôm không ổn định. Hoạt động nuôi cá nước ngọt kém phát triển, một số hộ
nông dân nuôi cá trên ruộng lúa có năng suất thấp.
Các loài được nuôi: Tôm sú, cá Dìa, cá Kình và cua.
Phương thức nuôi: Nuôi tôm bán thâm canh (mật độ thả thấp và nuôi xen
ghép với cá Dìa, cá Kình hoặc kết hợp với cua) và quãng canh.
Mùa vụ sản xuất. Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) tại xã Hương Phong chủ yếu
là nuôi tôm chia thành 2 vụ. Vụ 1 kéo dài từ tháng 2 Dương lịch đến cuối
tháng 5, vụ 2 từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, do đặc điểm nuôi quảng canh
và quảng canh cải tiến là chiếm đa số nên trong quá trình nuôi tôm thả thêm
một số đối tượng nuôi mới như thả cua từ tháng 1 đến tháng 3, thả cá Kình và
cá dìa từ giữa tháng 3 đến tháng 5.
Khai thác Thác thuỷ sản hoạt động quanh năm chủ yếu là khai thác tự nhiên
trong sông, đầm phá với các nghề lưới rê, nò sáo và đáy. Nghề khai thác bằng
lưới rê mùa vụ chính từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch, nghề nò sáo vụ chính
từ tháng 2 đến tháng 9, nghề đáy vụ chính từ tháng 1 đến tháng 9. Các tháng
còn lại vẫn khai thác nhưng sản lượng thấp và thường gặp nhiều khó khăn do
mưa lũ [6]
2.2.3. Quyền tiếp cận tài nguyên đầm phá
Quyền và các cơ chế quyền (sử dụng) tài nguyên ở phá Tam Giang Cầu
Hai. Các quyền tài sản (property rights) đối với tài nguyên (Ostrom, 1994 and
Pomeroy, 1994) và khung phân tích do Barry và Meizen-Dick (2008) đề xuất

đã được áp dụng. Các quyền cụ thể được xem xét và phân tích là: quyền tiếp
8
cận (access), quyền khai thác/thu hoạch (withdrawal), và quyền chuyển
nhượng, trao đổi (alienation). Việc thực hiện các quyền tài sản đối với tài
nguyên không tách rời nhau mà có liên hệ chặt chẽ, ví dụ thực hiện tiếp cận
gắn liền với thu hoạch theo các quy chế quản lý nhất định.
Cơ chế quyền tài sản (property rights regimes) đối với tài nguyên có thể coi
là sự dàn xếp giữa các bên liên quan, các thể chế và cơ chế về xã hội để bảo
vệ, duy trì và sử dụng hợp lý một loại tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam,
nhà nước sở hữu toàn bộ tài nguyên thiên nhiên và trao các quyền cụ thể cho
các đối tác khác để thiết lập cơ chế quyền tương ứng theo thời hạn trao quyền.
Một số cơ chế quyền cụ thể: Cơ chế quyền tài nguyên tiếp cận mở - là các loại
tài nguyên mà cơ chế quyền tài sản đối với tài nguyên chưa được thiết lập một
cách rõ ràng; Cơ chế quyền tài nguyên công cộng – là cơ chế quyền tài sản
toàn dân đối do cơ quan nhà nước làm chủ thể; Cơ chế quyền tài nguyên cộng
đồng/tập thể đối với tài nguyên được thiết lập một cách chính thức hoặc theo
tập tục, và Cơ chế quyền tài nguyên cá nhân – cơ chế quyền tài sản cá thể đối
với tài nguyên được thiết lập. Các cơ chế quyền tài sản có các chủ thể quyền
tương ứng. Cơ quan nhà nước là chủ thể quyền tài sản đối với tài nguyên công
cộng. Các tổ chức tập thể đại diện cho một bộ phận các hộ sử dụng nguồn lợi
là chủ thể quyền tài sản tập thể đối với tài nguyên cộng đồng. Các cá nhân hộ
là chủ thể quyền tài sản cá thể đối với tài nguyên cá nhân.
Ở hệ đầm phá Tam Giang, cơ chế quyền trong các hoạt động khai thác
thủy sản rất đa dạng và phức tạp. Thực tế cho thấy rằng các cơ chế quyền tài
sản khác nhau đã được thiết lập trong các hoạt động cụ thể (nò sáo, đáy, giao
thông thủy…) với đặc điểm chung là dựa vào tập tục và truyền thống. Cùng
với các tác động quản lý của nhà nước, một số cơ chế quyền tài sản đã được
cung cấp cơ sở pháp lý nhất định, nhưng mức độ rất khác nhau. [15]
<
2.2.4. Thực trạng giàu nghèo ở địa phương

Phân hóa giàu nghèo hiện đang là vấn đề được quan tâm trong các chương
trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các chương trình phát
triển nông thôn. Mục đích của những chương trình này là phát triển toàn diện
nề kinh tế xã hội của vùng nông thôn, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu
nghèo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đén tình trạng phân hóa giàu nghèo.
Trong đó có nguyên nhân là do sự khác nhau trong khả năng tiếp cận các
nguồn lực phát triển. Tại các cộng đồng dân cư khác nhau thì có các điều kiện
kinh tế xã hội khác nhau. Và ngay trong cùng một cộng đồng nhưng khả năng
tiếp thu, vận dụng các lợi thế là không giống nhau. Mục đích của các chương
trình phát triển không phải là đem các nguồn lực chia đều cho các cá nhân,
cộng đồng mà tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên đều có cơ hội tốt
nhất tiếp cận các nguồn lực đó. Trong cộng đồng ngư nghiệp, hoạt động tạo
thu nhập chính của người dân là nuôi trồng và khai thác thủy sản, nguồn lực
chính để họ phát triển là tài nguyên đầm phá. Thời gian, mức độ và hình thức
tiếp cận nguồn tài nguyên này của các nông hộ là khác nhau. Có những hộ đã
làm nghề này hàng chục năm nhưng cũng có những hộ mới bắt tay vào nghề.
Nhiều hộ được sở hữu diện tích mặt nước rọng lớn hàng chục ha trong khi các
hộ khác chỉ có một vài ha thôi. Những gia đình có nguồn lao động dồi dào,
nguồn tài chính vững mạnh thì sở hữu được nhiều diện tích mặt nước, trở
thành những hộ gia đình khá giả. Còn những hộ thiếu lao động, thiếu tài
chính, không có khả năng tiếp cận tài nguyên thì kinh tế của họ khó khăn hơn.
Do đó khả năng tiếp cận tài nguyên đầm phá khác nhau giữa các nông hộ đã
dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo tại địa phương. [15]
2.2.5. Vấn đề di dân.
Di dân là một hiện tượng xã hội xảy ra trong suốt quá trình phát triển lịch sử
của nhân loại dưới tác động của những nguyên nhân kinh tế, xã hội khác nhau
>
qua các thời kỳ và những nguyên nhân đó tác động cũng không đồng đều
trong các thời kỳ. Trong các nguyên nhân đó thì nguyên nhân kinh tế là
nguyên nhân quyết định. [14]

Theo thực tế cho thấy:
- Dòng người di chuyển chỗ ở thường hướng từ vùng có mức tiền công
thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao đến những vùng có mức tiền công cao và tỷ lệ thất
nghiệp thấp.
- Xu hướng là người di cư tìm cách giảm thiểu tối đa khoảng cách phải
di chuyển ở mức có thể.
- Như chúng ta dự đoán, di cư có xu hướng tăng thu nhập ròng suốt đời
cho người di cư.
- Tác động của di cư lên thị trường lao động nơi đến dường như là tương
đối trung tính.
- Người ta vẫn đang nghiên cứu về tác động của di cư đối với thị trường
lao động nơi đi. Song có thể, tác động này là nghiêm trọng. [8]
Với tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của thừa
thiên huế nói riêng và cả nước nói chung, tại hệ đầm phá tam giang – cầu hai
đã có nhiều cá nhân cũng như các cơ quan và tổ chức cả trong và ngoài nước
tiến hành nhiều dự án nghiên cứu chuyên môn cũng như các nghiên cứu liên
quan đã được tiến hành để nghiên cứu và trợ giúp cho người dân phát triển
kinh tế-xã hội và bảo về tài nguyên, bỏa vệ môi trường.
Theo tôi, hoạt động NTTS đã có những tác động vừa tích cực và tiêu cực dù
trực tiếp hay gián tiếp đến mọi người dân đặt biệt là những ngư dân trực tiếp
tham gia vào các hoạt động NTTS. Chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp
thích hợp để giúp đỡ người dân phát triển sinh kế của mình một cách bền
vững thì lúc đó những tác động này sẽ được giảm xuống.

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ NTTS chủ yếu là các hộ có áp dụng các mô
hình NTTS phổ biến tại xã Hương Phong, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu này được thực hiện tại xã Hương Phong
- Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là xã ven phá Tam Giang - Cầu Hai có
hoạt động NTTS khá phát triển.
- Phạm vi về thời gian: Từ ngày 06/01/2011 - ngày 09/05/2011
3.2. Nội dung nghiên cứu.
3.2.1. Các thay đổi cơ bản trong NTTS ở mức độ ngành và cộng đồng
Các tác động chủ yếu của NTTS ở mức độ ngành và cộng đồng.
Các đơn vị/ tổ chức có liên quan và sự hỗ trợ đối với nuôi trồng thủy sản.
3.2.2. Thay đổi và tác động chủ yếu của NTTS ở mức độ hộ NTTS
Ðặc điểm chung của các hộ và lý do chuyển sang NTTS
Các thay đổi cơ bản trong NTTS ở mức độ hộ NTTS
Hiệu quả của các hoạt động kinh tế và mức sống của các hộ NTTS
Chi phí sinh hoạt và khả năng tích lũy của các hộ NTTS
3.2.3. Các vấn đề xã hội liên quan tới NTTS ở xã Hương Phong.
Sự tham gia của giới vào các công việc của hộ NTTS.
Tiếp cận việc làm.
Tiếp cận vốn vay cho NTTS của các hộ.
Tiếp cận giáo dục.
Tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.
Tiếp cận các dịch vụ vui chơi, giải trí, du lịch.

Thay đổi về phong cách sống.
Các mâu thuẫn có liên quan tới NTTS.
3.2.4. Đưa ra được các giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực,
hạn chế tác động tiêu cực do hoạt động nuôi trồng thủy sản mang
lại.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1 Phương pháp chon mẫu.
Chọn điềm nghiên cứu: điểm nghiên cứu được thực hiện tại xã Hương

Phong
Điểm NC được chọn thuộc vùng ven phá Tam Giang - Cầu Hai, là xã Hương
Phong. Đảm bảo các tiêu chí:
+ Mang tính đại diện cho hoạt động nuôi trồng thủy sản tại vùng phá
Tam Giang - Cầu Hai.
+ Là các xã có hoạt động nuôi trồng thủy sản khá phát triển.
+ Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình NC.
Chọn mẫu nghiên cứu:
* Tiêu chí chọn hộ: là các hộ sống ven biển/đầm phá, có hoạt động sản
xuất nuôi trồng thủy sản.
+ Dung lượng mẫu: 30 hộ
+ Phương pháp chọn: thu thập danh sách các hộ có tham gia các hoạt
động NTTS khá phát triển từ danh sách do xã và cán bộ thôn cung cấp, chọn
ngẫu nhiên 30 hộ ở hai thôn có hoạt động NTTS phát triển là thôn Vân Quật
Đông và thôn Thuận Hòa.
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.3.2.1. Thông tin thứ cấp:

Các thông tin liên quan tới đề tài được công bố trên các trang báo, tạp
chí, trên mạng internet, sách, các báo cáo, kết quả của các chương trình, dự án
đã thực hiện tại địa phương; báo cáo tổng kết hoạt động của thôn, xã…
3.3.2.2. Thông tin sơ cấp:
-Phỏng vấn hộ: theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
-Phỏng vấn sâu: cán bộ địa phương và một số người am hiểu tại địa bàn
xã về các hoạt động NTTS và các vấn đề xã hội.
-Thảo luận nhóm: gồm 7 người thảo luận những vấn đề xã hội, những
tác động tích cực và tiêu cực của các hoạt động nuôi trồng thủy sản đến
những vấn đề xã hội, các nguyên nhân, hậu quả của chúng. Công cụ được sẽ
được sử dụng: hồi cố (time line), SWOT,…
3.3.2.3. Xử lý thông tin

Các thông tin sau khi thu thập mã hoá và xử lý bằng công cụ hổ trợ
phân tích thống kê Microsoft Office Excel.
\
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thông tin chung về địa điểm nghiên cứu.
4.1.1 Tài nguyên thiên nhiên
Đặc điểm địa lý.
Xã Hương Phong là một xã bãi ngang nằm phía Tây Bắc huyện Hương Trà
tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 12 Km, với hình tam giác thế chân
kiềng.
Phía bắc giáp xã Hải Dương, Phía đông giáp thị trấn Thuận An
Phía Tây giáp xã Quảng Thành huyện Quảng Điền, Phía Nam giáp xã Hương
Vinh, huyện Hương Trà
Tổng diện tích tự nhiên là 1569 ha, xã nằm vị trí đặc biệt, hai mặt giáp sông,
một mặt giáp phá Tam Giang thuận lợi trong phát triển nông nghiệp và khai
thác nuôi trồng thuỷ sản .
Địa hình và đất đai.
Toàn xã có 6 thôn, phân bổ thành 9 cụm dân cư với 2.095 hộ, 10.997 khẩu, tỷ
lệ nữ chiếm 55%, tỷ lệ sinh 1,34%, tỷ lệ nghèo 21,6% (theo tiêu chuẩn mới
của Bộ LĐTBXH).
Hoạt động sản xuất chủ yếu là Nông nghiệp và Khai thác nuôi trồng thuỷ sản
và các ngành nghề phụ khác. Xã Hương Phong là một xã có diện tích đất tự
nhiên tương đối lớn (1569 ha) mang đặc điểm địa hình ven biển nên chia diện
tích đất thành vùng ven phá với diện tích chiếm 1/3 đất nông nghiệp, vùng
này nhiễm mặn và bị thiếu nước ngọt vào mùa hè, mùa mưa bị ngập úng. Đây
là vùng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thường chỉ cấy được một
vụ, năng suất thấp hoặc bỏ hoang.
Ngoài ra ở xã Hương Phong còn có một nguồn lợi tự nhiên chưa được đầu tư
và khai thác sử dụng đó là rừng ngập mặn Rú Chá và mỏ khoáng nước nóng
R

đây là một nguồn lợi quí giá cho việc phát triển kinh tế xã hội và chuyển đổi
sinh kế cho người dân.
Hiện trạng và tình hình sử dụng tài nguyên đất được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng tài nguyên xã Hương Phong -Huyện Hương
Trà
STT LOẠI ĐẤT
DIỆN
TÍCH
%
TỔNG DIỆN TÍCH 1569,0
I Đất nông nghiệp 566,2
1 Đất ruộng 2 vụ 383,4
2 Đất ruộng 1 vụ 108,8
3 Đất chuyên mạ và vườn tập 74,0
II Điện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 215
1 Diện tích bán thâm canh 96,0
2 Diện tích nuôi quảng canh 22,0
3 Diện tích nuôi tự nhiên 92
4 Diện tích nuôi thâm canh 5
III Đất chưa sử dụng 547,6
1 đất rừng tự nhiên 5
2 Đất có mặt nước chưa sử dụng 453,9
3 Đất đồng bằng chưa sử dụng khác 55,7
IV Đất chuyên dùng 240,2
1 Đất thổ cư 32,6
2
Đất phục vụ các nhu cầu khác (giao thông,
thuỷ lợi,quốc phòng, nghĩa đia, và đất
khác …
Nguồn:Kế hoạch phát triển Hương Phong giai đoạn 2001 – 2010; Kế hoạch

sử dụng đất 2005 và Kế hoạch phát triển Hương Phong giai đoạn 2001 -
2010
4.1.2. Nguồn lực xã hội
Về nguồn lực xã hội ở xã Hương Phong hầu hết dân số là người Kinh nên rất
thuận lợi trong quan hệ giao tiếp và có cùng chung một phong tục tập quán

nên sinh hoạt trong đời sống văn hoá rất hoà đồng tạo thành một truyền thống
đoàn kết trong toàn xã. Nhìn chung các phong tục không ảnh hưởng đến hoạt
động sinh kế của người dân trong xã. Ở xã có rất nhiều tổ chức ban ngành ảnh
hưởng đến hoạt động sinh kế của người dân cũng như trong công tác sử dụng
và quản lý tài nguyên. Hương Phong có các tổ chức chính trị và đoàn thể như
Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức này. Các tổ chức
này đóng những vai trò khác nhau trong cộng đồng và hoạt động dưới sự lãnh
đạo và quản lý của Đảng uỷ, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân xã.
Hầu hết thành viên Hội Nông dân xã là nam giới và hoạt động chủ yếu của họ
là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Hội ND cũng thực hiện các hoạt động
xã hội tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước Việt
Nam. Hầu hết thành viên của Hội PN xã là phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 60.
Hoạt động chủ yếu của Hội PN liên quan đến nữ giới, ví dụ như các hoạt
động xã hội của phụ nữ, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ
em, cho vay vốn để giúp phụ nữ phát triển sản xuất nhằm xoá đói giảm nghèo.
Đoàn Thanh niên có sự tham gia của thanh niên trong xã vào các hoạt động xã
hội và hỗ trợ các hoạt động khác của xã.
Mặt trận Tổ quốc phát động các phong trào trong xã như phong trào xây dựng
đời sống văn hoá. Ngoài ra còn có 3 hợp tác xã nông nghiệp (Thuận Thành,
Vân An, Thanh Phước), 2 hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản (Đồng Tiến và
Thuận Thành) tổ chức và liên kết các hoạt động của xã với nông nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản. Các tổ chức này có con dấu, tài khoản riêng, và các hoạt
động của hợp tác xã dựa trên tiền vốn góp được và sự tham gia tình nguyện.

Hai hoạt động sinh kế chủ đạo là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai
thác thuỷ sản. Do đó, nhóm tiến hành PRA đã sử dụng biểu đồ Venn và phân
tích các bên liên quan với sự tham gia của những người cung cấp thông tin

chủ yếu từ các nhóm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản để nghiên cứu các
bên có liên quan, các tổ chức, cơ quan có ảnh hưởng đến các hoạt động sinh
kế của người dân địa phương cũng như vấn đề sử dụng và quản lý tài nguyên.
Theo những người cung cấp thông tin, có nhiều tổ chức và cá nhân đang hỗ
trợ và có liên quan mật thiết đến sinh kế của người dân trong các phương diện
sau đây.
4.1.3 Nguồn lực con người
Xã Hương Phong có nguồn lực con người rất dồi dào có 2.095 hộ, 10.997
người. Sống tập trung ở 6 thôn chia thành 9 cụm dân cư: Thanh phước, Thuận
hoà, Vân Quật Thượng, Tiền Thành, Vân Quật đông, An Lai, tổng số lao
động 5.549 người chiếm 50,5% dân số và được phân bố theo ngành nghề như
sau:
Bảng 2: Phân bố dân số theo các thôn của xã Hương Phong
Stt THÔN SỐ HỘ SỐ KHẨU
1 Thanh Phước 310 1896
2 Thuận Hòa 473 2555
3 Vân Quật Thượng 235 1242
4 Tiền Thành 141 839
5 Vân Quật đông 494 2325
6 An Lai 306 1860
Nguồn: Số liệu thống kê của xã 2003
Bảng3: Cơ cấu lao động theo ngành nghề của xã Hương Phong
STT
HOẠT ĐỘNG THEO NGÀNH
NGHỀ ĐVT
TỔNG

SỐ
TỶ LỆ
%
I Tổng số Lao động LĐ 5.549 100
1 Lao động nông nghiệp 2.851 51,3
2
Lao động khai thác Nuôi trồng thuỷ
sản 620 11.2
3 Ngành nghề phụ khác 2.078 37,5
- Lao động Đúc bờ lô + nề 450
- Xoi trầm hương 100
8
- Chầm nón 160
- Buôn bán, lao động ở xa … 1.368
II Bình quân lao động / hộ LĐ 2,64 -
III Bình quân số người/hộ người 5,25 -
Nguồn: Số liệu thống kê của xã Hương Phong 2005
Nghề nghiệp: Đề cập đến các hoạt động sinh kế của cộng đồng. Những người
làm nông và nuôi trồng thuỷ sản cũng có thể làm các nghề phụ khác trong
thời gian rảnh rỗi sau vụ thu hoạch. Nhìn chung nguồn lao động của xã
Hương Phong rất dồi dào chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp chiếm 51,3 %
trong tổng số lao động. Lao động trong ngành thuỷ sản và các hoạt động khác
bao gồm các công việc phụ theo mùa vụ như làm gạch, thợ nề, chằm nón,
buôn bán nhỏ và người đi xa làm ăn chiếm các tỉ lệ tương ứng là 11,2% và
37,5%. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn nhưng với dân số
đông và lực lượng lao động dồi dào nên không thể giải quyết được việc làm
tại chỗ. Do đó nên tỷ lệ lao động đi làm ăn xa rất lớn. Điều này giúp đem lại
thu nhập cho người dân. Để đảm bảo tính bền vững, cần phải tạo công ăn việc
làm tại chổ; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề; phát triển các ngành nghề khác
như dịch vụ du lịch và các ngành nghề thủ công và công nghiệp khác mới đáp

ứng được việc giải quyết công ăn việc hoạt động sinh kế của người dân mới
được đảm bảo bền vững lâu dài.
Bảng 4: Trình độ văn hoá của người dân xã Hương Phong
STT TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ SỐ NGƯỜI Tỷ lệ
1 Chưa đi học 1374 14,98
2 Phổ thông 7613 83,98
3
Cao Đẳng 19 0,21
4 Đại học 52 0,57
5 Trên đại học 5 0,05
Tổng cộng 9065 100
Nguồn: Dữ liệu thống kê của xã Hương Phong năm 2005
<
Qua bảng số liệu chúng ta thấy về trình độ văn hoá tại xã Hương Phong có
khả năng đáp ứng tiếp thu các tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ, có
thể đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động, cũng như những nhận
thức về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương.
4.1.4 Nguồn lực vật chất
Kết quả từ hoạt động PRA về nguồn vốn vật chất của xã Hương Phong cho
thấy xã có nguồn lực vật chất rất tốt để phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu
thống kê, khoảng 97,9% các hộ gia đình sử dụng điện và nước sạch. 90%
đường giao thông trong xã được bêtông hoá với tổng chiều dài 44km và các
cơ sở hạ tầng khác đang trong điều kiện tốt (bảng 5).
>

×