Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

nghiên cứu thực trạng và những giải pháp phát triển sinh kế ở xã hồng hạ, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.1 KB, 63 trang )

Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề
Ở Việt Nam, khu vực miền núi chiếm hơn 70% diện tích. Việc quản lý có
hiệu quả đất, rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác trên khu vực này có tầm
quan trọng sống còn không chỉ cho các cộng đồng dân cư ở địa phương mà còn
cho sự phát triển bền vững của đất nước. Môi trường đa dạng về các điều kiện
sinh thái, kinh tế và xã hội trên khu vực này đã và đang tạo ra những thử thách
lớn cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Đó là sự cách biệt và cô lập địa lý với các
trung tâm phát triển của đất nước, môi trường sinh thái dễ bị phá vỡ, sự đa dạng
về điều kiện sinh thái và văn hoá xã hội. Trong điều kiện đó sự gia tăng dân số ở
khu vực này gây ra những thay đổi tiêu cực, như sự suy giảm nguồn tài nguyên
rừng, suy thoái đất đai. Các thay đổi bất lợi này lại càng gây khó khăn cho các
nỗ lực xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế miền núi của chính phủ. Đời
sống của các cộng đồng dân cư ở các khu vực miền núi vẫn còn nhiều khó khăn.
Xã Hồng Hạ, huyện A Lưới là một vùng đất đồi núi, có địa hình phưc tạp.
Đây là một trong 21 xã của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vùng này bị
ảnh hưởng nặng nề của chất độc hoá học trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
Xã nằm trong vùng đầu nguồn sông Bồ. Chính vị trí chiến lựợc và tầm quan
trọng của vùng đầu nguồn đã làm cho chính quyền các cấp chú ý đến. Một vài
dự án quy mô nhỏ (kể cả trong nước và nước ngoài) đã được thực hiện tại đây
nhằm làm ổn định và nâng cao dần mức sống cho người dân. Các nhóm người
sống ở đây gồm có các dân tộc thiểu số sau: Ka tu, Tà ôi (Pa cô, Pa hy), Bru-
Vân kiều
Qua kết quả điều tra trước đây cho thấy cuộc sống của người dân ở đây
gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để tồn tại và phát triển, con người phải dựa
vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có những tài nguyên rất quan
trọng như đất, nước, tài nguyên sinh vật Tuy nhiên, do quá trình sử dụng
không hợp lý, tốc độ tăng dân số quá nhanh, nguồn tài nguyên thiên nhiên không
phải là vô tận. Nên nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đã biến đổi theo chiều
hướng bất lợi, kéo theo đó là những hậu quả về sinh thái và môi trường, đời


1
sống của người dân ở đây ngày càng khó khăn, đồng thời nguồn tài nguyên cũng
vì thế mà cạn kiệt gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Trong những năm gần đây, cùng với việc thay đổi lối sống từ du canh du
cư sang định canh định cư, với việc cấm chặt phá rừng, săn bắt bừa bãi buộc
người dân phải suy nghĩ đến khả năng tự cung, tự cấp lương thực, thực phẩm
thông qua con đường sản xuất. Người dân ngay càng chú ý đến việc áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đang có để tăng
sản lượng cây trồng, vật nuôi nhằm xóa đói giảm nghèo đảm bảo cuộc sống. Để
góp phần tăng mức sống cho người dân trong khu vực và thông qua đó góp phần
hạn chế sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức, việc nghiên cứu đầu
tư cho phát triến sản xuất là việc làm không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng
lâu dài.
Qua chuyến đi quan sát tôi thấy xã Hồng Hạ có những điều kiện khá
thuận lợi cho phát triển sản xuất (kể cả trồng trọt và chăn nuôi). Đặc biệt là
trồng rau màu và nuôi gia cầm, tiểu gia súc, vì diện tích tự nhiên lớn Tuy
nhiên, với địa hình phức tạp, nhiều đồi núi độ dốc lớn, lại nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa nên hay bị thiên tai đe doạ, bên cạnh đó trình độ của người
dân quá thấp nên đã gây ra một số hạn chế nhất định cho việc phát triển sản
xuất.
Trước những thuận lợi và khó khăn đó, nhóm nghiên cứu và thầy cô
Trường Đại Học Nông Lâm Huế phối hợp với Đại Học Kyoto Nhật Bản thực
hiện nghiên cứu đề tài: "Nâng cao năng lực của cộng đồng nhằm đối phó với
các thảm họa tự nhiên". Trong đợt thực tập cuối khoá này tôi đã thực hiện đề
tài: "Nghiên cứu thực trạng và những giải pháp phát triển sinh kế ở Xã Hồng
Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế" là một phần trong khuôn khổ nghiên
cứu nói trên
1.2. Mục đích của đề tài.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Nâng cao năng lực và đời sống của cộng đồng trên cơ sở quản lý và sử

dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương phục vụ cho sự
phát triển bền vững.
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Tìm hiểu thực trạng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, những khó
khăn, thuận lợi cho sự phát triển.
- Xác định các giải pháp nhằm phát triển sinh kế phù hợp cho từng đối tượng
người dân.
- Bước đầu tổ chức thực hiện các giải pháp đó.
1.3. Ý nghĩa của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.
Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững để nghiên cứu các
hoạt động sinh kế của người dân tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Đặc biệt là bước đầu làm quen với chiến lược sinh kế, khung sinh kế
bền vững.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Đây là một cách thức tiếp cận mới được tiếp cận trong quá trình làm công
tác phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là trong công tác xoá đói giảm nghèo nhằm
khắc phục những nhược điểm của một số cách tiếp cận hiện nay, nâng cao hiệu
quả của các chương trình dự án.
3
Phần II:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận trong phương pháp tiếp cận sinh kế.
* Một số khái niệm cơ bản:
- Định nghĩa theo từ điển.
Sinh kế (Livelihood) là một cách để sống và nó không đồng nghĩa với từ
thu nhập, nó chủ yếu chú ý tới cách thức mà con người kiếm sống.
- Theo R. Chamber và Conway (1992).
Một sinh kế bao gồm khả năng (capacity), tài sản (assets) - các nguồn dự

trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận và các hoạt động cần
có cho một cách thức kiếm sống.
- Theo Ellis (2000).
Một sinh kế bao gồm tài sản (assets) - (tự nhiên, phương tiện vật chất, con
người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động và việc tiếp cận đến các tài sản và
các hoạt động này (qua thể chế và quan hệ xã hội), tất cả đều xác định sự sống
mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được.
- Theo DFID.
Theo DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử dụng
các nguồn lực và thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể bao
gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai tiết kiệm và
trang thiết bị, các hỗ trợ chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ
cho việc hoạt động.
Tài sản sinh kế hay vốn sinh kế được chia làm 5 loại sau; vốn con người,
vốn xã hội, vốn tài chính, vốn tự nhiên, và vốn vật chất.
* Vốn con người.
Vốn con người là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để
giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được kết
quả sinh kế. Với mỗi hộ gia đình vốn con người là một nhân tố về lượng và chất
của lực lượng lao động trong gia đình. Nó khác nhau tùy vào quy mô của hộ, kỹ
năng, hoc vấn, khả năng quản lý gia đình, tình hình sức khỏe Vốn con người là
điều kiện cần để có thể sử dụng được bốn loại tài sản còn lại.
4
* Vốn xã hội.
Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế. Nó nằm trong các mối quan hệ xã
hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó người dân
có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế. Những
nguồn lực xã hội này có được qua việc đầu tư vào.
- Hợp tác cùng nhau để tăng khả năng làm việc.
- Là các thành viên của các nhóm không chính thức trong đó các mối quan hệ

tuân theo những quy định và luật lệ đã được thống nhất.
- Các mối quan hệ dựa trên niềm tin để thúc đẩy sự hợp tác.
Vốn xã hội mang lại những lợi nhuận quan trọng là khả năng tiếp cận
thông tin, khả năng có những ảnh hưởng hoặc quyền lực, khẳ năng đòi hỏi và
tuyên bố trách nhiệm hỗ trợ từ người khác.
* Vốn tài chính.
Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà người ta sử dụng để đạt tới các
mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó bao gồm:
- Nguồn dự trữ hiện tại: tiết kiệm có thể dưới nhiều dạng: tiền mặt, tiền giửi
ngân hàng, hoặc các tài sản khác như vật nuôi đồ trang sức.
- Dòng tiền theo định kỳ. Từ nguồn thu nhập kiếm được như chế độ lương hưu
hoặc những chế độ khác của nhà nước và tiền từ thân nhân gửi về.
* Vốn tự nhiên.
Vốn tự nhiên là khả năng lưu giữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (ví dụ:
cây , đất, không khí sạch, các tài nguyên khác ) mà con người trông cậy vào. đó
là nguồn dự trữ cho lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Cây và đất cho lợi ích trực tiếp
qua việc đóng góp cho nguồn thu nhập và các điều kiện vật chất của con người.
Lợi ích gián tiếp mà chúng mang lại bao gồm các chu trình tạo dinh dưỡng và
bảo vệ chống xói mòn, bão gió.
* Vốn vật chất.
Vốn vật chất là một loại tài sản sinh kế. Nó bao gồm phần cơ sở hạ tầng
cơ bản và hàng hóa vật chất để thực hiện sinh kế. Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm
những thay đổi trong môi trường vật chất giúp người dân đáp ứng các nhu cầu
cơ bản của họ và nâng cao khả năng sản xuất.
5
Cơ sở hạ tầng bao gồm: các hệ thống giao thông cấp nước và vệ sinh,
năng lượng, liên lạc và khả năng tiếp cận thông tin. Các phần khác của vốn vật
chất bao gồm vốn sản xuất để đẩy mạnh thu nhập như hàng hóa, đồ dùng của hộ,
cá nhân hay nhóm hộ
Ngày nay con người càng chú trọng đến sự bền vững và khả năng bền

vững. Bền vững là khả năng tiếp tục trong tương lai, chống đỡ và phục hồi từ
những cú sốc, trong khi vẫn không gây tổn hại đến những nguồn lực mà con
người dựa vào đó để tồn tại.
Các loại vốn này có quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình con
người sử dụng, tức là một loại vốn thay đổi sẽ kéo theo các loại vốn khác thay
đổi theo.
+ Sinh kế bền vững.
Một sinh kế được coi là bền vững nếu như nó có khả năng liên tục duy trì
hoặc nâng cao mức sống hiện tại mà không gây tổn hại đến cơ sở nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Để làm được điều này nó cần có khả năng vượt qua và hồi
phục những áp lực cũng như những cú sốc (theo DFID).
+ Nguyên tắc của sinh kế bền vững.
Nguyên tắc của sinh kế bền vững hay còn gọi là khung sinh kế bền vững
của DFID là một công cụ trực quan hóa, được DFID xây dựng nhằm tìm hiểu
các loại hình sinh kế. Khung sinh kế có thể chia thành năm hợp phần chính: bối
cảnh tổn thương, các tài sản sinh kế, những chính sách thể chế và tiến trình, các
chiến lược sinh kế và các kết quả sinh kế. Nó được mô tả như sau:
6
Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử
dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân để nhằm kiếm sống cũng
như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của
người dân cụ thể là: Quyết định đầu tư vào nguồn lực vốn hay tài sản sinh kế;
quy mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; cách thức họ quản
lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến
thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; họ đối phó như thế nào với rủi ro, những
cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời
gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên.
Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là kết quả sinh kế - đó là những
điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài, bao
gồm:

7
Các nguồn vốn và tài
sản.
-Vốn tự nhiên.
-Vốn con người.
-Vốn xã hội.
-Vốn tài chính.
-Vốn vật chất.
Chiến lược sinh kế
Kết quả sinh kế.
-Thu nhập tốt hơn.
-Đời sống nâng cao.
-Khả năng tổn thương giảm
-An ninh lương thực được
củng cố.
-Sử dụng tài nguyên thiên
nhiên bền vững.
Các nguồn gây tổn thương.
Sốc và khủng hoảng, những
xu hướng kinh tế xã hội môi
trường, sự giao động theo kỳ,
vụ
Thể chế.
Chính sách và pháp luật.
Các cấp chính quyền, dịch vụ
nhà nước.
Khu vực tư nhân các tổ chức
cộng đồng.
Những thay
đổi trong tài

sản và chiến
lươc sinh kế
 Sự hưng thịnh hơn: Thu nhập cao hơn và ổn định hơn, cơ hội và việc làm
tốt hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và
nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được tăng lên.
 Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền,
người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hoá phi vật chất
khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các
yếu tố. Ví dụ: Căn cứ vào giáo dục y tế cho các thành viên trong gia đình được
đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn
của đời sống vật chất và tinh thân,
 Khả năng tổn thương giảm: Người nghèo luôn sống trong trạng thái dễ bị
tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể tập trung cho việc bảo vệ gia đình
khỏi những tai họa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình.
Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau
các thảm họa của tự nhiên, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc,
 An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề cốt
lõi trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể
được thực hiện thông qua khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và
ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hoá sản xuất và tăng việc làm phi nông
nghiệp,
 Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ môi
trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết
quả sinh kế khác.
Với quan điểm về chiến lược sinh kế như trên chúng ta có thể đánh giá
được trình độ lao động mỗi nông hộ hay mỗi vùng và ngược lại căn cứ vào trình
độ lao động mà chúng ta có thể tiến hành xây dựng được chiến lược sinh kế cho
phù hợp.
Sinh kế của con người phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của những
nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Một sinh kế được xem là bền vững khi

con người có thể đối phó và phục hồi từ những áp lực và cú sốc đồng thời có thể
duy trì hoặc nâng cao khả năng cả ở hiện tại lẫn tương lai mà không gây tổn hại
đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lược sinh
kế của con người chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
8
Bối cảnh bị tổn thương đề cập đến phạm vi người bị ảnh hưởng và bị lâm
vào các loại sốc (mùa màng thất thu, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, xung đột, lâm
bệnh), xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế - xã hội, môi trường (xu hướng
tăng dân số, xu hướng phát triển kinh tế, xu hướng tài nguyên suy giảm) và sự
giao động (giao động về giá cả thị trường, giao động về việc làm, ).
Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không
thể dễ dàng kiểm soát được những yếu tố trước mắt hoặc lâu dài hơn nữa. Khả
năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra những yếu tố này rất phổ
biến và thường xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều này chủ yếu là họ
không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình
khỏi những tác động xấu.
Các chính sách thể chế bao gồm các chính sách, luật lệ và những hướng
dẫn của nhà nước, những cơ chế, luật tục và phong tục của cộng đồng, các cơ
quan, tổ chức và dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, có những tác động lên các
tài sản và chiến lược của sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung phân
tích sinh kế bền vững vì nó ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh
kế, những chiến lược sinh kế, lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc tham gia
một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động
lên cả các mối quan hệ để đạt được điều kiện sống tốt nhất.
Khung phân tích sinh kế là một công cụ được sử dụng để áp dụng cách
tiếp cận sinh kế bền vững đây là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đồng
thời cố gắng tìm hiểu những vấn đề về kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên từ góc nhìn thông qua con người. Nó giúp nhà nghiên cứu
xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người.

Theo khung phân tích sinh kế này, tiếp cận nghiên cứu sinh kế bắt đầu
bằng việc phân tích các chiến lược sinh kế của con người. Xem xét các chiến
lược đó thay đổi qua thời gian do ảnh hưởng của bối cảnh và chính sách, thể chế
như thế nào. Phân tích sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm hộ
khác nhau trong cộng đồng và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của người dân trong các chương trình của nhà nước. Phương pháp tiếp cận này
đặc biệt chú ý đến việc lôi cuốn người dân tham gia và tôn trọng ý kiến của họ,
đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ người dân đạt được các mục đích
sinh kế.
9
2.2. Tác động của các dự án phát triển.
Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách,
chương trình, dự án lớn như chương trình định canh định cư (ĐCĐC), chương
trình 327, nhằm ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều bộ phận
dân cư, đặc biệt là cư dân vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc ít người.
Định canh định cư là một trong những chính sách lớn của Nhà Nước Việt
Nam đã được thực hiện trong hơn ba mươi năm qua, nhằm ổn định cuộc sống
cũng như sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo vệ tốt
môi sinh, môi trường sinh thái, sử dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên của
nhiều bộ phận dân cư đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số đang sống du
canh du cư ở miền núi. Từ năm 1993, chương trình ĐCĐC được thực hiện theo
hình thức dự án và Hồng Hạ là một xã nằm trong sự tác động của chương trình
này.
Công tác ĐCĐC đã được tiến hành ở Hồng Hạ từ trước những đến năm
1993 được thực hiện đưới dạng dự án thuộc chương trình ĐCĐC quốc gia.
Qua số liệu thống kê hạng mục đầu tư của dự án cho thấy các hạng mục
đầu tư là rất đa dạng từ xây dựng cở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, nước
sạch) đến trồng mới và chăm sóc bảo vệ rừng và cả đầu tư cho sản xuất như khai
hoang, lập vườn, xây dựng hồ cá, chăn nuôi trâu bò Cách thức đầu tư này là
phù hợp bởi vì người mới ĐCĐC thì họ không những cần chỗ ở ổn định mà còn

cả về điều kiện sản xuất để đảm bảo cho điều kiện cuộc sống.
Trong các hạng mục đầu tư, phần lớn là đầu tư cho phát triển cơ sở hạ
tầng, chiếm 60,2% trong tổng số. Đặc biệt là khoản mục thuỷ lợi với lượng vốn
133.679.000 đồng (chiếm 6,4%), đường giao thông với lượng vốn 225.000.000
đồng (chiếm 10,8%) và điện với lượng vốn 300.000.000 đồng (chiếm 14,5%) và
hiện nay đang tiến hành xây dựng nhà máy thuỷ điện ở thôn ARom. Tỷ lệ các
hạng mục đầu tư trên đảm bảo vừa ổn định nơi sinh sống vừa tạo điều kiện để
tiến tới ổn định sản xuất.
Trong mấy năm gần đây thì đầu tư cho sản xuất để bảo đảm an ninh lương
thực nhằm ổn định cuộc sống đã được chú ý nhiều hơn. Công tác đào tạo cán bộ
kỹ thuật và khuyến nông đã được chú ý, các đợt tập huấn kỹ thuật, tham quan
mô hình ngày càng được thực hiện nhiều. Bên cạnh đó còn có chương trình 327
10
hiện nay đổi thành chương trình 5 triệu ha rừng cùng song song được tiến hành.
Trong các hạng mục đầu tư thì đầu tư cho lâm nghiệp là lớn nhất gồm trồng
mới, quản lý, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Trong các hạng mục đầu
tư cho lâm nghiệp có triển khai các mô hình Nông - Lâm kết hợp đã đưa ra các
loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, hướng dẫn kỹ thuật trồng và cung cấp phân
bón, cho nông dân vay vốn lập vườn. Đây là mô hình để người dân trong xã học
tập góp phần giúp nông dân cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao đời sống
kinh tế gia đình và tạo thêm việc làm cho công đồng. Ngoài ra, chương trình còn
cho bà con vay vốn dưới dạng mua bò cho họ chăn nuôi.
Cùng với các hạng mục về lâm nghiệp và phát triển sản xuất, việc đầu tư
cho phát triển văn hoá xã hội, đảm bảo đời sống, sức khoẻ của người dân cũng
được chú trọng. Tuy nhiên, các hạng mục này đều ở dạng lồng ghép với các
chương trình khác chữ không tách biệt.
Nhìn chung các hạng mục của chương trình 327 đã được thực hiện tương
đối đầy đủ và hợp lý: góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, giải quyết công ăn
việc làm cho các lao động dư thừa, nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm giải quyết
vấn đề môi trường, củng cố và phát triển kinh tế xã hôi vùng cao.

Nói tóm lại chính sách, chương trình, dự án đã có tác động ảnh hưởng đến
xã Hồng Hạ như sau:
+ Đối với phát triển kinh tế.
Cùng với sự phát triển chung, nhờ vào sự tác động của nhiều chính sách,
chương trình, dự án kinh tế Hồng Hạ đã thay đổi đáng kể.
- Gía trị sản xuất của các ngành tăng lên nhanh, nhất là ngành trồng trọt,
chăn nuôi, trồng và chăm sóc bảo vệ rừng.
- Việc khai thác các sản phẩm phụ từ rừng không tăng như trước mà có xu
hướng giảm mạnh và thay vào đó là trồng chăm sóc bảo vệ rừng.
- Gía trị sản xuất ngành dịch vụ ngày một tăng.
- Đời sống của nhân dân đã được cải thiện một bước đáng kể. Từ chỗ thiếu
đói với thức ăn chính là sắn đến nay hầu hết đã đủ ăn, số tháng thiếu lương thực
trong năm giảm dần.
+ Đối với tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên môi trường.
Bảo vệ và phát triển tài nguyên môi trường là một trong những mục tiêu
quan trọng mà các chương trình dự án hướng tới.
11
Hiện nay, các vùng đất trống đồi trọc không còn nữa. Các hoạt động của
dự án những quy dịnh về chính sách, pháp luật đã giúp cho việc hạn chế đáng kể
tình trạng khai thác tài nguyên rừng bừa bãi. Việc khai thác các sản phẩm phụ từ
rừng như: mây, lá nón, cần phải hạn chế do nguồn tài nguyên ngày càng ít đi.
Bên cạnh việc phát triển và bảo vệ rừng, các chương trình dự án cũng
giúp người dân địa phương sử dụng có hiệu quả và bền vững hơn các tài nguyên
khác như: tài nguyên nước, tài nguyên đất nông nghiệp: diện tích nương rẫy
giảm thay vao đó là sự gia tăng về diện tích trồng lúa nước và diện tích trồng
hoa màu.
2.3. Tình hình nghiên cứu và các hoạt động tạo thu nhập của xã.
Hồng Hạ là một xã đã có rất nhiều chương trình dự án lớn đầu tư ở nơi
đây. Cho nên việc nghiên cứu các hoạt động, phương sách phát triển sinh kế của
người dân đã được lồng ghép trong các chương trình dự án đó. Hiện nay các

hoạt động phục vụ cho sinh kế khá phong phú và đa dạng.
Nhìn chung người dân xã Hồng Hạ hiện nay có đầy đủ các hoạt động
trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Chủ yếu mục tiêu của các hoạt động này
là để thoả mãn nhu cầu tự cung tự cấp mà không phải để đáp ứng nhu cầu sản
xuất hang hoá nhằm mang lại thu nhập cho gia đình.
Khác với vùng đồng bằng, các hình thức canh tác ở Hồng Hạ còn lạc hậu
nhưng cũng rất đa dạng, phong phú. Có thể chia thành ba dạng chính là canh tác
vườn, canh tác nương rẫy, canh tác lúa nước. Đối với loại hình canh tác lúa nước
tuy không phải là loại hình sản xuất truyền thống nhưng có vị trí quan trọng
trong sản xuất trồng trọt nói riêng và trong sản xuất nói chung ở địa phương, đã
sản xuất ra phần lớn lương thực chất lượng cao đối với bà con ở Hồng Hạ. Tuy
thế, giá trị còn chưa cao bình quân chỉ mang lại 1,5-2 triệu đồng cho mỗi hộ
trong một năm. Mặc dù trong những năm qua Hồng Hạ đã nhận được sự giúp đỡ
của các chương trình, dự án, của chính quyền địa phương để phát triển lúa nước
thông qua việc đầu tư giống, kỷ thuật, cơ sở hạ tầng nhất là thuỷ lợi nhưng sản
lượng vẫn thấp do diện tích gieo trồng quá hẹp, đặc biệt là hộ nghèo đói.
Do địa bàn cư trú nên đất vườn của bà con nông dân ở Hồng Hạ rất lớn và
được sử dụng đa dạng như trồng chuối, trồng rau, trồng sắn, trồng ngô, đậu các
loại, cây ăn quả, nuôi cá, Nhìn chung đang trong tình trạng sẵn cây gì trồng
cây đấy mà chưa có kế hoạch sử dụng triệt để đất vườn để sản xuất các cây có
giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy mà thu nhập từ loại hình sản xuất này còn thấp.
12
Trừ một số hộ có trồng sắn với một diện tích lớn thì sau mỗi vụ thu hoạch
thường mang lại cho gia đình một nguồn thu nhập từ 3-5 triệu đồng. Còn các sản
phẩm như ngô, đậu, rau chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của gia đình,
bởi vì người dân ở đây không có thói quen đem các sản phẩm ra chợ bán. Vả lại
các sản phẩm mà người dân tạo ra cũng không đủ lớn để trở thành hàng hoá.
Một loại hình canh tác khác mang tính đặc trưng của vùng đồi núi nói
chung và của Hồng Hạ nói riêng đó là canh tác nương rẫy. Thói quen của các
dân tộc trong canh tác nương rẫy là không dùng đến phân bón nhất là phân hữu

cơ trong khi đó các loại cây trồng rất cần độ mùn. Để giải quyết các mâu thuẩn
đó đồng bào đã dựa vào sự tạo mùn của cây cối bằng cách bỏ hoá nương rẫy.
Hình thức này không còn phổ biến nữa do không đủ đất canh tác. Trong những
năm gần đây nhiều người đã trồng rừng, chủ yếu là trồng keo nhằm mang lại
nguồn thu nhập cho gia đình sau 8-10 năm .
Qua điều tra cho thấy, thu nhập của bà con từ ngành nghề dịch vụ rất thấp,
mặc dù ở đây có thể phát triển nghề đan lát, dệt zèng, nhất là dụng cụ của người
thiểu số như gùi. Nguyên nhân là chưa hình thành được thị trường bên ngoài lẫn
tại chỗ và số người biết tham gia cũng không nhiều.
Ngoài ra, chúng ta phải kể tới hoạt động chăn nuôi ở xã Hồng Hạ cũng
tương đối phát triển, chủ yếu là nuôi gà, vịt. Nhìn chung chăn nuôi là để phục vụ
gia đình trong những ngày lễ hay sinh hoạt hàng ngày. Trung bình một năm
chăn nuôi đóng góp cho mỗi hộ 1,2-1,5 triệu đồng trong tổng nguồn thu nhập.
Nói tóm lại thu nhập của người dân Hồng Hạ chủ yếu dựa vào nông
nghiệp và lâm nghiệp. Trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến
lớn, một phần là do kết quả tác động của các chương trình dự án đang được thực
hiện ở địa bàn. Người dân đã quan tâm hơn đến sản xuất nông nghiệp, đưa giống
cây, con mới vào sản xuất với sự giúp đỡ của các chương trình dự án.
2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam.
2.4.1. Thế giới.
Phương pháp tiếp cận sinh kế được hình thành từ thập kỷ 80 đến thập kỷ
90 do một số tác giả sau khởi xướng (R. Chamber 1983, R. Chamber và Conway
1992, Bernstein và một số tác giả 1992).
Phương pháp tiếp cận sinh kế bắt nguồn từ nạn đói trong thập kỷ 80 (Sen
1981, Swift 1989). Qúa trình hình thành phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững
13
được xây dựng dựa trên những tồn tại trong công tác phát triển, nó không phải là
một phát minh, nó liên tục phát triển và hoàn thiện từ khi bắt đầu mới hình thành
đến nay.
Chúng ta có thể tóm lược các ý tưởng phát triển nông thôn theo dòng thời

gian để biết được lược sử hình thành phương pháp nghiên cứu sinh kế bền vững.
Ở thập kỷ 80 thì các lĩnh vực chủ yếu được tiến hành là điều chỉnh cơ cấu
cây trồng vật nuôi, cách thức tiếp cận thị trường. Trong quá trình nghiên cứu đã
hình thành các tổ chức phi chính phủ (NGO
S
), hình thành phương pháp tiếp cận
RRA. Các vấn đề như an ninh lương thực được chú ý nhằm xoá đói giảm nghèo.
Ở thập kỷ 90 thì các lĩnh vực được chú ý là tín dụng vi mô, môi trường
bền vững, giảm nghèo. Phương pháp sau được sử dụng PRA.
Từ năm 2000 trở đi thì người ta bắt đầu quan tâm đến sinh kế bền vững,
quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc phân quyền và cách thức tiếp
cận liên ngành, xóa đói giảm nghèo.
Cơ sở của phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên lịch sử quá
trình thay đổi qua ba thập kỷ những quan điểm về nghèo đói (đói nghèo hiện
được thừa nhận là vượt ra khỏi giới hạn chỉ riêng về thu nhập mà còn có căn
nguyên cũng như đặc thù nhiều mặt). Cụ thể là, các phương pháp tiếp cận tham
gia trong công tác phát triển đã nêu bật sự đa dạng trong cái đích phát triển mà
con người hướng tới và sự đa dạng mà con người cần thích nghi trong các chiến
lược sinh kế của mình để đạt tới thành công. Phân tích đói nghèo đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của các tài sản sinh kế, bao gồm cả vốn xã hội, trong việc quyết
định đến hiện trạng đời sống. Tầm quan trọng của khung chính sách và thực chế,
một vấn đề được quan tâm nhiều trong tư duy phát triển đầu những năm 80,
cũng được phản ánh trong khung sinh kế như là một trong những trọng tâm chủ
chốt của cộng đồng. Tuy rằng các thể chế và tiến trình ở địa phương đã trở thành
một yếu tố nổi trội của các phương pháp tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên và cũng được nhấn mạnh trong phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững.
Nhưng trong sinh kế bền vững, trọng tâm lại tập trung vào việc tìm hiểu và hỗ
trợ mối liên kết của thể chế, tiến trình từ cấp vi mô đến vĩ mô, thay vì chỉ tập
trung ở cấp địa phương.
Các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững cũng bắt nguồn từ những

quan ngại về tính hiệu quả của những hoạt động can thiệp trong công tác phát
triển. Sau khi tuyên bố cam kết về giảm nghèo, rất nhiều chính phủ và các nhà
14
tài trợ đã ngay lập tức tập trung nỗ lực vào nguồn lực và cở sở vật chất (nước,
đất, trạm y tế, cơ sở hạ tầng, ) hay tập trung vào các cơ sở cung cấp dịch vụ
(giáo dục, thú y, ) mà không tập trung vào bản thân con người. Các phương
pháp tiếp cận sinh kế bền vững đặt con người chính ngay điểm đầu tiên của các
hoạt động phát triển: thước đo của sự thành công ở đây là sinh kế của con người
đã được củng cố bền vững.
Mặt khác sự hình thành phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững là do hoạt
động của quá trình phát triển không có tính bền vững (môi trường, kinh tế) hơn
nữa các dự án của từng lĩnh vực đơn lẻ không mấy hiệu quả, trong khi đó những
chương trình tổng hợp nhiều lĩnh vực lại khó quản lý. Sự thành công chỉ có được
khi có sự hiểu rõ về kinh tế hộ gia đình kết hợp với các dự định của môi trường
chính sách.
2.4.2. Việt Nam.
Nghiên cứu về sinh kế bền vững ngày càng được sự quan tâm, chú ý
không chỉ của những nhà nghiên cứu mà còn của các nhà kỷ thuật, các nhà
hoạch định chính sách và bản thân người dân ở các địa phương. Trong những
năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng - Nhà Nước, cho các xã nghèo ở vùng
sâu, vùng xa làm cho đời sống của các vùng này được nâng cao. Cho nên các
hoạt động sinh kế khá đa dạng, để nhằm thích ứng với điều kiện hoàn cảnh mới.
Chủ yếu là được đầu tư dưới các chương trình dự án.
Tình hình nghiên cứu về các hoạt động sinh kế bền vững, được xem như
hoạt động khá mới lạ. Hoạt động này chủ yếu là do những người làm công tác
phát triển tiến hành. Việc nghiên cứu thực tiễn chủ yếu là lồng ghép trong các
chương trình lớn. Còn lại chủ yếu là được thực hiện dưới các buổi hội thảo với
sự giúp đỡ của các chuyên gia từ bên ngoài.
Thông qua hội thảo và các buổi tập huấn, đặc biệt là biết được tầm quan
trọng của sinh kế bền vững đối với công tác phát triển. Cho nên việc nghiên cứu

sinh kế bền vững ngày càng được chú ý và áp dụng vào nghiên cứu cho một số
vùng, địa phương nhất định. Nói đến hoạt động sinh kế là rất đa dạng, phong
phú và phức tạp, lại là phương pháp vừa được du nhập cho nên việc nghiên cứu
sinh kế bền vững cũng gặp không ít khó khăn. Việc khắc phục những khó khăn
này đòi hỏi phải có thời gian và sự nhiệt tình học hỏi của những người làm công
tác nghiên cứu mới giải quyết được.
15
2.5. Mô tả một số đặc điểm cơ bản của điểm nghiên cứu.
2.5.1. Điều kiện tự nhiên.
∗ Vị trí địa lý.
Hồng Hạ là một xã miền núi của huyện A Lưới, nằm về phía tây của
thành phố Huế, cách thành phố Huế khoảng 60 km và cách trung tâm huyện A
Lưới khoảng 25 km. Xã nằm trải dài dọc theo quốc lộ 49 từ Huế đi A Lưới với
chiều dài khoảng 7-8 km, nằm ở vị trí đầu nguồn sông Bồ nên xã có một vai trò
quan trọng đối với Tỉnh Thừa Thiên Huế. Hồng Hạ tiếp giáp với xã Hồng Quảng
về phía Bắc, xã Hồng Lâm về phía Nam, huyện Hương Trà về phía Đông, xã
Hương Nguyên về phía Đông Nam và xã Hồng Thượng về phía Tây.
∗ Địa hình.
Địa hình xã Hồng Hạ tương đối phức tạp chủ yếu là đồi núi và sông suối
nhỏ, diện tích đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ít chiếm một tỷ số rất nhỏ
so với diện tích toàn xã. Độ cao của xã tăng dần từ Bắc sang Đông và từ hướng
Tây - Bắc sang hướng Đông - Nam.
∗ Khí hậu thời tiết.
Ở xã Hồng Hạ có hai mùa rõ rệt: Mùa nắng từ tháng 2 đến tháng 8, mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, hàng năm thỉnh thoảng có sương muối và
mưa đá vào mùa nắng. Thời tiết khí hậu nơi đây mang những nét đặc trưng
chung của vùng núi. Tuy nhiên, nét đặc thù chủ yếu ở đây là sự chuyển tiếp giữa
đồng bằng và miền núi. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 25
O
C, nhiệt độ cao

nhất từ 38,8 - 40
O
C tập trung vào các tháng 4, 5, 6, nhiệt độ thấp nhất là 12
O
C và
thường kết hợp với mưa vào các tháng12,1,2.
Độ ẩm bình quân hàng năm từ 79,8 - 81,3%, độ ẩm thấp nhất từ 50,2-
60,4%, cao nhất từ 78,6 - 90,8%, lượng bốc hơi là 97,2 mm. Đặc biệt vào các
tháng 5-7 lượng bốc hơi lên đến 380 - 460 mm.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.690 mm, lượng mưa cao nhất là
3.240 mm tập trung vào tháng 11, lượng mưa thấp nhất là 1.135 mm vào tháng
6,7. Hàng năm vào các tháng 9,10,11 thường có mưa to kéo dài gây ra xói mòn
mạnh.
Gío ở nơi đây được hình thành và thổi theo hướng Tây Bắc, thường xuất
hiện vào mùa khô, kèm theo thời tiết nóng. Vào mùa này các loại cây trồng
ngừng phát triển và nhiều vùng không canh tác được do thiếu nước. Ngược lại
16
vào mùa mưa nhiệt độ thấp, mưa kéo dài đôi khi kèm theo lũ lụt gây thiệt hại
cho con người và sản xuất ở đây.
* Rừng và tài nguyên rừng.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 14.100 ha, trong đó 10.261,4 ha là
rừng tự nhiên, 113,8 ha rừng trồng thuộc diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn
sông Bồ. Trong những năm chiến tranh, rừng tự nhiên bị tàn phá nặng nề, nhiều
khu rừng bị thiêu trụi không còn khả năng tái sinh trở lại và từ sau chiên tranh
đến nay diện tích rừng, chất lượng rừng cũng liên tục bị giảm do nhiều nguyên
nhân nhưng nguyên nhân chính vẫn do con người, do trình độ hạn chế, do thói
quen đốt rừng làm nương rẫy và do chưa nhận thức được tầm quan trọng của
rừng nên rừng và tài nguên rừng bị tàn phá nặng nề. Diện tích đất trống đồi núi
trọc tăng lên trong khi đó diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
trong tổng diện tích đất đai.

Hồng Hạ là xã có đại đa số các dân tộc ít người sinh sống, phương thức
canh tác của họ là đốt rừng làm nương rẫy, đời sống của người dân dựa vào rừng
là chính. Đã bao đời nay, cứ sau vụ thu hoạch lúa và rau màu thì từ trẻ em đến
người già đều vào rừng khai thác gỗ, củi, lá nón, mây tre đốt rừng làm nương
rẫy, thu hái măng rừng, hiện nay cùng với sự phát triển của đất nước thì các
phương thức canh tác cũ ngày một bỏ đi thay vào đó là phương thức canh tác
hiện đại hơn, có sử dụng phân bón làm cho năng suất cây trồng tăng lên. Nên
diện tích rừng bị đốt ngày càng giảm các vùng đất trống đồi trọc giờ đây đã
được phủ xanh thông qua việc trồng keo. Ngoài ra, một số rừng nghèo tài
nguyên người dân cũng tiến hành phát đốt để trồng keo nhằm mang lại hiệu quả
kinh tế hơn. Việc trồng rừng trong những năm gần đây cũng được tiến hành
nhanh mạnh.
* Tài nguyên nước.
Hồng Hạ là địa bàn có nhiều sông suối, con sông lớn là sông Bồ. Hầu hết
người dân Hồng Hạ dùng nước suối cho sinh hoạt hàng ngày và nước sông Bồ
cho tưới tiêu nông nghiệp. Trước đây nhờ có rừng che phủ xung quanh nên mực
nước các sông, suối thường ổn định nhưng hiện nay do rừng đầu nguồn bị tàn
phá nặng nên lưu lượng nước của các sông, suối ở đây cũng thất thường. Vào
mùa mưa và đặc biệt là những ngày mưa lớn, lưu lượng nước ở các con sông
suối tăng lên đáng kể và chảy mạnh làm sạt lở xói mòn đất một cách nghiêm
trọng. Trong thời gian mưa lụt mực nước các sông suối thường từ 5-7 m có khi
17
lên đến 10 m trong khi đó vào mùa khô mực nươc trung bình từ 0,5-3 m một số
khe suối bị khô cạn làm cho diện tích lúa nước vụ hè thu bị thu hẹp và việc cung
cấp nước cho sinh hoạt của người và gia súc cũng bị hạn chế rất nhiều. Nhận
thấy được tầm quan trọng của việc cung cấp nước cho người dân ở đây, chương
trình nước sạch của Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng hệ thống nước sạch cho
người dân ở hai thôn Pa Rinh, Pa Hy. Vào tháng 5/1999 nhờ sự giúp đỡ về mặt
tài chính của IDRC - dự án quản lý tài nguyên vùng đồi núi đã khảo sát và lắp
đặt một hệ thống nước sinh hoạt cho 14 hộ ở thôn A Rom, ở các thôn còn lại

người dân vẫn phải dùng nước từ các khe suối cho sinh hoạt cũng như tưới tiêu
nông nghiệp.
2.5.2. Điều kiện xã hội.
* Tình hình giáo dục.
Xã Hồng Hạ đã có trường phổ thông cấp I, II với các phòng học khá
khang trang, đội ngũ giáo viên đầy đủ, cơ sở vật chất tương đối ổn định. Tình
trạng học sinh bỏ học giữa chừng đã được hạn chế. Học sinh vào học đúng theo
độ tuổi quy định bởi Bộ Giáo dục - Đào tạo. Kết quả đầu năm học tổng số học
sinh toàn trường là: 509 em. Trong đó mẫu giáo là 67 em, nam là 32 em; tiểu
học là 172 em, nữ là 77 em; trung học cơ sở là 270 em, nữ là 143 em. Đến cuối
năm không có em học sinh nào bỏ học giữa chừng. Các em học sinh muốn học
tiếp ở các lớp cao hơn phải lên A Lưới hoặc về Thành phố Huế cách xa nhà
hàng chục km. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho con em ở đây. Hiện nay toàn xã
có khoảng 50 em đang theo học ở các trường cấp III. Đây thực sự là một nỗ lực
rất lớn của người dân ở đây bởi vì cuộc sống kinh tế của họ đang gặp nhều khó
khăn thiếu thốn, cũng chính vì thế mà tỷ lệ mù chữ ở Hồng Hạ khá phổ biến. Số
người mù chữ ở Hồng Hạ hiện nay là 2% - đối tượng này thuộc vào những
người cao tuổi, trước đây do chiến tranh cuộc sống lang thang nên không được
đi học, và con em một số hộ gia đình thuộc diện đói nghèo xa trường, xa lớp.
* Tình hình y tế và dịch bệnh.
Hồng Hạ hiện có một trạm y tế xã khá khang trang được xây dựng năm
1998 với tổng kinh phí 168 triệu đồng, những cán bộ y tế hoạt động khá đều
đặn, ngoài ra ở các thôn đều có cán bộ y tế thôn. Trước đây, một phần do không
có tiền và một phần do không có thói quen sinh đẻ và chữa bệnh nơi đông người
nên mặc dù đã xây dựng trạm xã tai địa phương nhưng người dân không hề đến
khám hoặc chữa bệnh tại trạm xã. Hình thức chữa bệnh phổ biến của người dân
18
địa phương vẫn là chữa bệnh tại nhà bằng những bài thuốc dân gian. Trong mấy
năm gần đây (2002-2006) số người đến trạm xã để khám và chữa bệnh tăng lên
đáng kể. Một số bệnh mà người dân Hồng Hạ thường gặp phải là bênh sốt rét,

bệnh đường ruột: tiêu chảy, kiết lỵ; bệnh đường hô hấp: phổi, hen suyễn, bệnh
giun sán, suy dinh dưỡng. Đặc biệt, ở Hồng Hạ hiện tượng đẻ non, sẩy thai ở
phụ nữ và suy dinh dưỡng ở trẻ em thường xảy ra. Tính riêng năm 2006 điều trị
và khám chữa bệnh tại trạm là 1.100 lượt, trong đó khám chữa bệnh cho dân
nghèo 540 lượt , trẻ cấp cứu chấn thương 8 em, tai nạn giao thông 18 người, tai
nạn lao động 10 người, tổ chức cho 172 cháu uống VtaminA. Duy trì đều đặn
các chương trình y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em như: tiêm chủng mở rộng,
khám phụ khoa cho bà mẹ, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm. Làm tốt công tác
phòng chống sốt rét bằng việc tuyên truyền toàn dân giữ gìn vệ sinh, nằm màn
có trộn hóa chất đạt tỷ lệ 100%. Nên các dịch bệnh đã được đẩy lùi, đặc biệt là
bệnh sốt rét trên địa bàn xã.
2.5.3. Lịch sử hình thành xã Hồng Hạ.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị
lên miền núi Thừa Thiên Huế, chúng chia thành bốn nguồn: nguồn sông Bồ,
nguồn Ô Lâu, nguồn hữu và nguồn tả (nay thuộc địa phận huyện Nam Đông).
Xã Hồng Hạ thuộc nguồn sông Bồ bao gồm bảy tổng. Từ sau cách mạng tháng 8
đến nay, xã Hồng Hạ sau nhiều lần tách nhập và biến động như sau:
Năm 1948, Tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định thành lập các xã vùng núi
huyện Phong Điền có các xã: Phong Sơn. Phong Bình, Phong Lâm. Vào thời
điểm này xã Phong Lâm bao gồm các xã Hồng Thượng, Hồng Hạ, Hồng Bắc
hiện nay.
Tháng 2 năm 1963, nhận thức được khó khăn trong quản lý do địa bàn
quá rộng dân cư phân tán nên Tỉnh uỷ đã họp và quyết định thành lập miền Tây
Thừa Thiên Huế tách khỏi huyện Phong Điền gồm ba quận: Quận I, quận III,
quận IV. Xã Hồng Hạ thuộc sự lãnh đạo và quản lý của chính quyền quận III.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, và tháng 3 năm 1976, huyện A Lưới
được thành lập gồm các xã thuộc quận nhất và quận III. Từ đây xã Hồng Hạ
chịu sự lãnh đạo và quản lý của huyện uỷ và UBND huyện A Lưới.
Tháng 6 năm 1997 dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND huyện A Lưới,
xã Hồng Hạ cắt cho xã Hương Nguyên khoảng 10.000 ha đất tự nhiên và thôn

19
Tà Lương với 10 hộ dân. Vì thế hiện nay xã Hồng Hạ bao gồm năm thôn sau:
Cơn Tôm, Pa Hy, Cơn Sâm, Pa Rinh, A Rom.
2.5.4. Đặc điểm dân cư, dân số và lao động.
Theo số liệu thống kê của xã năm 2006, xã Hồng Hạ có 273 hộ với 1.327
nhân khẩu, được thể hiện rõ ở bảng sau:
TT
Đơn
vi tính
Số
lượng
Sự phân bố ở các thôn
Pa
Hy
Cơn
Tôm
Pa
Ring
A
Rom
Cơn
Sâm
1.Tổng nhân khẩu Người 1.327 330 303 259 240 194
2.Tổng số người trong
độ tuổi lao động
Người 637 152 144 117 120 104
3.Tổng số hộ Hộ 273 72 64 54 53 40
-Hộ nông nghiệp Hộ 225 52 54 41 42 36
-Hộ thủy sản Hộ 0 0 0 0 0 0
-Hộ công nghiệp Hộ 1 1 0 0 0 0

-Hộ xây dựng Hộ 1 0 0 1 0 0
-Hộ thương nghiệp Hộ 22 9 3 3 6 1
-Hộ vận tải Hộ 0 0 0 0 0 0
-Hộ dịch vụ khác Hộ 15 4 4 5 1 1
-Hộ khác Hộ 9 4 0 2 1 2
(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND xã năm 2006)
So với tổng diện tích đất tự nhiên của xã (14.100 ha) thì mật độ dân cư ở
đây còn rất thưa (trung bình 9,4 người/km
2
). Tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số rất
nhanh. Theo số liệu của UBND xã từ tháng 10 năm 1975 dân số toàn xã chỉ có
300 người . Trong hơn 30 năm qua, tỷ lệ tăng tự nhiên và gia tăng cơ học nên
dân số của xã tăng lên gấp 4,4 lần. Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ dân số nằm
trong độ tuổi lao động tương đối lớn. Đây là một lợi thế lớn cho xã trong quá
trình phát triển kinh tế nếu biết cách khai thác được tiềm lực đó. Nếu xã không
khai thác được lợi thế đó thì vô tình đây là một sức ép cho xã trong quá trình tìm
công ăn việc làm cho tầng lớp thanh niên này. Nếu không có công ăn việc làm
20
cho họ thì họ sẽ vào rừng để khai thác gỗ bán kiếm tiền phục vụ bản thân, gia
đình. Đây là một mối nguy hiểm làm cho tài nguyên rừng ngày một nghèo kiệt
và suy thoái. Hiện nay trong toàn xã có 273 hộ nhưng chủ yếu là các hộ làm
nông nghiệp (225 hộ), chứng tỏ đây là một xã thuần nông, các hoạt động tạo thu
nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Còn các hộ thương nghiệp, dịch vụ chiếm một tỷ
lệ rất ít (22 hộ) và (15 hộ), còn lại là các hộ khác.
Hiện nay ở Hồng Hạ có những nhóm dân tộc sau:
Bảng: Các nhóm dân tộc ở xã Hồng Hạ.
Nhóm dân tộc Số lượng Phần trăm (%)
Ka tu 111 40,7
Pa hy 8 2,9
Pa cô 81 29,7

Tà ôi 40 14,7
Kinh 33 12,1
Tổng 273 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007)
Trong những nhóm dân cư ở Hồng Hạ thì người dân tộc kinh sống chủ
yếu để kinh doanh buôn bán. Nhóm này chiếm một tỷ lệ rất ít trong tổng dân số
của xã (29 hộ). Còn những nhóm còn lại thì đã sống định cư lâu năm ở đây, chủ
yếu là người dân tộc Ka tu tiếp đến là dân tộc Pa cô, rồi mới đến dân tộc Tà ôi.
Các dân tộc này có lịch sử sống lâu năm ở vùng núi miền Trung. Nhìn chung các
dân tộc này có bản sắc văn hóa tương đối giống nhau, sống hòa thuận và biết
chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất cũng như cuộc sống. Cho nên rất
thuận lợi trong vấn đề quản lý, và thực hiện các chính sách của Đảng-Nhà nước.
2.5.5. Đặc điểm sinh kế qua các giai đoạn phát triển.
Trước năm 1975, do điều kiện chiến tranh người dân Hồng Hạ tạm rời bỏ
làng vào trú ẩn trong các rừng sâu dọc theo biên giới Việt - Lào. Lúc này cuộc
sống của đại đa số đồng bào là dựa vào nương rẫy, săn bắt và hái lượm sản phẩm
từ rừng. Sau ngày giải phóng bà con được vận động về sống định cư theo đường
giao thông nơi có tiềm năng cho canh tác và có điều kiện để cải thiện cơ sở hạ
tầng và các công trình phúc lợi khác. Do năng lực của người dân còn hạn chế
nên sự đầu tư cho công tác định canh, định cư chưa mang lại hiệu quả. Tuy
21
người dân hầu hết đã sống định cư nhưng vẫn duy trì tập quán canh tác đốt rừng
làm nương rẫy. Tác động của con người trong việc chăm sóc cây trồng chỉ là sự
ngăn cản sự phá hại của thú rừng, những hiểu biết về kỷ thuật trong sản xuất
nông nghệp còn hạn chế, người dân chỉ dựa vào độ phì của đất không biết đến
phân bón, thuốc trừ sâu, tưới tiêu nên hiệu quả chưa cao. Cuộc sống người dân
gặp rất nhiều kho khăn, thiếu thốn và phải liên tục di chuyển nơi cư trú và canh
tác. Điều này ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, đến môi trường sinh thái và khi áp
lực dân số ngày càng tăng lên, thời gian bỏ hoá bị rút ngắn lại thì độ phì của đất
ngày càng giảm đi.

Từ những năm 1984-1985, người dân nơi đây đã biết cách trồng lúa nước,
mặc dù vậy do không biết chăm sóc, chỉ chờ vào thời tiết nên chưa cải thiện
được cuộc sống. Một số hộ vẫn di cư vào rừng sâu để thuận tiện cho việc chăn
thả gia súc và hái lượm sản phẩm rừng.
Cuộc sống người dân Hồng Hạ thực sự có chuyển biến khi Nhà Nước đầu
tư xây dựng hai đập thuỷ lợi tại hai thôn Cơn Tôm và Cơn Sâm (1993-1994). Từ
đó bà con đã mở rộng diện tích trồng lúa nước, có điều kiện thâm canh cây lúa
nước, biết đào ao thả cá nên cuộc sống của người dân phần nào đã được cải
thiện.
Song song với thời gian này, việc giao đất giao rừng cho bà con định cư
cũng được thưc hiện. Từ việc chăm sóc bảo vệ và trồng rừng mới hàng năm đã
tạo cho người dân một nguồn thu nhập đáng kể và giúp cho người dân từ bỏ thói
quen đốt phá rừng làm nương rẫy và ý thức được trách nhiệm bảo vệ rừng.
Chăn nuôi của đồng bào dân tộc ở Hồng Hạ đã có từ lâu nhưng là chăn
nuôi nhỏ, lạc hậu và mang nặng tính chất tự nhiên. Đối với vật nuôi như gia súc
hay gia cầm trước đây đều được thả rông, không có chuồng trại, không chú ý tới
việc tạo nguồn thức ăn, không chú ý tới việc phòng và chữa bệnh cho gia súc.
Hiện nay chăn nuôi của người dân ở đây đã có bước chuyển biến, có tiêm
phòng, làm chuồng trại, một số gia đình đã biết sử dụng phân gia súc. Nhìn
chung kỹ thuật chăn nuôi của đại bộ phận dân cư ở Hồng Hạ vẫn còn lạc hậu.
Trước đây do rừng còn nhiều, nguồn lợi tự nhiên của rừng còn dồi dào và
ý thức của người dân còn lạc hậu cho nên người dân chỉ chú ý tới mặt khai thác,
lợi dụng các nguồn lợi tự nhiên. Về sau do diện tích rừng bị thu hẹp, nguồn lơi
của rừng bị cạn kiệt và dân số ngày một tăng lên cùng với việc Nhà Nước ban
hành các pháp lệnh về việc cấm khai thác gỗ, cấm săn bắt các động vật quý
22
hiếm, cấm chặt đốt phá rừng làm nương rẫy nên con người đã có ý thức tới việc
bảo vệ, phát triển các nguồn lợi tự nhiên.
2.5.6. Đặc điểm đất đai.
* Đất đai và sử dụng.

Hồng Hạ là một xã miền núi, địa hình bị chia cắt manh mún, đất đai chủ
yếu là đất dốc. Trước năm 1954 toàn bộ diện tích đất Hồng Hạ là rừng nguyên
sinh với nhiều cây gỗ lớn, lớp thảm mục nhiều. Ngày nay do độ che phủ rừng
ngày càng giảm sút, quá trình sử dụng đất không hợp lý dẫn đến lớp đất bề
mặt bị bào mòn và rửa trôi, tầng đất canh tác mỏng, độ phì của đất giảm. Được
thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng : Tình hình sử dụng đất đai.
TT Đơn vị tính Số lượng Phần trăm (%)
*Đất tự nhiên ha 14.100
1.Đất nông nghiệp ha 209,22 1,5
+Lúa nước ha 24,22
+Lúa cạn ha 42,5
+Sắn ha 120
+Ngô ha 17,5
+Hoa màu ha 2,5
+Đậu các loại ha 2,5
2.Đất lâm nghiệp ha 11.026,5 78,2
3.Diện tích mặt nước ha 73,3 0,5
4.Đất thổ cư ha 19,28 0,1
5.Đất chưa sử dụng ha 1.966,11 14,2
6.Đất khác ha 805,59 5,7
(Nguồn: Số liệu thống kê của xã năm 2006)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy diện tích đất tự nhiên của xã tương đối lớn
khoảng chừng 14.100 ha trong đó đất nông nghiệp chỉ có 209,22 ha chiếm 1,5%,
đất lâm nghiệp khoảng chừng 11.026,5 ha chiếm 78,2% còn lại là đất đồi và các
loại đất khác chưa sử dụng. Ở Hồng Hạ diện tích trồng lúa nước bị hạn chế, chỉ
có khoảng 24,22 ha còn lại là đất trồng các loại hoa màu khác như: mía, sắn là
120 ha, ngô là 17,5 ha, đậu các loại là 2,5 ha. Đất trồng lúa và hoa màu ở đây
chạy dọc theo hai con sông. Hiện nay diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp do
23

sạt lở và việc xây dựng công trình thuỷ điện làm ngập một số vùng trồng lúa
trước đây. Đất chưa sử dụng ở xã vẫn còn lớn là 1.966,11 ha chiếm 14,2%. Tính
đến nay 123 hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ưu tiên
cho những hộ đã được xây nhà theo chương trình 134. Số hộ không nằm trong
chương trình 134 mà đã hoàn tất đo vẽ, lập hồ sơ giao cho phòng tài nguyên đất
và môi trường huyện A Lưới là 126 hộ. Còn 34 hộ do đất đai chưa ổn định nên
chưa lập hồ sơ.
2.5.7. Hệ thống cơ sở hạ tầng.
Hồng Hạ nằm trên trục đường giao thông liên huyện từ Huế đi A Lưới,
trong những năm gần đây nhờ sự đầu tư giúp đỡ của nhà nước nên hệ thống
đường sá ở đây đã được nâng cấp. Tuy nhiên, vào mùa mưa nước chảy mạnh
làm cho trục đường này dễ bị sạt lở gây ách tắc giao thông. Hệ thống đê điều
kênh mương ở đây còn bị hạn chế, không đủ khả năng cung cấp nước cho sản
xuất nông nghiệp đặc biệt là về mùa khô.
Từ năm 1996, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước đối vớ các xã
miền núi, Hồng Hạ đã được xây dựng một UBND xã. Năm 1998, hội cựu chiến
binh Mỹ đã tài trợ kinh phí 160 triệu đồng để giúp Hồng Hạ xây dựng một trạm
xã gồm 8 giường bệnh. Hiện nay Hồng Hạ đã có trường phổ thông cấp I,II. Cả
năm thôn ở Hồng Hạ đều có hệ thống nước sạch, điện cho sinh hoạt và sản xuất,
tuy nhiên số hộ sử dụng điện và nước cho sinh hoạt chưa hết hoàn toàn ở các
thôn. Đến nay trong toàn xã đã có 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia
để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Có 68 hộ được dùng nước sạch sinh hoạt.
Năm 2001 Nhà Nước đầu tư xây dựng trạm bưu điện xã và hệ thống thu phát
sóng truyền hình phục vụ nhu cầu văn hoá thông tin của người dân. Hiện nay tại
thôn A Rom đang xây dựng công trình thuỷ điện. Đây là một công trình lớn sau
khi xây dựng xong sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã trong quá trình phát triển đi
lên của xã hội. Năm 2007 được sự hỗ trợ của dự án JICA nên xã sắp xây dựng
một căn nhà "Cộng đồng truyền thống của các dân tộc ở Hồng Hạ". Đây là một
căn nhà nhằm khôi phục lại những nét truyền thống đã bị lãng quên và mai một
dần trong thời gian qua. Sau khi xây dựng xong đây là nơi tổ chức hội họp lễ hội

truyền thống của bà con.
24
Phần III
NỘI DUNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu.
- Điều tra hiện trạng sinh kế, tìm ra những thuận lợi, khó khăn,và những
vấn đề cần giải quyết.
- Xây dựng các giải pháp có sự tham gia của người dân.
- Lựa chọn các giải pháp phát triển sinh kế hợp lý.
- Thử nghiệm một số giải pháp lựa chọn và kết quả bước đầu của các giải
pháp đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
* Về không gian:
Đề tài được thực hiện tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
* Về thời gian:
Đề tài dựa vào số liệu thu thập của Dự Án từ tháng 11 năm 2006 và các
hoạt động trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại xã Hồng Hạ bởi vì xã mang một số đặc điểm
sau:
Tính đại diện về địa hình: Hồng Hạ thuộc lưu vực đầu nguồn sông Bồ,
một trong ba con sông lớn đổ về phá Tam Giang nằm gần bờ biển của tỉnh Thừa
Thiên Huế. Điều kiện địa hình ở đây hầu hết là đồi núi xen lẫn các khe suối,
mang tính đặc trưng cho vùng đồi núi ở miền Trung Việt Nam.
Tính đại diện về kinh tế xã hội: Người dân ở đây đang ổn định đời sống
chuyển từ phương thức canh tác du canh, du cư sang định canh, định cư. Hồng
Hạ là một trong những xã nghèo nhất của huyện A Lưới, là nơi sinh sống của
nhiều nhóm dân tộc khác nhau.

Về tài nguyên thiên nhiên: Diện tích rừng tự nhiên giảm do ảnh hưởng của
chiến tranh trước năm 1975 và sự khai thác bất hợp lý của con người sau năm
1975. Đất đai hầu hết quy hoạch cho tái trồng rừng. Tài nguyên rừng và đất rừng
25

×