Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

phân tích tình hình vay & sử dụng vốn vay tại quỹ tín dụng nhân dân thủy dương của các hộ nông dân xã thủy dương huyện hương thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.6 KB, 51 trang )

Phần1: Đặt vấn đề:
1.Tính tất yếu của đề tài:
Đối với một quốc gia có hơn 80% dân số là nông dân như ở Việt Nam, việc phát
triển sản xuất nông nghiệp chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện mục
tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hội nghị trung ương lần thứ VI
đã khẳng định: "Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn
định kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo hướng xã hội
chủ nghĩa".
Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển biến vượt
bậc cả về năng suất lẫn chất lượng. Có được sự chuyển biến tích cực này là nhờ có chủ
trương đổi mới kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết
10 của Bộ chính trị.Với Nghị quyết này hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ và
góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Song trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân còn nhiều vấn đề cần giải
quyết, mà trước hết là vấn đề về vốn. Trên thực tế hiện nay, nhu cầu vốn của các hộ sản
xuất nông nghiệp là rất lớn, trong khi đó các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng được hoặc chỉ
đáp ứng được một phần nhỏ. Mặt khác hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nông dân chưa
cao, rủi ro lớn và thường xuyên xảy ra trên diện rộng.
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, một yêu cầu tất yếu đó là Đảng và
Nhà nước ta cần phải có những chính sách đầu tư tín dụng vào nông thôn thật thích đáng.
Bên cạnh việc đưa vốn đầu tư vào nông thôn, với thủ tục thật đơn giản thì việc phải kèm
theo các dự án và các biện pháp kỹ thuật nhằm giúp bà con sử dụng có hiệu quả đồng vốn
vay, mang lại lợi nhuận từng bước đẩy mạnh việc phát triển kinh tế một cách bền vững.
Có vốn sản xuất sẽ giúp bà con nông dân mạnh dạn hơn trong việc đầu tư kinh doanh, mở
thêm các ngành nghề, dịch vụ, giải quyết được vấn đề dư thừa lao động trong thời gian
1
nhàn rỗi, góp phần tăng thêm thu nhập của người dân và đẩy mạnh công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Mọi hoạt động cơ bản, lâu dài, cũng như cần kíp trước mắt của quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đều cần đến vốn. Đương nhiên, vốn


không giải quyết hết thảy, nhưng không thể không nhấn mạnh rằng: Để đưa nông nghịêp
nông thôn phát triển mạnh mẽ, nhất định phải có chính sách hỗ trợ bài bản và cụ thể về
vốn, tín dụng, nhất định phải có sự đầu tư đích đáng của nhà nước, của các ngành trong
đó không thể xem nhẹ vai trò của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Thủy Dương là một xã thuộc vùng đồng bằng của huyện Hương Thủy, cách trung
tâm huyện 6km về phía Bắc, giáp ranh với thành phố Huế, với diện tích tự nhiên
1249,89ha, 2214 hộ, dân số 10677 khẩu (năm2007). Với định hướng phát triển kinh tế:
dịch vụ- công nghiệp- TTCN- nông nghiệp. Nông nghiệp với 3 loại cây trồng là lúa, màu
và rau thực phẩm các loại và chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản có mô hình
cá, lúa- cá.Với quy mô như vậy vấn đề vốn để mở rộng sản xuất là hết sức cần thiết.
Với mong muốn thâm nhập vào thực tế, để hiểu rõ hơn những vướng mắc của bà
con trong vấn đề đi vay cũng như sử dụng vốn vay, từ đó giúp bà con tháo gỡ những khó
khăn, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: ". Phân tích tình hình vay & sử dụng vốn vay tại quỹ
tín dụng nhân dân Thủy Dương của các hộ nông dân xã Thủy Dương huyện Hương
Thủy"để làm chuyên đề cho báo cáo tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu, làm rõ thực trạng vay vốn , tình hình
sử dụng vốn vay của các hộ nông dân từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những
vấn đề thực tiễn để cho đồng vốn của quỹ tín dụng đến với hộ nông dân ngày càng nhiều
hơn, nhanh hơn, an toàn hơn.
3. Nội dung của đề tài:
Để có đủ dữ liệu cho việc đánh giá toàn diện, khách quan tình hình và sử dụng vốn
vay của bà con đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu, thì tôi tiến hành nghiên cứu
một số nội dung sau:
2
- Tìm hiểu khái niệm hộ nông dân.
- Vai trò của hệ thống quỹ tín dụng trong đời sống cũng như trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh của nông hộ.
- Điều tra tình hình cơ bản về kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra tình hình vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân.

- Hệ thống hóa lại quy trình xét duyệt và quy định cho vay đến hộ nông dân.
- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng vốn vay.
4. phương pháp nghiên cứu.
Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của đề tài nghiên cứu, để hoàn thành tốt đề tài này,
tôi đã sử dụng 1 số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra chọn mẫu: Nhằm thu thập số liệu người dân tại địa phương,
cụ thể là tiến hành điều tra 60 hộ từ 5 thôn (bình quân mỗi thôn 12 hộ) trong tổng số
2214 hộ của toàn xã.
- Phương pháp quan sát đánh giá
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích: Hệ thống hóa các số liệu đã thu thập và
điều tra. Từ đó tiến hành phân tích để tìm mối tương quan giữa chúng
+ Số liệu được xử lý trên trên phần mềm word
5. Giới hạn của đề tài.
Do thời gian thực tập có hạn, trong khi đó số hộ nông dân vay vốn lại rất đông, nên
tôi chỉ chọn 60 hộ ngẫu nhiên trong 5 thôn của xã Thủy Dương huyện Hương Thủy để
điều tra
Do hộ nông dân có thể vay từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: Từ Kho bạc, bạn
bè, người thân, vay nặng lãi, vay ở Ngân hàng… nhưng đưa vào cùng 1 hoạt động sản
xuất nên không thể lượng hóa được đâu là hiệu quả từ nguồn vốn nào mang lại. Do đó
trong phạm vi báo cáo này, tôi chỉ xin được dừng lại ở chỗ phân tích tình hình sử dụng
vốn chứ không đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn.
3
Mặc khác, với hạn chế thực tập tại quỹ tín dụng nhân dân xã Thủy Dương, nên tôi chỉ
phân tích tình hình vay và sử dụng vốn vay của nông hộ từ nguồn vay của quỹ tín dụng
trong năm 2007 - 2008.
4
Phần2. Nội dung nghiên cứu
1. Cơ sở khoa học
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số vấn đề chung về hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm hộ nông dân
Đã có rất nhiều khái niệm về hộ nông dân như:
- Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Tất cả các họat động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ
yếu được thực hiện chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của các hộ nông dân.
- Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao
gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.Trong các hoạt
động phi nông nghiệp, khó phân biệt hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có
liên quan với nông nghiệp.
- Khái niệm hộ nông dân gần đây được Đào Thế Tuấn định nghĩa như sau: "Nông
dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao
động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng
về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với
một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis 1988) (Theo "Kinh tế hộ nông dân" - Đào Thế
Tuấn- Trang 51)
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân
Theo Tạp chí ngân hàng số 75/2003: Ở Việt Nam nông dân có những đặc điểm cơ
bản sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một
đơn vị tiêu dùng.
5
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển cuả hộ từ tự
cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ
giữa hộ nông dân và thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi
nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ
sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan, trong khi đó khả

năng khắc phục lại hạn chế.
- Hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỉ lệ cao, khó khăn của hộ nông dân là thiếu
vốn.
1.1.1.3. Tiềm năng nội tại của hộ nông dân
Với 80% dân số, nông dân là lực lượng lao động hùng hậu, mặc dù trong nông
thôn trình độ không cao nhưng chăm chỉ cần cù, chịu khó và đặc biệt là kinh nghiệm thực
tế, chỉ qua thực tế trong sản xuất họ đã rút ra được kinh nghiêm rất quý báu, mặt khác họ
là những người thật thà, chăm chỉ và rất ham học hỏi.
Nguồn vốn trong dân còn rất lớn song họ chưa dám mạnh dạn đầu tư vì sợ thua lỗ. Hiện
nay nhờ chính sách vay vốn bà con nông dân đã mạnh dạn góp phần vốn của mình vào
hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên còn chưa đáng kể.
1.1.2. Tín dụng và vai trò của quỹ tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông hộ
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng và đặc trưng của quan hệ tín dụng
a. Khái niệm.
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan hệ vay mượn) là
sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện mà
hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả lại người cho vay số tài sản đó
kèm theo một số lợi tức.
b. Đặc trưng.
- Là quan hệ chuyển nhượng giá trị mang tính chất tạm thời.
6
- Đảm bảo tính hoàn trả về thời gian và giá trị.
- Quan hệ tín dụng được xây dựng trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay và
người cho vay. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng.
1.1.2.2.Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân đối với việc phát triển kinh tế hộ nông
dân
Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức kinh tế theo loại hình hợp tác xã do các
thành viên là cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội tự nguyện lập ra, nhằm mục đích
tương trợ, giúp đỡ nhau thông qua hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ
Ngân hàng. Quỹ tín dụng nhân dân được tổ chức và hoạt động theo luật Hợp tác xã, các

pháp lệnh Ngân hàng và các luật pháp khác có liên quan.
Với vai trò của mình tín dụng thực sự là đầu mối giữa cung và cầu vốn phục vụ
cho sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân.
Tín dụng thực hiện chức năng luân chuyển vốn giữa các chủ thể khác nhau, chính sự
luân chuyển mạnh mẽ này góp phần thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường tài chính,
khi sản xuất càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng lớn. Tín dụng nhân dân là chất xúc
tác mạnh, kích thích quá trình sản xuất và lưu thông hang hoá trong xã hội.
Quỹ tín dụng góp phần khai thác và sử dụng triệt để những tiềm năng sẵn có (lao động,
đất đai, tiền vốn…) thúc đấy kinh tế nông hộ phát triển.
Tiềm năng trong các vùng nông thôn còn rất lớn, nhưng nó chỉ được phát huy và
khai thác khi có sự quan tâm và chỉ đạo của nhà nước, bằng những đường lối chính sách
phù hợp. Từ việc tích luỹ vàng và hàng hoá đã được chuyển dần sang việc tích luỹ bằng
tiền qua việc gửi tiền nhàn rỗi tại quỹ tín dụng nhân dân. Chính sách tín dụng đã giúp cho
người dân từ chỗ sản xuất thủ công manh mún, do thiếu vốn đã mạnh dạn đi vào sản xuất
kinh doanh,cải tạo nâng cấp trang thiết bị, mở rộng sự giao lưu kinh tế với các vùng, việc
đưa kinh tế nông hộ từ tự cung tự cấp sang sản xuất hang hoá theo cơ chế thị trường, thì
vốn và cơ chế quản lý của nhà nước là một yếu tố có tính chất quyết định. Bản thân nội
lực của hộ nông dân đã có những tiềm năng cơ bản về lao động, tiền vốn và kinh nghiệm
sản xuất, nhưng để người dân lao động dám bỏ vốn và sức lao động của mình để đầu tư
7
vào sản xuất thì phải đòi hỏi phải có sự quan tâm thực sự của nhà nước bằng các chính
sách bảo hộ cho sự phát triển lâu dài của kinh tế hộ nông dân, trong đó chính sách tín
dụng hầu như đã có tác dụng làm thay đổi cơ bản bộ mặt của nông thôn nói chung và của
hộ nông dân nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Hiện trạng tín dụng nông thôn ở Việt Nam.
Trước đổi mới, lĩnh vực tài chính Việt Nam hoàn toàn do nhà nước độc quyền, với
đặc trưng chính là trợ cấp lan tràn, cơ cấu lãi suất nghịch đảo (tức là lãi suất tiền gửi cao
hơn lãi suất cho vay). Trước năm 1988, Việt Nam chỉ có hệ thống ngân hàng một cấp, với
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hai tổ chức chuyên ngành là Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển, và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank). Nhìn chung, Ngân hàng Nhà nước có
hai chức năng chính:
1) Phân bổ các nguồn vốn của chính phủ cho các đơn vị kinh tế theo kế hoạch trung ương.
2) Chuyển những khoản thặng dư từ các đơn vị kinh tế trở lại ngân sách nhà nước.
Năm 1988, Việt Nam bãi bỏ hệ thống Ngân hàng một cấp, và bắt đầu áp dụng hệ thống
hai cấp, với Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò như một Ngân hàng trung ương. Hai đơn
vị trực thuộc NHNN được tách ra thành hai Ngân hàng thương mại quốc doanh là Ngân
hàng Công Thương và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Những bước phát triển quan
trọng nhất ảnh hưởng đến khu vực tài chính nông thôn trong giai đoạn chuyển tiếp từ kinh
tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường là những thay đổi về cơ cấu tài chính chính
thức và bán chính thức và cách thức hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Những thay đổi
bao gồm sự sụp đổ của những hợp tác xã tín dụng truyền thống trong giai đoạn 1989 –
1990, và sự hình thành nhiều loại tổ chức nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Về cơ bản, hệ thống tài chính phục vụ nông thôn ở Việt Nam gồm ba mảng chính.
Thứ nhất là khu vực chính thức với hai tổ chức thuộc chính phủ là Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, các quỹ tín dụng nhân
dân chịu sự giám sát của NHNN, và các ngân hàng cổ phần tư nhân. Thứ hai, khu vực bán
chính thức có sự tham gia của các tổ chức quần chúng và các tổ chức phi chính phủ. Thứ
8
ba, khu vực phi chính thức gồm các nguồn tín dụng trong xã hội như từ gia đình, thân
nhân, bạn bè và láng giềng, từ những người cho vay lãi vào các hội (họ/hụi).
1.2.1.1. Khu vực tín dụng chính thức
Kênh hoạt động chính thức của thị trường tín dụng nông thôn ở việt nam chủ yếu
là các thể chế tài chính thuộc sở hữu của nhà nước. Cả hệ thống ngân hàng và quỹ tín
dụng nhân dân đều có những quy định chặt chẽ, ràng buộc phải tuân theo, có vốn pháp
định, có tư cách pháp nhân, có cơ cấu tổ chức rõ ràng và hoạt động lâu dài trong nền kinh
tế. Địa bàn hoạt động cuả NH NN&PTNT, NH CSXH và quỹ TDND tương đối rộng, gần
như bao phủ các tỉnh thành trong cả nước.
Thị trường tín dụng của kênh tín dụng chính thức có những ưu điểm và nhược
điểm riêng , tuy nhiên những ưu nhược điểm của mỗi tổ chức lại có sự khác biệt nhất

định, có khi ưu điểm của tổ chức này là nhược điểm của tổ chức kia.
1.2.1.2. Khu vực tín dụng bán chính thức
Hoạt động trong kênh bán chính thức cuả thị trường tín dụng nông thôn ở nước ta
bao gồm các tổ chức phi chính phủ (chủ yếu là tổ chức phi chính phủ quốc tế INGOs), các
tổ chức quần chúng (hội phụ nữ, hội nông dân), các tổ chức xã hội dân sự, hệ thống cơ
quan cấp địa phương (sở, phòng) của các bộ như bộ NN&PTNT, bộ LĐ-TB-XH. Các tổ
chức này cung cấp tín dụng cho các đối tượng mục tiêu cụ thể trong chương trình, trong
kế hoạch của họ. Vd như: Phụ nữ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ trong khu vực
chịu ảnh hưởng của chiến tranh, các hộ tham gia phát triển vùng nguyên liệu, các gia đình
chính sách… Hoạt động của tổ chức này không hoàn toàn chịu sự kiểm soát của chính
phủ mà trực tiếp là ngân hàng nhà nước. Ngoài quy định chung cơ bản của hệ thống tín
dụng, các tổ chức này thường có những quy định riêng được xây dựng bởi chính các
thành viên tham gia. Cung cấp tín dụng không phải là mục đích chính của tổ chức nên
hoạt động vay và cho vay cuả các tổ chức trong kênh bán chính thức là không thường
xuyên, liên tục mà thường đi kèm với các chương trình, dự án. Bộ máy điều hành không
riêng biệt mà thường kiêm nhiệm.
Thị trường tín dụng của kênh tín dụng bán chính thức cũng tồn tại cả ưu và nhược điểm.
9
1.2.1.3. Khu vực phi chính thức
Kênh tín dụng phi chính thức của thị trường tín dụng nông thôn bao gồm cá nhân,
gia đình và nhóm. Các chủ thể của khu vực này là các hiệu cầm đồ, các cá nhân chuyên
cho vay, các nhóm tín dụng tiết kiệm quay vòng (ROSCA) như hụi, họ, phường, các
nhóm tương hỗ, nhóm sở thích… người buôn bán hàng hoá, gia đình, người thân.
Hoạt động cuả các chủ thể kênh này không chịu sự chi phối của nhà nứơc, thậm trí
một số hoạt động bị cấm (cho vay nặng lãi). Các quy định về quuyền lợi, nghĩa vụ và cách
thức hoạt động do các bên liên quan thoả thuận đặt ra. Cơ cấu tổ chức hết sức đơn giản,
đối với nhóm có thể là 5-10 thành viên, thường là những người có cùng ngành nghề sản
xuất hoặc sinh sống cùng địa bàn, có những lợi ích chung…
Sự tồn tại của kênh tín dụng phi chính thức này có nguồn gốc từ xa xưa và khá phổ
biến ở nông thôn. Trong điều kiện hệ thống tín dụng chính thức của nhà nước chưa đến

được với vùng sâu, vùng xa thì sự xuất hiện của các chủ thể trên là tất yếu. Một số hộ gia
đình cho dù ở ngay tại địa bàn có hệ thống tín dụng chính thức nhưng không có đủ các
tiêu chuẩn điều kiện theo yêu cầu nên vẫn phải tìm đến với kênh phi chính thức. Theo số
liệu không chính thức cuả liên minh HTX, ở Việt Nam có khoảng hơn 100.000 tổ nhóm
tín dụng phi chính thức.
Bên cạnh những nhược điểm nhất định, hoạt động tín dụng của kênh phi chính
thức cũng có những ưu điểm không thể phủ nhận. Những ưu điểm này cũng chính là lý do
giải thích sự có mặt cũng như sự tồn tại lâu dài của nó.
2. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu:
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Diện tích và vị trí địa lý
* Diện tích:
Xã Thuỷ Dương thuộc huyện Hương Thuỷ, cách trung tâm huyện 6km về phía Bắc, có
tổng diện tích tự nhiên: 1249,89ha
* Vị trí:
- Phía Đông giáp xã Thuỷ Thanh
10
- Phía Nam giáp xã Thuỷ Phương
- Phía Tây giáp với phường An Tây, Xã Thuỷ Bằng
- Phía Bắc giáp với phường An Đông
* Địa hình:
Xã Thuỷ Dương gồm 2 vùng chính: Địa hình vùng đồng bằng chiêm chũng nghiêng về
sông Lợi Nông ở phía Đông Bắc và vung gò đồi bát úp ở phía Tây Nam.
- Vùng đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng nghiêng dần về phía sông Lợi Nông,
độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 0.7-1m, đây là diện tích trồng lúa 2 vụ
và cây rau thực phẩm.
- Vùng gò đồi ở phía Tây của xã, giáp với xã Thuỷ Bằng và xã Thuỷ Phương, với diện
tích đất có khả năng trồng cây hàng năm khác là 108,67ha, diện tích cây lâm nghiệp
340.6ha trong đó rừng do xã trồng và quản lý 232ha, diện tích rừng còn lại của lâm
trường Tiền Phong.

- Xã có QL1A và đường sắt bắc nam đi ngang qua, đường liên xã Thuỷ Dương Thuỷ
Thanh, đường tránh Huế ở phía tây nối liền giữa 3 xã Thuỷ Dương, Thuỷ Thanh và
Thuỷ Bằng rất thuận tiện cho việc giao thông đi lại phát triển kinh tế.
2.1.2. Khí hậu:
Xã Thuỷ Dương chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có
2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm kèm teo gió mùa Tây Nam, khô nóng.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, kèm theo mưa lạnh, gió mùa
Đông Bắc.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Xã Thuỷ Dương là một xã với nền kinh tế tương đối phát triển, kinh tế của xã phát
triển theo hướng: Dịch vụ- CN- Tiểu thủ công nghiệp- Nông nghiệp, tuy giá trị sản xuất
của ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong tổng thu nhập của toàn xã hội nhưng địa
phương vẫn xác định đây là ngành kinh tế chính của xã nhằm đảm bảo an ninh lương
thực trong nội bộ nhân dân.
11
1a.
Chỉ tiêu ĐVT Thôn 1 Thôn 2 Thôn 3 Thôn 4 Thôn 5
- Trâu bò Con 52 25 36 39 168
- Máy cày Cái 5 4 7 3 1
- Máy tuốt Cái 1 3 5 4 0
- Máy xay xát Cái 3 2 3 2 0
- Các loại máy khác Cái 11 9 7 22 8
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội
Qua bảng 1a nhận thấy. Các tư liệu sản xuất thể hiện cho việc đầu tư, thâm canh,
tăng năng suất như: Máy cày bừa cầm tay, máy tuốt, máy gặt, máy bơm nước thì lại có rất
ít trên địa bàn xã Thủy Dương thể hiện thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã còn
mang tính thủ công, người nông dân đầu tư sản xuất dưới hình thức lấy công làm lãi. Cụ
thể máy cày bừa cầm tay cả xã chỉ có 20 cái, tập trung chủ yếu ở thôn 3 có 7 cái , còn cả
thôn 5 lại chỉ có 1 cái. Máy tuốt lúa động cơ cả xã có 13 chiếc, tại thôn 5 không hề có

chiếc nào. Máy gặt tại thôn rất ít tập trung tại thôn 1 và thôn 3 và thôn 5 cũng không hề
có.
2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai.
a. Đất đai:
Do cấu trúc của địa hình trên nên đất đai xã Thuỷ Dương chia làm 2 loại chính:
+ Vùng đồng bằng, trũng chủ yếu là đất thịt, một it diện tích dọc 2 bên bờ sông Lợi Nông
đất thịt pha cát rất thuận lợi cho việc trồng các cây rau thực phẩm. Tuy nhiên do địa hình
đất đai không được bằng phẳng muốn gieo cấy 2 vụ lúa phải đầu tư hệ thống thuỷ lợi để
kết hợp tưới tiêu cho cây lúa.
+ Vùng gò đồi là đất sỏi, 1 ít diện tích trồng sắn diện tích còn lại chủ yếu trồng cây lâm
nghiệp dài ngày là cây thông.
12
Bảng 1b: Cơ cấu đất
• Diện tích đất sản xuất nông nghiệp:
Danh mục Diện tích (ha)
Đất trồng lúa 2 vụ 260
Đất trồng cây hàng năm khác 108.67
Đất trồng cây lâu năm 43.25
Tổng 411.92
• Đất khác:
Danh mục Diện tích (ha)
Diện tích đất lâm nghiệp 340.6
Đất nuôi trồng thuỷ sản 51.63
Đất phi nông nghiệp 375.6
Đất chưa sử dụng 70.14
b. Hiện trạng sử dụng đất
Đất đai là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp
nói chung và cây trồng nói riêng. Để thấy rõ tình hình đất đai của Thuỷ Dương qua bảng
2 trên cho thấy toàn xã có tổng diện tích đất đai 1.249,89ha (chiếm 2,73% của huyện).
Trong đó phần lớn diện tích đất tự nhiên tập trung ở đất dùng cho nông nghiệp

(804,15ha), đất sản xuất nông nghiệp (411,92ha).
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm diện tích khá lớn (340,6ha) đã từng bước thúc đẩy
quá trình sản xuất cây lâm nghiệp dài ngày là cây thông trong những năm gần đây cho giá
trị hiệu quả kinh tế khá cao.
2.2.2.Tình hình dân số lao động.
Lao động là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người, không
có một quá trình sản xuất nào diễn ra mà không có sự tham gia của lao động. Vì vậy việc
phân phối, sử dụng hợp lý cũng như nâng cao chất lượng lao động là một điều hết sức
quan trọng.
Đối với gia đình, sử dụng tốt nguồn lao động là cơ sở để tạo thu nhập nâng cao mức
sống. Để thấy rõ tình hình biến động dân số của xã ta đi vào nghiên cứu bảng 3:
Qua bảng số liệu ta thấy: Dân số xã Thuỷ Dương tăng đều theo các năm, tỷ lệ dân
số năm sau cao hơn năm trước (năm 2006 với số dân 10.677người thì năm 2007 là 11.040
13
người), lao động trong độ tuổi (54,9%- năm 2007) và ngoài độ tuổi chiếm tỉ lệ khá cao
(45,1%- năm 2007) điều này làm cho tỉ lệ người ăn theo cao, do đó gây sức ép đối với nền
kinh tế.
Tuy nhiên, cũng qua bảng cho thấy lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp (19,9%-
năm 2007) so với các ngành nghề phi nông nghiệp, trong đó: Lao động cho dịch vụ,
ngành nghề, cán bộ công viên chức đều chiếm tỉ lệ khá cao.Chính điều này đã từng bước
tăng trưởng nền kinh tế một cách vững mạnh góp phần thắng lợi trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
2.2.3. Tình hình kinh tế xã Thuỷ Dương.
2.2.3.1. Về sản xuất nông nghiệp- Lâm nghiệp
a. Trồng trọt.
Các hộ dân xã Thuỷ Dương ngoài làm dịch vụ họ vẫn kết hợp với sản xuất nông
nghiệp,
tổng diện tích nông nghiệp 411,92ha. Chủ yếu 2 loại cây trồng chính là lúa và màu, diện
tích trồng lúa 260ha, diện tích trồng màu 10ha, trồng sắn 50ha. Các loại cây trồng chịu
ảnh hưởng, phụ thuộc vào thời tiết. Cây sắn chủ yếu là giống cây địa phương cho năng

suất thấp không có thị trường tiêu thụ chỉ dùng cho chăn nuôi lợn tại chỗ.
Về cây lúa: Mặc dù hiện đang sử dụng giống xác nhận 95% diện tích, nhưng chủ yếu là
giống khang dân tuy năng suất đạt cao, nhưng do chất lượng thấp nên giá trị sản phẩm hạ
so với giống HT1.
Diện tích gieo trồng cả năm 520ha.
Năng suất bình quân năm 2007: 11.684 tấn/ha.
Sản lượng lương thực: 3.038 tấn.
- Vụ đông xuân: Diện tích gieo trồng: 260ha.
Năng suất: 6.158 tấn/ha.
Sản lương: 1.601 tấn.
- Vụ hè thu: Diện tích gieo trồng: 260ha.
Năng suất: 5.526 tấn/ha.
14
Sản lương: 1.437 tấn.
Ngoài đất trồng lúa nhân dân còn trồng thêm các loại: sắn, rau để làm thực phẩm và chăn
nuôi gia súc. Đặc biệt tại địa bàn có mô hình được trương trình NNPTNT hỗ trợ làm thử
nghiệm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đồng đất, nhằm tăng thu nhập cho hộ nông
dân và mở rộng diện tích trong các năm tới.
b. Chăn nuôi.
Bảng 4: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm trong xã năm 2007
STT Đơn vị tính Loại vật nuôi Số lượng
1 Con Trâu 51
2 Con Bò 224
3 Con Lợn 3.820
4 Con Gà + vịt (gia cầm) 14.520
5 Con Chim cút đẻ trứng 166.000

Trong 224 con bò có 5 con của chương trình NNPTNT hỗ trợ cho 5 hộ nghèo ở thôn
5. Đồng thời trong năm đã phối tinh nhân tạo để lai sind đàn bò.
Trong tổng số đàn gia cầm thì có 2 hộ nuôi tập trung 3.000 con/hộ. Do ảnh hưởng

dịch cúm gia cầm nên nhân dân chưa yên tâm đầu tư mà chỉ chăn thả số lượng nhỏ, hiện
nay chỉ có 2 hộ đăng ký nuôi vịt chạy đồng.
Hiện nay địa phương chưa có đồng cỏ cho chăm nuôi, chủ yếu người chăn nuôi dựa
vào đồng cỏ tự nhiên, phương thức chăn nuôi quảng canh. Trong năm đã vận động các hộ
nuôi bò trồng 0,5ha cỏ voi để áp dụng thử nghiệm chăn nuôi bò theo hướng bán công
nghiệp.
Đối với chăn nuôi lợn tập trung chủ yếu ở một số hộ, có hộ nuôi trên 20con/lứa, kết
hợp giữa nuôi theo truyền thống là tận dụng thức ăn có sẵn như: rau, cám, sắn… với thức
ăn công nghiệp.
Công tác thú y: UBND xã đã chỉ đạo công tác tiêm phòng văcxin, phòng, chống tốt
dịch bệnh cho gia súc gia cầm, tổ chức tiêu độc định kỳ tại các điểm có dịch cũ, các chợ
trên địa bàn và các trại chăn nuôi của dân nên đã hạn chế được dịch bệnh trên địa bàn xã.
15
Nuôi trồng thuỷ sản:
Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay của xã là: 52.026ha chủ yếu là nuôi cá
nước ngọt, các loại cá như: Rô phi, trắm cỏ, mè hoa, chép, trê phi, chim trắng. Năm 2006
được chương trình NNPTNT hỗ trợ 5 mô hình nuôi cá thịt và 5 mô hình ươm cá giống.
Diện tích hồ tập trung ở vùng gò đồi và vùng thấp trũng ở ruộng lúa 2 vụ để nuôi cá
lúa.
c. Về lâm nghiệp.
Tăng cường công tác bảo vệ rừng, trồng lại những diện tích đã khai thác bạch đàn
bằng keo tai tượng và cây bản địa. Kết hợp với tổ kiểm lâm tổ chức kiểm tra công tác
PCCR, tổ chức cho nhân dân ở vùng ven rừng viết cam kết nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm đối với công tác bảo vệ và PCCR.
2.2.3.2. Về tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác.
a. Dịch vụ.
Đã có sự tăng trưởng khá. Các ngành dịch vụ tiếp tục được quan tâm đầu tư, tạo
được bước phát triển khá mạnh mẽ về quy mô và chất lượng như dịch vụ vận tải, dịch vụ
nhà trọ, các dịch vụ thương mại… Hiện nay chợ Mai đã kinh doanh buôn bán ổn định và
cho công ty cổ phần Vĩnh Phát thuê tầng trên để làm kho và kinh doanh một số mặt hàng

thực phẩm thiết yếu. Các dịch vụ phát triển dọc QL1A đa dạng, phong phú, đã tạo thêm
việc làm và tăng thu nhập cho xã hội. Đến nay trên địa bàn có khoảng trên 1.726 lao
động tham gia.
16
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn phát triển tốt như: gò
hàn, làm cửa nhôm, bông sắt… sửa chữa ôtô, phát triển nhanh góp phần giải quyết việc
làm cho người lao động và làm tăng thu nhập cho nhân dân. Đến nay trên địa bàn có
1.087 lao động tham gia.
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của xã.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội - quốc phòng – an ninh năm 2007 kế hoạch
phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của UBND xã Thuỷ Dương, hiện nay trong xã còn tồn
tại những mặt thuận lợi, khó khăn như sau:
2.4.1. Thuận lợi
- Nhân dân trong xã có truyền thống cách mạng, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, cần cù
chịu khó trong sản xuất. Các truyền thống văn hóa, các phong tục tập quán làng xã, dòng
họ được củng cố và phát huy góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế
xã hội của địa phương.
- Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện, điện nước đã về tận
thôn xóm, giao thông đi lại đã được bê tông hoá, trường học và y tế đã được kiên cố hoá
bằng bê tông phục vụ cho việc học và khám chữa bệnh của nhân dân, hệ thống công trình
thuỷ lợi như kênh mương, trạm bơm điện được chú trọng đầu tư phát triển phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn lực lao động, nhân dân có kinh nghiệm trong sản xuất và trồng trọt, các ngành
nghề và dịch vụ phát triển một cách mạnh mẽ góp phần xoá bỏ thời gian nông nhàn của
hộ dân, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.
2.4.2. Khó khăn
- Địa hình thấp nên dễ bị ngập lụt gây khó khăn trong việc đi lại và sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế sản xuất từ cây lúa thấp, cây rau thực phẩm, rau sạch phát triển
chậm.

- Năng suất cây hoa thấp, còn độc canh một loại cúc vàng, các loại hoa khác chưa trồng
được, hiệu quả kinh tế còn thấp.
17
- Chưa có hệ thống phun nước tự động để tưới cho hoa, việc áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật trong công tác trồng hoa còn hạn chế.
- Về chăn nuôi: + Thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ, tư thương ép giá nên giá bán sản phẩm
thấp, chưa có quy hoạch đồng cỏ cho chăn nuôi, sử dụng giống bò chất lượng thấp (chủ
yếu là giống bò vàng địa phương).
+ Thuỷ sản: Năng suất nuôi trồng thuỷ sản thấp, chưa chủ động trong
khâu điều tiết nước cho các hồ nuôi, Chưa chủ động về giống các hộ nông dân còn tự túc
tìm kiếm để mua ở thị trường tự do nên chất lượng giống chưa được tốt, giá lại cao do ở
địa phương chưa quy hoạch được trang trại ươm, nuôi cá giống.
- Giao thông: Hiện nay đường ở thôn 5 (vùng gò đồi) xuống cấp, do mật độ dân cư thưa
cho nên nhiều tuyến đường ngoài khả năng đóng góp của nhân dân để sửa chữa, làm mới.
- Thiếu vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống giao thông nội đồng cũng như
đường giao thông trong thôn xóm.
3. Tình hình cho vay của quỹ tín dụng nhân dân Thuỷ Dương
3.1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay đối với hộ nông dân
- Chủ trương cho vay đến hộ nông dân:
Nông nghiệp- nông thôn- nông dân là những vấn đề lớn có ý nghĩa quyết định trong
chiến lược phát triển kinh tế đất nước.Trong những nghi quyết của đảng và nhà nước về
nhiệm vụ hoạt động tiền tệ, quỹ tín dụng nhân dân đã xây dựng tín dụng ở nông thôn
nhằm đảm bảo cho nông dân được vay vốn sản xuất mà mục tiêu cao hơn cả là xóa đói
giảm nghèo, giúp dân làm giàu chính đáng.Tùy theo mục đích xin vay của hộ nông dân
mà quỹ có quy định thời hạn cho vay tương ứng phù hợp. Nhờ vào đồng vốn của quỹ
người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông
thôn. Thông qua cách cho vay trên đã tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển, tạo
ra nhiều ngành nghề mới, tạo được công ăn việc làm ổn định ở nông thôn.
- quy trình cho vay đối với hộ nông dân:
Do đối tượng vay là hộ nông dân với các đối tượng vay với những mục đích khác nhau

cho nên việc thực hiện quy trình cho vay cũng đòi hỏi có sự mềm dẻo cho phù hợp với
18
từng loại đối tượng khách hàng. Riêng đối với hộ sản xuất là một lĩnh vực rất đa dạng, rất
nhiều ngành nghề, trình độ, dân trí cao thấp khác nhau, do đó tác động không nhỏ đến
việc mở rộng khối lượng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng.
Thực tế cho vay, cán bộ tín dụng đã mềm dẻo linh động trong việc cho vay để làm sao
người dân đỡ phải làm nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp. Quy trình thực tế được biểu hiện
qua sơ đồ sau:
19
- Các quy định cho vay:
+ Mục đích:
Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích những hộ thiếu vốn sản xuất kinh doanh vay vốn để
phát triển sán xuất hàng hoá nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, mở ngành
nghề mới và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả kinh tế thiết thực, tạo công ăn việc làm, góp
phần xây dựng xã hội văn minh, dân giàu nước mạnh.
+ Nguyên tắc cho vay:
▪ Hộ vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong đơn xin vay và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những sai xót trong quá trình sử dụng vốn
▪ Hộ vay phải hoàn trả gốc và lãi đúng hạn.
+ Điều kiện vay vốn
▪ Hộ vay vốn phải có dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với chương trình, mục tiêu phát
triển kinh tế, quy định sản xuất cuả vùng, địa phương, xí nghiệp.
▪ Hộ vay vốn làm đơn xin vay gửi tới quỹ và những tài liệu liên quan của hộ để cho quỹ
lập sổ vay vốn dự án đơn giản và khế ước cho vay.
▪ Hộ vay vốn phải là người có quyền công dân, có sức lao động, có kỹ năng lao động
▪ Chủ hộ là người chịu trách nhiệm trong hộ đặt quan hệ vay vốn tới quỹ
▪ Thân chủ (vợ, chồng hoặc con… chung sống trong cùng gia đình) được chọn một người
thay mặt họ để giao dịch vay vốn và trả nợ quỹ khi cần thiết
▪ Hộ còn dư nợ đến hạn hoặc quá hạn mà không được quỹ cho khất nợ thì chưa được cho
vay tiếp

▪ Hộ vay vốn phải có vốn tự có (bao gồm bằng tiền,giá trị vật tư, giá trị ngày công lao
động…) tham gia vào tổng nhu cầu vốn vay của dự án xin vay.
▪ Hộ vay từ 500.000 đồng trở xuống không phải thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh vay nợ
▪ Hộ vay từ 500.000 đến 1.000.000 đồng có tài sản thì phải thế chấp, cầm cố tài sản.
Trong trường hợp không có tài sản thì cũng không cần phải thế chấp
▪ Hộ vay từ trên 10 triệu thì nhất thiết phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có người bảo
lãnh
20
+ Lĩnh vực cho vay.
- Cho vay ngắn hạn:
▪ Vật tư, chi phí trồng trọt, chăn nuôi như: Hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi,
công làm đất, con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y… (thuộc vốn lưu động) phải thuê,
mua trên thị trường.
▪ Vật tư hàng hoá đối với hộ làm dịch vụ sản xuất kinh doanh, thương nghiệp
- Cho vay trung hạn: Gồm những đối tượng chủ yếu sau đây
▪ Chí phí trồng mới cây lưu gốc như: mía, dứa, chuối…
▪ Chi phí mua giống, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản…
+ Mức cho vay:
Đối với các hộ nông dân vay không có thế chấp tài sản thì mức cho vay được tính bằng
tổng nhu cầu của dự án trừ đi phần vốn tự có, tối đa bằng giá trị vật tư, chi phí phải thuê,
mua trên thị trường
+ Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay được xác định bằng chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trả vốn
và tính chất nguồn vốn.
▪ Cho vay ngắn hạn: Tối đa không quá 12 tháng
▪ Cho vay trung hạn: Từ 1 năm đến 5 năm
▪ Cho vay dài hạn: có thời gian từ 5 năm đến 20 năm
+ Thủ tục cho vay và hồ sơ cho vay
▪ Hộ nông dân được cấp sổ vay vốn (kiêm dự án và khế ước vay tiền) sổ vay vốn được sử
dụng lâu dài, khi viết hết sổ được thay sổ mơi. Tại quỹ cho vay có sổ lưu giữ khớp đúng

với sổ vay vốn của khách hàng.
▪ Mỗi lần vay vốn phải có đơn xin kèm theo sổ vay vốn để quỹ xem xét cho vay. Đơn xin
vay nhất thiết phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của chủ hộ vay vốn (1 liên lưu ở quỹ)
+ Hệ thống chỉ tiêu sử dụng để nghiên cứu đề tài
▪ Doanh số cho vay: Đây là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền mà quỹ đã cho các hộ vay.
Thể hiện quy mô đầu tư vốn của quỹ.
21
Doanh số cho vay trong kỳ = dư nợ cuối kỳ - dư nợ đầu kỳ + doanh số thu nợ trong kỳ
▪ Doanh số thu nợ: Đây là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của tổ chức tín
dụng, chỉ tiêu này hoạt động có hiệu quả không một phần là thu hồi vốn tốt
Doanh số thu nợ = Dư nợ đầu kỳ + doanh số cho vay trong kỳ - dư nợ cuối kỳ
▪ Tỷ lệ thu nợ: Là tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay, tỷ lệ này càng cao thì
chứng tỏ công tác thu hồi nợ của quỹ càng tốt và có thể đủ để tài trợ cho hoạt động cho
vay
▪ Tỷ lệ nợ quá hạn: Là tỷ lệ giữa tổng dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nếu tỷ lệ này càng
cao cho thấy công tác thu hồì nợ chưa tốt hoặc hoạt động tín dụng vốn vay kém hiệu quả.
3.2. Các quy định về mức tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn cho vay.
Sau khi đã kiểm tra - thẩm định các điều kiện, hồ sơ vay, hồ sơ tài sản đảm bảo và
tiền vay. Nếu hộ nông dân đã có đủ điều kiện vay thì cán bộ tín dụng sẽ chủ động đưa ra
mức tiền cho vay, lãi suất cho vay và thời hạn cho vay.
Cán bộ tín dụng phải tính toán và đưa ra kết luận làm sao để đồng vốn đưa vào tay nông
dân được sử dụng một cách có mục đích và hiệu quả.
a. Phân tích về mức tiền cho vay.
Để xác định được mức tiền cho vay đối với hộ vay vốn thì cán bộ tín dụng phải
căn cứ vào các yếu tố sau:
- Vốn tự tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh của hộ nông dân.
- Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay hoặc bảo lãnh (đối với trường hợp hộ nông dân vay
trên 10 triệu đồng). Tuy nhiên hiện nay ở quỹ chưa có trường hợp cho vay.
- Tổng nhu cầu xin vay của hộ.
- Khả năng hoàn trả nợ của hộ.

- Nguồn vốn hiện có của quỹ.
Xác định đúng, cho vay đầy đủ, hợp lý số tiền cần vay sẽ giúp hộ cho hộ vay vốn
sử dụng có hiệu quả, độ an toàn cao.
Theo chế độ quy định, cách xác định mức tiền cho vay được xác định như sau:
+ Mức trường hợp không phải đảm bảo tiền vay bằng tài sản:
22
- Mức tiền cho vay = Tổng nhu cầu vốn - vốn tự có - vốn khác.
+ trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản:
- Đối với tài sản thế chấp: Tối đa bằng 70% giá trị tài sản.
- Đối với tài sản cầm cố do quỹ giữ, tối đa bằng 70% giá trị tài sản.
- Đối với tài sản cầm cố do khách hàng giữ, sử dụng hoặc bên thứ 3 giữ: Tối đa bằng
50% giá trị tài sản.
- Đối với cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay:
= 70% tổng vốn đầu tư (nếu có tối thiểu 30%
vốn
= Tổng mức vốn đầu tư - mức vốn tự có
Mức cho vay tối đa: (nếu có vốn tự có và giá trị tài sản bảo
đảm tối thiểu bằng 30%).
= Tổng mức vốn đầu tư (nếu có giá trị tài sản
bảo đảm tiền vay bằng các hình thức tối
thiểu bằng 30%).
b. Phân tích về lãi suất cho vay.
Tuỳ theo thời kỳ khác nhau mà quỹ đưa ra mức lãi suất khác nhau. Lãi suất cho vay
được áp dụng cho từng loại vay (ngắn hạn, trung dài hạn). Hiện nay tại quỹ tín dụng
Thuỷ Dương áp dụng các mức
Stt Đối tượng Mức lãi suất (%)
1 Hộ nghèo 0,8
2 Ngắn hạn 1,2
3 Trung hạn 1,2


23
c. Phân tích về thời hạn vay.
Việc xác định thời hạn cho vay là do cán bộ cán bộ tín dụng cùng khác hàng xem
xét dự án đầu tư và cùng đưa ra quyết định. việc xác định thời hạn cho vay phù hợp chu
kỳ phát triển của cây con, sự luân chuyển của vật tư hàng hoá, khả năng hoàn trả, sự thoả
thuận của người vay là yếu tố quyết định cơ bản hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và
chất lượng tín dụng.
Mọi sự chủ quan, tuỳ tiện áp đặt một thời hạn cho vay không tuân thủ các quy định
của thể lệ cho vay sẽ dẫn đến hiệu quả khôn lường: hoặc là phát sinh nợ quá hạn, hoăc là
bị thua thiệt về lãi suất.
muốn xác định đúng thời hạn cho vay, đảm bảo chu kỳ phát triển của cây con, sợ
luân chuyển của vật tư hàng hoá sự thoả thuận của người vay, cán bộ tín dụng phải:
- kiểm tra phải xác định đúng đối tượng cho vay.
- kiểm tra phải xác định nguồn thu nhập để trả nợ (tiền lương, các thu nhập khác).
- Chứng minh được sự thoả thuận, đề xuất của người vay có phù hợp với thực tiễn hay
không hay đó chỉ là đề xuất xuất thiếu căn cứ thực tế.
- Căn cứ vào chỉ đạo từng thời kỳ và tính chất nguồn vốn của quỹ.
thời hạn cho vay: là khoản thời gian được tính khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay
cho thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
các thời hạn cho vay như sau:
▪ Vay ngắn hạn: dưới 12 tháng
▪ Vay trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm
▪ Vay dài hạn: trên năm 5 năm
Lý thuyết là như vậy nhưng thực tế hầu hết thời gian cho vay đốí với hộ nông dân
và cán bộ tín dụng đi vay cùng thoả thuận đưa ra.
3.3.Tình hình cho vay thực tế
Quỹ tín dụng nhân dân Thuỷ Dương được hình thành từ Hợp tác xã tín dụng Thuỷ
Dương thành lập năm 1983, là một đơn vị kinh doanh tín dụng trên địa bàn, đã đóng góp
24
tích cực trong việc tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh

góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Quỹ tín dụng nhân dân Thuỷ Dương được thành lập theo QĐ số 01/QĐ-NHNN/CN-TT-
H ngày 20/06/1995 của NHNN Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế và giấy phép kinh
doanh ngày 24/06/1998 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quỹ tín dụng nhân dân Thuỷ Dương nằm trong khu vực ven thành phố, tình hình
dân cư khá phức tạp. Trước đây nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhưng hiện nay các ngành
nghề, dịch vụ tiếp tục phát triển làm cho thị trường kinh tế tại địa phương khá sôi động,
do đó QTDND Thuỷ Dương ngày càng phát triển về quy mô và hình thức để phục vụ
khách hàng và thành viên tốt hơn.
QTDND Thuỷ Dương luôn luôn chấp hành các quy định của luật HTX, luật
TCTD, thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước, ngành địa
phương.
Trong những năm vừa qua có nhiều biến động và thử thách sự biến động phức tạp
của giá cả thị trường, các ngân hàng cổ phần thương mại ra đời nhiều làm cho sự cạnh
tranh ngày càng gay go, từ những vấn đề trên đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của xã
nhà và quá trình hoạt động của QTDND Thuỷ Dương. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ
và thành viên của QTDND Thuỷ Dương đã đạt được những kết quả, góp phần vào sự phát
triển của nền kinh tế địa phương, phản ánh tính đúng đắn chủ trương, chính sách của
đảng. QTDND Thuỷ Dương hoạt động nhằm mục đích tương trợ, phát triển kinh tế hộ gia
đình, đầu tư vốn tạo công ăn việc làm nhằm nâng cao đời sống trong cộng đồng thành
viên, xoá được nạn cho vay lãi tại địa phương, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong
nhân dân, đồng thời kết hợp với vốn tín dụng trong hệ thống để tạo thành nguồn vốn đầu
tư cho thành viên vay để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, phát triển kinh tế trang trại hộ
gia đình, mở rộng ngành nghề TTCN, kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống.
Dưới sự lãnh đạo của đảng mà trực tiếp là BCH đảng uỷ, được UBND xã tạo điều
kiện giúp đỡ và các ban ngành, đoàn thể trong xã tích cực hỗ trợ trong công tác cho vay
25

×