PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, ở nước ta đại bộ phận người nghèo, người có thu nhập thấp
đang sống ở nông thôn, với 70% dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp,
hàng năm đóng góp 20% GDP toàn quốc[14]. Nguồn lao động ở nông thôn
rất dồi dào nhưng tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp luôn xảy ra do
thiếu việc làm và tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân
hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Đúng vụ sản
xuất nông nghiệp thì công việc của họ là thuần nông, ngoài thời vụ kể trên
phần lớn là họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như gia công thêm
một số mặt hàng thủ công truyền thống, buôn bán nhỏ - tham gia lưu thông
hàng hoá từ nông thôn ra thành thị, tham gia vào các chợ lao động ở những
thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc cũng có một số
tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động, nhưng chưa nhiều và mức độ đáp
ứng các yêu cầu của thị trường này chưa cao Do tính chất công việc phổ
thông, mang tính thời vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định.
Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm
đối với lực lượng lao động nông thôn nói chung, nông dân nói riêng. Dẫn đến
nông dân thiếu việc làm ngày càng tăng, thực trạng trên nếu không được khắc
phục sớm sẽ trở thành lực cản đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn; gia tăng các vấn đề kinh tế - xã hội…[4]
Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, đa dạng các hoạt
động tạo thu nhập góp phần làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn là
những chính sách quan trọng trong chiến lược CNH-HĐH nông nghiệp nông
thôn nhằm làm giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị trong tiến
trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, đòi hỏi nhiều hơn nữa
những nghiên cứu về nông thôn để làm cơ sở cho việc hoạch định các chính
sách này. Các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn rất đa dạng, nhưng mức thu
nhập vẫn còn thấp và còn phụ thuộc nhiều vào các hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động phi nông nghiệp cũng đống vai trò hết sức
quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn là hết
sức cần thiết.
1
Có nhiều nghiên cứu về các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn nhưng
thường đi theo các chương trình, dự án và thường mang tính chất vùng, khu
vực rộng lớn. Do đó, nghiên cứu sinh kế và thu nhập ở tầm vi mô sẽ cho
chúng ta cách nhìn chi tiết hơn ở từng vùng, từng khu vực cụ thể tương ứng
với các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng đó. Tìm hiểu các nguồn
thu nhập ở nông thôn không chỉ phác họa nên bức tranh tổng thể về kinh tế
nông thôn mà còn là cơ sở để vạch ra những chiến lược kinh tế xã hội cho
nông thôn trong hiện tại và tương lai.
Quảng Vinh nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung đều có những
điểm tương đồng song cũng có nhiều nét khác biệt được quy định bởi tính
chất của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mỗi vùng. Là một xã thuần
nông thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, sinh kế của người dân
nơi đây chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp, ngoài ra có các khoản thu nhập từ
các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, xây dựng, từ con em đi làm ăn
xa gửi về…
Trong những năm gần đây, do sức ép của sự gia tăng dân số kéo theo
sự tăng lên của đất thổ cư và sự giảm nhanh của đất sản xuất nông nghiệp.
Thời tiết diễn biến thất thường tác động rủi ro trong sản xuất nông nghiệp
tăng lên. Do đó, sự rủi ro trong sinh kế cũng ngày càng cao và rất nhiều vấn
đề khác đang nảy sinh trong đời sống kinh tế xã hội của người dân. Vì vậy,
nghiên cứu sinh kế của người dân xã Quảng Vinh sẽ cho chúng ta cách nhìn
toàn diện hơn về bối cảnh sinh kế của người dân nơi đây, đồng thời tìm ra
những con đường phát triển mới cho vùng đất này.
Trước những yêu cầu đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu
các hoạt động tạo thu nhập của người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Quảng Vinh, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập và vai trò của các hoạt động đó đối với
sinh kế người dân xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu/ đánh giá các khó khăn, thuận lợi của người dân khi tham gia các
hoạt động tạo thu nhập.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu sinh kế.
2.1.1 Cơ sở lý luận trong nghiên cứu sinh kế bền vững.
Cơ sở của sự phát triển phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững là dựa
trên lịch sử của quá trình thay đổi những quan điểm về nghèo đói qua ba thập
kỷ. Cụ thể là, các phương pháp tiếp cận tham gia trong công tác phát triển đã
nêu bật được sự đa dạng trong những mục đích phát triển mà con người
hướng tới và sự đa dạng mà con người cần thích nghi trong các chiến lược
sinh kế của mình để đạt được thành công. Phân tích đói nghèo đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của các tài sản sinh kế, tức là vai trò của các loại vốn trong
việc quyết định đến hiện trạng đời sống. Mặt khác việc coi trọng vai trò của
khung chính sách và thể chế, một vấn đề được quan tâm nhiều trong tư duy
phát triển đầu thập kỷ 80, một yếu tố nổi trội của các phương pháp tiếp cận
quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở để hình thành nên các
phương pháp tiếp cận sinh kế sau này. Tuy nhiên, trong phân tích sinh kế
ngoài việc chú trọng vai trò của thể chế và tiến trình nó còn tập trung vào việc
tìm hiểu và hỗ trợ mối liên kết của thể chế, tiến trình từ cấp vi mô tới cấp vĩ
mô, thay vì chỉ tập trung ở cấp địa phương.[3,2]
Các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững cũng bắt nguồn từ những
hạn chế về tính hiệu quả của những hoạt động can thiệp trong công tác phát
triển. Sau khi tuyên bố cam kết về giảm nghèo, rất nhiều chính phủ và các nhà
tài trợ đã ngay lập tức tập trung nỗ lực vào các nguồn lực và cơ sở vật chất
(đất, nước, trạm y tế, công trình hạ tầng) hay tập trung vào những cơ cấu cung
cấp dịch vụ (giáo dục, thú y, các tổ chức phi chính phủ) mà không tập trung
vào bản thân con người cho nên hiệu quả phát triển rất thấp. Vì thế các
phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững đã hình thành và đặt con người chính
ngay thời điểm đầu tiên của các họat động phát triển, thước đo của sự thành
công ở đây là sinh kế của con người đã được củng cố bền vững. Ở thời điểm
đó, người ta dự đoán rằng việc hướng trọng tâm vào người nghèo sẽ tạo ra
những thay đổi lớn lao cho sự thành công của các mục đích xóa nghèo.[3,2]
Theo DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử
dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể
3
bao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một các nhân, đất đai, tiết
kiệm và trang thiết bị ( vốn tự nhiên, tài chính, vật chất), các nhóm hỗ trợ
chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt
động (vốn xã hội).[3,5]
Một sinh kế được coi là bền vững nếu như nó có khả năng liên tục duy
trì hoặc nâng cao mức sống hiện tại và tương lai mà không gây tổn hại đến cơ
sở nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để làm được điều này nó cần có khả năng
vượt qua và hồi phục những áp lực cũng như những cú sốc, ví dụ: thảm họa
thiên nhiên hay khủng hoảng kinh tế.[3,5]
Đa dạng hóa sinh kế là tiến trình mà các hộ gia đình xây dựng một
danh mục đa dạng các hoạt động, các loại vốn và chiến lược để duy trì sự
sống và phát triển kinh tế [3,5]. Ở nông thôn, sự đa dạng sinh kế này càng
được biểu hiện rõ rệt, thể hiện là thu nhập của người dân nông thôn rất đa
dạng từ nhiều nguồn của nhiều hoạt động khác nhau như nông nghiệp, các
hoạt động phi nông nghiêp,…
Phân tích sinh kế và bối cảnh sinh kế người ta dùng khung phân tích
sinh kế. Các thành phần của khung phân tích sinh kế bao gồm: bối cảnh tổn
thương , tài sản sinh kế, thể chế và chính sách, chiến lược sinh kế, kết quả
sinh kế, mối quan hệ các thành phần trong khung.
Bối cảnh tổn thương đề cập đến phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị
lâm vào các loại sốc ( mùa màng thất thu, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, xung đột,
lâm bệnh), xu hướng bao gồm cả xu hướng kinh tế xã hội và môi trường và
tính mùa vụ ( sự dao động bao gồm dao động về giá cả thi trường và việc
làm,…). Bối cảnh tổn thương bao gồm các xu hướng, các cú sốc, tính mùa vụ
hay sự dao động và mối quan hệ giữa chúng. Khi phân tích bối cảnh tổn
thương cần phân loại các nhóm kinh tế xã hội khác nhau như hộ nghèo, trung
bình, khá,…Vì các nhóm xã hội khác nhau thì sự tổn thương sẽ khác nhau.
Tài sản sinh kế là một hợp phần chính trong khung phân tích sinh kế
bền vững, đây là các loại tài sản sinh kế mà các loại hình sinh kế được xây
dựng trên đó. Các tài sản này được chia làm năm loại ( hay loại vốn), đó là:
Vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn xã hội). Hay
còn được gọi là ngũ giác tài sản sinh kế được thể hiện theo hình vẽ: (Hình 1)
4
+Vốn con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng các
nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm
việc để họ đạt được những kết quả sinh kế.
+Vốn xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tổ chức xã hội và các
nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó
được những kết quả sinh kế.
+Vốn tự nhiên: Là các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc của cộng đồng)
mà con người trông cậy vào.
+Vốn tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn
thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng
thu nhập tiền mặt như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp
của nhà nước.
+Vốn vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài sản
của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và
năng lượng, nhà ở và các đồ dùng,dụng cụ trong gia đình, các công cụ máy
móc phụ vụ sản xuất,…[3;15]
Hình 1: Ngũ giác sinh kế
Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử
dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống
cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ.
Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ thể là:
Quyết định đầu tư vào loại nguồn lực vốn hay tài sản sinh kế;
5
Vốn con người
Vốn xã hội
Vốn tự
nhiên
Vốn vật chất Vốn tài chính
Qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi;
Cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế;
Cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để
kiếm sống;
Họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng
ở nhiều dạng khác nhau;
Họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được
những điều trên;…[3;27].
Kết quả sinh kế được khái niệm là những mục tiêu và ước nguyện đạt được -
đó là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt
và lâu dài.[3;28]
Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản có khuynh
hướng có nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyển đổi giữa nhiều chiến
lược để đảm bảo sinh kế của họ.
Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng người dân thoát nghèo phụ thuộc
chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản. Những tài sản khác
nhau cần để đạt được những kết quả sinh kế khác nhau.
Ví dụ: Thu nhập nông hộ phụ thuộc vào đầu tư các yếu tố sản xuất chính như:
diện tích đất đang sử dụng, số lao động trong gia đình, giá trị của tài sản cố
định ngoài đất đai, có điều kiện tiếp cận thuỷ lợi dễ dàng và áp dụng giống lúa
mới. Tất cả các yếu tố trên đóng góp vào gia tăng năng suất đất đai và thu
nhập của nông hộ. Sự gia tăng năng suất nông nghiệp có thể gián tiếp ảnh
hưởng lên lĩnh vực phi nông nghiệp bằng sự gia tăng thặng dư tương tự lúa
gạo và như vậy tạo ra cơ hội việc làm trong lĩnh vực chế biến ở nông thôn,
thương mại và các hoạt động vận chuyển (Mellor, 1976) từ đó có thể đóng
góp trực tiếp làm thu nhập nông nghiệp lớn hơn. Sự phát triển tài nguyên
nhân lực tuỳ thuộc cấp lớp đã đến trường của chủ hộ, có thể góp phần làm
tăng năng suất lao động các hoạt động phi nông nghiệp, từ đó thu nhập nông
hộ gia tăng. Giáo dục cũng tạo cơ hội nghề nghiệp cho thành phần lao động
gia đình thủ công, năng suất thấp (chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và các
hoạt động xây dựng) chuyển sang các hoạt động ngoài nông nghiệp như:
thương maị và dịch vụ. Tình trạng của cơ sở hạ tầng cũng đóng góp tích cực
6
vào thu nhập thông qua giá cả của đầu vào, đầu ra trong lĩnh vực thương mại
và qua việc gia tăng cơ hội lao động làm tăng thu nhập trong lĩnh vực phi
nông nghiệp ở nông thôn. Ngoài nguồn vốn tiết kiệm của gia đình, tiếp cận tín
dụng làm tăng thêm vốn cũng làm tăng thêm thu nhập của nông hộ.[3;30]
2.1.2 Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài.
Trong những năm gần đây, khu vực nông thôn có sự quan tâm mạnh
mẽ của Đảng, nhà nước và các ban ngành hữu quan, điều này được thể hiện
trong các chủ tương và chính sách của Đảng và nhà nước ta về nông nghiệp,
nông thôn và nông dân, tuy nhiên vẫn tồn tại mâu thuẫn lớn nhất trong giai
đoạn hiện nay của phát triển là mục tiêu của nhà nước và nông dân khác nhau.
Nhà nước coi khu vực nông nghiệp là một khu cực của nền kinh tế, phải tăng
trưởng thế nào để vừa đảm bảo được an ninh lương thực, vừa có sản phẩm
thặng dư để đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Còn nông dân sống trong xã hội nông thôn cần có đời sống ngày càng được
nâng cao cùng với mức sống của đô thị hóa. Trong xã hội nông thôn không
chỉ có nông nghiệp mà còn có tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Những nghiên
cứu gần đây về sinh kế nông thôn trên thế giới và nước ta cho thấy nông dân
có xu hướng đa dạng hóa sinh kế để tăng thu nhập và xu hướng theo các hoạt
động phi nông nghiệp ngày càng cao. Không phải giá trị tăng của nông nghiệp
đều được quay trở về cho nông dân mà còn được phân phối cho khu vực phi
nông nghiệp. Vì vậy, nông dân không chỉ sống từ nông nghiệp.[5;81]
Trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trong giai đoạn vừa qua, đã có những
bước tiến bộ vượt bậc về mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là
sau đổi mới 1986. GDP/ người không ngừng tăng lên qua các giai đoạn và các
năm, trong đó thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là 405 USD, tức xấp
xỉ 6.070.000 đồng/người nhưng đến năm 2008 là 1024 USD/ người, tức xấp
xỉ 17.000.000 đồng/người/năm.[7]
Tuy vậy trong tiến trình phát triển đó, về tổng thể đã đạt được những
thành tựu đáng kể song vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong đời
sống xã hội. Đơn cử trong số đó vẫn còn tồn tại sự chênh lệch lớn về thu nhập
giữa thành thị và nông thôn. Trong đó, thành thị là khu vực tập trung sự tăng
7
trưởng và tiến bộ xã hội về mọi mặt. Trong khi đó, khu vực nông thôn mặc dù
có sự tăng trưởng về kinh tế và tiến bộ về nhiều mặt nhất là cơ sở vật chất, sự
đa dạng gia tăng về thu nhập từ nhiều hoạt động, nhưng so với thành thị đây
vẫn là bước tiến khiêm tốn. Hiện nay, thu nhập nông thôn thấp hơn 2,06 lần
so với thành thị, đây là mức thu nhập chênh lệch khá lớn giữa hai khu vực
này.[9]
Để phát triển nông thôn, đưa nông thôn tiến gần với thành thị, trong
thời gian tới đòi hỏi cần nghiên cứu và đưa ra nhiều chủ trương chính sách
mới, đồng thời càn có thời gian phát triển khu vực nông thôn. Tăng cường các
nghiên cứu về nông thôn, nhất là nghiên cứu sinh kế và thu nhập là việc làm
cần thiết và quan trọng.
2.2 Các nghiên cứu sinh kế trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Các nghiên cứu sinh kế trên thế giới
Nghiên cứu các hoạt động sinh kế trên thế giới diễn ra mạnh mẽ ở
nhiều nước, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, đặc biệt là nghiên cứu của các tổ
chức quốc tế chính thức và phi chính thức về sinh kế nông thôn, trong đó có
WB, FAO, UNDP, CARE. Với những mục tiêu khác nhau mà có những công
trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế chủ yếu được thực hiện ở các nước
nghèo, các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực châu Phi.
Các nghiên cứu về đời sống nông thôn và xóa đói giảm nghèo được
thực hiện ở Uganda và Tanzania (năm 2005) cho thấy rằng, các hộ gia đình
khá thường sở hữu hơn 2-3 ha đất đai, hơn 5 con dê, 2 con bò và một căn nhà
với bức tường gạch; các hộ gia đình này đảm bảo được an toàn lương thực
quanh năm, đủ tài chính để thuê lao động, con cái được học hành đầy đủ, và
tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp ( kinh doanh, xay xát, mở cửa
hàng, làm gạch, kinh doanh quầy ba) và sản xuất trang trại nhiều hơn. Các hộ
trung bình thì sở hữu ít hơn các loại tài sản này, hộ gia đình có xu hướng kinh
doanh, họ có thực phẩm hầu hết ở các năm và hộ tham gia ít hoặc không có
các hoạt động phi nông nghiệp. Các hộ nghèo thuờng có ít hơn 0,5ha đất,
không có hoặc có ít gia súc, luơng thực và thực phẩm phụ thuộc nhiều vào
việc bán hàng hoặc lao đông làm thuê [10].
8
Theo nghiên cứu của WB và truờng đại học Washington cho thấy dù đã
có những tiến bộ đáng kể trong sự đa dạng về thu nhập của các hộ gia đình
nông thôn nhưng nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu của các hộ gia đình
nông thôn ở các nuớc đang phát triển. Đây là kết luận của một nghiên cứu dựa
trên các kết quả ban đầu của dự án các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn,
một dự án của FAO nghiên cứu cho thấy 84% các hộ gia đình ở nông thôn
tham gia vào các họt động nông nghiệp. Tại một số nuớc, các số liệu thống kê
cho thấy con số này còn cao hơn lên tới 99%. Tuy nhiên nghiên cứu cũng đề
cập rằng các hộ gia đình ở nông thôn thu đuợc một phần lớn thu nhập từ các
hoạt động phi nông nghiệp.[12]
2.2.2 Các nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam
Theo những nghiên cứu gần đây, hơn 80% cư dân Việt Nam sống ở
nông thôn, trong đó gần 70% lao động trong nông nghiệp với 77% hộ thuần
nông. Năm 2005, năng suất lao động bình quân trong nông nghiệp chỉ bằng
1/5 trong công nghiệp và dịch vụ (tính theo GDP bình quân đầu người), 90%
hộ đói, nghèo trong tổng số hộ đói nghèo của cả nước là nông dân. Tình trạng
thiếu việc làm ở nông thôn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa
có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến tuổi lao
động.[4]
Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây
dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị nhằm đáp ứng các nhu
cầu phát triển là một thực tế khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và
đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương,
nhất là ở những địa phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra
nhanh chóng. Trong đó vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi
đất được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây cũng là thách thức lớn đối với chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, phát triển đất nước nói
chung. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ năm 1990 đến năm
2003, diện tích đất bị thu hồi để phục vụ cho các mục đích sử dụng trên lên
tới 697.410 ha, những năm sau đó, trung bình mỗi năm cả nước mất khoảng
50 nghìn ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông nghiệp. Tính bình
9
quân cứ 1 ha đất bị thu hồi sẽ làm cho 13 lao động nông nghiệp bị mất việc;
riêng vùng đồng bằng sông Hồng là 15 người. Trong 5 năm (2001-2004), số
người bị mất việc do bị thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu trên ở Hà Nội là
gần 800.000 người; Hà Nam: 12.360 người; Hải Phòng: 13.274 người; Hải
Dương: 11.964 người; Bắc Ninh: 2.222 người; Tiền Giang: 1.459 người;
Quảng Ninh: 997 người [2] v.v Theo tính toán của Trường Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội, giai đoạn từ 2006-2010, tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ
bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia sẽ là 192.212 ha
và theo đó sẽ 2.498.756 lao động nông thôn mất việc.
Trên thực tế, diện tích đất nông nghiệp chỉ có hơn 9 triệu ha, chiếm
khoảng 28% diện tích của cả nước, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn
hiện có khoảng 33.971 ngàn người (chiếm 75,03% tổng lao động cả nước) và
sau mỗi năm lại tăng thêm khoảng 45 vạn người [1]. Vì vậy, những lao động
nông thôn đã bị thu hồi đất có rất ít cơ hội được cấp lại đất để tiếp tục sinh
sống bằng nghề cũ. Do đó, hàng triệu người, chủ yếu là nông dân lâm vào
cảnh không có hoặc thiếu việc làm, thu nhập giảm hoặc không có thu nhập.
Điều đáng chú ý trong số những người bị mất việc nhóm người bị ảnh hưởng
nhiều nhất ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên (chiếm khoảng 50%) - là nhóm người
thường có trách nhiệm tạo thu nhập chính cho gia đình, và ở độ tuổi của họ
vấn đề học và chuyển đổi nghề mới không dễ dàng. Đây là một bài toán khó,
một thách thức lớn đối với phát triển.[4]
Trong những năm qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ
cho người dân những vùng bị thu hồi đất như chính sách định cư tại chỗ, hỗ
trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan nên số lượng nông dân mất việc làm, thiếu việc làm vẫn chưa thể khắc
phục triệt để. Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
nền kinh tế nước ta phải chấp nhận một “sân chơi” bình đẳng trong quan hệ
kinh tế quốc tế - sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ nội
địa và nhập khẩu; phải mở cửa thị trường, bảo hộ hạn chế, dỡ bỏ hàng rào
thuế quan và tiến tới sự minh bạch trong dự báo chính sách thương mại v.v
Đây là những thách thức lớn đối với các ngành sản xuất và dịch vụ trong
nước, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp.[4]
10
Công nghệ tiên tiến ngày càng thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp,
quy mô sản xuất lớn và đại trà, tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt làm cho các cơ
sở sản xuất trong nước trong đó có những hộ kinh doanh cá thể nhỏ, lẻ, manh
mún hạn chế về trình độ công nghệ, phương pháp quản lý dễ dàng lâm vào thế
yếu, bị phá sản hoặc thu hẹp sản xuất. Quá trình này sẽ dẫn tới sự cạnh tranh
về cơ hội việc làm giữa lực lượng lao động mới, có trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao hơn với lực lượng lao động không có chuyên môn và trình độ kỹ
thuật, tay nghề. Một phần trong số đó trở thành lao động dư thừa do sự đào
thải và nhu cầu của thị trường. [4]
Thực tế hiện nay cho thấy, việc làm của người nông dân đang biến
chuyển theo các hướng: (I) việc làm thuần nông vẫn tiếp tục được duy trì theo
thời vụ, nhưng đang giảm dần về số lượng; (II) một số chuyển hẳn sang thực
hiện mô hình kinh tế nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn (phát triển nông trại,
phát triển các loại cây nông, công nghiệp hàng hoá), tuy nhiên số này còn rất
ít; (III) một số khác chuyển sang tìm kiếm cơ hội việc làm phi nông nghiệp
ngoài thời vụ nông nghiệp hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề khác thông qua
việc tham gia các chương trình đào tạo nghề; (IV) trở thành nguồn lực lao
động xuất khẩu của quốc gia.[4]
Người nông dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và
thời vụ. Đúng vụ sản xuất nông nghiệp thì công việc của họ là thuần nông,
ngoài thời vụ kể trên phần lớn là họ chuyển sang các lao động phổ thông khác
như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống (đối với những
vùng nông thôn có làng nghề), buôn bán nhỏ - tham gia lưu thông hàng hoá từ
nông thôn ra thành thị (bán buôn, bán lẻ các mặt hàng rau quả, lương thực,
thực phẩm), tham gia vào các chợ lao động ở những thành phố lớn như: Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các nghề phổ biến như: chuyên chở vật liệu
xây dựng, giúp việc gia đình, chăm người ốm ở bệnh viện, phụ việc ở các
công trình xây dựng và bất kể các công việc khuân vác, tạp vụ nào mà họ
được thuê mướn, hoặc cũng có một số tham gia vào thị trường xuất khẩu lao
động, nhưng chưa nhiều và mức độ đáp ứng các yêu cầu của thị trường này
chưa cao Do tính chất công việc phổ thông, mang tính sự vụ nên thu nhập
của họ không cao và không ổn định. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và
11
tiềm ẩn những bất ổn về việc làm đối với lực lượng lao động nông thôn nói
chung, nông dân nói riêng. Nông dân thiếu việc làm ngày càng tăng về số
lượng mà chất lượng cũng chưa được cải thiện.
Thực trạng trên nếu không được khắc phục sớm sẽ trở thành lực cản
đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; gia
tăng các vấn đề kinh tế - xã hội…[4]
Nghiên cứu của IPSARD trong khuôn khổ dự án “Hộ gia đình tiếp cận nguồn
lực ở Việt Nam năm 2009” đã phác thảo nên một bức tranh toàn cảnh về các
hoạt động tạo thu nhập.
Các số liệu cho thấy có sự biến chuyển trong cơ cấu lực lực lao động
tham gia làm việc ở nông thôn trong hai năm qua.
- Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động gia vào các hoạt động tạo thu nhập
có - xu hướng giảm sau 2 năm (87% so với 89%)
- Tỷ lệ người tham gia vào nông nghiệp giảm 6%, tỷ lệ người tham gia
vào các công việc phi nông nghiệp giảm 4% so với năm 2006
- Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tham gia các công việc khai thác
tài nguyên công cộng tăng từ 8% năm 06 lên 20% năm 08
- Nhóm giàu hơn có tỷ lệ người tham gia vào các công việc làm công
ăn lương cao hơn so với năm 2006
- Tỷ lệ người tham gia vào các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp
cá thể giảm mạnh ở các nhóm hộ có thể một phần do nguyên nhân sự suy
giảm kinh tế chung.[8]
12
Bảng 1: Các hoạt động của nhóm trong độ tuổi lao động theo giới tính và
nhóm chi tiêu (%)
Danh
mục
Có
làm
việc
Hoạt
động
tao thu
nhập
Việc
làm
công
ăn
lương
Nông
nghiệp
Việc
phi
nông
nghiệp
Khai
thác tài
nguyên
Việc
nhà
Giới tính
Nữ 92,8 86,7 27,7 71,3 13,6 19,2 83,4
Nam 92,0 88,2 40,6 67,9 11,8 20,2 52,7
Nhóm chi tiêu lương thực
Nghèo
nhất
96,5 93,6 29,8 84,8 3,6 41,2 72,8
Nghèo 94,9 89,3 34,5 76,6 13,1 21,2 72,3
Trung
bình
90,7 85,6 35,6 67,5 13,5 17 66,1
Khá 92,4 87,3 35,3 66,5 17,2 12 64,9
Giàu 87,7 81,8 36,5 52,5 16,3 7,2 61,7
Năm
2008
92,4 87,5 34,4 69,6 12,7 19,7 67,6
Năm
2006
93,5 89,0 32,9 75,0 16,8 7,6 68,1
N = 4,075 (3,946 in 2006)
(Nguồn [8])
Việc làm công ăn lương chủ yếu thấy ở các tỉnh đồng bằng như Khánh
Hòa, Long An với hơn 30% các thành viên hộ trong độ tuổi lao động tham gia
vào hoạt động làm công ăn lương.
Khai thác tài nguyên công cộng chủ yếu thấy ở các tỉnh miền núi phía bắc
Hà Tây có tỷ lệ người tham gia vào các hoạt động kinh doanh phi nông
nghiệp cao nhất.
13
Nghiên cứu về tầm quan trọng của các hoạt động thông qua thời gian phân bổ
lao động và thu nhập cho thấy:
- Thời gian cho hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thời
gian làm việc, tiếp theo là hoạt động làm công ăn lương và kinh doanh phi
nông nghiệp.
- Năm 2008, hộ phân bổ nhiều thời gian hơn cho công việc làm công ăn
lương, và ít thời gian hơn cho kinh doanh phi nông nghiệp so với năm 2006
- Hộ giàu dành nhiều thời gian hơn cho việc làm công ăn lương và kinh doanh
phi nông nghiệp nhưng lại ít thời gian hơn cho nông nghiệp so với hộ nghèo.
- Tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp tăng khá trong năm 2008 so với năm 2006.
[8]
Biểu đồ 1: Tỷ lệ thời gian phân bố cho các họat động theo tỉnh (%)
(Nguồn [8])
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tâm tại Nông trường
Sông Hậu, huyện Ô Môn tỉnh cần thơ(2002) cho thấy thu nhập nông hộ chịu
ảnh hưởng của các yếu tố như : trình độ văn hóa chủ hộ, kinh nghiệm sản
xuất, số thành viên trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp và khả năng
tiếp cận với vốn vay. Ngoài ra, thu nhập của nông hộ còn bị tác động gián tiếp
14
bởi các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và các chính sách đa canh, đa
dạng hóa sản xuất của nông trường thông qua các mô hình canh tác. [6]
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu tại xã Tân Long, huyện
Măng Thít tỉnh Vĩnh Long (2003) cho thấy yếu tố tổng thu nhập của hộ gia
đình có ảnh hưởng đến một số hoạt động kinh tế xã hội của nông hộ. Bên
cạnh đó, nghiên cứu đã khẳng định rằng trình độ học vấn là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng mạnh và tích cực đến thu nhập của hộ gia đình, học vấn càng cao
thi thu nhập càng cao và thu nhập là một yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động
kinh tế xã hội của hộ nông nghiệp .[6 ]
Các hộ có chủ hộ là nam và nữ thì đóng góp mỗi ngành thu nhập khác
nhau trong tổng thu nhập cũng khác nhau. Ở các chủ hộ là nam có 46% mức
tăng trưởng là từ ngành trồng trọt cao hơn chủ hộ là nữ chỉ chiếm 33%.[13]
Các dân tộc khác nhau mức thu nhập cũng khác nhau. Đối với các hộ
dân tộc thiểu số nguồn tăng trưởng kinh tế do trồng trọt đóng góp chiếm tới
74%, trong khi đó đối với các hộ người kinh nguồn này chỉ đóng góp cho tăng
trưởng là 26%. Ngược lại đối với các hộ người kinh, kinh doanh góp tới 34%
vào tăng trưởng thì hộ dân tộc, kinh doanh chỉ chiếm 13%.[13].
Theo William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba nghiên cứu về giảm
nghèo và rừng ở Việt Nam cho thấy 3 mối quan hệ giữa giảm nghèo và ngành
rừng ở Việt Nam:
Thứ nhất là,những mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự biến đổi
nông thôn và những thay đổi mạnh mẽ về độ che phụ rừng bởi hai yếu tố xuất
hiện trên cùng vị trí địa lý và cùng thời gian.
Thứ hai là, đời sống của những người nghèo ở các vùng sâu vùng xa ở
nông thôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ
các rừng tự nhiên.
Thứ ba là, mặc dù vẫn phụ thuộc vào rừng, một số người dân nông thôn
vẫn có lợi ích từ việc mất rừng thông qua việc chuyển đổi đât rừng thành đất
nông nghiệp, khai thác và bán gỗ cũng như các sản phẩm từ rừng khác lấy
tiền làm vốn.[11]
Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới khu vực Đông Á và Thái
Bình Dương Vụ phát triển nông thôn và Tài nguyên tại Việt Nam(1998) cho
15
thấy : sự khác nhau giữa các vùng về thị trường lao động. Sự đóng góp của
hai dạng hoạt động phi nông nghiệp tại nông thôn, từ kinh doanh và làm công
có vai trò quan trọng đối với thu nhập của hộ gia đình.
Các hộ nông thôn có các nguồn thu nhập tương đối đa dạng. Do diện
tích trang trại nhỏ bé làm hạn chế thu nhập của hộ gia đình, đa dạng hóa sang
các hoạt động phi nông nghiệp tạo thêm nguồn việc làm và bổ sung thu nhập
cho nông hộ. Thậm chí, ở những nơi chủ yếu làm nghề nông vẫn có một loạt
các hoạt động sản xuất đa dạng như từ trồng cây hàng năm đến cây lâu năm,
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thu nhập phi nông nghiệp cũng đóng góp
vai trò quan trọng. Từ cuối những năm 90, các nguồn thu nhập đã đạt được
mức cân bằng trong các hoạt động nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, sản
xuất lúa gạo/cây hàng năm đã giảm dần mặc dù thu nhập từ phi nông nghiệp
còn thấp hơn so với đồng bằng sông Cửu Long. [10],[15]
16
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Người dân tham gia các hoạt động tạo thu nhập tại xã Quảng Vinh bao
gồm các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, và
các hoạt động phi nông nghiệp khác.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Quảng Vinh,
huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế.
3.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
- Vị trí địa lí
- Địa hình đất đai
3.2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.
- Dân số, lao động
- Cơ sở hạ tầng
- Sức khỏe
- Tri thức
- Chính sách xã hội
3.2.2. Các hoạt động tạo thu nhập và vai trò của các hoạt
động đó đối với sinh kế người dân xã Quảng Vinh,
huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế.
3.2.2.1. Các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
- Hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
- Hoạt động phi nông nghiệp.
3.2.2.2. Vai trò của các hoạt động tạo thu nhập đối với sinh
kế của người dân.
- Mức thu nhập và sự đa dạng của các hoạt động tạo thu nhập
- Vai trò của các hoạt động tạo thu nhập đối với sinh kế của người dân
17
3.2.3. Khó khăn và thuận lợi của các hoạt động sản xuất,
tạo thu nhập.
3.2.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
3.2.3.2. Hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản
3.2.3.3. Hoạt động phi nông nghiệp
3.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Thực hiện nghiên cứu từ ngày 03/01/2011 đến 06/05/2011.
- Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại 2 thôn: Phổ Lại, Sơn Tùng
của xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Số lượng mẫu điều tra: Điều tra 30 hộ gia đình trong tổng số 2600 hộ gia
đình tại xã Quảng Vinh.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu.
Điểm nghiên cứu được chọn tại 2 thôn Phổ Lại và Sơn Tùng là 2 thôn
có dân số đông nhất và có nhiều hoạt động tạo thu nhập khác nhau của xã
Quảng Vinh.
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin.
- Thu thập thông tin thứ cấp.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội
của xã năm 2010, và các tài liệu như sách, báo, internet.
- Thu thập thông tin sơ cấp.
Phỏng vấn người am hiểu gồm cán bộ khuyến nông xã, trưởng thôn
Phổ Lại, Sơn Tùng, phỏng vấn bán cấu trúc 30 hộ dân tại 2 thôn Phổ Lại và
Sơn Tùng, và làm thảo luận nhóm để thu thập thông tin về các hoạt động tạo
thu nhập của người dân địa phương, vai trò của các hoạt động đó đối với đời
sống của người dân, những thuận lợi và khó khăn của các hoạt động đó.
Đi thực địa và quan sát điểm nghiên cứu nhằm hiểu biết tình hình
chung.
18
3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu.
- Dùng phương pháp định tính và định lượng để tổng hợp thông tin.
- Xữ lí thông tin trên phần mềm Excel.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã
Quảng Vinh.
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.
Quảng Vinh là xã đồng bằng nằm về phía Tây của huyện Quảng Điền,
có tổng diện tích tự nhiên 1.976 ha, chiếm 12,12 % diện tích toàn huyện, với
tổng dân số 11086 người gồm 2.600 hộ thuộc 14 thôn.
Thuộc vùng đồng bằng phía Tây, Quảng Vinh là một trong những xã
trọng điểm lúa của huyện Quảng Điền. Nhìn chung địa hình của xã Quảng
Vinh mang đặc điểm chung của vùng canh tác lúa nước và hoa màu, đất đai
màu mỡ, bằng phẳng. Hàng năm thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa,
ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, đường
giao thông nông thôn đi lại khó khăn vào mùa mưa.
Theo số liệu thống kê, tính đến 01/01/2007 cho thấy, Quảng Vinh có
tổng diện tích đất tự nhiên là 1.976,00 ha. Trong đó đất nông nghiệp là
1.019,61 ha chiếm 51,60% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là
564,37 ha chiếm 28,56%, đất chưa sử dụng là 392,02 ha chiếm 19,84%.
Đất đai của Quảng Vinh được hình thành gồm 2 nhóm đất chính là đất
phù sa và đất cát:
Nhóm đất phù sa được bồi tụ bởi con sông bồ, thành phần cơ giới chủ
yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất phù sa có tầng đất mặt giàu hữu
cơ thích hợp cho sản xuất đất nông nghiệp đậc biệt là lúa, hoa màu, cây thực
phẩm…
Nhóm đất cát được phân bố tập trung chủ yếu ở vung cát, đất có thành
phần cơ giới thô, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, nghèo chất dinh
dưỡng. Loại đất này thích hợp cho trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như:
mía, lạc, đậu đỗ, cây ăn quả…Hiện nay, đất cát trên địa bàn xã đang được sử
19
dụng để xây dựng trang trại nông lâm kết hợp, trồng rừng phòng hộ bảo vệ
vùng đất nội đồng, giữ nguồn nước ngọt.
Bên cạnh đó, do điều kiện địa hình thấp trũng thường xuyên bị ngập lụt nên
đất đai của xã có một phần nhỏ diện tích bị nhiễm phèn, gây khó khăn cho sản
xuất nông nghiệp, tuy nhiên đất bị nhiễm phèn chưa nặng, nên vẫn có thể cải
tạo được để đưa vào sản xuất, đồng thời cần phải quan tâm hơn tới công tác
thủy lợi để đất đai ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn.
Bảng 2 : Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp xã Quảng Vinh.
Chỉ tiêu Quy hoạch 2010
Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%)
Đất nông nghiệp 1.001,69 100
1. Đất sản xuất nông nghiệp 785,85 78,85
1.1. Đất trồng cây hàng năm 785,85 100
1.1.1. Đất trồng lúa 567,79 72,25
1.1.2. Đất trồng cây hàng năm còn lại 218,06 27,75
1.2. Đất trồng cây lâu năm - -
2. Đất lâm nghiệp 188,89 18,86
2.1. Đất rừng sản xuất -
2.2. Đất rừng phòng hộ 188,89 100
2.3. Đất rừng đặc dụng -
20
3. Đất nuôi trồng thủy sản 26,95 2,67
( Nguồn: Số liệu của xã Quảng Vinh năm 2010)
4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.
4.1.2.1. Dân số, lao động.
Tổng dân số toàn xã là 11086 người với 2600 hộ gia đình và có 5910
trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động nông nghiệp là 3901 lao động, lao
động dịch vụ là 621 lao động, lao động ngành nghề là 1243 lao động và lao
động khác là 145 lao động. Như vậy, từ số liệu trên cho thấy nguồn lao động
của xã Quảng Vinh rất dồi dào. Qua điều tra nghiên cứu cho thấy người dân ở
đây rất cần cù chịu khó, họ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, những năm gần đây do dân số tăng nhanh, thiếu diện tích đất nông
nghiệp nên một số lao động trẻ do thiếu việc làm đã rời quê hương để đi làm
ăn ở các tỉnh, thành phố khác. Trong số 1243 lao động ngành nghề thì có 765
lao động làm ngoài địa phương và chỉ có 478 lao động làm trong địa phương,
và số lao động đã được qua đào tạo là 35%.
Bảng 3: Cơ cấu lao động của xã Quảng Vinh
Danh mục
ĐVT Số lượng
Tổng số hộ
Hộ 2600
Tổng số khẩu
Khẩu 11086
Tổng số lao động
Lđ 5910
Trong đó
Lao động nông nghiệp
Lđ 3901
Lao động dịch vụ
Lđ 621
Lao động khác
Lđ 145
Lao động ngành nghề
Lđ 1243
Trong đó
Làm ngoài địa phương
Lđ 765
Làm trong địa phương
Lđ 478
21
Lao động qua đào tạo
% 35
( Nguồn: số liệu của xã Quảng Vinh năm 2010)
22
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng.
- Thực trạng cơ sở hạ tầng của xã hiện nay tương đối đầy đủ, trong
tương lai để có thể phục vụ tốt hơn đời sống sinh hoạt của người dân cũng
như việc phát triển sản xuất thì cần phải bảo vệ cải tạo, mở rộng, nâng cấp,
hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có. Yêu cầu phải bố trí đất để phát
triển mở rộng và làm mới một số tuyến đường phục vụ dân sinh, giao lưu
hàng hóa. Các công trình thủy lợi, giao thông, hệ thống kênh mương được xây
dựng mới trong thời gian tới có yêu cầu rất lớn.
- Thực hiện chính sách “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trên cơ sở
đầu tư hỗ trợ củ cấp trên và huy động nội lực tai chỗ để xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế-xã hội và đã có nhiều chuyển biến tích cực , đưa đến những thay
đổi sâu sắc trong bộ mặt nông thôn. Năm năm qua đã xây dựng và đưa vào sử
dụng các công trình như: đường cây si Sơn Tùng, đê Đông Lâm, trường Tiểu
học số 1, trường Tiểu học số 2, các cụm mẫu giáo bán trú, nhà cộng đồng, các
công trình giao thông nội đồng, cứng hóa kênh mương 3 HTX, có 11 km
đường liên thôn, 10,8 km đường xóm, 14,8 km kênh mương được bê tông;
xây dựng mới 2 trạm bơm điện; có 19,8 km đường giao thông nội đồng được
nâng cấp đổ cấp phối, nâng đầu tư đạt 106.6 tỷ đồng. Đã tiến hành khởi công
xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ, dân cư xã, quy hoạch sử dụng đất
chi tiết, lập bản đồ địa chính. Năm 2010 đã xây dựng các công trình như nhà
công vụ xã, cống đường trang trại, trạm bơm tại Roi, trạm bơm tại Nam
Dương, cống và đường Đông Lâm nối Nguyễn Chí Thanh, đường bụi sứ thôn
Lai Lâm, đường HTX Bắc Vinh, đường thôn Phổ Lại, đường WB2, trường
tiểu học số 2. Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 26,5 tỷ đồng, tăng 1,6 tỷ đồng
so với năm 2009, trong đó: Vốn ngân sách :16,3 tỷ đồng, nhân dân: 8,9 tỷ
đồng, vốn khác: 1,3 tỷ đồng.
- Cơ cấu đầu tư: Đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế: 3,1 tỷ đồng, văn hóa
xã hội: 1,5 tỷ đồng, y tế giáo dục: 1,4 tỷ đồng, dân sinh: 20,5 tỷ đồng.
4.1.2.3. Sức khỏe.
+ Y tế: Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, tăng
cường công tác tuyên truyền, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh và
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, làm tốt công tác phòng
23
chống dich, tiêm chủng phòng 6 bệnh trẻ em, phòng uốn ván; tỷ lệ trẻ dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng 17%.
Phối hợp hoạt động khám từ thiện do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tại
TT Huế đảm trách. Làm tốt việc khám sàng lọc trẻ em khuyết tật để chuyển
lên tuyến trên phẫu thuật miễn phí 01 em. Đã tổ chức công tác trực cấp cứu,
khám, chữa bệnh cho nhân dân với kết quả cụ thể như sau:
Số lượt người đến khám bệnh chung là: 11.858 lượt người
Trong đó khám đông y là: 1.345 lượt người.
+ Dân số KHHGĐ: Đã tổ chức 2 đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép
dịch vụ CSSKSS và KHHGĐ, có 468/539 lượt người tham gia, đạt 86,8% so
kế hoạch; hiện nay số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng biện
pháp tránh thai là 1.093 cặp; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 19,5%.
Tiếp tục duy trì việc thực hiện mô hình cụm dân cư không có người
sinh con thứ 3 trở lên, đặc biệt có đơn vị Cao Xá đạt 4 năm liền không sinh
con thứ 3 trở lên
4.1.2.4. Tri thức.
Sự nghiệp giáo dục được quan tâm chăm lo và tiếp tục chuyển biến cả
về số lượng lẫn chất lượng. Đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2009-2010 với
kết quả như sau:
+ Số lượng:
- Trung học cơ sở: Đầu năm học 806 em, cuối năm 782 em, giảm 24
em (chuyển trường 1,học nghề 14, còn lại do học yếu bỏ học: 9 em).
- Tiểu học: Đầu năm học 845 em, cuối năm 847 em, tăng 2 em ( do
chuyển đến).
- Mầm non: Nhà trẻ 46 cháu/ 43/ 2 nhóm, đạt 106% so với kế hoạch;
Mẫu giáo: 387/401 cháu/13 lớp, đạt 96,5% so với kế hoạch.
+ Chất lượng:
- Trung học cơ sở đạt: Giỏi 72 em chiếm 10,1%; Khá 228 em chiếm
29,1%, Trung bình 372 em chiếm 47,5%, Yếu 99 em chiếm 12,6%, Kém 4 em
chiếm 0,5%.
- Tiểu học: Giỏi 281 em chiếm 33,17 %, Khá 277em chiếm 32,7%,
Trung bình 279 em chiếm 32,9%, Yếu 10 em chiếm 1,18%.
24
- Mẫu giáo: Bé khỏe 326 cháu đạt 84,2%, Bé ngoan 368 cháu đạt 95,1%.
Trong năm các trường đã tích cực tham gia các kỳ thi do tỉnh, huyện tổ
chức và đạt nhiều kết quả quan trọng như 2 giải ba, 5 giải khuyến khích giáo
viên dạy giỏi tỉnh, 7 giải học sinh giỏi cấp huyện…
Năm 2010 có 55 em thi đỗ vào Đại học, 53 em vào cao đẳng, 13 em
vào các trường TCCN. Hội khuyến học đã tổ chức phát thưởng nhằm động
viên kịp thời cho những em học sinh đạt kết quả cao trong năm học vừa qua
với số tiền 16,4 triệu đồng.
Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao. Sự chênh
lệch về trình độ văn hóa của người dân không đáng kể, do trong những năm
qua có sự phát triển của phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi, hệ
thống loa phát thanh của xã, thôn thường xuyên phát sóng các chương trình
văn hóa xã hội, đăc biệt là mùa vụ cây trồng, vật nuôi. Các phương tiện thông
tin đại chúng đã cung cấp các chương trình bổ trợ kiến thức bổ ích và các
chương trình thanh niên lập nghiệp xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Bên cạnh đó tăng cường công tác tập huấn cho người dân các kiến thức về các
lĩnh vực như: kỹ thuật trrồng trọt, chăn nuôi, tuyên truyền kế hoạch hóa gia
đình và phòng chống bênh tật, các chương trình chăm sóc bà mẹ, trẻ em,
phòng chóng cháy nổ, tổ chức hướng nghiệp cho các đoàn viên thanh niên.
Các chương trình này đã tạo ra những phong trào thi đua sôi nỗi trong học
tập, lao động, sản xuất góp phần phát triển kinh tế và đời sống tinh thần của
người dân xã Quảng Vinh.
4.1.2.5. Chính sách xã hội.
Tiếp tục làm tốt công tác chi trả lương hàng tháng cho các đối tượng
chính sách xã hội; giải quyết chế độ kịp thời cho các đối tượng đã qua đời.
Hoàn thành việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010 cụ thể như sau:
Hộ nghèo 255 hộ, 642 khẩu; chiếm 9,94%; giảm 17 hộ so với năm 2009; Hộ
cận nghèo 196 hộ, 606 khẩu; chiếm 7,64%; đồng thời tiến hành điều tra
phỏng vấn đánh giá nhu cầu người nghèo với 255 hộ, cấp phát 255 sổ chứng
nhận hộ nghèo, 585 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và lập kỷ lục mua 259
thẻ bao hiểm y tế cho người cận nghèo.
25