PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song vẫn lấy nông
nghiệp làm nền tảng trong phát triển kinh tế. Tại buổi gặp mặt các nhà khoa
học của cả nước ở Hà Nội (1997) nguyên tổng bí thư Đỗ Mười đã yêu cầu các
nhà khoa học rằng: "Nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước trước hết phải công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, nông
nghiệp nước ta" [1]. Chính vì vậy, vấn đề đầu tư vào nông nghiệp đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của nước nhà. Đặc biệt là sau khoán 100
của ban bí thư ra đời và nghị quyết 10 của bộ chính trị (4/1988) đã soi sáng
cho nền nông nghiệp và mở ra những thử thách và cơ hội mới. Tiếp theo với
luật đất đai của nhà nước ban hành, chủ trương giao đất, giao quyền sử dụng
đất lâu dài cho từng hộ nông dân, Nghị quyết của đại hội VIII Đảng Cộng Sản
Việt Nam khẳng định tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, đưa
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ văn minh. Các địa phương có chính sách khác nhau để tổng hợp
các nông hộ ở nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp đồng
thời kết hợp việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo
điều kiện thuận lợi cho các nông hộ xây dựng và phát triển kinh tế hộ với
nhiều mô hình sản xuất khác nhau. Từ đây đã có những đóng góp đáng kể vào
tổng giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - ngư.
Đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn.
Chính vì vậy việc xây dựng mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp là hướng đi
đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của đất nước. Trong những
năm gần đây được sự quan tâm của Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn,
các chương trình, dự án chính sách đầu tư vào nông nghiệp ngày một tăng lên.
Đã làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn Việt Nam, đặc biệt là vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn. Điển hình với các dự án 135, 327, sind hóa đàn
bò, dự án trồng mía, trồng dứa… Đã làm bộ mặt nông thôn thay đổi từng
ngày từng giờ với những thành quả thu được từ các chương trình, dự án đã hỗ
trợ và cấp cho bà con nông dân.
1
Việt Nam với hơn 80 % dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, cộng với
truyền thống phát triển lâu đời của nó. Nên các hoạt động trong trồng trọt,
chăn nuôi có những đóng góp vô cùng to lớn trong công cuộc phát triển đất
nước. Nước ta nổi tiếng với các sản phẩm trong nông nghiệp như: nhãn lồng
Hưng Yên, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, miệt vườn Nam Bộ hay trại
chăn bò ở Ba Vì. Tất cả nói lên rằng nước ta có điều kiện rất thuận lợi cho
phát triển các mô hình hay trang trại trong nông nghiệp. Chính vì vậy các mô
hình trong sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều ở nước ta trong những năm
gần đây.
Cùng với đó nhu cầu con người ngày càng cao, yêu cầu sản phẩm phục
vụ cho đời sống ngày càng đa dạng như: thịt hộp, nước ép trái cây, đồ sấy….
Đây chính là mấu chốt, là động lực để những nhà làm vườn, doanh trại tìm ra
hướng đi và khẳng định mình.
Phú Lâm một xã miền núi của huyện Tĩnh Gia có truyền thống phát triến
nông nghiệp. Với 90 % dân số tham gia sản xuất nông nghiệp với lợi thế địa
hình thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Thực tế Phú Lâm có diện tích
lớn đất để thực hiện các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, đất gò đồi nhiều
thuận lợi cho chăn thả trâu, bò. Từ năm 1997 được sự quan tâm của trạm
khuyến nông huyện, phòng nông nghiệp. Người dân nơi đây đã xây dựng và
thực hiện thành công nhiều mô hình sản xuất nông, lâm cho hiệu quả cao như:
trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, trồng rừng. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên để phát triển các mô hình sản xuất sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể cho
nền kinh tế địa phương nói chung và kinh tế hộ nói riêng. Từ đây nhiều hộ đã
có tiền mua sắm tiện nghi đồ dùng sinh hoạt và phương tiện sản xuất, mở
rộng mô hình sản xuất. Song cũng có những mặt kìm hãm sự phát triển của
nó. Là xã miền núi trình độ dân trí còn thấp, sản xuất nông nghiệp chưa được
áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phương thức làm ăn còn lạc hậu, chậm đổi
mới, khí hậu thời tiết thất thường mùa hè nắng nóng, mùa đông rét mưa nhiều
ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế
của các mô hình. Vấn đề đặt ra là phải xác định được thế mạnh để phát huy và
tìm ra mặt hạn chế mà khắc phục, giúp các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp
trong toàn xã đem lại hiệu quả cao hơn nữa. Để hiểu rõ hơn về mặt tích cực,
2
về hiệu quả kinh tế cũng như mặt hạn chế của các mô hình nông lâm nghiệp
đã và đang thực hiện trên địa bàn xã Phú Lâm chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: "Đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp
đến thay đổi thu nhập của người dân xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa".
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu và đánh giá tác động của một số mô hình trồng cây ăn quả,
chăn nuôi bò, trồng rừng đến thay đổi thu nhập của người dân xã Phú Lâm -
Tĩnh Gia - Thanh Hóa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.
• Tìm hiểu việc thực hiện và đánh giá hiệu quả kinh tế của của các mô
hình: trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, lâm nghiệp trong địa bàn xã Phú Lâm,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
• Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của các mô hình: trồng cây ăn quả,
chăn nuôi bò, lâm nghiệp.
• Đề xuất giải pháp để thực hiện tốt các mô hình trong địa bàn xã Phú
Lâm
• Bài học kinh nghiệm trong thực hiện các mô hình.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu về các mô hình sản xuất trong nông nghiệp và phát
triển kinh tế địa phương
Nước ta khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thuận lợi để đa dạng
các lại hình cây trồng vật nuôi. Hiện nay từ Bắc chí Nam, từ miền biển đến
đồng bằng và trung du miền núi ta thấy các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp đang hình thành và phát triển mạnh mẽ, với nhiều hình thức phong
phú, với nhiều mô hình sản xuất từ phân lại theo chuyên môn hóa sản xuất
hàng hóa đến từng nhóm sản phẩm như: mô hình trồng cây ăn quả, mô hình
sinh vật cảnh… Ngoài ra còn phân theo hướng chuyên môn hoá đến từng loại
sản phẩm như: mô hình chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, tôm…Các mô hình này
cho hiệu quả kinh tế rất cao và ngày càng được nhân rộng trong cả nước. Với
những mảnh đất hoang hóa hay đồi trọc đã được con người khai phá biến
thành những đầm phá hay những mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.
Dưới đây là một số mô hình đang phát triển mạnh ở nước ta.
2.1.1. Mô hình nông trại
Mô hình này đã và đang hình thành với nhiều hình thức phong phú đa
dạng về phương hướng kinh doanh và phối hợp hợp lý các ngành theo yêu
cầu của thị trường và điều kiện kinh doanh trong từng môi trường cụ thể.
Điển hình có mô hình nông trại của anh Bình ở thôn Mai Hạ, Tân Thanh,
Lạng Giang thuộc Tỉnh Bắc Giang. Từ những năm có chính sách đổi mới anh
đã mạnh dạn làm giàu ngay trên mảnh đất gò đồi, từ đây anh đã khai hoang
được 5 ha để sản xuất nông nghiệp, trong đó chuyên môn hóa sản xuất chè
búp có diện tích là 2,5 ha, cây ăn quả 0,5 ha, đồng thời làm nông lâm kết hợp
1,5 ha rừng và 0,5 ha lương thực, thực phẩm, có củi đun nấu và có gỗ làm sản
phẩm hàng hóa, những mô hình này xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh trung du và
miền núi phía Bắc. Hay mô hình nông trại chuyên môn hóa sản xuất quế của
gia đình Đặng Nho Thanh ở Viễn Sơn, Văn Yên, Yên Bái. Cách đây 11 năm
anh cùng gia đình nhận thầu 10 ha đất trồng quế xen các loại đậu đỗ cộng với
hơn 2 ha đất được giao, anh trồng cây hàng năm. Với diện tích đó, lao động
của gia đình anh cùng lao động thuê mướn (chủ yếu là lao động thời vụ) đã
4
trồng 2 vạn cây quế trong 2 năm liền. Sau 8 năm trồng, quế cho sản phẩm thu
hoạch tương đối tốt. Khi đó nếu tính mỗi cây quế cho 5 kg quế, với giá 5000 -
6000 đồng/kg (giá năm 1993) thì hàng năm nông trại anh cho thu hoạch từ
quế là 50 - 60 triệu đồng. Đến nay giá trị thu hoạch đã hơn 100 triệu. Cùng
với quế còn có doanh thu từ nông sản khác chủ yếu là lương thực, thực phẩm
cho chi dùng hàng ngày.
Ở đồng bằng Sông Hồng và một số đồng bằng ở miền Trung, bình quân
ruộng đất rất thấp (mỗi nông hộ chỉ có 0,3 ha đất canh tác). Tuy nhiên cũng
có những hộ có ý chí làm giàu vượt khỏi "cái xiềng" 0,3 ha/hộ để phát triển
mô hình theo hướng chuyên môn hóa. Trong đó có mô hình nông trại của anh
Ngô Văn Kích ở huyện An Hải, Hải Phòng. Anh nhận hợp tác xã 4,8 ha đất
xấu không ai còn quan tâm để đưa vào sản xuất lúa. Anh đầu tư trang thiết bị
công nông, máy bơm, máy xay xát và phát triển chăn nuôi 30 đầu lợn thịt
trong năm. Kết quả hàng năm mô hình của anh có tổng thu 184 triệu đồng.
Đồng bằng Sông Hồng đất chật người đông, nhưng ai có chí lập nghiệp, biết
khai thác các nguồn đất xấu, bùn lầy, cồn bãi… để cải tạo thì chuyện làm giàu
không phải là khó [7].
2.1.2. Mô hình lâm nghiệp
Nước ta với điều kiện tự nhiên diện tích đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích cả
nước. Trong những năm gần đây thực hiện theo chủ trương, chính sách và các
dự án giao đất giao rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc của nhà nước và
chương trình PAM, đặc biệt dự án trồng 5 triệu ha rừng ở giai đoạn 1 và giai
đoạn 2 có tên là chương trình 661. Nhiều mô hình lâm nghiệp hình thành độc
lập và lâm trại hình thành trong các lâm trường đã xuất hiện với diện tích lên
đến 2000 ha. Tiêu biểu có mô hình sau:
Mô hình lâm nghiệp của ông Nguyễn Hữu Giảng ở gò đồi Thanh Cao,
Ngọc Thanh, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Năm 1989 sau khi được hạt kiểm lâm giao
đất sử dụng theo hợp đồng 30 năm, với phương thức nhà nước cấp 250 kg gạo
cho 1 ha làm lương thực ăn để trồng rừng và quy định người trồng rừng được
hưởng 80 % sản phẩm cây rừng và 100 % sản phẩm dưới tán rừng. Ông đã
đầu tư 60 triệu đồng (có 10 triệu vay ngân hàng) và thuê 20 lao động quy
5
hoạch và tu bổ lại rừng. Năm 1990 ông đã trồng thành công 220 ha rừng bạch
đàn, keo tai tượng. Tính ra mỗi năm ông thu lãi chừng 200 triệu đồng [7].
2.1.3. Mô hình ngư nghiệp
Nước ta có diện tích mặt nước lớn, bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam với
3260 km, từ lâu các hộ nông dân đã tạo lập nhiều ngư trại nuôi tôm, cua, cá…
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm không chỉ cung cấp cho thị trường
trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Với các sản phẩm như tôm càng
xanh, cá ba sa… Điển hình là mô hình ngư trại của ông Nguyễn Văn Khanh ở
Tràng Cát, An Hải, Hải Phòng. Với quy mô diện tích 246 ha năm 1992.
Với 16 lao động của đại gia đình ban đầu khai hoang, lấn biển 6 ha. Chi
phí vốn xây dựng cơ bản (không tính công lao động của gia đình) hết 4,7 triệu
đồng. Số diện tích đó được tiếp tục quy hoạch, xây dựng thành ao nuôi tôm
kết hợp nuôi cá, cua.
Kết quả năng suất tôm, cá, cua của ngư trại ông bước đầu đã đạt được
gấp 2 đến 2,5 lần so với năng suất cùng loại của Hợp Tác Xã Tân Vũ. Theo
thời gian ông khai hoang lấn biển và đến năm 1992 ngư trại của ông là 246
ha, ngoài ngoài 16 lao động ông phải thuê 113 lao động thường xuyên, có khi
khai hoang lấn biển ông phải thuê 300 - 400 lao động. Kết quả năm 1991 ngư
trại của ông cho thu hoạch 92 tấn tôm xuất khẩu, thu 320 triệu đồng, theo
hoạch toán sơ bộ hàng năm ông đạt lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng.
Trong những năm tới, với quy mô diện tích đó, ông sẽ trang bị và áp
dụng những kỹ thuật đồng bộ vào nuôi tôm và các loại hải sản khác, doanh
thu hàng năm trên dưới 3 tỷ và có lợi nhuận 900 triệu đến 1 tỷ đồng [7].
2.1.4. Mô hình nông - lâm nghiệp
Việc thực hiện mô hình nông - lâm kết hợp luôn tận dụng được tối đa
tiềm năng của các nguồn lực, chúng bổ trợ cho nhau trong sản xuất. Có thể
cho nhiều loại sản phẩm trong cùng diện tích nên các hộ tham gia mô hình
này tương đối nhiều. Mô hình nông - lâm trại của anh Phan Huy Lãnh ở
Thịnh Hưng, Yên Bình, Yên Bái với quy mô 8,5 ha. Khi có chủ trương giao
đất, giao rừng và sự hỗ trợ của huyện về vốn, kỹ thuật, anh quyết định hình
thành trang trại trên đồi. Thực hiện chủ trương lấy ngắn nuôi dài, mấy năm
6
đầu anh trồng chè, cây ăn quả, nuôi cá. Sau đó có vốn mở rộng diện tích trồng
rừng (bồ đề, bạch đàn), trồng quế tạo ra cơ cấu kinh doanh gồm: vườn cây ăn
quả, ao nuôi cá 1,5 ha, chè 2 ha, quế 2 ha, rừng 3 ha, đồng thời còn trồng xen
cây lương thực với cây dài ngày khi chưa khép tán.
Để xây dựng được nông - lâm trại, ngoài lao động gia đình còn phải thuê
từ 12 - 20 lao động, theo dự tính của gia đình nếu mở rộng sản xuất thì phải
thuê 5 lao động thường xuyên trong gia đình. Theo ước tính hàng năm tổng
doanh thu khảng 100 - 150 triệu và trừ chi phí còn 30 - 50 triệu đồng/năm [7].
2.1.5. Mô hình sản xuất nông - lâm - dịch vụ
Nhiều hộ gia đình có lợi thế với các mô hình được xây dựng gần các khu
du lịch sinh thái hay chính mô hình đó là nơi dừng chân của khách du lịch. Từ
đây họ có thể kinh doanh các loại hình dịch vụ, tuy nhiên số lượng này không
nhiều, do chọn được vị trí hợp lý không phải là chuyện dễ dàng.
Mô hình anh Nguyễn Minh Hiến ở Đạo Đức, Vị Xuyên, Hà Giang quy mô
40,5 ha. Khi có chủ trương giao đất, giao rừng, anh nhận 40,5 ha làm lâm trại,
trong đó có 30 ha đất trống đồi trọc để trồng rừng, cây ăn quả và 10,5 ha đất
tự nhiên để tu bổ bảo vệ, trong đó có cả thú rừng như: khỉ, gấu…Thêm vào đó
lâm trại có nhiều cảnh đẹp, giáp quốc lộ, giáp suối Nậm Má, đền thờ "Hai Cô"
nên dịch vụ du lịch được mở ra ở đây. Do đặc điểm tự nhiên, xã hội đó,
phương hướng kinh doanh của mô hình này là nông - lâm - dịch vụ (du lịch).
Trong đó lâm nghiệp gồm có chăm sóc bảo vệ 10,5 ha rừng tự nhiên và cũng
là một nguồn lợi để kinh doanh khai thác sản phẩm phong lan cho thị trường
biên giới Việt Trung. Trồng rừng kinh doanh trên diện tích 25 ha loại cây mỡ
và quế xen nhau. Ngoài ra có thêm 4 ha cây ăn quả và 1 ao cá.
Anh dự định xây dựng khu du lịch sinh thái để phục vụ khách thăm
quan. Để thực hiện phương hướng này, anh đã đầu tự theo hình thức lấy ngắn
nuôi dài và vay ngân hàng 30 triệu đồng trong thời hạn 5 năm.
Về lao động: Anh thuê cả 6 hộ trông coi và chăm sóc, làm nhà ngay
trong đất của anh để thuận tiện cho bảo vệ, ngoài ra hàng tháng phải thuê 20
lao động. Doanh thu hàng năm đạt từ 2 đến 3 tỷ đồng, lãi thu được từ 100
triệu đến hơn 1 tỷ đồng [7].
7
2.2. Vai trò của các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trong giai đoạn hiện
nay
2.2.1. Những giới hạn của sự phát triển kinh tế hộ trong sản xuất và xu hướng
của nó.
Từ sau nghị quyết 10 của bộ chính trị (tháng 4/1988) và nghị quyết hội
nghị TW 6 (khóa VI) của ban chấp hành TW Đảng (tháng 3/1989): "gia đình
xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân trong cả nước đã
huy động được mọi kỹ năng có sẵn về lao động, vật tư, tiền vốn để đầu tư sản
xuất trên 90 % diện tích đất canh tác. Kết quả đã sản xuất ra được 98 % tổng
sản lượng thóc, 99 % sản lượng rau, 95 % sản lượng cây công nghiệp, 97 %
sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ đó sản xuất nông nghiệp và đời
sống nông thôn nhìn chung đã đạt được kết quả cao hơn hẳn thời kì trước đó.
Tuy nhiên tỉ suất nông sản hàng hóa của nông dân đến 1991 còn rất thấp
mới có 19,09 %. Trong đó Hoàng Liên Sơn chỉ có 4,74 %, Hà Nam Ninh 7,21
%, Bình Định 10,42 %, Đắck Lắck 9,8 %, riêng Hậu Giang đạt 43,2 % nhưng
ở ngoại thành Hà Nội mới chỉ đạt gần 40 %.
Có tình hình trên là do quy mô về những điều kiện phát triển sản xuất
hàng hóa của kinh tế hộ (kinh tế tiểu nông) như ruộng đất, vốn, kĩ thuật, thị
trường còn rất hạn chế… dẫn đến năng suất lao động thấp. Sản phẩm làm ra
chủ yếu mới đủ tự cung, tự cấp, phần còn lại làm sản phẩm hàng hóa rất ít. Đó
cũng là tất yếu của nền kinh tế tiểu nông hay có thể nói đó là những giới hạn
của kinh tế nông hộ. Để thoát khỏi những giới hạn về sản xuất nông sản hàng
hóa của kinh tế hộ, trong quá trình đổi mới khuyến khích phát triển nền kinh
tế hàng hóa từ trình độ thấp đến trình độ cao để phù hợp với quy luật hoạt
động của nền kinh tế thị trường, kinh tế nông hộ đã và đang diễn ra theo 2 xu
hướng: vừa phát triển kinh tế hàng hóa vừa phân cực thành nông hộ giàu và
nông hộ nghèo. Nông hộ giàu từng bước phát triển thành những mô hình sản
xuất hành hóa có quy mô kinh doanh hợp lý [7].
8
2.2.2. Vai trò của mô hình sản xuất nông lâm nghiệp
Các mô hình (hay nông trại, lâm trại, ngư trại…) là tế bào của nền
nông nghiệp hàng hóa, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống nông
nghiệp, là hình thức doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra nông sản phẩm
nông nghiệp cho toàn xã hội phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp,
với quy luật sinh học và các quy luật sản xuất hàng hóa là đối tượng để tổ
chức lại nền nông nghiệp, đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển nền
nông nghiệp hàng hóa thích ứng với sự hoạt động của quy luật. Nó đã và
đang "đánh thức" dậy nhiều vùng đất hoang hóa, đồi núi trọc, sử dụng một
phần sức lao động dư thừa tại chỗ để sản xuất ra nông sản hàng hóa. Nó có
vai trò quan trọng trong việc khôi phục, bảo vệ và phát triển môi trường,
xây dựng và phát triển nông thôn mới.
2.2.3. Đặc trưng chủ yếu của mô hình sản xuất nông lâm nghiệp
Một là chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo
nhu cầu thị trường có lợi nhuận cao. Đây là đặc trưng cơ bản so với kinh tế
hộ. Trong đó giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hoá là chỉ tiêu trực tiếp
đánh giá về quy mô trang trại nhỏ, vừa, lớn. Quy mô các mô hình này thường
lớn hơn nhiều lần so với kinh tế hộ có tỉ suất nông sản hàng hóa hơn 85%.
Ngoài ra còn có chỉ tiêu gián tiếp như ruộng đất, vốn, lao động. Riêng về quy
mô ruộng đất chẳng những nhiều gấp nhiều lần (tùy theo phương hướng và
kinh doanh) mà còn tập trung, liền vùng, liền khoảnh.
Hai là về thị trường đã sản xuất hàng hóa thì hàng hóa luôn gắn với thị
trường, do đó thị trường cho sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính chất
quyết định chiến lược phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa cả về số lượng,
chất lượng và hiệu quả kinh tế. Vì vậy trong quản lí, vấn đề tiếp cận thị
trường, tổ chức thông tin thị trường đối với kinh doanh của các mô hình là
nhân tố quyết định nhất.
Ba là có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hơn, tốt hơn
kinh tế nông hộ vì các mô hình đó có vốn, có lãi nhiều hơn. Nhìn chung các
mô hình chẳng những có đủ công cụ và sức kéo trâu bò mà trang bị nhiều
loại, máy móc và áp dụng quy trình công nghệ mới (hay quy trình sản xuất
9
mới) vào các ngành sản xuất, dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp. Đây chính là yếu tố nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và hiệu quả kinh doanh .
Bốn là về lao động, có sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình
nhưng chủ yếu là thuê mướn làm theo thời vụ hoặc quanh năm (tùy quy
mô) số lượng lao động thuê bao giờ cũng lớn hơn lao động tự có của gia
đình chủ hộ.
Năm là các chủ mô hình là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và
nghệ thuật biết làm giàu và có điều kiện nhất định để tạo lập mô hình [7].
2.2.4. Những điều kiện cơ bản để phát triển mô hình sản xuất nông lâm
nghiệp
• Điều kiện đất đai
Đất là tư liệu sản xuất không thể thiếu được, là điều kiện cơ bản để thành
lập và phát triển các mô hình sản xuất. Nếu không có ruộng đất thì không thể
tiến hành sản xuất ra nông sản, và nông sản hàng hóa. Nhưng để thành lập
mô hình sản xuất theo ý đúng của nó thì quy mô ruộng đất phải đạt đến một
mức nhất định, phù hợp với yêu cầu tổ chức - kinh tế và tổ chức kinh tế của
từng loại mô hình nhất định mới bảo đảm cho hoạt động kinh doanh có hiệu
quả. Ở nước ta điều kiện ruộng đất nông nghiệp được sử dụng bình quân thấp
(0,59 ha/hộ) và phân bố không đồng đều. Những nơi có bình quân ruộng đất
cao hơn (trong đó ở trung du và miền núi có nhiều đất gò đồi, đất lâm nghiệp)
và những nơi có truyền thống sản xuất nông nghiệp (ĐBSCL có số diện tích
đất canh tác bình quân 1 nông hộ hơn 0,94 ha/hộ) thì nhịp độ phát triển của
các mô hình trong nông nghiệp sẽ nhanh hơn và ngược lại như ĐBSH chỉ có
0,3 ha/hộ thì chậm hơn nhiều.
Nhìn chung nước ta tùy thuộc vào phương hướng kinh doanh mà có thể
hình thành quy mô mô hình sản xuất, hiện nay từ trên dưới 50 ha, đất canh tác
có thể trên dưới 30, 40, 50 ha hoặc hàng trăm ha nơi gò đồi và đất lâm nghiệp.
Trong đó có mô hình độc lập có thể là mô hình hợp tác hay 2 nhóm nhà kinh
doanh.
10
•Người chủ mô hình sản xuất phải có định hướng (sản xuất sản phẩm gì?
sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? lợi ích ra sao?) và có năng lực tổ chức
sản xuất dịch vụ và quản lí các hoạt động kinh doanh. Có thể chon cho mình
một hướng chuyên môn hóa, sản phẩm đặc trưng riêng cho mô hình của mình.
Có như thế mới cạnh tranh và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
•Có thị trường tiêu thụ ổn định: Thực tế trong những năm gần đây thị
trường Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm như tiêu thụ cá
ba sa, cà phê hay mùa trái cây năm 2007 làm người dân không hết bàng hoàng
khi tìm nơi tiêu thụ sản phẩm.
•Có vốn: Phải tạo ra một lượng vốn tương ứng với yêu cầu mở rộng
kinh doanh bằng nhiều cách khác nhau và nhiều nguồn. Đây là nguồn lực mà
hầu hết các hộ làm ăn lớn đều thiếu thốn.
•Về kĩ thuật: Có khả năng trang bị và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật
từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao.
2.3. Nghiên cứu về tác động của việc thực hiện các mô hình sản xuất nông,
lâm nghiệp
Tác động là một quá trình làm thay đổi một hoặc một số yếu tố của một
bối cảnh nào đó. Sự tác động này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như các
yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu ) hoặc do con người tạo ra (thực hiện các
chương trình, dự án, chính sách…) tại một địa phương nào đó. Tác động có
nhiều loại khác nhau tùy theo khía cạnh xem xét của nhà nghiên cứu [3].
• Xét theo chiều hướng tác động có 2 loại:
Tác động tích cực: Loại tác động này theo ý muốn chủ quan của con
người, làm cho yếu tố bị tác động trở nên tốt đẹp hơn, có ích hơn cho quá
trình phục vụ con người. Việc thực hiên các mô hình sản xuất nông lâm
nghiệp đã làm cho thu nhập của người dân thay đổi, tạo thêm việc làm. Hiện
nay việc thực hiện các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đặc biệt là trang trại
đang có xu hướng phát triển mạnh, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về
các nguồn lực của các vùng. Thực tế diện tích đất hoang hóa chưa đưa vào sử
dụng, đất gò đồi vẫn chiếm số lượng lớn. Cải thiện cơ sở hạ tầng của địa
phương, thúc đấy sự phát triển của cộng đồng nói chung. Kéo theo một loạt
11
các hoạt động dịch vụ phát triển (mua bán phân bón, giống cây trồng, thức
ăn…), tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các địa phương, đã làm thay
đổi bộ mặt nông thôn miền núi.
Tác động tiêu cực: Là tác động không đi theo ý muốn chủ quan của con
người, đối tượng bị tác động phát sinh yếu tố bất lợi, làm cho ý muốn chủ
quan của con người không đạt được theo dự đoán ban đầu. Bên cạnh tác động
tích cực thì việc thực hiện các mô hình sản xuất nông lâm cũng có những rủi
ro của nó. Đó là do thi trường đầu ra không ổn định, chẳng hạn như mùa vải
năm 2007 người dân miền Bắc rơi vào hoàn cảnh lao đao, không biết bán ở
đâu cho hết, hay dịch bệnh trong chăn nuôi đều là những thảm họa với người
dân khi thực hiện mô hình.
Thông thường các tác động này thường đi song song với nhau. Đối với
việc thực hiện một chương trình, tác động của nó luôn xảy ra 2 chiều hướng
như trên, tuy nhiên tác động tiêu cực vẫn được quan tâm và triệt tiêu tối đa để
mặt tích cực của nó hoàn thiện hơn và đem lại thành công
• Xét theo phương thức tác động, tác động chia làm 2 loại:
Tác động trực tiếp: Là loại tác động mà yếu bị tác động chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ yếu tố tác động. Loại tác động này dễ nhận thấy và dễ điều chỉnh.
Tác động gián tiếp: Là loại tác động mà yếu tố bị tác động có liên quan
đến các yếu tố chịu tác động trực tiếp của các yếu tố tác động. Loại tác động
này khó nhận biết, phải suy luận mới nhận ra. Tuy nhiên loại tác động này là
một lại tác động quan trọng và luôn đi kèm với tác động trực tiếp.
• Xét theo các yếu tố bị ảnh hưởng tác động được chia làm 3 loại tác
động sau:
Tác động kinh tế: Là loại tác động làm thay đổi các kết quả hoạt động
kinh tế của con người. Sự tác động này có thể xảy ra chiều hướng tích cực
hoặc tiêu cực. Tác động tiêu cực về kinh tế thường do sự tác động tự nhiên
(thiên tai, hạn hán…) tác động tích cực về kinh tế thường do con người tạo ra
(thực hiện các dự án phát triển, dự án kinh tế…)
12
Tác động xã hội: Là tác động làm thay đổi các yếu tố văn hóa xã hội như
y tế, giáo dục, đạo đức, nếp sống… Sự tác động xã hội thường do con người
tạo ra và nó có thể xảy ra theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực.
Tác động môi trường: Là tác động gây thay đổi các yếu tố thuộc về môi
trường như không khí, nguồn nước, đất đai, tầng ozon… Tác động về môi
trường ngày nay rất được thế giới quan tâm và đang cố gắng đưa nó theo
chiều hướng có lợi.
Đối với một chương trình phát triển cộng đồng, tác động được xem xét
theo 2 khía cạnh chiều hướng và các yếu tố ảnh hưởng và chỉ thành công khi
nó tác động đến cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường theo chiều hướng
có lợi [3].
Đánh giá tác động là một phương pháp đo lường kết quả của một chương
trình trên cơ sở tách biệt các nhân tố. Phương pháp đo lường trong đánh giá
tác động bao gồm các phép đo định lượng, định tính và so sánh. Trong đó
phương pháp so sánh được sử dụng nhiều và tỏ ra hiệu quả nhất. Các phép so
sánh thường dùng trong đánh giá tác động là:
So sánh vùng bị và vùng không bị tác động: Phương pháp này dùng khi
các lưu trữ ban đầu của một chương trình không còn tác dụng các phương
pháp khác không thực hiện được.
So sánh trước và sau khi bị tác động. Đây là phương pháp cơ bản trong
đánh giá, thực chất là xem xét những tác động mà chương trình đã taọ ra sau
khi thực hiện so với trước khi thực hiện chương trình. Phương pháp này
thường được áp dụng khi muốn xây dựng các chiến lược hay dùng để tìm ra
cơ sở xác định các hoạt động tiếp theo của chương trình [3].
2.4. Tình hình phát triển của các mô hình nông lâm nghiệp trên thế giới
Ở các nước Bắc Mỹ, châu Âu như Canada, Hoa Kỳ, Anh, Pháp…ở các
nước khu vực châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan…
các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có nhiều đóng góp cho nền kinh tế
quốc dân. Từ nữa thế kỷ nay, mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có vai trò
quan trọng và chiếm tỷ trọng diện tích canh tác của nông nghiệp lớn nhất.
13
Ở Mỹ mô hình sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 65 % đất đai và 70 %
nông sản cả nước. Theo dự đoán của các nhà kinh tế Mỹ mô hình sản xuất
nông lâm nghiệp chiếm chủ yếu của nền nông nghiệp Mỹ.
Ở các nước châu Âu như pháp các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đã
sản xuất gấp 2,2 lần sản phẩm nông nghiệp, năm 1981 đã xuất khẩu hơn 24
triệu tấn ngũ cốc. Ở Hà Lan có 1500 mô hình trồng hoa hồng cho 7 tỷ USD
hàng năm. Ở Nhật Bản 4 triệu lao động nông nghiệp trong các mô hình sản
xuất nông lâm nghiệp đã sản xuất đảm bảo lương thực cho 125 triệu dân. Ở
Đài Loan không chỉ đủ phục vụ mà còn xuất khẩu.
Ở Mã Lai các mô hình cây công nghiệp, hàng năm sản xuất ra trên triệu
tấn chiếm 75 % sản lượng thế giới, khoảng 1,7 triệu tấn mủ cao su, 274.9000
tấn ca cao, 72.000 tấn dầu quả và 23.000 tấn hồ tiêu. Cây ăn quả có diện tích
lớn khoảng 130.00 ha (1990) sản xuất 200.000 tấn dứa và xuất khẩu khoảng
45.000 tấn dứa hộp.
Các nước có nền công nghiệp phát triển thì vị trí, vai trò của các mô hình
sản xuất nông lâm nghiệp càng lớn, vì năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh
tế cao hơn so với các nước kinh tế đang phát triển, như Nhật bản một lao
động nông nghiệp nuôi được 2 người, Canada một lao đông nông nghiệp nuôi
được 6 người, ở Mỹ nuôi được 80 người, Anh nuôi được 95 người, ở Bỉ nuôi
được 100 người. Còn những nước nền công nghiệp chưa phát triển một lao
động nông nghiệp chỉ nuôi được 4 - 5 người. Dù Việt Nam vẫn thuộc vào
nước đang phát triển nhưng có rất nhiều tiềm năng cho phát triển các mô hình
nông lâm nghiệp [10,8 - 10].
2.5. Tình hình phát triển các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam
Các mô hình nông lâm nghiệp ở Việt Nam có từ lâu đời, về hình thức
và mức độ khác nhau, được hình thành và phát triển nhất ở thời gian gần
đây. Nó đóng một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt các
hộ gia đình sản xuất cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu như cà phê, cao
su, hồ tiêu…, nhờ vào hoạt động kinh tế này mà nước ta đã xuất khẩu nhiều
loại nông sản hàng hóa, đóng góp lớn cho công cuộc xây dựng đất nước,
mấy năm gần đây đã xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, xuất khẩu cà
phê, cao su thu về ngoại tệ cho đất nước. Ngoài ra còn cung cấp nguyên vật
14
liệu cho công nghiệp chế biến, tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm
nghèo, thực hiện công bằng xã hội ở nông thôn và bảo vệ môi trường sinh
thái. (Đào Thế Tuấn, 1995) [10].
Đổi mới và tốc độ, quy mô phát triển mô hình nông lâm nghiệp trong
kinh tế thị trường nước ta. Để đổi mới kinh tế, đại hội VI 12/1986: Đảng ta
chỉ ra, trong thời kì qua độ ở nước ta phải là "nền kinh tế có cơ cấu nhiều
thành phần” và tiếp đến (4/1989) trong nông nghiệp có nghị quyết 6 (khoá
VI) năm 1989 Đảng ta đã chỉ ra rằng "gia đình xã viên trở thành những đơn vị
kinh tế tự chủ", đồng thời, luật doanh nghiệp tư nhân cũng được công bố
3/1/1991. Đó chính là những cơ sở để hệ thống mô hình sản xuất nông lâm
nghiệp phát triển với quy mô ngày càng cao hơn.
Thực tế, từ năm 1989 đến nay, ai tới Nam Bộ, huyện Mộc Hóa (thuộc
vùng Đồng Tháp Mười) hoặc đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Tây
Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, sẽ thấy ở đó hình thành hàng loạt mô hình sản
xuất. Các mô hình này chuyên môn sản xuất lúa, mía, cà phê, cao su, cây ăn
quả… và chăn nuôi các loại gia cầm, gia súc. Quy mô diện tích đất kinh
doanh từ 5 - 10 - 20 ha, thậm chí lên đến hàng trăm, hàng nghìn ha. Đặc biệt
là vùng khai hoang lấn biển ở Gia Thủy, Nam Định có một vùng đất 3200 ha
trong đó có 1700 ha được 59 chủ thầu lập nên 59 mô hình, bình quân mỗi mô
hình có quy mô gần 30 ha, có khi lên đến 120 ha. Các chủ hộ đã xây dựng hệ
thống ao, mua sắm phương tiện chuyên môn hóa nuôi tôm, cua bán cho nhà
máy đông lạnh của huyện và xuất khẩu cho thị trường nước ngoài (Hồng
Kông, Nhật Bản). Hiệu quả kinh tế của các mô hình ngày càng cao, nhờ đó
vùng này ngày càng trở nên trù phú.
Nhìn chung các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đã xuất hiện và phát
triển ở rất nhiều nơi kể cả đồng bằng Sông Hồng là nơi đất chật người đông
nhưng phát triển mạnh nhất vẫn là các tỉnh trung du miền núi, và các tỉnh
Nam Bộ hoặc vùng khai hoang lấn biển. Theo số liệu điều tra năm 1989 cả
nước có 5.125 mô hình trang trại, năm 1992 tăng lên 13.246 gấp 2,53 lần.
Đến 1/7/1999 cả nước có 90.167 mô hình trang trại, tăng gấp 6,8 lần so với
năm 1989. Diện tích đất kinh doanh nông nghiệp trong cùng thời gian từ năm
1989 đến 1992 đã tăng từ 22.946 ha lên 58.282 ha, gấp 2,54 lần, đến năm
15
1999 tăng lên 396.282 ha, gấp 6,81 lần so với năm 1992, gấp 17,29 lần so với
năm 1989. Vốn đầu tư của các mô hình trang trại cả nước, song nếu tính từ
khi mới thành lập ở năm 1989 của 5215 mô hình trang trại trong cả nước nếu
tính từ khi mới thành lập ở năm 1989 của 5215 trang trại có chừng 513.677,5
trệu đồng thì đến năm 1999 của 90.167 mô hình trang trại đã đầu tư đến
18.030.000 triệu đồng nhiều gấp 35,1 lần. Điều đó phản ánh trình độ áp dụng
tiến bộ khoa học kĩ thuật theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các
mô hình trang trại trong 10 năm qua đã dần được tăng lên. Tổng giá trị sản
phẩm bình quân của các mô hình trang trại trong những năm 1997 - 1999
được chừng 9,575 tỷ đồng/năm chiếm 7,98 % giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Đặc biệt là tỷ suất nông sản hàng hóa. Năm 1992 chiếm 78,65% thì năm 1999
đã tăng lên 84,745 %.
Như vậy, trong 10 năm qua mô hình trang trại đã phát triển mạnh với tốc
độ những năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Đặc biệt với các tỉnh Yên Bái,
Bình Phước, Bình Dương… đã phát triển rất mạnh, hiện nay Yên Bái vẫn là
tỉnh có nhiều mô hình trang trại nhất cả nước. Nhưng theo kết quả điều tra thì
giá trị tổng sản phẩm thấp (33,25 triệu đồng/mô hình trang trại). Có tình hình
đó là do Yên Bái cũng như một số tỉnh khác do hiện nay chưa có sự thống
nhất tiêu chí phân định ranh giới rõ ràng giữa kinh tế hộ gia đình và kinh tế
mô hình trang trại [7].
Phú Lâm một vùng có nhiều tiềm năng cho việc thực hiện các mô hình
sản xuất nông lâm nghiệp nếu phát huy được thế mạnh này chắc chắn sẽ làm
thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây rất nhiều. Tuy nhiên trước mắt
đang gặp rất nhiều khó khăn về trình độ dân trí, về khoa học kỹ thuật, về thị
trường đầu ra cho sản phẩm… Để hiểu rõ về các mô hình sản xuất và những
tác động đến thu nhập của người dân địa phương, chúng tôi đã tiến hành đề
tài góp phần đánh giá các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn và
đề xuất được giải pháp thích hợp, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
cho người dân.
2.6. Quan điểm định hướng và phương hướng phát triển mô hình sản xuất
nông lâm nghiệp ở xã Phú Lâm trong những năm tới.
16
+ Quan điểm định hướng: Căn cứ vào vai trò của kinh tế hộ gia đình, thực
trạng tiềm năng của vùng, căn cứ vào nội dung đường lối, nghị quyết của
đảng về mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, của kinh tế cả nước nói
chung, tỉnh Thanh Hóa và huyện Tĩnh Gia, trước hết là công nghiệp hóa hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn, để phát triển mô hình sản xuất ở xã Phú Lâm
trong những năm trước mắt cần phải quán triệt các quan điểm sau:
- Coi phát triển mô hình sản xuất nông lâm nghiệp là động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện
đại hóa.
Tại Nghị quyết 15 hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa IX
ghi rõ: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi
hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường". Mà tiềm năng
thực hiện các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở Phú Lâm rất lớn, có phát
triển các mô hình mới có điều kiện để ứng dụng những thành tựu khoa học
vào sản xuất nông lâm nghiệp một cách có hiệu quả, năng suất lao động ngày
càng tăng, góp phần vào hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Phát triển các mô hình sản xuất nhằm huy động mọi thành phần kinh
tế để khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản
lí góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững.
Các mô hình nông lâm nghiệp là một hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, loại hình này không chỉ dành
riêng cho một loại sở hữu tư nhân cá thể mà có nhiều hình thức sở hữu khác
nhau tham gia. Do hình thức của các mô hình có nhiều ưu điểm trong sản xuất
nông lâm ngư nghiệp nên nó tồn tại và phát triển mạnh.
- Phát triển các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp phải đi đôi với phát
triển các loại hình sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất nông lâm ngư
nghiệp.
17
Trong kinh tế thị trường tách rời hoạt động độc lập sẽ không đủ sức cạnh
tranh với các doanh nghiệp lớn, do thiếu thông tin, thiếu kỹ thuật, thiếu vốn…
dễ quay lại hình thức sản xuất tự cung tự cấp, vì vậy không nên tách rời với
các loại hình doanh nghiệp khác có như vậy các mô hình trông nông nghiệp
mới bền vững.
+ Phương hướng phát triển mô hình nông lâm nghiệp ở xã Phú Lâm đến
2012.
- Phát triển mô hình gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn là quá trình diễn ra phức tạp, lâu dài từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm
ưu thế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
xã hội cao hơn, thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường hàng hóa, thị
trường vốn và thị trường lao động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường
tất yếu phát triển một cách toàn diện kinh tế nông thôn trong đó phát triển các
mô hình có ý nghĩa quan trọng. Trong những qua hình thức sản xuất nhỏ lẻ đã
giảm dần do tác động tích cực của mô hình sản xuất nông lâm nghiệp hình
thức đầu tư thâm canh theo chiều sâu làm cho năng suất cây trồng tăng lên,
phát triển các mô hình làm quá trình phân công lao động trong các hộ gia đình
thay đổi không còn lao động dư thừa mà chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và
dịch vụ, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
- Đa dạng hóa các mô hình phù hợp với từng điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội, nhằm khai thác những thế mạnh lợi thế của từng vùng.
Một thực tế các vùng sinh thái nhỏ khác nhau cũng có những lợi thế khác
nhau về đất đai, địa hình tạo nên. Mỗi vùng phù hợp với từng loại cây
trồng,vật nuôi khác nhau ở mỗi xã, mỗi thôn. Việc bố trí các mô hình phù hợp
với từng vùng cụ thể khác nhau của xã giúp cho các hộ tham gia khai thác đất
đai và các nguồn lực khác một cách hiệu quả. Sự đa dang các mô hình không
có nghĩa là phát triển tự phát mà là phải có quy hoạch, kế hoạch để có sản
phẩm đặc trưng của vùng.
18
- Lồng ghép phát triển với việc thực hiện các chương trình dự án từng
địa phương. Để giảm sự phân hóa giữa các vùng thì nhà nước cần có sự đầu
tư để điều hòa lợi ích giữa các vùng. Các chương trình, dự án trong những
năm qua đã có tác dụng to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu phấn đấu
của Đảng và nhà nước ta như chương trình 327, 135, 661. Tuy nhiên, thực tế
ở các địa phương chưa thực sự có sự lồng ghép giữa các chương trình các dự
án nói trên với việc phát triển kinh tế ở từng vùng cụ thể, đầu tư có tính dàn
trải chia đều, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm tới cần
lồng ghép giữa các chương trình dự án cho phát triển nông nghiệp nông thôn
với phát triển kinh tế nhằm xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế
cao, từ đó triển khai nhân rộng cho từng hộ gia đình, từng vùng sinh thái, việc
làm không ai khác là chính quyền từ trung ương đến địa phương, trong đó
chính quyền địa phương, huyện, xã đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi
chính sách.
- Tăng cường sự quan tâm hỗ trợ các mô hình sản xuất nhiều hơn của
các cấp, các ngành trong hệ thống quản lí nhà nước. Mô hình đang còn non
trẻ ở nước ta nói chung và xã Phú Lâm nói riêng, nên đang gặp nhiều khó
khăn trong quá trình phát triển sản xuất nên dễ bị tổn thương, dưới tác động
của kinh tế thị trường đầy biến động, trong nông nghiệp nông thôn các mô
hình sản xuất luôn là đội quan chủ lực của sản xuất nông nghiệp hàng hóa
đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp các ngành trong bộ máy
nhà nước.
Phú lâm là một vùng bán sơn địa, bốn bề núi bao bọc, rất thuận lợi cho
phát triển lâm nghiệp. Đất đai rộng thuận lợi cho hình thức mô hình nông lâm
kết hợp. Nếu được các cấp các ngành quan tâm chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn nữa.
19
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình tham gia vào mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò,
trồng rừng. Có 2 nhóm hộ trung bình và hộ khá.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: khi các hộ tham gia vào mô hình: trồng cây ăn quả,
chăn nuôi bò, trồng rừng thì có nhiều tác động đến đời sống người dân,
song do trong thời gian nghiên cứu ngắn chung tôi chỉ tập trung về khía
cạnh tác động kinh tế và cụ thể là thu nhập người dân xã Phú Lâm - Tĩnh
Gia - Thanh Hóa.
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại 6 thôn của xã Phú Lâm.
- Phạm vi thời gian: Từ ngày2/1/2008 - 2/5/2008.
3.2. Nội dung nghiên cứu
• Tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt
động của các mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, trồng rừng và
phát triển kinh tế tại xã Phú Lâm.
• Nghiên cứu tình hình thực hiện của các mô hình trồng cây ăn quả, chăn
nuôi bò, trồng rừng của các hộ gia đình.
• Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn trong thực hiện mô hình.
• Đưa ra giải pháp và đề xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho
các mô hình.
• Tìm hiểu để đưa ra bài học kinh nghiệm khi thực hiện các mô hình.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn điểm, chọn mẫu
20
• Chọn điểm:
+ Xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa là địa bàn có nhiều tiềm
năng cho phát triển các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp. Song nhìn xa và
thực tế còn nhiều yếu tố hạn chế làm giảm hiệu quả kinh tế của các mô hình
để tìm ra hướng đi đúng đắn nhất và tìm hiểu về mặt thuận lợi cũng như mặt
chưa đạt được trong thực hiện các mô hình thì Phú lâm là địa bàn phù hợp để
tiến hành đề tài.
+ Đề tài thực hiện trên 6 thôn những nơi có điều kiện để các hộ thực
hiện mô hình.
• Chọn mẫu:
+ Tiêu chí chọn hộ: Các hộ tham gia vào 1 trong 3 mô hình hoặc có cả 3
mô hình (trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi bò). Có cả hộ trung bình và
hộ khá.
+ Dung lượng mẫu: 42 hộ chia đều 6 thôn
+ Phương pháp chọn mẫu: Thu thập danh sách hộ tại cán bộ thôn cán bộ
khuyến nông, chọn hộ ngẫu nhiên từ trên xuống điều tra.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
• Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu thứ cấp tại xã thông qua báo cáo hàng năm của xã, các
số liệu thống kê lưu trữ về đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng.
- Phỏng vấn cán bộ khuyến nông .
- Các tài liệu có liên quan đến hiệu quả các mô hình như trồng rừng,
chăn nuôi bò, trồng cây ăn quả.
• Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
- Phỏng vấn hộ có sử dung phiếu: dùng 42 phiếu, bảng hỏi được thiết kế
sơ bộ trước khi đi phỏng vấn chính thức, điều tra thử 1 số hộ tham gia mô
hình để chỉnh sửa bảng hỏi phù hợp với nội dung và tình hình thực tế.
- Khảo sát thực tế, xem xét những khía cạnh, vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
21
- Phỏng vấn sâu cán bộ khuyên nông, cán bộ địa chính, cán bộ thủy lợi,
cán bộ văn phòng và 6 trưởng thôn.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm excel 6.0 với các hàm: sum, average, count…
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Phú Lâm.
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phú Lâm thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nằm về phía Tây
Nam của huyện, là một xã miền núi vùng bán sơn địa, thông qua đường quốc
lộ 1A, nối liền với đường kinh tế chạy dài trên địa bàn xã 7 km. Song song
với đường kinh tế chạy qua địa bàn xã còn một tuyến đường quốc gia đi từ
cảng Nghi Sơn qua địa bàn xã dài 3 km. Lên tới đường mòn Hồ Chí Minh.
Đây là tuyến đường quan trọng nhằm thúc đẩy tiềm năng ngành công nghiệp
của huyện trong tương lai nói chung và xã Phú Lâm nói riêng.
Phú Lâm có ranh giới với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Đông giáp xã Trúc Lâm
- Phía Tây giáp xã Phú Sơn (xã có nhiều diện tích đồi núi)
- Phía Nam giáp xã Tùng Lâm
- Phía Bắc giáp xã Nguyên Bình
Là một xã nằm cách xa khu trung tâm huyện 12 km, cộng với tuyến
đường xuống cấp trầm trọng đây cũng là khó khăn trong việc lưu thông, giao
lưu và phát triển kinh tế xã nhà. Đặc biệt là trong việc tiếp nhận khoa học kỹ
thuật, giống mới cho người dân tham gia sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai
+ Địa hình, đất đai: Phú Lâm một xã miền núi thuộc vùng bán sơn địa,
với tổng diện tích đất tự nhiên là 2095,39 ha, bốn bên là núi bao bọc, với diện
22
tích đồi núi là 1229 ha. Thông qua quốc lộ 1A nối liền với đường kinh tế Nghi
Sơn chạy dài trên địa bàn toàn xã 7 km, địa hình khá phức tạp, không bằng
phẳng, đất dễ bị rửa trôi và xói mòn. Nên việc sản xuất nông nghiệp ở đây gặp
nhiều khó khăn nhất là việc cải tạo lại đất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên do
địa hình nhiều đồi núi khá lớn nên thuận lợi cho nhiều hoạt động sản xuất như
chăn thả trâu bò, trồng rừng, trồng cây ăn quả.
• Thành phần cơ giới của đất rất đa dạng chủng loại bao gồm:
+ Đất đỏ vàng: Nằm chủ yếu ở các đồi núi và các chân đồi có độ dốc trên
14 độ, phù hợp cho trồng cây bạch đàn.
+ Đất thịt pha cát: Tập trung nơi khu dân cư thuận lợi cho trồng rau màu.
+ Đất cát nằm ở chân ruộng màu thuận lợi cho trồng lạc, ngô, khoai, sắn.
• Đất thịt nằm ở chân ruộng lúa, diện tích đất này thường gần các đập
nước nên nhiều dinh dưỡng.
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã Phú Lâm năm 2007
Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
- Tổng diện tích đất tự nhiên 2095,39 100
+ Đất nông nghiệp 574,98 27,4
Đất lúa 208 9,9
Đất lạc 175 8,3
Đất nuôi thủy sản 3,96 0,19
Đất vườn tạp 82,42 3,9
Đất trồng cây lâu năm 7,98 0,38
Đất trồng cây hàng năm 97,62 4,66
+ Đất lâm nghiệp 869,89 41,5
+ Đất phi nông nghiệp 650,96 31
Đất chuyên dùng 99,8 4,77
23
Đất chưa sử dụng 332 15,85
Đất ở 219,165 10,4
Nguồn: Báo cáo xã Phú Lâm năm 2007
Qua bảng 1 ta thấy diện tích đất tích đất nông nghiệp rất lớn 574,98 ha.
Chứng tỏ hoạt động sản xuất nông nghiệp nơi đây vẫn là chủ chốt. Trong đó
diện tích đất trồng lúa 208 ha nhiều hơn đất trồng lạc do diện tích đất ngập
nước trồng được lúa vẫn chiếm số lượng lớn, cộng với hồ đập cũng thuận tiện
để tưới tiêu, nên người dân thấy nơi nào có thể trồng lúa được là họ tận dụng.
Đất vườn tạp là 82,42 ha nói lên rằng người dân nơi đây chưa quan tâm đến
việc mở rộng vườn tạp trừ những hộ khai hoang đất làm hình thành mô hình
sản xuất lớn hoặc hộ có truyền thống làm trang trại. Đất chưa sử dụng vẫn
chiếm diện tích lớn 332 ha theo như được biết thì việc biến đất này thành đất
sử dụng rất tốn kém, bởi đất đá chiếm phần nhiều.
Đất lâm nghiệp có tổng diện tích là 1229 ha nhưng đưa và sử dụng là
869,89 ha, chứng tỏ diện tích đất xấu, đất cằn vẫn chưa được người dân quan
tâm. Nhưng có thể nói đây là thế mạnh của vùng, mấy năm gần đây được sự
quan tâm của lâm trường huyện Tĩnh Gia cung cấp cây giống và vật tư, từ đây
đem lại lợi ích lớn nên người dân tham gia rất nhiều, góp phần cải thiện mức
sống hộ nói riêng và xã nói chung. Theo nguồn số liệu của xã thu nhập từ
trồng trọt chiếm 37 % do hình thức làm ăn tự phát bây giờ đã chuyển sang mô
hình làm ăn lớn nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn, nhiều hộ được cấp
giấy chứng nhận trang trại hoặc là hội viên hội làm vườn Việt Nam. Đất nuôi
trồng thủy sản là 3,96 ha chiếm diện tích rất nhỏ. Thực vậy Phú Lâm là xã
miền núi nên không có diện tích nước mặn như mấy xã gần biển, thêm vào đó
nuôi trồng thủy sản vẫn chưa phát triển, người dân chưa đầu tư vào hoạt động
nuôi trồng hoặc có ra chỉ là đấu thầu những hồ đập lớn của xã. Vì vậy chính
quyền cần tu bổ và hoàn thiện lại hệ thống đê kè để người dân có thể yên tâm
tin tưởng vào việc đấu thầu của mình nhằm phát huy được hết tiền năng của
đất nuôi trồng thủy sản nói riêng và đất sản xuất nói chung.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết
24
Theo số liệu dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn Thanh Hóa đây là
vùng nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của khí hậu trung du, cụ thể như
sau:
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trong năm là 8400 - 8500
0
C, nhiệt độ bình
quân 23 - 25
0
c, nhiệt độ thấp nhất 5
0
c ( đợt rét đầu năm 2008
) đã làm tổn hại
diện tích lớn lạc và lúa, gây khó khăn cho nhiều gia đình không còn giống để
gieo, trồng.
Biên độ nhiệt độ năm 11 - 12
0
C, biên độ nhiệt độ ngày 6 - 7
0
C. Nhiệt độ
vào các tháng 3, 4, 5 gần 40
0
C kèm theo gió Tây Nam. Nên cũng ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất và quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật
nuôi. Các tháng 1, 2 có nhiệt độ thích hợp cho việc đâm chồi nảy lộc của cây
ăn quả và thuận lợi cho việc ươm cây lâm nghiệp để trồng.
- Lượng mưa: Tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8, 9. Lượng mưa trung
bình năm 1400 - 1800 mm. Có những năm gây lũ lụt, trở ngại cho những gia
đình có ao hồ.
- Độ ẩm: Nhìn chung ẩm độ phù hợp với sinh trưởng và phát triển của
cây trồng. Trung bình từ 85 - 86 % trong tháng 7,8 lên tới 90 %, đây là điều
kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh phát triển nhanh gây khó khăn trong sản
xuất. Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Đông
Nam và Đông Bắc, ngoài ra từ tháng 5 đến tháng 7 chịu ảnh hưởng của gió
Tây Nam, lúc này thường thiếu thức ăn thô cho bò như cỏ, chuối,…Hoặc
thiếu nước tưới cho diện rộng đất sản xuất nông nghiệp.
25