Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của nông hộ tại xã xuân thành-yên thành-nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.03 KB, 47 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trước đây, ở nước ta tín dụng chủ yếu tập trung vào kinh tế tập thể, còn
kinh tế hộ nếu có đầu tư cho vay thì tỷ trọng vốn đầu tư cũng không đáng kể.
Hiện nay, thị trường vốn tín dụng vi mô đối với các hộ nói chung, hộ nông
dân vay vốn sản xuất nông nghiệp nói riêng đang ngày càng thu hút nhiều tổ
chức tín dụng tham gia. Hệ thống tín dụng nông thôn nước ta ngày càng đa
dạng, với nhiều tổ chức tín dụng chính thức và không chính thức.
Xã Xuân Thành,Yên Thành, Nghệ An thuộc diện xã đồng bằng.
Trong vài năm trở lại đây các hộ nông dân hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt
và chăn nuôi luôn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư sản xuất. Do vậy
nhu cầu về vốn của các hộ nông dân trên địa bàn xã nhằm chuyển đổi cơ cấu
kinh tế hay đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu
quả kinh tế đang là một vấn đề được đặt ra và hết sức cấp thiết. Nhìn chung
các hoạt động sản xuất nông nghiệp lẫn các hoạt động phi nông nghiệp đều
cần đến các dịch vụ tài chính vi mô. Trong những năm gần đây, trên địa bàn
thị trường thu hút ngày càng nhiều tổ chức tín dụng tham gia vào hệ thống tín
dụng nông thôn. Không thể phủ nhận vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống
tín dụng nông thôn trong việc phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. Song hoạt
động của hệ thống tín dụng trên địa bàn chưa thực sự hiệu quả. Vẫn còn một số
lượng lớn hộ nghèo thiếu vốn sản xuất chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài
chính này. Mặt khác đối với hộ được vay vốn không phải tất cả đều quản lý và
sử dụng vốn vay có hiệu quả. Căn cứ vào điều kiện về thời gian và đặc điểm tình
hình của xã mà đề tài của tôi chỉ tìm hiểu tổ chức tín dụng chính thức: Ngân
hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT) và Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Yên Thành (NHCSXH)
Để làm rõ sự tiếp cận và sử dụng vốn vay từ các tổ chức tín dụng nông
thôn, và sự ảnh hưởng tổ chức tín dụng này đến việc phát triển kinh tế của các
nông hộ, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và
tác động của hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của nông hộ tại
xã Xuân Thành-Yên Thành-Nghệ An’’


1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của hoạt động tín
dụng đối với sự phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Xuân Thành, Yên
Thành, Nghệ An
* Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tổ chức tín dụng nông thôn trên địa bàn Xã Xuân Thành,
Yên Thành, Nghệ An
- Phân tích tác động của tín dụng đối với kinh tế nông hộ tại vùng
nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm mở rộng hoạt động tín
dụng nông thôn nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nông hộ
trên địa bàn nghiên cứu.
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm và phân loại tín dụng
2.1.1. Khái niệm
Tín dụng đã xuất hiện từ khi xã hội có phân công lao động, sản xuất và
trao đổi hàng hóa. Trong quá trình trao đổi hàng hóa đã hình thành những sự
kiện nợ nần lẫn nhau, phát sinh những quan hệ vay mượn để thanh toán. Như
vậy theo nghĩa hẹp, tín dụng là một quan hệ kinh tế hình thành trong một quá
trình chuyển hóa giá trị giữa hình thái hiện vật và hình thái tiền tệ từ tổ chức
này sang tổ chức khác hay từ tay người này sang tay người khác theo nguyên
tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định. Nói cách khác, tín dụng
là sự chuyển nhượng quyển sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình
thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người sở hữu sang
người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở
hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức

tín dụng.[4]
2.1.2. Phân loại tín dụng
Khi nền kinh tế càng phát triển thì quan hệ tín dụng càng đa dạng. Tùy
theo từng tiêu thức khác nhau mà có thể phân loại tín dụng ra các hình thức
tương ứng.
2.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn dưới 1 năm
- Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1năm đến 5 năm
- Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn trên 5 năm [6]
2.1.2.2. Căn cứ vào tính pháp lý của tín dụng
- Tín dụng chính thức: là hình thức tín dụng giữa một chủ thể có đăng
ký hoạt động công khai theo pháp luật, chịu sự giám sát quản lí của các cấp
chính quyền Nhà nước, với các đơn vị hay cá thể khác.[5]
- Tín dụng không chính thức: là hình thức tín dụng giữa một chủ thể
không được pháp luật công nhận, hoạt động không chịu sự quản lí giám sát
của các cơ quan Nhà nước, với các đơn vị cá thể khác. Tuy nhiên, tín dụng
loại này vẫn có những nguyên tắc nhất định giữa bên vay và bên cho vay.[5]
3
2.1.2.3. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình
thành vốn lưu động cho doanh nghiệp, hay cho vay để bù đắp vốn lưu động
thiếu hụt tạm thời như: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay bù đắp chi phí sản
xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ.[5]
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình
thành vốn cố định cho doanh nghiệp. Loại tín dụng này thường được cung cấp
nhằm phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật,
mở rộng sản xuất.[5]
2.1.3. Vai trò và chức năng của tín dụng trong nông nghiệp nông thôn
Chức năng của tín dụng :
Một là, chức năng phân phối lại tài nguyên : Tín dụng là sự vận động

vốn từ chủ thể có vốn tạm thời nhàn rỗi sang chủ thể cần vốn để phát triển sản
xuất hoặc chi tiêu. Đi theo sự vận động đó là sự vận động của sản phẩm xã
hội. Hay nói cách khác đi, người nhận được số vốn đi vay được phân phối lại
một bộ phận tài nguyên của xã hội.
Hai là, chức năng thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Ngày nay, khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông chủ yếu thông qua con
đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời
đảm bảo đủ phương tiện (tiền tệ) để phục vụ cho lưu thông. Nhờ vào hoạt
động tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền để phục
vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông
hàng hóa phát triển.
Vai trò của tín dụng
- Hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn của người dân nông thôn,
tạo điều kiện phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nông hộ.
- Hoạt động tín dụng tạo điều kiện khai thác tiềm năng về lao động và đất
đai một cách hợp lý, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân nông thôn.
- Hoạt động tín dụng góp phần thúc đẩy đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở
nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp trong đó có kinh tế
nông hộ.
4
- Hoạt động tín dụng cho phép các chủ thể kinh tế có cơ hội đầu tư sản
xuất vào những lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra khối lượng sản phẩm
hàng hóa dồi dào, đáp ứng tốt quan hệ cung cầu trên thị trường hàng hóa, tiền
tệ. Điều này đồng nghĩa với tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2. Khái niệm, đặc điểm tài chính vi mô và hộ nông dân
Khái niệm tài chính vi mô :Tài chính vi mô là dịch vụ tài chính cho các
khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm cả những người làm ăn cá thể.[3] Cùng
với các trung gian tài chính, rất nhiều các tổ chức tài chính vi mô cung cấp
các dịch vụ trung gian mang tính xã hội, như hình thành tổ chức nhóm, phát

triển tính tự tin, đào tạo cung cấp kiến thức về tài chính cũng như kỷ năng
quản lí giữa các thành viên trong một nhóm. Do đó, định nghĩa về tài chính vi
mô thường bao gồm hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội.
Các tổ chức tài chính vi mô có thể là:
- Các tổ chức phi chính phủ (NGOs)
- Các nhóm cho vay và tiết kiệm.
- Các hiệp hội tín dụng
- Các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thương mại, các tổ chức
tài chính phi ngân hàng.[1]
Tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đựơc thành lập
theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp
luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung
nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. [1]
Chương trình tín dụng, dự án tín dụng: Trong kinh tế quốc tế, ngoài tín
dụng ở tầm vi mô giữa các doanh nghiệp khác quốc tịch với nhau, còn các
chương trình tín dụng, dự án tín dụng vĩ mô giữa các chính phủ, các chương
trình tín dụng dự án tín dụng vi mô của các tổ chức phi chính phủ. Trong nội
bộ từng quốc gia, tùy theo mục tiêu chiến lược kinh tế cụ thể mà có các
chương trình tín dụng riêng biệt đặc thù trong từng lĩnh vực trong một thời
hạn nhất định.
5
Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông
nghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn. Có rất nhiều định nghĩa về hộ
nông dân.
Theo giáo sư Frank Ellis Trường đại học Cambridge (1988): Hộ nông
dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ
yếu là lao động gia đình trong nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn,
nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị
trường hoạt động với trình độ hoàn chỉnh không cao.[7]

Lý thuyết của Tchayanov coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không
dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó, các khái niệm
kinh tế thông thường không áp dụng cho kiểu doanh nghiệp này. Do không
thuê lao động nên hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là
không thể tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập
chung của tất các hoạt động kinh tế của gia đình, đó là sản lượng hằng năm
trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông dân là có thu nhập cao, không kể thu
nhập ấy do nguồn gốc nào: trồng trọt, chăn nuôi hay ngành nghề. Đó là kết
quả chung của lao động gia đình.
Hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn
lực đất đai, tư liệu sản xuất, sức lao động…được góp thành vốn chung, cùng
chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi
người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung
của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình.
Đặc điểm của hộ nông dân
Xét trong quan hệ tín dụng, nông hộ có một số đặc điểm cơ bản như sau:
- Nông hộ là đơn vị sản xuất cá thể mang nặng tính tự cung tự cấp, tỷ
trọng hàng hóa sản xuất ra thướng không lớn.
- Trình độ sản xuất, trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật của
các nông hộ thường không cao.
- Sản xuất thường nhỏ lẻ, theo thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên, tính rủi ro cao.
- Khả năng lao động chính là nguồn vốn tự có của nông dân.
6
- Hộ nông dân thường sống trong cộng đồng làng xã, có tính tín nhiệm
cao, đặc biệt là trong trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
- Nhìn chung phần lớn nông hộ có ý thức vay, trả sòng phẳng.
- Trong trường hợp bất khả kháng, không có khả năng trả nợ của các
nộng dân thường gắn liền với mùa màng thất bát, thiên tai dịch bệnh hoặc yếu
tố thị trường.

2.3. Vốn trong sản xuất nông nghiệp
2.3.1. Khái niệm và phân loại
Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các nền kinh tế nói chung, nông
nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất
sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng
thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho
nhân công đến sản phẩm hàng hóa và trở lại hình thức tiền tệ…Như vậy, vốn
sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối
tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.[2]
Tư liệu lao động là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Có nhiều loại tư liệu lao động và công dụng của
mỗi loại không giống nhau, nhưng chúng đều có tính chất chung là giữ vai trò
môi giới trong quá trình lao động, tạo nên sự kết hợp giữa người lao động và
đối tượng lao động. Để tiến hành sản xuất kinh doanh cần thiết phải ứng trước
một số tiền vốn nhất định để mua sắm tư liệu lao động. Trong quá trình sản
xuất, tư liệu lao động không thay đổi hình thái vật chất ban đầu và tham gia
vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm mới theo mức độ hao mòn. Vốn đầu tư
ban đầu thu hồi từng phần sau mỗi chu kỳ sản xuất thông qua quỹ khấu hao.
Tài sản cố định hết thời hạn sử dụng sẽ được thanh lý, đào thải. Do đặc điểm
của quá trình luân chuyển, hình thái vật chất của tư liệu lao động được gọi là
tài sản cố định và phần vốn ứng trước được gọi là vốn cố định. Tài sản cố
định phải có đủ hai điều kiện: đạt giá trị tối thiểu theo quy định và thời hạn sử
dụng phải trên một năm. Giá trị tối thiểu tùy thuộc vào từng thời kỳ và do bộ
tài chính có quy định cụ thể.
Như vậy, vốn cố định là số vốn ứng trước để mua sắm tư liệu lao động
chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phương thức luân chuyển và bù
đắp giá trị là chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm mới đến khi tư liệu lao
động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định kết thúc quá trình luân chuyển.
7
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài vốn cố định, các xí nghiệp

nông nghiệp còn cần có vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất, một bộ phận
của đối tượng lao động chuyển vào sản phẩm mới (nguyên liệu) hoặc bị tiêu
phí hoàn toàn và biến mất hình thái vật chất của mình (nhiên liệu). Giá trị của
đối tượng lao động kết hợp với giá trị lao động sống và chuyển sản phẩm mới
được sản xuất, sau đó chuyển sang hình thái tiền tệ. Như vậy, vốn lưu động đã
chuyển từ phạm vi sản xuất (dự trữ sản xuất ) sang phạm vi lưu thông (thành
phẩm, tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm) sau đó lại quay về phạm vi sản
xuất (dự trữ mới cho sản xuất ). Theo phương thức đó, toàn bộ vốn lưu động
được sử dụng trong mỗi chu kỳ sản xuất cụ thể và thay đổi hình thức vật chất
của mình.[2]
Vậy, vốn lưu động là vốn bằng tiền ứng trước để dự trữ cho sản xuất,
để mua sắm vật rẻ tiền mau hỏng và hình thành vốn lưu thông nhằm đảm bảo
cho quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa diễn ra một cách bình thường.[2]
2.3.2. Đặc điểm của vốn trong sản xuất nông nghiệp
Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, vốn sản xuất trong nông nghiệp
có những đặc điểm sau:
- Trong cấu thành vốn cố định, ngoài những tư liệu lao động có nguồn
gốc kỹ thuật còn bao gồm cả tư liệu có nguồn gốc sinh học như cây lâu năm,
súc vật làm việc, súc vật sinh sản. Trên cơ sở những tính quy luật sinh học,
các tư liệu lao động này thay đổi giá trị sử dụng của mình khác với tư liệu lao
động có nguồn gốc kỹ thuật.
- Sự tác động của vốn sản xuất vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh
doanh của nó không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất, cây trồng , vật
nuôi. Cơ cấu và chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp với yêu cầu với
từng loại đất đai từng đối tượng sản xuất là sinh vật.
- Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp một mặt làm
cho sự tuần hoàn và luân chuyển chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn cố
định, tạo ra sự cần thiết phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài của
vốn lưu động và làm cho vốn ứ động. Mặt khác sự cần thiết và có khả năng
tập trung hóa cao về phương tiện kỹ thuật trên một lao động nông nghiệp so

với lao động công nghiệp.
8
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên việc
sử dụng vốn gặp nhiều rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Một bộ phận sản xuất nông nghiệp thông qua lĩnh vực lưu thông mà
được chuyển trực tiếp làm tư liệu sản xuất cho bản thân ngành nông nghiệp,
do vòng tuần hoàn vốn sản xuất được chia thành vòng tuần hoàn đầy đủ và
không đầy đủ. Vòng tuần hoàn không đầy đủ là vòng tuần hoàn của một bộ
phận vốn không được thực hiện ở ngoài thị trường và được tiêu dùng trong
nội bộ nông nghiệp khi vốn lưu động được khôi phục trong hình thái hiện vật
của chúng. Vòng tuần hoàn đầy đủ yêu cầu vốn lưu động phải trải qua tất cả
các giai đoạn, trong đó có giai đoạn tiêu thụ sản phẩm.
2.3.3. Vai trò của vốn sản xuất đối với sự phát triển của hộ nông dân
Vốn sản xuất là nguồn lực có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
của kinh tế hộ, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ muốn tiến
hành đựơc thì đòi hỏi cần phải có vốn.
Vốn là điều kiện tiên quyết cho quá trình sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa ở các hộ nông dân. Vì nếu có vốn sản xuất, hộ
nông dân có thể cải tiến công cụ, mua sắm nhiều máy móc hiện đại phục vụ
cho sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động. Có vốn hộ nông dân có
thể mở rộng được quy mô sản xuất, áp dụng được nhiều thành tựu khoa học
- kỹ thuật vào hoạt động sản xuất của mình, đưa nhiều giống mới có năng
suất, chất lượng cao vào sản xuất, có thể đa dạng hóa cơ cấu cây trồng - vật
nuôi một cách hợp lí.[2]
Vốn sản xuất còn là điều kiện cần để giúp cho các hộ nông dân tiến
hành tái sản xuất mở rộng, giúp cho các nông hộ có thể khai thác các nguồn
lực khác một cách tối đa.
Có vốn hộ nông dân sẽ mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực, các hoạt
động có khả năng đem lại thu nhập và lợi nhuận kinh tế cao như ngành
nghề, dịch vụ…từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp –

nông thôn.
Tóm lại, vốn sản xuất có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển
kinh tế của nông hộ, vốn giúp các hộ nghèo có thể mua sắm được tư liệu sản
xuất, các loại vật tư nông nghiệp, giúp các hộ trung bình có thể tái sản xuất
9
mở rộng hoạt động của mình, các hộ giàu có thể đa dạng hóa cơ cấu cây trồng
vật nuôi, tiến hành sản xuất hàng hóa, đầu tư vào các hoạt động có hiệu quả
kinh tế cao. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn sản xuất là tình trạng chung của
các hộ nông dân nước ta, việc này đã cản trở rất lớn đến quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, chính vì vậy giải quyết
tình trạng thiếu vốn trong nông nghiệp nông thôn bằng việc cung cấp các
nguồn vốn tín dụng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn
hiện nay.
2.4. Tổng quan về tín dụng nông thôn
2.4.1. Các hệ thống tín dụng nông thôn trên thế giới
- Trung tâm tín dụng nông nghiệp: thực chất là ngân hàng nông nghiệp
do Nhà nước cung cấp vốn, cho vay chủ yếu để đầu tư cho cây trồng,vật nuôi
có sản phẩm xuất khẩu, thu hồi vốn và lãi khi sản phẩm được tạo ra và thương
mại hóa. Một phần cung cấp cho nhân dân nghèo. Các ngân hàng chuyên
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ có một số ít hoạt động tốt. Nguyên nhân
chủ yếu là thường gặp rủi ro do sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cho
vay thường, thị trường tiêu thụ hàng hóa khó khăn; chi phí quản lý ngân hàng
cao, thua lỗ lớn, không kích thích ngân hàng thương mại bỏ vốn vào kinh
doanh, tâm lý của người dân là vay vốn của chính phủ nên ít quan tâm đến việc
trả nợ. Để tồn tại và phát triển, trong những năm gần đây, các ngân hàng
chuyên doanh đều có xu hướng chuyển sang kinh doanh tổng hợp, đa dạng các
loại hình tín dụng lấy lãi cho vay từ ngành có lợi nhuận cao để hỗ trợ cho
ngành có hiệu quả thấp. Đại diện cho số ít các ngân hàng chuyên doanh trong
lĩnh vực nông nghiệp hoạt động tốt là ngân hàng Nông nghiệp Ailen, ngân
hàng LandBank (Phillipin), ngân hàng Nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp

Thái Lan, ngân hàng Grameem (Bangladesh), ngân hàng Rakyat (Indonesia)
- Hệ thống tiết kiệm và hợp tác xã tín dụng: dù khác nhau về tên gọi
nhưng đều có chung đặc điểm cơ bản sau: gắn bó với nông dân, do cộng đồng
dân cư sáng lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm; đáp
ứng được yêu cầu đa dạng ở nông thôn, thủ tục cho vay đơn giản, hạn chế
được rủi ro; vốn vay thường ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu (xây nhà ở,
y tế, giáo dục…) hơn là đầu tư cho những chương trình, dự án sản xuất kinh
10
doanh. Tuy nhiên hệ thống tiết kiệm và hợp tác xã tín dụng chỉ phục vụ chủ
yếu cho các hộ từ trung bình trở lên có tiền gửi tiết kiệm, hộ nghèo bị hạn
chế.
- Các tổ chức tự phát cho vay vốn: loại hình tín dụng này rất phổ biến
trên thế giới, thường nảy sinh ở những nơi chưa tổ chức được hoạt động tín
dụng hoặc các tổ chức tín dụng hoạt động chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng được
hết nhu cầu vay vốn của người dân, nên nhu cầu về vốn căng thẳng. Tổ chức
hoạt động tín dụng tự phát thường áp dụng hình thức cho vay ngắn hạn, lãi
suất cho vay cao, thủ tục đơn giản, giải quyết cho vay nhanh. Đặc điểm cho
vay phù hợp với những đối tượng có nhu cầu cấp bách về vốn.
2.4.2.Tình hình tín dụng nông thôn ở Việt Nam
Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về tín dụng nông thôn
Từ nghị quyết 10, ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị Trung Ương Đảng
về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh
tế tự chủ, được vay vốn ngân hàng để sản xuất. Từ đó đến nay Đảng và nhà
nước ta vẫn tiếp tục kiện toàn, đổi mới cơ chế, chính sách, không ngừng
khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển
kinh tế hộ, cụ thể là:
Theo quy định về “ Chính sách cho hộ vay vốn để phát triển Nông –
Lâm – Ngư – Diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” ban hành kèm theo nghị
định số 14/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ: “ Các hộ sản xuất có nhu cầu
vay vốn và đủ điều kiện thì được ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay

bổ sung vốn để sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Ngân hàng và các tổ chức tín
dụng mở rộng hình thức cho vay ngắn hạn trực tiếp đến hộ sản xuất, từng
bước mở rộng việc cho vay trung hạn và dài hạn để phát triển cây dài ngày,
chăn nuôi gia súc, mua sắm thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ, phát triển
công nghiệp nông thôn … Thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, bảo
đảm nguyên tắc có hiệu qủa kinh tế - xã hội, không phân biệt thành phần kinh
tế, ưu tiên cho vay để thực hiện các dự án do Chính Phủ quy định; chú trọng
cho vay đối với hộ nghèo, các hộ ở vùng núi cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
vùng kinh tế mới…”
11
Theo điều 5, nghị định 41/2010/NĐ - CP về chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
- Các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ đầu tư tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dân
trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư.
- Các tổ chức tín dụng thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay theo quy định
hiện hành và xác định mức cho vay không có bảo đảm đối với từng đối tượng
cụ thể, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách hàng và khả năng quản lý
rủi ro của tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng thông báo công khai mức
cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện, thủ tục cho vay cụ thể trên
cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng.
- Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng
chính sách và các chương trình kinh tế theo chỉ định của Chính phủ, được
Chính phủ bảo đảm các điều kiện để thực hiện thông qua các chính sách đối
với nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong từng thời kỳ.
- Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ cho vay các đối tượng trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật
Theo nghị quyết số 15-NQ/TW về “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010”: Nhà nước cân đối các

nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển Nông – Lâm – Ngư –
Diêm nghiệp và điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các Tổ
chức tín dụng hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với lãi
suất thỏa thuận; tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục cho vay đối với
người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn. Nếu sản xuất, các tổ chức
kinh tế ở nông thôn được thế chấp bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay
để vay vốn ngân hàng, được vay vốn tín chấp và vay vốn theo dự án sản xuất
kinh doanh có hiệu quả…
Tình hình tín dụng ở nông thôn Việt Nam
Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tín dụng
phát triển nông nghiệp, nông thôn, thị trường vốn tín dụng lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn nước ta ngày một phát triển. Việc huy động nguồn vốn tín
12
dụng nói chung, tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng
không ngừng được tích cực thực hiện, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về vốn sản
xuất nông nghiệp ngày một lớn. Hiện nay, nguồn vốn cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn nước ta bao gồm:
- Vốn do các ngân hàng huy động
- Vốn ngân sách nhà nước
- Vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức tín dụng nước ngoài
Ngoài các nguồn vốn do các ngân hàng huy động, hàng năm nhà nước
dành một phần vốn từ ngân sách chuyển sang để cho vay thực hiện các
chương trình kinh tế theo chính sách nhà nước. Đồng thời, nhà nước cũng
tranh thủ huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và vốn vay thương mại.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự thông thoáng của
chủ trương, chính sách, hệ thống tín dụng nông thôn nước ta ngày càng đa
dạng, với nhiều loại hình Tổ chức tín dụng, chính thức hoặc không chính
thức, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động chính sách. Hiện nay tham gia vào
hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam bao gồm các tổ chức tín dụng chính
thức (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng công

thương, Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, kho bạc nhà
nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ…); và mạng lưới tín
dụng không chính thức như người cho vay nóng, cho vay nặng lãi,…Sự phát
triển đa dạng về thành phần cung ứng vốn này giúp cho những cá nhân, đơn
vị có nhu cầu về vốn có thêm cơ hội được vay vốn, đồng thời đặt ra yêu cầu
mỗi tổ chức tín dụng trong hệ thống tín dụng nông thôn nước ta phải không
ngừng hoàn thiện, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.4.3. Tình hình tín dụng trên địa bàn huyện Yên Thành
Với chủ trương cải cách và mở rộng thị trường tài chính của Chính phủ
hơn 10 năm qua, thị trường vốn tín dụng nước ta nói chung, vốn tín dụng
trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng hiện nay rất đa
dạng và phong phú về hình thức, quy mô, phương thức hoạt động. Các tổ
chức tài chính vi mô tham gia vào thị trường vốn tín dụng nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn xã Xuân Thành gồm có:
- Tổ chức tín dụng chính thức: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Yên Thành
13
- Tổ chức tín dụng phi chính thức: tín dụng tư nhân, tín dụng dưới hình
thức phường, hội, tín dụng họ hàng làng xóm, bạn bè…
Các tổ chức cá nhân nói trên có quy mô, vai trò vị trí rất khác nhau
trong thị trường vốn tín dụng, sự khác biệt này xuất phát từ đặc điểm, phương
thức hoạt động của các tổ chức cá nhân đó.
- NHNN&PTNT huyện Yên Thành: Được thành lập ngày 16/02/2000
nhằm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho 100% hộ nông dân có nhu cầu vay
vốn sản xuất - kinh doanh và cải thiện đời sống được vay vốn tại ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao tinh thần tương trợ hợp tác
giữa các hội viên trong tổ vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả
để phát triển và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng NN và PTNT đúng kỳ hạn
cam kết. Từ tổ vay vốn hình thành tổ tự quản, câu lạc bộ khuyến nông và trở
thành tổ hợp tác thiết thực, tổ chức thực hiện nghị quyết liên tịch giữa Hội

Nông dân và ngân hàng NN và PTNT.
- NHCSXH huyện Yên Thành: Ngày 04/10/2002 Chính phủ ban hành
nghị định số 78/2002/NĐ- CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác. Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 131/QĐ- TTg
ngày 21/10/2002 thành lập ngân hàng chính sách xã hội, đánh dấu sự ra đời
của loại hình ngân hàng chính sách hoạt động phi lợi nhuận, chuyên tâm về
thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủ đối với hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác.
Thực hiện quyết định số 783 và công văn số 1617 của tỉnh Nghệ An
ngày 22/10/2007, NHCSXH huyện Yên Thành được thành lập, nhằm giúp các
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn để sản xuất
kinh doanh, cải thiện đời sống, cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong quá trình
sản xuất và đời sống.
14
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Tìm hiểu các tổ chức tín dụng chính thức và tác động của
hoạt động tín dụng đến sự phát triển kinh tế của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại xã Xuân Thành, huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Về thời gian: Số liệu và những thông tin được lấy để phân tích đánh giá
trong đề tài được tính từ năm 2008 - 2010, và số liệu khảo sát ở cấp hộ
* Đối tượng nghiên cứu:
Các tổ chức, chương trình tín dụng đang hoạt động trên địa bàn xã
Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
Các hộ nông dân đã tham gia vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay để
đầu tư cho các hoạt động sản xuất trên địa bàn nghiên cứu

3.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số nội dung cụ thể là:
* Tìm hiểu thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã
Xuân Thành bao gồm:
- Các nguồn cung cấp vốn tín dụng nông thôn, các tổ chức đoàn thể
đồng tham gia quản lý tín dụng
- Các hộ tham gia vào các hoạt động tín dụng
- Các quy chế hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng như: đối
tượng cho vay, quy trình, thủ tục, mức vay, thời hạn và lãi suất cho vay của
các tổ chức tín dụng và kết quả hoạt động tín dụng của các tổ chức trên địa
bàn xã trong 3 năm vừa qua (từ năm 2008 đến năm 2010)
* Nghiên cứu sự tác động của vốn tín dụng đến kết quả và hiệu quả sản
xuất của nông hộ
15
* Nghiên cứu sự tác động của vốn tín dụng đến một số yếu tố của kinh
tế hộ như : Mức thu nhập, tạo tiện nghi sinh hoạt và phương tiện sản xuất,
mức độ tham gia vào các hoạt động xã hội
* Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng trên địa
bàn nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông hộ
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra
Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 thôn của xã: Yên Xuân, Nam Phượng
Sơn, Bắc Phượng Sơn. Trên địa bàn mỗi thôn đều có các tổ vay vốn hoạt động
khá tích cực vào quá trình vay vốn của hộ, số lượng hộ nghèo tham gia vay vốn
khá lớn, người dân còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư sản xuất.
Chọn mẫu điều tra
Tiêu chí chọn hộ: Là những hộ đã và đang vay vốn của các tổ chức tín
dụng và sử dụng vốn để đầu tư cho các hoạt động sản xuất.
Số lượng mẫu điều tra là 30 hộ trong đó phân loại hộ : 5 hộ khá, 15 hộ

trung bình, 10 hộ nghèo
Phương pháp chọn: thu thập danh sách các hộ tham gia vay vốn từ các
tổ chức tín dụng trên địa bàn xã từ năm 2008 đến nay. Đối chiếu với danh
sách hộ nghèo của xã để chọn nhóm hộ nghèo. Phân loại nhóm hộ khá và
trung bình thông qua tham khảo ý kiến người am hiểu (tổ trưởng tổ tín dụng,
trưởng thôn…)
3.3.2. Thu thập thông tin thứ cấp
Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như : Các báo cáo, số
liệu thống kê về tình hình kinh tế- xã hội của xã qua các năm, về tình hình hoạt
động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã. Ngoài ra, tôi còn sử dụng
các báo cáo, khóa luận và kết quả nghiên cứu về địa bàn xã cũng như hoạt động
tín dụng trên địa bàn của nhiều tác giả để làm nguồn tài liệu tham khảo.
3.3.3. Thu thập thông tin sơ cấp
Đề tài đã tiến hành điều tra bằng các phương pháp khác nhau để thu
thập số liệu cần thiết về thông tin hộ, tình hình sử dụng vốn và các kết quả
mang lại. Các phương pháp đã được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp là:
16
a) Phỏng vấn hộ nông dân theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Tiến hành phỏng vấn 30 hộ vay vốn trên địa bàn 3 thôn của xã với nội
dung như sau:
- Thông tin chung về người vay vốn : Trình độ văn hóa, tuổi
- Thông tin chung về hộ vay vốn : Số nhân khẩu, số lao động, độ tuổi
và trình độ văn hóa trung bình của số lao động trong hộ, nguồn thu nhập hộ,
mức thu nhập bình quân hộ…
- Thông tin chung về hoạt động tín dụng : Số vốn được vay, nguồn vốn
vay, thời gian sử dụng vốn vay, mục đích sử dụng vốn vay, tỷ lệ vốn vay đầu
tư cho các mục đích
- Thông tin sự tác động của hoạt động tín dụng đến quy mô và hiệu quả
sản xuất của hộ
- Sự thay đổi của một số yếu tố như: Thu nhập, tạo tiện nghi sinh hoạt

và phương tiện sản xuất, mức độ tham gia vào các hoạt động xã hội
b) Phỏng vấn người am hiểu
Trao đổi với một số cán bộ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cán bộ
phụ trách mảng kinh tế và xóa đói giảm nghèo của xã, cán bộ khuyến nông,
trưởng thôn, nông dân lao động sản xuất giỏi…để lấy ý kiến, tiếp thu sự đóng
góp, từ đó làm căn cứ đưa ra những kết luận có độ tin cậy cao làm cơ sở cho
việc đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật có tính khả thi nhằm góp phần
hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
c) Phương pháp quan sát
Quan sát cá thể: Nhằm giúp thu thập thông tin một cách chính xác hơn
trong nghiên cứu về định lượng, nhất là khi điều tra hiệu quả kinh tế hộ
Quan sát tổng thể: Quan sát một cách tổng thể về thực trạng cho vay và
sử dụng vốn vay tại địa phương, các ảnh hưởng của các thể chế chính sách
đến hoạt động tín dụng và xu hướng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn.
3.4. Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thu thâp đã được mã hóa và xử lý trên vi tính bằng phần
mềm Exel. Hệ thống các chỉ tiêu được phân tích đánh giá thông qua sử dụng
tổng hợp các các phương pháp thống kê, so sánh, số bình quân, các chỉ số so
sánh phân tích một cách có hệ thống, xây dựng hệ thống bảng biểu để từ đó
rút ra kết luận và xu hướng phát triển của hiện tượng. Phân tích so sánh giữa
17
các nhóm hộ nhằm rút ra các kết luận sự khác nhau về quy mô, thực trạng vay
vốn và cách thức sử dụng vốn vay, kết quả và hiểu quả sản xuất giữa các
nhóm hộ.
3.5. Nội dung các chỉ tiêu phân tích, nghiên cứu
3.5.1. Các chỉ tiêu phân tích
3.5.1.1. Đối với các tổ chức tín dụng
- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tình hình cung ứng tiền của
nền kinh tế, đồng thời nó thể hiện mối quan hệ đầu tư vốn của tổ chức tín
dụng với khách hàng.

Doanh số cho vay = Dư nợ cuối kỳ - dư nợ đầu kỳ + Doanh thu số nợ trong kỳ
- Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh lượng tiền mà tổ chức tín
dụng đã thu được từ các hộ vay. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sản xuất và
khả năng hoàn trả nợ của các hộ vay vốn.
Doanh thu số nợ =Dư nợ đầu kỳ - Dư nợ cuối kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ
- Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền vay các hộ sản xuất còn nợ tại
tổ chức tín dụng.chỉ tiêu này vừa nói lên quy mô hoạt động cho vay, vừa nói
lên tình hình thu nợ của tổ chức tín dụng. Đây là kết quả đồng thời của cả hai
hoạt động : cho vay và thu nợ.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ +
Doanh số cho
vay trong kỳ
-
Doanh số thu nợ
trong kỳ
- Nợ quá hạn: chỉ số lượng vốn đã hết hạn nhưng khách hàng chưa thực
hiện thanh toán cho tở chức tín dụng theo thời hạn quy định
3.5.1.2. Đối với hộ vay vốn
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là ở cấp hộ, nên các chỉ tiêu này
được quan tâm nhiều hơn trong quá trình phân tích và đánh giá nhằm tìm ra
được những khó khăn và đề xuất các giải pháp khả thi cho việc sử dụng vốn
của hộ có hiệu quả. Một số chỉ tiêu cụ thể là
- Quy mô lao động và đất đai : là số lượng lao động và đất đai tại thời
điểm điều tra của mỗi hộ. Chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng lao động và đất
đai trong hộ
- Thu nhập của hộ: thu nhập được định nghĩa là toàn bộ tổng thu sau khi
đã trừ chi phi vật chất và chi phí bằng tiền khác để sản xuất ra sản phẩm đó
18
- Thu nhập bình quân đầu người: là thu nhập bình quân đầu người cho
các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo

- Thu nhập từng ngành của hộ: là chỉ tiêu mà từ đó có thể so sánh về
mức thu nhập của từng ngành nghề cụ thể của hộ so với tổng thu
- Tổng thu : là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được bao gồm cả sản phẩm
chính và sản phẩm phụ có giá trị tính theo giá hiện hành tại thời điểm điều tra
- Chi phí: Bao gồm chi phí vật chất và chi phí bằng tiền khác để sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Quy mô sản xuất của hộ trước và sau khi vay vốn: phản ánh mức độ
thay đổi về quy mô sản xuất của hộ trước và sau khi vay vốn
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay đầu tư cho các ngành
sản xuất:
Tổng thu/chi phí: Phản ánh mức độ tổng thu được từ hoạt động sản
xuất đem lại mà trừ đi chi phí sản xuất bỏ ra
Thu nhập/ngày công lao động: Là mức thu nhập của một ngày công lao
động, phản ánh hiệu quả lao động sản xuất của hộ.
19
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xuân Thành là một xã đồng bằng, cách trung tâm huyện lỵ 0,5km, có
địa giới hành chính rõ ràng ổn định và các vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với sông Đào và xã Hoa Thành
- Phía Nam giáp xã Bắc Thành, huyện Yên Thành
- Phía Tây giáp xã Đồng Thành, huyện Yên Thành
- Phía Đông giáp xã Long Thành và xã Tăng Thành, huyện Yên Thành
Với vị trí địa lý giáp trung tâm huyện, giáp sông như vậy xã Xuân
Thành có điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp và công
nghiệp trong giai đoạn tới.
4.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Xuân Thành nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung nằm trong vùng ảnh
hưởng của gió mùa Tây Nam, khô và nóng về mùa hè. Mùa Đông chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc, ẩm ướt, rét lạnh.
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-28 độ, các tháng có
nhiệt độ trung bình thấp từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Các tháng có nhiệt
độ trung bình cao trên 34 độ là tháng 5, 6, 7, cá biệt có năm nhiệt độ trong ngày
lên tới 40,7
0
C
* Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 2.425 mm phân
bố không đồng đều ở các tháng trong mùa mưa và trong năm. Đây là nguyên
nhân gây nên hiện tượng lũ quét và lụt cục bộ hàng năm.
* Chế độ gió, bão : Từ tháng 4 đến tháng 8 gió mùa Tây Nam, từ tháng
9 đến tháng 11 gió mùa Đông Bắc. Nằm trong dải đất miền Trung nước ta nên
xã cũng chịu ảnh hưởng từ 4 - 6 trận bão/năm.
* Thủy văn: Xã nằm bên con sông Đào đây là nguồn cung cấp nước
chính cho toàn bộ hoạt động nông nghiệp của xã, hệ thống kênh mương, thủy
lợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cũng khá thuận lợi.
20
Nhìn chung, thời tiết, khí hậu xã Xuân Thành thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt, mùa
nóng thì khô hạn, mùa mưa thì giông bão, ngập úng gây ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Do đó, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng
chống và có kế hoạch sản xuất thích hợp để hạn chế thiệt hại từ thiên tai.
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
4.1.2.1.Tình hình sử dụng đất đai
Theo kết quả thống kê đất đai thì diện tích các loại đất tính đến thời
điểm 1/1/2011 của xã Xuân Thành như sau:
Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 1.248,30 ha (100%).
Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 987,76 ha chiếm 79,13%
- Đất phi nông nghiệp: 192,65 ha chiếm15,43%
- Đất chưa sử dụng: 67,89 ha chiếm 5,44 %
4.1.2.2. Dân số, lao động
Theo số liệu thống kê năm 2010 của UBND xã, dân số địa phương là
8028 (3989 nữ) người với 2150 hộ gia đình ( quy mô là 3,73 người / hộ).
Tổng số lao động là 3488 người, trong đó có 1953 lao động nữ.Tỷ lệ lao động
nam chiếm đến 19,12 %; tỷ lệ lao động nữ chỉ chiếm 24,33 % so với tổng dân
số toàn xã. Mật độ dân số trung bình của xã năm 2010 là: 643,11 người / km
2
.
Toàn xã Xuân Thành gồm có 12 thôn
21
Bảng 1. Hiện trạng dân số, số hộ của xã Xuân Thành năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT
Toàn

Các thôn nghiên cứu
Yên
Xuân
Nam
Phượng
Sơn
Bắc
Phượng
Sơn
1. Tổng nhân khẩu Khẩu 8028 612 1041 1114
2. Tổng số lao động Lao động 3488 253 427 402
3. Tổng số hộ Hộ 2150 185 289 315
- Hộ NN Hộ 1829 162 244 261

- Hộ phi NN Hộ 321 23 45 54
4. Quy mô hộ Khẩu/hộ 3,73 3,31 3,60 3,54
(Nguồn:Báo cáo tình hình dân số và lao động xã Xuân Thành 2010)
4.1.2.3. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 15,2 %, tăng so với năm
2009 là 0,2 %. Trong đó:
+ Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản: Tăng trưởng 10,30 %, chiếm tỷ trọng
48,9%.
+ Công nghiệp - Xây dựng: Tăng trưởng 14,5 %, chiếm tỷ trọng 21,6 %.
+ Dịch vụ - Ngân sách: Tăng trưởng 20,8 %, chiếm tỷ trọng 29,5 %.
- Sản lượng lương thực có hạt: 4507 tấn, tăng so với năm 2009 là 339 tấn
- Bình quân thu nhập đầu người 11.800.892 đ/người/năm
* Trồng trọt:
- Cây màu vụ đông 2009 - 2010: Diện tích thực hiện 82,59 ha đạt 43,5 % .
Cơ cấu: + Ngô 37 ha đạt 51 %. Năng suất đạt 37 tạ trên / ha
+ Lạc 3,5 ha đạt 16 %. Năng suất đạt 20 tạ trên / ha
+ Khoai lang 40 ha đạt 49 %. Năng suất 70 tạ / ha
+ Rau đậu các loại 2,09 ha đạt 35 %
Giá trị thu nhập bình quân / ha của vụ đông 22.586.459 đồng, giảm so với
cùng kỳ 1.100.455 đồng / ha
- Vụ xuân 2010: Diện tích thực hiện: 418,12 ha đạt 104 %
Cơ cấu: + Lúa 396,56 ha đạt 103,2 %
22
+ Rau đậu 6,3 ha đạt 58,6%
+ Lạc 10,56 ha đạt năng suất 35 tạ / ha
Bình quân thu nhập / ha vụ đông xuân đạt 39.836.700 đồng
- Vụ hè thu năm 2010 thực hiện với diện tích là 418,09 ha năng suất bình
quân 41 tạ /ha đạt 81 %. Năng suất lúa bình quân cả năm 54,6 tạ / ha.
Đánh giá thu nhập bình quân trong năm 2010 đạt 49.693.540 đồng / ha.
* Về chăn nuôi:

Tổng đàn trâu 423 con / kế hoạch 450 con đạt 91,8 % bằng cùng kỳ năm
2009. Tổng đàn bò 683 con / kế hoạch 900 con đạt 75,9 % giảm so với năm
2009 là 54 con. Tổng đàn lợn 4806 con / kế hoạch 6500 con đạt 73,9 % giảm
1694 con. Tổng đàn gia cầm 37604 con / kế hoach 45000 con đạt 83,5 %,
giảm so với năm 2009 là 1100 con.
Tiêm phòng gia súc, trâu bò đạt tỷ lệ 67,3 %. Đàn lợn 47,7 %. Tiêm
phòng cúm gia cầm thủy cầm đạt 25%.
* Về lâm nghiệp:
- Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nguồn tài nguyên rừng. Triển khai
kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng đảm bảo. Tổ chức ký cam kết phòng
chữa cháy giữa ủy ban nhân dân xã với các đơn vị và trường học.
- Tiếp tục chỉ đạo mở rộng mô hình trồng rừng dưới tán cây với diện tích
2 ha, diện tích cỏ đã trồng 6 ha, diện tích sắn trồng 13,5 ha.
* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển và mở rộng đến
nay có:
- Tiểu thủ công nghiệp năm 2010 có 150 hộ tăng so với cùng kỳ = 11 hộ
- Thương mại - dịch vụ tạp hóa = 163 hộ tăng so với cùng kỳ 4 hộ
- Ăn uống giải khát và cơ sở xây dựng có 22 hộ
- Vận tải = 20 hộ tăng so với năm 2009 là 4 hộ
Việc khuyến khích để đầu tư phát triển công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp đang là vấn đề quan tâm của xã. Mặc dầu chỉ dừng lại trên lĩnh vực tiểu
thủ công nghiệp với quy mô và tính chất đang còn nhỏ lẻ, song hoạt động của
tiểu thủ công nghiệp được duy trì và phát triển. Nhìn chung ngành công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp phần nào đã góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập
cho các hộ gia đình và thu hút khoảng hơn 400 lao động tham gia.
23
4.1.3. Nhận xét chung về điều kinh tế, xã hội của xã
Thuận lợi
- Năm 2010 tuy còn nhiều khó khăn , nhưng vẫn được xem là năm sản

xuất thắng lợi, tiểu thủ công nghiệp tăng khá. Đó là nhờ sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo các cấp các ngành, mà trực tiếp là Đảng bộ và hội đồng nhân dân
xã. Sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng và đang quản lý phát huy có
hiệu quả.
- Phần lớn nhân dân có nhận thức, trách nhiệm xây dựng mọi phong
trào của địa phương, tạo tiền đề cho việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu mà
nghị quuyết đại hội Đảng bộ khóa 28 đề ra.
Những hạn chế
- Công tác chỉ đạo sản xuất còn nhiều hạn chế. Thể hiện là lịch chỉ đạo
lịch thời vụ chưa kiên quyết, cơ cấu giống còn lộn xộn trên các cánh đồng gây
khó khăn trong công tác phòng bệnh. Công tác công sơ tổng kết chưa kịp thời.
- Sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để tổ chức thực hiện một số
nhiệm vụ chư đồng bộ, chưa sâu sát.
- Điều hành nước phục vụ sản xuất, bảo vệ cây màu hiệu quả chưa cao.
Bên cạnh đó ban công an xã chưa tổ chức lực lượng tuần tra thường xuyên,
xử lý các vụ việc vi phạm chưa nghiêm
- Công tác dự báo dự tính sâu bệnh chưa thường xuyên, nguồn vốn đầu
tư cho công tác phòng trừ sâu bệnh chưa được chủ động, nên khi có dịch bệnh
xẩy ra tổ chức phun không kịp thời.
- Công tác kiểm dịch động vật thực hiện không nghiêm. Việc tiêm
phòng gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ thấp, nhận thức về pháp lệnh tiêm phòng còn
lệch lạc nên đã gây không ít khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu tiêm phòng
nhất là tiêm vụ đông.
- Ngành nghề dịch vụ phát triển đang còn chậm, xuất khẩu lao động
chưa mạnh
- Thu hồi công nợ chưa kiên quyết, sơ tổng kết rút kinh ngiệm chưa kịp thời
- Công tác giải phóng mặt bằng thi công một số công trình còn kéo dài
làm ảnh hưởng đến tiến độ
24

- Công tác thu gom xử lý rác thải chưa thật tốt, vệ sinh môi trường tại
lò giết mổ gia súc tập trung chưa được đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu cầu.
- Chỉ đạo công tác làm giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội
đồng chưa mạnh, kế hoạch thực hiện ở một số xóm chưa cao
- Trong xây dựng một số ít quy trình thủ tục làm còn chậm, còn phải
làm đi làm lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
4.2. Chính sách tín dụng của các tổ chức tín dụng, chương trình tín dụng,
dự án tín dụng trên địa bàn
4.2.1. Đối tượng cho vay
Mỗi tổ chức tín dụng (TCTD) đều có những quy định rõ ràng, cụ thể về
đối tượng cho vay của mình. Đối tượng cho vay của các tổ chức tín dụng
(TCTD) được thể hiện qua bảng
Bảng 2: Đối tượng cho vay của các TCTD trên địa bàn
NHNN&PTNT NHCSXH
Hộ có nhu cầu vay vốn Hộ nghèo hoặc cận nghèo
Có sức lao động Có sức lao động
Thiếu vốn Thiếu vốn
Có ý thức làm ăn Có ý thức làm ăn
Có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Có hộ khẩu thường trú trên địa bàn
- Có tài sản thế chấp (vay thế chấp)
- Hội viên hội phụ nữ, hội nông dân
Hội viên hội phụ nữ, hội nông dân,
hội cựu chiến binh xã
(Nguồn:Tổng hợp từ thông tin điều tra trên địa bàn xã 2011 )
Qua bảng ta có thể thấy đối tượng cho vay của 2 TCTD trên địa bàn xã
đều có những đặc điểm chung đó là hộ có nhu cầu vay vốn, có sức lao động,
có ý thức làm ăn và phải có hộ khẩu thường trú trên địa bàn xã.
Điểm khác biệt giữa các đối tượng cho vay của 2 TCTD đã thể hiện rõ
mục đích, và phương châm hoạt động của 2 TCTD này. Đối với
NHNN&PTNT có hoạt động mang tính chất kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận

luôn được đề cao do vậy đối tượng vay vốn của tổ chức này phải có tài sản
thế chấp để đảm bảo cho nguồn vốn vay phải được hoàn trả. Đối với
NHCSXH, tổ chức này hoạt động với mục tiêu quốc gia cho các hộ nghèo,
25

×