Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề nuôi hươu lấy nhung tại xã quỳnh tân, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.52 KB, 57 trang )

Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi chiếm một
tỷ trọng lớn. Ngành chăn nuôi nước ta, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm
trong nước, mà còn cung ứng một phần cho xuất khẩu thu ngoại tệ về cho đất
nước. Trong những năm đổi mới đất nước, nền nông nghiệp đã có những
đóng góp cho sự phát triển của đất nước nhưng nhìn chung thì nền nông
nghiệp nước ta, phát triển chưa tiêm xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có.
Trong những năm gần đây nhà nước ta đã có những biện pháp, nhằm thúc đẩy
ngành chăn nuôi như chương trình sin hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, phát triển
chăn nuôi bò sữa nhưng bên canh đó có những loài vật nuôi quý hiếm như
hươu, cá sấu, kỳ đà, trăn chưa được nhà nước quan tâm đầu tư. Việc phát
triển các ngành chăn nuôi các loại động vật quý hiếm theo hướng bền vững,
sẻ giảm việc khai thác từ tự nhiên, Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người
dân, nâng cao thu nhập phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong các nghề chăn
nuôi động vật quý hiếm thì nghề chăn nuôi hươu lấy nhung đã phát triển lâu
đời ở Nghệ An và Hà Tịnh.
Ở Quỳnh lưu nghề nuôi hươu lấy nhung đã phát triển nhiều năm nay. Đây
là một nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm
thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Nhung hươu là một trong 4 loại dược
liệu quý [1]. Nhung hươu được con người sử dụng để chữa bệnh và bồi bổ sức
khỏe, ngày nay chất lượng cuộc sống, ngày càng cao thì con người có xu
hướng tìm đến những loại dược liệu, bổ và sạch như nhung hươu để tăng
cường sức khỏe.
Do vậy nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm này ngày càng tăng. Tôi
lớn lên trên một vùng đất mà nghề nuôi hươu phát triển nhiều năm như vậy,
nhận thấy rằng nhung hươu là một sản phẩm có tiềm năng. Nếu được sự chú
trọng đầu tư và sự quan tâm của các ban ngành thì các sản phẩm từ hươu nói
chung và nhung hươu nói riêng có thể trở thành một sản phẩm quý đặc trưng
cho vùng, nếu nhung hươu trở thành một sản phẩm đặc trưng mang thương


hiệu của vùng thì sẽ thúc đẩy nghề nuôi hươu phát triển mạnh hơn từ đó góp
phần giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế
địa phương phát triển . Đặc biệt sẽ tạo ra một nghề chăn nuôi động vật quý
hiếm phục vụ cho nhu cầu con người giảm việc săn bắt trong tự nhiên.
Nhận thấy lợi ích của nghề nuôi hươu như vậy, tôi muốn thực hiện đề
tài: "Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề nuôi hươu lấy nhung tại xã
Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" này nhằm tìm hiểu hiệu quả
kinh tế của nghề nuôi hươu lấy nhung. Với mục đích đánh giá hiệu quả kinh
tế của nghề nuôi hươu trên địa bàn xã để từ đó đưa ra định hướng sản xuất
mới, phát triển nghề chăn nuôi theo hướng bền vựng
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi hươu lấy nhung ở tại
nông hộ xã Quỳnh Tân,Huỵên Quỳnh Lưu,Tỉnh Nghệ An.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Thực trạng chăn nuôi hươu tại xã Quỳnh Tân, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh
Nghệ An.
- Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến chi phí, thu nhập của nghề nuôi
hươu.
- Phân tích khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi hươu.
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của giống hươu
2.1.1 Quá trình thuần hóa
Hươu là loài vật được con người thuần dưỡng đã hàng trăm năm. Nhưng
cũng là loài vật nhút nhát, hễ có tiếng động là lập tức tập trung thính lực vào
đôi tai. Tai hươu có thể quay 4 hướng. Hươu sẵn sàng tự vệ bằng cách bỏ
chạy khi nghe có tiếng động lạ. Mặc dầu được con người thuần dưỡng nhiều
thế hệ, nhưng hễ thấy người là nó nhớn nhác, hoảng hốt, sẵn sàng bỏ chạy, dù
chỉ chạy được trong khuôn khổ 7 - 8m

2
trong khung chuồng mà nó ở.
2.1.2 Cách chọn giống hươu
Giống có một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất ,đặc biệt đối
với chăn nuôi giống có một vai trò vô cùng quan trọng, giống ảnh hưởng đến
năng xuất, hiệu quả, thành bại trong chăn nuôi vì vậy, khâu chọn giống là
khâu quan trọng và được người dân chú trọng nhất, trong chăn nuôi hươu
2.1.2.1 Chọn hươu giống dựa vào lý lịch
Tốt nhất là chọn những con có lý lịch rõ ràng, thường có ở các trại giống
lớn có sự quản lý giống chặt chẽ, chọn những con không bị cận huyết. Chọn
những con có nguồn gốc ông bà, bố mẹ khoẻ mạnh ít bị bệnh tật, các đặc tính
sinh sản tốt, có năng suất nhung cao (tốt nhất một lần cho nhung phải đạt từ
0,8kg trở lên) có trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.7-4.5 kg trở lên.
Tính di truyền của bố mẹ ông bà tương đối ổn định qua nhiều đời, thì
con đực hay con cái chúng ta chọn làm giống sẽ có những đặc tính tốt của ông
bà. Con bố có năng suất nhung cao, sức khoẻ tốt, đẹp, phối giống tốt, con mẹ
sinh sản dễ dàng, cho nhiều sữa, nuôi con tốt, phối giống dễ đậu, tạp ăn.
Hình 1: Hươu đực giống tại hộ Nguyễn Cảnh Thắng - xã Quỳnh Tân

2.1.2.2 Chọn hươu giống dựa vào bản thân
Đối với hươu đực: Dựa vào ngoại hình trước hết nhìn tổng thể con vật
phải đẹp, khoẻ, cân đối có nhiều đặc điểm của giống đực, trong quá trình xem
xét cần đánh giá một số chỉ tiêu sau đây:
Đặc điểm thể chất lông da: phải có các ưu điểm thể hiện rõ phẩm chất
giống
2.1.2.3 Đối với hươu đực
Có cơ thể phát triển cân đối chắc chắn, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình
thường lông có màu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi
rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt mùa thay lông bộ lông có màu sẫm
tối, đốm trắng mờ hẵn tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ. Nhược điểm sau thì

không nên chọn có đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thể chậm phát triển, tính
cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm
chất giống. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạm.
Đầu cổ: Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc
sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu
cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con đầu
quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp,
khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt.
Vai ngực: Ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt. Những
con có nhược điểm là vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết
không chắc chắn.
Lưng sườn bụng: Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn,
bụng kết hợp tốt, nên loại những con có đặc điểm bụng xệ, lưng quá cong,
thân quá dài hoặc quá ngắn, lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo.
Mông và đùi sau: Mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ
chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, loại những con mông lép, đít
tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường.
Bốn chân: Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên,
nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau
chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước,
không nên chọn những con có bốn chân không chắc chắn vận động không
bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, mong chân không bình thường hay bị
bệnh.
Bộ Phận sinh dục: Bộ phận sinh dục hoàn thiện, cân đối, hai hon cà to
cân đối, dương vật bình thường. Tính hăng vào thời kỳ sinh sản tốt, mùa sinh
sản thường ướt ở dương vật, không chọn những con có bộ phận sinh dục
không hoàn thiện, hai hòn cà không cân đối, tính hăng kém, khả năng nhảy
phối kém.
Trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.8-4.5 kg trở lên, trọng lượng lúc cai sữa đạt
25 –30kg trở lên. trọng lượng ở tuổi hậu bị đạt 35 –45 trở lên, tuổi kiệm định

đạt trọng lượng từ 50 –55kg trở lên trọng lượng hươu cơ bản đạt từ 60 –65 trở
lên. Nhung ló đạt 0.1- 0.2kg, nhung lứa thứ nhất đạt 0.3kg trở lên.

Hình 2: Hươu sao tại một hộ nuôi ở xã Quỳnh Tân
2.1.3.4 Đối với hươu cái
Chọn những con nhìn tổng quan đẹp, khoẻ, cân đối hài hoà giữa các bộ
phần cơ thể, thể hiện rõ đặc trưng của giống cái, đuôi luôn phe phẩy, mắt sáng
nhanh nhẹn, chúng ta đi sâu xem xét những bộ phận với tiêu chuẩn giống sau:
Đặc điểm giống thể chất lông da: Thể hiện rõ phẩm chất giống, hươu
cái có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông
có màu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm,
cổ, đùi có màu trắng nhạt. Tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ, loại bỏ không
chọn những con đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thể chậm phát triển, tính
cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm
chất giống. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạm.
Bộ phận đầu cổ: Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa
hai gốc sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh
nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những
con đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán
hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt.
Vai ngực: Chọn những con có ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực
kết hợp tốt, loại những con vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết
không chắc chắn.
Bộ phận lưng sườn bụng: Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng,
sườn, bụng kết hợp tốt. Không chọn những con bụng xệ, lưng quá cong, thân
quá dài hoặc quá ngắn, lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo.
Mông và đùi sau: Chọn những con mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có
cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, không nên chọn
những con Mông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường.
Bốn chân: Bốn chân là rất quan trọng đối với hươu chọn làm giống vì

thể nên chọn những con có bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự
nhiên, nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai
chân sau chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía
trước. Không nên chọn những con có bốn chân không chắc chắn vận động
không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, móng chân không bình thường
hay bị bệnh.
Bộ Phận sinh dục: Hươu cái thường làm nhiệm vụ sinh sản nên khâu
chọn bộ phận này rất quan trọng nên chú ý chọn những con có bộ phận sinh
dục hoàn thiện.
Biểu hện động dục rõ ràng, bốn vú đều nhau, dễ phối giống, cho sữa tốt,
nuôi con giỏi, không nên chọn những con có đặc điểm bộ phận sinh dục
khuyết tật, khó phối giống, biểu hiện động dục không rõ ràng, khó đẻ, không
biết nuôi con.
Trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.6- 3.8 kg trở lên, trọng lượng lúc cai sữa đạt
20 –25kg trở lên. trọng lượng ở tuổi hậu bị đạt 30 –40 trở lên, tuổi kiểm định
đạt trọng lượng từ 45 –50kg trở lên
2.2 Cơ sở lý luận của hiệu quả kinh tế
2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh thì:" Hiệu quả kinh tế của một hiện
tượng (Hoặc quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác
định"[3].
Hồ Vinh Đào lại nói rằng: “ Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế
là so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao
động vật hoá và lao động sống) với thành quả có ích đạt được” [3].
Còn theo Farsell (1957), Fchult (1964), Rizzo (1979) và Elli (1993) thì
cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi so sánh giữa kết quả đạt được
với chi phí bỏ ra (nhân lực, vật lực, tài lực…) [4].
Tóm lại hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ tổ
chức, quản lý kinh tế. chất lượng khai thác nguồn lực trong quá trình sản xuất

để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
2.2.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Mặc dù nhiều nhà kinh tế học đư ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu
quả kinh tế, song họ đều thống nhất về hiệu quả kinh tế rằng , người sản xuất
muốn có lợi nhuận thị họ phải bỏ ra những chi phí nhất định, đó là nhân lực,
vật lực, tài lực…. tiến hành so sánh kết quả đạt được sau quá trình sản xuất
kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch giữa
chị phí càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả tạo được là sự tổng hợp của
nhiều yếu tố đầu vào mà môi trường ngoại cảnh. Có nhiều cách khác nhau để
đạt được cùng một kết quả, và do tính mâu thuận về khả năng hạn hẹp về
nguồn lực với nhu cầu vô hạn của con người mà ta cần đánh giá kết quả của
quá trình sản xuất kinh doanh. Để đạt được kết quả đó cần có những kết quả
gì? Chi phí bao nhiêu? Hay với chi phí đó ( nguồn lực đó) thì làm thế nào để
có kết quả cao nhất? đó là vấn đề và bản chất của hiệu quả kinh tế.
2.2.3 Hiệu quả kinh tế
Sản xuất là một hoạt động có mục đích của con người, tác động đến đối
tượng lao động thông qua công cụ lao động nhằm tạo ra của cải vật chất thảo
mạn nhu cầu của mình và cho xã hội. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của nhà nước thì các nhà sản xuất, doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn
xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Cho nên kết quả kinh tế là một vấn đề
không những được bản thân nhà sản xuất, doanh nghiệp quan tâm mà là còn
là vấn đề của toàn xã hội.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động
kinh tế, là thước đo trình độ quản lý và trình độ tổ chức của các doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển, yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất, doanh nghiệp phải
kinh doanh có hiệu quả, có như vậy nhà sản xuất, doanh nghiệp mới có điều
kiện tái sản xuất mở rộng, áp dụng khoa học kỷ thuật và công nghệ mới vào
trong sản xuất.
GS.TS Ngô Đình Giao cho rằng “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao

nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước”.
TS : Nguyễn Tiến Mạnh lại cho rằng: “Hiệu quả kinh là một phạm trù
khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu
xác định[3].
Vì vậy có thể hiểu rằng: ‘Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu
hiện trập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai
thác các nguồn lực, chi phí nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm
thực hiện mục tiêu đề ra”
2.2.4 Khái niệm nông hộ
Hộ hay còn gọi là hộ gia đình là khái niệm dùng để chỉ hình thức tồn tại
của một nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một
tổ chức kinh tế có tính chất hành chính địa lý (phạm Địa Loan, 1996).
Trong nông thôn, gia đình và hộ gia đình có mối quan hệ hữu cơ với
nhau nhưng chúng không phải là một. Hộ gia đình là một nhóm cá nhân, chủ
yếu chung nhau về kinh tế, cùng lao động sản xuất, cùng sống trong một mái
nhà, họ có thể cùng huyêt thống hoặc không cùng huyết thống. Có trường hộ
nhưng chưa phải là gia đình (hộ độc thân) cũng có khi là gia đình nhưng chưa
phải là hộ (chưa hoặc không tách hộ khỏi gia đình lớn). Ngày nay trong cơ
chế thị trường, tùy hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ gia đình nông thôn
được phân loại thành hộ thuần nông, hộ kết hợp (kêt hợp giữa nông nghiệp và
phi nông nghiệp), hộ phi nông nghiệp.
2.2.5 Đặc trưng của nông hộ
Nông hộ là hộ gia đình sống ở nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp đơn
vị kinh tế xã hội ở nông thôn, nước ta hiện nay, về cơ bản nông hộ có đặc
trưng sau :
Hộ là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, trong nền kinh tề thị trường hiện
nay, hộ có quyền quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,
cũng như quyền quyết định việc khai thác sử dụng các nguồn lực của hộ như:
lao động, đất đai, vốn

Quyền sử dụng đất là một đăc trưng nổi bật của nông hộ, là đặc trưng cơ
bản để phân biệt nông hộ với những người lao động không có đất hay với cư
dân thành thị, đất đai là tư liệu đặc biệt đảm bảo cho cuộc sống lâu dài của
nông hộ.
Lao động trong hộ chủ yếu thuộc sở hữu của hộ đa phần người lao động
trong nông hộ là lao động phổ thông chưa có đào tạo nghề, và mang tính mùa vụ.
Hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu đấy là đặc trưng chung
của nông thôn việt nam nhất là vùng sâu vùng xa vùng khó khăn, hoạt động
sản xuất mang tính tự cung tự cấp nếu có sản xuất hàng hóa thì cùng nhỏ lẻ,
thiếu động bộ, khả năng cạnh tranh kém, hiệu quả kinh tế thấp.
Đặc trưng về vốn và tiêu dùng, Trong nông hộ, không có sự phân biệt lợi
nhuận với tiền công, bởi trong nông hộ lao động cho chính họ, vừa là chủ vừa
là người lao động cũng do đó hoạt động tiêu dùng không được tách bạch nghi
chép rõ ràng.
Qua đó có thể nói rằng, hộ là một đơn vị kinh tế chủ yếu ở nông thôn. Là
tập hợp của một nhóm người cùng chung một cơ sở ngân quỹ, cùng nhau lao
động sản xuất (chủ yếu là nông nghiệp) cùng ăn cùng ở với nhau trong một
mái nhà.
2.2.6 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ
Hiệu quả trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi hươu nói riêng là phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn lực trong chăn nuôi
hươu của nông hộ.
Dựa vào đặc trưng cơ bản trong nông hộ mà nghiên cứu đánh giá trong
chăn nuôi, nông hộ sử dụng các tiêu chí sau :
TC. Tổng chi phí nuôi hươu: là giá trị thị trường của toàn bộ tài nguyên
được sử dụng để chăn nuôi hươu trong một thời gian nhất định TC= FC+VC
FC. chi phí cố định: là chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi, chi
phi cố định trong hoạt động chăn nuôi hươu là bao gồm chi phí xây chuồng
trại và chi phí mua con giống.
VC. Chi phí biến đổi: là chi phí phụ thuộc vào mức sản lượng, tăng giảm

với sự tăng giảm của sản lượng, chi phí biến đổi trong nuôi hươu là chi phí
thức ăn, giá nhân công.
Giá trị sản suất (GO): là toàn bộ giá trị vật chất dịch vụ mà hộ chăn nuôi
tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Giá trị chăn nuôi
hươu trong một năm là toàn bộ sản phẩm chăn nuôi trong năm đó.
Giá trị gia tăng (VA)là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động chăn
nuôi trong một thời kỳ (1năm) VA=GO-IC.
Trong đó IC là chi phí trung gian, bao gồm:
Chi phí vật chất bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, công cụ rẻ tiền
hàng năm, sữa chữa tài sản cố định hàng năm, thiệt hại tài sản lưu động, và
các chi phí khác …
Chi phí dịch vụ :dịch vụ thú y, tập huấn kỷ thuật, nghiên cứu, thử
nghiệm …
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là một bộ phận của giá trị gia tăng khi đã trừ đi
thuế nông nghiệp. Đây là thành phần thu nhập thuần túy bao gồm công lao
động của nông hộ. MI=VA-C1-T trong đó C1 chi phí khấu hao tài sản cố
định, T là thuế nông nghiệp.
Trên cơ sở so sánh các yếu tố đầu vào đầu ra, xem xét trên các khía cạnh
kinh tế trong chăn nuôi hươu ở nông hộ, chúng ta áp dụng các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả chăn nuôi hướng sau.
Thu nhập hỗn hợp (MI) là toàn bộ thu nhập hổn hợp từ chăn nuôi hươu
trong năm nghiên cứu 2011.
Thu nhập trên khẩu: là tiêu chí đánh giá xem mỗi khẩu có được thu nhập
bao nhiêu từ hoạt động chăn nuôi hươu trong năm nghiên cứu
Thu nhập/nhân khẩu =MI/số nhân khẩu hộ.
Thu nhập trên chi phí: là chỉ tiêu để đánh giá xem mỗi chi phí đầu tư cho
hươu trong một năm mang lại bao nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập /Tổng chi phí =MI/TC trong đó TC là tổng chi phí.
Thu nhập nuôi trên tháng: là chi tiêu đánh giá xem mỗi tháng, mỗi con
hươu cho thu nhập bao nhiêu.

Thu nhập/tháng nuôi =(Thu nhâp/con hươu)/(số tháng nuôi /con hươu.
Thu nhập trên công nuôi : Là chỉ tiêu đánh giá, giá trị ngày công của
hoạt động chăn hươu là bao nhiêu.
Thu nhập /công nuôi =MI/Tổng công nuôi.
2.3 Vai trò của nhung hươu
2.3.1 Khái niệm nhung hươu
Nhung hươu là sản phẩm cốt chất trên đầu con hươu có được từ sừng
non (lộc) của những con hươu đực hoặc con nai đực thuộc họ hươu[1]
2.3.2 Thành phần hóa học của nhung hươu
Hàm lượng các chất vô cơ các a xít a min ở trong nhung hươu vô cùng
phong phú và đa dạng vì vậy nhung hươu được sử dụng để điều chế các loại
thuốc và bồi bổ sức khỏe, ngày nay chất lượng cuộc sống, càng cao thì nhu
cầu về nhung hươu ngày càng lớn do nhung hươu được xem là một loại dược
liệu sạch thân thiện với con người. Qua hai bảng so sánh trên có thể thấy rằng
thành phần các chất dinh dưỡng trong các loại hươu là khác nhau cho nên giá
trị các loại nhung hươu là khác nhau.
Trong nhung hươu chứa tới 19 chất vô cơ, cần thiết cho quá trình sinh
trưởng, phát triển của cơ thể con người.
Bảng 1: Thành phần % các chất vô cơ trong nhung hươu
ĐVT: %
Nguyên tố Các loài nhung hươu
Nhung hươu sao Nhung hươu hung Nhung hươu khác
Can xi(ca) 10,60 19,93 10,85
Phốt-pho (p) 5,32 6,65 5,48
Sắt (Fe) 0 051 0,018 0,053
Nhôm (Al) 0,01 0,05 0,002
Đồng(cu) 0,0007 0,0007 0,0008
Kẽm(zn) 0,005 0,007 0,003
Bari(Ba) 0,003 0,003
Mangan(Mn) 0,002 0,002

Thiếc(Sn) 0,003 0,001 0,001
Bạc(Ag) 0,001 0,001 0,23
Ma giê (Mg) 0,25 0,31 0,20
Strontium (Sr) 0,20 0,20 0,001
Chì (Pb) 0,002 0,002 0,001
Coban(Co) 0,001 0,001 0,001
Titanium (Ti) 0,002 0,008 0,01
Vanadium (v) 0,005 0,005 0.001
Zirconium (zr) 0,02 0,07 0,07
Silicon (Si) 0,007 0,03 0,01
Natri (Na) 0.43 0,32 0,38
(Nguồn:Nhung hươu tri bách bệnh, NXB Thời Đại 2010).
Qua bảng trên có thể thấy rằng trong nhung hươu có những chất vô cơ
ảnh hưởng và tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cở thể
con người như: Fe, cu, Al, Mn
Vì vậy nếu con người sử dụng nhung hươu và các sản phẩm từ nhung
hươu, thì có thể cung cấp ngần như đầy đủ các chất vô cơ cho cơ thể.
Trong cơ thể chúng ta các chất vô cơ chiếm một phần vô cùng nhỏ bé,
nhưng nếu thiếu những nguyên tố vi lượng này thì cơ thể con người phát triển
không bình thường.
Những chất vô cơ này là những chất mà cơ thể con người chúng ta
không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ môi trường bên ngoài. Con người
chúng ta lấy các nguyên tố vi lượng này tư các nguồn động vật, thực vật,
nước uống. So với các nguồn khác thì trong nhung hươu chứa một hàm lượng
các nguyên tố vô cơ vô cùng phong phú và đa dạng, các nguyên tố vô cơ chứa
trong nhung hươu cơ thể dễ dàng hấp thu hơn so với thực vật và nước uống.
-Trong nhung hươu không chỉ các chất vô cơ mà chứa phần lớn các chất
hữu cơ, phần lớn các chất hươu cơ ở trong nhung hươu là các a xít a min quan
trọng mà cơ thể con người chúng ta không thể tự tổng hợp được, đặc biệt
trong nhung hươu chứa một hàm lượng lớn, a xit amin lysine đây là một a xít

a min kích thích tăng trọng.
Hình 3: Sản phẩm nhung hươu của xã Quỳnh Tân
Bảng 2: Hàm lượng acid amin ở 3 loại nhung hươu
ĐVT: %
Acid amin Nhung hươu
sao
Nhung hươu hung Nhung hươu lẫn
Trytophan 0,35 0,78 2,00
Lysine 3,38 3,70 3,43
Histidine 1,34 1,04 1.04
Amoniac 2,99 2,97 2,59
Argnine 4,86 4,76 4,85
Asp 4,32 4,38 4,00
Threonine 2,02 2,04 1,81
Serine 2,32 2,31 2,02
Glutamate 7,20 6,91 6,71
Proline 5,84 6,02 5,63
Glycine 7,90 8,12 7,68
Alanine 4,24 4,50 4,21
Cystine 0,10 0,10 0,10
Valin 2,06 2,09 1,58
Isoleucin 1,30 1,30 1,13
Tyrosine 1,07 0,66 1,04
Phenylalanine 2,00 3,50 1,53
Methonin 0,36 0,17 0,43
Leucin 3,27 3,43 2,97
Tổng hợp hàm
lượng
57,22 59,33 55,37
(Nguồn:Nhung hươu tri bách bệnh, NXB Thời Đại 2010).

Trong tự nhiên có hơn 20 a xit a min thì trong nhung hươu có tới 19 a xít
amin, trong đó tỷ lệ a xít amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được
chiếm một tỷ lệ cao. Đây là các thành phần dùng để điều các loại thuốc chữa
bệnh cho con người. Trong nhung hươu chứa một hàm lượng các chất vô cơ,
hưu cơ gần như đầy đủ với cơ thể con người nên giá trị nhung hươu rất cao.
2.3.3 Công dụng của nhung hươu
Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh
thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi tiểu và tăng nhu động dạ dày - ruột,
chuyển hóa tốt protid và glucid Liều mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp
mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết.
Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích
huyết, chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu,
giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ Từ lâu đời, các thầy thuốc đông y Trung
Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co
giật, chữa ung bướu, thấp khớp.
Nhung hươu nai tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những
người không được dùng là: người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất
máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, viêm phế quản, khạc đờm
vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm.
2.3.4 Các bài thuốc có nhung hươu
Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh,
thắt lưng đau, gối mỏi: Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40 g
(giã nát). Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20
ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.
Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước
vo gạo: Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô
mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50
viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.
Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2
lần/ngày.

Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung
0,3-1 g x 2-3 lần/ngày.
2.4 Đặc điểm của nghề nuôi hươu ở nông hộ
2.4.1 Tình hình của nghề nuôi hươu
Những năm qua trên địa bàn huyện phát triển mạnh nghề chăn nuôi
hươu, nghề nuôi hươu lấy nhung đã giúp một số hộ gia đình vươn lên làm
giàu nhưng nghề nuôi hươu ở đây vẩn phát triển chưa bền vững, do đây là
một nghề nuôi tự phát, chưa có quy hoạch tổ chức hợp lý, người dân chủ yếu
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nuôi chính quyền địa phương chưa có sự
giúp đỡ về tập huấn kỷ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm vì vậy nghề chăn nuôi
phát triển chưa bền vững và chưa tưng xứng với tiềm năng sẵn có của vùng.
Hiện nay trên địa bàn xã quỳnh Tân có hơn khoảng một 1000 con hươu, số
hươu này nuôi chủ yếu trong các hộ gia đình, phần lớn là những gia đình khá
giả mới có điều kiện để nuôi nhưng ở xã quỳnh tân, có một mô hình nuôi với
quy mô trang trại khá thành công với quy mô trang trại 45con trong đó 15 con
hươu sao và 30 con nai.
2.4.2 Quy mô chăn nuôi nhỏ chủ yếu là tận dụng
Đây là đặc điểm nổi bật của ngành chăn nuôi hươu ở quỳnh tân, nhìn
chung quy mô chăn nuôi ở nông hộ rất nhỏ, chủ yếu là nuôi tận dụng các
nguồn thức ăn từ nương vườn, các phụ phẩm nông nghiệp. Quy mô chăn nuôi
ở nông hộ trung bình từ 3-4 con có một số hộ đã có sự đầu tư xây dựng
chuồng trại kiên cố mở rộng diện tích trồng cỏ, trồng các loại thức ăn, để mở
rộng quy mô chăn nuôi lên trên 10 con. Những hộ gia đình có sự đầu tư lớn là
những hộ có điều kiện, có đất để mở rộng diện tích trồng cỏ nhưng họ cũng
chỉ sử quỹ đất và lao động của gia đình để chăn nuôi. Trên địa bàn xã chỉ có
trang trại của anh Nguyễn cảnh Thắng nuôi với quy mô trang trại 45 con trên
diện tích là 4 ha và thuê 3 lao động.
2.4.3 Hộ còn thiếu thông tin
Do ngành chăn nuôi trên địa bàn nhỏ lẻ mang tính tự phát của người dân,
chính quyền chưa có sư đầu tư, tập huấn kỷ thuầt, phổ biến kinh nghiệm nên

hộ chăn nuôi còn thiếu thông tin thi trường giá cả, kỷ thuật chăn nuôi, diễn
biến dịch bệnh, do đó người dân chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau,
nghe những thông tin truyền mệnh vì vậy mà có những nguồn thông tin thiếu
chính xác.
2.4.4 Các loại thức ăn
Thức ăn của hươu chủ yếu lá thức ăn xanh, như cỏ các loại lá cây, phụ
phẩm nông nghiệp nguồn thức ăn này là do các hộ gia đình chủ động trồng
hay tự kiếm, hươu là loại có khả năng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau
nên việc tìm thức ăn cho hươu là tương đối dễ. Mỗi ngày mỗi lao động chính
chỉ cần hai tiếng để đi tìm thức ăn cho hươu, ngoài nguồn thức xanh thì mỗi
hộ gia đình thường bổ sung thêm các nguồn thức ăn tinh vào mùa lấy nhung
hay lúc hươu sinh, nhìn chung các nguồn thức ăn của hươu là các phụ phẩm
nông nghiệp, thức ăn tự kiếm, gia đình trồng nên đầu vào ít chịu sự biến động.
Đối với những hộ có đủ quỹ đất để trồng cỏ thì chủ động được nguồn thức ăn
tại chỗ thì việc chăn nuôi đỡ vất vả hơn.
2.4.5 Tầm quan trọng và vai trò của việc nuôi hươu
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi hươu nói riêng đóng vai trò hết sức
quan trọng trong khía cạnh đới sống xã hội được thể hiện cụ thể là:
Thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển: Chăn nuôi và trồng trọt là hai
ngành của sản xuất nông nghiệp, giữa chúng có mối quan hệ hưu cơ không
thể tách rời và ảnh hưởng lẫn nhau. Biểu hiện qua mối quan hệ sau. Chăn nuôi
cung cấp phân bón cho trồng trọt, trồng trọt cung cấp các loại thức ăn cho
chăn nuôi.
Trồng trọt kém, năng xuất cây trồng thấp thì chăn nuôi cũng kém và
ngược lại.
Tăng thu nhập tạo công ăn việc làm cho nông dân: việc phát triển chăn
nuôi thực sự đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân, cho quốc gia, là động
lực quan trọng tạo tiền đề để phát triển kinh tề hộ. Ngành chăn nuôi giải quyết
việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia
đình, tác động đến công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn.

Cung cấp thực phẩm và nguồn dược liệu quý cho con người:
Ngành chăn nuôi hươu không chỉ cung cấp mỗi năm hàng triệu tấn thịt
cho con người, mà còn cung cấp một nguồn dược liệu quý để điều chế các
loại thuốc chữa trị các bệnh nan y. Thịt hươu chứa một hàm lượng protein
cao, trong thịt hươu có ngần như đầy đủ các loại a xít a min thiết yếu vì vậy
thịt hươu có giá trị dinh dượng cao, được con người dùng để bồi bỗ sức khỏe.
2.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng tác động của nó đến nghề nuôi hươu ở nông
hộ
Biến động của giá đầu vào lớn: sự biến động của giá hươu là khá lớn
trong những năm trước đây giá hươu giống có lúc lên tới 50-60 triệu đồng
/con, rồi có lúc rơi xuống 2000-3000 nghìn đồng /con, hiện nay giá một con
hươu đực giá từ 8-10 triệu đồng /con, hươu cái 5-8 triệu đồng /con, tuy giá
hươu biến động lớn như vậy nhưng giá nhung hươu ít biến động. Vì giá hươu
có biến động lớn nên người dân còn e dè trong việc nuôi hươu.
Do sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ chưa có thị trường bán buôn thực thụ
nên các hộ chăn nuôi chủ yếu bán cho các thương lái, chủ thu gom trung gian
nên người dân dễ bị ép giá. Bên cạnh đó, thông tin đại chúng chưa cung cấp
tốt về thị trường cho hộ chăn nuôi, các nguồn thông tin cung cấp cho người
chăn nuôi về giá cả thị trường là do thương lái nên các nguồn thông tin
không khỏi bị bóp méo.
Dịch vụ thú y kém: nước ta có một mạng lưới thú y từ trung ương đến
địa phương. Mặc dù mạng lưới thu y được quan tâm phát triển nhưng số
lượng,chất lượng nhân viên thú y vẩn còn yếu và thiếu, đặc biệt ở các vùng
sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tại xã quỳnh tân đã có một mạng lưới
thú y viên cơ sở, tuy nhiên trình độ tay nghề còn yếu chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế.
Thời gian qua trên địa bàn xã, hươu xuất hiện một bệnh lạ chưa rõ
nguyên nhân gây chết 40 con hươu nai nên đã ảnh hưởng đến ngành chăn
nuôi. Do quy mô chăn nuôi trên địa bàn xã là nuôi nhỏ lẻ nên công tác phòng
chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, ý thức và trịnh độ người dân còn kém vì vậy

mà công tác phòng và chữa bệnh gặp nhiều chua đươc tốt, mỗi khi có dịch
bệnh xảy ra thường gây nhiều tổn thất cho ngành chăn nuôi.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ chăn nuôi hươu tại xã
quỳnh tân, huyên Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 3/1/2011 đến ngày 2/5/2011.
Không gian nghiên cứu: Xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi hươu lấy nhung tại
nông hộ của Xã Quỳnh Tân, Huyện Quỳnh Lưu,Tỉnh Nghệ An.
Quy mô: Chăn nuôi của nông hộ
+ Số con /hộ (nhóm hộ)
Cơ cấu đàn của nông hộ
+Tỷ lệ % cái /đực
Nguồn thức ăn
+ Thức ăn xanh
+ Thức ăn tinh
Công tác thú y trong chăn nuôi:
+ Khả năng tiêm phòng
+ Tình hình dịch bệnh
Tiêu thụ sản phẩm:
+ Hình thức bán.
3.2.2 Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi hươu tại nông hộ
Chi phí sản xuất
+ Chi phí mua con giống: giá/ con
+ Chi phí xây chuồng trại :giá/con

+ Chi phí thức ăn xanh
+ Chi phí thức ăn tinh
+ Số lượng bán con đực :kg/con
+ Số lượng bán ( hươu con) /năm
+ Giá bán /con/năm
+ Lợi nhuận /con/năm
3.2.3 Mối quan hệ giửa chăn nuôi với các yếu tố đầu vào khác cho chăn nuôi
- Giống
+ Kỷ thuật chọn giống
+ Kỷ thuật xây chuồng trại
- Thức ăn
+ Thức ăn xanh
+ Thức ăn tinh
- Thú y
+ Khả năng phòng dịch số con mắc bệnh /số hộ
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu
Quỳnh tân là một xã miền núi vùng bán sơn địa, một xã có hoạt
động chăn nuôi nhiều trong đó số lượng hươu nuôi trên địa bàn chiếm
một tỷ lệ cao trong số vật nuôi ở nông hộ.
-Hiện nay chính quyền xã có sự quan tâm khuyến khích phát
triển đàn hươu ở nông hộ.
-Đây là nơi có nhiều đối tượng buôn bán hươu và nhung hươu.
- Nghề nuôi hươu trên địa bàn xã đã có từ mấy chục năm nay,
hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 200 hộ có hoạt động chăn nuôi
hươu, đặc biệt ở đây có một trang trại nuôi với quy mô lớn khoảng 15
con hươu và 30 con nai, chủ trang trại vừa là người chăn nuôi vừa buôn
bán nên có rất nhiều thông tin.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Báo cáo chăn nuôi hàng năm của xã

- Tài liệu thống kê của các cơ quan
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Quan sát tổng thể
+Quan sát số lượng hươu nuôi ở nông hộ điều tra, quan sát cách
xây dựng chồng trại, các loại thức ăn, cách cho ăn, vệ sinh chuồng trại
- Phỏng vấn sâu
+ Phỏng vấn trưởng thú y xã, thu thập vế tình hình chăn nuôi trên
địa bàn, công tác thú y.
+ Phỏng vấn thương lái, thu thập về thông tin giá cả, thị trường
đầu ra, xu thế giá.
+Phỏng vấn chủ tịch phụ trách kinh tế, tìm hiểu về vai trò của
loại vật nuôi này.
- Phỏng vấn bán cấu trúc 40 hộ tìm hiểu.
+ Kỷ thuật chăn nuôi hươu
+ Giá bán nhung, đối tượng bán, nơi bán
+ Giá giống mua, bán
+ Thời gian chăm sóc
+ Các loại thức ăn, số lượng
+ Năng xuất, số lượng, thu nhập
+ Chi phí, cách xây dựng chuồng trại
+ Vai trò của loại vật nuôi này ở nông hộ
3.3.4 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu băng phần mềm Excel
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm về tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã quỳnh tân thuộc huyện quỳnh lưu tỉnh Nghệ nằm ở phía tây bắc của
tỉnh Nghệ An cách quốc lộ 1A 7 km về phía tây cách trung tâm huyện 17 km.

Phía đông: giáp với các xã Quỳnh Xuân, Quỳnh Văn, Phía bắc: giáp với xã
Quỳnh Trang. Phía tây: giáp với xã Quỳnh Thắng.
Phía nam : giáp với xã Quỳnh hoa, Quỳnh Châu. Tổng diện tích tự nhiên
toàn xã 3.196 ha, toàn xã có 16 thôn, Quỳnh tân là một xã nằm vùng bán sơn
địa có đường nhựa hướng đông tây nối liền quốc lộ 1A với các xã phía trên.
Hình 4: Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Nguồn: UBND huyện
Điểm nghiên cứu
4.1.1.2 Các nguồn lực
Nguồn tài nguyên: Tổng diện tích đất toàn xã 3.196 ha, diện tích rừng tự
nhiên 1.646 ha, trong đó rừng phòng hộ là khoảng 568,75 ha diện tích mặt
nước, hồ, đập lớn nhỏ 218,16 trong đó diện tích đang sử dụng nuôi trồng thuỷ
sản là 95 ha diện tích núi đá vôi ước khoảng 35 ha
Nguồn nhân lực: Tổng số người của toàn xã là 12.211 số người trong độ tuổi
lao động là 6.785 chiếm 55,56% tổng số dân toàn xã đây là nguồn nhân lực
dồi dào cung cấp nguồn lực lao động cho xã hội.
Nguồn vốn: Hiện tại trong dân đang tộn đọng nhiều nguôn vốn phuc vụ cho
quá trình phát triển kinh tế đến nay sồ tiền mà nhân dân gửi hội nông dân xã
khoảng 4 tỷ đồng, phục vụ cho nhu cầu vay vồn của người dân trong xã.
4.1.1.3 Địa hình thổ nhưỡng
Xã Quỳnh tân là một xã miền núi nên có diện tích khá rộng, địa hình khá
khức tạp diện tích đồi núi lớn, diện tích đất trồng lúa ít, đất lâm nghiệp chiếm
một diện tích tương đối lớn do vậy ngành chăn nuôi ở đây có khả năng phát
triển mạnh.
Thành phần cơ giới là đất thịt pha cát tầng canh tác >10 CM độ cao so
với mặt nước biển trên 30m.
4.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu
Gió: Quỳnh tân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên chịu sự
tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng
8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Do

chịu tác động của hai đới gió này nên cây trồng vật nuôi ở đây thường phải
đối mặt với nhiều bất lợi.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 2010 là 25
o
C, cao hơn so với trung bình
hàng năm là 0,2
0
C, vào những tháng 5, 6, 7 nhiệt độ có khi lên 41-42
0
c gây
không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi và trồng trọt. Nhiệt độ thấp nhất vào
các tháng 11, 12 và tháng 1, 2 năm sau nhiệt độ thấp có khi xuống 9
0
C với
nhiệt độ xuống thấp như vậy cũng đã tác động lớn đến ngành trồng trọt và
chăn nuôi.
Lượng mưa: Tổng lượng mưa hàng năm là 1.879mm, lượng mưa thấp
nhất là 1110,1mm. lượng mưa này chi trập trung vào các tháng 8, 9, 10 trong
năm tháng 5, 6, 7 là những tháng nắng nóng nhất trong năm nhưng lượng mưa
vào các tháng này lại ít.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm là: 85%, độ ẩm cao 95% thấp nhất
là 42% vào tháng 7.
Tổng số giờ nắng trong năm 2010 là 1.460 giờ, thấp hơn năm 2009.
4.2 Tình hình kinh tế xã hội
4.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Tình hình sử dụng đất đai tại xã Quỳnh tân tổng diện tích đất toàn xã
3.196 đất sản xuất nông nghiệp 2.321.71 ha, đất lâm nghiệp1.646 ha, còn lại
là các đất khác.
Bảng 3: Phân loại đất nông nghiệp xã Quỳ Tân
TT Danh mục Diện tích (ha)

1 Đất lúa 685
2 Đất lạc 175
3 Đất ngô 250
4 Rau màu 75
5 Đất sắn 10
6 Đất mía 5
( Nguồn : Báo cáo Kinh tế xã hội 2010)

×