Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

tìm hiểu thực hành quyền tiếp cận tài nguyên đầm phá với phân hóa giàu nghèo tại xã vinh giang, huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.71 KB, 79 trang )

PHẦN 1.
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á
với diện tích 22.000 ha và chiều dài gần 70 km dọc theo bờ biển. Hệ đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, là nguồn sinh kế của khoảng 300.000 người dân
sinh sống quanh đầm phá. Được xem như là một hệ thống tài nguyên tiếp cận
mở nên ngư dân luôn tìm cách để nâng cao khả năng tiếp cận của mình trong
việc khai thác các loại thủy hải sản thông qua việc phát triển nhiều loại ngư cụ
khác nhau trong khai thác thủy sản và có nhiều diện tích để nuôi trồng thủy
sản. Trong những năm gần đây, do tình trạng khai thác và sử dụng quá mức đã
gây nên những đe dọa đến việc phát triển có hiệu quả và bền vững hệ đầm
phá. Tài nguyên đầm phá thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân. Tuy nhiên
việc tiếp cận nguồn tài nguyên này của người dân chịu ảnh hưởng nhiều của
các phong tục tập quán. Do đó quyền tiếp cận tài nguyên đầm phá của các
nông hộ không thống nhất và tính pháp lý chưa cao.
Vinh Giang là xã trung tâm của 5 xã khu III, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế, Phía nam tiếp giáp đầm phá Cầu Hai. Xã Vinh Giang có diện tích
mặt nước rộng lớn với 1.168 ha là nguồn lợi chính cho đa số người dân sinh
sống nơi đây. Cuộc sống của ngư dân phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi này.
Vì đây vừa là hoạt động tạo thu nhập vừa là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho
cư dân. Nhiều hộ giàu lên hay nghèo đi cũng do nguồn lợi này quyết định. Dù
giàu hay nghèo thì khai thác tài nguyên đầm phá cũng là nghề chính của cộng
đồng nên họ không thể từ bỏ được. Đây là nghề truyền thống có từ lâu đời
nên có nhiều thay đổi trong cơ chế quản lý, cách thức và mức độ tiếp cận.
Quá trình tiếp cận tài nguyên được tích lũy trong thời gian dài chịu sự tác
động của các cơ chế quản lý khác nhau nên có sự phân hóa về diện tích được
sở hữu giữa các hộ. Sự thiếu cân đối trong diện tích tài nguyên được tiếp cận
và sở hữu dẫn đến không đồng đều trong thu nhập giữa các nông hộ và đó là
biểu hiện của phân hóa giàu nghèo.


1
Vậy qua thời gian sự phân hóa trong tiếp cận tài nguyên cũng như phân
hóa giàu nghèo của cộng đồng diễn ra như thế nào. Quyền tiếp cận tài nguyên
đã được hình thành có tác động như thế nào đến thực trạng này. Để thấy được
kết quả của những nổ lực hình thành quyền tài sản đối với tài nguyên đầm phá
thì tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực hành quyền tiếp cận tài
nguyên đầm phá với phân hóa giàu nghèo tại xã Vinh Giang, huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” là việc làm cần thiết.
1.2. Mục tiêu đề tài
Tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu:
1) Tìm hiểu thực hành quyền tiếp cận tài nguyên qua các giai đoạn khác nhau.
2) Tìm hiểu tác động của tiếp cận tài nguyên đến phân hóa giàu nghèo.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Việc thực hiện quyền tiếp cận diễn ra như thế nào?
2) Thực hành quyền tiếp cận tài nguyên đầm phá ảnh hưởng đến phân hóa
giàu nghèo ở địa phương như thế nào?
3) Giải pháp nào để hạn chế phân hóa giàu nghèo về góc độ tài nguyên?
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý thuyết về tài nguyên và quyền tiếp cận tài nguyên
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử
dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người
[10]. Theo Điều 3 (Luật thủy sản), Điều 5 (Luật đất đai) tài nguyên thủy sản,
tài nguyên đất thuộc quyền sở hữu toàn dân [13],[14]. Hiểu theo nghĩa rộng ta
có thể coi mặt nước đầm phá, hồ là loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Theo
luật dân sự Điều 173, Điều 189, Điều 198: “Quyền của chủ sở hữu bao gồm
quyền của chủ sở hữu được chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
theo pháp luật”. Chủ sở hữu là “cá nhân, những pháp nhân và chủ thể khác có

cả 3 quyền nói trên” [15]. Thực hành tiếp cận quyền tài sản của cá nhân, hộ
gia đình là việc chiếm dụng mặt nước khai thác trên cơ sở pháp lý hoặc tự do
được cộng đồng thừa nhận [7]. Vậy tiếp cận là gì? Tiếp cận là cơ hội được sử
dụng các nguồn lực và được hưởng các lợi ích. Tiếp cận nguồn lực trả lời câu
hỏi ai được sử dụng cái gì và ai được hưởng lợi? [2].
Theo Schlager và Ostrom (1992), mỗi cá nhân thực hiện các công việc
hằng ngày của họ theo những quy tắc, quy định sẵn ở cấp đọ tương ứng ở mỗi
một khu vực cụ thể. Những quy tắc, quy định này là cơ sở để hình thành các
cơ chế quyền tài sản của nguồn tài nguyên ở địa phương đó [3].
Do đó theo Lê Thị Hoa Sen (2010) quyền tiếp cận được hiểu là quyền
có thể để đi vào/tiếp cận để xác định tài sản vật chất [3]. Hay theo Trương
Văn Tuyển (2006) quyền tiếp cận được coi là quyền tham gia vào hoạt động
quản lý, sử dụng tài nguyên. Quyền tiếp cận xác định chủ thể tiếp cận, đối
tượng (tài nguyên cụ thể) tiếp cận, mức độ tiếp cận theo các tiêu chí không
gian, thời gian, phương thức tiếp cận [6].
Các loại tiếp cận đến nguồn lực là tiếp cận qua công việc và tiếp cận
qua hệ thống hỗ trợ [2]. Loại nguồn lực có thể tiếp cận qua công việc là tiền
mặt hoặc các loại hiện vật khác. Năng suất phụ thuộc vào vốn, đất đai, công
3
việc, thiết bị, gia súc, và kỹ thuật mà người lao động được sử dụng, cũng như
phụ thuộc vào trình độ học vấn của người lao động. Tiếp cận qua hệ thống hỗ
trợ như mối quan hệ họ hàng, sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức khác và
mạng lưới giúp đỡ lẫn nhau.
Mọi loại công việc đều phải sử dụng các nguồn lực để thực hiện các
công việc đó. Một trong những vấn đề quan trọng là xác định được ai là người
có cơ hội tiếp cận các nguồn lực hiện có trong hộ cũng như cộng đồng? Ai
được hưởng thụ các sản phẩm làm ra của gia đình hoặc cộng đồng? Trong các
hộ gia đình khác nhau, các thành viên có thể có cơ hội khác nhau về tiếp cận
với các nguồn lực. Cơ hội tiếp cận các nguồn lực khác nhau như đất đai, mặt
nước, hệ thống thủy nông, cầu đường, tín dụng, giáo dục, y tế và các dịch vụ

khuyến nông - lâm, các hoạt động đào tạo, của các thành viên liên quan chặt
chẽ đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của gia đình hoặc cộng
đồng để xây dựng nông thôn. Một trong những nhân tố cản trở để tăng năng
suất, thu nhập của các thành viên, và quản lý tài nguyên kém hiệu quả là sự
tiếp cận kém đến các nguồn lực sản xuất như đất, nước, tín dụng [2].
2.1.2. Đặc điểm tài nguyên vùng đầm phá thuộc xã Vinh Giang
Đầm Cầu Hai huyện Phú Lộc với diện tích khoảng 9.800 ha, là bộ phận
lớn trong vùng đầm phá ở Thừa Thiên Huế [8]. Có 9 xã của huyện liên quan
đến mặt nước đầm phá Cầu Hai là Vinh Giang, Vinh Hưng, Vinh Hiền, Lộc
Trì Có hàng nghìn hộ trong vùng có liên quan đến vùng đầm phá, số lượng
hộ chuyên sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản tăng mạnh tạo nên sức ép lên
đầm phá.
Với quan niệm "điền tư ngư chung" nên người dân có tư tưởng mạnh ai
nấy được, trong những năm qua với sự phát triển mạnh mẽ của nghề khai thác
di động, xuất hiện nhiều loại ngư cụ đánh bắt mang tính hủy diệt [8]. Nghề
Lừ mới xuất hiện cách đây một số năm nhưng đã phát triển rất mạnh, với số
lượng ngư cụ trên một hộ lớn, mắt lưới nhỏ do vậy tài nguyên đầm phá ngày
một cạn kiệt. Có một thực tế nữa là việc quản lý nguồn lợi thủy sản hệ đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai cho thấy rằng các cơ quan quản lý nhà nước không
4
có đủ cán bộ, thời gian, kinh phí, nguồn lực đủ mạnh để duy trì trật tự quản lý
vì các hoạt động vi phạm diễn ra khắp nơi, bất kể ngày đêm.
Muốn quản lý tốt thì cần khuyến khích sự tham gia kết hợp giữa cộng
đồng ngư dân đầm phá với chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng
khác. Trong các phương thức quản lý thì sự tham gia các bên đặc biệt là cấp
xã và cộng đồng thôn là nền tảng để phát huy tính tự chủ và kiểm soát nguồn
tài nguyên đầm phá. Chi hội nghề đánh cá Giang Xuân là chi hội mới thành
lập nhưng đã tập hợp được lực lượng đông đảo hội viên tham gia, sẽ là cơ sở
để trao quyền khai thác thủy sản.
Một số căn cứ quản lý tài nguyên đầm phá tại địa phương như: Căn cứ

quyết định 3677/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh về việc
quy hoạch tổng thể về quản lý khai thác thủy sản đến năm 2010; căn cứ quyết
định số 4260/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 về việc ban hành quy chế quản lý
khai thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế; căn cứ hướng dẫn số 159/HD-
STS ngày 26/4/2006 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý khai thác thủy sản
đầm phá Thừa Thiên Huế; căn cứ kế hoạch số 142/KH - UBND huyện triển
khai sắp xếp và chuyển đổi nghề ở đầm Cầu Hai - Phú Lộc ngày 9/9/2008 [8].
Để tăng hiệu quả việc quản lý nguồn tài nguyên địa phương đã tiến
hành phân vùng diện tích và số lượng nghề, đó là các tiểu vùng khai thác cố
định và di động và các tiểu vùng giao thông, thủy đạo. Kế thừa việc sắp xếp
nò sáo và những quy định của UBND xã Vinh Giang, mặt nước cho khai thác
cố định được hình thành 6 tiểu vùng (theo 6 dãy nò sáo) từ dãy 1 đến dãy 6
hiện nay có 91 nò sáo và tổng diện tích khoảng 544 ha [8]. Trong tổng diện
tích của dãy sáo được chia ra 2 phần: phần diện tích mà các chủ hộ được
quyền bảo vệ theo tam giác của mỗi nò sáo, tổng diện tích phần này là 324 ha,
lệch sáo là phần diện tích cho tiếp cận mở, các chủ hộ khai thác di động được
phép vào đánh bắt trên diện tích này (220 ha). Số nò sáo theo quy hoạch ổn
định lâu dài theo kế hoạch số 142/KH - UBND huyện Phú Lộc ngày 9/9/2008
đối với Vinh Giang trong tương lai sẽ giảm xuống còn 56 trộ [8].
Mặt nước cho khai thác di động bao gồm: các đường thủy đạo trong
vùng, luồng lạch, trong các lệch sáo, vùng đệm khai thác mở, vùng bãi giống
5
bãi đẽ ngoài thời gian cấm. Tổng diện tích mặt nước cho khai thác di động
khoảng 604 ha. Chủ hộ tham gia khai thác di động thuộc cư dân Vinh Giang
là 122 hộ trong đó có 56 hộ nghề nò sáo và 66 hộ chuyên di động. Để giảm
sức ép lên vùng đầm phá số hộ khai thác di động trong xã sẽ không tăng thêm.
Số hộ ngoài xã tham gia khai thác trên địa bàn Vinh Giang có khoảng 30 - 40
hộ, những hộ này muốn khai thác trên địa bàn Vinh Giang phải đăng ký nghề
và thực hiện nghiêm túc quy định của chi hội Giang Xuân.
Như vậy tổng số hộ cả trong và ngoài xã sẽ luôn duy trì khoảng 150

hộ. Trung bình có khoảng 4 ha/hộ cho đánh bắt di động. Về góc độ quản lý thì
có hai loại đường giao thông thủy: Một đường từ Vinh Giang chạy qua đầm
phá nối với mặt nước của thị trấn Phú Lộc và một đường từ vùng mặt nước thị
trấn Phú Lộc chạy qua mặt nước Vinh Giang và sang vùng mặt nước vùng
Vinh Hưng. Trên hai đường này không được phép khai thác.
2.2.3. Mối quan hệ giữa tiếp cận tài nguyên với giàu nghèo
Theo TS. Trần Đức Viên và cộng sự, phát triển kinh tế trong những năm
qua đã làm tăng khoảng cách về mức sống giữa dân cư vùng đồng bằng và
dân vùng cao, và giữa các thành viên trong một cộng đồng. Những cư dân có
nguồn tài nguyên nghèo đang phải đối mặt với điều kiện ngày một khó khăn
hơn trong việc kiếm đủ lương thực cho gia đình [18].
Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do
ASCAP tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993, đã đưa ra định nghĩa
chung về đói nghèo và Việt Nam thừa nhận định nghĩa này: "Nghèo là thực
trang một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
của con người mà nhưng nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương" [16].
Một trong những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo đó là trữ lượng và việc
khai thác cũng như sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn. Đa số người
nghèo sinh sống ở những vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện
tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
6
Theo TS. Trần Thanh Lâm: Nguồn lực và nghèo nàn có mối quan hệ với
nhau: Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào luẩn quẩn của
nghèo đói và thiếu nguồn lực. Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng
không có đất đai đang có chiều hướng tăng lên. Thiếu đất đai ảnh hưởng tới
việc bảo đảm an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng
hoá sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng với giá trị cao hơn [16].
Hiện nay, công tác xóa đói giảm nghèo và rút ngắn khoảng cách giàu

nghèo đang được quan tâm. Theo Lê Tây Sơn: Có thể tăng tốc độ thực hiện
xóa đói giảm nghèo bằng những nỗ lực to lớn hơn nữa nhằm giảm mức độ
cách biệt của người dân, tăng phạm vi lựa chọn và khả năng tiếp cận với các
nguồn lực hiện có, kiểm soát tốt hơn các rủi ro, đảm bảo môi trường bền
vững. Việc mở rộng sự lựa chọn trong lĩnh vực phát triển con người là một
chiến lược quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Con đường ngắn
nhất để đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nông thôn là tạo ra một môi
trường thuận lợi hơn để nông dân có thể sử dụng hiệu quả hơn những nguồn
lực sẵn có, tăng khả năng tiếp cận với nguồn lực mới và được hưởng thụ một
cách hợp lý và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản [17].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình trạng sử dụng tài nguyên thủy sản trên thế giới
Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành sản xuất động thực vật thuỷ sinh
trong điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoặc như người ta vẫn thường
nói, NTTS là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước [9].
Trước đây, khi con người sử dụng thuỷ sản, người ta thường nghĩ đến
các sản phẩm khai thác từ biển hoặc các sông hồ. Nghề nuôi cá ở các ao hồ
cũng có từ lâu nhưng chiếm vị trí quá nhỏ bé so với nghề đánh cá. Nhưng
trong thời gian từ vài thập kỷ trở lại đây, NTTS liên tục tăng mức đóng góp
vào sản lượng thuỷ sản trên thế giới, từ chỗ chỉ chiếm 7,3% sản lượng trong
năm 1970, đến năm 2001 đã lên tới 33,92% (Trong tổng số 142,1 triệu tấn
thuỷ sản thế giới sản xuất được trong năm 2001, NTTS đạt 48,42 triệu tấn,
KTTS đạt 93,65 triệu tấn) [9].
7
Mục tiêu của NTTS là sản xuất ra thực phẩm cho con người. NTTS
đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới,
đặc biệt ở các nước nghèo, nơi mà nông nghiệp đóng vai trò chính trong nền
kinh tế quốc dân. Sản lượng NTTS của các nước đang phát triển chiếm tới
91,2%, cụ thể là trong năm 2001, các nước nghèo đã sản xuất tới 40.515.504
tấn [9]. Thành tựu trong NTTS đã góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập

cho dân cư ở những nước nghèo.
Kể từ hơn 2 thập kỷ qua, Việt Nam cũng từng bước tham gia vào phong
trào phát triển NTTS của thế giới và đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Năm 2003, sản lượng NTTS đạt 1.110.138 tấn [9].
Tuy nhiên, đứng về góc độ quản lý, ngành NTTS thế giới nói chung và
của Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Nếu những người
NTTS không có được những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả và đồng nhất
thì không thể phát triển NTTS bền vững được. Ngoài các vấn đề về kỹ thuật
nuôi và sản xuất giống để có thể nâng cao năng suất và chất lượng thuỷ sản
nuôi, đa dạng hoá đối tượng nuôi, loại hình nuôi, phát triển công nghệ sinh
học trong NTTS, sản xuất thức ăn phù hợp, các biện pháp phòng trị bệnh,
phương pháp bảo quản sau thu hoạch,v.v vốn là các vấn đề mà nghề nuôi
truyền thống yêu cầu còn rất nhiều vấn đề mà bất cứ một nhà quản lý, nghiên
cứu về NTTS nào cũng phải nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của
chúng. Ðó là sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của các
hoạt động nuôi; tình trạng nhiễm hoá chất và kháng sinh trong thuỷ sản nuôi
làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu thụ; tình trạng lan truyền mầm
bệnh ở các vùng nuôi do hoạt động di giống, nhập giống thủy sản trên toàn
cầu và tình trạng cấp thoát nước bừa bãi; sự phát triển vùng nuôi thiếu quy
hoạch và đầu tư lâu dài đã trở thành một nguy cơ trước mắt đối với nhiều
nước phát triển NTTS quá nhanh; và trên hết là sự cạnh tranh khốc liệt trên
thương trường đòi hỏi các nước sản xuất phải liên tục tăng chất lượng và hạ
giá thành sản phẩm trong khi vẫn giữ được sự phát triển bền vững, đồng thời
lại phải hết sức nhanh nhạy trong công tác xúc tiến thương mại để chiếm lĩnh
thị trường. Chính vì vậy, việc có được những đánh giá toàn diện về bất cứ
hoạt động NTTS nào đều hết sức cần thiết.
8
Thực tiễn nghề KTTS thế giới trong vài thập kỷ cuối cùng của thế kỷ
trước hoàn toàn bác bỏ quan niệm từ lâu vẫn cho rằng nguồn lợi thuỷ sản là
vô tận và đại dương rất hào phóng [9]. Việc khai thác bừa bãi, quá mức, mang

tính huỷ diệt và không quản lý được đang diễn ra thường xuyên trên khắp các
vùng biển thế giới được coi là nguy cơ lớn nhất. Ðể thỏa mãn nhu cầu ngày
càng cao của thị trường, để chạy theo lợi nhuận, người ta bất chấp tất cả, tiến
hành khai thác ào ạt và chỉ nhằm vào một số đối tượng có giá trị cao, nhanh
chóng làm cạn kiệt trữ lượng của chúng. Sản lượng khai thác tăng nhanh và
lớn quá mức, vượt xa khả năng tự tái tạo nguồn lợi của thuỷ sản bất chấp các
khuyến cáo khoa học, bất chấp luật pháp của quốc gia và quốc tế được coi là
nguyên nhân quan trọng nhất làm suy giảm nhanh nguồn lợi nhiều loài thuỷ
sản quý.
Ngoài ra, việc các vùng nước bị thu hẹp, bị xuống cấp do sử dụng không
đúng, nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng đang diễn ra ở nhiều nơi, việc quản
lý nguồn lợi, quản lý nghề khai thác bị xem nhẹ hay buông lỏng cũng đều là
nguyên nhân quan trọng đưa đến sự cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản.
2.2.2. Tình trạng sử dụng tài nguyên thủy sản ở Việt Nam
Là một quốc gia với hơn 3.260 km đường bờ biển, khoảng 3.000 đảo lớn
và nhỏ, với hơn 100 cửa sông và khoảng 1 triệu km
2
EEZ, Việt Nam được xem
như là quốc gia giàu có về sự đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thủy sản [12].
Theo đánh giá tình hình kinh tế xã hội của UNDP (2007) thì một phần
rất lớn (gần 1/3 tổng số dân cư miền trung Việt Nam) tập trung ở các vùng
ven biển, thủy vực ven miền trung. Và đại bộ phận dân cư ở đây sống phụ
thuộc tài nguyên này [3].
Sản phẩm thủy sản có tầm quan trọng rất lớn, là nguồn cung cấp thực
phẩm, nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, an ninh lương thực. Họat
động NT và KTTS đã rất phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Theo hội nghị IIFET- 2008, Việt Nam là một trong 10 nước dẫn đầu về sản
lượng thủy sản và một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản cao nhất. Sản lượng
từ 600.000 tấn (1980) đã tăng đến 4.200.000 tấn (2007); giá trị XK: 11,2 triệu
USD (1980) đã tăng đến 3.750 triệu USD (2007) [12].

9
Ngoài ra, đã có sự thay đổi về chiến lược và chính sách phát triển một
cách linh hoạt chẳng hạn như: từ việc chuyển đổi từ kế hoạch tập trung sang
nền kinh tế thị trường, ở phương diện đầu tư và hình thức chủ sở hữu của các
đơn vị sản xuất. Trong lĩnh vực thủy sản thì hoạt động nghề cá đã có sự phát
triển đáng kể. Nghề cá Việt Nam đã phát triển nhanh chóng từ năm 1980. Với
những thành tựu đã đạt được, ngành thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển chung của kinh tế nước nhà. Vào năm 2004, Việt
Nam là nước có sản lượng khai thác và NTTS lớn thứ 10 thế giới, đạt tổng
sản lượng 3,1 triệu tấn, tăng vượt bậc so với mức nửa triệu tấn hồi năm 1975
là thời điểm kết thúc chiến tranh [10]. Lĩnh vực khai thác đóng góp 1,7 triệu
tấn và vẫn đang tiếp tục tăng. Tỷ lệ tăng trưởng trong lĩnh vực NTTS của Việt
Nam đặc biệt cao, đưa Việt Nam trở thành quốc gia NTTS lớn nhất Đông
Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới vào năm 2004 (chỉ đứng sau Ấn Độ và
Trung Quốc), đạt 1,1 triệu tấn [10]. Ngành NTTS Việt Nam được coi là tiến
bộ nhanh nhất, bất chấp sự khởi đầu muộn và hiện chiếm khoảng 1/3 tổng sản
lượng thủy sản của cả nước. Năm 2001, Việt Nam đứng hàng thứ 10 thế giới
về xuất khẩu hải sản với kim ngạch 1,8 tỷ USD [10].
Năm 2004 - 2005, Việt Nam là nhà xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ ba tại thị
trường Australia (sau Thái Lan và New Zealand) với sản lượng khoảng
18.000 tấn, đạt kim ngạch 122 triệu đôla Australia (AUD). Các mặt hàng thủy
sản chính của Việt Nam xuất sang Australia là tôm (khoảng 70 triệu AUD) và
philê cá đông lạnh (35 triệu AUD). Ngược lại, Australia xuất sang Việt Nam
khoảng 1.000 tấn thủy sản với kim ngạch khoảng 10 triệu AUD [10]. Điều
đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Australia
liên tục tăng trong những năm gần đây, ngược lại với những nước khác là giữ
nguyên mức xuất khẩu hoặc giảm dần (ngoại trừ Trung Quốc). Ngành thuỷ
sản phục vụ cho cuộc sống của khoảng 3 triệu ngư dân trong tổng số dân số
hơn 80 triệu dân của Việt Nam [10].
Tuy nhiên, sự phát triển của nghề cá cũng đặt ra rất nhiều vấn đề và

những thách thức cho xã hội và cho môi trường, mà điều này phải được giải
quyết. Như mâu thuẫn về đất nhiễm mặn, về nước tưới tiêu cho nông nghiệp,
sự thoái hóa của môi trường và ô nhiễm. Rất nhiều khu vực đã xuống cấp
10
nghiêm trọng và những nơi khác đang bị đe dọa. Quản lý nghề cá theo tiếp
cận hệ sinh thái còn bị hạn chế. Khai thác quá mức ở khu vực ven bờ. Nạn
nghèo và khó khăn sinh kế vẫn chưa được giải quyết triệt để… Hàng triệu
người Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn hay một phần về thức ăn, sinh kế và
nghề nghiệp dựa trên nguồn tài nguyên biển của quốc gia, ngư dân luôn tìm
kiếm thu nhập trong ngắn hạn, và không thể suy nghĩ đến việc phát triển bền
vững nghề cá trong dài hạn. Nhiều loài thủy sản ở Việt Nam đã có sự sụt
giảm đáng kể trong khai thác và kích cỡ cá. Điều này ảnh hưởng đến hàng
triệu người Việt Nam - những ai sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển,
vấn đề được bàn ở đây là không chỉ phải phát triển những tập quán quản lý
nghề cá bền vững mà còn hiểu được mối liên kết giữa tính dễ bị gây hại của
thủy sản và các nhân tố về kinh tế xã hội khác, để có thể loại bỏ được những
trở ngại và thúc đẩy các cơ hội cho sự bền vững và xóa nghèo.
Nạn nghèo là kết quả của sự kết hợp những hoàn cảnh mà bị giới hạn
về cơ hội sinh kế. Do vậy, những nỗ lực xóa nghèo phải nhìn nhận được
những hoàn cảnh nào có thể dẫn đến sự nguy hại cho người nghèo, chẳng hạn
như thiếu cách tiếp cận đến kiểm soát nguồn tài nguyên, và an ninh lương
thực. Bởi vì tính dễ bị gây hại trong lĩnh vực thủy sản là do bởi sự kết hợp
giữa các hoàn cảnh với nhau, việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển sẽ
không đủ để xóa nghèo. Sự phân phối lại các cách tiếp cận với nguồn tài
nguyên thủy sản, hoặc tới các lợi ích có được từ thủy sản sẽ là thiết yếu đối
với việc xóa nghèo.
Dự án tổng quan kinh tế xã hội đã nghiên cứu những trở ngại và cơ hội
đối mặt với cách thức phát triển bền vững ngành thủy sản mà sẽ hỗ trợ xóa
nghèo tại Việt Nam. Phân tích chỉ ra: “ Những nguy cơ tồn tại đối với nghề cá
và sinh kế nghề cá”. Những trở ngại đến việc thi hành hệ thống thích hợp và

bền vững để thúc đẩy việc xóa nghèo” và “Những cơ hội và những mô hình
tối ưu cho nghề cá thích hợp với xu hướng bền vững trong các chiến lược
phát triển.” [12]
11
2.2.3. Một số nghiên cứu về tài nguyên thủy sản
Vinh Giang là xã đầu tiên trong huyện Phú Lộc tiến hành hoạt động
trao quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên đầm phá. Tiếp cận và trao quyền là
vấn đề mới nhưng trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn
đề này. Đó là các nghiên cứu cụ thể về thực hành quyền tài sản trong hoạt
động nò sáo của tác giả Trần Quang Sáu và Lê Thị Hồng Phương [5], thực
hành quyền tài sản trong hoạt động nghề lừ của tác giả Võ Ngọc Vũ và Hồ Lê
Phi Khanh [4]. Đặc điểm chung của các nghiên cứu này là tìm hiểu sự hình
thành các cơ chế quyền và thực hành quyền tài sản đối với tài nguyên đầm
phá trong từng hoạt động khai thác riêng lẽ. Và những nghiên cứu này thiên
về tính pháp lý và các quy định nên chưa thấy được vai trò của cơ chế đó với
đời sống người dân. Do đó cần có nghiên cứu tổng thể về cơ chế tiếp cận tài
nguyên của các nhóm hộ để thấy được vai trò của các cơ chế đối với đời sống
của người dân thông qua sự phân hóa giàu nghèo của các nông hộ.
Phân hóa giàu nghèo và nghèo đói là vấn đề đang được quan tâm giải quyết
hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng ven biển. Nhiều
chương trình dự án cùng chung mục đích là phát triển kinh tế cho các nông hộ
sống dựa vào tài nguyên đầm phá. Tiêu biểu là chiến lược SAPA (chiến lược xóa
đói nghèo thông qua NTTS) của bộ thủy sản nhằm phát triển NTTS bền vững
góp phần xóa đói giảm nghèo [1]. Tuy nhiên chiến lược chưa giải quyết được
vấn đề phân hóa giàu nghèo trong tiếp cận tài nguyên, chưa xem xét đến mức độ
tiếp cận tài nguyên của từng nông hộ do đó kết quả mang lại chưa toàn diện.
Ngoài ra, các nghiên cứu về quyền tài sản cũng thu hút sự quan tâm của
nhiều tác giả trong và ngoài nước. Các quyền tài sản (property rights) đối với
tài nguyên (Ostrom, 1994 and Pomeroy, 1994) và khung phân tích do Barry
và Meizen-Dick (2008) đề xuất đã được áp dụng. Các quyền cụ thể được xem

xét và phân tích là: quyền tiếp cận (access), quyền khai thác/thu hoạch
(withdrawal), và quyền chuyển nhượng, trao đổi (alienation) [6]. Việc thực
hiện các quyền tài sản đối với tài nguyên không tách rời nhau mà có liên hệ
chặt chẽ, ví dụ thực hiện tiếp cận gắn liền với thu hoạch theo các quy chế
quản lý nhất định.
12
Cơ chế quyền tài sản (property rights regimes) đối với tài nguyên có thể
coi là sự dàn xếp giữa các bên liên quan, các thể chế và cơ chế về xã hội để
bảo vệ, duy trì và sử dụng hợp lý một loại tài nguyên thiên nhiên [6]. Ở Việt
Nam, nhà nước sở hữu toàn bộ tài nguyên thiên nhiên và trao các quyền cụ
thể cho các đối tác khác để thiết lập cơ chế quyền tương ứng theo thời hạn
trao quyền. Một số cơ chế quyền cụ thể: Cơ chế quyền tài nguyên tiếp cận mở
- là các loại tài nguyên mà cơ chế quyền tài sản đối với tài nguyên chưa được
thiết lập một cách rõ ràng; Cơ chế quyền tài nguyên công cộng – là cơ chế
quyền tài sản toàn dân đối do cơ quan nhà nước làm chủ thể; Cơ chế quyền tài
nguyên cộng đồng/tập thể đối với tài nguyên được thiết lập một cách chính
thức hoặc theo tập tục, và Cơ chế quyền tài nguyên cá nhân – cơ chế quyền tài
sản cá thể đối với tài nguyên được thiết lập.
Các cơ chế quyền tài sản có các chủ thể quyền tương ứng. Cơ quan nhà
nước là chủ thể quyền tài sản đối với tài nguyên công cộng. Các tổ chức tập
thể đại diện cho một bộ phận các hộ sử dụng nguồn lợi là chủ thể quyền tài
sản tập thể đối với tài nguyên cộng đồng. Các cá nhân hộ là chủ thể quyền tài
sản cá thể đối với tài nguyên cá nhân. Ở hệ đầm phá Tam Giang, cơ chế
quyền trong các hoạt động khai thác thủy sản rất đa dạng và phức tạp. Thực tế
cho thấy rằng các cơ chế quyền tài sản khác nhau đã được thiết lập trong các
hoạt động cụ thể (nò sáo, đáy, giao thông thủy…) với đặc điểm chung là dựa
vào tập tục và truyền thống. Cùng với các tác động quản lý của nhà nước, một
số cơ chế quyền tài sản đã được cung cấp cơ sở pháp lý nhất định, nhưng mức
độ rất khác nhau.
13

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ và hoạt động tiếp cận tài nguyên
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai xã Vinh Giang - huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Vùng nghiên cứu: xã Vinh Giang - một xã ven biển của huyện Phú
Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 06/01/2009 - 09/05/2009.
Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng tiếp cận tài nguyên của người dân và
ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn tài nguyên đến thu nhập và phân hóa giàu
nghèo của họ. Đề tài không nghiên cứu về các văn bản pháp luật và tính pháp
lý của các quyền tiếp cận tài nguyên.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài với các nội dung :
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã.
- Đặc điểm cộng đồng tiếp cận tài nguyên đầm phá và các hoạt động
tạo thu nhập của cộng đồng.
- Thay đổi cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ theo thời gian.
- Quá trình tích tụ tài nguyên và cơ chế tác động.
- Tác động của tiếp cận tài nguyên đến phân hóa giàu nghèo.
14
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn điểm, chọn mẫu
3.3.1.1. Chọn điểm
Vinh Giang là một xã nông nghiệp ven biển có diện tích mặt nước rộng
lớn và nguồn tài nguyên đầm phá khá đa dạng. Đề tài được tiến hành nghiên
cứu trên toàn xã Vinh Giang, trong đó hoạt động KT và NTTS được tiến hành

chủ yếu ở thôn Nghi Xuân, thôn làm ngư nghiệp là chủ yếu.
3.3.1.2. Phương pháp chọn mẫu
- Tiêu chí chọn mẫu : các nông hộ đang sinh sống và tiến hành các hoạt
động tiếp cận tài nguyên đầm phá trên địa bàn xã Vinh Giang
- Dung lượng mẫu điều tra
Phân loại nhóm nông hộ điều tra thành 5 nhóm chính gồm hộ chuyên
nông, hộ nông nghiệp và NTTS, hộ chuyên NTTS, hộ chuyên KTDĐ và hộ
vừa nuôi trồng vừa KTTS. Chọn 30 hộ đại diện từ danh sách phân loại nhóm
hộ theo nghề nghiệp. Dung lượng mẫu trong mỗi nhóm là bằng nhau và mang
tính đại diện cho nhóm đó. - Cách thức chọn mẫu
Xin danh sách các nhóm hộ cần điều tra thông qua tiếp cận với các cán
bộ thôn, xã bao gồm cán bộ Nông - Ngư, chủ tịch hợp tác xã Nông – Ngư, hội
trưởng chi hội nghề cá. Từ danh sách đã có lựa chọn số mẫu tương ứng cho
từng nhóm hộ. Vì đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếp cận tài nguyên đến
phân hóa giàu nghèo nên phải nghiên cứu trong thời gian dài và qua các giai
đoạn khác nhau. Do đó những hộ được phỏng vấn phải là những người có
kinh nghiệm sản xuất và có thể đại diện cho nhóm mình.
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu thứ cấp
Tập hợp và tham khảo các sách báo, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên
cứu, tạp chí, thông tin trên mạng internet liên quan đến đề tài để có những
hiểu biết cần thiết về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng
trong phần tổng quan tài liệu nghiên cứu.
15
- Thu thập dữ liệu thứ cấp tại xã bao gồm các báo cáo, các tài liệu lưu
trữ, số liệu thống kê về tình hình sử dụng tài nguyên đất và mặt nước, hiệu
quả các hoạt động sản xuất, tình hình kinh tế xã hội của xã Vinh Giang 2009.
- Các báo cáo tổng kết sản xuất nông - ngư của hợp tác xã Vinh Giang
qua các năm 2007, 2008, 2009.
- Các văn bản về chủ trương, chính sách của chính quyền các cấp liên

quan đến nội dung nghiên cứu.
3.3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp
- Thông tin cấp cộng đồng
+ Phỏng vấn cán bộ xã (phó chủ tịch) bằng hệ thống các bảng danh
mục tiểu chủ đề.
+ Phỏng vấn người am hiểu (chi hội trưởng chi hội nghề cá Giang
Xuân, cán bộ khuyến nông khuyến ngư xã) bằng bảng kiểm để thu thập các
thông tin:
. Tình hình phát triển các hoạt động KT và NTTS của địa phương.
. Quá trình hình thành và phát triển quyền tiếp cận tài nguyên đầm phá.
+ Thảo luận nhóm người dân để thu thập thông tin chung của cộng
đồng ngư nghiệp và làm cơ sở để kiểm tra chéo thông tin phỏng vấn hộ. Bao
gồm thảo luận nhóm KTDĐ, thảo luận nhóm KTCĐ, thảo luận nhóm NTTS.
+ Thảo luận nhóm người dân có sự tham gia của người am hiểu (phân
hội trưởng phân hội KTDĐ, KTCĐ, NTTS) và cán bộ xã nhằm tổng kết và
kiểm tra kết quả các cuộc thảo luận nhóm nhỏ và thu thập thông tin cấp xã.
- Thông tin cấp hộ
+ Phỏng vấn bán cấu trúc thử 5 hộ nhằm điều chỉnh sai sót và bổ sung
thông tin trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.
+ Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc chính thức các hộ theo phiếu điều
tra gồm 30 hộ.
+ Quan sát tình hình sản xuất trên đồng ruộng và một số khu vực nuôi
trồng, khai thác ven phá của ngư dân.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vinh Giang
4.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý, nguồn lợi tự nhiên
Vinh Giang là xã nằm ven bờ đầm phá Cầu Hai phía Đông Bắc giáp
xã Vinh Hải, phía Đông Nam giáp xã Vinh Hiền, Tây Bắc giáp xã Vinh
Hưng, phía Tây Nam được bao bọc bởi hệ thống đầm phá Cầu Hai với
1.044 ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng và
đánh bắt tài nguyên thuỷ sản đầm phá.
Vùng đầm phá thuộc xã Vinh Giang là nơi hội tụ của hai dòng nước từ
hai cửa biển Thuận An và Tư Hiền. Sự trao đổi nước giữa đầm phá và biển
xảy ra qua các cửa biển này. Hai dòng nước đan vào nhau tạo thành vùng
nước xoáy. Chịu tác động của hai nguồn nước nên đây là vùng đa dạng về
nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Tuy nhiên vùng gặp phải sự bất lợi là nguồn
nước từ cửa Tư Hiền bị chặn bởi núi Tuý Vân và nguồn nước từ cửa Thuận
An bị chặn bởi cồn Cửa Cạn nên khi hai dòng nước gặp nhau tạo thành vùng
nước động, lưu lượng triều cường của vùng mặt nước Vinh Giang dao động
không đáng kể, làm cho tốc độ dòng chảy yếu. Do đó nguồn nước của vùng
nuôi tôm ô nhiễm lớn vì không được thay đổi thường xuyên.
- Đặc điểm về khí hậu
Điểm đặc trưng của khí hậu vùng này là mùa mưa thường diễn ra vào
thời điểm cuối năm (từ tháng 9 đến 12) với tổng lượng mưa là 2.000 mm
(72.8%). Lượng mưa cao tập trung vào tháng 10 và 11 với đỉnh điểm là vào
tháng 10 (740mm, 26,96%), lượng mưa trong các tháng còn lại không đáng
kể. Vậy nên hằng năm vào mùa đông thường xuyên xảy ra lũ lụt còn vào mùa
hè, thường thiếu nước vì lượng mưa thấp, gây nhiều trở ngại cho các hoạt
động sản xuất nông nghiệp ở địa phương (đa số diện tích đất nông nghiệp chỉ
gieo trồng được một vụ).
17
- Đặc điểm địa hình, đất đai
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành các hoạt động
nông nghiệp. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy
mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất đai ở Vinh

Giang chủ yếu là đất cát nên độ màu mỡ thấp, một số vùng đất bị nhiễm mặn.
Điều này đã gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Bảng 1 : Hiện trạng sử dụng đất, mặt nước xã Vinh Giang.
STT Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1877,00 100
1 Đất nông nghiệp 1488,02 79,28
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 205,96 10,97
1.2 Đất lâm nghiệp 28,06 1,49
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 210,00 11,19
1.4 Mặt nước khai thác thuỷ sản 1044,00 55,62
2 Đất phi nông nghiệp 206,72 11,01
2.1 Đất thổ cư 96,30 5,13
2.2 Đất chuyên dùng 60,80 3,24
2.3 Đất phi nông nghiệp khác 49,62 2.64
3 Đất chưa sử dụng 182,26 9,71
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thứ cấp các báo cáo)
Toàn xã có 1.877 ha đất tự nhiên được phân thành 3 loại chính: đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng trong đó đất nông
nghiệp có diện tích lớn nhất 1488,02 ha (chiếm 79,28%). Trong cơ cấu này,
diện tích mặt nước chiếm tới 55,62%, là điều kiện thích hợp cho việc phát
triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Tuy vậy diện tích NTTS chiếm tỷ lệ
18
không cao (11,19%) và có xu hướng ngày càng giảm do hoạt động nuôi tôm ít
hiệu quả nên hàng năm đều có diện tích hồ tôm bị bỏ hoang.
Diện tích đất nông nghiệp có thể tiến hành các hoạt động canh tác
tương đối ít, chỉ có 205,96 ha (chiếm 10,97%). Mặt khác, do đất đai cằn cổi,

nguồn nước không đảm bảo nên diện tích này cho năng suất rất thấp (trung
bình hiện nay đạt 46 tạ/ha). Đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ thấp nhất trong
cơ cấu các loại đất nông nghiệp (chỉ 1.49%).
Trong cơ cấu đất phi nông nghiệp, đất thổ cư chiếm diện tích lớn (96,3
ha). Đất chuyên dùng khá rộng lớn (60,8 ha). Diện tích này được sử dụng vào
việc xây dựng các trụ sở cơ quan, xây dựng các công trình xã hội như chợ,
bệnh viện, trường học, làm đường giao thông Ở địa phương vẫn còn một tỷ
lệ diện tích đất chưa sử dụng khá lớn (9,71%). Diện tích này bao gồm đất để
xây dựng mồ mã và đất sản xuất bị bỏ hoang.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Vinh Giang có 4 thôn: Nghi Xuân, Nghi Giang, Nam Trường và Đơn
Chế trong đó chỉ có thôn Nghi Xuân là sống chuyên bằng nghề khai thác và
nuôi trồng thủy sản, các thôn khác có liên quan nhưng số lượng không lớn.
Bảng 2: Phân bố dân cư theo thôn của xã Vinh Giang.
Đơn vị
Chỉ tiêu
Toàn xã
Nghi
Giang
Nghi
Xuân
Nam
Trường
Đơn
Chế
Số hộ 1.173 560 193 316 104
Số khẩu 4.877 2.500 895 1.239 243
Số lao động 2.843 1.500 480 629 234
Số hộ chuyên nông 699 428 6 178 87
Số hộ vừa NN và NTTS 156 90 4 89 10

Số hộ chuyên NTTS 7 0 6 1 0
Số hộ NT và KTTS 79 0 78 0 1
Số hộ chuyên KTDĐ 67 0 46 15 6
Số hộ ngành nghề - DV 160 76 10 57 17
Tỷ lệ hộ nghèo 11,8 9,6 14 12,3 18,3
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thứ cấp các thôn)
19
Toàn xã có 1.173 hộ với 4.877 nhân khẩu. Lực lượng lao động của xã
khá dồi dào, số người trong độ tuổi lao động là 2.843 người (chiếm 58,3%
tổng số khẩu). Lực lượng lao động này chủ yếu tập trung vào hai ngành chính
là sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, số còn lại đi làm ăn xa (chủ yếu là vào
thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng).
Mặc dù có thế mạnh về tài nguyên thủy sản nhưng xét toàn xã thì hoạt
động nông nghiệp vẫn thu hút số lượng lao động đông nhất là 855 hộ (chiếm
72,9% tổng số hộ). Trong đó 100% số dân thôn Nghi Giang tham gia sản xuất
nông nghiệp. Nghi Xuân là thôn trung tâm khai thác và nuôi trồng thủy sản
của xã, chỉ có 3,1% tổng số hộ toàn thôn không tham gia vào hoạt động này.
Vinh Giang được đánh giá là xã có tình hình phát triển kinh tế xã hội
cao, đời sống của người dân được ổn định. Tỷ lệ hộ nghèo của xã thấp
(11,8%), và đa số những hộ nghèo này thuộc diện già cả neo đơn.
4.2. Thực trạng tiếp cận tài nguyên của các nhóm hộ khảo sát
Bảng 3: Thực trạng tiếp cận tài nguyên của các nhóm hộ
Nhóm hộ Số hộ (Hộ) Diện tích tài nguyên TB
( Ha)
- Chuyên nông 6 0,3
- Chuyên NTTS 6 2,3
- Nông nghiệp + NTTS 6 2,45
- NTTS + Nò sáo + Lưới/Lừ 6 11
- Chuyên Lưới 1 4
- Chuyên Lừ 2 4

- Lưới + Lừ 3 8
Tổng 30 32,05
( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2010)
20
Qua điều tra thấy được hoạt động tiếp cận tài nguyên của người dân địa
phương rất phong phú đa dạng, do mức độ tiếp cận tài nguyên nhiều ít khác
nhau mà dẫn đến sự phân hóa theo nghề nghiệp.
Trong 30 hộ khảo sát thì có 6 hộ chuyên nông, 6 hộ chuyên NTTS, 6 hộ
vừa làm Nông nghiệp vừa NTTS, 6 hộ vừa NTTS vừa làm nò sáo kết hợp với
lưới hoặc lừ, 1 hộ chuyên lưới, 2 hộ chuyên lừ và 3 hộ lưới kết hợp với lừ.
Có thể thấy rằng diện tích tài nguyên mỗi nhóm hộ được tiếp cận là
không bằng nhau. Nhóm hộ vừa NTTS vừa làm nò sáo kết hợp với lưới và lừ
được tiếp cận với tài nguyên đầm phá nhiều nhất là 15 ha, trong đó có 1 ha
NTTS, 6 ha nò sáo, 4 ha khai thác lưới và 4 ha khai thác lừ. Nhóm hộ được
tiếp cận với nhiều tài nguyên tiếp theo là NTTS + Nò sáo + Lưới/Lừ (11 ha),
nhóm hộ lưới + lừ (8 ha) và nhóm chuyên Lưới/Lừ (4 ha). Các hộ trong nhóm
chuyên nông không được tiếp cận tài nguyên đầm phá mà diện tích đất nông
nghiệp mỗi hộ được tiếp cận cũng rất ít (0,3 ha). Càng có nhiều hoạt động thì
cơ hội tiếp cận với tài nguyên càng lớn.
Cơ hôi tiếp cận diện tích KTTS của các hộ là ngang nhau (4 ha/hộ
KTDĐ và 6 ha/hộ KTCĐ) nhưng diện tích NTTS của các nhóm hộ có nhiều
chênh lệch. Bình quân diện tích hồ nuôi của các hộ chuyên NTTS lớn nhất là
2,3 ha, tiếp đến là nhóm hộ Nông nghiệp + NTTS (2,2 ha) và nhóm hộ NTTS
+ KTTS là 1 ha.
Kết quả phân tích bảng số liệu cho thấy tại cộng đồng có sự phân hóa các
nhóm hộ theo nghề nghiệp. Giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch về diện tích
tài nguyên được tiếp cận và đó là cơ sở dẫn đến sự chênh lệch trong hiệu quả
do sự tiếp cận này mang lại.
4.3. Đặc điểm tiếp cận tài nguyên và hoạt động tạo thu nhập của cộng
đồng xã Vinh Giang

4.3.1. Tiếp cận tài nguyên và hoạt động sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là sinh kế quan trọng nhất trong xã với sự tham gia của
855 hộ, trong đó thôn Nghi Giang có tỷ lệ cao nhất 560 hộ (chiếm 100%
tổng số hộ trong thôn). Tuy không có thu nhập cao nhưng ổn định nên
21
ngành này thu hút được nhiều lực lượng lao động nhất. Tỷ lệ hộ tham gia
nông nghiệp của xã là 70% tổng số hộ. Các hoạt động chính là trồng trọt,
chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò…
Đất đai là tài sản chính của người nông dân. Theo nghị định 64 năm
1994 đất nông nghiệp được chia đều theo nhân khẩu (tính nhân khẩu đến
10/10/1994). Xã có 2 hợp tác xã nông nghiệp là Hợp tác xã Giang Đông và
hợp tác xã Giang Tây. Đất nông nghiệp được chia cho các thành viên trong
2 hợp tác xã là khác nhau. Hợp tác xã Giang Nam có 420 m
2
/khẩu, hợp tác
xã Giang Đông có 370 m
2
/khẩu. Ngoài ra còn có quỹ đất xã là 5 ha.
Lúa là cây trồng chủ đạo của nghề nông, tuy nhiên do đất đai cằn cỗi,
nhiễm mặn và thủy lợi chưa đảm bảo nên hiệu quả sử dụng đất thấp.
Bảng 4: Tình hình phát triển nông nghiệp của xã
Các chỉ tiêu ĐVT
1994 -
1999
2000 -
2006
2007 -
2009
Năng suất Kg/vụ/sào 151 187 230
Giá TB/kg 1.000 3 3,5 5

Thu nhập/sào/năm 1.000 453 654,5 1.150
Chi phí 1.000 264 356 485
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn hộ, 2010)
Hoạt động trồng lúa có tính ổn định cao về diện tích và năng suất. Diện
tích đất nông nghiệp thường cố định cho các hộ, chỉ có trường hợp cha mẹ để
lại cho con cái chứ không có việc mua bán tự do. Tuy nhiên, theo thời gian số
khẩu của các hộ có xu hướng gia tăng nhưng diện tích đất thì cố định do đó
diện tích bình quân trên khẩu giảm.
Diện tích đất trồng lúa ở đây chủ yếu chỉ canh tác một vụ Đông Xuân,
còn vụ Hè Thu phải bỏ hoang vì thiếu nước. Không chỉ canh tác được một vụ
mà năng suất còn thấp do đó thu nhập hằng năm từ mỗi sào lúa trong những
năm gần đây chỉ đạt 1.150.000 đồng. Theo thời gian, năng suất lúa tăng chậm
22
nhưng đều đặn qua các gian đoạn. Những năm đầu năng suất bình quân đạt
151 kg/sào, sau đó tăng lên 187 kg/sào và hiện nay là 230 kg/sào. Cùng với sự
gia tăng của năng suất lúa thì giá cả cũng tăng nhưng không đáng kể. Trồng
lúa được coi là nghề lấy công làm lãi, là nghề chính của các nông hộ nhưng
mục đích trồng lúa chủ yếu là đáp ứng nhu cầu lương thực trong nông hộ. Khi
được hỏi về vấn đề trao đổi thị trường của sản phẩm lúa gạo nông dân Mai
Chiến trả lời rằng: “Làm chi mà có bán o, làm chỉ đủ ăn thôi. Nhiều năm gạo
chỉ đủ ăn có nửa năm còn nửa năm phải mua thêm nữa chứ ”
Trên đất trồng lúa vào vụ hè thu có thể trồng lạc, khoai, dưa hấu.
Nhưng đây chỉ là những cây phụ nhằm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của gia
đình (nếu tính ra giá trị thì đạt trung bình 3 - 5 trăm/năm). Tuy nhiên, trên
90% số hộ làm nông nghiệp tham gia hoạt động nuôi lợn. Nuôi lợn cũng
mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Số lợn trung bình trong chuồng của
mỗi hộ là 2 con, thu nhập 4 - 5 triệu/năm. Nuôi lợn không chỉ tạo thu nhập
cho gia đình mà còn cung cấp phân bón để trồng lúa. Trâu bò cũng được nuôi
ở nông hộ để cung cấp sức kéo và phân bón.
4.3.2. Tiếp cận tài nguyên và hoạt động khai thác thuỷ sản

4.3.2.1. Cơ chế và thực hành KTTS
Quá trình tiếp cận tài nguyên của cộng đồng thay đổi phụ thuộc vào sự
thay đổi cơ chế tiếp cận.
23
Bảng 5: Cơ chế tiếp cận tài nguyên qua các giai đoạn khác nhau
Thời gian Tổ chức quản lý Cơ chế quản lý Hình tức tiếp cận
Trước 1975 - Theo các vạn
- Chế độ cách
mạng và Ngụy
- Đấu thầu
1975 - 1978 - Ban tự quản - Tập thể hóa - Bốc xăm hàng năm
1979 - 1985 - Hợp tác xã - Tập thể hóa - Bốc xăm hàng năm
1985 - 1995
- Tập đoàn ngư
nghiệp
- Tập thể hóa - Bốc xăm hàng năm
1995 - 2008 - Thôn quản lý
- Cơ chế thị
trường
- Cố định diện tích;
chuyển nhượng, mua
bán tự do
2008 - nay - Chi hội nghề cá
- Cơ chế thị
trường
- Cố định diện tích;
chuyển nhượng, mua
bán tự do
(Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, 2010)
Tài nguyên đầm phá là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân. Quyền tiếp

cận nguồn tài nguyên này đã được hình thành từ rất lâu đời thể hiện thông qua
việc các nông hộ đã sử dụng rất nhiều ngư cụ như nò sáo, lưới, lừ, chuôm…
và cả tiến hành nuôi trồng các loại thủy sản. Qua thời gian các hình thức tiếp
cận cũng có nhiều thay đổi.
Trước năm 1975, mặt nước tự nhiên được quản lý theo 2 chế độ cách
mạng và Ngụy với người đứng đầu là chủ tịch Thủy Diện. Các hộ khai thác tự
nhiên được chia làm các vạn theo loại ngư cụ mà họ sử dụng: Vạn lưới mòi sử
dụng dạy để bắt những loài tôm cá hay di chuyển lên tầng mặt; Vạn lưới cao
(cao 3m, dài 1km) chỉ khai thác bằng nghề lưới; Vạn đuộc đăng gồm những
hộ làm sáo. Các hộ đăng ký với chủ tịch Thủy Diện hoạt động khai thác mà
họ tham gia. Ban quản lý tổ chức đấu giá để giao quyền sử dụng mặt nước
cho các chủ KTCĐ. Các hộ KTDĐ với quy mô nhỏ nên phát triển tự do và
24
không đánh thuế. Các hộ thắng thầu sẽ nằm trong vạn đuộc đăng, có quyền
đặt các trộ sáo để khai thác và có thể chuyển nhượng cho các thế hệ tiếp theo.
Trong thời kỳ này có sự phân hóa trong tiếp cận mặt nước tự nhiên giữa các
hộ KTCĐ và KTDĐ. Các hộ KTCĐ có quyền sử dụng vùng mình chiếm giử
và được cộng đồng thừa nhận quyền sở hữu nên không bị xâm phạm về vùng
khai thác. Các hộ KTDĐ không có ngư trường cố định nên không được cộng
đồng thừa nhận quyền sở hữu.
Từ năm 1975 đến năm 1978, việc quản lý tài nguyên mặt nước do tổ tự
quản chịu trách nhiệm và ban tự quan thực hiện nhiệm vụ này. Đây là những
năm đầu của thời kỳ tập thể hóa. Sau cách mạng, trộ sáo của các hộ bị thu hồi.
Toàn bộ tài nguyên mặt nước thuộc sở hữu toàn dân. Các hộ có điều kiện tiến
hành bốc xăm để sắp xếp lại nò sáo. Quyền tiếp cận tài nguyên mặt nước giai
đoạn này là khá công bằng vì những hộ có nhu cầu và có điều kiện kinh tế để
xây dựng nò sáo đều có thể tham gia bốc thăm trộ sáo. Tuy nhiên các hộ tham
gia khai thác còn hạn chế, có 70 hộ thủy diện tham gia trong đó có 40 hộ vừa
khai thác nò sáo vừa kết hợp khai thác lưới bạc. Ngư cụ lúc bấy giờ còn thô
sơ, chủ yếu là hệ thống sáo tre và lưới mùng, nhưng khai thác lưới mùng có

tính hủy diệt cao nên không được khuyến khích phát triển.
Trong gian đoạn này, mỗi trộ sáo do hai đến ba hộ sở hữu và mỗi hộ lại có
thể tham gia khai thác ở hai đến ba trộ sáo. Vì để xây dựng một trộ sáo đòi
hỏi chi phí lớn nên mỗi hộ gia đình không đủ điều kiện để xây dựng riêng
từng trộ. Hơn nữa phân chia như vậy để đảm bảo công bằng giữa các hộ vì
mức độ thuận lợi giữa các trộ sáo là không giống nhau. Các hộ cùng trộ sáo tự
thỏa thuận luân phiên giữ sáo giữa các đêm. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
từng hộ mà có thể tham gia vào hai, ba trộ sáo hay chỉ một trộ và có những hộ
không có trộ sáo. Là thời kỳ tập thể hóa nhưng tính tập thể chỉ thể hiện rõ
trong hoạt động khai thác rong câu. Các lao động cùng nhau khai thác rong và
lợi nhuận được chia theo điểm. Mỗi lao động sẽ được hưởng 70% giá trị rong
câu họ thu được, còn 30% giá trị được chi trả cho ban quản lý để thực hiện
các hoạt động quản lý chung. Còn các hoạt động khai thác tự nhiên khác thì ai
làm nấy ăn.
25

×