Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

tìm hiểu sự đa dạng các hệ thống sản xuất của nông hộ ở vùng đồng bằng ( xã phong an, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.41 KB, 48 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập của đất nước để tiến lên xây dựng một xã hội
giàu mạnh, thì việc phát triển kinh tế vùng nông thôn đặc biệt cần quan tâm
hàng đầu. Chú trọng phát triển nông nghiệp, coi đó là thế mạnh của vùng
nông thôn. Phát triển nông nghiệp để tạo thế vững chắc cho phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Đất nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình phân chia tạo thành
các vùng đất khác nhau như: Vùng đồng bằng, vùng ven biển, vùng gò đồi.
Các vùng này có những khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Do
đó mà đã hình thành nên các hệ thống sản xuất đặc trưng riêng cho mỗi vùng.
Do điều kiện tự nhiên của mỗi vùng có sự khác nhau tương đối lớn nên
hệ thống cây trồng, vật nuôi cũng tương đối đa dạng để phù hợp với điều kiện
tự nhiên của vùng. Sự đa dạng trong hoạt động sản xuất đã tạo ra các sản phẩm
nông nghiệp của nước ta ngày càng phong phú và đa dạng như hiện nay.
Trong sản xuất thì có nhiều hình thức sản xuất như: sản xuất mang tính tự
cung tự cấp, sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ, sản xuất hàng hóa quy mô vừa,
sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Có nhiều yếu tố quyết định đến các hình thức
sản xuất như: trình độ của người dân, giao thông, vị trí địa lí của vùng…
Thông thường thì vùng nào mà có vị trí địa lí thuận lợi như: Gần trung tâm
thành phố, gần đô thị hay có cơ sở hạ tầng tốt và người dân có trình độ cao thì
vùng đó sẽ hình thành nên hình thức sản xuất hàng hóa, ngược lại vùng nào
mà trình độ của người dân chưa cao, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, cách xa
trung tâm thành phố, đô thị thì vùng đó sản xuất mang tính tự cung tự cấp, do
đó người dân của những vùng này thường có cuộc sống không đảm bảo.
Hiện nay vẫn đang còn xảy ra tình trạng đó là người dân của một số vùng
chưa xác định được hệ thống cây trồng nào cho phù hợp với điều kiện của vùng,
do đó mà chưa phát huy hết lợi thế so sánh của vùng dẫn đến kết quả là hiệu quả
mang lại từ sản xuất nông nghiệp là chưa cao, đời sống của bà con nông dân còn
gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, cần phải tìm hiểu và đưa ra các giải pháp để góp


phần đa dạng hóa hệ thống sản xuất của nông hộ là rất cần thiết.
1
Được sự đồng ý của nhà trường, khoa khuyến nông và phát triển nông
thôn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu sự đa dạng các hệ thống sản
xuất của nông hộ ở vùng đồng bằng ( xã Phong An, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế).”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phong An, huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tìm hiểu các hệ thống sản xuất ở cấp độ cộng đồng và sự vận hành của chúng.
Tìm hiểu sự đa dạng của hệ thống sản xuất ở cấp độ nông hộ: trồng
trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp…
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm hệ thống, hệ thống nông nghiệp, hệ thống sản xuất
Khái niệm hệ thống
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau, có quan
hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Một hệ thống có thể xác định như một tập
hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết tạo thành một chỉnh thể
và nhờ đó đặc tính mới gọi là “tính trồi”(esmeergence) của hệ thống.
Theo Đào Thế Tuấn thì hệ thống là các tập hợp trật tự bên trong (hay
bên ngoài) của các yếu tố có liên quan với nhau (hay tác động lẫn nhau).
Thành phần của hệ thống là yếu tố. Các mối liên hệ và tác động giữa các yếu
tố bên trong mạnh hơn so với yếu tố bên ngoài hệ thống và tạo nên một trật tự
bên trong của hệ thống. Một hệ thống là một nhóm các yếu tố tác động lẫn
nhau hoạt động chung cho một mục đích chung. [5]
Khái niệm hệ thống nông nghiệp
Theo Đào Thế Tuấn (1989), Hệ thống nông nghiệp (HTNN) về thực

chất là sự thống nhất của hai hệ thống: 1) Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ
phận của hệ sinh thái tự nhiên bao gồm các vật sống trao đổi năng lượng, vật
chất và thông tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ
cấp (chăn nuôi) của hệ sinh thái. 2) Hệ kinh tế xã hội, chủ yếu là hoạt động
của con người trong sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. [5]
Hệ thống nông nghiệp (HTNN) là sự hiểu biết không gian của sự phối
hợp các ngành sản xuất và các kĩ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn
các nhu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh
học và sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội văn
hóa qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kĩ thuật khoa học. [3]
Một số nhà khoa học Mĩ cho rằng: Hệ thống cây trồng là sự bố trí một
cách thống nhất và các ngành nghề trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia
đình trong môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội phù hợp với mục tiêu và nguồn
lực của nông hộ.
3
Hệ thống trồng trọt là một hệ thống con và trung tâm của hệ thống nông
nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống phụ khác
như chăn nuôi, chế biến [4]
Với khái niệm về hệ thống cây trồng như trên thì hệ thống trồng trọt là
bộ phận chủ yếu của hệ thống cây trồng.
Hệ thống cây trồng là việc thực hiện mô hình canh tác cây trồng có sự liên
quan giữa những cây trồng này với môi trường bên ngoài bao gồm thích nghi điều
kiện tự nhiên, lao động và cách quản lý để cho hiệu quả kinh tế cao. [3]
- Khái niệm về cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là thành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo
không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp [4]
Nghiên cứu về hệ thống sản xuất là một vấn đề rất phức tạp vì nó liên
quan đến nhiều yếu tố như: Đất đai, khí hậu, vốn, trình độ khoa học kĩ thuật,
vấn đề sâu bệnh, dịch bệnh, thị trường…Mục đích của việc nghiên cứu các hệ
thống sản xuất là nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai, nâng cao năng suất cây

trồng, vật nuôi Đồng thời xem xét sự tác động qua lại giữa các cây trồng, giữa
trồng trọt với chăn nuôi, với nuôi trồng thủy sản và tới hệ thống chế biến.
2.1.2. Thành phần của hệ thống nông nghiệp
Theo Đào Thế Tuấn thành phần của hệ thống nông nghiệp bao gồm: Môi
trường tự nhiên như đất, khí hậu, nước ; Môi trường kinh tế, xã hội như: Thể
chế quan hệ tổ chức, nhà nước, thị trường, xã hội dân sự và hộ nông dân.Trong
môi trường kinh tế xã hội thì thể chế đóng một vai trò cực kì quan trọng.
Thể chế là các cản trở do con người đặt ra để hình thành các mối quan
hệ giữa người, giữa các tổ chức.
Thể chế bao gồm các luật chơi của xã hội bao gồm có các luật hình
thức (hiến pháp, điều lệ, luật lệ và quy định) và các ràng buộc phi hình thức
(tiêu chuẩn, công ước và các quy tắc đối xử) và các đặc điểm ép buộc của
chúng. Bản thân thị trường cũng là một thể chế. Thể chế tạo ra thị trường có
hiệu quả. Thị trường hiệu quả là các thể chế có chi phí trao đổi thấp và tạo ra
lợi ích kinh tế để các tác nhân cạnh tranh với nhau qua giá và chất lượng.
4
2.1.3. Các đặc tính của hệ thống
Theo Kepas (1983), Cao Liêm và các cộng sự (1998) hệ sinh thái nông
nghiệp bao gồm 6 đặc tính cơ bản sau:
- Sức sản xuất là khả năng sản xuất ra giá trị sản phẩm trên một đơn vị
tài nguyên (đất, lao động, năng lượng, tiền vốn ) đơn vị đo lường có thể là
tấn/ha, tạ/ha Sức sản xuất của hệ thống nông nghiệp tăng, giảm hay cân
bằng theo thời gian.
- Khả năng sinh lợi: Khả năng sinh lợi là hiệu quả kinh tế (cho người sản
xuất và xã hội) của một hệ thống nông nghiệp.
- Tính ổn định: Tính ổn định của một hệ thống nông nghiệp là khả năng
duy trì sức sản xuất khi có rủi ro hay thay đổi điều kiện thời tiết, điều kiện
kinh tế thị trường. Tính ổn định này được đo lường từ hệ số biến động của sức
sản xuất.
- Tính bền vững: Là khả năng duy trì sức sản xuất của hệ thống trong thời

gian dài khi chịu tác động của stress hoặc sự đảo lộn. Một hệ thống nông nghiệp
bền vững được coi là bền vững khi bị stress xảy ra sức sản xuất có thể bị giảm
nghiêm trọng sau đó sức sản xuất được phục hồi và duy trì ổn định.
- Tính công bằng: Được đo lường bằng sự phân bố tài nguyên đến những
người tham gia sản xuất trong cùng hệ thống.
- Tính tự chủ: Tính tự chủ của hệ thống được biểu thị bằng khả năng tự
vận hành sao cho có hiệu quả mà ít lệ thuộc vào môi trường.
Trong sáu đặc tính trên gồm cả đặc tính về sinh học và đặc tính về xã hội
của hệ thống.
2.1.4. Các loại hệ thống nông nghiệp
Nông nghiệp du canh: Nông nghiệp du canh là sự thay đổi nơi sản xuất từ
vùng này sang vùng khác, từ khu vực đất này sang khu vực đất khác sau khi
độ phì của đất đã nghèo kiệt.
Hệ thống du mục: Du mục là một phương thức sản xuất nông nghiệp chủ
yếu gắn liền với các hệ thống chăn nuôi được di chuyển liên tục từ vùng này
sang vùng khác. Các kiểu du mục: Du mục hoàn toàn là sự di chuyển đàn gia
súc của họ từ vùng này đến vùng khác quanh năm. Họ đều không có nhà cửa
5
cố định và không có hoạt động trồng trọt. Bán du mục là những người dân chỉ
nuôi và chăn thả đàn gia súc theo mùa của đồng cỏ tự nhiên.
Hệ thống nông nghiệp cố định: Là các hoạt động sản xuất nông nghiệp
của người dân được tiến hành trên những vùng, khu vực hay trên các mảnh
đất cố định qua các năm. Bao gồm các kiểu hệ thống nông nghiệp sau:
+ Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hóa: Là những hệ thống nông
nghiệp chuyên sản xuất một hoặc hai loại sản phẩm nhất định. Từ đặc điểm
của điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của vùng, hay tập quán xã hội của một
vùng nào đó. Được phân công của xã hội mà được sản xuất một hoặc 2 loại
sản phẩm chính.
+ Hệ thống nông nghiệp cố định hỗn hợp: Là hệ thống sản xuất bao gồm
nhiều loại sản phẩm cả sản phẩm trồng trọt lẫn sản phẩm chăn nuôi

+ Một số hệ thống nông nghiệp cố định phát triển có tính điển hình như:
Hệ thống VACR, SALT.
2.1.5. Vai trò của các hệ thống sản xuất
Các hệ thống sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có
vai trò vô cùng quan trọng tới đời sống của mỗi hộ gia đình nói riêng và cả xã
hội nói chung. Vì nó cung cấp lương thực, thực phẩm là những sản phẩm vô
cùng thiết yếu cho sự sống của mỗi con người. Đồng thời các hệ thống sản
xuất này hàng năm đem về cho nước ta một nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn
thông qua việc xuất khẩu các sản phẩm của hệ thống. Thật vậy, Việt nam là
quốc gia đứng hàng đầu trện thế giới về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp
như: Gạo, tiêu, hải sản
Chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, đây là khâu vô cùng
quan trọng vì nó là yếu tố để nâng cao giá trị sản phẩm của các hệ thống trồng
trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi. Nhưng nhìn chung so với các hệ thống
trên thì hệ thống này là còn kém phát triển hơn. Do đó mà các sản phẩm nông
nghiệp của nước ta bán ở dạng thô chiếm tỉ lệ cao.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Các nghiên cứu về hệ thống trồng trọt
Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu (kể cả trong
nước và ngoài nước) về lĩnh vực nông nghiệp của nước ta. Các nghiên cứu
6
này tìm ra những điểm hạn chế cản trở sự phát triển nền nông nghiệp, từ đó
có cơ sở để đề xuất với nhà nước đưa ra những chính sách và giải pháp đồng
bộ làm cho nền nông nghiệp ngày càng phát triển.
Các nhà nghiên cứu đã điều tra được sự ảnh hưởng của việc tăng thời
gian và sự phức hợp luân canh trên sản lượng cây trồng trong các hệ thống
nông nghiệp hữu cơ trong giai đoạn mười năm. Họ đã phát hiện ra rằng sự
luân phiên phức tạp hơn và lâu hơn bằng cách sử dụng ngô, đậu nành, lúa mì
và cỏ khô sẽ mang lại sản lượng ngô nhiều hơn 30% so với một vụ luân canh
ngô và đậu nành đơn giản. Nhiều loại cây trồng phụ và thời gian luân phiên

giúp cung cấp đầy đủ khí nitơ và làm giảm đi sự cạnh tranh của cỏ, do đó làm
tăng sản lượng cây trồng. [8]
Vào mùa Đông ở vùng đồng bằng và các tỉnh phía Bắc trồng các cây có
nguồn gốc xứ lạnh (khoai tây, cải bắp, xu hào ) hoặc các nhóm cây xứ nóng
ngắn ngày như (ngô, đậu rau các loại ) không nhũng nâng cao sản lượng,
tăng hiệu quả kinh tế mà còn có tác dụng bảo vệ và bồi dưỡng đất [6].
Theo tác giả Bùi Huy Đáp [1] với “cơ sở khoa học của cây vụ đông” đã di sâu
nghiên cứu bố trí cây vụ đông cho nhiều vùng sinh thái có hệ thống luân canh
2 vụ lúa – 1 vụ đông hoặc 1 vụ lúa – 1 vụ màu – 1 vụ đông.
Lê Quốc Hưng (1994) [2] khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho
vùng gò đồi tỉnh Hà Tây đã đề xuất mô hình canh tác mới đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn mô hình cũ.
- Trên chân đất cao thiếu nước: Cây ăn quả - lúa – cá.
- Trên đất gò đồi đang canh tác: Chè – cây ăn quả - dứa.
- Trên đất gò đồi hoang hóa: cây keo tai tượng cải tạo đất, đến năm thứ 6
thu hoạch và trồng cây công nghiệp dài ngày.
Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăn nuôi.
Thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hệ thống chăn nuôi gia
cầm và HPAI. Nghiên cứu tiến hành từ tháng 3-8/2007 tại tỉnh Hà Tây (Đồng
bằng sông Hồng) và Long An (Đồng bằng sông Cửu Long). Kết quả nghiên
cứu là có 3 hệ thống chăn nuôi gia cầm chính bao gồm các hệ thống chăn nuôi
gia cầm quy mô hàng hóa với sự đầu tư tốt chuồng trại (hệ thống 1); Các hệ
thống chăn nuôi gia cầm quy mô hàng hóa không có đầu tư chuồng trại (hệ
7
thống 2); Hệ thống chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ (hệ thống 3). Số lượng gia
cầm được nuôi trong các hệ thống chăn nuôi gia cầm quy mô hàng hóa nhiều
hơn rất nhiều hệ thống chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ. Số lượng các loài gia
cầm được nuôi trong các hệ thống 2 và 3 nhiều hơn trong hệ thống 1. Tỷ lệ
các nông hộ có đàn gia cầm bị mắc H5N1 trong giai đoạn 2003-2005 ở hệ
thống 2 và 3 nhiều hơn hệ thống 1 (21%-59% so với 33%-36%). Hệ thống 2

và 3 có mức độ an toàn sinh học thấp, nhiều loại gia cầm được nuôi trong
cùng một hộ gia đình với một diện tích dành cho chăn nuôi hạn chế hoặc chăn
thả tự do… Hiểu biết về vệ sinh dịch tễ, phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn gia
cầm còn hạn chế. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh trong đó có
bệnh cúm H5N1. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, toàn bộ đàn gia cầm trong hệ
thống 1 đều được tiêm phòng vắc-xin, trong khi chỉ có từ 87,5%-90% trong
hệ thống 2,58% trong hệ thống 3 được tiêm vắc-xin phòng bệnh. Việc bán
chạy gia cầm, gồm cả gia cầm bị bệnh khi có dịch là phổ biến trong chăn
nuôi, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm dịch bệnh trong
chăn nuôi. Nguồn con giống gia cầm được cung cấp phần lớn từ các lò ấp
trứng gia cầm tư nhân, khâu kiểm soát vệ sinh ấp nở, chất lượng con giống
còn bị hạn chế. Biện pháp tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm đã góp phần
ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên đàn gia cầm được tiêm. [7]
Một dự án toàn diện mới được thực hiện liên quan đến chăn nuôi lợn
thịt hữu cơ. Liên quan đến việc xây dựng chuồng trại với sân chơi ngoài trời,
Mứller (2000), Olsen (2001), Olsen và cộng tác viên (2001) nghiên cứu chi
tiết ảnh hưởng của loại nền bên trong chuồng (hố đằm và một phần sàn gỗ),
kích thước sân ngoài trời và một phần bao phủ sân ngoài trời đến chăn nuôi
và tập tính. Trong mọi trường hợp, những chuồng nuôi này phải được để
thông thoáng tự nhiên và nền của sân chơi phải chắc chắn (làm bằng bêtông).
Tổng thể, các kết quả chăn nuôi rất tốt đã thu được từ hệ thống này, >900g
tăng trọng/ngày, khả năng tiêu thụ thức ăn thấp và lượng thịt nạc xấp xỉ 60%.
Về công tác chữa trị, có rất ít sự khác nhau. Những kiểu chuồng này
được mô tả chi tiết bởi Olsen (2001) không có nghi vấn gì rằng chúng có thể
hoạt động rất tốt nhưng xây dựng chúng sẽ đắt.
8
Một mô hình khác mà lợn được nuôi từ khi cai sữa đến khi giết mổ
trong hệ thống chuồng có sân chơi, đường chạy đã được nghiên cứu chi tiết.
Đường chạy được đặt trên cao của vùng đất được tạo bởi một lớp vỏ trên một
màng chống thấm. Do vậy, nước mưa và nước tiểu được lưu lại, điều đó có

nghiã là không bị ngấm xuống đất.
Nhìn chung, một hệ thống như vậy mang lại kết quả chăn nuôi rất tốt
(Jensen và Andersen, 2000). Tuy nhiên, việc kiểm soát ký sinh trùng là rất
khó. Một điểm thú vị khác của phương thức này là lượng Nitơ mất đi từ khu
vực bên ngoài nhỏ hơn nhiều so với những gì dự đoán (Mứller et al., 2000) và
lượng Nitơ lỏng thu được trong vùng đất này là cực kỳ thấp, thể hiện rằng
lượng Nitơ này được tạo gắn sâu vào ổ rơm dày qua con đường vi sinh vật.
Đối với lợn nái nuôi ngoài trời, Vaarst và cộng sự (2000) theo dõi một
vài bệnh lâm sàng. Những tổn thương cơ học gây gãy chân, tổn thương da và
cháy nắng là những biểu hiện lâm sàng nổi bật nhất. Feenstra (2000) đã
nghiên cứu sự lan truyền mầm bệnh qua các mẫu máu và kiểm tra phổi lúc
giết mổ từ 4 đàn lợn nuôi hữu cơ. Kết luận rằng phổi của chúng tốt hơn so với
những đàn nuôi theo phương thức truyền thống, điều này tương tự như kết
quả cuộc điều tra của Thụy điển tiến hành tại lò mổ (Hansen và cộng sự
1999).
Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chế biến
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã kết hợp với Sở Công Thương
Tiền Giang thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị chế
biến hủ tiếu quy mô vừa và nhỏ năng suất 1 tấn/ngày” nhằm tìm ra giải pháp
về công nghệ và thiết bị để giải quyết những khó khăn trên trong việc sản
xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất hủ tiếu của địa phương; Đề tài do PGS.TS
Nguyễn Hay và KS. Nguyễn Văn Công đồng chủ nhiệm. Với mục tiêu giảm
bớt các công đoạn thủ công và hạn chế việc phụ thuộc vào thời tiết trong quá
trình sản xuất hủ tiếu, chủ động trong sản xuất, và bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm, nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị
chính đưa vào sử dụng trong các công đoạn sản xuất truyền thống. Kết quả
nghiên cứu cho thấy. Một là:Việc nghiên cứu chế tạo hệ thống chế biến hủ
tiếu đáp ứng nhu cầu chế biến hủ tiểu của các hộ, các cơ sở hủ tiếu. Hai là: Hệ
9
thống chế biến hủ tiếu được chế tạo dựa trên quy trình chế biến thủ công,

truyền thống của các hộ sản xuất hủ tiếu. Ba là: Công suất hệ thống chế biến
hủ tiếu là 1tấn/ngày (chỉ tính 1 ca 5 giờ), nếu tính 3 ca thì công suất là 3
tấn/ngày. Bốn là: Về giá thành hủ tiếu, so với giá thủ công thì có thể ngang
hoặc cao hơn, tuy nhiên vấn đề an toàn vệ sinh thực thẩm được đảm bảo,
đồng thời chủ động được thời tiết và sản phẩm có thể đưa vào bán được ở các
siêu thị…Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, chế tạo thành công hệ thống chế biến
hủ tiếu sẽ giới thiệu phổ biến đến các hộ sản xuất trong làng nghề chế biến hủ
tiếu để nâng cao chất lượng của sản phẩm hủ tiếu Mỹ Tho,mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. [9]
Các nghiên cứu về hệ thống sản xuất ở vùng gò đồi
Vùng gò đồi là vùng mà địa bàn có tiềm năng về đất đai và nguồn lao
động thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là phát triển lâm nghiệp, kinh tế
trang trại (trồng trọt và chăn nuôi). Các ngành nghề chưa phát triển, kết cấu
hạ tầng còn thấp kém, trình độ canh tác của người lao động còn hạn chế, mô
hình lúa – cá, sen – cá đang được nhân dân triển khai nhân rộng, lượng và
chất lượng, đặc biệt chương trình Zebu hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn [10] Về
cải tạo vườn tạp: Đã đưa một số cây trồng có giá trị kinh tế vào trồng tại vườn
nhà và vườn đồi như xoài ghép Trung Quốc, bưởi Bimilo Trung Quốc , cam,
chanh. [10]
Về chăn nuôi cùng với việc khai thác thế mạnh vùng gò đồi các xã đã
tích cực phát triển đàn gia súc, gia cầm cả về số lượng và chất lượng.
Về kinh tế trang trại các trang trại với quy mô vừa và nhỏ, hầu hết các trang
trại ở đây phát triển theo hướng nông lâm kết hợp như VAC, VARC, vườn
rừng, ao rừng, [10]
Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (cũ) đã đầu tư cho Thanh Hóa
Dự án xây dựng mô hình kinh tế lâm nông kết hợp trên vùng gò đồi nghèo
khó xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy. Sau 5 năm thực hiện, dự án đã tạo được
các mô hình trình diễn về kinh tế tổng hợp vùng gò đồi gồm cây lâm nghiệp,
cây ăn quả, cây nông lâm kết hợp và chăn nuôi để phát huy tối đa tiềm năng
đất đai. Khi thực hiện dự án Cẩm Châu, chúng ta đã trồng được 230ha cây ăn

quả tập trung. Người dân đã tự bỏ vốn trồng thêm hàng trăm hécta cây ăn quả
10
phân tán trong vườn rừng, tạo ra một vùng cây ăn quả lớn, trù phú, nhưng do
không có đầu ra ổn định, giá cả bấp bênh, có năm giá nhãn rớt xuống chỉ còn
1.500đồng/kg. Nhà nước chưa đầu tư xây dựng hoặc liên kết xây dựng nhà
máy chế biến nên năm 2006, 2007 dân Cẩm Châu đã chặt gần 2.000 gốc
nhãn, vải để trồng luồng và quay lại sản xuất lương thực vì ngô sắn đang có
giá cao. Những cây nhãn còn lại trên đồi cũng bị tỉa thưa cành nhánh sát đến
ngọn. Họ không quan tâm đến năng suất cây ăn quả mà nghĩ làm sao rút đất
ra cho sản xuất lương thực càng nhiều càng tốt. Rõ ràng bài toán cây ăn quả
vùng đồi vẫn loanh quanh chưa có định hướng phát triển bền vững, cũng như
trong nông nghiệp với cây mía, cây dứa, cà phê hoặc bò sữa người dân dễ
mất phương hướng chạy theo thị trường ngắn hạn.[11]
Các nghiên cứu về hệ thống sản xuất ở vùng đồng bằng.
Các hệ thống sản xuất chính là, hệ thống sản xuất đa canh – chăn nuôi
và nuôi cá quy mô hàng hoá, hệ thống sản xuất đa canh – chăn nuôi và chăn
nuôi động vật dạ dày đơn quy mô hàng hoá, hệ thống sản xuất đa canh - chăn
nuôi và canh tác cây ăn quả hoặc làm vườn quy mô hàng hoá, hệ thống sản
xuất đa canh – chăn nuôi và thu nhập từ các công việc ngoài nông nghiệp và
hệ thống sản xuất đa canh – chăn nuôi và bán một phần các sản phẩm ở quy
mô sản xuất nhỏ.
11
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm nghiên cứu
Chọn điểm để tiến hành nghiên cứu là xã Phong An, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống sản xuất tại xã Phong An.
3.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Phong An, huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi nội dung:
Tìm hiểu về sự đa dạng của hệ thống sản xuất của xã Phong An: hệ
thống trồng trọt, hệ thống chăn nuôi, hệ thống chế biến , các ngành nghề ở
cấp độ cộng đồng và nông hộ.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng đồng bằng xã
Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu sự đa dạng hệ thống sản xuất ở cấp độ cộng đồng.
- Tìm hiểu đặc điểm nguồn lực của nông hộ.
- Nghiên cứu các hệ thống sản xuất ở cấp nông hộ: trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến.
- Các khuyến nghị để phát triển sự đa dạng hệ thống sản xuất cấp cộng
đồng và nông hộ.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin từ UBND xã Phong An.
Thu thập thông tin từ sách báo, internet…
- Thu thập thông tin sơ cấp
Đi thực địa, khảo sát tình hình các hệ thống sản xuất ở xã Phong An.
12
Chọn mẫu 30 hộ trên địa bàn xã Phong An. Chọn mẫu ngẫu nhiên có
phân loại bao gồm: 15 hộ thuần nông và 15 hộ có thu nhập thêm từ hoạt động
ngành nghề và dịch vụ để so sánh sự khác nhau.
Chọn 15 hộ thuần nông và 15 hộ có thêm ngành nghề, dịch vụ bằng
cách: Phỏng vấn người am hiểu (các trưởng thôn) để xin danh sách các hộ ở
thôn Phò Ninh, Thượng An, Bồ Điền và xác định xem hộ nào chỉ tham gia
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ nào vừa sản xuất nông nghiệp vừa

tham gia vào hoạt động ngành nghề, dịch vụ để tiến hành phỏng vấn hộ.
Phương pháp phỏng vấn hộ bằng bảng câu hỏi có cấu trúc, bán cấu trúc.
Phỏng vấn người am hiểu (các trưởng thôn).
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Kiểm tra thông tin, loại bỏ những thông tin không đáng tin cậy trước
khi đưa vào phân tích xử lý.
Phân tích thông tin: Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm
Excell trên máy tính.
13
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình cơ bản của xã Phong An
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Phong An
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của xã được xác định như sau:
Phía Bắc giáp thị trấn Phong Điền, xã Phong Hiền.
Phía Tây giáp xã Phong Thu, xã Phong Xuân.
Phía Đông giáp huyện Quảng Điền.
Phía Nam giáp xã Phong Sơn.
Xã Phong An có vị trí trải dài trên tuyến đường quốc lộ 1A, đoạn từ cầu An
Lỗ đến thị trấn Phong Điền. Do giáp tuyến đường giao thông huyết mạch của
cả nước nên việc trao đổi mua bán sản phẩm diễn ra rất mạnh mẽ.
4.1.1.2. Địa hình
Xã Phong An là xã đồng bằng có diện tích tự nhiên 3.228 ha. Địa hình
được chia thành 2 vùng: vùng đồng bằng và vùng trung du (gò đồi), với diện tích
vùng đồng bằng lớn hơn nên xã Phong An vẫn được xem là xã đồng bằng. Địa
hình được bao bọc bởi con sông Bồ nên hằng năm thường diễn ra nhiều trận lũ
lụt gây thiệt hại đến tài sản và mùa màng của bà con. Nhưng hằng năm đất đai
cũng được những trận lũ này bồi đắp một lượng phù sa tương đối lớn, điều này
có một ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu
Thời tiết khí hậu là điều kiện đầu tiên và ảnh hưởng trực tiếp nhất đối
với hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Hoạt động sản xuất
nông nghiệp luôn chịu sự chi phối của thời tiết. Điều kiện khí hậu thời tiết
thuận lợi, mưa thuận gió hòa thì hoạt động sản xuất của bà con nông dân gặp
nhiều thuận lợi, năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo, vụ mùa
bội thu, đời sống của bà con được cải thiện. Ngược lại, nếu điều kiện khí hậu
thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường trước, thiên tai xảy ra thương xuyên
như bão, lũ, hạn hán…thì sẽ gây trở ngại rất lớn cho bà con nông dân, năng
suất và chất lượng sản phẩm bị giảm sút, có khi còn trắng tay. Khi đó cuộc
14
sống của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Để giảm thiểu phần nào rủi ro
trong sản xuất nông nghiệp thì cần có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tác
động của thiên tai đối với cây trồng trong những giai đoạn quan trọng như trổ
bông, giai đoạn thu hoạch. Muốn thực hiện được điều này thì đòi hỏi chúng ta
phải nắm bắt được diễn biến của khí hậu, thời tiết của địa phương trong
những năm vừa qua. Sau khi tiến hành nghiên cứu về tình hình thời tiết của
vùng, địa phương đó thì chúng ta bắt đầu lựa chọn phương án bố trí thời vụ
gieo trồng sao cho hợp lý (nên gieo trồng những loại giống cây trồng gì, khi
nào thì nên bắt đầu gieo trồng các loại giống đó, thu hoạch vào thời điểm
nào…) để từ đó khuyến cáo cho bà con nông dân thực hiện nhằm giảm tác hại
của khí hậu, thời tiết xấu mang lại. Ngoài ra còn xây dựng các kế hoạch để
phòng chống lũ lụt và hạn hán để đảm bảo hoạt động tưới và tiêu nước khi
cần thiết.
Xã Phong An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của
khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Do địa hình của dải Trường
Sơn có ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển tạo nên sự khác biệt lớn
trong phân hóa khí hậu của xã.
Mùa nóng: Từ tháng 3 đến tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
nên khô nóng. Nhiệt độ cao trung bình lớn hơn 25

0
C, tháng nóng nhất thường
là tháng 6 hoặc tháng 7 nhiệt độ trung bình 29
0
C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6)
lên đến 39,4
0
C.
Mùa lạnh: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau do chịu ảnh hưởng của gió
Đông Bắc nên mưa nhiều,trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh từ 17
0
C –
22
0
C, tháng có nhiệt độ thấp nhất( tháng 1) xuống 15
0
C.
Với điều kiện nhiệt độ này đa số các loại lạc, sắn, rau màu, đậu đỗ các
loại chỉ thích hợp trong vụ Đông Xuân, còn vụ Hè Thu thì chỉ rất ích giống
là thích hợp. Nhưng lúa là loại cây trồng khá thích hợp với điều kiện nhiệt độ
này trong cả hai vụ. Tuy nhiên để có năng suất lúa vụ Hè Thu cao thì cần phải
thu hoạch khẩn trương trước ngày mồng 2/9. Nếu không thì sẽ gặp nhiều rủi
ro và có thể mất trắng vụ Hè Thu.
Chế độ nhiệt, lượng mưa, độ ẩm trung bình của các tháng được thể hiện ở
bảng sau:
15
Bảng 1: Số liệu thời tiết khí hậu trung bình từ năm 2000 đến năm 2010
của xã Phong An
Tháng
Nhiệt độ

(
0
C)
Ẩm độ
(%)
Mưa
(mm)
Giờ nắng
TB Max Min TB Min SN R
1 20,5 30,7 15,0 91,2 57,8 12,1 124,6 103,5
2 20,8 31,9 16,5 90,4 55,4 12,3 78,1 92,7
3 23,1 35,6 18,1 89,7 51,2 10,1 61,5 142,6
4 26,2 37,1 20,8 86,2 51,2 9,8 70,4 163,0
5 27,8 37,4 22,0 82,7 46,3 13,7 142,3 224,7
6 29,2 39,4 24,2 78,8 43,8 8,8 94,3 234,1
7 29,1 39,1 24,0 77,3 41,8 9,4 65,7 234,5
8 28,6 38,0 24,5 78,7 40,5 9,7 161,3 210,0
9 26,6 35,5 23,2 87,5 49,8 17,7 462,2 137,6
10 25,2 32,8 21,3 90,4 55,9 19,8 711,9 125,5
11 23,8 31,6 19,4 91,9 57,20 20,1 840,1 95,7
12 20,3 28,5 16,3 92,6 58,80 21,1 482,7 59,6
(Nguồn: Trạm thủy văn KM17- QL1A)
Thủy văn: Địa hình tương đối bằng phẳng, sông ngòi có đặc điểm là ngắn,
vào mùa mưa lưu lượng nước lên cao, lưu lượng nước trung bình 3000m/s,
mùa khô lòng sông nước khô cạn, lưu lượng nước xuống thấp 3-4m/s.
Ở xã có con sông chính là sông Bồ, ngoài ra còn có các hói nhỏ, các bàu,
hồ và một số khe rạch. Đặc điểm thủy văn của con sông Bồ như sau:
- Chiều dài: 150km
- Chiều rộng: 50-200m
- Diện tích lưu vực: 680km

2

- Lưu lượng nước: mùa lũ là 4000m
3
, mùa kiệt 0,5m
3
/s
(Nguồn: Trạm thủy văn KM17- QL1A)
16
Chế độ mưa:
Xã Phong An có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình hằng năm
đạt 2.800 – 3000mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa, 2
tháng có mưa lớn nhất là tháng 10 (lượng mưa: 711,9mm) và tháng 11(lượng
mưa: 840,1mm) chiếm 45% tổng lượng mưa toàn năm nên thường có lũ lụt
xảy ra vào thời gian này. Tháng 3 có lượng mưa thấp nhất với lượng mưa đo
được là 61,5mm.
Vì lượng mưa lớn thường rơi vào các tháng 9,10,11,12 nên khi bố trí
lịch thời vụ cần tránh thu hoạch vào các tháng này. Cần bố trí vào các tháng
có thời tiết khô ráo để tránh thiệt hại trong thời điểm trước và sau thu hoạch.
Độ ẩm:
Độ ẩm không khí trong vùng trung bình đạt 84%, trong mùa mưa độ
ẩm lên đến 90%.
Ẩm độ trung bình của các tháng giao động từ 77,3% - 92,6%. Từ tháng
10 năm trước đến tháng 2 năm sau, độ ẩm đạt cao nhất 90,4% - 92,6%. Độ ẩm
cao đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại, ảnh
hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Vào
các tháng có độ ẩm cao này thì không thuận lợi để thu hoạch các sản phẩm có
hạt như lúa, đậu đỗ các loại. Nếu thu hoạch về thì tỉ lệ sản phẩm bị hư hỏng
cao, đồng thời sẽ không bảo quản được trong thời gian dài. Nhưng đây lại là
điều kiện hết sức thuận lợi cho các giai đoạn như làm bông và phơi màu của

cây lúa, và các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng khác.
Các tháng 6,7,8 có độ ẩm thấp nhất trong năm là 77,3% - 78,8% thuận lợi cho
giai đoạn phân hóa mầm hoa và ra hoa.
Điều kiện tự nhiên của xã như thế này thì việc sản xuất nông nghiệp gặp
không ít khó khăn. Do mùa mưa trùng với mùa có bão nên hay gây ra lũ lụt,
ngập úng nhiều vùng trong xã. Mùa khô kéo dài, lại chịu ảnh hưởng của gió
Tây khô nóng nên mực nước của các con sông xuống thấp làm khô cạn nguồn
nước nên ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuât nông nghiệp. Làm hạn chế khả
năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng như lúa, lạc, rau màu
17
4.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai của xã
Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quan
trọng và không có cái gì có thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động
vừa là tư liệu sản xuất và có tính chất giới hạn theo bề mặt không gian. Quy
mô và trình độ sử dụng nguồn lực này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: Nếu một cá nhân, một hộ gia đình hay một tổ
chức nào mà có trình độ sử dụng đất cao đó là biết cải tạo đất trong quá trình
sử dụng như: Biết cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, biết luân canh các loại
cây trồng, biết bố trí các loại cây trồng có tính chất cải tạo đất (các cây họ
đậu)…thì tài nguyên đất sẽ không bị suy thoái đồng thời còn mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Vì vậy việc tìm hiểu tình hình sử dụng đất đai là vô cùng cần
thiết, nó giúp chúng ta sử dụng hợp lí và có hiệu quả loại nguồn lực này. Cụ
thể là nó giúp chúng ta bố trí được cơ cấu cây trồng cho hợp lí từ đó mà nâng
cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Đất đai cũng sẽ bị biến đổi theo nhu cầu của thị trường chẳng hạn vấn đề
về nhu cầu về sắn, nguyên liệu giấy, sẽ tạo điều kiện cho vấn đề chuyển đổi mục
đích sử dụng đất như chuyển sang trồng sắn, trồng rừng, đào ao thả cá…
Cụ thể cho thấy rằng nhu cầu về sử dụng đất đai sẽ được thể hiện theo
biến động diện tích sử dụng của năm 2000, năm 2005, năm 2010.
18

Bảng 2: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng đất của xã
Chỉ tiêu ĐVT
Số lượng Tỉ lệ (%)
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
Tổng diện tích
đất tự nhiên
Ha 3.228 3.228 3.228 100 100 100
I. Đất nông nghiệp Ha 679,17 688,53 559,10 21,04 21,33 17,32
1. Đất trồng cây
hằng năm
Ha 675,17 684,33 528,40 20,91 21,20 16,37
2. Đất trồng cây
lâu năm
Ha 4 4,2 30,07 0,12 0,13 0,95
3.Mặt nước nuôi
trồng thủy sản
Ha 3 49,9 65,90 0,09 1,54 2,04
II. Diện tích đất
chuyên dùng

Ha 398,57 447,48 612,85 12,07 13,86 18,99
III. Diện tích đất
chưa sử dụng
Ha 112 94,98 0 3,47 2,94 0,00
(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất đai của xã)
Qua bảng 2 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 3228 ha.
Đất đai được quy hoạch và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Đất
sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đất nuôi trồng thủy
sản ), đất thổ cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Cụ thể qua các năm
như sau:
Năm 2010 tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 559,10 ha
chiếm 17,32 % giảm so với năm 2005 là 129,43 ha và năm 2000 là 120,07 ha.
19
Điều này cho thấy rằng tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm nhưng vẫn
chiếm ở mức cao trong nền kinh tế của xã.
Đất chuyên dùng năm 2010 của xã tăng so với năm 2000 là 214,28 ha
và so với năm 2005 là 167,37 ha. Tổng diện tích đất chuyên dùng tính đến
năm 2010 là 612,85 ha chiếm 18,99% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Điều
này cho thấy rằng đất thổ cư và đất chuyên dùng đang có xu hướng tăng lên
nhanh theo thời gian. Đất chuyên dùng tăng cũng cho thấy rằng công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ ngày càng phát triển.
Đến năm 2010 diện tích đất chưa sử dụng trên toàn xã theo như quy
hoạch thì sẽ không còn. Tổng diện tích đất chưa sử dụng năm 2005 là 94,98
ha chiếm 2,94% trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng là 55,26ha chiếm
1,7% diện tích toàn xã, được phân bổ ở Thượng An và Đông An. Diện tích
đất đồi núi chưa sử dụng ở xã còn 39,72 ha chiếm 1,23% diện tích.
Với chủ trương chung của Đảng bộ xã Phong An đến năm 2010 không
còn diện tích đất chưa sử dụng nên diện tích đất bằng sử dụng dùng để trồng
sắn công nghiệp xen lạc nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn
và tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình. Diên tích đất đồi núi chưa sử dụng

sẽ tiến hành phủ xanh đất trống đồi núi trọc (35,72ha rừng trồng nguyên liệu)
và chuyển 4ha đất khai thác đá bị bỏ hoang sang làm nghĩa trang nhân dân
cho các thôn vùng gò đồi.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động đây là loại tài sản vô cùng quý giá và quan trọng,
nó quyết định đến việc phát triển kinh tế của địa phương. Nó có thể làm cho
nền kinh tế của địa phương phát triển mạnh nhưng ngược lại thì nó có thể làm
cản trở sự phát triển nền kinh tế của địa phương. Khi mà việc làm và đời sống
của nhân dân được đảm bảo thì khi đó nó thể hiện mặt tích cực của nó. Ngược
lại khi mà nhân dân thiếu việc làm, không có thu nhập, đời sống không đảm
bảo thì khi đó sẽ thể hiện mặt tiêu cực của nó như thường xảy ra các tệ nạn xã
hội như trộm cắp, nghiện ngập Do đó mà muốn có một nền kinh tế phát triển
thì trước hết phải quan tâm đến việc làm và đời sống của nhân dân, nếu không
20
thì sẽ không bao giờ có sự phát triển. Với ý nghĩa này tôi đã tìm hiểu cơ cấu
dân số và lao động của xã.
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Phong An
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
Tỉ lệ
( %)
Số
lựơng
Tỉ lệ
( %)
I. Tổng số hộ
Hộ
2.388 100 2.468 100

1. Hộ NN 1.910 80 1.910 77,39
2. Hộ phi NN 478 20 558 32,61
II. Tổng nhân khẩu
Người
12.194 100 12.316 100
1. Nam 7.590 62,24 7.660 62,19
2. Nữ 4.604 37,76 4.656 37,81
III. Tổng lao động 5475 100 5.600 100
Theo giới tính
1. Nam Lao động 2.847 52 2.912 52
2. Nữ 2.628 48 2.688 48
Theo ngành nghề
1. Lao động NN Lao động 3.306 60,38 3.370 60,18
2. Lao động phi NN
2.169 39,62 2.230 39,82
IV. Bình quân
1. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu
5,10 4,99
2. Bình quân lao động/hộ Lao động
2,29 2,27
3.Bình quân lao động nông
nghiệp/hộ
Lao động
NN
1,38 1,36
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã năm 2009, 2010 )
Qua bảng 3 trên ta thấy rằng: Hiện nay toàn xã có 2468 hộ tăng 80 hộ
so với năm 2009. Trong đó có 1910 hộ là tham gia sản xuất nông nghiệp, 558
hộ là hộ sản xuất phi nông nghiệp. Trong khoảng thời gian hai năm, năm
2009 đến 2010 thì số hộ sản xuất nông nghiệp không thay đổi, còn số hộ phi

21
sản xuất nông nghiệp tăng lên 80 hộ. Số nhân khẩu của xã năm 2010 là 12316
người tăng 122 người so với năm 2009. Số nhân khẩu nam chiếm 62,19% ,
còn số nhân khẩu nữ chỉ chiếm 37,81%. Số nhân khẩu nam có xu hướng giảm
dần, còn số nhân khẩu nữ có xu hướng tăng dần từ 37,76 % - 37,81 %.
Tổng số lao động cũng có xu hướng tăng dần từ 5475 lao động tăng lên
5600 lao động. Lao động nữ chiếm 48%, còn lao động nam chiếm 52%, đây
là một thuận lợi trong sản xuất nhất là trong sản xuất nông nghiệp cần những
lao động khỏe mạnh. Lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn hơn lao động phi
nông nghiệp và lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, ngược lại thì lao
động phi sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng dần. Lao động sản xuất nông
nghiệp từ 60,38 % xuống còn 60,18 %. Lao động phi sản xuất nông nghiệp từ
39,62% lên tới 39,82 %. Bình quân mỗi hộ gia đình có 4,99 người, có 2,27
lao động trong đó có 1,36 là lao động nông nghiệp. Số nhân khẩu/hộ, số lao
động/hộ và số lao động nông nghiệp/hộ đều có xu hướng giảm dần trong hai
năm 2009 và 2010. Năm 2009, trung bình mỗi hộ gia đình có 5,10 người
nhưng đến năm 2010 thì giảm xuống còn 4,99 người. Bình quân lao động/ hộ
năm 2010 là 2,27 người trong khi năm 2009 là 2,29 người. Lao động nông
nghiệp năm 2009 là 1,38 lao động, còn năm 2010 là 1,36 lao động, bởi vì
nhiều lí do như: Xã hội ngày càng phát triển thì mỗi con người được học hành
đầy đủ hơn do đó mà tỉ lệ công dân đi học ngành, học nghề là lớn, hai nữa do
có nhiều khu công nghiệp ra đời, nó đã thu hút rất nhiều lao động, nhất là lao
động từ sản xuất nông nghiệp. Điển hình có 50 lao động được đào tạo tại
trung tâm dạy nghề Phong Điền và đã hợp đồng lao động tại nhà máy SCAVI
Thừa Thiên Huế năm 2009 và 150 lao động năm 2010.
4.1.2.2. Tình hình cơ bản về giao thông và thủy lợi
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình sản xuất. Cơ sở hạ tầng nó biểu hiện cho sự phát triển của
một quốc gia, một vùng miền, một địa phương…Ở các quốc gia phát triển, cơ
sở hạ tầng và hệ thống giao thông, thủy lợi hiện đại đã góp phần đẩy nhanh

quá trình sản xuất. Ở vùng nông thôn và thành thị cũng có sự khác biệt về hệ
thống giao thông và cơ sở hạ tầng. Đó là những minh chứng về vai trò của cơ
sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
22
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì yếu tố giao thông và thủy lợi
đóng vai trò then chốt, quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Nếu hệ
thống giao thông đi lại thuận lợi thì quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa
giữa các nơi được diễn ra nhanh chóng và giúp giảm thiểu tỉ lệ hàng hóa bị hư
hỏng trong quá trình vận chuyển. Làm giảm bớt tổn thất cho người dân.
Ngược lại, nếu giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn thì quá trình vận
chuyển, lưu thông hàng hóa sẽ diễn ra chậm chạp, gây hư hỏng đối với sản
phẩm. Đặc biệt là đối với các sản phẩm dễ vỡ, dễ dập nát…Điều này sẽ gây
tổn thất lớn về mặt tài chính cho người sản xuất.
Đối với sản xuất nông nghiệp thì nước cũng đóng vai trò hết sức quan
trọng. Ông cha ta từ xưa đã có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Nước luôn là yếu tố đứng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Trong một
giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng mà bị thiếu nước thì sẽ làm
giảm năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng đó. Ngược lại, nếu
trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, hệ thống
tưới tiêu nước luôn được đảm bảo thì năng suất của cây trồng cũng được tăng
lên và chất lượng sẽ được cải thiện rất nhiều.
+ Giao thông:
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn xã nói chung chưa hoàn
chỉnh, đoạn đường tỉnh lộ 11B, đoạn đường quốc lộ 1A đi qua địa phận xã,
đường WB2 Đồng Lâm đi Phong Xuân đã được trải nhựa. Tuy nhiên cả 3 đoạn
đường này qua địa phận xã tương đối ngắn. Cụ thể: Tuyến tỉnh lộ chạy qua trên
địa bàn xã có chiều dài 3,3 km, tuyến WB2 đi Phong Xuân dài 3,9 km và quốc
lộ 1A dài 7,5 km. Đây là những tuyến đường huyết mạch quan trọng đối với
địa phương vì nó góp phần thúc đẩy thương mại và dich vụ phát triển.
+ Thủy lợi:

Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới và tiêu nước của xã là đã khá hoàn
thiện. Năm 2009 tiến hành nâng cấp và cải tạo mở rộng 9,02 km kênh mương
bê tông của các thôn trên toàn xã. Tổng số vốn đầu tư là 2.882,844 triệu đồng có
đóng góp 15% thuộc nguồn vốn phát triển sản xuất của cơ sở và ngân sách của
xã, đồng thời có sự đóng góp từ nguồn ngân sách của huyện Phong Điền. Năm
2010, tiếp tục tiến hành nâng cấp và kiên cố 2 km kênh mương và bê tông hóa
giao thông nông thôn thêm 2km. Tiến hành sỏi hóa 3 km vùng nội đồng.
23
4.2. Đặc điểm hệ thống sản xuất của cộng đồng
Qua quá trình điều tra, tìm hiểu thực tế ở địa phương thì tôi nhận thấy ở
xã Phong An có cả hệ thống sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản) và hệ thống sản xuất phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp,
ngành nghề, buôn bán…). Các hệ thông này có sự khác nhau về quy mô, năng
suất và số hộ tham gia.
4.2.1. Hệ thống trồng trọt
Các loại cây được trồng chủ yếu trên địa bàn xã là cây lúa, cây lạc, cây
sắn, đậu đỗ, rau màu các loại (rau khoai, rau cải, rau dền, rau thơm ).
Tổng diện tích gieo trồng các loại cây này là 895,34 ha. Các loại cây trồng
này có sự khác nhau đáng kể về diện tích, thời vụ gieo trồng cũng như năng
suất và sản lượng thu được.
Bảng 4: Hệ thống trồng trọt của xã Phong An
Năm
Năm 2009 Năm 2010
Diện tích
(ha)
Tỉ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỉ lệ

(%)
1.Lúa nước
Lúa 2 vụ 621,47 70,61 650,79 72,68
Lúa 1 vụ 14,66 1,66 - -
2.Cây trồng cạn
Lạc - Đậu xanh 25 2,84 25 2,79
Lạc – Sắn 131,05 14,87 140,2 15,65
Sắn thuần 53,5 6,08 44,35 4,95
Khoai lang 8,6 0,97 7,6 0,87
Đậu đỗ 5 0,56 5 0,56
Luân canh rau các loại 21,4 2,43 22,4 2,5
Tổng 880,18 100 895,34 100
(Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội của xã năm 2009,2010)
Qua bảng 4 ta thấy được: Tổng diện tích gieo trồng của năm 2009 và
2010 là có sự khác nhau. Năm 2010 là 895,34 ha nhiều hơn năm 2009 là 15,16
ha do diện tích trồng lúa tăng lên và có sự chuyển đổi trong phương thức canh
tác của các cây trồng cạn. Diện tích trồng lúa tăng lên là do hệ thống thủy lợi
24
được nâng cấp, đảm bảo cho việc cung cấp nước cho cây lúa vào vụ Hè Thu
nên người dân chuyển diện tích canh tác lúa 1 vụ sang trồng lúa 2 vụ.
Phương thức canh tác của địa phương đó là:
+ Trồng cây lúa nước 2 vụ/năm.
+ Xen canh giữa cây lạc và cây sắn: Khoảng tháng 12 âm lịch thì tiến
hành gieo lạc và trồng sắn. Lạc được thu hoạch trước, sau đó tiếp tục chăn
bón cho cây sắn. Sau khi sắn được thu hoạch thì đất được nghỉ ngơi và đợi
đến tháng 12 lại tiến hành canh tác.
+ Lạc Đông Xuân - Đậu xanh
+ Độc canh cây sắn
+ Luân canh các loại rau
+ Đậu đỗ

+ Khoai lang
Lúa là cây trồng có diện tích gieo trồng lớn nhất trong hệ thống trồng
trọt của địa phương. Diện tích trồng lúa năm 2010 là 650,79 ha tăng 14,66 ha.
Cụ thể: Năm 2009, diện tích gieo trồng lúa nước 2 vụ là 621,47 ha chiếm
70,61% tổng diện tích gieo trồng. Lúa 1 vụ là: 14,66 ha chỉ chiếm 1,66% tổng
diện tích gieo trồng. Năm 2010, diện tích trồng lúa 2 vụ là 650,79 ha chiếm tỉ
lệ 72,68%, trong khi diện tích lúa 1 vụ không còn nữa. Nguyên nhân là do
năm 2009 UBND xã Phong An tiến hành nâng cấp và mở rộng hệ thống
mương máng, thủy lợi nên chủ động được nước tưới cho những vùng không
trồng được trước đây.
Phương thức canh tác lạc xen sắn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các
hộ gia đình nên diện tích gieo trồng năm 2010 được tăng lên 8,7 ha so với
năm 2009. Đây là hình thức canh tác chiếm diện tích lớn đứng thứ 2 sau cây
lúa nước canh tác 2 vụ. Năm 2009, với diện tích gieo trồng là 131,05 ha
chiếm tỉ lệ 14,87% tổng diện tích gieo trồng năm 2009. Năm 2010, đạt diện
tích 140,2 ha chiếm 15,56% tổng diện tích gieo trồng của năm.
25

×