Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sắn ở xã kỳ sơn-huyện kỳ anh- tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.84 KB, 50 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay cây Sắn đang đem lại giá trị hết sức quan trọng cho phát triển
kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế của đất nước. Là cây
trồng hàng năm, được gắn bó hết sức lâu đời với người dân chúng ta. Sản
phẩm từ cây Sắn được sử dụng rộng rải trong nhân dân ta và được nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng, Sắn có thể dùng làm nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến tinh bột phục vụ cho nghành công nghiệp như: làm nguyên
liệu bánh, kẹo, và phụ gia cho dược phẩm…và cũng có thể chế biến thành
lát khô để xuất khẩu, lá Sắn còn phục vụ cho ngành chăn nuôi như nuôi
cá, nuôi lợn, trâu bò, và ủ bón phân cây trồng,… Trong những năm gần
đây sắn còn được nghiên cứu dùng để sản xuất chế phẩm sinh học
ethanol.
Cũng chính với nhiều tác dụng như vậy trong những năm gần đây,
ở Việt Nam cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng từ cây lương thực
thành cây hàng hoá với lợi thế cạnh tranh cao. Nước ta hiện đang là nước
xuất khẩu tinh bột sắn đứng hàng thứ hai ở châu Á sau Thái Lan.
Việt Nam hiện đã có 52 nhà máy chế biến tinh bột sắn và khoảng
4000 cơ sở chế biến thủ công (số liệu của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển
Nông Thôn). Thực tiễn sản xuất và thị trường sắn ở Việt Nam cần thiết
đòi hỏi những vùng nguyên liệu sắn hàng hoá tập trung, với cơ cấu giống
tốt phù hợp, để nông dân trồng sắn - người mua - người chế biến sắn đều
có lãi.
Kỳ Sơn là một xã vùng núi cao phía tây huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh
Hà Tĩnh. Đại bộ phận nhân dân trong xã sống chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, với đa dạng thành phần như: lúa, ngô, khoai,sắn, đậu lạc, và
chăn nuôi với hình thức nhỏ lẻ tự cung tự cấp là chính.
Những năm gần đây cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa
phương người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý
để nhờ đó góp phần xoá đói giảm nghèo, đặc biệt trồng sắn là hoạt động


mang lại hiệu quả kinh tế cao thiết thực nhất. Không những vì nó phù hợp
1
với điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai ở đây mà còn vì chi phí đầu tư
ban đầu thấp cho nên nó phù hợp với mọi người dân nơi đây đặc biệt là
với người nghèo.
Từ năm 2007 trở lại đây khi nhà máy chế biến về xây dựng trên địa
bàn thì vai trò của cây sắn trong kinh tế của hộ nông dân ở đây đang dần
được khẳng định. Sắn lại là loại cây dễ trồng, không đòi hỏi thâm canh
cao, chi phí thấp và mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, nên những năm qua
người dân địa phương đã ồ ạt mở rộng diện tích.
Cũng nhờ bán sản lượng sắn làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh
bột mà đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho người dân địa phương. Kể
từ đó thì kinh tế của từng hộ nơi đây ngày càng được cải thiện rõ rệt. Đến
nay thì cây sắn đã len lên tân những quả đồi cao vào tận rừng sâu, cách xa
nhà máy tới vài chục km.
Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng sắn một cách ồ ạt thiếu quy
hoạch và các biện pháp thâm canh đã để lại nhiều hậu quả đáng lo ngại.
Nhiều diện tích luân canh cây sắn đã bạc màu, cho nên dẫn tới khả năng
sinh trưởng của cây sắn trên các vùng đất này kém. Chúng ta có thể dễ
dàng nhận thấy được điều đó qua các năm, diện tích trồng sắn tăng lên
nhanh chóng nhưng sản lượng sắn nâng lên hàng năm không lớn. Nguyên
nhân chủ yếu là do năng suất vụ sau đã giảm nhiều so với vụ trước. Đất
vừa mới khai hoang còn nhiều dinh dưỡng nên năng suất cao nhưng qua
nhiều vụ sản xuất thì cho thấy năng suất sản xuất sắn giảm đi đáng kể.
Không chỉ giảm về năng suất mà mới đây còn xuất hiện một số bệnh, gây
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng, làm người trồng sắn hết
sức lo lắng.
Từ đó tôi tiến hành đề tài “Tìm Hiểu Và Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Của Hoạt Động Trồng Sắn ở Xã Kỳ Sơn-Huyện Kỳ Anh- Tỉnh Hà
Tĩnh”. Để từ đó tìm ra các giải pháp thiết thực giúp bà con nông dân nâng

cao thu nhập, cải thiện đời sống nơi đây, góp phần vào tăng trưởng kinh tế
của hộ, đóng góp vào nền kinh tế xã. Cần chú trọng phát triển trồng sắn
hợp lý theo hướng bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu, đánh giá được hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sắn
tại XÃ Kỳ Sơn- Huyện Kỳ Anh- Tĩnh Hà Tĩnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu thực trạng hoạt động trồng sắn đang diển ra ở xã Kỳ
Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
• Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đối với kinh tế hộ, đối
với kinh tế của địa phương.
• Giúp người dân định hướng phát triển cho hoạt động sản xuất
mang lại hiệu quả, tăng thu nhập, bền vững về kinh tế, môi trường.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1. Khái nệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh chất
lượng các hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý, khai thác và sử
dụng các nguồn lực của các nhà quản lý. Hiện nay có rất nhiều khái niệm
khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Theo giáo sư Nguyễn Tiên Mạnh: “Hiệu quả kinh tế của một hiện
tượng (hay quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử
dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mục tiêu xác
định”.[3]
Hồ Vính Đào cho rằng: “Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh
tế là so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao

gồm lao động hóa và lao động sống) với thành quả cos ích đạt được”.[4]
Theo Farsell (1957), Fchult (1964), Rizzo (1979) và Elli (1993)
cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi so sánh giữa kết quả đạt
được với chi phí bỏ ra (nhân lực, vật lực, tài lực…).[3]
2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Mặc dù các nhà kinh tế học đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về
hiệu quả kinh tế, song họ đều thống nhất về bản chất của hiệu quả kinh tế.
Rằng người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất
định, đó là: nhân lực, vật lực, tài lực, và tiến hành so sánh kết quả đạt
được sau quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu
quả kinh tế. Sự chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được càng
cao thì hiệu quả kinh tế thu được càng lớn, ngược lại.
2.1.3. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và
chi phí bỏ ra biểu hiện bằng các chỉ tiêu như sau: giá trị tổng sản phẩm,
thu nhập, lợi nhuận tính trên lượng chi phí bỏ ra.
4
Hiệu quả kinh tế xã hội là sự tương quan, so sánh giữa chi phí bỏ ra
và kết quả đạt được cả về mặt kinh tế và xã hội. trường hợp này có thể đạt
hiệu quả về mặt kinh tế thấp nhưng hiệu quả xã hội cao, mục tiêu cuối
cùng của phát trienr kinh tế là phát triển xã hội, do vậy nói đến hiệu quả
kinh tế một cách chung chung là chúng ta phải hiểu trên quan điểm là
hiệu quả kinh tế - xã hội.
Do đó hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội vừa thể hiện
tính khoa học, lý luận, sáng tạo vừa là yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Có
thể nói bản chất kinh tế là so sánh tương quan tương đối và tuyệt đối giữa
kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Do vậy khi tính đén hiệu quả kinh tế
chúng ta cần xác định chính xác lượng kết quả thu được và chi phí bỏ ra
cho quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Trên cơ sở kết quả đạt được và chi phí bỏ ra ta có thể xác định
được hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được tính toán và thể hiện
qua nhiều tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu phân tích và kết quả
tính toán. Mặc dù vậy nhưng việc xác định hiệu quả kinh tế phải tuân
theo các nguyên tắc sau: [5]
+ Nguyên tắc về sự thống nhất giữa mục tiêu và các chỉ tiêu hiệu quả.
+ Nguyên tắc về sự thống nhất giữa các lợi ích.
+ Nguyên tắc về chính xác khoa học.
+ Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế.
Nhưng thông thường các nhà kinh tế học tính toán hiệu quả kinh tế theo
hai phương pháp sau:
- Phương pháp xem xét tổng thể: hiệu quả so sánh về mặt lượng giữa
giá trị sản xuất và chi phí sản xuất.
- Phương pháp xem xét hiệu quả cận biên. Đây là phương pháp so
sánh phần sản phẩm tăng thêm với chi phí tăng thêm.
2.3. Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, mà hoạt
động trồng sắn tạo ra được trong một thời gian nhất định (thường là một
năm). Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị hàng hóa mà nông hộ xã viên hoặc
hợp tác ra xã làm ra trong năm đó.[6]
5
Giá trị gia tăng (VA): là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động
trồng sắn trong một thời gian (1 năm): VA = GO – IC.
Trong đó IC là chi phí trung gian, bao gồm: chi phí vật chất như chi
phí nguyên vật liệu chính, công cụ rẻ tiền hàng năm, chi phí tài sản cố
định trong hoạt động trồng sắn.
Thu nhập hỗn hợp (MI): là một bộ phận của giá trị gia tăng sau khi
đã trừ đi thuế nông nghiệp. Đây là thành phần thu nhập thuần túy bao
gồm công lao động.
MI = VA – C1 – T

Trong đó VA là giá trị gia tăng, C1 là chi phí khấu hao tài sản cố
định. T là thuế nông nghiệp.
Trên cơ sở so sánh các yếu tố đầu vào với đầu ra, xem xét trên khía
cạnh hiệu quả kinh tế trong hoạt động trồng sắn chúng tôi áp dụng các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế như sau:
Thu nhập hỗn hợp (MI) là toàn bộ thu nhập hỗn hợp từ trồng sắn
trong 1 năm. Nghiên cứu năm (2010).
Chi phí trên thu nhập: là chỉ tiêu đánh giá xem chi phí đầu tư cho
trồng sắn trong một năm mang lại.
Chi phí/thu nhập = TC/MI
Với TC tổng chi phí mua nguyên liệu, chi phí khác.
Lãi ròng (lãi thực kí hiệu EP): là phần còn lại sau khi lấy thu nhập
hỗn hợp (lãi gộp) trừ đi chi phí lao động sống.
Chi phí trên lãi ròng: là chỉ tiêu phản ánh xem mỗi đồng vốn bỏ ra
thu về bao nhiêu đồng lãi ròng.
Thu nhập hỗn hợp trên công trồng sắn: Là chỉ tiêu đánh giá xem giá
trị ngày công của hoạt động trồng nấm là bao nhiêu.
Thu nhập/công trồng sắn = MI/tổng công bỏ ra cho hoạt động trồng
sắn.[6]
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới, Việt Nam và ở trong
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
2.4.1. Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ sắn trên Thế Giới
6
Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện được trồng trên 100 nước có
khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và
châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây
lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa
mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn
một tỷ người trên thế giới (www. TTTA. Food market, 2009). Đồng thời,
sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và

cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo,
mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm.
Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công
nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol). Năm 2008, Trung Quốc đã
sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân
cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol. Tại
Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã được xây dựng
năm 2008. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha
vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các nước như Lào,
Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng
đang nghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol (TTTA. Outlook for
2009)[7]
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng ngày
càng gia tăng nhanh. Năm 2008, sản lượng sắn thế giới đạt 238,45 triệu
tấn củ tươi so với 223,75 triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là 161,79 triệu
tấn. Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là
Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng
suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09
tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO,
2008). Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu
tấn). [6]
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở nước ta
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau
lúa và ngô. Năm 2005, cây sắn có diện tích thu hoạch 432 nghìn ha, năng
suất 15,35 tấn/ha, sản lượng 6,6 triệu tấn, so với cây lúa có diện tích 7.326
ha, năng suất 4,88 tấn/ha, sản lượng 35,8 triệu tấn, cây ngô có diện tích
995 ha, năng suất 3,51 tấn/ha, sản lượng gần một triệu tấn (FAO, 2007).
7
Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn
dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế

nông hộ. Sắn chủ yếu dùng để bán (48,6%) kế đến dùng làm thức ăn gia
súc (22,4%), chế biến thủ công (16,8%), chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi.
Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong
nước. Sắn lànguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn
liền, bánh kẹo, siro, nướcgiải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm,
màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất. Toàn quốc hiện có trên 60 nhà
máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suấtkhoảng 3,8 triệu tấn củ
tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ công rãi rác tại hầuhết các tỉnh
trồng sắn. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 –
1.200.000tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu
thụ trong nước. Sảnphẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột,
sắn lát và bột sắn. Thị trườngchính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,
Singapo, Hàn Quốc. Đầu tư nhà máy chế biến bio- etanol là một hướng
lớn triển vọng.
Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt
Nam tầm nhìn đến năm 2020. Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh
sản xuất lúa, ngô và coi trọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng,
những vụ có điều kiện phát triển. Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột
sắn Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu
cao về chế biến bioethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm
tinh bột biến tính. Diện tích sắn của Việt Nam dự kiến ổn định khoảng
450 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất và sản lượng sắn bằng cách chọn
tạo và phát triển các giống sắn tốt có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh
bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững
và thích hợp vùng sinh thái.
Bảng 1: Diện tích, năng xuất, sản lượng sắn ở Việt Nam
Năm trổng sắn
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất

(nghìn tấn/nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn/nghìn ha)
2006 475,2 16.4 7782.5
2007 495.5 16.5 8192.8
2008 554.0 16.8 9309.9
8
2009 508.8 16.8 8556.9
(Số liệu từ tổng cục thống kê)
Việt Nam hiện đã có 52 nhà máy chế biến tinh bột sắn và khoảng
4000 cơ sở chế biến thủ công (số liệu của BNN &PTNT).
Trong những năm gần đây cây sắn đang chuyển đổi vai trò từ cây
lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng
sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Cây sắn là nguồn thu
nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít
vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ (Hoàng Kim
và Phạm Văn Biên, 1997). Nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hướng
sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm có hiệu quả cao
(Hoàng Kim và Trần Công Khanh, 2005), đây là hướng hỗ trợ chính cho
việc thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2025” đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết
định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của
các vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn
Việt Nam ngày càng được mỡ rộng và tăng nhanh. Diện tích sắn nhiều
nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (168,80 ngàn ha).
Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước, tập trung chủ
yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông. Năm 2008,
diện tích sắn của Tây Nguyên đạt 150.100 ha, nhưng năng suất bình quân
chỉ đạt 15,7 tấn/ha, tổng sản lượng 2,35 triệu tấn, thấp hơn rất nhiều so

với năng suất và sản lượng sắn của vùng Đông Nam Bộ (23,74 tấn/ha và
2,69 triệu tấn) (Tổng cục thống kê, 2009).
2.4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở trong tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh được xem là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển
trồng sắn với quy mô rộng lớn, theo phương thức hàng hóa. Trong những
năm gần đây nhờ áp dụng giống mới có năng suất và hàm lượng tinh bột
cao như các giống KM60, KM94, KM98,… vào sản xuất nên hiệu quả
kinh tế của cây sắn được cải thiện rõ rệt.
9
Trước đây khi chưa có nhà máy chế biến tinh bột xây dựng trong
tỉnh thì sản phẩm từ sắn chỉ cung cấp làm nguyên liệu cho các nhà máy ở
các tỉnh lân cận như: Nghệ An, Quảng Trị, nhưng với chi phí vận
chuyển cao do đó giá thành của sản phẩm thấp vì vậy hiệu quả từ hoạt
động không cao. Nhưng kể từ khi có nhà máy hoạt động trong tỉnh hà tĩnh
thì cây sắn trở thành tâm điểm mà bà con hướng tới. Nhất là tại địa bàn
huyện Kỳ Anh nơi có nhà máy chế biến thì vai trò của cây sắn là rất rõ,
tạo bước ngoặt trong sản xuất nông nghiệp nơi đây. Là nguyên liệu cho
ngành công nghiệp chế biến sắn trở thành sản phẩm được tiêu thụ rất
nhanh chóng, với giá thành cao, chăm sóc ít nên sắn đang là cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế nhất cho người dân nơi đây.
Bảng 2: Tình hình trồng sắn của huyện Kỳ Anh (2008-2010)
Năm trồng sắn Diện tích: ha Năng suất: tạ/ha Sản lượng: tấn
2008 1.680 160 26.880
2009 2.000 154 30.810
2010 1.650 180 29.700
(Nguồn: số liệu từ chi cục thống kê huyện Kỳ Anh)
Trong những năm gần đây diện tích sắn luôn thay đổi là do giá thành
sắn trong thời gian qua cũng thường xuyên thay đổi, do thiên tai lũ lụt tàn
phá, Tuy diện tích sắn luôn thay đổi nhưng năng suất sắn thì tăng lên
đáng kể, điều này chứng tỏ việc ứng ụng các tiến bộ của khoa học kỷ

thuật vào canh tác đã khai thác tối đa năng suất của loại cây trồng này.
2.5. Vai trò và giá trị kinh tế của cây Sắn
Sản phẩm từ sắn (củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại
sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp như: Dược, dệt, hoá dầu
thực phẩm, chăn nuôi… Giá trị của cây sắn ngày càng được nâng cao nhờ
những ứng dụng rộng rãi của nó. Tinh bột sắn còn được dùng để làm hồ
vải, làm lương thực, thực phẩm cho người, đặc biệt tinh bột sắn là thành
phần không thể thiếu được trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho
nghề nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao và không bị tan trong nước.
Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau. Lá
sắn dùng để chế biến thức ăn gia súc hoặc dùng để nuôi tằm Eri rất tốt, do
10
chứa nhiều axit amin và một số chất dinh dưỡng. Thân sắn dùng để chế
biến cồn, làm giấy, ván ép, chất đốt hoặc làm giá thể trồng nấm … [8]
Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện nay của cây
sắn là sản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không
gây ô nhiễm môi trường. Đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay.
Ở nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá
góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước
có 53 nhà máy công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn
2.000 cơ sở chế biến thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu
tấn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra nhờ tận dụng nguồn phụ phẩm từ công nghiệp chế biến
sắn, nguồn phân hữu cơ từ việc nuôi bò, đã sản xuất phân bón đa dinh
dưỡng cho bà con nông dân, thâm canh để ngăn chặn tình trạng đất bị bạc
màu.
2.6. Cơ sở khoa học của một số giống sắn phổ biến ở Việt Nam
2.6.1. Nguồn gốc, lịch sữ của cây sắn
Cây sắn (hay còn gọi là khoai mì có tên khoa học là Manihot
Esculenta Crantz) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La

tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT,
1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của
nước Brazil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn
trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân
hóa phụ có thể tại Mexico và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng
chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên
đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven
biển Perukhoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn
trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm
trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát
hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên
(Rogers 1963, 1965).
Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưađến Congo của châu
Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet
viết năm 1558. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ
11
17 (P.G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M
Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung
Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ
19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than 1992). Cây sắn được du nhập
vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim,
1991).
2.6.2. Một số giống sắn phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Sơ đồ phả hệ của một số giống sắn phổ biến ở nước ta hiện nay
Giống sắn KM94: là giống sắn được chọn tạo tại ISA giữa hai dòng
là Rayong1 và Rayong90. Còn có tên KU50 (hoặc Kasesart 50) được
nhập nội từ CIAT/ Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm liên Á năm
1990. Giống do viện khoa học kỷ thuật nông nghiệp miền nam việt nam,
viện khoa học nông nghiệp việt nam, trường đh nông lâm thái nguyên
nhập nội. Được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống

quốc gia năm 1995 và đưa vào sử dụng trên toàn quốc. Với các đặc tính
năng suất cao hàm lượng tinh bột cao.
Hiện giống sắn KM94 đang là giống sắn chủ lực ở Việt Nam với
diện tích trồng khoảng 350000 ha năm 2008.[1]
Giống có những đặc điểm:
- Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không hoặc chỉ phân một cấp
cành
- Tiềm năng năng suất cao: 25-50 tấn/ha
- Tỷ lệ chất khô: 38-40%
- Tỷ lệ tinh bột: 27-30%
12
CM 27-77-10
Rayong 3
Rayong 1
V 43
CMC 76
Rayong 50
KM98-1
KM94
Rayong 70
Rayong 5
Rayong 90
KM140
KM36
KM98-5
- Năng suất tinh bột 7,6 -9,5 tấn/ ha.
- Chỉ số thu hoạch 58%.
- Thời gian sinh trưởng: hơn 8 tháng
- Ưa thâm canh và đất tốt.
Giống sắn KM60: Tên gốc Rayong60, nhập nội từ Thái Lan. Giống

được chương trình Sắn Việt nam giới thiệu và phát triển ra sản xuất.
Giống có những đặc điểm:[2]
- Thân xanh vàng, phân cành gọn
- Tiềm năng năng suất cao : 20-45 tấn /ha
- Tỷ lệ chất khô : 37-38%
- Tỷ lệ tinh bột : 26-28%
- Thời gian sinh trưởng : từ 7 đến 8 tháng
- Chịu hạn và thích ứng rộng
Giống sắn KM140
Nguồn gốc: Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x
KM 36 do TS. Hoàng Kim chủ trì lai tạo tại Trung tâm Nghiên cứu Nông
nghiệp Hưng Lộc. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền
Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn
Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt
Howeler và Hernan Ceballos 2007). Giống đã được Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn công nhận giống sản xuất thử năm 2007 và công
nhận giống quốc gia năm 2009
Đặc điểm giống
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao
vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 - 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 - 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
13
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
+ Giống KM140 hiện được trồng nhiều tại Đồng Nai, Tây Ninh,

Bình Phước,… Diện tích năm 2008 trên 30.000 ha.
Giống sắn KM140 trồng vụ đầu mùa mưa ở vùng Đông Nam Bộ
lúc 7, 8 và 9 tháng sau trồng đã đạt năng suất củ tươi 23,5 đến 28,7 tấn/ha.
Hàm lượng tinh bột của giống sắn KM140 ở sau 8 tháng trồng đạt 28,4 %
so với giống sắn KM94 đạt 26,2%.[1]
Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (Rayong 72)
do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới
thiệu (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ
Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999)
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 - 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94
Giống sắn KM98-1.
KM98-1 hiện được trồng tại Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa
Thiên Huế…. Diện tích năm 2008 ước trên 10.000 ha.[1]
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và pham vi nghiên cứu
- Đối tượng: Là những hộ có tham gia hoạt động trồng sắn tại xã
Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian, địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại xã Kỳ Sơn,
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Thời gian: bắt đầu từ 03/01/2011-06/05/2011.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Các đặc điểm của vùng nghiên cứu
Các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, thời tiết, địa hình, loại đất và một số
yếu tố tự nhiên khác, có tác động như thế nào đến hiệu quả của của hoạt
động.
Nền nông nghiệp nông thôn trong những năm gần đây mặc dù đã có
những bước tiến bộ nhất định. Nhưng nhìn chung thì vẩn còn phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy điều kiện tự nhiên nó có tác động rất lớn
đến hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả của hoạt động trồng sắn ở xã Kỳ
Sơn. Nó quyết định cho chu trình sản xuất (đặc điểm khí hậu, thời tiết vùng)
cũng như giống cây trồng phù hợp với từng loại đất, để từ đó khai thác tốt các
nguồn lực địa phương. Tuy nhiên nếu điều gặp điều kiện tự nhiên bất lợi như:
thiên tai, lũ lụt, hạn hán thì có thể dẫn tới mùa màng mất trắng, hiệu quả thu
nhập mà hoạt động mang lại không có hoặc thấp.
Đặc đểm về kinh tế như: khả năng đáp ứng các yêu cầu của hoạt động,
việc cung ứng các chi phí đầu vào cho hoạt động giúp nâng cao hiệu quả
sản xuất là rất cần thiết.
Đặc điểm xã hội: bố trí lịch thời vụ, các phong tục, tập quán của địa
phương, những phương thức canh tác cũ, cơ cấu lao động, sự phân công lao động,
những đặc điểm đề có tác động nhất định đến hiệu quả sản xuất.
15
3.2.2. Đặc điểm của cây Sắn liên quan đến đánh giá hiệu quả sản
xuất
- Đặc điểm sinh học
Cây sắn cao 2-3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển
thành củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi
tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.[5]

Việc nắm vững những đặc điểm sinh học của cây sắn giúp bà con
có những phương thức chăm sóc phù hợp giúp nâng cao hiệu quả sản
xuất.
- Đặc điểm của củ sắn:
Thành phần hoá học chính của củ sắn (%):
+ Nước
+ Tinh bột
+ Protit Chất béo
+ Xenluloza
+ Đường
Đây là đặc điểm rất quan trọng trong sản xuất sắn đặc biệt là hàm
lượng tinh bột, bởi sản phẩm chính của cả quá trình này là tinh bột vì vậy
nếu hàm lượng tinh bột thu được cao thì giá trị của sản phẩm cao và
ngược lại. Chính vì vậy mà hàm lượng tinh bột sắn nó quyết định giá
thành cho sẩn phẩm.
- Điều kiện, yêu cầu đểphát triển sản xuất cây sắn đạt hiệu quả cao
+ Chuẩn bị giống
+ Thời vụ trồng
+ Biện pháp canh tác
+ Chăm sóc
+ Phòng trừ sâu hại
+ Trồng xen canh và luân canh
+ Thu hoạch, bảo quản
3.2.3. Mối quan hệ giữa sản lượng sắn thu hoạch với các yếu tố
đầu vào trong nông nghiệp
16
- Giống:
+ Chọn giống thích hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương
+ Thời gian sinh trưởng, phát triển và thu hoạch
- Phân bón

+ Hàm lượng phân bón hóa học thích hợp
+ Lượng phân chuồng cần thiết cho sắn sinh trưởng và phát triển
tốt
- Chăm sóc:
- Thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ cỏ, thuốc phòng trừ sâu, bệnh,
3.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế của hoạt động so với các hoạt
động sản xuất nông nghiệp khác
- So sánh hiệu quả kinh tế của hoạt động so với các hoạt động tạo
thu nhập khác.
Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp khác như: chăn nuôi, cây
trồng khác (trồng lúa và trồng lạc).
- So sánh hiệu quả sản xuất sắn giữa các nhóm hộ khác nhau; nhóm
hộ nghèo, nhóm hộ trung bình, những hộ khá.
3.2.5. Những nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp và hiệu quả
sản xuất sắn không cao
- Sắn trồng trên đất dốc không có biện pháp chống xói mòn bảo vệ
đất
- Sắn trồng quảng canh, độc canh không được bón phân đầy đủ và
cân đối.
- Sử dụng giống sắn địa phương năng suất thấp đã bị thoái hoá
- Không có những biện pháp canh tác phù hợp
3.2.6. Nghiên cứu vai trò của cây sắn trong góp phần xóa đói giảm
nghèo
- Góp phần tăng thu nhập cho người nghèo, cải thiện và nâng cao
đời sống cho người nghèo.
- Giải quyết việc làm tạm thời cho người nghèo, cho lao động tức
thì ở địa phương.
17
3.2.7. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ và chính quyền địa
phương để hoạt động mang lại hiệu quả

- Chính sách quy hoạch đất đai
- Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.
- Chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho người dân.
- Chính sách về thị trường.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn mẫu điều tra
- Tiến hành điều tra trên 4 đơn vị xóm trong toàn xã ( gồm các xóm
Sơn Bình2, Sơn Bình3, Sơn Trung1 và Mỹ Thuận) là những xóm đại diện
cho điểm nghiên cứu, đấy là những đơn vị xóm có số hộ than gia hoạt
động trồng sắn với diện tích lớn, ở mỗi xóm chọn 8 hộ để thu thập thông
tin, những hộ được chọn ở đây là những hộ tham gia hoạt động trồng sắn
với quy mô nhiều.
- Trong tổng số hộ điều tra chia thành ba nhóm nghiên cứu, nhóm
hộ có kinh tế khá, nhóm hộ kinh tế trung bình và nhóm hộ nghèo, và tiến
hành thu thập thông tin.
3.3.2. Thu thập số liệu
Các phương pháp thu thập số liệu:
 Thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu liên quan đến trồng sắn của địa
phương.
- Các báo cáo tổng kết trong lĩnh vực nông nghiệp của xã
- Các số liệu thông kê từ cơ quan thống kê, cơ quan quản lý của địa
phương.
- Các tài liệu thống kê, niên giám thống kê từ các cơ quan chức
năng có liên quan.
 Thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn câu trúc bằng bảng hỏi.
3.3.3. Tổng hợp, xữ lý và phân tích số liệu thu thập được
- Phương pháp xữ lý số liệu bằng phần mềm Excel.
- Phân tích và tổng hợp số liệu bằng phương pháp luận và so sánh.
18

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý:
Kỳ sơn là một xã miền núi cao thuộc huyện kỳ Anh, chạy dọc theo
đường quốc lộ 12 (đường Việt- Lào) theo hướng đông tây, khoảng chừng
22km tính từ quốc lộ 1A lên, cách trung tâm huyện Kỳ Anh 25 km về
phía Đông Tây.
Có tọa độ địa lý tiếp giáp với nhiều xã khác:
- Phía Đông giáp xã Kỳ Lạc
- Phía Tây tiếp giáp với xã Kỳ Thượng
- Phía Nam giáp với xã Thạch Hóa và Đông Hóa thuộc huyện
Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
- Phía bắc giáp xã Kỳ Thượng và xã Kỳ Lâm
Tổng diện tích tự nhiên là 9.038,83ha toàn xã có 9 đơn vị xóm.
Là một xã vùng núi diện tích chủ yếu là rừng núi cao nhấp nhô với
một hệ thống nhiều khe suối chia cắt. Có chiều dài 24km tuyến đường
quốc lộ 12 chạy ngang qua theo hướng Đông Tây mới được hoàn thành
trong năm 2010, nó rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản
cho bà con nông dân nơi đây nói riêng tạo điều kiện trao đổi hàng hóa với
một hai địa phương tỉnh bạn là Thạch Hóa và Đông Hóa huyện Tuyên
Hóa tỉnh Quảng Bình.
b) Đặc điểm địa hình thổ nhưỡng
Về địa hình, địa thế tương đối phức tạp với hệ thống nhiều rừng
núi nhấp nhô và bị chia cắt nhỏ bởi nhiều khe, suối. Giới hạn độ cao so
với mặt nước biển từ 300m- 800m so với mực nước biển. Hình dạng bề
mặt mấp mô lồi lỏm. Thành phần cơ giới đất gồm nhiều thành phần: đất
19
đỏ ba gian, đất phù sa cổ, … Với cấu tạo của tầng đất canh tác dày màu

mỡ, kết cấu đất tơi xốp phù hợp với nhiều loại cây trồng như: cây nông
nghiệp, cây lâm nghiệp đặc biệt các loại cây rừng,…
c) Đặc điểm khí hậu và thời tiết.
Khí hậu, thời tiết của xã mang tính chất chung của vùng là nhiệt đới
nóng ẩm, bên cạnh đó cũng mang những đặc điểm riêng biệt của địa
phương do câu tạo địa hình lãnh thổ vùng núi cao.
Chế độ thủy nhiệt: nhiệt độ trung bình hằng năm là 31,0 độ C, nhiệt
độ cao nhất trong năm là 40 độ C, thời điểm nhiệt độ thấp nhất là vào
khoảng chung kỳ tháng giêng với tầm khoảng 11,5 độ C. Tổng nhiệt tích
hằng năm là 9250 độ C, số giờ nắng trung bình trong năm là 2540 giờ.
Chế độ mưa: lương mưa phân bổ không đồng đều trong năm, tập
trung mưa nhiều bắt đầu từ giữa tháng 7 và kéo dài và kết thúc vào cuối
tháng 12 hàng năm. Lượng mưa tập trung cao nhất từ tháng 8 đến tháng
10 hàng năm, vào những tháng này thường xuyên xẫy ra lũ lụt và lượng
mưa trong giai đoạn này chiếm từ 75- 80% lượng mưa bình quân của cả
năm, lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2500mm. Lượng mưa thấp
nhất vào khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 7 với lượng mưa
trung bình là 200mm. Tuy nhiên trong những năm gần đây do ảnh hưởng
chung của biến đổi khí hậu toàn cầu lượng mưa hàng năm phân bổ rất
phức tập không theo chu trình thời gian và cũng rất khó chẩn đoan được
trước, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của cây trồng,
bên cạnh đó thì sự thay đổi nhiệt độ một cách thất thường cũng làm xuất
hiện nhiều căn bệnh mới lạ trên người và gia súc gia cầm làm ảnh hưởng
tới sản xuất nông nghiệp. Nắng, mưa bất thường cũng là cho nhiều loại
sâu bệnh hại cây phát triển nhanh chóng và gây hại cho mùa màng.
Chế độ gió: chế độ gió diễn biến theo mùa và cũng được phân
thành hai mùa rõ rệt đó là gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
+ Gió mùa Đông Bắc mang theo khối không khí lạnh ẩm kéo dài từ
tháng 10 đến đầu tháng 3 năm sau. Tuy nhiên trong năm vừa qua do ảnh
hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu làm cho liên tục có những khối

không khí lạnh tràn về gây nên rét đậm kéo dài đến hết tháng 3 mới kết
thúc. Việc rét đậm kéo dài đã gây thiệt hai lớn tới hoa màu, cây trồng và
vật nuội, cụ thể trong đợt rét đậm vừa qua đã làm chết hơn 50 con trâu,
20
bò làm giảm sức cày kéo trên địa bàn xã. Đặc biệt làm cho phần lớn diện
tích sắn mà bà con trồng trong năm chết hoắc không nảy mầm… (số liệu
điều tra của xã)
+ Gió mùa Tây Nam: có tính chất khô nóng xuất hiện từ giữa
tháng 5 đến đầu tháng 7 hàng năm. Khối không khí khô nóng này xuất
phát từ vịnh Bengan, mang theo khối khí chí tuyến vịnh Bengan nóng ẩm
di chuyển qua Lào vượt qua dãy Trường Sơn và thổi vào Việt Nam lúc
đầu mang theo hơi nóng ẩm nhưng khi di chuyển tới sờn Tây dãy Trường
Sơn đã trút hết ẩm và gây mưa nhiều tại đây chỉ còn khối khô nóng vượt
qua dãy Trường Sơn tràn sang Việt Nam. Xã Kỳ Sơn thuộc thuộc huyện
kỳ anh, hà tĩnh cũng năm trong khu vực chịu tác động mạnh củ khôi
không khí này, do vậy khi có gió mùa Tây Nam ( gió Lào) thì khí hâu nơi
đây trở nên khô nóng hình thành hạn hán kéo dài, gây tình trạng thiếu
nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp nói chung. Làm cho cây trồng
không hút được nước và có thể chết làm ảnh hưởng rất lớn tới năng suất
cây trồng.
Ẩm độ: độ ẩm tương đôi cao trên 80% tính chất của các dòng
không khí khác nhau trong các mùa đã tạo thành thời kỳ khô và ẩm khác
nhau.
Thủy văn: rất phức tạp bởi nơi đây có một hệ thống khe suối nhiều.
4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Là một trong những xã có điều kiện kinh tế còn đặc biệt khó khăn
dân cư thưa thớt, đại bộ phận người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
là chính, thu nhập đầu người còn rất thấp (5.800.000 đồng/ người/ năm)
[số liệu thống kê của xã năm 2009]
4.1.2.1. Tình hình sữ dụng đất đai tại xã Kỳ Sơn

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một trong những yếu tố hết
sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây
trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý.
Với tổng diện tích đất tự nhiên của xã là lên tới 9.038,83 ha. Trong
đó đất nông nghiệp là: 996,3 ha, đất trồng cây hàng năm 996,3 ha, đất
trồng lúa 133,5 ha, đất lâm nghiệp 6.895,49 ha, đất chuyên dùng và đất ở
343,86 ha, đất phi nông nghiệp 410,04 ha, đất kinh doanh chợ búa 0,89
21
ha, đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp 4,23 ha, đất sử dụng cho
mục đích công cộng 109,05 ha, đất nghĩa trang 101,27 ha, còn lại là đất
chưa quy hoạch mục đích sử dụng. Thực trạng về tình hình sử dụng đất
của xã cho thấy diện tích đất tập trung chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất
nông nghiệp. Tuy nhiên dựa vào bảng số liệu dưới đây thì diện tích đất
nông nghiệp có chiều hướng tăng nhanh qua các năm, đấy cũng là một
dấu hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp, nhưng cũng là một nỗi lo
lớn, bởi lẻ nếu diện tích đất nông nghiệp tăng thì nó sẻ lấn chiếm tới các
loại đất khác, mà cụ thể ở đây là đất lâm nghiệp, đất rừng. Cho nên cần
phải có những chính sách chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý hơn.
Bảng 3: Cơ cấu sữ dụng đất của xã Kỳ Sơn năm (2008-2010)
Cơ cấu diện tích đất Năm chi têu
2008 2009 2010
I. Tổng diện tích đất tự nhiên
(ha)
9102,00 9087,12 9038,83
II. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên
1. Đất sản xuất nông nghiệp
872,45 890,12 996,30
2. Đất lâm nghiệp
8647,38 8114,09 6895,49
3. Đất chuyên dùng và nhà ở

310,11 319,96 343,86
4. Đất phi nông nghiệp
381,24 393,22 410,04
5. Đất khác
734,67 749,16 734,00
III. Cơ cấu đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
132,00 134,00 133,50
Đất trồng lạc
230,00 245,11 220,00
Diện tích đất sắn
107,00 169,49 300,00
Diện tích đậu hè thu
70,00 71,00 50,00
Đất trồng khoai
60,09 40,07 30,00
Diện tích rau các loại
49,00 43,00 30,00
Diện tích vừng
8,00 7,17 5,00
22
Diện tích mùng, từ, vạc,
14,00 12,23 10,00
(Nguồn: phòng địa chính xã Kỳ Sơn)
4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Năm 2010 dân số toàn xã có 1718 hộ với 6676 khẩu. Chiếm 08,7%
so với toàn huyện Kỳ Anh. Trong đó số hộ nghèo toàn xã là 350 với số
khẩu 863 khẩu, chiếm 20,37%. Số hộ cận nghèo chiếm 14,14% ( xét theo
tiêu chí mới năm 2010).
Tỷ lệ gia tăng dân số:

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm bình quân là 1,31%
Mật độ dân số trung bình trong năm 2010 của xã là 1,363
người/km2
Bảng4: tình hình dân cư và lao động của xã Kỳ Sơn năm 2010
stt Đơn vị xóm Khẩu
Độ tuổi từ 15
tuổi trở lên
Nam Nữ
1 Sơn bình 1 714 521 252 269
2 Sơn bình 2 1069 778 459 319
3 Sơn bình 3 783 510 286 224
4 Sơn trung 1 758 689 321 368
5 Sơn trung 2 601 411 250 161
6 Mỹ lợi 625 423 223 200
7 Mỹ tân 612 440 251 189
8 Mỹ thuận 849 591 263 328
9 Mỹ hòa 665 427 210 217
Tổng 6676 4790 2515 2275
(Nguồn: ủy ban nhân dân xã Kỳ Sơn)
Thông qua bảng số liệu cho thấy xã có một lực lượng lao động dồi
dào với số khẩu tuổi từ 15 trở lên là: 4790 rải đều trên tất cả các xóm.
23
Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung, của hoạt động trồng
sắn nói riêng ở nơi đây là còn lạc hậu, cần phải sữ dụng nhiều lao động.
Thì với một lượng lao động lớn như vậy hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu
cầu lao động địa phương.
4.1.2.3. Tình trạng đói nghèo trong xã Kỳ Sơn
Bảng 5: thực trạng về đói nghèo của xã từ năm 2006-2010
Năm Số hộ toàn xã
Số hộ nghèo

toàn xã
Khẩu nghèo
Tỷ lệ %
nghèo
2006 1473 759 2749 51,52
2007 1484 746 2625 50,20
2008 1569 704 2711 44,87
2009 1670 339 850 20,30
2010 1748 350 863 20,02
(Nguồn: phòng nông dân xã Kỳ Sơn năm 2010)
Thực trạng cho thấy kỳ sơn là một xã còn đặc biệt khó khăn, với tỷ
lệ hộ nghèo còn khá cao ( 20,02 %), trong khi số hộ liên tục tăng với mức
tăng bình quân 43 hộ/năm. Vậy cần phải có những biện pháp nhất định để
giúp bà con nông dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Thực tế cho thấy
việc tăng gia trồng sắn đang là hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực
nhất có thể giúp người dân xã vượt khỏi đói nghèo.
Biểu đồ đói nghèo của xã Kỳ Sơn
24
(Nguồn: phòng nông dân xã Kỳ Sơn)
Qua biểu đồ cho thấy số hộ nghèo của xã giảm đi đáng kể nhất là
trong khoảng từ năm 2008 trở lại đây. Tỷ lệ hộ nghèo giữa năm 2009 và
năm 2010 giảm không đáng kể nguyên nhân là vì đến trong năm vừa qua
xã đã áp dụng tiêu chí mới cho hộ nghèo xã. Trong thực tế thì đã giảm đi
nhiều so với năm 2009.
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của xã Kỳ Sơn
+ Về hệ thống giao thông vận tải:
Trong thời gian vừa qua do áp dụng phương thức xây dựng nông
thôn mới nên xã đã tiến hành xây dựng được tất cả các tuyến đường chính
trong các xóm nối liền với đường chính trong xã. Về cơ bản đa đáp ứng
được nhu cầu giao thông vận chuyển hàng hóa của người dân.

+ Về hệ thống thủy lợi:
Thủy lợi đã tiến hành xây mới 10km kênh mương trong năm 2010
cung cấp nước cho 98 ha lúa nước trong cả hai vụ (đông xuân- hè thu).
Tuy nhiên lượng nước cung cấp mới chỉ đủ cho sản xuất lúa nước chứ
chưa cung cấp được cho nhiều loại cây trồng khác nữa.
+ Về phương tiện vận chuyển:
Cơ bản vận chuyển bằng sức kéo của gia súc, một bộ phận nhỏ có
phương tiện là xe cơ dưới. Nhìn chung thì các phương tiện tiếp cận thị
25

×