Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.38 KB, 26 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ
ÁN XÂY DỰNGVÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KHẮC PHUC
GVHD :LÊ NGỌC TUẤN
SVTH: HUỲNH HỒNG ÂN
MSSV: 09510301928
LỚP: XD09A2
TP HCM ngày 15 tháng 6 năm 2010
PHẦN I : BÁO CÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1/Vấn đề môi trường-thách thức cua toan cầu:
Sau hơn 30 năm kể từ Hội nghị đầu tiên về môi trường của thế giới (Stockholm 1972)
đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa vấn đề môi trường vào các
chương trình nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia. Tuy vậy hiện trạng môi trường toàn cầu
được cải thiện không đáng kể. Môi trường chưa được lồng ghép với kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Dân số toàn cầu tăng nhanh, sự nghèo đói, sự khai thác, tiêu thụ quá
mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát thải quá mức "khí nhà kính" v.v là
những vấn đề bức xúc có tính phổ biến trên toàn cầu.
Trong "tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững" năm 2002 của liên hợp quốc đã
khẳng định về những thách thức mà nhân loại đang và sẽ phải đối mặt có nguy cơ toàn
cầu là:
" Môi trường toàn cầu tiếp tục trở nên tồi tệ. Suy giảm đa dạng sinh học tiếp diễn, trữ
lượng cá tiếp tục giảm sút, sa mạc hoá cướp đi ngày càng nhiều đất đai màu mỡ, tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã hiển hiện rõ ràng. Thiên tai ngày càng nhiều và
ngày càng khốc liệt. Các nước đang phát triển trở nên dễ bị tổn hại hơn. Ô nhiễm không
khí, nước và biển tiếp tục lấy đi cuộc sống thanh bình của hàng triệu người."
2/Th ực trạng môi trường ở Việt Nam :
. Sự biến đổi khí hậu.
Từ thực tế về diễn biến của thời tiết khí hậu ở nước ta trong những năm vừa qua cho
thấy tính chất biến đổi rất phức tạp, thất thường. Diễn biến nhiệt độ đang có xu thế tăng


lên với đặc điểm là giá trị phân hoá mạnh theo cả không gian và thời gian. So sánh với
biến đổi khí hậu toàn cầu cho thấy trong khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng
0,7% sau gần 150 năm (1854-2000) thì nhiệt độ trung bình năm của Hà nội đã tăng
khoảng 0,75% sau 42 năm (1960 - 2001). Lượng mưa phân bố không đều, nhiều vùng
lượng mưa tập trung khá lớn dẫn đến lũ lụt.
Một số nơi như vùng Tây nguyên, vùng Bắc trung bộ thiếu mưa nghiêm trọng
dẫn đến hạn hán. Nhìn chung, trong 30 năm gần đây lượng mưa ở miền Bắc có
xu hướng giảm nhẹ, ngược lại lượng mưa ở miền Trung và miền Nam có xu
hướng tăng. Bão, lũ, lụt diễn biến phức tạp, thường xuất hiện sớm với cường độ
mạnh.
Từ những đánh giá trên cho thấy xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt nam theo
chiều hướng xấu.
. Môi trường không khí.
Không khí chịu tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá,
thực tế cho thấy chất lượng không khí ở đô thị và các khu công nghiệp ở Việt
nam trong những năm gần đây có sự thay đôỉ không đáng kể. Điều đáng chú ý
nhất đối với môi trường không khí là ô nhiễm bụi có tính điển hình và phổ biến
ở khắp mọi nơi. Hầu hết các đô thị ở nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô
nhiễm bụi trầm trọng tới mức báo động. Nồng độ bụi trung bình ở hầu hết các
đô thị đều vượt TCCP từ 2-3 lần, cá biệt có nơi vượt TCCP tới 5-7 lần. Nguyên
nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm bụi là do thi công xây dựng mới và sửa
chữa nhà cửa, đường sá, cống rãnh, hạ tầng kỹ thuật đô thị xảy ra thường xuyên
và không quản lý tốt.
Nhìn chung, môi trường không khí ở Việt nam chưa bị ô nhiễm bởi các khí độc hại như
SO2, NO2, CO. Tuy nhiên ở một số nút giao thông lớn, nồng độ chì và khí CO đã xấp
xỉ hoặc vượt trị số TCCP. Kể từ sau khi triển khai sử dụng xăng không pha chì, số liệu
quan trắc 6 tháng đầu năm 2002 cho thấy hàm lượng chì trong không khí đã giảm 40-
50% so với cùng kỳ năm trước.
Chất lượng không khí ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nhìn chung còn
rất tốt, nhiều nơi môi trường trong lành, phù hợp với mục đích an dưỡng, du lịch và

nghỉ ngơi
. Môi trường đất.
Thoái hoá đất là xu thế phổ biến từ đồng bằng đến trung du và miền núi. Thực tế cho
thấy các loại đất bị thoái hoá chiếm hơn 50% diện tích tự nhiên của cả nước. Các loại
hình thoái hoá đất chủ yếu là xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cần
bằng dinh dưỡng, thoái hoá hữu cơ, khô hạn và sa mạc hoá, ngập úng, ngập lũ, đất
trượt, sạt lở đất, mặn hoá, phèn hoá, đất mất khả năng sản xuất.
Đất có độ dốc lớn và đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là vùng Tây nguyên và vùng Tây
Bắc, đất dễ bị xói mòn khi có mưa lớn. Nhiễm phèn và nhiễm mặn đã xảy ra nghiêm
trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu long.
Sự thoái hoá đất là nguyên nhân dẫn đến năng suất cây trồng giảm. Nhiều vùng có nguy
cơ hoang mạc hoá, đất cằn cỗi không thể canh tác được và sẽ dẫn đến giảm tỷ lệ đất
nông nghiệp trên đầu người. việc sử dụng các hoá chất trong nông nghiệp như phân hoá
học và thuốc trừ sâu tuy còn thấp nhưng không đúng kỹ thuật, là nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường cục bộ ở một số địa phương và xu hướng ngày càng gia tăng.
. Môi trường nước.
ở nước ta do áp lực của gia tăng dân số cùng với tốc độ của công nghiệp hoá và đô thị
hoá nhanh là nguyên nhân cơ bản gây nên áp lực đối với môi trường nước. Hầu hết
nước thải sinh hoạt (bao gồm cả nước thải bệnh viện) ở các đô thị và 90% nước thải từ
các cơ sở công nghiệp cũ chưa được xử lý, xả trực tiếp vào kênh, mương, sông, hồ, gây
ra ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường nước ở một số địa phương. Nhiều chỉ tiêu
như BOD5, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn
nước loại A từ 2-3 lần.
Đánh giá tổng hợp môi trường nước ở nước ta cho thấy, chất lượng nước của 9 lưu vực
sông chính còn tốt, điều đáng lưu ý là ở các vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm,có nơi
đã bị ô nhiễm trầm trọng, như sông Cỗu, sông Cấm, sông Tam bạc ở phía Bắc, sông Thị
vải, sông Đồng nai ở miền Nam. Chất lượng nước các sông ở miền Trung, nói chung
còn tốt hơn các sông ở miền Bắc và miền Nam. Hiện nay tỷ lệ số dân được sử dụng
nước hợp vệ sinh vào khoảng 53%, tỷ lệ này ở thành thị trung bình là 60-70%, ở nông
thôn trung bình là 30-40%.Nước biển ven bờ đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Hàm

lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật ở một
số nơi đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng dầu ở một số vùng biển vượt quá tiêu
chuẩn và đang có xu hướng tăng lên. Nước ngầm ở một số đô thị lớn đang có xu hướng
cạn kiệt dần về lượng, có dấu hiệu ô nhiễm và suy giảm về chất. Những năm gần đây đã
xảy ra hiện tượng suy giảm mực nước ngầm vào mùa hè ở Tây nguyên và các tỉnh miền
núi phía Bắc. Do áp lực nước ngầm giảm gây ra xâm nhập mặn tăng lên ở nhièu vùng
đất ven biển.
. Hiện trạng về rừng và đa dạng sinh học.
Việt nam hiện có khoảng 11,3 triệu ha rừng, trong đó 9,7 triệu ha rừng tự nhiên và
1,6 triệu ha rừng trồng. Từ năm 1990 đến nay, độ che phủ rừng tăng lên đáng kể, từ
27,2% năm 1990 lên 33,2% năm 2001. Tuy nhiên chất lượng rừng chưa được cải
thiện và tiếp tục bị xuống cấp, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn bị tàn
phá nghiêm trọng do áp lực của phát triển kinh tế. Hiện tại rừng giầu, kín nguyên
sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% trong khi rừng nghèo và rừng tái sinh chiếm tới
55% tổng diện tích rừng. Điều này giải thích vì sao chính phủ Việt nam đã chuyển
chương trình 327 trước đây sang chương trình phủ xanh 5 triệu ha rừng hiện nay là
cần thiết Việt nam có nhiều cảnh quan thiên nhiên và các hệ sinh thái phong phú, có
nhiều loài đặc hữu, có giá trị khoa học và kinh tế lớn, chúng ta được xếp là một
trong 10 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Những năm gần đây đa
dạng sinh học đã bị suy giảm vì những nguyên nhân chủ yếu như: Sự thu hẹp và mất
dần nơi cư trú của các giống loài do cháy rừng, một phần đất đai chuyển đổi mục
đích sử dụng, do khai thác và đánh bắt không hợp lý, do ô nhiễm môi trường, do tình
trạng buôn bán trái phép động thực vật quý hiếm.
Trong 5 thập kỷ qua đã mất 80% diện tích rừng ngập mặn, chủ yếu là do phát triển
nuôi trồng thuỷ hải sản. Khoảng 96% các rạn san hô đang bị đe doạ nghiêm trọng.
Nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của quốc gia, Nhà nước đã đẩy mạnh phát triển hệ
thống các khu rừng đặc dụng, hiện có 17 vườn quốc gia, 58 khu bảo tồn thiên nhiên
và 18 khu bảo vệ cảnh quan đã được quy hoạch chính thức.
. Môi trường nông thôn.
Xem xét về mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn có những vấn đề nổi

lên như ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém. Việc sử
dụng không hợp lý các loại hoá chất trong nông nghiệp (phân hoá học và thuốc trừ
sâu) đã và đang làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm và suy thoái. Hiện nay ở
nước ta có khoảng trên 1000 làng nghề. Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp ở các
làng nghề và các cơ sở chế biến ở một số vùng nông thôn,do công nghệ sản xuất lạc
hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong dân và hầu như không có thiết bị
thu gom, xử lý chất thải, đã gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề, đặc biệt nghiêm
trọng là ở các làng nghề tái chế kim loại (tái chế chì, thép, đúc đồng), tái chế ni lông,
sản xuất giấy,nhuộm, vàng mã, nung gạch, ngói, sành sứ v.v Đối với phần lớn các
khu vực nông thôn, nước sinh hoạt và vệ sinh là vấn đề cấp bách, điều kiện vệ sinh
môi trường snông thôn chưa được cải thiện đáng kể, tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh
chỉ đạt 28-30% và số hộ ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 30-40%.
. Môi trường đô thị và khu công nghiệp.
Nước ta hiện nay có 651 đô thị lớn nhỏ, trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung
ương, 20 thành phố trực thuộc tỉnh, 62 thị xã và 565 thị trấn. Tỷ lệ dân đô thị trên
tổng dân số năm 1986 là 19%; năm 1990 là 20%; năm 1999 là 23%; năm 2002
khoảng 25%; dự báo đến năm 2010 là 33% và năm 2020 là 45%.
Ô nhiễm môi trường đô thị ở nước ta nổi lên những vấn đề cơ bản sau đây, thứ nhất
là ô nhiễm do chất thải rắn, tỷ lệ thu gom rác thải tính trung bình ở các đô
thị mới đạt khoảng 60-70%, đặc biệt là chất thải nguy hại chưa được thu gom và
xử lý theo đúng quy định, thứ hai là bụi, khí thải, tiếng ồn do hoạt động giao thông
vận tải nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ, cùng với hạ tầng kỹ thuật
đô thị yếu kém là nguyên nhân làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị
đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động. Hệ thống cấp nước, thoát nước lạc
hậu, xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu. Mức ô nhiễm về bụi ở nhiều nơi vượt
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt tại một số thành phố lớn như Hà nội, thành
phố Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 5-7
lần. Do phát triển xây dựng đô thị không theo kịp với phát triển dân số đô thị, đã
hình thành nhiều "xóm liều", "xóm bụi" trong đô thị, là nơi có điều kiện môi trường
xấu nhất, có nhiều tệ nạn xã hội và làm mất mỹ quan đô thị.

Nước ta hiện nay có khoảng 70 khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
nhưng chỉ khoảng 1/3 trong số đó đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và có khoảng
12 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
S. Môi trường xã hội.
Do những năm vừa qua tăng trưởng kinh tế cao và liên tục là một trong những nhân
tố cơ bản thúc đẩy sản xuất, góp phần xoá đói, giảm nghéo, tạo nên môi trường xã
hội ngày càng được cải thiện và ổn định hơn. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức
cao, sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư giàu và nghèo có xu hướng ngày
càng mở rộng. Người nghèo còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và hưởng thụ
các dịch vụ xã hội cơ bản. Những thành tựu cơ bản của các chương trình xoá đói
giảm nghèo còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Những nguồn lực
trong nước còn quá hạn hẹp, lao động dư thừa nhiều, tỷ lệ lao động được qua đào tạo
còn rất thấp.
Cùng với tiến trình mở cửa và hội nhập, môi trường xã hội ở các đô thị, khu dân cư
tập trung, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, gặp phải nhiều vấn đề bức
xúc như thiếu nhà ở, thiếu điều kiện vệ sinh môi trường, các hiện tượng ma tuý, bạo
lực có chiều hướng gia tăng, nhiều tệ nạn xã hội phát sinh nếu không có một sự quản
lý chặt chẽ và chính sách phù hợp cho các khu vực đó.
. Những sự cố môi trường.
Những năm gần đây sự cố môi trường xảy ra liên tục đã gây ra những thiệt hại hết
sức nặng nề. Tai biến thiên nhiên có xu hướng gia tăng , hiện tượng lũ quét, lụt bão,
lốc, mưa đá, hạn hán, nứt dất, xói lở bờ sông, bờ biển trong thập niên vừa qua đã gây
ra những thiệt hại to lớn về người, nàh cửa, tài sản, mùa màng ở nhiều nơi, tổng thiệt
hại do lũ lụt gây ra từ năm 1998 đến tháng 6 năm 2002 ước tính lên đến hàng chục tỷ
đồng. Xem xét các vụ cháy rừng từ những năm 1999 trở lại đây cho thấy những năm
1999, 2000, và 2001 sự cố cháy rừng có chiều hướng giảm, nhưng năm 2002 lại có
xu hướng tăng lên do ảnh hưởng của khí hậu khô nóng và hoạt động thiếu ý thức của
con người.
Những sự cố do con người gây ra mà điển hình là các sự cố tràn dầu vẫn tiếp tục xảy
ra chưa có sự ngăn chặn triệt để. Năm 1998 đã xác định được 6 vụ với tổng lượng

dầu tràn là gần 13.000 tấn, năm 1999 xảy ra 10 vụ với tổng lượng dầu tràn là gần
8.000 tấn dầu, trong năm 2000, 2001 và 2002 mỗi năm xảy ra 1-3 vụ, với tổng lượng
dầu tràn từ 24-800 tấn.
Những hậu quả của chất độc hoá học do chiến tranh để lại còn hết sức nặng nề,
hàng vạn trẻ em bị dị tật bẩm sinh, hàng triệu ha rừng bị suy thoái đến nay vẫn
chưa phục hồi được. Những vụ ngộ độc thực phẩm có chiều hướng ngày càng gia
tăng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hàng vạn người. Tác động không
nhỏ tới sức khoẻ và lao động của người dân.
+ Những thách thức đối với môi trường của Việt nam trong thời gian tới. Những
thách thức đang đặt ra cho bảo vệ và quản lý môi trường ở việt nam trong thời gian
tới, mà cụ thể là từ nay đến năm 2010 đã được xác định gồm những vấn đề cơ bản
sau đây:
. Thứ nhất đó là tình trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị bảo vệ môi trường
thấp kém, lạc hậu, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đó khả năng
đầu tư cho môi trường của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều bị hạn chế
. Thứ hai là sự gia tăng dân số, di dân tự do và đói nghèo tiếp tục gây ra những
áp lực lớn đối với tài nguyên và môi trường.
. Thứ ba là bảo vệ môi trường chưa được lồng ghép một cách hài hoà với phát triển
kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, điều đó sẽ
dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm và bảo đảm phát triển bền
vững.
. Thứ tư là nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa đầy đủ, ý thức bảo
vệ môi trường trong xã hội còn thấp.
. Thứ năm là tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.
. Thứ sáu là những mặt trài của hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại toàn cầu
gây ra nhiều tác động phức tạp về mặt môi trường.
. Thứ bảy là tác động của những vấn đề môi trường toàn cầu, môi trường khu vực
ngày càng mạnh và phức tạp hơn
PHẦN II: MÔ TẢ DỰ ÁN
1/T ỔNG QUAN V Ề DỰ ÁN

1.1 Tên dự án
DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT BAO BÌ,NHỰA PE V À MỘT SỐ S ẢN PHẨM
DÂN DỤNG KHÁC
1.2 Chủ dự án
CTY TNHH SX XNK HỒNG ÂN
1.3 Vị trí của dự án
Địa điểm thực hiện dự án: Tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Phía Đông giáp đất nông nghiệp và nhà máy điện Diesel.
- Phía Tây giáp đất nông nghiệp và trạm trộn bêtông
- Phía Nam giáp Quốc lộ 1A
- Phía Bắc giáp đất nông nghiệp.
1.4 Nội dung cơ bản của dự án
1.4.1 Quy mô
Xây dựng mới các phân xưởng sản xuất và cơ sở hạ tầng trang thiết bị sản xuất bao
bì và may bảo hộ lao động. Dự án triển khai trên diện tích 9.894,0 m
2
và 133,9 m
2
sử
dụng làm bến nhập xuất hàng hoá.
1.4.2 Các hạng mục công trình
Các hạng mục công trình chính của dự án gồm:
- Cải tạo nâng cấp nhà xưởng sản xuất, diện tích 1.894 m
2
- Xây dựng nhà xưởng tạo sóng, diện tích 453,6 m
2
- Xây dựng xưởng bảo hộ lao động, diện tích 212,5 m
2
- Xưởng sửa chữa 473 m
2

, xưởng hoá chất 306 m
2
1.4.3 Các công trình phụ trợ
Khu hành chính 207,0 m
2
, cải tạo khu tập thể 262,0 m
2
, nhà bảo vệ, nhà xe, đường
nội bộ, cải tạo và xây mới hàng rào 203m, điện, nước, cây xanh…
1.4.4 Danh mục các thiết bị máy móc và hoá chất sử dụng
Các thiết bị máy móc mà chúng tôi sử dụng, được thể hiện ở bảng sau:
TT DANH MỤC ĐVT SỐ LƯỢNG
1 Máy dợn sóng nền Bộ 1
2 Lò hơi 01 tấn Bộ 1
3 Máy in thùng 4 màu hệ Flexo Bộ 1
4 Máy cắt khe Bộ 1
5 Xe nâng giấy cuồng Chiếc 1
6 Máy dán thùng Cái 1
7 Máy cột dây Cái 1
8 Máy khắc chữ Cái 1
9 Máy chụp ảnh A1 Bộ 1
10 Phương tiện vận chuyển Chiếc 1
11 Máy thổi túi PE Bộ 1
12 Máy cắt lằn xả biên Bộ 1
13 Dây chuyền may đồ bảo hộ lao động Bộ 1
Dự án sử dụng các máy móc, thiết bị mới hoàn toàn; một số ít thiết bị đã qua sử
dụng với tình trạng kỹ thuật 85%
Các hoá chất sử dụng trong sản xuất không nhiều, gồm các dạng sau:
TT Danh mục Ghi chú
1 Mực in Dạng lỏng

2 Bột Loại kết hợp với nước để tạo hồ dán
1.4.5 Mô tả dây chuyền sản xuất
Sản xuất thùng carton:
Tiếp nhận nguyên liệu (giấy) khâu dợn sóng Cắt Bế, in,
Đóng dán Thành phẩm.
Công suất: 6.607.055 thùng/năm
Sản xuất túi PE:
Tiếp nhận nguyên liệu (hạt PE)
Công suất: tổng khối lượng túi PE là 336.960 kg/năm và 7.789.824 hộp PE.
Sản xuất bảo hộ lao động:
Nguyên liệu (vải) cắt, vắt sổ, may, thùa phi, đươm nút sản phẩm.
Công suất: 15.000 bộ/năm
1.5 Mục tiêu dự án
Đầu tư mặt bằng và trang bị máy móc thiết bị tạo ra sản phẩm bao bì; may bảo
hộ lao động đáp ứng nhu cầu hiện nay và hướng đến xuất khẩu.
1.6 Tiến độ thực hiện
Khởi công và hoàn thành trong năm 2010
2/: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN
Pha kéo
Ống tre gió
Mẽ nhiệt
Thành phẩm
Cắt ép
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Địa hình - địa chất
Địa hình khu vực Cà Mau tương đối bằng phẳng, đây là đặc trưng chung của
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Qua tham khảo số liệu của các dự án xây dựng
trong khu vực thành phố Cà Mau, độ cao trung bình dao động từ 0,1 ÷ 0.8m.
Dựa trên kết quả khảo sát của Xí nghiệp khảo sát Thiết kế, địa chất khu vực
thành phố Cà Mau có những điểm sau:

- Đất có nguồn gốc sông biển hổn hợp, nền đất được cấu tạo bởi trầm tích có tuổi
Holoxen trung thượng phía trên, phía dưới có nguồn gốc sông biển hỗn hợp tuổi
Holoxen sớm.
- Cấu tạo các lớp đất khu vực thành phố Cà Mau từ trên xuống gồm:
+ Lớp bùn sét có bề dày khoảng 17-18m, cường độ chịu tải R=0,5-1kg/cm
2
.
+ Kế dưới là lớp sét có bề dày chưa xác định, cường độ chịu tải R=3kg/cm
2
.
2.1.2 Nhiệt độ
Theo số liệu thống kê, nhiệt độ trung bình tại khu vực Cà Mau hàng năm cao
27,6
0
C, biên độ dao động nhỏ hơn 3,4
0
C. Diễn biến nhiệt độ trong các năm gần đây
như sau:
Bảng 2.1: Diễn biến nhiệt độ các tháng trong những năm 2001-2005 (O
0
C)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả
năm
2001 26,4 26,7 27,6 28,2 28,2 27,3 27,5 27,1 27,7 26,8 27,2 26,9 27,3
2002 26,5 26,8 27,9 29,2 28,6 27,6 28,6 27,6 27,9 27,2 26,7 26,8 27,6
2003 26,3 26,5 27,9 29,7 29,7 28,0 28,3 27,3 27,2 28,0 27,5 27,7 27,8
2004 26,3 26,1 28,3 29,7 28,6 28,5 27,2 28,0 27,3 27,0 27,7 26,1 27,6
2005 26,8 26,0 27,7 29,3 29,0 28,6 27,2 28,1 27,8 27,6 27.4 25,8 27,6
2.1.3 Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình trong các năm gần đây cao 82% và thường đạt cao

nhất vào tháng 10 là 88%, thấp nhất vào tháng 3 là 73%
Bảng 2.2: Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình trong các năm 2001-2005 (%)
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
2001 80 79 78 80 84 86 84 85 84 88 83 82 83
2002 81 79 79 79 82 85 81 85 84 86 80 77 82
2003 74 75 74 73 76 84 83 86 86 83 84 81 80
2004 76 76 76 75 83 82 87 84 86 87 83 78 81
2005 78 79 77 75 80 82 87 84 83 85 82 84 81
2.1 4 Số giờ nắng
Cà Mau nằm trong khu vực có số giờ nắng trung bình khá cao khoảng 2.324
giờ. Trong năm, tháng 03 có số giờ cao nhất đạt 276 giờ /tháng, tháng 07 có số giờ
nắng thấp nhất 134 giờ/tháng
Bảng 2.3: Số giờ nắng trong những năm gần đây
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Số giờ nắng cả năm (giờ) 2.148,7 2.507,6 2.317,7 2.321,7 2.324,2
2.1.5 Lượng mưa
Khu vực Cà Mau chịu ảnh hưởng của gió mùa nên lượng mưa hàng năm cao.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm tới 91%, trong giai
đoạn này cường độ cao nhất là 541mm (08/2002). Trong khi mùa khô từ tháng 11
đến tháng 05 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 9%, cường độ thấp nhất 0,4 mm
(04/2002).
Bảng 2.4: Lượng mưa (mm) tại Cà Mau
Năm
Mùa mưa (05-11) Mùa khô (11-05)
Cả năm
Lượng mưa Tỉ lệ (%) Lượng mưa Tỉ lệ (%)

2001 2339 89 291 11 2630
2002 1989 83 408 13 2397
2003 2273 98 55 2 2328
2004 2426 97 65 3 2491
2005 2059 91 204 9 2263
2.1.6 Chế độ gió
Trong năm có hai hướng gió chính, từ tháng 11 – 05 hướng gió Đông Bắc
chiếm ưu thế, tốc độ trung bình 3,3 m/s, vận tốc tức thời đạt 28,0 m/s. Các tháng còn
lại có hướng gió chính là Tây – Nam tốc độ trung bình 1,8 m/s giai đoạn này trùng
với thời gian mưa nhiều trong năm, tháng 05 – 11.
2.1.7 Chế độ thủy văn
Cà Mau với hệ thống sông ngòi chằng chịt và có hai phía giáp biển (đông, tây).
Đây là một lợi thế về mặt giao thông, thủy lợi…khu vực thực hiện dự án có Kinh
sáng Cà Mau - Bạc Liêu. Chế độ thủy văn khu vực Cà Mau chịu ảnh hưởng của chế
độ triều biển phía Đông, bán nhật triều.
2.2 Hiện trạng môi trường nền
2.2.1 Môi trường không khí
a. Chất lượng không khí
đánh giá chất lượng không khí xung quanh cho một khu vực đòi hỏi phải lấy
mẫu, phân tích nhiều thông số trong khoảng thời gian nhất định. Trong điều kiện
giới hạn chúng tôi lựa chọn một số thông số tiêu biểu như sau:
Bảng2.5: Chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án
TT chỉ tiêu Phương pháp đo Kết quả
(µg/m
3
)
TCVN 5937 :
2005
TCVN 5938 :
2005

1 HF Máy OLDHAM 167 20(trung bình 1
giờ)
2 SO
2
Máy OLDHAM 267 350 (trung
bình 1 giờ)
3 CO Máy OLDHAM 0 30.000 (trung
bình 1 giờ)
4 H
2
S Máy OLDHAM 1.414 42(trung bình 1
giờ)
5 HCl Máy OLDHAM 152 60(trung bình
24 giờ)
6 NH
3
Máy OLDHAM 0 200(trung bình
1 giờ)
7 Bụi Máy OLDHAM 360 300 (trung
bình 1 giờ)
Vị trí đo: Xã định Bình, Tp. Cà Mau, ngày 16/4/2010
TCVN 5937 : 2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh
TCVN 5938 : 2005 Chất lượng không khí xung quanh - Nồng độ tối đa cho
phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh
Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng không khí nơi đây có biểu
hiện ô nhiễm. Giá trị các thông số đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, chỉ có
NH
3
, CO, SO

2
thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Điều này có thể lý giải do điểm đo mẫu
gần trục lộ giao thông và nhất là cạnh nhà máy điện Diesel Cà Mau. Đây là hai
nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
b. Tiếng ồn
Để xác định mức ồn nền chúng tôi thực hiện đo nhanh tại khu vực thực hiện dự
án, kết quả như sau:
Bảng 2.6: Mức ồn tại khu vực thực hiện dự án
Thời gian đo Mức ồn (Khu vực 3) Thiết bị đo
09 giờ, 16/4/2005 62 – 73 LA215
TCVN 5949 : 1998 75
Vị trí đo: Xã định Bình, Tp. Cà Mau, ngày 16/4/2010
TCVN 5949 : 1998 Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn
tối đa cho phép.
Kết quả đo thực tế cho thấy mức ồn nền khu vực không vượt quá tiêu chuẩn cho
phép
2.2.2 Môi trường nước
a. Nước mặt
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu tiêu biểu phản ánh chất lượng nước mặt tại
khu vực thực hiện dự án, kết quả như sau:
Bảng 2.7: Chất lượng nước mặt
TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Kết quả TCVN 5942 : 1995
NM1 NM2 A B
1 pH - Máy TOA–WQC–
22A
7,4 6,52 6,0-8,5 5,5-9,0
2 Nhiệt độ
0
C Máy TOA–WQC–
22A

31,4 28,4 - -
3 Độ đục NTU Máy TOA–WQC–
22A
354 17 20,0 80,0
4 DO mg/l Máy TOA–WQC–
22A
9,65 7,35 >6,0 >2,0
5 BOD
5
mg/l Thiết bị đo BOD-
OXITOP
16 6,0 6,0 <25,0
6 Chỉ số
Pemanganat
mgO
2
/l TCVN 6186-1996 25 7,9 <10,0 <35,0
7 Coliform mg/l TCVN 6187-2-1996 5,4X10
4
5,4X10
2
5.000 10.000
8 EC mS/m Máy TOA–WQC–
22A
45,3 7,37 - -
Vị trí lấy mẫu:
NM1: Cà Mau-Bạc Liêu, đoạn nhà máy điện Diesel Cà Mau, ngày 16/4/2010
NM2: Khu vực nuôi trồng thủy sản (phía nội đồng) ngày 18/7/2010
TCVN 5942 : 1995 chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt
b. Nước ngầm

Theo tài liệu điều tra, đánh giá hiện trạng, trữ lượng nước ngầm của Liên Đoàn Bản
Đồ Địa Chất Miền Nam thì trữ lượng nước ngầm khu vực Cà Mau tương đối lớn. Về
chất lượng, một số nơi trong tỉnh đã có biểu hiện nhiễm bẩn nhẹ ở tầng nông,
nguyên nhân do chưa tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật khoan.
Qua khảo sát thực tế kết hợp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu tại Chi cục
tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cà Mau. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
khu vực thực hiện dự án như sau:
Bảng 2.8: Chất lượng nước ngầm
STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Kết quả TCVN 5944 : 1995
1 TDS mg/l Máy ORION 150 369 750-1.500
2 NO
3
-
mg/l TCVN 6180-1996 1,92 45,0
3 Cl
-
mg/l TCVN 6194-1996 9,4 200-600
4 Fe - tổng mg/l TCVN 6177-1996 0,249 1,0-5,0
5 Coliform MPN/100ml TCVN 6187-2-1996 1,0x10
0
-
2.2.3 Hệ sinh thái
Qua khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện dự án, hệ sinh thái nơi đây kém đa
dạng, do các nguyên nhân sau:
- Đây là khu vực nhiễm mặn tạm thời, phần lớn diện tích đất dùng vào mục đích
nuôi tôm. Do tầng đất mặt nhiễm mặn theo mùa đã ảnh hưởng đến sự phát triển của
thực vật trên cạn so với khu vực chuyên trồng lúa.
- Thủy sinh vật đáng kể là tôm nuôi ở các hộ gia đình, các loài thủy sản phát
triển tự nhiên rất ít
- Động vật chỉ là gia súc nhỏ và gia cầm chăn nuôi ở quy mô nông hộ.

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHI THỰC
HIỆN DỰ ÁN:
3.1 Nguồn gây tác động
Các hoạt động từ khi xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở đến khi dự án đi vào hoạt
động sẽ tạo ra một số tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh từ các nguồn sau
3.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng
Các nguồn thải trong giai đoạn diễn ra trong thời gian khoảng 03 tháng, với các
nguồn thải và tải lượng được nhận dạng như sau:
a. Các nguồn thải chính
* San lắp mặt bằng
San lắp mặt bằng có thể gây các nguồn chính sau đây:
-Ô nhiễm không khí do đất cát cuốn lên do gió
-Khí thải từ các phương tiện chuyên dụng chứa bụi, SO
x,
NO
x,
CO
x
,
hydrocacbon.
-Ảnh hưởng tiếng ồn từ các phương tiện thi công.
-Chất thải sinh hoạt của công nhân.
* Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị và thi công
Vật liệu xây dựng được vận chuyển tới địa điểm bằng xe cơ giới. Bên cạnh đó
là vào cuối giai đoạn này các tranh thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất sẽ được đưa
đến để lắp đặt, các hoạt động này sẽ gây ra một số tác động như sau:
-Ô nhiễm không khí thải từ các phương tiện vận chuyển chứa bụi, SO
x,
NO
x,

CO
x
, hydrocacbon.
-Ô nhiễm tiếng ồn.
-Ô nhiễm bụi trong quá trình vận chuyển.
* Tập trung công nhân
Việc tập trung công nhân tại địa điểm thi công sẽ phát sinh một khối lượng
nhất định nước thải và rác thải sinh hoạt có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường và sức khỏe con người.
b. Tải lượng thải
- Đối với nguồn phát sinh bụi (đất, cát) cuốn lên theo gió:
Hoạt động san lắp làm tăng hàm lượng bụi trong không khí có thể lên đến
200 – 400 µ/m
3
( Nguồn: Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong xây dựng các công
trình giao thông, Bộ xây dựng) so với tiêu chuẩn cho phép TCVN 5973 – 2005
( trung bình 1 giờ, 300 µ/m
3
) thì hàm lượng bụi có thể cao hơn từ 1 -1,5 lần, thời
gian ảnh hưởng xảy ra khoảng 01 tháng.
- Đối với nguồn phát sinh khí thải từ phương tiện vận chuyển và thi công:
Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy đối với động cơ sử dụng nhiên liệu là
dầu DO thì hàm lượng chất ô nhiễm trong khói thải như sau:
Bảng 3.1: Thành phần khí độc trong khói thải của động cơ Diezen
Thành phần khí
độc hại trong
khói thải (%)
Chế độ làm việc của động cơ
Chạy chậm Tăng tốc Ổn định Giảm tốc
Khí CO Vệt 0,1 vệt vệt

Hydrocacbon 0,004 0,02 0,01 0,03
Nitơ ôxit, ppm 60 850 250 30
Chất độc hại Lượng độc hại, g/Km đoạn đường
Khí CO 0,69 – 2,57
Hydrocacbon 0,14 – 2,07
Khí NO
x
0,68 – 1,02
Khí SO
2
0,47
-Đối với tiếng ồn:
Trong giai đoạn này mức ồn phát ra từ các phương tiện vận chuyển thì không
đáng kể. Đáng quan tâm là tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện thi công như máy
đóng cọc, mức ồn có thể lên đến 107 dBA (Nguồn: Hướng dẫn bảo vệ môi trường
trong xây dựng các công trình giao thông, Bộ xây dưng) so với TCVN 5949 : 1998
mức ồn áp dụng cho khu vực 3 ( khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ,
sản xuất) là 75 dBA.
-Đối với chất thải sinh hoạt:
Công nhân tham gia xây dựng làm phát sinh chất thải ( nước thải và chất thải
rắn sinh hoạt). Tuy nhiên lượng này không đáng kể vì số lượng tập trung ít từ 15 -20
người.
Thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:
Bảng 3.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
(người/ngày/100 lít nước)
STT Chất ô nhiễm TCVN
5945 : 2005
Nồng độ
của các chất gây ô nhiễm (mg/l)
1 BOD 50 450 – 540

2 COD 80 720 – 1020
3 SS 100 700 – 1450
4 Tổng nitơ 30 100 – 300
5 Amôniac 10 24 – 48
6 Tổng phốtpho 6 8 – 40
7 Tổng coliform 5000 10
6
– 10
9
8 Trứng giun sáng - 10
3
Đối với chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tham gia xây dựng trong trường
hợp này thì tương đối đơn giản gồm chất thải thực phẩm, giấy, chất dẻo với tải
lượng thấp, không đáng kể.
3.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động
a. Nguồn thải chính
* Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Trong quá trình hoạt động, dự án có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng không
khí xung quanh. Các chất ô nhiễm được tạo ra và phát tán vào không khí từ các
nguồn sau:
-Khí thải từ xe nâng nguyện liệu và vận chuyển sản phẩm có chức bụi, SO
x,
NO
x,
CO
x
, hydrocacbon.
-Khí thải từ trong lò hơi:
+ Nếu đốt bằng dầu DO sẽ ảnh hưởng đến mối từ các tác nhân SO
x,

CO
x
, hydrocacbon.
+ Trường hợp lò hơi đốt bằng than tổ ong thì tác nhân gây ô nhiễm
không khí là không đáng kể.
-Khí clo phát sinh trong giai đoạn nung hạt PE.
-Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động liện tục kể cả thời điểm không có điện,
công ty lắp đặt một máy phát điện sử dụng nhiên liệu là dầu DO, công suất 100
KVA. Khí thải từ này gồm bụi, SO
x,
NO
x,
CO
x
, hydrocacbon.
-Ngoài ra, trong khu vực xưởng may có thể phát sinh bụi từ các cắt, vắt sổ….
* Nhiệt dư
Trong quá trình hoạt động của công ty nguồn nhiên liệu dư phát ra từ:
-Khu vực máy phát điện dự phòng (khi hoạt động)
-Khu vực nung hạt PE (lò hơi)
* Tiếng ồn
Trong quá trình hoạt động tiếng ồn được phát ra từ các máy móc thiết bị,
phương tiện tham gia vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, công nhân lao đông,
hoạt động của máy phát điện dự phòng.
* Nguồn ô nhiễm môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt của 56 các bộ công nhân viên làm việc hàng ngày có
chức các chất thành phần gây ô nhiễm như chất rắn lơ lững, các chất hữu cơ BOD
5
,
COD, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.

- Nước thải sản xuất tại công ty rất ít khoảng 1-2m
3
/ngày đêm.
Để đánh giá chất lượng nước thải, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu
phân tích nước thải của Cty Bao bì Tiến Hải để thao khảo(có loại hình sản xuất
tương tự Cty Bao bì Hải Cường) và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp. Kết quả khảo
sát nhận thấy: nước thải có màu rất đen; kết quả phân tích các chỉ tiêu khác như sau:
Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5945:2005
1 pH - 5,17 5,9 ÷ 9
2 BOD
5
mg/l 4.000 50
3 COD mgO
2
/l 125.021 80
4 SS mg/l 64.485 100
5 Coliforms MPN/100ml 5,4 x 10
5
5.000
Ngày lấy mẫu: 9 giờ, ngày 13/08/2007.
Vị trí lấy mẫu: Hố thu gom nước thải của công ty
Nguồn phát sinh: Từ khâu dụng cụ in màu và rửa tay của công nhân.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích nước thải của Cty bao bì Tiến Hải nhận thấy loại
hình sản xuất này tuy nước thải ra ít nhưng nồng độ ô nhiễm rất cao, vượt tiêu chuẩn
cho phép nhiều lần (COD vượt 1.562 lần, SS vượt 644 lần, BOD
5
vượt 80 lần). Vì
vậy trước khi thải ra môi trường cần phải qua hệ thống xử lý phù hợp.
* Nguồn phát sinh chất thải rắn

Trong quá trình hoạt động CTR của dự án chủ yếu có nguồn gốc là chất thải
sinh hoạt và chất thải từ quá trình may và quá trình sản xuất có dạng bao bì.
Chất thải rắn từ quá trình sản xuất như nhựa. giấy, vải dư thừa từ khâu may
bảo hộ lao động, bao bì nguyên vật liệu, bao bì hư hỏng.
Chất thải rắn từ khâu in.
Ngoài ra có thể có một ít chất thải rắn (bả hồ) phát sinh trong giai đoạn dợn
sóng.
b. Tải lượng thải
-Với nguồn phát sinh khí thải các xe vận chuyển như đã nêu ở phần trên 3.1.1
-Các nguồn phát sinh nhiệt như máy phát điện và lò nung hạt, nhiệt độ phát
sinh từ khu vực này không quá lớn.
-Trong giai đoạn sản xuất, với quy mô và đặc điểm sản xuất của dự án, mức
ồn phát ra thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Riêng máy phát điện và khâu bế thùng
carton có thể vượt tiêu chuẩn nhưng nguồn này không liên tục.
-Đối với nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường mà không qua xử lý sẽ
chức các chất thành phần gây ô nhiễm môi trường. thành phần của nước thải ở bảng
3.2
-Chất thải rắn sinh hoạt với thành phần là : hữu cơ dễ phân hủy, giấy carton,
chất dẻo, … được phát sinh từ hoạt động hàng ngày của các bộ công nhân viên làm
việc trực tiếp, với số lượng 56 người ước tính 39,2 kg/ngày.đêm
3.1.3 Nguồn tác động khác
-Hoạt động đóng cọc, xây dựng bến nhập xuất hàng hoá sẽ gây xáo trộn lớp
bùn đáy và mất tạm thời lớp bùn đáy. Điều này làm mất nơi sống của hệ động vật
đáy gây mất cân bằng tạm thời môi trường đáy. Tác động này xảy ra ở mức nhỏ và
môi trường đáy sẽ ổn định trở lại.
3.1.4 Những rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra
Sự cố môi trường có thể xảy ra là do trữ dầu DO phục vụ sản xuất
3.2 Đối trượng và quy mô tác động
Dựa trên các nguồn gây tác động và loại chất thải từ các nguồn này như đã trình bày
ở phần trên. Các đối tượng có thể tác động gồm:

3.2.1 Đối tượng tự nhiên bị tác động là các thành phần của môi trường vật lý
- Môi trường không khí
+Chất lượng không khí
+Tiếng ồn
-Môi trường nước
-Môi trường đất
3.2.2 Đối tượng kinh tế - xã hội
Các đối tượng kinh tế - xã hội bị tác động bởi các dự án là đối tượng đang
được con người sử dụng.
-Chất lượng cuộc sống con người hay sức khỏe cộng đồng.
-Điều kiện kinh tế - xã hội và tác động khác như : sử dụng đất, giao thông vận
tải.
Với quy mô của dự án, các nguồn chất thải tác động lên các đối tượng trong
phạm vi nhỏ. Một số tác động chỉ diễn ra trong thời gian thi công xây dựng 03 tháng.
Còn lại một số tác động do hoạt động sản xuất gây ra thì thời gian tác động kéo dài
theo quá trình hoạt động của dự án trong trường hợp không áp dụng các biện pháp
xử lý giảm thiểu tác động từ các nguồn.
3.3 Đánh giá các tác động đến môi trường
3.3.1 Trong giai đoạn xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở
a.Chất lượng không khí
* Bụi:
Bụi phát sinh trong giai đoạn này làm tăng cục bộ hàm lượng bụi trong không
khí xung quanh. Trong môi trường có ẩm độ cao, bụi còn là nguyên nhân gây rỉ sét
và ăn mòn kim loại. Nó cũng làm giãm mỹ quan và gây tác hại cho các thiết bị điện
và các mối hàn điện.
Ảnh hưởng của bụi đáng quan tâm là gây tác hại cho sức khoẻ con người. Bụi
vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hoá phổi gây nên bệnh hen
xuyễn, viêm cuốn phổi,…. Tuỳ thuộc vào kích thước hạt, bụi sẽ giữ lại trong phổi
khi kích thước trong khoảng 0,1 – 0,5 µm; kích thước < 0,1 µm sẽ bị đẩy ra ngoài
sau khi hít, tuy nhiên vẫn không gây sưng tấy đường hô hấp khi tiếp xúc liên tục

trong thời gian dài.
* Khí thải:
Hoạt động của các xe chuyên dụng trong giai đoạn này sẽ thải vào không khí
xung quanh một lượng nhất định các loại khí thải như SO
x
, NO
x
, CO
x
, hydrocacbon.
Khí SO
x
, NO
x
khi bị oxy hoá và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axit gây
ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Sự có mặt SO
x
, NO
x
,
trong không khí nóng ẩm còn làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ
vật liệu bêtông, nhà cửa.
Bên cạnh làm tăng nồng độ các chất thành phần gây ô nhiêm môi trường,
chúng còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân lao động và người dân trong khu
vực. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và nồng độ các chất ô
nhiễm có trông không khí
Bảng 3.4: Biểu hiện gây độc của SO
2
, NO
2

và CO
2
Tên Nồng độ Biểu hiện
SO
2
20.000 – 30.000 µg/m
3
Kích thích hô hấp
50.000 µg/m
3
Ho
130.000 – 260.000 µg/m
3
Nguy hiểm
NO
2
5990 µg/m
3
Ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp
72 µg/m
3
Ảnh hưởng đến phổi nếu tiếp xúc
thường xuyên
CO
2
0,5 – 1,5 % Gây khó chịu đến không thể làm
việc
3,0 – 6,0 % Nguy hiểm đến tính mạng khi tiếp
xúc 40 – 60 phút
( Nguồn: Độc hại môi trường, Lê Huy Bá )

b.Tiếng ồn và nhiệt dư
* Tiếng ồn:
Trong giai đoạn xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở tiếng ồn phát sinh do hoạt
động của các phương tiện thi công sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và
lan truyền ra khu vực lân cận.
Bảng 3.5: Mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn
STT Độ ồn Mức ảnh hưởng
1 Nhỏ hơn 45 dB về đêm và
nhỏ hơn 60 dB về ban ngày
Không gây hại
2 70 – 80 dB Gây mệt mỏi
3 95 – 110 dB Bắt đàu nguy hiểm
4 120 – 140dB Có khả năng gây chấn thương
(Nguồn: Ô nhiễm môi trường không khí đô thị
Và khu công nghiệp, Phạm Ngọc Đăng)
Khi tiếp xúc với mức ồn quá cao thì bộ phận thính giác và hệ thần kinh là hai
cơ quan của con người dễ bị ảnh hưởng nhất. Đặc biệt đối với những người tiếp xúc
trực tiếp với tiếng ồn. Theo các nghiên cứu, khi khoảng cách tiếp xúc tăng hoặc
giảm gấp đôi thì mức ồn sẽ tăng hoặc giảm đi 6dB.
Tiếng ồn còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, nghỉ ngơi cho người dân trong khu
vực lân cận. Ảnh hưởng này không lớn do các hoạt động sản xuất của dự án không
phát ra tiếng ồn lớn.
Trong giai đoạn này tác động của tiếng ồn là không thể tránh khỏi. Mặc dù
vậy, khi áp dụng các biện pháp bảo hộ thích hợp và bố trí thời gian thi công hợp lý
thì ảnh hưởng từ nguồn này không lớn
* Nhiệt dư:
Nhiệt dư cũng là yếu tố được đề cập đến. Vì con người khi tiếp xúc thường
xuyên với nguồn phát sinh nhiệt sẽ bị mệt mỏi, mới ảnh hưởng đến sức khoẻ và
giảm hiệu suất lao động. So với các tác nhân khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người thì nhiệt dư là yếu tố ít gây hại nhất.

c.Chất lượng nước
* Nước chảy tràn:
Do dự án tận dụng một phần nền cũ sẵn có nên diện tích san lắp không lớn.
Hoạt động này sử dụng các xe chuyên dụng chở cát đến lắp sau đó đầm nén nên hoạt
động này hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước, so với trường
hợp bơm cát.
* Nước thải sinh hoạt:
Việc tập trung công nhân, 15 – 20 người để xây dựng các hạng mục công trình
sẽ phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt là 1,5 – 2,0 m
3
/ngày.đêm (trung bình 100
lít/người/ngày.đêm).Nước thải sinh hoạt chứa các thành phần như BOD, COD, TSS,
vi sinh vật gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp xử lý thích hợp.
Nước thải sinh hoạt không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước thông
qua những biểu hiện sau:
-Gia tăng hàm lượng hữu cơ dẫn đến giảm hàm lượng oxy hoà tan trong nước.
Từ đó gây hại cho hoạt động sống của thuỷ sinh vật nói chung, tôm cá nói riêng.
-Tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng NH
+
4
, PO
3-
4
trong nước có thể gây nên
hiện tượng phú dưỡng hoá. Đặc biệt là hàm lượng NO
2
cao trong nước rất nguy hiểm
cho người và động vật.
-Tăng độ đục, màu, mùi (vi sinh vật phát triển)
-Tạo điều kiện cho các vi trùng gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, … phát triển.

d.Chất thải rắn
Trong quá trình thi công xây dựng chất thải rắn (CTR) phát sinh từ hai nguồn
chủ yếu là sinh hoạt của công nhân và chất thải rắn xây dựng.
-Đối với chất thải rắn phát sinh từ công trình xây dựng phần lớn có tính trơ ít
gây hại. Tuy nhiên phải có biện pháp quản lý thích hợp để chúng không gây ảnh
hưởng đến môi trường.
-Đối với chất thải rắn sinh hoạt, theo số liệu từ Công ty cấp thoát nước và
công trình đô thị, lượng CTR phát sinh trung bình là 0,7 kg/người/ngày.đêm. Như
vậy với số lượng công nhân hiện diện trong giai đoạn này ước lượng có khoảng 10
-14 kg/ngày.đêm. Lượng này không đáng kể nhưng không quản lý thu gom sẽ gây
ảnh hưởng môi trường không khí và sức khỏe con người. Bởi lẽ CTR sinh hoạt để
lâu trong điều kiện ẩm độ cao và vi sinh vật sẵn có trong chất thải sẽ chuyển hoá tạo
ra các sản phẩm có mùi khó chịu như sulfit hữu cơ, amin, diamin, mercaptan.
e.Môi trường đất
Tất cả các hoạt động trong giai đoạn này ít nhiều gây xáo trộn môi trường đất.
Vấn đề đáng xem xét ở đây là sự rơi rớt khi tiếp nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường
đất. Tác nhân này làm thay đổi tính chất đất và ảnh hưởng đến các hoạt động sống
trong môi trường đất.
3.3.2 Trong giai đoạn dự án hoạt động
Khi dự án hoàn thành, các xưởng đi vào hoạt động các nguồn gây ảnh hưởng
đến môi trường trong giai đoạn thi công giảm xuống thấp và không còn ảnh hưởng.
Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất tiếp theo có thể gây ảnh hưởng đến môi trường
bởi các chất ô nhiễm khác nhau.
a.Ảnh hưởng của khí thải
Khí từ máy phát điện Diesel: Các chất thành phần gây ô nhiễm từ nguồn này
như đã trình bày (mục 3.1.1). Ảnh hưởng từ tác nhân này là không đáng kể cho máy
phát điện chỉ hoạt động trong thời gian mất điện.
Trong khu vực sản xuất sử dụng rất ít phương tiện vận chuyển (01 xe nâng
cuồn giấy, 01 xe vận chuyển) nên nguồn này cũng không ảnh hưởng đáng kể đến
chất lượng không khí.

Trong giai đoạn nung hạt có thể phát sinh khí clo.Tuy nhiên giai đoạn này chỉ
làm hạt PE nóng chảy, chưa xảy ra quá trình cháy nên hàm lượng clo phát sinh vào
không khí không đáng kể.
Nguồn đáng quan tâm trong giai đoạn sản xuất là từ lò hơi (sử dụng dầu DO)
để nung hạt. Chất thải gây ô nhiễm môi trường do sử dụng loại nhiên liệu này gồm:
hydrocacbon SO
x,
NO
x,
CO
x
, VOC.
Tác hại từ các chất gây ô nhiễm này được trình bày ở phần trước (mục 3.3.1)
b. Ảnh hưởng của bụi
Trong giai đoạn này, bụi phát sinh khâu sản xuất thùng carton và xưởng may
bảo hộ lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên sức khoẻ công nhân làm việc và môi
trường xung quanh.
Các hạt bụi có kích thước lớn có thể sa lắng tại chỗ, còn các hạt nhỏ sẽ gây
hại cho sức khoẻ qua đường hô hấp.
Bụi vào phổi gây kích thích khoa học và phát sinh phản ứng sơ hoá phổi gây
nên bệnh hen xuyễn, viêm cuống phổi,… Tuỳ thuộc vào kích thước hạt, bụi sẽ giữ
lại trong phổi khi kích thước trong khoảng 0,1 – 0,5 µm; kích thước < 0,1 µm sẽ bị
đẩy ra ngoài sau khi hít, tuy nhiên vẫn gây sưng tấy đường hô hấp khi tiếp xúc liên
tục trong thời gian dài.
Mặc dù vậy, với quy mô sản xuất của công ty và áp dụng các biện pháp giảm
thiểu thích hợp thì các ảnh hưởng này không lớn.
c. Ảnh hưởng của chất thải rắn
Giai đoạn hoạt động CTR phát sinh gồm chất thải sản xuất và CTR sinh hoạt.
-Chất thải rắn sản xuất như giấy, vải vụn, polime, bao bì hư hỏng, ….ít gây
ảnh hưởng đến môi trường. Riêng CTR từ khâu in tới thành phần phức tạp lượng

này nhỏ dễ quản lý.
-Chất thải rắn sinh hoạt của 56 người (0,7 kg người/ngày/đêm), ước lượng
khoảng 39,2kg/ngày.đêm, lượng này nhỏ dễ kiểm soát, không gây ảnh hưởng đáng
kể đến môi trường.
-Đối với bã hồ rơi rớt trong giai đoạn dợn sóng nếu không thu gom hàng ngày
sẽ phát sinh mùi hôi khó chịu cho công nhân.Vì bã hồ có thành phần hữu cơ dễ phân
huỷ và chuyển hoá tạo mùi.
d. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt
Trong giai đoạn này,lượng nước thải sinh hoạt của tất cả lao động tại công ty
khoảng 5-6 m
3
/ngày.đêm. Nước thải sinh hoạt có chứa các chất thành phần gây ô
nhiễm môi trường như BOD, COD, TSS, vi sinh vật. Nếu không qua xử lý sẽ gây
các tác động tiêu cực như sau:
-Gia tăng hàm lượng hữu cơ dẫn đến giảm lượng oxy hoà tan nước. Từ đó
gây hại cho hoạt động sống của thuỷ sinh vật nói chung, tôm cá nói riêng.
-Tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng NH
+
4
, PO
3-
4
trong nước có thể gây nên
hiện tượng phú dưỡng hoá. Đặc biệt là NO
2
rất nguy hiểm cho người và động vật.
-Tăng độ đục, màu, mùi (vi sinh vật phát triển)
-Tạo điều kiện cho các vi trùng gây bệnh tả, lỵ, thương hàn,… phát triển.
PHẦN IV : ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,
PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1 Đối với các tác động xấu
4.1.1. Giải pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng
* Đối với khí thải từ các phương tiện cơ giới:
Khí thải thải từ các phương tiện cơ giới tham gia xây dựng và các xe chuyên
chở nguyên vật liệu có chứa bụi, SO
x
, NO
x
, CO
x
, hydrocacbon. Để hạn chế ô nhiễm
không khí từ nguồn này, chúng tôi áp dụng các biện pháp sau:
- Phương tiện vận chuyển được đăng kiểm đảm bảo chất lượng trong quá
trình lưu thông.
- Các phương tiện được điều chỉnh chế độ đốt nhiên liệu phù hợp và không chở
vượt tải trọng quy định cho từng loại xe.
- Các phương tiện chạy chậm và ổn định tốc độ để hạn chế nồng độ các chất
ô nhiễm phát thải vào không khí.
- Thường xuyên kiểm tra tu sửa, bảo dưỡng định kỳ hệ thống máy móc để
đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt cho các phương tiện, làm giảm thiểu ảnh hưởng của
chúng đến môi trường trong quá trình hoạt động.
* Đối với khí thải từ quá trình nung hạt PE ( lò hơi):
- Khi sử dụng dầu DO để đốt lò hơi thì khí thải từ nguồn này có thành phần
SO
x
, NO
x
, CO
x
, hydrocacbon. Dựa trên bản chất của chất gây ô nhiễm, chúng tôi

lựa chọn phương pháp xử lý hấp thụ khí thải trước khi thải ra môi trường. Phương
án này có hiệu quả là xử lý khí thải hoàn toàn, các chất ô nhiễm được giữ lại trong
dịch hấp thụ nên có hiệu quả xử lý cao.
4.1.2. Đối với bụi
* Trong giai đoạn thi công:
- Trong giai đoạn xây dựng, để giảm lượng bụi đất cát cuốn lên do gió, công ty
áp dụng biện pháp phun nước vào những ngày nắng tại khu vực công trường và bãi
chứa vật liệu.
- Sử dụng các xe chuyên dùng để chở nguyên vật liệu xây dựng, Nhằm hạn chế
đất cát rơi rớt trên đường. Điều này vừa không ảnh hưởng đến giao thông vừa tránh
được nguyên nhân phát sinh bụi trong những ngày nắng nóng.
- Các xe chở vật liệu xây dựng được phủ bạt để giảm đến mức thấp nhất bụi phát tán
vào không khí trong quá trình vận chuyển.
* Trong quá trình sản suất:
Trong quá trình sản xuất, bụi phát sinh tại các phân xưởng sản xuất thùng
carton và xưởng may bảo hộ lao động. Vì nguồn này có chứa các hạt có kích thước
rất nhỏ nếu không xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lao động và môi
trường không khí. Chúng tôi áp dụng phương pháp sau:
- Phương pháp lọc cơ học: trong phương pháp này sử dụng các quạt thông gió
có mắc các túi lọc bụi ( lọc tay áo) để thu giữ bụi. Không khí trong khu vực sản xuất
phát tán ra ngoài qua quạt thông gió chứa hàm lượng bụi thấp hơn tiêu chuẩn 5937 :
2005. Sử dụng quạt thông gió còn có tác dụng giúp khu vực sản xuất thông thoáng,
hạn chế sự gia tăng nhiệt dư, giảm nguy cơ cháy xảy ra.
4.1.3 Đối với nước thải
*Đối với nước thải sinh hoạt:
Trong giai đoạn xây dựng và sản xuất, nguồn nước thải đáng quan tâm của dự
án là nước thải sinh hoạt và sản xuất. Đối với loại này, chúng ta sử dụng hầm tự hoại
có ngăn lọc để xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Dựa trên số lượng công nhân tham gia sản xuất, chúng ta xây dựng hầm tự hoại
có thể tích đảm bảo xử lý hết nguồn này. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng hầm

tự hoại trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là giải pháp được chấp nhận phổ biến hiện
nay.
* Hoá chất tồn đọng:
Để tránh tình trạng hoá chất bị tồn đọng trong công ty nên công ty đã tính toán
mua lượng hoá chất đủ phục vụ cho quá trình sản xuất do đó không có hoá chất tồn
đọng.
*Đối với nước thải sản suất:
Biện pháp xử lý:
Chúng tôi lựa chọn phương pháp hấp phụ bằng Bentonite để xử lý do lượng
nước thải của công ty thấp (chỉ 1÷2 m
3
/ngày.đêm).
Phương pháp hấp phụ bằng bentonite được áp dụng cho các loại nước thải có
màu, ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp do lượng nước thải không nhiều nên để giảm
giá thành của công trình xử lý có thể áp dụng phương pháp hấp phụ từng mẻ.
Nếu khi hoạt động lượng nước thải lớn thì phải áp dụng các phương pháp sinh
học để xử lý.
Biện pháp kiểm soát các hoá chất sử dụng:
Màu được sử dụng trong quá trình hoạt động được lưu trữ trong nhà kho, đậy
kín, không để nước mưa chảy tràn hoặc ngập. Thường xuyên kiểm tra chất lượng sử
dụng. Không sử dụng các loại hoá chất cấm sử dụng và các loại thuốc ngoài danh
mục
4.1.5 Đối với chất thải rắn
- Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng như gỗ coppha, gạch đá vụn
được tận dụng lấp nền, phần còn lại chuyển đến nơi phù hợp.
- Những thành phần tái sử dụng được như bao bì, sắt thép,…sẽ thu gom để bán
phế liệu.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng và sản xuất, được thu
gom và trữ trong các thùng nhựa sau đó đưa vào mạng lưới thu gom rác của thành
phố hiện nay.

- Chất thải rắn sản xuất với thành phần ít gây hại đến môi trường được phân loại
tại nguồn nhằm tận thu những loại tái sử dụng để bán phế liệu. Phần còn lại không
sử dụng được sẽ đưa vào mạng lưới thu gom rác hiện nay.
- Phần bả hồ rơi rớt trong giai đoạn dợn sóng chúng tôi sẽ thu gom hàng ngày
sau đó đưa vào mạng lưới thu gom rác
- Tro phát sinh từ quá trình đốt than tổ ong được che chắn phù hợp trước khi
chở ra khỏi khu vực công ty, tránh gây ô nhiễm không khí xung quanh từ yếu tố bụi.
- Một khối lượng nhỏ CTR phát sinh từ khâu in, kéo lụa có thành phần phức tạp
và các kim loại nặng, được trữ trong các thùng rieng biệt có chú thích để đơn vị thu
gom rác chôn lấp trong ô thích hợp.
Tất cả chất thải rắn phát sinh mà không tái sử dụng được chúng tôi sẽ hợp đồng
với Công ty Công trình Đô thị thu gom và xử lý
4.2 Phòng ngừa sự cố và các biện pháp hỗ trợ
* Phòng chống sự cố môi trường:
Sử dụng các thùng chứa đạt chất lượng tốt để trữ dầu DO và hoá chất.
Nền khu vực trữ dầu DO và hoá chất được láng ximăng, có mương dẫn và hố thu
gom để phòng ngừa trường hợp dầu, hoá chất tràn ra. Vì lượng dầu dự trữ khoảng
300lít nên thể tích hố thu gom là 1 – 1,5 m
3
.
*Phòng chống cháy nổ:
Để đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ có hiệu quả, các biện pháp được thực
hiện là:
- Trang bị các thiết bị phòng cháy như hệ thống báo cháy tự động, bình CO
2
,
các lối thoát hiểm và các phương tiện này luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động theo
quy định của cơ quan chuyên ngành.
- Trong ca làm việc nhân viên luôn có mặt tại vị trí làm việc của mình và thực
hiện đúng các thao tác kỹ thuật về an toàn cháy nổ. Khi phát hiện dấu hiệu bất

thường phải báo ngay với người có trách nhiệm để xử lý kịp thời.
- Các đường dây điện được thiết kế an toàn chống gây chập cháy bằng các rơle
tự động, kiểm tra định kỳ đường dây và các mối nối.
- Phối hợp với cơ quan chuyên ngành tổ chức học tập, huấn luyện cho công
nhân viên các kỹ thuật cơ bản để ứng phó và xử lý sự cố cháy nổ xảy ra
- Để đảm bảo công tác chữa cháy tại chỗ, chúng tôi dự trữ sẵn nguồn nước để
ứng phó sự cố cháy xảy ra trước khi có sự trợ giúp của đơn vị chức năng.
* Trồng cây xanh:
Ngoài các biện pháp khoa học kỹ thuật mang tính quyết định trong việc xử lý
chất ô nhiễm chúng tôi còn bố trí trồng cây xanh cách ly. Điều này có tác dụng giảm
sự phát tán của bụi cũng như tránh được sự lan truyền của tiếng ồn. Ngoài ra cây
xanh có thể hấp thu một phần các chất khí gây ô nhiễm không khí. Cây xanh được
trồng xung quanh và theo đường nội bộ trong khu vực dự án, diện tích cây xanh
chiếm 12 – 15% diện tích dự án
PHẦN V : CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Khi xây dựng dự án, các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên cũng như
môi trường kinh tế - xã hội đã nêu ở chương 3 và đề xuất các biện pháp xử giảm
thiểu ở chương 4. Công ty CTY TNHH SX XNK HỒNG ÂN cam kết thực hiện
các biện pháp bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển dự án đồng thời giảm
thiểu tác hại đến môi trường.
Cam kết thực hiện các biện pháp xử lý chát thải, giảm thiểu các tác động tiêu
cực đến môi trường; cam kết xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về môi
trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định
hiện hành của pháp luật Việt Nam.

×