Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phương pháp SPME và Ứng dụng (Solid-phase microextraction)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 18 trang )

1










TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TPHCM
KHOA KỸ THUẬT HÓA
HỌC

oOo

















































Tp.HCM, ngày 19 tháng 12 năm 2013
2


MỤC
LỤC




1. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP
SPME


3


2. THIẾT BỊ
SPME


3


3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KỸ THUẬT SPME



5


4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG
SPME
8
a. Pha
tĩnh

8
b. Phương pháp tách
chiết


8
c.
Sự khuấy trộn (chỉ dành cho mẫu lỏng)

9
d. Thể tích mẫu và thể tích vùng
headspace

9
e.
Nhiệt độ

9
f. Điều kiện giải hấp
phụ



9
5. ƯU - NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP SPME


10


a. Ưu
điểm


10

b. Nhược
điểm


10

6. ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
SPME


11


TÀI LIỆU THAM KHẢO



18

3


1.

GIỚI THIỆU

PHƯƠN G

PHÁP

SPME


SPME có tên đầy đủ là Solid-Phase Microextration, còn gọi là phương pháp vi chiết
pha rắn, là một kỹ thuật tách chiết, làm giàu, làm tăng nồng độ các chất phân tích mà không
cần dùng bất cứ một dung môi trích ly nào. Nguyên lý tách của kỹ thuật này là do sự phân
bố của các cấu tử phân tích giữa pha lỏng (hay pha khí) với một pha là lớp hấp phụ mỏng
bằng polymer được phủ bên ngoài sợi silica của thiết bị SPME. Các cấu tử phân tích bám
trên sợi silica thường sẽ được giải hấp trực tiếp vào buồng hóa hơi của thiết bị sắc ký khí
GC hoặc được rửa giải bằng dung môi thích hợp trong thiết bị sắc lý lỏng LC/HPLC.
Kỹ thuật SPME được phát minh bởi nhà khoa học Janusz Pawliszyn và đồng nghiệp
vào năm 1990 khi tiến hành phân tích các hợp chất hóa học trong môi trường. Kỹ thuật này
có thể sử dụng để phân tích các cấu tử rất đa dạng trong cả thể rắn, lỏng và khí. Đây là kỹ
thuật dựa trên nguyên lý cân bằng giữa hai pha, và để phân tích định lượng chính xác thì
quá trình tách cấu tử phân tích từ pha này sang pha khác phải được điều khiển vô cùng
nghiêm ngặt. Mỗi cấu tử cần phân tích đểu có sự khác nhau về độ phân cực, độ bay hơi, hệ
số phân bố trong pha nước và pha dầu, thể tích trong mẫu và trong không gian hơi trên mẫu,

tốc độ dịch chuyển khi khuấy trộn…
Quá trình thực hiện kỹ thuật SPME khá đơn giản, không cần sự hỗ trợ của các dung
môi hữu cơ và cũng không cần gia nhiệt mẫu nên sự hình thành các cấu tử thứ cấp không
mong muốn cũng giảm đáng kể.
2. THIẾT BỊ SPME

Hình 1.1 dưới đây mô tả thiết bị SPME được sản xuất bởi công ty Supelco. Ngày nay,
người ta đã sản xuất các thiết bị có nguyên lý tương tự nhưng có thể tiến hành bơm mẫu tự
động.
4





Hình 1.1: Cấu tạo thiết bị
SPME


Thiết bị có dạng một ống tiêm, có piston gắn lò xo và một bộ phận chứa gọi là ống
Barrel cho phép piston dịch chuyển, thay đổi vị trí trong quá trình tách cấu tử hay khi giải
hấp phụ. Trong ống Barrel có chứa một kim tiêm bằng thép không gỉ và bên trong kim tiêm
là một ống cũng làm bằng thép không gỉ được gắn chặt với sợi chiết silica biến tính ngắn và
mỏng (dài khoảng 1cm, đường kính ngoài khoảng 0.1mm) và có thể chịu được nhiệt độ cao.
Chức năng của kim tiêm là đâm xuyên qua vách ngăn giữa bộ phận chứa mẫu và bộ phận
tiêm mẫu vào thiết bị sắc ký, đồng thời nó còn dùng để bảo vệ sợi silica không bị vỡ trong
khi lưu giữ và sử dụng.
Sợi chiết được phủ bên ngoài bằng một lớp pha tĩnh. Pha tĩnh này chính là tác
nhân



hấp phụ để tách các cấu tử ra khỏi mẫu phân tích. Và thường là lớp polymer có bề dày xác
5


định, có thể là loại không phân cực như Polydimethyl Siloxane (PDMS) hay phân cực hơn
như Carbowax, Polyacrylate (PA)… Người ta cũng có thể kết hợp các loại polymer với
nhau như Carboxen, PDMS, Carbowax, polymer của divinylbenzene… để tạo ra các pha
tĩnh có những đặc tính riêng dùng để tách các loại hợp chất khác nhau.
Hầu hết trong phân tích, người ta thường sử dụng PDMS có bề dày 100m. Nếu cần
thiết phải đạt trạng thái cân bằng hấp phụ sớm hơn thì người ta có thể dùng pha tĩnh PDMS
có bề dày nhỏ hơn như 30m, còn bề dày 7m thích hợp với những mẫu có chứa các cấu tử
có nhiệt độ bay hơi cao hoặc khi cần phải giải hấp phụ ở nhiệt độ cao trước khi đưa vào sắc
ký khí GC. Pha tĩnh có bề dày lớn hơn thích hợp với những hệ cần đạt cân bằng hấp phụ
trong thời gian dài nhưng những sợi này sẽ nhạy hơn và hấp phụ được cả những cấu tử có
khối lượng phân tử lớn.
3. CÁC BƯ Ớ C THỰ C HIỆN KỸ THUẬ
T
SPME


Kỹ thuật chiết SPME gồm hai bước:

- Phân bố cấu tử phân tích giữa mẫu và sợ chiết.

- Cấu tử phân tích đã làm giàu được giải hấp phụ từ pha tĩnh của sợ chiết và chuyển và
thiết bị phân tích sắc ký (GC, LC, HPLC…).


Hình 1.2: Các bước tiến hành kỹ thuật SPME

6


Để thực hiện quá trình chiết, mẫu khí hay lỏng hoặc mẫu rắn chứa cấu tử cần phân tích
(với mẫu rắn, các cấu tử cần phải dễ bay hơi) được đặt trong lọ đóng kín bằng nút có vách
ngăn. Trước khi tiến hành phân tích, sợi chiết phải được làm sạch bởi vì pha tĩnh có thể hấp
phụ các chất trong không phí trước đó và sẽ tạo ra các peak lạ khi sắc ký.
Khi lấy mẫu, có hai cách là lấy trực tiếp (DI – direct immersion) và lấy gián tiếp
qua


không gian hơi phía trên mẫu (HS – headspace)

- Nếu lấy mẫu trực tiếp, kim tiêm sẽ đâm xuyên qua vách ngăn. Sau đó, piston sẽ di
chuyển đẩy sợi chiết lộ ra ngoài và tiếp xúc với mẫu khí hoặc được nhúng vào dung dịch
mẫu lỏng. Các cấu tử cần phân tích sẽ hấp phụ lên bề mặt pha tĩnh sợi chiết.
- Nếu lấy mẫu gián tiếp bằng nguyên lý headspace, sợi chiết được đẩy ra ngoài nhưng
chỉ nẳm trong phần không gian phía trên mẫu lỏng hoặc rắn. Các cấu tử dễ bay hơi cần phân
tích trong không gian headspace sẽ hấp phụ lên bề mặt pha tĩnh.


Hình 1.3: Các kiểu lấy mẫu của
SPME


Với riêng mẫu lỏng, cả hai cách lấy mẫu sẽ hiệu quả hơn nếu bổ sung thêm một lượng
muối ăn vào dung dịch trước khi lấy mẫu, lượng muối này sẽ điều chỉnh lực ion trong dung
7



dịch và do đó sẽ cải thiện trạng thái cân bằng hấp phụ. Có thể sử dụng thêm cánh khuấy
để


rút ngắn thời gian đạt cân bằng.

Sau thời gian lấy mẫu thích hợp (từ 2 –30 phút), sợi chiết sẽ được rút vào trong kim
tiêm và kim tiêm sẽ được tháo tách rời khỏi vách ngăn và rút ra khỏi lọ đựng mẫu. Sau đó,
kim tiêm chứa sợi chiết được đưa và bộ phận bơm mẫu của thiết bị sắc ký GC. Lúc này, các
cấu tử hấp phụ trên pha tĩnh của sợ chiết sẽ được giải hấp phụ bằng nhiệt nhờ nhiệt cung
cấp từ bộ phận tiêm mẫu của GC và các cấu tử sẽ được di chuyển vào cột sắc ký khí. Hoặc
các cấu tử phân tích sẽ được giải hấp bằng thành phần pha động thích hợp của hệ thống sắc
ký lỏng LC hay HPLC.
Mỗi loại sợi chiết silica đều có mức độ phù hợp khác nhau đối với các cấu tử khác
nhau. Nhưng nhìn chung, sợi chiết mang pha tĩnh là chất không phân cực như PMDS…thì
sẽ thu hồi tốt các cấu tử không phân cực. Còn sợi chiết mang chất chất phân cực mạnh hơn
như PA… thì sẽ nhạy khi phân tích cồn, phenol, aldehyde hơn là các ester và hydrocarbon.
Bảng 1.1: So sánh hiệu quả tách cấu tử dễ bay hơi có trong 10pm rượu nho
bằng


phương pháp HS-SPME của sợi chiết phủ PDMS 100m và sợi phủ PA
85

m


Cấu tử
Sợi phủ PDMS
Sợi phủ PA

Ethyl acetate
4

3.1

n-Butanol
1

3.3

Hexan
54

48.1

cis-3-Hexenol
6

19.5

Benzaldehyde
22

59

Limonene
1410

1410


Eugenol
32

32

Pyrrolidine
7

7

Pyridine
11

3.7

Dimethyl sulfide
7

6.3

Từ bảng trên, ta thấy sợi phủ PA tách tốt các cấu tử có nhóm chức rượu (butanol, cis-

3-hexenol), benzaldehyde, các hợp chất phenol như eugenol; trong khi đó với các cấu tử
8


thuộc nhóm ester như ethyl acetate, hay nhóm hydrocacbon và pyridine thì khả năng tách
kém hơn.
4. CÁC YẾU TỐ Ả NH HƯ ỞNG TRONG SPME


a. Pha tĩnh

Chất mang sử dụng làm chất hập phụ trong sợi chiết silica bao gồm một hoặc hai loại
polymer như Polydimethyl Siloxane (PDMS), Polyacrylate (PA), Carboxen-PDMS, PDMS-
polydivinylbenzene(PDVB), Carbowax-Divinylbenzene(DVB)… Nguyên tắc làm giàu cấu
tử như đã trình bày ở trên là nguyên tắc hấp phụ.
Bề dày lớp chất mang PDMS thường là 7m, 30m, 100m; với PA là 85m,
Carboxen-PDMS là 75m; PDMS-DVB là 65m…
Yêu cầu của pha tĩnh:

- Độ phân cực của pha tĩnh phải gần với độ phân cực của cấu tử cần tách.

- Pha tĩnh phải chịu được các điều kiện nhiệt độ cao, pH, muối…

PDMS là một trong các pha tĩnh không phân cực chịu được các điều kiện khắc nghiệt
nhất và có khả năng hấp phụ-giải hấp phụ nhiều lần. Khi cần phân tích các cấu tử có độ
phân cực thấp thì có thể sử dụng pha tĩnh PA.
Với bề dày pha tĩnh của PDMS được nêu ra ở trên là do tính toán thực nghiệm dựa
trên yêu cầu về độ nhạy và tốc độ hấp phụ:
- Bề dày 100m thường được dùng khi cần độ nhạy cao và ít quan tâm đến thời gian.

- Bề dày 7m, 30m sử dụng khi cần thời gian ngắn và không cần quá nhạy (trường
hợp nồng độ cấu tử cần phân tích đủ cao).
Riêng bề dày 7m còn được dùng cho các cấu tử có nhiệt độ bay hơi cao hay cần giải
hấp phụ ở nhiệt độ cao trước khi vào sắc ký khí GC.
b. Phương pháp tách chiết

Phương pháp HS thường được khuyến cáo sử dụng khi có thể vì khi đó là giảm tải
trọng của sợi chiết do không phải hấp phụ những chất cao phân tử như protein… Vì vậy,
tuổi thọ của sợi chiết cũng cao hơn. Mặt khác, phương pháp HS cũng tránh được tính thuận

nghịch trong hấp phụ nên tính chính xác cũng cao hơn. Các cấu tử có phân tử khối dưới 200
9


hay cấu trúc không có những nhóm tạo liên kết hydro (-OH, -NH
2
…) rất phù hợp cho

phương pháp HS vì chúng thường có áp suất hơi cao.

Phương pháp SPME trực tiếp vào trong pha lỏng (direct SPME) thường sử dụng khi

phương pháp HS cho các peak quá nhỏ.

c. Sự khuấy trộn (chỉ dành cho mẫu lỏng)

Thời gian để đạt trạng thái cân bằng hấp phụ sẽ rút ngắn nếu tiến hành khấy mẫu. Các
phương pháp khuấy thường sử dụng là khuấy từ, khuấy cơ học, khuấy nhờ vào sự chuyển
động của sợi SPME, hoặc khuấy nhờ siêu âm.
d. Thể tích mẫu và thể tích vùng headspace

Với phương pháp HS, lượng cấu tử tách được sẽ càng nhiều khi thể tích mẫu càng lớn
ở mức giới hạn cho phép, đồng thời thể tích phần headspace nên nhỏ nếu những cấu tử bay
hơi tốt.
Với phương pháp Direct SMPE, thể tích mẫu không ảnh hưởng đế tốc độ tách cấu tử.
Tuy nhiên, đến nay, sự ảnh hưởng của thể tích mẫu và thể tích phần headspace đển
thời gian tách cấu tử vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

e. Nhiệt độ


Theo nhiệt động học thì hằng số cân bằng của quá trình hấp phụ (bằng tỷ số nồng độ
cân bằng của cấu tử trong sợi chiết và nồng độ cân bằng của cấu tử trong mẫu) giảm khi
nhiệt độ giảm.
Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều nhất đến phương pháp DI-SPME do hệ số khuếch tán càng

tăng khi nhiệt độ giảm nhưng khi đó thì độ nhạy sẽ giảm.

Việc tăng nhiệt độ sẽ làm giảm độ nhạy của phương pháp SPME, tuy nhiên tốc độ tách
cấu tử sẽ tăng.
Nhưng nhìn chung, với mỗi loại mẫu, loại sợi chiết và loại cấu tử cần tách mà nhiệt độ

thích hợp thường được xác định bằng thực nghiệm.

f. Điều kiện giải hấp phụ

Thời gian giải hấp phụ càng ngắn càng tốt. Riêng với hệ thống GC, vì việc giải hấp
dực trên nhiệt độ nên nhiệt độ cao nhất mà không làm phá hủy sợi chiết và các cấu tử phân
tích thường được lựa chọn là nhiệt độ giải hấp phụ.
10




Với sợi PDMS, nhiệt độ giải hấp phụ là 340
o
C (7m), 280
o
C (30 và 100m); sợi phủ
PDMS-DVB thường là 270
o

C; Carboxen-PDMS là 265
o
C. Các giá trị này thu được chủ yếu
từ thực nghiệm.
5.

ƯU

- NHƯ ỢC

ĐI ỂM CỦ A

PHƯƠNG

PHÁ P

SPME


a. Ưu điểm

Các ưu điểm chính của phương pháp SPME là không cần dùng dung môi trích ly, thân
thiên với môi trường, dễ thực hiện, ít tốn thiết bị và chi phí hơn so với phương pháp chiết
khác, thời gian tiếp hành ngắn, dễ tự động hóa, độ nhạy cao.
Bảng 1.2: So sánh SPME với các phương pháp khác
























Phương pháp SPME có thể sử dụng để phân tích nhiều loại khác nhau như rắn, lỏng,
khí, bao gồm cả hữu cơ, vô cơ, các cấu tử bay hơi hay không bay hơi…
b. Nhược điểm

Do lượng cấu tử tách được là nhỏ làm cho độ nhạy của một số cấu tử có hàm lượng
thấp là không đạt yêu cầu nên phương pháp SPME thường dùng để tách các cấu tử có hàm
lượng tương đối cao (>0.1mg/L).
Làm bẩn dung dịch cần phân tích nếu dùng phương pháp DI-SPME.

Thời gian giải hấp phụ lâu hơn các phương pháp chiết khác, thường 12-20 phút, do đó

thời gian sắc ký cũng dài hơn.


Sợi chiết sau mỗi lần sử dụng phải tốn thời gian vệ sinh.
11




Sợi chiết dễ bị vỡ, hư hỏng, và chi phí thay sợi chiết mới là khá đắt…

6.

Ứ NG DỤ NG CỦ A

PHƯƠN G

PHÁP

SPME


Phương pháp SPME thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực cần sự chính xác và độ

nhạy cao như phân tích thực – dược phẩm, môi trường, xét nghiệm pháp y – lâm sàng…

Bảng 1.3: Ứng dụng trong thực-dược –y học của
SPME









12



Bảng 1.4: Ứng dụng SPME trong pháp y




































































13








































































14




Bảng 1.5: Ứng dụng SPME trong môi trường (khí, lỏng, rắn)




































































15








































































16








































































17



TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

2. Arthur, C.L., Killam, L., Buchholz, K.D., Potter, D., Chai, M., Zhang, Z., Pawliszyn,
J., Solid-Phase Microextraction: An Attractive Alternative, Environmental Lab.11
(1992) 10-15.
3. Pawliszyn, J. Solid Phase Microextraction : Theory and Practice. (1997) Publisher:
(VCH, New York, N. Y.), 275.
4. Ulrich, Solid-phase microextraction in biomedical analysis, Journal of

Chromatography A, 902 (2000) 167-194.

5. L.J.Krutz, S.A.Senseman, A.S.Sciumbato, Solid-phase microextraction for herbicide
determination in environmental samples, Journal of Chromatography A, 999 (2003)
103-121.

6. Kataoka,H.Recent, Advances in Solid-Phase Microextraction and Related
Techniques for Pharmaceutical and Biomedical Analysis, Current Pharmaceutical
Analysis, 1 (2005) 65-84.
7. Florin Marcel Musteata, Janusz Pawliszyn, In vivo sampling with solid phase
microextraction, Journal of Biochemical and Biophysical Methods, 70 (2007) 181-
193.

8. Pragst, Application of solid-phase microextraction in analytical toxicology. Anal

Bioanal Chem., 388 (2007) 1393-1414.


9. Vuckovic, D., E. Cudjoe, D. Hein, and J. Pawliszyn. Automation of Solid-Phase
Microextraction in High-Throughput Format and Application to Drug Analysis.
Anal. Chem. 80 (2008) 6870-6880.














18

×